Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Cách thành lập danh từ trong tiếng indonesia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.12 KB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA : ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2013

Tên cơng trình

CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ
TRONG TIẾNG INDONESIA

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Võ Ngọc Huyền Trân, Lớp Indonesia, khóa 2010-2014.
Thành viên: Trần Thùy Dung, Lớp Indonesia,

khóa 2010-2014.

Nguyễn Thị Bích Vân, Lớp Indonesia, khóa 2010-2014.
Nguyễn Nữ Ngọc Diệp, Lớp Indonesia, khóa 2010-2014.
Người hướng dẫn:

ThS.Nguyễn Thanh Tuấn

TP.HCM, Năm 2013


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 1
CHƯƠNG MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN…………………. 9
1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………… 9


1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………….. 12
CHƯƠNG HAI: CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ GHÉP……………… 17
2.1. Cách thành lập danh từ ghép đẳng lập…………………………….. 17
2.2. Cách thành lập danh từ ghép chính phụ…………………………... 20
CHƯƠNG BA: CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ PHÁI SINH………… 24
3.1. Các tiền tố thành lập danh từ phái sinh…………………………… 24
3.2. Các trung tố thành lập danh từ phái sinh…………………………. 28
3.3. Các hậu tố thành lập danh từ phái sinh…………………………… 28
3.4. Các phụ tố kết hợp thành lập danh từ phái sinh…………………... 30
KẾT LUẬN…………………………………………………………………. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………. 38


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đơng Nam Á là một khu vực có bức tranh ngơn ngữ rất đa dạng thể hiện sự đa
dạng về mặt văn hố của khu vực. Khu vực Đơng Nam Á là nơi hội tụ của các nhóm
ngơn ngữ lớn của châu Á như nhóm ngơn ngữ Nam Á, nhóm ngơn ngữ Nam Đảo, …
nhưng mỗi nhóm ngơn ngữ ấy lại có nhiều ngôn ngữ khác nhau và ở mỗi quốc gia nó
có một vị trí nhất định nào đó. Chẳng tiếng Melayu, ở khu vực Đơng Nam Á ngơn ngữ
này có mặt ở hầu hết các nước tuy nhiên ở các nước Đông Nam Á hải đảo như
Indonesia, Malaysia, Brunei Darussalam, … nó là quốc ngữ nhưng ngược lại ở các
nước Đông Nam Á lục địa như Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, … nó là ngơn ngữ
thiểu số. Do vậy, bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á rất thú vị.
Ngay từ đầu công nguyên, các nước trong khu vực Đông Nam Á đã tiếp xúc với
các nền văn hoá lớn bên ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, … và ngôn ngữ của
các nước này cũng đã tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ Ấn, Hán, Ả Rập, … Tuy nhiên
cho đến ngày nay chúng ta thấy các nước trong khu vực vẫn giữ được ngơn ngữ riêng

của mình mặc dù có nhiều yếu tố ngoại lai bên trong nó. Tiếng Melayu ở Indonesia là
một trong số đó. Trước đây, tiếng Melayu là ngôn ngữ của tộc người thiểu số ở bán
đảo Melayu nhưng thời kỳ tiếp xúc với bên ngồi, đặc biệt với Ả Rập, ngơn ngữ này
dần dần được sử dụng rộng rãi và đã tập hợp được một số lượng lớn người sử dụng nó.
Do có nhiều ưu thế nên cuối cùng tiếng Melayu được nhân dân Indonesia chọn làm
quốc ngữ cho quốc gia đa tộc người của họ. Cho đến nay, ngôn ngữ này đã dần hình
thành nên bản sắc riêng và đang ngày càng phát triển và dần chứng tỏ được vị thế của
mình trên bản đồ ngôn ngữ khu vực và thế giới. Ở trong nước, ngơn ngữ này được
xem là ngơn ngữ chính trị, giáo dục, văn hóa, kinh tế, …
Như chúng ta biết, ngơn ngữ chính là cơng cụ giao tiếp hữu hiệu do con người
sáng tạo ra nhằm mục đích trao đổi, truyền tải thơng tin mà mình cần diễn đạt cho
người khác. Trong bối cảnh tồn cầu hố như hiện nay, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ
vẫn đang được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt quốc ngữ của các nước đa tộc
ngừơi hoặc các ngôn ngữ phổ biến được sử dụng ở nhiều quốc gia. Ở khu vực Đông
Nam Á, tiếng Melayu là một trong số các ngôn ngữ nằm trong danh sách này vì hiện


nay tiếng Melayu là ngôn ngữ phổ biến ở Đông Nam Á, được nhiều người sử dụng và
cũng là quốc ngữ của các nước đa tộc người, chẳng hạn như Indonesia, Malaysia, …
Chính vì những lý do đó mà chúng tôi thấy rằng việc nghiên cứu tiếng
Indonesia là một việc làm cần thiết và mang lại ý nghĩa thiết thực. Tiếng Indonesia
thuộc loại hình ngơn ngữ chắp dính, sử dụng nhiều phụ tố kết hợp một cách cơ giới với
gốc từ, mỗi phụ tố thường diễn đạt một ý nghĩa ngữ pháp nhất định. Chính vì sự phong
phú, mới lạ và đặc biệt cộng với yếu tố chuyên sâu của ngành học, nhóm chúng tơi
quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Cách thành lập danh từ trong
tiếng Indonesia”. Cơng trình bước đầu hệ thống lại các loại danh từ cơ bản và liệt kê
một cách tương đối các cách thành lập danh từ trong tiếng Indonesia cũng như góp
phần bổ sung vào danh mục tài liệu cịn tương đối ít về tiếng Indonesia.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu

Từ loại nói chung, ln chiếm giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ
trên thế giới. Nắm vững được quy tắc thành lập danh từ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
phân loại từ và cách sử dụng nó trong câu, các văn bản tổng hợp trên mọi lĩnh vực.
Trong tiếng Indonesia, phụ tố là những yếu tố cần thiết để cấu tạo danh từ, thế nhưng
để hiểu và sử dụng thành thạo nó lại khơng phải là một việc dễ dàng. Cơng trình
nghiên cứu này nhằm mục đích hệ thống lại và giải thích cách thành lập danh từ cũng
như cách dùng phụ tố thành thạo cả trong văn nói và văn viết để việc giao tiếp trở nên
dễ dàng hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như trình bày tổng quan tình hình
nghiên cứu đề tài trong và ngồi nước để làm nổi bật tính cấp thiết của đề tài mà nhóm
nghiên cứu muốn tìm hiểu. Mở đầu kết quả nghiên cứu, chúng tơi tóm tắt cơ sở, bối
cảnh ngơn ngữ cũng như quá trình phát triển của tiếng Melayu - tiếng Indonesia nhằm
có cái nhìn tồn diện về ngơn ngữ quốc gia Indonesia. Tiếp theo, ở chương hai và
chương ba, chúng tôi tiến hành liệt kê, miêu tả cụ thể các dạng danh từ đồng thời giải
thích rõ hơn về cách thành lập danh từ trong tiếng Indonesia. Kết thúc công trình,
chúng tơi đưa ra tóm tắt chung về vấn đề nghiên cứu và đưa ra hướng nghiên cứu sâu
rộng hơn về những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiếng Indonesia là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên khắp quần đảo
Indonesia. Tiếng Indonesia có rất nhiều phương ngữ khác nhau, chẳng hạn như
phương ngữ Riau, phương ngữ Tây Java, phương ngữ Trung Java, … Tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu chính của đề tài là tiếng Indonesia với tư cách là quốc ngữ của nước
Cộng hoà Indonesia.
3.2. Giới hạn về thời gian nghiên cứu

Tiếng Indonesia có nguồn gốc từ tiếng Melayu. Tiếng này có mặt ở khu vực
Đông Nam Á từ rất lâu đời và cũng được sử dụng rộng rãi ở Indonesia từ thời kỳ thuộc
địa. Tuy nhiên, ở đây chỉ nghiên cứu tiếng Indonesia từ năm 1945 cho đến nay, thời
điểm được Hiến pháp Indonesia công nhận là quốc ngữ.
Hiện nay, trong nước vẫn chưa có quá nhiều tài liệu nghiên cứu về từ loại nói
chung, danh từ trong tiếng Indonesia nói riêng, do vậy chúng tơi tương đối gặp khó
khăn trong việc đảm bảo độ chính xác tuyệt đối của đề tài. Bài nghiên cứu chỉ thông
qua một số sách tham khảo cùng tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa
học đi trước nên việc thống kê, phân tích và trích dẫn có thể cịn nhiều thiếu sót. Bên
cạnh đó, do hạn chế về thời gian nghiên cứu (10/2012 – 2/2013) nên đề tài vẫn chưa
hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức trình bày, nhưng tập thể nhóm nghiên cứu
hy vọng rằng đề tài này sẽ góp phần làm cho người đọc hiểu rõ hơn về tiếng Indonesia,
đồng thời trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm, muốn
tìm hiểu về ngôn ngữ của quốc gia vạn đảo.
3.3. Không gian nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu nghiên cứu ở khía cạnh từ loại tiếng Indonesia, cụ thể là danh từ
của nó. Đề tài sẽ xem xét cách thành lập danh từ dựa trên phạm trù hình thái học và
ngữ nghĩa học.
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Nếu trước đây, Indonesia chỉ được biết đến về mặt địa lí hành chính là một quốc
gia “vạn đảo”, văn hóa và ngơn ngữ chưa được nhiều người trên thế giới biết đến thì


hiện nay, Indonesia đang dần có vị thế trên trường Đông Nam Á cũng như quốc tế
mang theo ngôn ngữ của họ cũng dần được biết đến và sử dụng nhiều hơn. Các hoạt
động nhằm mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giao lưu văn hóa được họ chú trọng hơn,
giúp cho văn hóa và ngơn ngữ được vượt khỏi biên giới nước nhà. Xét riêng về mặt
ngôn ngữ thì nếu như lúc trước tiếng Indonesia là một ngơn ngữ hiếm thì hiện nay nó
được biết đến và được tìm hiểu nhiều hơn. Đối với các nhà nghiên cứu trên khắp thế
giới thì ngơn ngữ hiếm và đặc biệt, cụ thể ở đây là tiếng Indonesia thu hút họ rất nhiều,

ngày càng có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng Indonesia cũng như ngữ hệ Melayu
nói chung. Dưới đây chúng tơi xin điểm qua một số cơng trình nghiên cứu có liên quan
đến tiếng Melayu và tiếng Indonesia có liên quan đến đề tài được thực hiện trong thời
gian gần đây.
4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu về tiếng Melayu và tiếng Indonesia ở nước ta chỉ mới bắt đầu
trong thời gian gần đây. Phần lớn những cơng trình nghiên cứu đều bắt nguồn từ Viện
ngơn ngữ hoặc Viện Đông Nam Á ở Hà Nội. Những nhà nghiên cứu đi đầu trong việc
nghiên cứu tiếng Melayu hoặc Indonesia có thể nhắc đến như Đồn Văn Phúc, Mai
Ngọc Chừ, Phú Văn Hẳn, ... và trong thời gian gần đây có Phạm Thị Th Hồng,
Nguyễn Thanh Tuấn, ....
Đồn văn Phúc là nhà nghiên cứu có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng
Indonesia. Nhà nghiên cứu này tập trung vào những vấn đề ngơn ngữ và chính sách
ngơn ngữ của Indonesia cũng như những vấn đề về ngữ pháp và ngữ âm tiếng
Indonesia và sau đó tiến hành so sánh với một số ngôn ngữ cùng ngữ hệ ở Việt Nam
như tiếng Ê Đê, tiếng Chăm hay thậm chí tiếng Việt. Nhà nghiên cứu này có một số
cơng trình như "Loại từ trong tiếng Inđônêxia" [2000], "Đại hội tiếng Indonesia với
chính sách ngơn ngữ quốc gia" [2001], "Vấn đề ngơn ngữ dân tộc ở Indonesia" [2001],
"Loại từ trong tiếng Indonesia trong sự so sánh với loại từ tiếng Ê-đê và tiếng Việt"
[2002], "Loại từ trong tiếng Indonesia trong sự so sánh với loại từ tiếng Ê-đê và tiếng
Việt" [2002], "Chính sách ngôn ngữ ở Inđônêxia trong hai thập kỷ qua" [2003], ...
Mai Ngọc Chừ là nhà nghiên cứu có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng
Melayu. Ơng nghiên cứu về lịch sử tiếng Melayu, các vấn đề ngữ pháp, ngữ âm cũng
như chính sách ngơn ngữ của các quốc gia sử dụng tiếng Melayu, .... Các cơng trình


5

của ơng có thể kể đến như "Các phụ tố cấu tạo danh từ trong tiếng Melayu và quy luật
biến đổi ngữ âm của chúng" [2000], "Các phụ tố cấu tạo danh từ trong tiếng Melayu và

quy luật biến đổi ngữ âm của chúng" [2000], "Tiếng Melayu – Bahasa Melayu"
[2000], "Cộng đồng Melayu – những vấn đề ngôn ngữ" [2002], "Những nhân tố khiến
tiếng Melayu được chọn làm ngôn ngữ quốc gia của Melayu, Brunei, Indonesia,
Singapore" [2002], "Tiếng Melayu trong hệ thống giáo dục Malaysia, Indonesia,
Brunei và Singapore" [2002], "Cộng đồng Melayu – những vấn đề ngôn ngữ" [2002].
Phạm Thị Thúy Hồng cũng là người có một số cơng trình nghiên cứu về tiếng
Indonesia như "So sánh danh từ và danh ngữ trong tiếng Inđônêxia và tiếng Việt"
[2000], "Phụ tố trong tiếng Inđônêxia" [2001], "Danh ngữ trong tiếng Indonesia"
[2006], ... Nhà nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề ngữ pháp
và từ vựng tiếng Indonesia và có so sánh với tiếng Việt.
Nguyễn Thanh Tuấn là nhà nghiên cứu về tiếng Indonesia mới xuất hiện trong
thời gian gần đây. Nhà nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề ngữ pháp
và soạn giáo trình giảng dạy tiếng Indonesia theo kỹ năng cho sinh viên đại học. Nhà
nghiên cứu này cũng đã có một số cơng trình tiếng Indonesia như "Giáo trình Ngữ
pháp tiếng Indonesia - Trình độ sơ cấp" [2005, 2010], "Giáo trình Ngữ pháp tiếng
Indonesia - Trình độ trung cấp" [2005], "Giáo trình Đọc hiểu tiếng Indonesia - Trình
độ sơ cấp" [2005], "Giáo trình Đọc hiểu tiếng Indonesia - Trình độ trung cấp" [2006],
...
.
4.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Hệ thống từ loại từ lâu đã có vị trí quan trọng đối với ngôn ngữ mà đã sớm được
đề cập trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Châu Âu như
“PeriHermeneias” (Thế kỉ IV TCN). Và chủ đề này tiếp tục gây được sự thu hút và
xuất hiện trong các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ của các nhà khoa học Châu Á:
Roman(1853), Ophuysen (1915). Mặc dù vậy vẫn cịn có nhiều phần chưa thực sự
được giải thích một cách rõ ràng, chưa thỏa mãn được hết những vấn đề, thắc mắc mà
ngôn ngữ học hiện đại đặt ra. Đến đây, từ những tài liệu đã nghiên cứu cũng như để đi
sâu nghiên cứu riêng về tiếng Indonesi thì tác giả HarimurtiKridalaksana với cuốn
“Kelas kata dalam bahasa Indonesia” - ( Từ loại trong ngữ pháp Indonesia), xuất bản



năm 1986 do NXB.Gramedia. Jakarta phát hành cũng đã tập trung nghiên cứu về các
từ loại trong tiếng Indonesia. Trong sách này tác giả không chỉ để cập đến tất cả từ
loại và cách sử dụng chúng. Ngồi ra ơng cịn đi tìm hiều các ngun tắc xác định từ
loại trong ngữ pháp Indonesia cũng như phân loại các mức độ cao hơn của từ loại
thông thường: cụm từ, mệnh đề và câu.
Quyển sách “Morfologi – suatu tinjauan deskriptif” được viết bởi giáo sư
M.Ramlan, khoa văn học, đại học Gadjah Mada, Yogyakarta, Indonesia và được xuất
bản năm 1967 bởi C.V.Karyono – Yogyakarta là một bản in lại, đã có chỉnh sửa từ
những cuốn sách Khoa học ngôn ngữ Indonesia. Từ những quan niệm về tính phổ
thơng của ngơn ngữ cũng như phân loại các loại hình nghiên cứu ngơn ngữ (phát âm
học, hình thái học, cú pháp, ngữ nghĩa) và các loại khoa học ngôn ngữ (khoa học ngôn
ngữ lịch sử, khoa học ngôn ngữ so sánh và khoa học ngôn ngữ mô tả) đi đến khẳng
định nội dung được nghiên cứu và trình bày ở đây là sự mơ tả chi tiết về cấu trúc ngôn
ngữ của tiếng Indonesia mà được sử dụng trong một giai đoạn nhất định - cụ thể ở đây
là ngôn ngữ Indonesia đang được sử dụng hiện nay. Và có một đặc điểm mới hơn là
sách này trình bày theo cách khơng sử dụng các phiên âm (vì tiếng Indonesia được nói
hiện nay có nhiều sự thay đổi về phiên âm) và có rất nhiều ví dụ cụ thể, rõ rang giúp
cho người đọc dễ hiểu trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu.
“Indonesian refrencegrammar” là một tài liệu tham khảo đặc biệt của một tác giả
châu âu tên là James N. Sneddon, dường như ông là một trong số ít những tácgiả Châu
Âu nghiên cứu về tiếng Indonesia. Tài liệu của ơng nói rằng giữa tiếng Anh và tiếng
Indonesia có sự tương phản khá lớn, tiếng Indonesia là một trong những điều khó cho
những người sử dụng tiếng Anh. Tuy nhiên khơng vì thế mà sách của ông trở nên sơ
sài hay thua kém những sách viết về ngữ pháp cơ bản của tiếng Indonesia mà do người
bản địa viết bởi vì ơng đã nghiên cứu qua rất nhiều sách do người bản địa viết như:
Ejaan yang disempurnakan, xuất bản năm 1972 hay Tatabahasa baku bahasa
Indonesia (1988, 1993)... Chính vì thế tài liệu này rất hoàn chỉnh về các từ cơ bản
cũng như quy tắc, cấu trúc, cách dùng tiếng Indonesia cơ bản. Thực sự hữu ích cho
những người học tiếng Anh nếu muốn học, giảng dạy hay có u thích về tiếng

Indonesia có thể tìm hiều rõ hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu


7

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương
pháp trong nghioên cứu ngôn ngữ học. Phương pháp này được sử dụng để mơ tả đặc
điểm ngơn ngữ tiếng Indonesia, phân tích các thành tố tiếng Indonesia cũng như tiến
hành so sánh với một số ngơn ngữ khác như tiếng Việt.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác khi
thực hiện đề tài như phương pháp thống kê, nghiên cứu tư liệu, …. Phương pháp thống
kê dùng để thống kê danh từ trong tiếng Indonesia và nghĩa của chúng sau đó mơ tả cơ
chế thành lập. Việc thống kê địi hỏi phải mang tính khoa học và chính xác hết mức có
thể, đồng thời phải tìm hiểu từ nhiều nguồn thơng tin để đảm bảo tính xác thực của vấn
đề. Phương pháp nghiên cứu tài liệu dùng để tìm hiểu thơng tin về đề tài qua sách báo
hoặc qua mạng. Sau khi đã có dữ liệu, chúng tơi tiến hành hệ thống dữ liệu có được,
tiến hành phân tích và chọn lọc những thơng tin phù hợp với mục đích nghiên cứu của
đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu cách thành lập danh từ trong tiếng Indonesia cũng là nghiên cứu đi
tìm qui luật cấu tạo từ. Do vậy phương pháp hay cách tiếp cận đề tài này có thể áp
dụng cho những cơng trình nghiên cứu có liên quan, đặc biệt về mặt từ loại. Đồng thời,
kết quả đề tài cũng giúp góp phần củng cố lý luận về đặc điểm cấu tạo từ loại trong
tiếng Indonesia.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Hệ thống hóa các loại danh từ trong tiếng Indonesia và cách thành lập và cung
cấp tài liệu tham khảo tiếng Indonesia hiện vẫn còn khan hiếm trong kho tài liệu về
ngôn ngữ học để cho việc phổ biến tiếng Indonesia được thuận tiện hơn. Ngoài ra bài

nghiên cứu cũng giúp ích một phần cho những sinh viên đang theo học ngành
Indonesia tại Việt Nam trong việc học tập và nghiên cứu ngôn ngữ này.
Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về tiếng Indonesia,
những vấn đề như loại từ, dạng láy, câu bị động, chính sách ngơn ngữ quốc gia
Indonesia… đã lần lượt được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu. Tuy
nhiên, vấn đề từ loại nói chung hay cụ thể hơn là danh từ tiếng Indonesia vẫn chưa


được quan tâm và nghiên cứu đúng mức, vì thế đề tài nghiên cứu của chúng tơi sẽ có
thể được coi như bước đầu của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về danh từ trong tiếng
Indonesia.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
nghiên cứu bao gồm ba chương:
Chương một: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương này trình bày một số khái
niệm có liên quan đến tài như ngôn ngữ, danh từ hay phụ tố. Bên cạnh đó chương này
cũng trình bày nguồn gốc và lịch sử hình thành tiếng Indonesia, với tư cách là quốc
ngữ của nước Cộng hoà Indonesia.
Chương hai: Cách thành lập danh từ ghép. Chương này trình bày các phương
thức thành lập danh từ ghép trong tiếng Indonesia, đó là phương thức ghép đẳng lập và
phương thức ghép chính phụ. Từng phương thức ghép được mơ tả và phân tích rõ.
Chương ba: Cách thành lập danh từ phái sinh. Chương ba trình bày các loại
phụ tố được dùng để thành lập danh từ phái sinh. Mỗi loại phụ tố sẽ được nghiên cứu ở
gốc độ hình thái học và ngữ nghĩa học để khái quát cách thành lập danh từ phái sinh
trong tiếng Indonesia, cụ thể như việc sử dụng các phụ tố đơn lập và phụ tố kết hợp –
là thành phần chủ yếu trong việc cấu tạo từ loại nói chung, danh từ trong tiếng
Indonesia.


9


CHƯƠNG MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về “ngôn ngữ”
Trong đời sống hiện nay, khi nhắc đến ngôn ngữ chúng ta thường nghĩ ngay đến
lời nói giao tiếp hàng ngày, hiển nhiên đó không phải là một nhận định sai tuy nhiên sẽ
là thiểm cận nếu chúng ta quy chiếu khái niệm như thế cho ngôn ngữ. Chúng ta hiện
đang sống trong thế giới của từ ngữ. Mỗi giây phút trôi qua, chúng ta đều trao đổi bằng
lời nói, viết hoặc đọc một cái gì đó. Trong thực tế, chúng ta ln phụ thuộc vào việc sử
dụng ngôn ngữ sao cho hiệu quả nhất tuy nhiên chúng ta vẫn chưa hiểu được ngôn ngữ
ra đời từ bao giờ và như thế nào cũng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, ngơn
ngữ và logic, ngơn ngữ và văn hóa… Ngơn ngữ là do con người tạo ra, nó tồn tại trong
cuộc sống của con người tự nhiên đến mức ít ai tự hỏi ngơn ngữ thực chất là gì và
cũng ít ai nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu ngôn ngữ. Tuy nhiên, trên
thực tế, ngôn ngữ phức tạp hơn chúng ta tưởng rất nhiều và sự cần thiết phải nghiên
cứu nó cũng vượt xa mức độ mà con người có thể nghĩ đến.
Dựa vào những đặc trưng quan trọng của ngơn ngữ lồi người, có thể nói ngơn
ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và
quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời
cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế
hệ này sang thế hệ khác [Nguyễn Thiện Giáp, 2008: 28].
Trong một ngơn ngữ, ở mỗi bậc phân tích có cấu trúc của nó. Các âm vị kết hợp
với nhau để tạo nên các hình vị, các hình vị kết hợp với nhau để tạo nên các từ, các từ
kết hợp với nhau để tạo nên các ngữ đoạn, các ngữ đoạn kết hợp với nhau để tạo nên
các tiểu cú và câu, các câu kết hợp với nhau để tạo nên các văn bản. Ở mỗi bậc, đơn vị
nhỏ nhất có thể kết hợp thành đơn vị lớn hơn theo trật tự do quy luật ngôn ngữ quy
định [Nguyễn Thiện Giáp, 2010: 16].



1.1.2. Khái niệm về “từ loại danh từ”
Theo Nguyễn Thiện Giáp [2010], phạm trù từ vựng – ngữ pháp, tức là những lớp
từ được phân chia ra trong một ngôn ngữ dựa trên ý nghĩa khái quát và đặc điểm hoạt
động ngữ pháp của nó. Mỗi ngơn ngữ bao gồm một số lượng từ rất lớn và các từ của
ngôn ngữ được nhóm lại thành một số nhỏ các loại. Các từ loại được gọi là những
phạm trù từ vựng – ngữ pháp bởi vì khi phân chia các từ thành các từ loại, người ta
thường dựa vào ý nghĩa khái quát lẫn đặc điểm hoạt động ngữ pháp của từ.
Khơng phải tất cả các ngơn ngữ cùng có những từ loại như nhau. Một số từ loại
như vị từ và danh từ dường như ngơn ngữ nào cũng có. Những từ loại khác như tính
từ, trạng từ có trong một số ngơ ngữ này, mà khơng có trong một số ngôn ngữ khác.
Trên cơ sở truyền thống Latin, người ta xác định những từ loại như: danh từ, đại
từ, tính từ, vị từ, phó từ, giới từ, liên từ, than từ và qn từ. Ngồi ra có một số phạm
trù mới xuất hiện như tiểu từ, trợ vị từ, đại ngữ và hệ từ [Nguyễn Thiện Giáp, 2010:
116].
Danh từ là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài nghiên cứu này nên ở đây
chúng tôi sẽ tiến hành xác định từ loại “danh từ”, còn những từ loại khác chúng tôi sẽ
không đề cập đến. Các nhà ngôn ngữ phương Tây thì cho rằng danh từ là “những từ
dùng để gọi tên một người, một nơi chốn, một đồ vật, một số lượng hay một hành vi.”
[Houghton Mifflin, 1983]. Các nhà ngơn ngữ Indonesia thì cho rằng “những từ chỉ thế
giới loài người, chỉ các loài động vật, thực vật, đồ vật hay chỉ các khái niệm, sự hiểu
biết” được gọi là danh từ [Hasan Alwi và các tác giả, 2003: 213]. Cịn các nhà ngơn
ngữ Việt Nam thì cho rằng danh từ là “những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự
vật và các khái niệm từ vựng khác” [Nguyễn Hữu Quỳnh, 2001: 129].
Danh từ trong tiếng Indonesia là những từ được sử dụng để chỉ tên người, động
vật, nơi chốn, sự vật hoặc một hiện tượng cụ thể. Các ngơn ngữ khơng biến hình như
tiếng Việt, danh từ có thể tự mình làm thành một danh ngữ hoặc làm trung tâm của
một danh ngữ, trong khi đó trong ngơn ngữ chắp dính như tiếng Indonesia, danh từ
được nhận diện nhờ những phụ tố và khả năng kết hợp của các hình vị với nhau.
Phân loại danh từ gồm nhiều nhóm khác nhau:
 Danh từ chung và danh từ riêng



11

 Danh từ đếm được, danh từ không đếm được.
 Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
 Cụm danh từ là một nhóm từ gồm danh từ, đại từ, hoặc danh từ riêng và thường
đi kèm với những từ bổ nghĩa như tính từ.
Danh từ thường là phần quan trọng nhất trong mục từ vựng cho nên việc tìm hiểu
về cách thành lập danh từ trong tiếng Indonesia là rất quan trọng bởi lẽ nó được sử
dụng hàng ngày trong giao tiếp và vốn từ vựng phong phú sẽ tạo thuận lợi hơn khi
bước vào những lĩnh vực hoạt động cụ thể như biên – phiên dịch.
Trong tiếng Indonesia, người ta sử dụng phương thức ghép từ gốc với từ loại
khác để tạo thành danh từ ghép. Bên cạnh đó, phương thức sử dụng hệ thống phụ tố
kết hợp với từ gốc để tạo nên danh từ phái sinh. Các phương thức này sẽ lần lượt được
trình bày ở chương 2 và chương 3.
1.1.3. Khái niệm liên quan đến “phụ tố”
Phụ tố là yếu tố quan trọng nhất trong việc cấu tạo từ vựng tiếng Indonesia. Do
vậy, để có cơ sở nghiên cứu về cách thành lập danh từ trong tiếng Indonesia thì chúng
ta phải làm rõ các khái niệm liên quan đế phụ tố như sau:
Trong tiếng Anh, phụ tố được biết là “affix” và được hiểu là “một yếu tố từng
vựng, như là tiền tố hoặc hậu tố, được gắn vào từ gốc, từ cơ bản1”. Trong tiếng
Indonesia, phụ tố được biết là “imbuhan” và được hiểu là “những hình vị khơng độc
lập được dùng để tạo ra từ mới”2. Trong tiếng Việt, phụ tố được hiểu là “những yếu tố
được thêm vào một từ cơ bản để thành lập một từ mới. Ý nghĩa của phụ tố thường
khơng độc lập, nó chỉ được rõ ràng khi nằm trong kết cấu của từ”3.
Căn cứ vào vị trí kết hợp của các phụ tố với từ gốc, các nhà ngôn ngữ đã chia phụ
tố ra thành bốn loại, đó là tiền tố, trung tố, hậu tố và phụ tố kết hợp (song tố).
- Tiền tố: Trong tiếng Anh, tiền tố được biết là “prefix” và được hiểu là “phụ tố
đặt trước một từ, làm thay đổi hoặc làm rõ nghĩa của từ đó” [ Houghton Mifflin, 1983].

Trong tiếng Indonesia, tiền tố được biết là “awalan” và được hiểu là “phụ tố được đặt
1

Houghton Mifflin, 1983.
Hasan Alwi và các tác giả, 2003: 31.
3
Diệp Quang Ban, Hoàng Văn Thung, 1996: 56.
2


ở phần trước của một từ cơ bản” [Hasan Alwi và các tác giả, 2003: 31]. Trong tiếng
Việt, tiền tố được hiểu là “phụ tố đặt trước chính tố” [Diệp Quang Ban, Hoàng Văn
Thung, 1996: 56].
- Trung tố: Tiền tố có trong hầu hết các ngơn ngữ trên thế giới, trong khi đó
trung tố, thành phần được xen vào giữa từ để tạo ra từ mới có nghĩa khác so với từ cơ
bản, rất ít hiện diện trong các ngơn ngữ khác và thậm chí khơng cịn vai trị nữa. Trước
đây, tiếng Indonesia có nhiều trung tố nhưng sau khi tiếng Indonesia được chuẩn hố
thì các trung tố bắt đầu mất dần đi.
- Hậu tố: Trong tiếng Anh, hậu tố được biết là “suffix” và được hiểu là “một phụ
tố được thêm vào cuối từ hoặc từ gốc để thành lập từ mới hoặc một biến tố ở cuối từ.”
[ Houghton Mifflin, 1983]. Trong tiếng Indonesia, hậu tố được biết là “akhiran” và
được hiểu là “một hình vị được thêm vào phần sau của từ cơ bản” [Hasan Alwi và các
tác giả, 2003: 31]. Trong tiếng Việt, hậu tố là “phụ tố đặt sau chính tố” [Diệp Quang
Ban, Hồng Văn Thung, 1996: 56].
- Phụ tố kết hợp (Song tố): Trong ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Anh, khi đề cập
đến vấn đề phụ tố, các nhà ngơn ngữ chỉ trình bày các khái niệm về tiền tố, hậu tố hay
trung tố nhưng không thấy đề cập đến song tố. Hiện tượng song tố ít gặp trong các
ngơn ngữ trên thế giới. Theo nghiên cứu của chúng tôi, song tố chỉ có trong tiếng
Indonesia. Song tố này được biết là “konfiks” và được hiểu là “những cặp tiền tố - hậu
tố kết hợp cùng một lúc với một từ cơ bản để tạo thành một từ mới” [Hasan Alwi và

các tác giả, 2003: 32].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nguồn gốc tiếng Melayu
Tiếng Melayu có nguồn gốc từ đâu vẫn cịn là câu hỏi lớn của các nhà ngôn ngữ.
Các nhà ngôn ngữ đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu để làm sáng tỏ nguồn gốc
của nó nhưng vẫn chưa được thống nhất cao. Tuy nhiên, có hai giả thuyết lớn được
nhiều người đề cập đến bàn về xứ sở của tiếng Melayu, đó là (1) tiếng Melayu có
nguồn gốc từ Trung Á và (2) tiếng Melayu có nguồn gốc tại chỗ, chính là khu vực
quần đảo Indonesia và Malaysia hiện nay [Darwis Harahap, 1992]. Trong thời gian
gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu dựa trên lĩnh vực khảo cổ học, văn hoá học,


13

ngôn ngữ học, … về Đông Nam Á được tiến hành và các nhà nghiên cứu cũng đã thu
thập được nhiều chứng cứ mới ủng hộ cho giả thuyết thứ hai. Từ đó, các nhà nghiên
cứu đã khẳng định rằng tiếng Melayu có lịch sử phát triển rất lâu đời và chính thức
xuất hiện từ thế kỷ XV, gắn với sự ra đời của và phát triển thịnh vượng của vương
quốc Malaka – một trung tâm buôn bán sầm uất nhất ở vùng Đông Nam Á hải đảo thời
bấy giờ. Nơi đây tập trung các thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới đến để bn bán,
trao đổi hàng hóa và họ đã dùng tiếng Melayu làm ngôn ngữ giao tiếp chủ yếu. Đến
thế kỷ XVII, tiếng Melayu đã trở nên rất phổ biến trong giới thương mại cũng như trên
khắp các đảo ở khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, tiếng Melayu được sử dụng làm ngôn ngữ quốc gia của một số nước
Đông Nam Á như Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore và Philippines. Tiếng
Melayu thuộc ngữ hệ Malayo-Polynesia; là ngôn ngữ đa tiết, chắp dính và hiện đang
được gần 300 triệu người sử dụng. Theo các nhà ngôn ngữ, quá trình phát triển của
tiếng Melayu gồm ba giai đoạn quan trọng, đó là (1) tiếng Melayu cổ, (2) tiếng Melayu
cổ điển, (3) tiếng Melayu hiện đại.
1.2.2. Quá trình xác lập tiếng Melayu thành ngơn ngữ quốc gia Indonesia

Trích đoạn trong Hiến pháp 1945 của nước Cộng hoà Indonesia đã củng cố tun
thệ về ngơn ngữ quốc gia, ngơn ngữ chính thức của Indonesia – bahasa Indonesia trong
Lời thề Thanh niên được đưa ra năm 1928. Điều này có nghĩa như tuyên ngôn độc lập
về tiếng Indonesia ra đời trước tuyên ngơn độc lập về chính trị Indonesia. Từ yếu tố
lịch sử đó, tiếng Indonesia đã có được chỗ đứng độc lập nhất định và ngày càng khẳng
định vị thế của mình với các ngơn ngữ khác trên thế giới.
Indonesia được mệnh danh là quốc gia “vạn đảo”, với tổng số hơn 17.000 hòn
đảo lớn nhỏ trải dài trên một khu vực rộng lớn, cùng với đó là sự đa dạng về chủng tộc
cũng như ngôn ngữ. Theo thống kê gần đây cho thấy hiện nay Indonesia có hơn 900
ngơn ngữ và phương ngữ khác nhau, trong đó có 410 ngơn ngữ đã và đang được khảo
sát, nghiên cứu. Trong số các ngôn ngữ dân tộc ở Indonesia, các ngôn ngữ được giới
khoa học nghiên cứu nhiều nhất đó là những ngơn ngữ như Java, Sunda, Bali,
Minangkabau … [Đồn Văn Phúc, 2003: 40]. Điều này đã dẫn đến nhu cầu có một
ngơn ngữ thống nhất trên tồn quốc gia để thuận lợi cho việc tuyên truyền, phổ biến


chủ trương, chính sách của Nhà Nước, đồng thời tăng cường tình đồn kết các dân tộc
trong cả nước.
Ngơn ngữ quốc gia Indonesia – bahasa Indonesia có nguồn gốc từ tiếng Melayu.
Hiện nay, về cơ bản tiếng Indonesia và tiếng Melayu giống nhau về hình thái học, cú
pháp học, … , tuy nhiên, giữa hai thứ tiếng vẫn có điểm khác biệt mà chủ yếu về mặt
từ vựng. Nhưng tựu chung lại, có thể nói tiếng Indonesia ngày nay và tiếng Melayu có
mối quan hệ nhất định. Vì thế nên việc thống nhất chọn tiếng Indonesia – có nguồn
gốc từ tiếng Melayu – làm ngôn ngữ quốc gia của một đất nước đa dân tộc, đa ngôn
ngữ như Indonesia cũng có những nguyên nhân riêng.
Khi thực dân Hà Lan đến xâm chiếm và cai trị Indonesia, hầu hết các dân tộc trên
lãnh thổ quốc gia đều sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình là chủ yếu, chưa có sự
thống nhất chung về mặt ngôn ngữ lúc bấy giờ. Xuất phát từ yếu tố đó, Chính quyền
lâm thời nhận thấy nhu cầu cần thiết xây dựng một tiếng nói chung cho tất cả các dân
tộc trong cả nước, tạo sức mạnh cho khối đại đoàn kết dân tộc, chống lại bọn thực dân

Hà Lan. Mặt khác, vào thời điểm ấy, ở Indonesia, số lượng người nói tiếng Melayu rất
ít so với số lượng người nói tiếng Java. Nguyên nhân là do Java từ xưa đã là một khu
vực chính trị nhạy cảm, chiếm ưu thế hơn về nhiêu mặt so với nhiều khu vực khác
trong cả nước nên tiếng Java chiếm ưu thế hơn nhiều so với các ngôn ngữ khác. Thế
nhưng, tiếng Melayu, vốn được gọi là thứ tiếng “chợ búa” [chữ dùng của Mai Ngọc
Chừ, 2002 : 52] cùng với đặc trưng của riêng mình, tuy bình dân nhưng lại rất dễ sử
dụng do đó rất dễ phổ biến trong dân chúng. Ngược lại, tiếng Java được ví như phương
tiện giao tiếp của tầng lớp quý tộc, có tính chất trau chuốt, cầu kỳ, quy định về cách
thức sử dụng nghiêm ngặc gây khó khăn trong việc tiếp thu. Điều này bước đầu đã tạo
thuận lợi cho việc phổ biến tiếng Melayu đến với cư dân.
Một lý do khác để tiếng Melayu được chọn để làm ngôn ngữ quốc gia đó là phạm
vi sử dụng của nó ở các vùng đảo Đông Nam Á. Trước đây, những người nói tiếng
Melayu chủ yếu là những người của vương quốc Melayu, cuộc sống của họ vốn gắn
liền với biển. Theo thời gian, những thương nhân Melayu theo đường biển đến bn
bán, trao đổi hàng hóa với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia hải đảo
và truyền bá tiếng của họ đến những nơi mà họ tiếp xúc. Theo chân những thương
nhân Melayu, tiếng của họ đã mở rộng hơn phạm vi sử dụng của mình.


15

Ngồi hai lý do trên, cịn có một lý do mang tính tương đối để tiếng Melayu được
chọn làm ngơn ngữ quốc gia Indonesia. Do tính chất bình dân, dễ sử dụng nên tiếng
Melayu được cho là thứ tiếng của tầng lớp thường dân trong xã hội. Trong khi đó, thứ
tiếng có số lượng người nói nhiều hơn hẳn, điển hình là tiếng Java lại là thứ tiếng
dành cho những người thuộc tầng lớp quý tộc, có vị thế cao trong xã hội. Điều này đã
khiến cho cộng đồng thường dân, những người có vị trí thấp khác trong xã hội không
mặc cảm khi sử dụng tiếng Melayu, thứ tiếng mà họ cho là phù hợp với đặc điểm giai
cấp của họ. Chính lý do ấy đã khiến cho họ cảm thấy gần gũi, dễ dàng sử dụng và chấp
nhận tiếng Melayu [Mai Ngọc Chừ, 2002: 50 – 54].

Từ hiến pháp năm 1945, chính thức cơng nhận tiếng Indonesia là ngơn ngữ quốc
gia, cho đến nay, Chính phủ - những người đứng đầu Indonesia đã cố gắng và không
ngừng phổ biến, phát triển tiếng Indonesia trở thành ngôn ngữ phổ biến, thống nhất và
lớn mạnh trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Để thực hiện điều đó, Indonesia đã thực hiện nhiều chính sách đối với ngơn ngữ
quốc gia, cụ thể là tiếp tục truyền bá và phổ biến tiếng Indonesia đồng thời đẩy mạnh
phong trào sử dụng tiếng Indonesia trên phạm vi cả nước. Nhằm đưa tiếng Indonesia
phổ biến vào thực tế đời sống của người dân, những người đứng đầu quốc gia vạn đảo
đã tổ chức Đại hội tiếng Indonesia (Kongres Bahasa Indonesia – KBI), nhằm thảo
luận, trao đổi các vấn đề có liên quan đến tiếng Indonesia. Đây là phong trào có tác
động, ảnh hưởng lớn đến chủ trương, chính sách của Nhà Nước đối với ngơn ngữ quốc
gia. Kể từ KBI lần III (1978), sau này KBI được tổ chức định kì năm năm một lần để
thảo luận và giải quyết các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ quốc gia. Trải qua các kì
KBI lần IV (1983) đến KBI lần VII (1998), những người đứng đầu KBI đã quyết định
xây dựng Nghị quyết Đại hội tiếng Indonesia (Keputusan Kongres Bahasa Indonesia –
KBBI), đưa ra các ý kiến, tham luận cụ thể về xây dựng và phát triển ngôn ngữ quốc
gia. Dẫn theo KBBI lần IV, đề nghị để tiếng Indonesia được đưa vào trong chương
trình kế hoạch của quốc gia vì tiếng Indonesia là yếu tố thứ nhất của văn hóa dân tộc
[Đồn Văn Phúc, 2003: 40]. Trải qua nhiều lần tổ chức, KBI đã đưa ra nhiều kế hoạch
hợp lý nhằm đẩy mạnh, tăng cường tính thống nhất của ngơn ngữ dân tộc.
Song song đó, Indonesia còn đẩy mạnh việc truyền bá và phổ biến tiếng
Indonesia ra nước ngoài. Dẫn theo KBBI lần V, việc giảng dạy ngơn ngữ và văn hóa


Indonesia ở nước ngoài cần phải được lưu ý đúng mức và đề nghị Chính phủ
Indonesia cần giúp đỡ phát triển Ủy ban giáo dục ở nước ngoài dạy tiếng Indonesia…
giúp cung cấp thông tin mới nhất kết quả nghiên cứu tiếng Indonesia cho những học
sinh muốn tìm hiểu sâu về ngơn ngữ, văn học và văn hóa Indonesia [Đồn Văn Phúc,
2003: 35]. Điều này minh chứng cho việc không chỉ chú trọng xây dựng tiếng
Indonesia trong quốc gia, mà cịn đẩy mạnh sức lan rộng và tính phổ biến của nó trên

thế giới.
Ngồi việc truyền bá và phổ biến tiếng Indonesia, Chính phủ Indonesia cịn đẩy
mạnh phong trào sử dụng tiếng Indonesia trên toàn lãnh thổ quốc gia. Các kì KBI lần
V đến lần VII ln nhấn mạnh đến việc sử dụng tiếng Indonesia trong các lĩnh vực
hoạt động chủ yếu của đời sống như hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động kinh tế,
giáo dục, thông tin đại chúng, văn hóa, nghệ thuật – khoa học .v.v… Chính nhờ những
chính sách hợp lý như trên mà tính hiệu quả của việc phổ biến và củng cố tính thống
nhất của tiếng Indonesia ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Một chính sách hợp lý, nhằm củng cố ngôn ngữ quốc gia cũng không kém phần
quan trọng đó là việc tổ chức tháng ngơn ngữ. Ngồi KBI, từ năm 1983, tháng ngôn
ngữ dân tộc được tổ chức định kì vào tháng mười hằng năm đã tạo ra nhiều hiệu ứng
rất tích cực, làm cho tồn thể nhân dân Indonesia nâng cao lòng tự hào dân tộc; từ đó
khuyến khích nhân dân sử dụng tiếng Indonesia ngày càng tốt hơn, giúp cho nó ngày
càng phát triển và xứng đáng với vị thế của một ngôn ngữ quốc gia.


17

CHƯƠNG HAI
CÁCH THÀNH LẬP DANH TỪ GHÉP

Việc ghép hay kết hợp hai hay nhiều từ hay hình vị cấu tạo từ để thành lập một từ
mới, đặc biệt là danh từ, đều diễn ra trong bất kỳ ngôn ngữ nào. Tiếng Indonesia, tiếng
Việt hay một số ngôn ngữ ở châu Á có lượng danh từ ghép rất nhiều. Theo các nhà
nghiên cứu, danh từ ghép là những danh từ được cấu tạo bằng hai hay nhiều hình vị
cấu tạo từ. Các hình vị cấu tạo nên danh từ ghép được kết hợp với nhau theo một số
loại quan hệ, do đó có thể căn cứ vào tính chất của quan hệ giữa các hình vị để phân
biệt các loại danh từ ghép. Ví dụ, danh từ ghép đẳng lập: trâu bị, nhà cửa, ruộng
vườn, đường sá, danh từ ghép chính phụ: xe lửa, dưa chuột, máy bay, tàu thủy; danh từ
ghép láy: (con) loăng quăng, (cái) bình bịch, bong bóng, thung lũng, đom đóm4.

Theo các nhà nghiên cứu, danh từ ghép trong tiếng Indonesia cũng là sự kết hợp
của hai hay nhiều hình vị cơ bản để tạo ra một danh từ mới, có đặc điểm là khơng làm
nổi bật nghĩa riêng của mỗi từ mà là sự kết hợp của các từ để tạo ra một nghĩa mới.
Căn cứ vào tính chất của quan hệ giữa các hình vị, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai
hình thức thành lập danh từ ghép trong tiếng Indonesia, đó là danh từ ghép đẳng lập và
danh từ ghép chính - phụ.
2.1. Cách thành lập danh từ ghép đẳng lập
Danh từ ghép đẳng lập được thành lập bằng cách ghép hai danh từ lại với nhau
dựa trên mối quan hệ bình đẳng, độc lập ngang nhau. Thành phần thứ nhất và thành
phần thứ hai có tầm quan trọng như nhau, cả về mặt hình thái học lẫn ngữ nghĩa học.
- Xét về phương diện hình thái học, danh từ ghép đẳng lập trong tiếng Indonesia
có hai dạng cụ thể, đó là (1) danh từ ghép đẳng lập gộp và (2) danh từ ghép đẳng lập
tách.
(1) Danh từ ghép đẳng lập gộp là loại danh từ ghép được viết theo cách kết hợp 2
hay nhiều thành tố với nhau bằng cách phá vỡ khoảng cách viết giữa hai từ để tạo

/>4


thành một danh từ mới. Nghĩa của từ ghép bị biến đổi so với từ gốc sau khi ghép, hình
thành nghĩa mới.
Ví dụ: từ “matahari” có nghĩa là “mặt trời”, từ này được kết hợp từ hai từ
“mata” (mắt) và từ “hari” (ngày). Danh từ này được thành lập bằng cách ghép hai danh
từ “mata” và “hari” và khi ghép với nhau theo cách viết kết hợp này thì cũng giống
như các từ được ghép lại gần nhau thì nghĩa của mỗi thành phần cấu tạo cũng không
tồn tại nữa mà thay vào đó là một nghĩa mới. Tuy nhiên nghĩa mới này vẫn có liên
quan đến nghĩa cơ bản của 2 thành tố cấu tạo là 2 danh từ “mata” (mắt) và “hari”
(ngày), “mắt của ngày” được có nghĩa mới là “mặt trời”. Tương tự vậy, chúng ta có
thể xem thêm một số ví dụ sau:
+ Bumiputra (bản địa) = bumi (đất) + putra (hoàng tử)

+ Hulubalang (chỉ huy) = hulu (phần đầu) + balang (cổ lọ cao)
Loại danh từ ghép đẳng lập này khơng có trong tiếng Việt vì khi ghép gần như
vậy thì chắc chắn tiếng Việt sẽ khơng có nghĩa mà cịn là một cách viết sai. Ví dụ như
đối với từ “matahari” trong tiếng Indonesia thì tiếng Việt khơng thể viết thành
“mattroi” được.
(2) Danh từ ghép đẳng lập tách là loại danh từ ghép mà các thành tố cấu thành
được viết tách ra. Nghĩa của từ ghép khơng có sự biến đổi sau khi ghép, nghĩa của từ
ghép là nghĩa của các thành tố kết hợp. Ví dụ từ “sabun tangan” có nghĩa là “xà phòng
rửa tay” được kết hợp từ hai từ “sabun” (xà phòng) và từ “tangan” (tay). Danh từ ghép
này cũng được ghép từ hai danh từ “sabun” và “tangan”, nhưng ở đây hai thành phần
cấu tạo này được viết tách ra và không cho phép viết ghép gần lại với nhau và nếu có
viết thì nó cũng khơng có nghĩa và là một cách viết sai. Tuy nhiên ở đây nghĩa của các
thành phần cấu tạo khơng có sự thay đổi sau khi được ghép. Nghĩa của từ ghép là
nghĩa của các thành tố cấu tạo. Tương tự vậy, chúng ta có thể xem thêm một số ví dụ
sau:
+ Jantung hati (tấm lòng) = jantung (trái tim) + hati (tim, tấm lịng).
+ Cerdik pandai (thơng minh) = cerdik (lanh lợi, khơn ngoan) + pandai (thông
minh)


19

Qua đây có thể nhận thấy rằng loại danh từ ghép đẳng lập này tương tự như cách
thành lập danh từ ghép đẳng lập trong tiếng việt, ví dụ như các từ “núi sơng”, “quần
áo”, “trâu bị”, “ruộng vườn”, … đều được ghép từ danh từ và có cách viết rời nhau,
nghĩa khơng có sự thay đổi sau khi ghép, có nghĩa là nghĩa từ các thành tố kết hợp nên.
- Xét về phương diện ngữ nghĩa học, căn cứ vào vai trò của các thành tố trong
việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành hai
loại nhỏ, đó là (1) từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và (2) từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.
(1) Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: Theo mơ hình AB = A hoặc B. Tức là loại mà

nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt
trong từ. Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành
tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho
ý nghĩa của cả từ ghép. Ví dụ, từ “lempar lembing” có nghĩa là “cây lao”, từ ghép này
được kết hợp từ “lempar” (ném) và “lembing” (cây lao) nhưng nghĩa chung lại
nghiêng về nghĩa của “lembing”, tuy nhiên “lempar” vẫn đi chung như là một từ ghép
đẳng lập. Hoặc từ “daya tahan” có nghĩa là “độ bền”, từ ghép này lấy nghĩa từ “daya”
(sức, sức lực) và “tahan” (chịu, chịu đựng). Tuy nhiên nghĩa của từ này nghiêng về
nghĩa của từ “tahan”.
Tương đương trong tiếng Việt cũng tồn tại mơ hình này, cụ thể ta thấy ở các từ:
núi non, binh lính, tìm kiếm, thay đổi, … Từ “núi non” được ghép từ hai từ “núi” và
“non” nhưng nghĩa của từ ghép nghiêng về nghĩa của từ “núi”, khi nói đến từ “núi
non” người ta muốn đề cập đến từ “núi” mà không đề cập đến từ “non” mặc dù từ này
vẫn đi đơi với từ “núi” nhưng nghĩa của nó đã bị lu mờ. Tương tự đối với từ “binh
lính” nghĩa nghiêng về từ “lính”, nghĩa của từ “binh” đã bị lu mờ hay nghĩa của cả từ
ghép tương đương với cả hai thành tố cấu tạo như ở từ “tìm kiếm” hay “thay đổi”
nhưng trong tiếng Việt khơng sử dụng nó đơn lẻ mà phải là một từ đẳng lập, luôn đi
đơi.
(2) Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: Theo mơ hình ngữ nghĩa AB = A+B, tức là
nghĩa của từ ghép lớn hơn nghĩa của 2 thành tố hợp lại. Ví dụ, “tanah air” có nghĩa là
“đất nước” nhưng đất nước ở đây không phải chỉ đất (tanah) và nước (air) nói chung
hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia
trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Từ này nghĩa của nó dường như tương


đương với từ “đất nước” khi sử dụng trong tiếng việt và cách giải thích cũng như trên.
Hay như trong tiếng Việt có từ “ruột thịt”, từ này khơng đơn giản có nghĩa từ hai thành
phần cấu tạo là “ruột” và “thịt” mà cịn có nghĩa rộng hơn chỉ quan hệ máu mủ, huyết
thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một
trường hợp tương tự.

- Phân biệt danh từ ghép và thành ngữ trong tiếng Indonesia:
Cần phân biệt danh từ ghép thơng thường và thành ngữ trong tiếng Indonesia vì
về mặt hình thái học danh từ ghép thơng thường và thành ngữ trong tiếng Indonesia
khá giống nhau, đều được cấu thành từ các thành tố khác nhau để tạo nên một danh từ
mới. Tuy nhiên, nếu danh từ ghép thông thường chúng ta dễ dàng đoán nghĩa của từ
bằng cách đoán nghĩa trực tiếp từ hai thành tố cấu thành thì ta khơng làm được điều đó
đối với thành ngữ. Ví dụ, từ ghép “unjuk rasa” đồng nghĩa với “demo” có nghĩa là biểu
tình, có thể trực tiếp đốn nghĩa của từ ghép này thông qua nghĩa của hai thành tố
“unjuk” có nghĩa là “thể hiện” và “rasa” có nghĩa là “cảm nhận”, vậy từ hai nghĩa đó
chúng ta có thể suy luận ra nghĩa của từ ghép đó là “biểu tình”. Trong khi đó đối với từ
“kaki tangan” thì khơng thể đoán theo nghĩa của hai thành tố cấu thành là chân (kaki)
và tay (tangan) được, đó là hồn tồn sai mà nghĩa của danh từ ghép này ta phải được
biết đó là thành ngữ có nghĩa là đồng lõa. Danh từ ghép thông thường gồm hai thành tố
trong khi đó thành ngữ có thể nhiều hơn. Ví dụ, từ “ganti rugi” có nghĩa là “bù lỗ” là
một danh từ ghép thơng thường trong khi đó “patah tumbuh hilang berganti” là thành
ngữ.
2.2. Cách thành lập danh từ ghép chính phụ
Danh từ ghép chính phụ là danh từ ghép gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau
theo quan hệ chính phụ. Trong đó có một danh từ chính và một từ với nghĩa bình
thường và có bị mờ hoặc mất đi.
- Xét về mặt ngữ nghĩa, thành phần chính là thành phần biểu thị nòng cốt, thành
phần phụ dựa vào thành phần chính để đưa ra thành phần phụ cụ thể hóa thành phần
chính.
- Xét về mặt ý nghĩa của các tiếng trong câu taọ nên từ ghép chính phụ chúng ta
nhận thấy sự phối hợp ngữ nghĩa trong các từ ghép chính phụ giữa tiếng chính mang
nghĩa tổng quát và tiếng phụ mang ý nghĩa giới hạn phạm vi.


21


Ví dụ:
+ “Kereta api” có nghĩa là “tàu lửa”, phân tích ta sẽ thấy kereta là thành phần
chính nói về một loại tàu, nhưng để biết rõ hơn là tàu gì thì cần có một thành tố nữa để
làm rõ, đó chính là “api” (lửa).
+ “Kamar tidur” có nghĩa là “phịng ngủ” với từ “kamar” (phịng) có nghĩa chính
nhưng để hiểu rõ là đang nói đến phịng nào thì cần thành tố “tidur” (ngủ) để cuối cũng
ta hiểu đó là phịng để ngủ.
Cơ chế tạo nghĩa như vậy có thể coi là mẫu chung của cơ chế tạo từ ghép chính
phụ. Tuy nhiên tiếng chính mang ý nghĩa tổng quát và quyết định đến ý nghĩa chung
của từ ghép chính phụ nên chúng ta có thể phân nhỏ hơn nữa.
 Phân loại danh từ ghép chính - phụ:
Cấu trúc phân loại chung:
Từ loại từ của các thành tố cấu thành từ ghép ta có thể chia thành 3 loại chính như sau:
(1) Danh từ ghép chính phụ theo mẫu “danh từ + danh từ”: thành tố cấu thành là
danh từ và danh từ. Ví dụ, từ “kapal udara” có nghĩa là “tàu bay” được kết hợp từ
“kapal” (tàu) và “udara” (không trung). Sự kết hợp này tạo nên danh từ “kapal udara”
nghĩa là “tàu bay” hay “máy bay”. Tương tự, từ “anak emas” có nghĩa là “con cưng”
được kết hợp từ “anak” (con) và “emas” (vàng).
(2) Danh từ ghép chính - phụ “danh từ + động từ”: thành tố cấu thành là danh từ
và động từ.
Ví dụ:
+ Meja makan (bàn ăn) = meja (cái bàn) + makan (ăn)
+ Anak pungut (con nuôi) = anak (con) + pungut (nhặt, lượm)
+ Buku tulis (vở) = buku (sách hoặc vở) + tulis (viết)
(3) Danh từ ghép chính – phụ “danh từ + tính từ”: thành tố cấu thành là danh từ
và tính từ. Tuy nhiên vị trí sắp xếp có thể ngược nhau, có thể là danh từ đứng trước sau
đó là tính từ hoặc tính từ đứng trước sau đó mới là danh từ.
Ví dụ:
+ Orang tua (người lớn, người già hay ba mẹ) = orang (người) + tua (già)



+ Rumah sakit (bệnh viện) = rumah (nhà) + sakit (tình trạng bệnh, đau)
+ Pejabat tinggi (các quan chức cao) = pejabat (quan chức) + tinggi (cao)
Ví dụ: Tính từ + danh từ:
+ Panjang tangan (ăn cắp) = panjang (dài) + tangan (cánh tay)
+ Keras kepala (lì lợm, cứng đầu) = keras (cứng) + kepala (cái đầu)
+ Tinggi hati (kiêu căng) = tinggi (cao) + hati (trái tim)
Đối với 3 dạng danh từ ghép chính – phụ cơ bản nói trên thì khi ghép, nghĩa gốc
của mỗi thành phần ghép vào có thể khơng bị biến đổi mà cịn góp phần tạo nên nghĩa
mới hay bổ sung cho nghĩa mới, tức là từ nghĩa cơ bản của thành phần ghép vào mà
suy ra nghĩa của cả từ ghép. Tuy nhiên, về mặt ngữ âm lại có thể có những thay đổi, có
thể xảy ra trường hợp lược âm tiết hay biến đổi âm tiết.
+ Ví dụ 1: “Buah-buahan” là một dạng biến đổi âm tiết từ thành tố cấu thành là
hai danh từ giống nhau “buah-buah” hay “mobil-mobilan”. Ở đây có hai nghĩa, một
nghĩa theo nghĩa gốc ban đầu của thành tố cấu tạo là quả (buah-buahan) hay xe (mobilmobilan) nhưng nghĩa thứ hai thì nghĩa gốc của thành tố có sự biến đổi, lúc này “buahbuahan” hay “mobil-mobilan” cịn có nghĩa là những mơ hình hay đồ giả, cụ thể là trái
cây nhựa (buah-buahan) hay xe đồ chơi (mobil-mobilan).
+ Ví dụ 2: “sayur-mayur” (các loại rau) hay “lauk-pauk” (các món mặn ăn với
cơm) là dạng láy số nhiều nhưng vẫn là danh từ nói về các loại rau và các món mặn.
Nếu đúng như thồng thường có thể dùng là “sayur-sayur” hay “lauk-lauk”, tuy nhiên ở
đây âm tiết “s” và “l” bị lược bỏ và thay bằng âm tiết khác là “m”, “p” để biểu thị số
nhiều của nghĩa của từ ghép. Vì sở dĩ tiếng Indonesia khơng theo kiểu thêm “s” như
tiếng Anh cũng như thêm hư từ như tiếng Việt để thể hiện số nhiều mà cụ thể ở đây là
nhiều loại. Sự lược âm tiết này khơng có một qui luật cụ thể nào mà chỉ là sự tiếp xúc
với từ nên biết. Nhưng các dạng danh từ ghép này rất ít.
Tiểu kết:
Tóm lại, danh từ ghép trong tiếng Indonesia cũng có những nét tương đồng so với
từ ghép trong tiếng Việt về cấu tạo cũng như ngữ nghĩa. Tuy nhiên trong tiếng


23


Indonesia vẫn có điểm đặc biệt riêng về từ ghép viết kết hợp mà tiếng việt khơng hề
có.
Khơng hồn tồn giống nhau nhưng có thể thấy hệ ngơn ngữ giữa các nước trong
khu vực vẫn có nhiều nét liên quan đến nhau, cụ thể ở đây là thấy được ở tiếng Việt và
tiếng Indonesia. Để từ tiếng Việt ta có thể nghiên cứu và tìm hiểu về tiếng Indonesia
một cách gần gũi và dễ hiểu hơn.


×