Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đặc trưng văn hóa nghệ thuật kiến trúc của hai ngôi chùa cổ giác lâm và giác viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.02 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
KIẾN TRÚC CỦA HAI NGÔI CHÙA CỔ
GIÁC LÂM VÀ GIÁC VIÊN

Người hướng dẫn khoa học:
T.S PHẠM ĐỨC MẠNH
Chủ nhiệm đề tài:
Y VĂN TUẤN
SV: Khoa lịch sử
Khóa 2005 – 2009

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ......................................................................................................... 4
1. Di tích hai ngơi chùa ............................................................................................................. 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài. ..................................................................................................... 6
3. Hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài................................................................................... 7
CHƯƠNG II: PHẬT GIÁO VIỆT NAM ..................................................................................... 8
1. Đạo Phật ở Việt Nam ............................................................................................................ 8
2. Đạo Phật truyền bá vào Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................. 16
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÙA VIỆT NAM ................................................... 22


1. Tổng quan về chùa Việt Nam. ............................................................................................ 22
2. Khái quát về những ngôi chùa ở Nam Bộ .......................................................................... 38
CHƯƠNG IV: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC CỦA HAI NGÔI
CHÙA CỔ GIÁC LÂM VÀ GIÁC VIÊN. ................................................................................. 49
1. Chùa Giác Lâm. .................................................................................................................. 49
2. Chùa Giác Viên _ Những giá trị văn hóa nghệ thuật......................................................... 77
CHƯƠNG V : KẾT LUẬN VÀ NHẬN ĐỊNH CHUNG ........................................................... 87
1. Kết luận chung .................................................................................................................... 87
2. Nhận định đánh giá chung .................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 94
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 96


1

MỞ ĐẦU
Ngôi chùa cổ truyền trên mọi miền đất nước là kết tụ tinh thần muôn đời muôn
thuở của người dân Việt Nam. Đã có một thời gian rất dài chùa gắn vào cuộc sống
thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mãnh tâm hồn nhân
thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề của lịch sử dân tộc.
Ở nhiều thời, ngôi chùa đã mang đậm địa vị “vàng son” để trở thành trung tâm
văn hóa của làng xã.
Vì thế tiếp cận ngơi chùa là tiếp cận với bản sắc văn hóa dân tộc.
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử hình thành và văn hóa nghệ thuật Phật giáo được thể hiện qua các ngôi
chùa có vai trị cần thiết trong thới đại ngàn năm độc lập. Hơn nữa chùa Việt là một
kết tinh của tinh thần dân tộc. Ở đó nền văn hóa nghệ thuật dân tộc nhất là nghệ
thuật tạo hình được trình diễn một cách khá đầy đủ và liên tục. Cho nên nghiên cứu
những giá trị lịch sử – văn hóa nghệ thuật của hai ngôi chùa cổ Giác Lâm và Giác
Viên chắc chắn có nhiều tác dụng trong nghiên cứu lịch sư văn hóa Việt Nam nói

chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
1.1 Thực tiễn cơng tác bảo tồn và phát huy tác dụng của di tích nói chung và của
ngơi chùa nói riêng đang đặt ra vấn đề phải tìm hiểu một cách cặn kẽ về giá trị lịch
sử văn hóa nghệ thuật của di tích đó nói chung và các ngơi chùa nói riêng trong đó
có hai ngôi chùa cổ Giác Lâm và Giác Viên.
Mặt khác cơng cuộc giữ gìn, phát huy và chấn hưng văn hóa di tích chỉ đạt được
kết quả tốt khi chúng ta hiểu rõ giá trị của từng yếu tố, từng thành tố của kho tàng
văn hóa truyền thống. Nghiên cứu những yếu tố lịch sử - văn hóa – nghệ thuật của
hai ngơi chùa cổ này chính là một tiếng nói nhỏ đóng góp vào cơng việc này.
1.2 Bản thân sinh viên cũng rất quan tâm và nghiên cứu tìm hiểu nhiều ngơi chùa
trong thời gian qua. Bởi lẽ đó, nghiên cứu tìm hiểu hai ngơi chù cổ Giác Lâm và
Giác Viên là một ham thích của chính sinh viên.


2

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứa đề tài
2.1 Đối tượng của đề tài là hai ngôi chùa cổ Giác Lâm và Giác Viên ở thành phố
Hồ Chí Minh. Do đó đề tại xin đi sâu vào một số yếu tố như lịch sư hình thành,
văn hóa nghệ thuật… của hai ngơi chùa. Tuy nhiên có nhiều yếu tố có thể lướt qua.
Bên cạnh đó sinh viên cũng xin trình bày đơi nét về đặc điểm của chùa Việt Nam
cũng như khái quát về các ngôi chùa Nam bộ. Do đó tư liệu của chùa sẽ được sử
dụng ở nhiều điểm khác nhau.
Khái niệm chùa cổ được sử dụng trong đề tài của sinh viên được hiểu là những
ngôi chùa được hình thành từ năm 1900 về trước, nói cách khác những ngôi chùa
sau năm 1900 không phải là đối tựơng của đề tài nghiên cứu.
Mặt khác không gian nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạng ở hai ngôi chùa cổ Giác
Lâm và Giác Viên, sở dĩ hai ngơi chùa này được gọi là chùa cổ vì chúng có niên đại
trước năm 1900. Vì thế đề tài chỉ nghiên cứu những khía cạnh liên quan đến đề tài
mà thơi. Những khía cạnh khác tuy có đề cập đến nhưng chúng chỉ có ý nghĩa bổ

trợ cho đề tài này thôi.
Hơn nữa hướng nghiên cứu của đề tài là văn hóa – nghệ thuật kiến trúc chủ yếu
của hai ngơi chùa Giác Lâm và Giác Viên trong văn hóa Phật giáo thành phố nên
chủ yếu dựa vào tư liệu của hai ngơi chùa hiện có, và khảo sát hai ngôi chùa hiện
tại mà rút ra kết luận ban đầu.
2.2 Ngoài việc vận dụng những vấn đề phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa văn nghệ, các quan điểm của
đảng ta về kế thừa di sản văn hóa truyền thống về tơn giáo và tín ngưỡng đề tài xin
sử dụng:
2.2.1 Các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành của khoa lịch sử, chuyên
ngành lịch sử văn hóa nghệ thuật, cụ thể là miêu thuật, khảo tả. Bên cạnh đó ở đây
còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu dân tộc học.
2.2.2 Đề tài có liên quan đến nghệ thuật kiến trúc vì vậy sinh viên cịn sử dụng
phương pháp nghiên cứu kiến trúc như kết cấu công năng, mặt bằng cấu trúc…,
phương pháp tiếp cận của mỹ thuật như phân tích đặc trưng thẩm mỹ của một số tác
phẩm nghệ thuật của người xưa đề lại.


3

3. Nguồn tài liệu sử dụng trong đề tài
Sử dụng những kết quả điều tra khảo sát di tích hai ngôi chùa này của các tác giả
đi trước đã công bố, sử dụng một số bảng thống kê do người trước để lại.
Hồ sơ kiểm kê, xếp Hạng di tích của ngành văn hóa thơng tin Thành phố Hồ Chí
Minh.
Những sách có liên quan đến đề tài này.
4. Kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Bước đầu hệ thống tư liệu và kết quả nghiên cứu về hai ngơi chùa cổ của thành
phố Hồ Chí Minh qua các bản kê, bản vẽ… trên cơ sở đó xác định những vấn đề
được giải quyết và những vấn đề đang được đề tài đặt ra.

4.1 Tổng hợp các nguồn tài liệu, sinh viên cho rằng hai ngôi chùa Giác Lâm và
Giác Viên là hai cơng trình kiến trúc tồn tại lâu đời nhất tại thành phố Hồ Chí
Minh. Hai ngơi chùa hiện nay đã qua nhiều lần tu bổ.
4.2 Dựa vào kết quả phân tích, sinh viên cho rằng hai ngơi chùa này có giá trị
lịch sử văn hóa to lớn đối với thành phố Hồ Chí Minh. Nó là trung tâm văn hóa tinh
thần của thành phố hồ Chí Minh. Và hai ngôi chùa này đã được Bộ Văn hóa Thơng
Tin xếp vào di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia.
4.3 Qua đề tài, sinh viên cho rằng nên quan tâm vào công tác trùng tu lại hai
ngôi chùa vì trải qua thời gian, thiên nhiên hai ngơi chùa này đã hư hại nhiều. Nên
cần có phương án khoa học để trùng tu lại hai ngơi chùa.
5. Tóm tắc đề tài
Đề tài gồm các phần: Mở đầu (5 trang); Chương một: Tổng Quan ( 4 trang); Chương hai:
trình bày sơ lược về lịch sử hình thành của Phật giáo (11 trang, từ trang 10 – 21); Chương
ba: Tìm hiểu tổng quan về đặc điểm của các ngôi chùa Việt Nam (22 trang, tr22-44);
Chương bốn: Đặc trương Văn hóa – Nghệ thuật – kiến trúc của hai ngôi chùa cổ Giác Lâm
và Giác Viên (31 trang, từ tr45 – tr76); Chương năm: Kết luận chung và nhận định đánh giá
(5 trang, tr77 – 82); phụ lục (21 trang); Tài liệu tham khảo (2 trang).


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Di tích hai ngơi chùa
Chùa Giác Lâm (a1) tọa lạc tại số 118, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh, theo trục Bắc Nam. Khu vực chùa tọa lạc hiện nay, xưa kia vốn thuộc
địa phận xã Tân Sơn Nhì cũ. Dân cư quận Tân Bình chủ yếu là người Việt và người
Hoa. Như vậy một diên giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trong vùng tất yếu sẽ xảy
ra.
Chùa Giác Lâm lúc ban đầu có tên là chùa Cẩm Đệm. Chùa được xây dựng trên
một vùng đất mà theo quan niệm phong thủy học thì là vùng đất lý tưởng cho việc

dựng chùa.
Phía trước là vùng đất trũng sâu ln có nước dù mưa hay nắng, có lẽ nay là
Minh đường. Theo lời kể lại của các vị trụ trì chùa đã có nhà thủy tạ trên ao sen
này. Phía trái chùa là vùng đất rộng trống kéo dài ra tận đường Lê Đại Hành ngày
nay, bên phải là thế đât cao bao bọc theo đường Lạc Long Quân.
Như vậy vị trí hiện nay của ngôi chùa nằm theo hướng Bắc Nam: Cửa chính
hướng về Nam. Vị trí này cách trung tâm thành phố khoảng 6 cây số đường chim
bay trên đường Lạc Long Quân, số 118, phường 16, quận Tân Bình, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Sau gần 30 năm chỉ đảm nhận vị trí của Phật đường, là nơi vãng cảnh lễ bái cho
khách thập phương mà khơng có tăng sĩ trụ trì, Lý Thụy Long người đứng ra qun
góp để xây ngôi chùa này đã đến chùa Từ Ân, là một ngơi chùa nổi tiếng có các
Thiền sư an thât Phật học xin một tăng sĩ về trụ trì. Hịa Thượng Linh Nhạc Phật ý
đã cho đệ tử của mình là Thiền sư Viên Quang về chủ trì chùa Cẩm Diệm.
Từ năm 1744, khi Thiền sư Viên Quang về trụ trì, chùa Cẩm Điệm đã đổi thành
chùa Giác Lâm. Từ nay với trình độ un thâm phật pháp của mính, Thiền sư Viên
Quang đã tạo được sinh hoạt mới mẽ cho chùa, và từ lúc này, khách tham quan đến
chùa lễ bái mới có điều kiện học hỏi đạo Phật nhiều hơn và mới có thể xin tiến
hành các nghi thức quy y thọ giới.
Chùa Giác Lâm từ đó tới nay đã gần 300 năm. Đó là một thời gian khá dài. Ngôi
chùa cũng đã nhiều lần được trùng tu và đã trải qua tám vị Thiền sư trụ trì


5

Cũng giống như chùa Giác Lâm, chùa Giác Viên cũng được xây dựng theo kiểu
chữ Trung.
Chùa tọa lạc ở số 16185/20 đường Lạc Long Quân, Quận 11 thành phố Hồ
Chí Minh. Chùa ban đầu mang tên quan Âm các, được ngài Hương Đăng tạo dựng
vào năm 1805 từ một am nhỏ thờ Bồ tả Quan Thế Âm. Năm 1850, Thiền sư Hải

Tịnh đổi Quan Âm các thành chùa Giác Viên. Chùa được trùng tu lớn vào các năm
1899-1902 dưới thời Hịa Thượng Như Nhu trụ trì và vào các năm 1908-1910 dưới
thời Hịa thượng Như Phịng trụ trì
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có 135 pho tượng và 58 bao lam, hầu
hết tượng được tạc và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu của ngôi chùa. Các bao
lam ở chùa có giá trị nghệ thuật cao, có bao lam chạm cả hai mặt, đặc biệt là bao
lam “Bá Điểu”, người xem như thấy cả thế giới loài chim đang sinh hoạt ở quanh
mình. Chùa đã được Bộ Văn hóa cơng nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Chàu Giác Viên cịn có tên là chùa Hố Đất,, xưa là một am nhỏ , gọi tên là Quan
Âm Các, dựng vào năm 1798. Tương truyền khi Hòa thương Hải Tịnh đại trùng tu
chùa Giác Lâm, ông đã chọn ngôi chùa Giác Viên hiện nay làm bến xếp cây gỗ,
trước khi chuyển vận bằng đường bộ đến Giác Lâm dài 2km.Trước mặt chùa còn
rạch Hố Đất (rạch Tân Hịa) đổ ra rạch Ơng Bứong và kinh Log Gốm, vốn là đường
chở gỗ ngày xưa. Để tiện bề đơn đốc cơng việc, Hịa thượng dựng một nhà lá trong
đó thờ Phật. Phật tử lui tới ngày một đơng đúc. Năm 1850 chùa được chính thức
đổi tên thành chùa Giác Viên. Chùa Giác Viên trong thời gian này được dùng làm
cơ sở chánh học tập khoa ứng phú vùng chợ lớn. Trong chùa cịn lại bức Hồnh Phi
“ Tân Mão niên tại” nên có nhiều ý kiến cho rằng chùa co từ năm 1771 hoặc 1831.
Bình đồ chùa có bố cục theo kiểu chữ “Trung” chiều ngang 70m, dài 58m. Phật
điện được đặt giữa chùa. Hai bên có dãy nhà nối vào phần giữa bao bọc sân, trong
đó trồng cây cảnh, non bộ. Ngồi ra, trong chùa cịn có những dãy nhà phụ làm nhà
trai, nhà bếp, trường học. Nét đặt biệt trong kiến trúc chùa là bộ sườn gỗ chạp trổ
tinh vi , tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền của miền Nam. Qua các lần trùng tu lớn
vào các năm 1958, 1961, 1962, chùa được tu sữa theo kiến trúc Tây phương hơn.
Trong chùa có tất cả 153 pho tượng, 57 bao lam, 60 bức phù điêu. Trong khng
viên chùa cịn có 2 cơng đất trước nay là nơi xây cất trường Phật học Lục Hòa


6


Tăng, cơ sở in ấn tạp Chí Lục Hịa Tăng, cơ quan ngôn luận của giáo hội và là nơi
đào tạo bồi dưỡng tăng tài. Hiện nay chùa còn lưu lại nhiều tác phẩm điêu khắc với
những đường nét chạm trổ tinh vi như những tấm thêu trên măt gỗ. Đặc biệt chùa
cịn giữ chiếc giá võng của triều đình nhà Nguyễn tặng vị tổ sư Hải Tịnh, người
sáng lập ra chùa Giác Viên và một gốc mai.
Hằng năm hai ngơi chùa này thường có những ngày lễ lơn như:
Rằm tháng Giêng: ngày 15/1 Âm Lịch
Rằm tháng 10: ngày 15/10
Lẽ Vu Lan: vào ngày rằm tháng bảy âm lịch
Lễ Phật Đản: ngày rằm tháng tư âm lịch.
Cúng tết đoan ngọ, đưa Phật về Trời. Ngoài những nghi lễ trên chùa còn tổ chức
những lễ riêng của chùa như giỗ Tổ và tảo tháp.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Trong những năm gần nay, xu hướng trở về với văn hóa cội nguồn đang được đề
cao. Đình, chùa là mọt phần ảnh hưởng của làng quê Việt Nam. Văn hóa cội nguồn
của tâm hồn người Việt được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến. Nhiều bài viết và
nhièu cơng trình nghiên cứu về ngôi chùa là rất phong phú và đa dạng, đã để lại
một khối lượng tư liệu rất lớn, nhưng do đề tài nghiên cứu chỉ đề cập đến hai ngôi
chùa cổ Nam bộ – Giác Lâm và Giác Viên, nên tôi chỉ đề cập đến những bài viết
những cơng trình nghiên cứu đã đượ cơng bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Có nhiều tư liệu viết về hai ngơi chùa này nhưng cịn rất sơ sài, hoặc chưa thể
hiện hết nội dung bên trong của ngôi chùa. Tư liẹu sớm nhất viét về hai ngôi chùa
là “Gia Định thành thơng chí: của Trịnh Hồi Đức vầ “Đại Nam nnhất thống chí”
của Quốc sử quán triều Nguyễn soạn vào giữa thế kỷ XIX trong đó có viết về hai
ngôi chùa Giác Lâm và Giác Viên.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, trong “Ngũ Gia tông phái ký tồn tập” hay cịn
có tựa đề là “Thiền Gia tơng phái ký tồn tập” viét về cơng tác Phật giáo ở Trung
Quốc và khởi nguồn của Phật Giáo Nam bộ, trong đó có một số phần của Pháp sư
Trí Thơng, và Thiền sư Hải Tịnh ghi chép về những sinh hoạt Phật giáo ở Nam bộ
và hai ngôi chùa Giác Lâm và Giác Viên.



7

Vào những năm đầu thế kỷ XX, Lê Văn Hưu với cuốn sách “Pagodes Chinoises
et Annamites de Cholon”, viết bằng tiếng pháp xuất bản tại Bắc Kỳ, Hà Nội
1931.Học giả Vương Hồng Sển với cơng trình “Sài Gịn năm xưa”, Huỳnh Minh
với “Gia Định xưa và nay” và Vân Thanh với cơng trình “ Lược khảo Phật giáo
Việt nam qua các thời đại và phát nguồn của các giáo phái Phật giáo”.
Sau năm 1975 những cơng trình nghiên cứu về các di sản văn hóa dân tộc đã
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm đến trong đó có đình, miếu,
chùa...Có khá nhiều bào viết và cong rình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến hai
ngôi chùa như “chùa Giác Lâm” của Nguyễn Quảng Tuân (1987); “bộ Tượng 18 Vị
La Hán chùa Giác Lâm”, “Chùa Giác Lâm – di tích lịch sử văn hóa” của Trần Hồng
Liên 1991...
Trong đó, “Chùa Giác Lâm di tích lịch sử văn hóa” của Trần Hồng Liên là một
cơng trình Nghiên cứu có giá trị về mặt tư liêu, nhất là những tư liệu khảo sát thực
tế của tác giả.
Như vậy, những ghi chép về hai ngôi chùa này đã bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX.
Đặc biệt việc nghiên cứu mới bắt đầu và cũng được thúc đẩy mạnh mẽ từ những
năm 90 của thế kỷ XX trở lại nay. Các nghiên cứu đi trước đã có những thành cơng
bước đầu và đặt nền tảng cho quá trình nghiên về chùa Giác Lâm và Giác Viên.
Nhìn tổng thể, số bài viết và cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này rất
nhiều, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách tồn diện về văn hóa đặc
trưng của ngôi chùa. Tuy nhiên, các vấn đề đặt ra đều có tính chất gợi mở và là
những tư liệu khoa học quý giá giúp sinh viên nhiều trong quá trình nghiên cứu.
3. Hướng nghiên cứu tiếp tục của đề tài
Việc nghiên cứu “Đặc Trưng văn hóa – kiến trúc – nghệ thuật của hai ngôi
chùa cổ Giác Lâm và Giác Viên” là sự kế thừa và phát triển những công trình
nghiên cứu trước về hai ngơi chùa cổ giác Lâm và Giác Viên. Điểm phát triển chủ

yếu của đề tài là nhữn biểu tượng, những văn hóa đặc trưng qua kiêến trúc, nghệ
thuật trang trí, điêu khắc của chùa Giác Lâm và Giác Viên. Ở đây sinh viên xin
không đề cập đến những hoạt động văn hóa xã hội của hai ngôi chùa này.


8

Đề tài đi sâu nghiên cứu phân tích các yếu tố văn hóa chùa Giác Lâm và Giác
Viên, đặc biệt các yếu tố văn hóa Việt, Hoa và những nét văn hóa Phương tây trong
cấu trúc Phật giáo mà hai ngơi chùa này là chủ thể điển hình. Miêu tả những biểu
tượng văn hóa, giải thích tìm hiểu nghiên cứu những ý nghĩ và biểu tượng văn hóa
của mơ típ trang trí thể hiện qua nội và ngoại thất chùa và tháp mộ, những phần
trức nay đề cập đến nhưng chưa làm rõ nét hoặc chưa đề cập đến những nét văn hóa
thể hiện ở hai ngơi chùa.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa vật thể của hai ngơi chùa và phát triên
những quan điểm và nhận thức của người đi trước để có được những quan điểm
nhận thức trên cơ sở dân tộc học. Đề tài xin đi sâu vào những chuyển biến văn hóa
tộc người từ người Hoa sang người Việt mà giai đọan đầu là người Hoa và người
Việt ở giai đoạn sau. Từ đó xác định thêm sự gắn bó Việt – Hoa trong lịch sử 300
năm ở Sài Gịn nói riêng và Nam Bộ nói chung.
Như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về hai ngơi chùa Cổ Giác Lâm và Giác
Viên dưới góc độ hai di tích lịch sử và văn hóa đã được nhiều người đề cập đến,
trong đó có cả giới khoa học. Riêng về Phật giáo dưới góc độ dân tộc học, nhất là
thông qua một ngôi chùa cụ thể để làm rõ văn hóa tộc người, cụ thể là văn hóa tộc
người Việt ở Nam bộ đã được hình thành và định hình cụ thể như thế nào, trong đó
văn hóa Phật giáo có sự đóng góp mà nhiều biểu hiện cụ thể qua hai ngôi chùa chưa
nghiên cứu nhiều.
Như vậy việc đề cập, ghi chép về hai ngôi chùa Giác Lâm và Giác Viên đã thấy
trong tư liệu cũ. Những bài viết riêng lẻ trước năm 1975 là những ghi chép có tính
chất gợi mở. Sự nghiên cứu về hai ngôi chùa nay đã bắt đầu từ những năm 90. Đặc

biệt thúc nay mạnh vào những năm 1991 trở lại nay. Các nghiên cứu đi trước đã đặt
nền tảng bước đầu cho sự nghiên cứu toàn diện hơn về hai ngôi chùa này trong bối
cảnh chùa Nam bộ và xa hơn nữa là những chùa khác ở Nam bộ.

CHƯƠNG II: PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. Đạo Phật ở Việt Nam
1.1 Nguồn gốc


9

Vấn đề triết học Phật giáo là một vấn đề lớn xưa nay đã được đề cập nhiều ở
nước ta. Trong đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của
moat số ngơi chùa cổ tiêu biểu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, chỉ xin phép
được nói qua chứ khơng đi sâu vào nghiên cứu.
Nguyên thủy Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Tây
lịch.
Vào giữa khoảng thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên (trCN) ở Ấn Độ trải qua một
cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc. Quá trình hình thành quan hệ giai cấp
diễn ra trong điều kiện đa dân tộc và sự thống trị về mặt tinh thần cuả Bàlamôn
giáo ở miến Bắc Ấn Độ. Trong xã hội xuất hiện bốn đẳng cấp chính:
+ Tăng lữ thuộc giai cấp 1 Bàlamơn giáo (Bràhman).
+ Vua chúa thuộc giai cấp Sát đế lợi (Ksatriya)
+Bình dân thuộc giai cấp Tỳ xá (Vaisya).
+ Tiện dân thuộc giai cấp Tu đà la (Sùdra).
Hai giai cấp Bàlamôn và vua chúa là giai cấp thống trị, hai giai cấp bình dân và
tiện dân là giai cấp bị trị. Bốn giai cấp này theo chế độ thế tập, cha truyền con nối,
nên giai cấp nô lệ cứ phải làm nô lệ tạo thành một tổ chức xã hội bất công.
Giai cấp Bàlamôn dựa vào chế độ xã hội mà quy định thành 4 thời kỳ tu hành:
Phạm trí kỳ (Brahmacàrin), Gia cư kỳ (Grhastha), Lâm cư kỳ (Vànaprastha), Du

hành kỳ (parivràjaka).
Dịng họ Bà-la-mơn đã chế định ra bốn giai cấp, tự cho mình là ở vị trí tối cao,
và chia sự tu hành ra làm bốn thời kỳ, sinh hoạt theo ý tưởng. Nhưng trái lại còn ba
giai cấp khác, nhất là giai cấp tiện nhân lại bị xã hội khinh miệt, không được pháp
luật bảo hộ, cấm chế không cho dự phần tín ngưỡng tơn giáo, và tán tụng kinh điển
Veda.
Để đáp lại lịng mong mỏi đó, nên đã phát sinh ra một tơn giáo tha thiết với mục
đích nhất vị bình đẳng cứu đời, do Đức thích ca mâu ni sáng lập. Đức Phật, Ngài
khơng nương vào giịng họ cao thấp để định giá con người, mà chỉ nương vào phần
phẩm hạnh đạo đức.


10

Đức Phật tên là Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn nước La Hầu La. Là con vua,
sống trong lầu vàng điện ngọc, đã có vợ đẹp con khơn, nhưng Thái tử bổng thay đổi
cách nhìn, quyết tâm đi vào Đạo. Đó là vì ba lần đi qua cửa hồng cung, Thái Tử
gặp ba cảnh tượng khác nhau: một người già, một người bệnh, một người chết sắp
chôn. Lần thứ tư, ơng gặp một tu sĩ. Ơng bỗng thấy đời là bể khổ, cần phải làm sao
để thoát được bể khổ này. Thế là năm 29 tuổi ông bỏ gia đình, cung điện từ chối
giàu sang và quyền lực, đi tìm con đường cứu khổ. Ơng đã sống trong rừng, đã ngồi
suốt đêm ở các bờ sông, gốc cây và cuối cùng thì ngồi thiền 49 ngày đêm dưới cây
bồ đề để thành Phật. Tiếp đó Ngài đi khắp nơi truỳên bá học thuyết của mình, thu
nhận các mơn đồ. Đời sau đã tơn Ngài là Đức Phật tổ thích ca.
1.2 Đạo lý
Lúc đầu tư tưởng Phật giáo chỉ được truyền miệng về sau mới được chép thành
kinh sách. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu tập trung vào Tam tạng kinh: Kinh tạng, luật
tạng, Luận tạng. Trong lịch sử Tam tạng, lúc đầu chỉ có Tạng Kinh và Tạng Luật,
sau này vào đợt kết tập lần thứ ba Tạng Luận mới bắt đầu được hình thành.
Về quan niệm thế giới và con người: Đạo Phật cho rằng bản thể là chân như có

có khơng khơng. Các hiện tượng là vơ thường ln ln chuyển động. Trong sự
sống có cái chết, cái chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng
không gian là vô tận. Trong vũ trụ có đến ba nghìn thế giới. Đời có nhiều kiếp, mỗi
tiểu kiếp có 16 triệu năm. Con người ở trong vòng luân hồi sanh tử, ở kiếp này phải
chiệu quả báo cho việc làm kiếp trước. Đó là lý thuyết về nhân quả và nghiệp báo
của nhà Phật.
Bên cạnh đó Đức Phật cịn đưa ra một số thuyết như: tứ diệu đế, bát chánh đạo,
thập nhị nhân duyên, ngũ giới…Nhưng chủ yếu tập trung vào tứ diệu đế là chính.
Như ta đã biết cơ sở học thuyết Phật giáo là thuyết “Tứ diệu đế”, tức là bốn chân
lý vĩ đại. Bốn chân lý đó bao gồm: khổ đế, tập đế, đạo đế, diệt đế.
Khổ đế: cuộc đời là đau khổ, chân lý này chỉ ra nỗi khổ của chúng sanh, theo
Phật giáo, mọi loài vật thuộc thế giới vơ hình hay hữu hình đều khổ đau. Đức Phật
chỉ ra bốn cái khổ là: sinh, lão, bệnh, tử. Ngoài ra còn những cái khổ như: ái biệt ly
khổ, cầu bất đắc khổ, oán tăng hội khổ, ngũ ẵm thịnh khổ.


11

Tập đế : nguyên nhân của mọi đau khổ là khát vọng. Nó được tập trung trong
thập nhị nhân duyên: vô minh , hành, thức, danh sắc, lục nhâp, xúc, thọ, ái, thủ,
hữu, sinh, lão tử.
Diệt dế: phải biết 12 nhân duyên ấy biết rồi phải diệt đi. Diệt thì lòng mới yên
tĩnh, và vào cõi Niết Bàn.
Đạo đế: để diệt được khát vọng phải có con đường đi cho đúng, con đường ấy có
8 phép gọi là Bát chánh đạo: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh
nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh kiến, chánh niệm, chánh định.
Đấy là những điều cơ bản. Tu theo đạo Phật là phải biết suy nghĩ, học và làm
theo các điều trên. Tu như thế phải có một tiến trình để đạt tới sự giác ngộ. Tiến
trình ấy là:
Giới: biết điều răng cấm để khơng phạm sai lầm.

Định:khơng để cho tâm trí bị tán loạn.
Tuệ :trở nên sáng suốt.
Bên cạnh đó ta cịn phải đềcập đến ngũ giơi: không sát sanh, không tà
dâm,không nói dối.
1.3 Đạo Phật phát triển ở Châu Á
Lý thuyết Phật tổ được hoan nghênh, được nhiều đồ đệ của người sưu tầm ghi
chép và phát huy, trước hết ở Ấn độ, sau đó truyền sang các nước khác: Trung
Quốc, Srilanka, Miến Điện, Thái lan, Việt Nam, Nhật Bản… tại Ấn độ trước cơng
ngun dã có bốn đại hội do nhà vua bảo trợ, kết quả là thu thập được càc kinh điển
theo Phật giáo. Có ba loại:
Kinh: sách ghi lời của Đức thích ca.
Luật: sách ghi chép những phép tắc tu học cho người xuất gia.
Luân: sách của những nhà sư giảng giải, phát triển lý thuyết của Phật tổ.
Ba loại sách này gọi chung là Tam tạng kinh. Cũng sau các đại hội này mà các
đệ tử nhà Phật chia làm hai phái:
Tiểu thừa: là cổ xe nhỏ, chú trong vào việc tu hành khổ hạnh, cố gắng tu dưỡng
cho bản thân mình. Chỉ người xuất gia mới là đệ tử nhà Phật.


12

Đại thừa: cỗ xe lớn, có chủ trương tự giác tu, tu cho mình và cũng để giác ngộ
kẻ khác.
Tại châu Á các nước phía Bắc theo đại thừa, nên gọi là Bắc tơng. Việt Nam
cũng theo phái này. Cịn các nước phía Nam theo tiểu thừa, gọi là Nam tông, một
số nơi ở miền Nam Việt Nam cũng theo phái này.
Ơ từng phái như thế, các nhà tu hành cịn chia các tơng phái khác nhau , gọi là
các tơng. Ta có thể nói:
Phái tiểu thừa có: Câu xá tơng, Thành thực tơng.
Phái đại thừa có: Luật tơng, pháp tướng tông, Tam luận tông, Mật tông,

Hoa nghiêm tông, Thiên thai tông, Thiên tông, Tịnh độ tông.
Việt Nam theo :Thiền tơng, Mật tơng, Tịnh độ tơng.
Có các tơng rồi có các phái nữa. Ơ Việt Nam nhất là từ các thế kỷ 17, 18 trở đi,
hai phái có ảnh hưởng lớn nhất là phái Lâm Tuế và phái Tào Động.
1.4 Đạo Phật phát triển ở Việt Nam
1.4.1. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ II sau công nguyên
thông qua sự giao lưu buôn bán giưã người Ấn Độ và người Việt, sau đó là người
Trung Hoa với người Việt. Về đại thể sự du nhập này bằng hai con đường là đường
thủy (hồ tiêu) và đường bộ( đồng cỏ).
Con đường hồ tiêu: tức là con đường biển xuất phát từ các vùng hải cảng
vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Inđơnêxia, Việt Nam… lợi dụng luồng gió thổi
định kỳ hai lần trong năm phù hợp với hai mùa mưa nắng ở vùng Đông Nam Á,
những thong nhân Ấn đã tới các vùng này để buôn bán bằng các con thuyền buồm.
Trong các chuyến viễn dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai
tăng sĩ để cầu nguyện cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ thế mà truyền bá
được đạo phật vào các dân tộc trong vùng Đông Nam Á. Giao Châu bấy giờ là
trung tâm Luy Lâu, là nơi tụ điểm nghỉ chân giao lưu của các thương thuỳên. Lịch
sử chính thức xác nhận vào năm 240 trước công nguyên, Mahoda- con vua A
dục(Asoka) đã đưa đạo Phật vào Việt Nam. Tư liệu lĩnh Nam chính Quái cho biết
một dữ kiện chứng tỏ sự có mặt của đạo Phật vào đời Hùng Vương thứ 3. Đó là


13

chuyện công chúa Tiên Dung con vua Hùng Vương thứ 3 lấy Đồng Tử. Chuyện kể
rằng Đồng Tử và Tiên Dung lập phố xá bn bán với người nước ngồi. Một hôm
Đồng Tử theo một khách buôn ngoại quốc đến núi Quỳnh Viên và tại đây Đồng Tử
đã gặp một vị sư Ấn độ trong một túp lều. Nhờ đó mà Đồng Tử và Tiên Dung biết
tới Đạo Phật. Qua dữ kiện này cho thấy sự hiện diện của Phật giáo do tăng sĩ Ấn

Độ truyền vào nước ta khá lâu trước tây lịch.
Qua nhiều tài liệu lịch sử, địa lí, tự nhiên, dân cư có thể cho ta một kết luận chắc
chắn rằng Đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam chứ không thông qua
Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên, cũng có nhiều cứ liệu lịch sử
chứng minh rằng đạo Phật được truyền vào nước ta qua con đường Đồng Cỏ.
Con đường đồng cỏ: tức là con đường bộ hay còn gọi là con đường tơ lụa, con
đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc
Trung Á, một nhánh của đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và
vùng sa mạc ở Trung Á tới Lạc Dương bằng Phương tiện lạc đà. Cũng có thể
thường nhân và các tăng sĩ tới vùng Tây Tạng và các vùng sông Mêkông, sông
Hông, sông Đà mà vào Việt Nam. Cuốn Lịch sử Phật Giáo Việt Nam( Hà Nội,
1988) có nói rõ: “Các thương nhân xuất phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường
bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo sông Kanburi mà xuống châu thổ Mênam,… rất
có thể các tăng sĩ Ấn độ vào đầu công nguyên đã theo con đường này mà đến đất
Lào, rồi từ đây vượt dãy trường Sơn sang Thanh Hóa hay Nghệ An”.
Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng định
rằng Phật Giáo truyền vào nườc ta khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch bằng những
phương tiện hịa bình và vì thế khơng một giọt máu nào chảy, khơng một giọt lệ
nào rơi vì sự truyền bá Đạo Phật vào Việt Nam.
1.4.2 Đạo Phật phát triển ở Việt Nam
Theo phần trên thì ta có thể khẳng định lại một lần nữa là đạo Phật truyèn vào
nước ta từ rất sớm. Dưới thời Hán, bên Trung Quốc có hai trung tâm truyền đạo là
trung tâm Bành Thành và trung tâm Lạc Dương, còn Việt Nam có trung tâm Luy
Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Thái thú Sỹ Nhiếp (thế kỷ I
trước công nguyên) đã từng ủng hộ trung tâm này. Chùa Dâu là tiêu biểu cho trung


14

tâm Luy Lâu. Cịn các vị tổ trước đó như Mâu Bác, Khương Tăng Hội, Huệ

Thắng… thì có truyền lại nhiều tác phẩm và các hành trạng.
Tiếp theo đó, nhiều thế kỷ sau, các nhà sư nước ngoài lần lược sang hành đạo ở
Việt Nam. Người Ấn Độ có Ti Ni Đa Lưu Chi, người Chiêm thành có Mahamaya.
Nhiều nhất là các nhà sư Trung Quốc, mở đầu như sư Vô Ngôn Thông (sang thế
kỷ thứ 9) sư Thảo Đường(bị bắt chung với quân Chiêm Thành hồi thế kỷ 11). Từ
thế kỷ 17, nhất là từ Trung bộ trở vào, các chúa Nguyễn đều mời các vị sư Trung
Quốc sang khai sơn các chùa.
Phái thiền Lâm Tế ở miền Bắc tiêu biểu là Thiền sư Chuyết Chuyết (có tháp ở
chùa Bút Pháp) và các nhà sư Minh Thành, Minh Hương. Ơ miền Trung từng tỉnh
đều có các vị sư danh tiếng:
- Quảng Trị: sư Viên Cảnh, Viên Khoan
- Thuận Hóa: sư Giác Phong, Từ Lâm
- Quảng ngãi: sư Pháp Bảng
- Phú n: sư Tế Viên
- Bình Định: có sư Ngun Thiều
Phái thiền Tào Động thì có:
- Quảng Nam: sư Hưng Liên
- Thuận Hóa: sư Thạch Liêm
Các vị sư nước ngồi này đều có cơng lao lớn với sự truyền bá Phật giáo ở Việt
Nam. Có nhiều người trong số họ, đã góp phần làm nên cái riêng có bản chất bản
địa, để có thể gọi là doing lên một nền Phật giáo Việt Nam, cố nhiên trong đó,
người Việt Nam Phải là trụ cột.
1.4.3. Các thiền phái Việt Nam
Tiếp thu tinh thần và lý thuyết Phật Giáo như vậy, những Phật tử lỗi lạc ở Việt
Nam, không phát biểu thành chủ trương, nhưng gần như đã mặc nhiên, có một ý
thức muốn có một nền Phật giáo chung cho dân tộc mình. Người theo tơng phái
này, người theo tơng phái khác, họ vẫn tuân theo Đại Thừa, Tiểu thừa hoặc theo
những tơng phái đã có, nhưng có tự hình dung ra cách tiếp nhận và cách thể hiện



15

các Kinh, Luật, Luận một cách đại đồng tiểu dị. Có thể gọi đó là các thiền phái Việt
Nam.
Phái Ti Ni Đa Lưu Chi: vị sư này là người Ấn Độ, sang ở chùa Pháp Vân(Bắc
Ninh) là sư tổ Phái thiền tơng ở nước ta. Phái này sau có 18 đời với 29 vị Thiền sư,
người đầu tiên là Pháp Hiền.
Phái Vơ Ngơn Thơng: có 15 đời và 40 vị thiền sư. Người đầu tiên là Cảm
Thành.
Phái Thảo đường: có 19 vi thiền sư, đặc biệt vua Lý Thánh Tông là vị tổ thứ hai.
Sau đó có cả Lý Anh Tơng và Lý Cao Tơng. Phái chỉ có 10 người xuất gia, 9 người
là cư sĩ. Trong đó có Đỗ Đô được phái Trúc lâm sau này nhận làm tiền sư dẫn dắt
cho phai Hoàng Gia.
Phái Trúc Lâm: xuất hiện dưới đời Trần, sau cuộc kháng chiến chông quân
nguyên. Nay là thiền phái bộc lộ cái riêng củaViệt Nam. Nhiều tên tuổi rực rỡ đã có
sách ghi lại là sách Tam Tổ thực lục, nói về ba vị: Điều Ngự (vua Trần Nhân
Tông), Pháp Loa, và Huyền Quang.
Từ đời Lê Phật giáo khơng cịn là quốc giáo nữa, nhưng ở các nhà chùa, việc học
Phật vẫn được duy trì. Cuối thế kỷ 18, thiền phái trúc Lâm được phát triển, đi sâu
hơn về lý luận, với người tiêu biểu là Ngơ Thì Nhâm( Hải Lượng).
Phái liễu qn: là nhà sư ở Phú Yên, vốn thuộc dòng Lâm Tế ở Trung Quốc.
Nhưng nhà sư này đã làm cho thiền phái nàyđược Việt hóa, và trở thành phổ biến ở
đàng Trong
Sang thế kỷ 20,phật giáo vẫn được nhân dân tiếp nhậnvới thái độ khoan dung
và tinh thần trọng thị ở các tầng lớp đồng bào, tuy khơng có vai trị độc tơn như
trước. Vào những năm 30, có cuộc vận động chấn hưng phật giáo, có nhiều cư sĩ và
các trí thức đi sâu vào nghiên cứu. Chống lại các thề lực xâm lược và chế độ gia
đình trị, kỳ thị tơn giáo của các thế lực phong kiến Việt Nam, phong trào Phật giáo
đã đấu tranh sôi nổi. Đã lập ra được Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam.


1.4.4 Các nhà sư Việt Nam


16

Các vị quốc sư: từ thời Ngô, Đinh, cho đến thời kỳ đất nước chia ra Đàng
Trong, Đàng Ngoài, đã có nhiều nhà sư được triều Đình mời về giúp đỡ cho các
vua chúa trong vấn đề tư tưởng quốc dân và các vấn đề nhân sự: Các vị sư Ngô
Chân Lưu, Pháp Thuận, Vạn Hạnh cho đến Thạch Liêm v.v…đều là những người
như thế.
Các vị tổ sư, các vị thánh tổ: như Trúc Lâm Tam tổ, các vị được tôn là Đại
thánh (như Minh Không, Giác Hải, Từ Đạo Hạnh đều giỏi cả Thiền Tông và Mật
Tông) rồi đến các vị tổ có tiếng tâm như Liễu Quán.
Có những bậc thơng tuệ, đạo đức cao trọng, hoặc có ý kiến cao siêu về mặt lý
thuyết như Tuệ Trung thượng sĩ đời Trần, Hương Hải thời Trinh Nguyễn, Hải
Lượng Ngô Thì Nhậm thời Tây Sơn v.v… Cịn có những người có trình độ kiến
thức cao, hiểu biết lịch sử và các tác phẩm kinh luận Việt Nam như Thông Biện đời
Lý, Chân Nguyên thế kỷ 17 v.v… Các nhà sư đồng thời là các nhà thơ có rất nhiều
và sáng tác thi ca của họ chiếm vị trí danh dự trong thi ca Việt Nam.
Thế kỷ 20 lại có nhiều nhà sư xuất sắc, đóng góp nhiều ý kiến cho việc nghiên
cứu Phật giáo như trường hợp Thiện Chiếu, Thiều Chửuv.v…
2. Đạo Phật truyền bá vào Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Quá trình truyền bá đạo Phật vào Tp.HCM
Phật giáo Sài Gon-Thành Phố Hồ Chí Minh đã có 300 năm lịch sử. Vào khoảng
thế kỷ 17-18, hai họ Trịnh- Nguyễn gây chiến tranh triền miên nên có một số người
ỏ Ngũ Quảng vào Nam để sinh sống. Thời bấy giờ chỉ có một con đường duy nhất
là dùng thuyền nan đi dọc theo mé bãi. Sách Phủ Biên Tập Lục cua Lê Q Đơn
cho biết người đi biển sau khi nhận giấy phép, cứ nhìn rặng núi phía bên phải mà
đi, khi hết núi tức là đến xứ Vũng Tàu. Tại đây có nhà cửa người ta vào tìm nước
ngọt và hỏi thăm tin tức. Nếu phía trên thì đi bằng cửa Đơng Tranh, giữa đi vào cửa

Sồi Rạp, dưới đi vào cửa tiểu và cửa Đại. Hết đợt này đến đợt khác người đi khai
hoang lựa những vùng đất cao ráo khai hoang lập nghiệp. Dân số đông lang xóm
hình thành. Theo quy chế thời đó, khi lập làng phải dành những vị trí giao thơng
thuận tiện để lập một ngơi chùa, một ngơi đình, mấy ngơi miếu hoặc máy ngơi nhà
võ. Các cơ sở tín ngưỡng cộng đồng này đều rộng rãi, có thể là trụ sở hành chính


17

của chính quyền làng xã, trụ sở của các hội đoàn quần chúng, nơi tổ chức các lễ cầu
an, cầu phúc theo nghi thức Phật giáo, Nho giáohoặc tín ngưỡng dân gian. Tín
ngưỡng Phật giáo gắn liền với cuộc sống tinh thần địa phương, tồn tại nhiều năm.
Mãi đến thế kỷ 17 mới có vài ba cao tăng từ vùng Quảng Nam- Bình Định vào
vùng Trấn Biên – Phước An lập thủ am tu hành, hoằng dương Phật Pháp. Những
thủ am này sau được trùng tu thanh các đại già lam như Đại Giác, Long Thiền, Kim
Cang (Biên Hòa), Hưng Long (Thủ Dầu Một), Kim Cang (Tân An), Kim Chương
(Sài Gòn), Phước Tường (Thủ Đức), Tập Phước(Gò Vấp), Hội Sơn(thủ Đức)…
Thời đó người muốn xuất gia thọ giới tu học gặp nhiều vất vả, khó khăn. Ơ
Thành Phố Hồ Chí Minh, mãi đến năm Gia Long thứ 3 (1804) và Thiệu Trị thứ 4
(1844), mới tổ chức được đại giới đàn tại Sắc tứ Kim Chương tự và An cư Kiết Hạ
tại tổ Đình Giác Lâm. Trước đây tín đồ chỉ có thể thọ tam quy ngũ giới và được các
vị cao tăng truyền cho các giáo lý. Muốn thọ giới phải chờ mùa gió thuận ra vùng
Ngồi.
Nhà Nguyễn đã xuất quỹ xây dựng chua Khải Tường là nơi sinh của vua Minh
Mạng. Những ngôi chùa nỗi tiếng đều được xếp loại chùa công như: Sắc tứ Từ An,
Sắc tứ Kiểng Phước, Sắc tứ Pháp Võ, Sắc tứ Trường Thọ…Trường hợp đăc biệt do
vua ban sắc tặng thì gọi là ngự tứ: Ngự tứ Long Quang Tự. Đặc biệt nhất là có một
già lam đã nhận được 3 ân huệ của vua là Sắc tứ Kim Chương Tự (sau này đổi là
Sắc tứ Phổ Quang Tự, rồi Sắc tứ Thiên Trường Tự).
Thang 2 năm 1859 quân Pháp đánh chiếm Gia Định lập phòng tuyến chùa chiền

(Lingnes des Pagosdes) chọn nhiều đền miếu chùa chiền làmđồn lũy thế nên các đại
già lam bị phá hủy di dời. Ngay nay các đại già lam này dương như khơng cịn tồn
lại nữa.
Đến đầu thế kỷ 20 các hoat động Phật giáo Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn phát
triễn hơn trước. Các tổ đình các đại già lam như Giác Lâm, Giác Viên … đều lần
lược khai giới đàn, khai an cư kiết hạ.
Năm 1928-1929 bắt đầu có cuộc vận động chấn hưng Phật giáo. Tháng 8 năm
1931 các tăng ni phật tử thành lập hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học và xuất bản tờ
Từ Bi Am, trụ sở đặt ở chùa Linh Sơn.


18

Năm 1934 Hòa thượng Huệ đăng (chùa Thiên Thai-Bà Rịa) lập Thiên Thai
Thiền Giao Tông Hữu Hội, chủ trương truyền bá giáo lý nhà phật bằng cách thuyết
Pháp, mở trường gia giáo, dịch kinh,lập thư viện, xuất bản tạp chí Bác Nhã Am,
giúp người nghèo khổ, tương trợ tương tế.
Cũng trong giai đọan1936-1939 trong hàng cư sĩ có nhiều trí thức nghiên cứu
Phật giáo xuất bản tạp chí Phật giáo … để sau này hình thành các hội nghiên cứu
Phật giáo hoặc các hội tu học theo pháp môn Tinh Độ. Cũng có các cư sĩ trước đây
theo các tơng phái khác,nhưng nhờ nghiên cứu giáo lý Phật giáo nên đã thấy được
chân lý, quy y, xuất gia tu hành theo tôn giáo truyền thống và đã trở thành các cao
tăng lương đống.
Phật giáo Thành Phố Hồ Chì minh ngày nay là đơn vị trực thuộc Giáo Hội phật
giáo Việt Nam – một tổ chức Phật giáo thành tựu do kết quả củahội nghị thống nhất
Phật giáo Việt Nam kéo dài 4 ngày, qui tụ 165 đại biểu đại diện 9 tổ chức và các hệ
phái Phật giáo, theo nguyên tắc thống nhất một giáo hôi nhưng các tông phái vẫn
được tu hành theo pháp mơn riêng của mình.
2.2 Các hệ phái cơ bản
2.2.1. Hệ phái Bắc tông

Bắc tông hay Bắc truyền là hệ phái Phật giáo xuất phát ở An Độ, truyền và phổ
biến ở các nước phía Bắc như Trung quốc Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Phật
giáo Bắc tông giữ căn bản Phật giáo là Giới, Định, Tuệ.
Phật giáo bắc tông gồm ba bộ phái cơ bản là Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật
tông. Những ngôi chùa Phật giáo Bắc tông thường thờ Phật và Bồ tát, nhưng cũng
có trường hợp thờ thêm La hán và thờ Thần.
Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh có 1010 ngôi chùa, tịnh xá , tịnh thất, niệm
Phật đường… trong đó Bắc tơng có tới 935 ngơi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật
đường… Phật giáo thành Phố Hồ Chí Minh có 300 năm, lịch sử bắc đầu từ các vị
thiền sư ở vùng Thuận Hóa- Quảng Nam vân du chống tích tại vùng đất này. Có
một số thiền sư nỗi tiếng như thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là Tổ sư thứ 33
thiền phái Lâm tế. Sư Phật Ý - Linh Nhạc (1725-1821) khai sơn Sắc tứ từ An, sư
Phật Chiếu (1739-1817) khai sơn chùa Phước Tường ( Thủ Đức).


19

Thiên thai Giáo Quán Tông: là một trong 10 tông Phật giáo của Trung Quốc.
Tơng thiên Thai do Trí Khải đại sư ở núi Thiên Thai lập vào thời Bắc Tề ở Trung
Quốc, trước đây chỉ truyền bá phổ biến ở Miền Bắc Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên. Còn ở Việt Nam, mãi đến thế kỷ 20 mới được truyền vào Nam Bộ. Tông chỉ
của tông Thiên Thai là chuyên trì kinh Pháp Hoa, nên các chùa theo phai này đều
có chữ Pháp, như Pháp Hội, Pháp Quang, Pháp Trí, Pháp, Giới. Hiện nay tai Thành
Phố có 38 ngơi chùa thuộc Thiên Thai Giáo Quán Tông.
Vảo đầu thế kỷ 20 thể theo nguyện vọng tín ngưỡng của người Hoa Kiều các vị
tu sĩ từ Trong Quốc sang thường ngụ tại các đền miếu như Nhị Phủ miếu tức miếu
Ong Bổn ở chợ lớn, Phụng Sơn tự miếu tức miếu Quách Thánh Công ở Cầu Muối.
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 52 ngơi chùa người Hoa theo các thiền phái
Tào Động hoặc Lâm Tuế và 24 Tu Viện, tịnh thất theo tịnh độ tông (Trung Quốc).
Minh sư là một tông phái theo khuynh hương tam giáo đông nguyên, cụ thể là

thờ Phật, tu viện, tu sĩ xuất gia, thọ giới nhưng khơng thí phát. Nhà thờ Phật của
tơng phái Minh sư gọi là Phật đường,nên có khi gọi là đạo Phật đường. Đạo Minh
sư được hình thành vào đàu nhà Thanh (Trung Quốc) và được truyền vào nước ta
sau phong trào “Bãi Mãn phục Minh” thất bại. Tín đồ Minh sư có cả người Việt và
người Hoa.
Hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ cịn bảy Phật đương Minh Sư. Năm
1959, các chi phái Phật đường Minh Sư đã thành lâp Giáo Hội cư sĩ Phật Đương
Nam tông. Nhưng đến năm 1981 thì gia nhập vào Giáo Hội Phật giáo Việt Nam.
2.2.2 Hệ phái Nam Tông
Hệ phái Nam tông tuy là hệ phái lâu đời nhất nhưng là một hệ phái mới mẽ của
người Việt Nam
Cũng giống Bắc tông hệ phái Nam tông vẫn giữ điểm căn bản của Phật giáo là:
Giới, Định, Tuệ. Nhưng việc thờ phụng và hành đạo của tu sĩ thì khác Bắc tơng.
Trong chùa Nam tơng chỉ thờ Phật thích ca, kinh sách viết bằng chữ Pali. Tu sĩ chỉ
có tăng khơng có ni. Phật giáo Nam tông chủ yếu truyền ở các nước phia Nam như:
Srilanka, Inđônêsia, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, miền Nam Việt Nam, kể
cả Ấn Độ là quê hương của Đức Phật. Phật giáo Nam tơng cịn gọi là Phật giáo


20

Nguyên Thủy do các tu sĩ của họ còn lưu giữ hầu hết những nét căn bản từ khi Đức
Phật còn tại thế.
Ở Nam Bộ, người Khơ Me theo Phật giáo Nam tơng, đến mãi sau này mới có
một số người Việt đem Phật giáo Nam tông truyền bá cho mọi người như Nguyễn
Văn Hiểu, bác sỹ Lê Văn Giảng.
Tại chùa Kỳ Viên, ngày 4 tháng 5 năm 1957, cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thành lập
Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Sau đó, các Hịa thượng Bửu Sơn,
Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Cang, Giới Nghiêm, Tối Thắng, Giác Quang thành lập
Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.

Năm 1981 phật giáo Nam tơng là một trong chín thành viên vận động thống
nhất Phật giáo Việt nam. Hiện nay tại thành phố có 15 ngơi chùa Nam tơng.
2.2.3 Hệ phái tăng già khất sĩ
Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 60 tịnh xá. Trong số đó tịnh xá Ngọc
chánh được xây dựng đầu tiên vào năm 1953, nơi có dấu chân sư Tồ đến thuyết
pháp.
Theo truyền thống, do tập trung vào mục đích hoằng hóa giáo pháp, nên ngày
xưa các tịnh xá đều xây dựng đơn giản, điện Phật đơn giản chỉ thờ Phật Thích Ca.
tăng ni thường du hóa và giữ hạnh khất thực. Năm 1981 hệ Phái Tăng Già Khất sĩ
là một trong 9 hệ phái tham gia vận động thống nhất Phật Giáo. Nhưng sau này do
sự thay đổi cua thời cuộc nên cách xây dựng giáo hạnh của phái này cung thay đổi
theo. Cách tín nghưỡng của phái này cũng khác trước kia chủ yếu thở phật Thích
Ca nhưng giờ thờ thêm Di Đà Tam Tôn, Địa Tạng bồ tát, Quan ÂmBồ tát. Đến
giờ tụng kinh tịnh độ thì cịn tụng thêm một số bộ kinh nkhác như Di Đà, Vu Lan,
Địa Tạng, Pháp Hoa…
Địa bàn thành phố là địa bàn gồm nhiềi cộng đng cư dân sinh sống, gồm có
người kinh, người khơmem, người chăm, người Hoa. Phật giáo thành phố có trên
300 năm lịch sử, có nhiều tăng sĩ theo hệ phái khác nhau vì thế sau 300 tồn tại thì
nền Phật giáo thành phố có ba hệ Phái khác nhau: Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ.
Phật giáo thành phố hiện nay dù vẫn giữ bản sắc chung của Phật Thích Ca để lại là
Giới Định Tuệ nhưng màu sắc “phong phú đa dạng như một vườn hoa thất bảo”.


21

Hằng năm các tu viện, tịnh xá, tổ đình đều có các lễ hội chung và lễ hội riêng. Lễ
hội chung là lễ kỷ niệm ngày Đảng sanh, ngày thành đạo của Đức Phật. Các chùa
Phật giáo Bắc tơng cịn có ngày vía bồ tát, các ngày lễ dân gian được đưa vào chùa.
Hằng năm, Phậy giáo Bắc tông và Nam tông đều tổ chức an cư kiết hạ, ý nghĩa
giống nhau nhưng thời điểm khác nhau. Ngoài ra mỗi chùa cịn có lễ hội riêng đó là

giỗ tổ, kỷ niệm các vị cao tăng thạc đức. Do xuất phát từ các nền văn hóa khacvs
nhau, nên các tơng phái, hệ phái đều tổ chức hành lễ khác nhau. Nhiều tơng phái
hành lễ cúng Phật có nhac hịa tấu. Điều đặc biệt là các chùa, tu viện, tổ đình, tịnh
xá, tịnh thất…đều có nghệ thuật kiến trúc gắn liền với sự tích và đều có đường nét
chung hoặc riêng để thu hút khách tham quan chiêm bái.
2.3 Các vị sư tiêu biểu
Phật giáo thành phố có trên 300 năm lịch sử vì trong số những người đi khai
hoang tiên phong đã co nhiều người tin Phật và có nhiều thiền sư đến đây cấm tích
lập thủ am tu hành. Trong đó có rất nhiêu vị sư nổi tiếng như hịa thượng Từ phong
(chùa Giác Hải), hòa thượng Hoan Hỷ (chùa Long Thạnh), hòa thượng Thanh ẤnNhư Bằng (sắc Tứ Từ Ân)…
năm 1928-1929, hòa thượng Khánh Hòa(chùa Tuyên Linh) và sư Thiện Chiếu
(chùa Linh Sơn) xuất bản tờ Pháp Âm, vận động chấn hưng phật giáo.
Bên cạnh đó cịn có một số hòa thượng tiêu biểu khác nhưng chủ yếu tập trung
vào ba hệ phái chính:
Hệ phái Bắc tơng: sư Ngun Thiều (1648-1728) tổ sư đời thứ 33 của thiền phái
Tế Lâm, thiền sư Trí Bảng, hịa thượng đời thứ 25 của phái Lâm Tế, thiền sư Minh
Hải(1670-1755) đời thứ 34 của thiền phái Lâm Tế, hòa thượng Huệ Đăng (18731953) đời 41 của thiền phái Lâm tế…
Hệ phái Nam tông:Người có cơng đầu tiên đem hệ phái Nam tơng vào Việt
Nam là cư sĩ nguyễn Văn Hiểu, quê ở Cần Thơ, sau đó là Hịa thượng Hộ tơng
(Acha Giảng), Hịa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, KimCang, Giới Nghiêm, Tối
Thắng, Giác Quang.
Hệ phái tăng già Khất sĩ: Do sư tổ Minh Đăng Quang sáng lập sau đó là các vị
sư: Giác Tánh, Giác Chánh, Giác Nhu, Giác Tịnh, Giác An, Giác Nhiên… các ni
sư: Huỳnh Liên, Bạch Liên, Ngân Liên, Ngoạt Liên.


22

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CHUNG VỀ CHÙA VIỆT NAM
1. Tổng quan về chùa Việt Nam.

1.1 Cảnh quan chung
Phải nói rằng do một trinh độ thẩmmỹ, một tư duy sáng tạo nào đó mà nhân dân
ta, nhiều đời nay những trí thức làng quê, những lão làng, hương chức, và cả những
nhà kiến trúc vô danh họ không hề liên hệ thảo luận với nhau, cung khơng có tài
liệu khảo sát nào có sẵn, nhưng họ điều nhất trí chọn những ngôi chùan nhưng ngôi
đền trong nước ta, dù to dù nhỏ đều có một nơi tọa lạc xứng đáng.
Ta thấy rằng những ngôi chùa ở Việt Nam thường gắn chặt với quê hương xư
sở. Hầu hết các ngôi chùa đều được đóng bên núi hay bên sơng. Xung quanh các
ngơi chùa đều có sơng hồ, kênh rạch bao quanh. Có ngôi chùa ở ngay trên vùng đất
nổi tiếng về mặt du loch, do đó mà hai chữ danh lam, thắng cảnh thường gắng chặt
với những ngôi chùa. Chùa Việt Nam thường đi đôi với nhưng ngọn núi hoặc gắn
liền với lịch sử, hoặc là niềm tự hào của địa phương . chùa tây phương ở núi Câu
Lâu, chùa Phật Tích trên núi Lạng Kha…hay là đứng bên cạnh những con sông như
chùa Đọi ở Hà Nam đứng trông ra sông kinh, chùa Hịe Nhai trơng ra sơng
Hồng…hoặc khơng tiện gần sơng thì bắt buộc phải có nước như chùa Trấn Quốc ở
Hà Tây, chùa Một Cột phải có một cái ao , gọi là ao Linh Chiểu.
Thông thường những nơi có chùa tọa lạc phải là nơi sầm uất về cỏ cây hoa lá.
Vào chùa là vào nơi có nhiều cây cổ thụ và nhiều thứ hoa cỏ. Rừng cây ở quanh
chùa thường có nhiều chim chóc đặc biệt là quạ thường hay đến. Trong vườn cây
của chùa có nhiều loại dùng để làm thuốc .
Đến với những ngôi chùa tự nhiên tình cảm thiên nhiên của con người được bồi
dưỡng nâng cao và hợp với khuynh hướng sống của nhà chùa là xa nơi trần tục.
Tiếp đó, qua thời gian, các nhà sư, các khách thập phương qua quá trình sửa
sang con đường , đặt thêm các ghế đá, các mô đất, đào ao, đào giếng, dừng tháp,
xây dựng mộ đã góp phần bồi đắp cho cảnh quan của chùa tăng thêm vẻ đẹp của
mình .
Chùa thường gắn liền với sự tích dân tộc , sự tích quê hưong: cũng như các khu
đến đài lăng tẩm nhưng ở nay với lối kiến trúc đơn sơ nhưng nay huyền bí và thiên
liêng của những ngôi chùa ta dễ dàng nhận thấy rằng nhiều khu chùa thành cả một



23

di tích hay thắng cảnh: chùa Hương ở Hà Tình, Hà Tây, chùa Côn Sơn ở Hải
Dương, hay tại thành phố Hồ Chí Minh có chùa Giác Lâm, chùa Giác Tuyên. Đi
vào thế giới của những bậc được cho là siêu trần.
Những vị ấy đã để lại cho quê hương những dấu tích hoặc chiến cơng đánh bọn
quỹ dữ hay bọn xâm lăng, hoặc những kỳ tích tạo nên sơng núi, làng xóm. Rồi cả
những câu chuyện của các vị sư đã tu luyện, hoặc chỉ đi qua ở đây mà vẫn để lại
cho làng xóm những kỷ niêm xa vời. Chỉ cần nghe đến tên của ngơi chùa thì ta co
thể nghĩ ngay đến một huyền thoại, làm tôn vẽ lớn lao huyền bí cua ngơi chùa. Ví
dụ chùa Long Giáng (Bắc Ninh) chỉ là một ngơi chùa bình thường nhưng khi nghe
đến tên Long Giáng thì nghe đến một sự tích rất diệu kỳ. Cịn chùa Keo thì gắn liền
với một niềm tự hào về làng nghề của mình. Rồi những ngơi chùa gắn với lịch sử
dân tộc rất nhiều, hoặc co những chuyện những anh hùng đuổi giặc rơi được hồ
Phật, hoặc được xây dựng trong khung viên của một di tích mới. Như chùa Đồng
Quan (Hà Nội). Cịn hững ngơi chùa khi nghe tên ta cũng nghĩ ngay đến lịch sử dân
tộc trên đường Nam tiến như chùa Thập Tháp (Bình Định). Như vậy ta có thể thấy
rắng các ngơi chùa cổ ở Việt Nam nói chung và thanh phố Hồ Chí Minh nói riêng
thương gắn liền với các sự tích dân tộc, sự tích của quê hương đất nước của xứ sở,
của địa phương.
Bên cạnh sự gắn liền với thiên nhiên xứ sở, sự tích dân tộc, sự tích q hương
những ngơi chùa cịn thể hiện được nét bình dị mà rất thâm nghiêm và nó gắn với
tâm thức dân tộc. Dân ta có câu tục ngữ rất hay “Đất vua, chùa làng, phong cảnh
Bụt”. Câu nói tưởng chừng như quá lạc lõng trong bối cảnh ngày nay nhưng thật sự
thì rất sâu sắc. Đất vua ở đây không phải tư tưởng phong khiến mà là để khẳng định
chủ quyền của ta thời đại trước. Cịn chùa lang, phong cảnh Bụt thi nó gắn chặt vào
tâm thức dân tộc. Chùa Việt Nam thường là những ngơi chùa làng vì vậy mà ta có
thể nói rằng chùa Việt là một sản phẩm của văn hoá làng. Chùa của người Việt
mình có một đặt điêm là khơng to lờn đồ sộ như những nước khác mà chỉ là những

ngơi chùa nhỏ nhưng nó lai quần tụ tất cả mọi yếu tố của dân tộc từ thiên nhiên cho
đến sự tích của dân tộc. Như theo lời của nguyễn Đình Chiểu, “ai hay chùa đất,
Phật vàng” những ngơi chùa của miền quê Việt Nam đều ghi dấu ấn sâu vào tâm
thức của dân tộc. Như ta bi ết các ngôi chùa Việt Nam chủ yếu đi theo tịnh độ
tông, nên các ngôi chùa cũng là nơi tĩnh tại, rất lặng lẽ trang nghiêm nhưng cung


×