Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Chính quyền obama với vấn đề tranh chấp biển đông luận văn thạc sỹ 60 22 50

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 208 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HÀ TRANG

CHÍNH QUYỀN OBAMA
VỚI VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP. HỒ CHÍ MINH-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN HÀ TRANG

CHÍNH QUYỀN OBAMA
VỚI VẤN ĐỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

NGUỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NAM TIẾN

TP. HỒ CHÍ MINH-2013



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan luận văn này hồn tồn do tơi thực hiện với sự hướng dẫn của
TS. Trần Nam Tiến. Các trích dẫn, số liệu và thơng tin cần thiết dùng trong luận văn là do
tác giả thu thập được. Đề tài được thực hiện với một thái độ hoàn toàn khách quan và
trung thực. Các nguồn tài liệu trích dẫn đều được viện dẫn tại phần Tài liệu tham khảo
theo đúng quy định.

TP. HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hà Trang


LỜI CÁM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua, tôi đã nhận được nhiều sự
quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các thầy cơ, gia đình, bạn bè, q
lãnh đạo cơ quan, các anh (chị) đồng nghiệp, cũng như các cá nhân, tập thể có liên quan
đến q trình thực hiện luận văn, nhân cơ hội này, tôi muốn gửi lời tri ân chân thành và
sâu sắc đến quý vị.
Trước tiên, xin được kính lời cám ơn nhiệt thành nhất đến TS. Trần Nam Tiến –
Người trực tiếp hướng dẫn khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận văn, tuy rất bộn
rộn với công tác giảng dạy và nghiên cứu nhưng thầy vẫn ln tận tình hướng dẫn, hỗ trợ
tơi về mặt khoa học cũng như các điều kiện cần thiết liên quan.
Xin được chân thành cám ơn tập thể các thầy (cô) Khoa Lịch sử, đặc biệt là các
thầy cô Bộ môn Lịch sử Thế giới trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ
Chí Minh cũng như các thầy cơ trong và ngồi trường đã hết lịng dạy dỗ giúp tơi xây
dựng các kiến thức nền tảng, cần thiết và quan trọng trong quá trình học tập cũng như cho

quá trình thực hiện luận văn; các thầy (cô) Giáo vụ Khoa Lịch sử, các thầy (cơ), anh (chị)
ở các phịng, ban, trung tâm, thư viện, đơn vị trong và ngồi trường đã nhiệt tình hỗ trợ,
giúp đỡ tôi về mặt tư liệu, thủ tục, các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện và bảo vệ
luận văn.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý lãnh đạo cơ quan, các anh (chị) đồng
nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi có được thời gian học tập, nghiên cứu thuận lợi.
Xin chân thành cám ơn quý bạn bè, những người không ngừng ủng hộ động viên, giúp đỡ
tôi về nhiều mặt, đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vừa qua.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình, những người đã và đang
khơng ngừng động viên, giúp tơi có được điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành luận
văn.


Một lần nữa xin được gửi lời cám ơn đến tất cả.
TP. HCM, ngày 10 tháng 05 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Hà Trang


MỤC LỤC
DẪN LUẬN..............................................................................................................1
1. Lí do, mục đích nghiên cứu…………………………………………………….1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề……………………………………………………...3
3. Đối tượng, nội dung nghiên cứu………………………………………………..8
4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….9
5. Hướng tiếp cận tư liệu……………………………………………………..…...9
6. Kết cấu của luận văn…………………………………………………………..10
CHƯƠNG I: BIỂN ĐƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐƠNG NAM Á CỦA
MỸ

1.1. Vị trí địa - chính trị của Biển Đơng...............................................................11
1.1.1. Vị trí địa lý.....................................................................................................11
1.1.2 Về địa chiến lược, quốc phòng - an ninh........................................................12
1.1.3 Về địa - kinh tế...............................................................................................14
1.2. Biển Đông trong nhận thức của một số nước lớn........................................17
1.2.1. Trung Quốc...................................................................................................17
1.2.2. Nhật Bản........................................................................................................22
1.2.3. Ấn Độ............................................................................................................25
1.2.4. Liên bang Nga...............................................................................................27
1.2.5. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).............................................29
1.3. Lịch sử xung đột ở Biển Đơng.......................................................................31
1.3.1. Tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đơng trước năm 1975....................31
1.3.2. Tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đơng sau năm 1975 đến hết Chiến
tranh lạnh.................................................................................................................33
1.3.3. Thực trạng xung đột ở Biển Đơng hiện nay..................................................37
1.4. Biển Đơng trong chính sách của Mỹ trước thời kỳ Obama........................43
1.4.1. Thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991)..........................................................43


1.4.2. Giai đoạn từ sau Chiến tranh lạnh đến trước thời kỳ Obama........................49
1.4.2.1 Quan điểm can thiệp một phần trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông trong thập niên 1990 của thế kỷ XX...............................................................49
1.4.2.2. Quan điểm trung lập tích cực, thực hiện chính sách khơng can thiệp về vấn
đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông từ đầu thế kỷ XXI đến năm 2008................58
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN OBAMA VỚI VẤN ĐỀ
TRANH CHẤP BIỂN ĐƠNG
2.1. Lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đông...................................................................68
2.1.1. Về lợi ích kinh tế...........................................................................................69
2.1.2. Về lợi ích an ninh chiến lược và quân sự......................................................71
2.2. Chính sách của chính quyền Obama về vấn đề tranh chấp Biển Đơng.....73

2.2.1. Cơ cở hình thành chính sách..........................................................................73
2.2.1.1. Chính sách đối ngoại “xoay trục - đảo chiều”, chuyển trọng tâm chiến
lược sang châu Á - Thái Bình Dương......................................................................73
2.2.1.2. Sự quan tâm của Mỹ đối với Đông Nam Á.................................................77
2.2.1.3. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và đe dọa đối với tự do hàng hải..................79
2.2.2 Quan điểm và chính sách của chính quyền Obama về vấn đề tranh chấp Biển
Đơng........................................................................................................................83
2.3. Hoạt động triển khai chính sách của chính quyền Obama đối với quá
trình tranh chấp, xung đột ở Biển Đông..............................................................91
2.3.1 Các hành động phi quân sự.............................................................................92
2.3.2. Các hành động về quân sự.............................................................................96
2.3.2.1. Củng cố quan hệ đồng minh.......................................................................96
2.3.2.2. Gia tăng sự hiện diện quân sự....................................................................98
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU VỰC
3.1. Đặc điểm chính sách của chính quyền Obama về vấn đề tranh chấp Biển


Đơng......................................................................................................................104
3.1.1. Chủ trương can dự tích cực……………………………………………....104
3.1.2. Tích cực thúc đẩy vấn đề Biển Đông theo xu hướng quốc tế hóa……….106
3.1.3. Cân bằng quyền lực và ổn định khu vực tại Biển Đơng…………………110
3.2. Vai trị của chính quyền Obama trong việc giải quyết tranh chấp Biển
Đông……………………………………………………………………………111
3.2.1 Thuận lợi của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp……………….111
3.2.2. Khó khăn của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.113
3.3. Ảnh hưởng đối với quan hệ quốc tế ở khu vực…………………………119
3.3.1. Ảnh hưởng đối với quan hệ Mỹ - Trung…………………………………119
3.3.2. Ảnh hưởng đối với quan hệ Mỹ - ASEAN………………………………122
3.4. Chính quyền Obama đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông trong nhiệm kỳ

thứ hai (2012-2016)..............................................................................................125
KẾT LUẬN…………………………………………………………………….131
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................135
PHỤ LỤC………….............................................................................................157




DẪN LUẬN
1. Lí do, mục đích nghiên cứu
Đơng Nam Á có một vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á nói riêng và
thế giới nói chung. Do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền
giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Đông Nam Á từ lâu vẫn được coi là cầu nối
giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Sau Chiến tranh
lạnh, tiềm lực kinh tế của đại đa số các quốc gia trong khu vực liên tục tăng trưởng ở
mức cao, các hình thức liên kết và hợp tác giữa các thành viên trong khối ASEAN
không ngừng được đẩy mạnh, tạo cho khu vực Đông Nam Á trở thành một trong
những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước vào
thế kỷ thứ XXI, Đơng Nam Á càng nổi lên là một khu vực có vị trí chiến lược quan
trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc.
Bởi Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế,
chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đơng, Australia và nhiều nước
thuộc khu vực Thái Bình Dương. Trước những yếu tố đầy tiềm năng trên đã đưa Đơng
Nam Á trở thành một mảnh đất có vị trí chiến lược quan trọng, tạo “bước đệm” vô
cùng quan trọng trong chiến lược vươn rộng ra khu vực châu Á – Thái Bình Dương và
tồn cầu của cả Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, các cường quốc khác như Ấn Độ,
Australia và Nhật Bản ở những mức độ khác nhau đang tiến vào khu vực này, một
phần là để kiềm chế ảnh hưởng của nhau, nhưng chủ yếu là để củng cố những đòi hỏi
của họ về một vai trò to lớn hơn trong tương lai của khu vực.
Đối với Mỹ, với tư cách là siêu cường duy nhất từ sau Chiến tranh lạnh đến nay,

mặc dù trong mỗi giai đoạn sự quan tâm của chính quyền Mỹ đến khu vực Đơng Nam
Á có ít nhiều khác nhau nhưng nhìn chung ln xem Đơng Nam Á là trọng tâm chiến
lược tồn cầu của mình. Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Obama đã có nhiều điều
chỉnh đối với chính sách Đơng Nam Á theo hướng tích cực, tăng cường hợp tác. Chính
sách Đơng Nam Á là một nội dung trong tổng thể chính sách quay trở lại Châu Á –




Thái Bình Dương của Mỹ. Tại đây, Mỹ đã thể hiện nhiều động thái tích cực như tham
dự hội nghị cấp cao chính thức giữa Tổng thống Mỹ và các nguyên thủ quốc gia
ASEAN được tổ chức vào ngày 15/11/2009, quan tâm đến vấn đề hợp tác ở vùng sông
Mekong, vấn đề với Myanmar, và đặc biệt hiện nay là vấn đề tranh chấp Biển Đông.
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thơng biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á. Năm trong số
mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông
gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn
Độ, Đông Á, Australia, New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ
Đông Bắc Mỹ và biển Caribe; tuyến Đông Á đi Australia và New Zealand, Nam Thái
Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Do đó, Biển Đơng
được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Nhiều nước ở
khu vực Đơng Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Thực tế, vùng biển này hết
sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa-chiến lược, an ninh, giao
thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đơng cịn có liên hệ
và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Với tầm quan trọng nêu trên,
Biển Đông hiện nay đã trở thành địa bàn tranh chấp của nhiều nước trong và ngồi khu
vực. Thực tế, việc Biển Đơng bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống
chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu
vực. Với tư cách là một quốc gia có lợi ích “sống cịn” ở vùng biển này, Mỹ đã có

nhiều “động thái”, chính sách để bảo vệ những lợi ích của mình ở đây, qua đó tác động
rất lớn đến quan hệ quốc tế ở khu vực.
Nhìn chung, tranh chấp Biển Đơng là một trong những vấn đề an ninh gây trở
ngại đến sự phát triển hịa bình, ổn định của khu vực nói riêng và của nhiều quốc gia
ngồi khu vực nói chung. Đây cũng là một trong nhiều đề tài hấp dẫn đối với sinh viên,
học giả các chuyên ngành liên quan. Mỹ không phải là một quốc gia trong khu vực,
khơng phải là một quốc gia có vùng biển tranh chấp ở Biển Đông nhưng quyền lợi của




Mỹ khơng tách rời khỏi sự phát triển hịa bình, ổn định của khu vực. Đó cũng chính là
lý do khiến học viên nghiên cứu, tìm hiểu mối tương quan giữa Mỹ và vấn đề tranh
chấp Biển Đông. Nghiên cứu mối quan hệ này một cách có hệ thống, có cơ sở cũng
chính là mục đích thực hiện luận văn
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, “tranh chấp ở Biển Đông” không phải là một đề tài mới, các học giả
trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều cơng trình nghiên cứu và tiếp cận vấn đề này ở
nhiều góc độ. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ, chiến lược an ninh quốc gia
của Mỹ cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các học giả. Thời gian gần đây phải đặc
biệt kể đến hàng loạt các bài viết, nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với việc quay
trở lại châu Á – Thái Bình Dương, sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với khu vực
Đông Nam Á,... Tuy nhiên nếu xét đối tượng nghiên cứu là Chính quyền Obama và
vấn đề tranh chấp Biển Đơng trong mối tương quan thì các cơng trình được xuất bản
vẫn cịn rất hạn chế.
Trong năm 2012, Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) đã đã công bố Bản
báo cáo “Cooperation from Strengthen: The United States, China and the South
China Sea” nhằm kêu gọi tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông. CNAS là tổ
chức nghiên cứu có uy tín và có quan hệ gần gũi với chính quyền Washington. Một
trong những sáng lập viên của tổ chức này là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đơng

Á - Thái Bình Dương Kurt Campbell. Báo cáo của CNAS dài 115 trang, gồm 6
chương. Chương 1: Hợp tác trên thế mạnh - Chiến lược của Hoa Kỳ và Biển
Đông (Tác giả: Patrick M. Cronin and Robert D. Kaplan); Chương 2: An ninh hàng hải
trên Biển Đông và sự cạnh tranh đối với quyền hàng hải (Tác giả M. Taylor
Fravel); Chương 3: Ngoại giao song phương và đa phương của Trung Quốc về Biển
Đông (Tác giả Ian Storey); Chương 4: Các rạn nứt trên nền tảng toàn cầu - Luật quốc
tế và sự bất ổn trên Biển Đông (Tác giả Peter A. Dutton); Chương 5: Vai trị của tài
ngun thiên nhiên ở Biển Đơng (Tác giả Will Rogers); Chương 6: Vùng biển dữ dội
để kiến tạo liên minh (Tác giả James R. Holmes). Đây là một bản báo cáo tiếp cận các




nội dung ở nhiều góc độ khác nhau về vấn đề Biển Đơng như an ninh hàng hải, chính
sách ngoại giao của Trung Quốc ở Biển Đông, vấn đề luật quốc tế, vấn đề tài nguyên
thiên nhiên, việc xây dựng các mối liên minh. Trong đó, đáng lưu ý là nội dung “Hợp
tác từ sức mạnh: Chiến lược của Hoa Kỳ và Biển Đông”. Ở nội dung này, tác giả cơ
bản nêu được một số lợi ích của Hoa Kỳ ở Biển Đơng và kêu gọi các nhà hoạch định
chính sách thực hiện 5 bước tổng quát để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh.
Tồn bộ nội dung báo cáo hầu như chỉ phân tích các yếu tố mang tính lợi ích, các khả
năng đe dọa lợi ích và hoạch định một số bước đi cơ bản nhằm bảo về lợi ích và chủ
yếu là tập trung vào vấn đề tăng cường lực lượng hải quân bên cạnh việc mô tả một
cách khái quát thực trạng căng thẳng của quá trình tranh chấp. Văn bản này chẳng
những khơng phản ánh đầy đủ chính sách của chính quyền Obama đối với vấn đề Biển
Đơng mà do tính chất của một bản báo cáo mang ý nghĩa khuyến nghị chính sách nên
các nội dung được đưa ra chưa hồn tồn là nội dung trong chính sách của chính quyền
Tổng thống Obama.
Về cơng trình “A U.S. South China Sea Perspective: Just Over the Horizon”
của tác giả Andrew H.Ring được công bố vào tháng 7/2012, đây là một cơng trình
được viết với khá nhiều nội dung như vai trò quan trọng của Biển Đông, các quần đảo

tranh chấp chủ yếu, vấn đề luật biển quốc tế quan điểm động thái của các bên tranh
chấp, những lợi ích của Mỹ, khả năng tranh chấp được giải quyết,… nhưng từng nội
dung đặt ra chưa được tác giả phân tích sâu, cách trình bày khá rời rạc, thiếu tính kết
cấu và khơng nhằm tập trung phản ánh được một vấn đề trọng tâm nào.
Đối với một số bài viết khác được công bố như: “America “Returns” to Asia:
The South China Sea” của tác giả Bronson Percival, bài tham luận tại Hội thảo Khoa
học Quốc tế lần thứ ba: “Biển Đơng: Hợp tác vì An ninh và Phát triển trong Khu vực”
do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia đồng tổ chức tại Hà Nội từ 4-5/11/2011; Lee
Lai To (2003), China, the USA and the South China Sea conflicts, The National
University of Singapore, Special Section: The Politics of the South China Sea, Vol.
34(1):

25–39,

2003;

US

intervention

in

South

China

Sea

daft





( />Qingchuan,

Will

the

U.S.

Intervene in

the

South

China

Lian
Sea

Dispute?

( ... là các bài viết có sự khái quát về mối quan tâm, lợi ích, chính sách của
Mỹ đối với Biển Đơng nói riêng, Đơng Nam Á nói chung, phân tích một số khả năng
can thiệp của Mỹ vào vấn đề tranh chấp, về mối quan hệ Mỹ - Trung và Biển Đông
đang tranh chấp nhưng cũng chỉ chủ yếu hệ thống lại một số động thái về ngoại giao
của chính quyền Obama, nhận định một số khả năng có tính mở, qua đó chưa thật sự
phục dựng được đầy đủ nội dung của chính sách.

Đối với tình hình nghiên cứu trong nước, các vấn đề liên quan đến Biển Đông
luôn là những đề tài nghiên cứu hấp dẫn. Đã có nhiều cơng trình được xuất bản, nhưng
thường xoay quanh vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông, yêu sách phi
lý của Trung Quốc, các vấn đề lịch sử - pháp lý,… Nghiên cứu trực tiếp về chính sách
của chính quyền Mỹ đối với vấn đề Biển Đông hầu như không nhiều. Trong năm 2012,
Luận văn thạc sĩ “Chính sách đối với vấn đề Biển Đơng của chính quyền Obama”
của tác giả Trịnh Quốc Dũng bảo vệ tại Học viện Ngoại giao là cơng trình gần nhất, cơ
bản xem chính sách của chính quyền Obama là đối tượng nghiên cứu. Cơng trình này
được xây dựng với 3 chương: Chương 1: Khái quát về Biển Đông và tầm quan trọng
của Biển Đơng; Chương 2: Chính sách Biển Đơng và q trình triển khai chính sách
Biển Đơng của Mỹ; Chương 3: Chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông trong
tương lai. Luận văn của tác giả Trịnh Quốc Dũng chưa cho thấy sự liên hệ giữa chính
sách của các chính quyền trước với chính sách của Tổng thống Obama một cách rõ
nét; nội dung trọng tâm về chính sách khá lu mờ, chưa được phục dựng một cách đầy
đủ, nổi bật. Tác giả gần như chỉ mơ tả nội dung và q trình triển khai chính sách mà
thiếu sự so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm của chính sách cũng như những ảnh
hưởng tác động nhất định đến quan hệ quốc tế ở khu vực và quan hệ với một số nước
lớn khác trong q trình triển khai chính sách.
Một số hội thảo khoa học về vấn đề Biển Đông cũng được tổ chức, đặc biệt là 2




hội thảo quốc tế về Biển Đông do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia Hà
Nội tổ chức trong năm 2009 và 2010 đều có xuất bản kỷ yếu. Đối với Kỷ yếu Hội thảo
Biển Đông: hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực năm 2009 do Đặng Đình
Quý chủ biên, nội dung được chia làm 5 phần lớn: Ý nghĩa toàn cầu của Biển Đơng
trong bối cảnh mơi trường quốc tế có nhiều thay đổi; ý nghĩa khu vực của Biển Đông
trong bối cảnh mơi trường quốc tế có nhiều thay đổi; Những diễn biến gần đây ở Biển
Đông – hệ lụy đối với hịa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; Khuôn khổ hợp tác ở

Biển Đông; Hợp tác ở Biển Đông: kinh nghiệm và triển vọng. Về Kỷ yếu năm 2010,
nội dung được chia theo 4 phần lớn: Tầm quan trọng của Biển Đông trong môi trường
chiến lược đang thay đổi; Những diễn biến gần đây ở Biển Đông; Tranh chấp tại Biển
Đông: những vấn đề luật pháp quốc tế; Giải quyết tranh chấp và quản lý xung đột ở
Biển Đông: thành quả và triển vọng. 2 kỷ yếu trong 2 năm liên tiếp đã tập hợp khoảng
60 tham luận của các học giả uy tín trong và ngồi nước tiếp cận khá toàn diện và sâu
sắc vấn đề tranh chấp Biển Đông trên nhiều phương diện, là cơ sở tham khảo tốt cho
các học giả có định hướng nghiên cứu về tranh chấp Biển Đơng nói chung, tuy nhiên
với mỗi tham luận, các học giả chỉ mới hoặc là khái quát một nội dung tiếp cận khá
rộng hoặc là nêu thêm một cách tiếp cận hẹp, chi tiết, cụ thể của một nội dung nào đó,
do phải trải trên nhiều góc độ nghiên cứu nên chỉ với khoảng 60 tham luận cũng chưa
thể làm dày các nhóm nội dung mà kỷ yếu đã hệ thống.
Ngoài ra, nhiều bài viết về sự quan tâm của Mỹ đối với Biển Đông hay với vấn
đề tranh chấp Biển Đông cũng nằm rải rác trên các tạp chí chun ngành có thể kể đến
như: Phạm Thùy Trang, Lợi ích của Mỹ ở Biển Đông (Nghiên cứu Quốc tế, 6/2009);
Kurt M.Campell, Nguyên tắc can dự của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
(Châu Mỹ ngày nay, 5/2010); Hội thảo an ninh hàng hải Biển Đông (Châu Mỹ này
nay, 6/2011); Nguyễn Anh Cường, Chính sách của Mỹ về Biển Đơng (Châu Mỹ ngày
nay, 08/2011); Đặng Xuân Thanh, Tình huống chiến lược Biển Đơng (Nghiên cứu
quốc tế, 9/2011); Hồi Sơn, Chính sách của Mỹ tại Biển Đơng: tính bất biến và khả
biến (Nghiên cứu Đơng Nam Á, 10/2011); Hồng Việt, Lịch sử ra đời và các luận




điểm pháp lý yêu sách “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông của Trung Quốc (Nghiên cứu
Trung Quốc, 6/2011); Nguyễn Ngọc Trường, Mỹ điều chỉnh chính sách Biển Đơng,
( Hồng Khắc Nam, Hệ thống xung đột quốc tế ở Biển Đông: Thực
trạng và đặc điểm (Nghiên cứu Đông Nam Á số 2(143)/2012),… Nhìn chung, các bài
viết này đều có sự hạn chế về dung lượng dẫn đến các nội dung nghiên cứu tuy có tính

hệ thống nhưng chưa đầy đủ, về cơ bản là chỉ mang tính phác thảo, mơ tả, chưa có
những phân tích sâu sắc, tồn diện.
Bên cạnh đó, còn nhiều bài viết khác ở dạng tin hoặc bài tham khảo trên các
phương tiện truyền thông như báo, tạp chí khơng mang tính chun sâu và đặc biệt là
tài liệu tham khảo từ Thông tấn xã Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu phong phú, được
cập nhật thường xuyên, đầy đủ và “chưa có dấu hiệu dừng lại” nhưng chỉ dừng ở mức
độ thông tin, chưa thật sự là các cơng trình nghiên cứu khiến cho việc kế thừa, tham
khảo của người nghiên cứu cũng cần sự lựa chọn.
Có thể nhận xét chung là vấn đề tranh chấp Biển Đơng là một đề tài hấp dẫn, có
khơng ít học giả quan tâm trong khoảng 2 thập kỷ gần đây. Đây là một vấn đề phức
tạp, các học giả cũng chọn lọc nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Song, xem chính sách
của Chính phủ Mỹ, đặc biệt là chính quyền của Tổng thống Obama (từ năm 2008 đến
nay) là đối tượng nghiên cứu thì hầu như chưa có nhiều ấn phẩm được xuất bản; các
bài viết tuy cũng được một số học giả công bố khá thường xuyên trên cáp tạp chí
chun ngành và khơng phải chun ngành nhưng cịn khá rời rạc, tản mạn. Trên cơ sở
đó, luận văn “Chính quyền Obama với vấn đề tranh chấp Biển Đơng” có những
thuận lợi thơng qua việc kế thừa các thành quả của một số nhà nghiên cứu trước và cập
nhật, theo dõi, hệ thống, phân tích thường xuyên các động thái ngoại giao, các hoạt
động quân sự - quốc phịng, kinh tế của chính quyền Tổng thống Obama để có cơ sở
phục dựng đầy đủ chính sách của Tổng thống Obama đối với vấn đề Biển Đông.
3. Đối tượng, nội dung nghiên cứu
Về đối tượng, nội dung nghiên cứu: Luận văn không đặt trọng tâm nghiên cứu




vấn đề tranh chấp Biển Đông một cách đầy đủ với tất cả các nguyên nhân, biểu hiện,
trạng thái, ảnh hưởng và khả năng giải quyết tranh chấp cũng như không đặt trọng tâm
nghiên cứu Mỹ một cách hệ thống. Luận văn xem vấn đề tranh chấp Biển Đông là một
chỉnh thể, qua đó nghiên cứu chính sách của chính quyền Obama về vấn đề tranh chấp.

Mỹ không phải là quốc gia có vùng biển tranh chấp trong khu vực Biển Đơng
nhưng với vai trị là một siêu cường cũng như với những quyền lợi gắn bó tại khu vực
Biển Đơng, Mỹ có nhiều mối quan hệ ràng buộc với khu vực này. Vấn đề tranh chấp
Biển Đơng có tác động nhất định đến lợi ích của Mỹ, ảnh hưởng đến chiến lược an
ninh quốc gia của Mỹ và ngược lại những chính sách, động thái của Mỹ đối với khu
vực châu Á - Thái Bình Dương cũng có những tác động nhất định đối với vấn đề tranh
chấp cũng như quan hệ quốc tế ở khu vực. Để làm rõ đối tượng nghiên cứu truớc hết
luận văn xem xét chính quyền Obama nhận thức về lợi ích của Mỹ tại khu vực Đơng
Nam Á là gì, như thế nào; vấn đề tranh chấp Biển Đơng có những ảnh huởng nhất định
đến quyền lợi của Mỹ – đây chính là cơ sở quan trọng trong việc hình thành chính sách
của chính quyền Obama đối với vấn đề tranh chấp. Trên cơ sở nhận thức các đặc điểm
địa chiến lược của khu vực Đơng Nam Á nói chung, các yếu tố quyền lợi của Mỹ trong
vấn đề tranh chấp Biển Đông nói riêng luận văn khái qt chính sách của Mỹ đối với
Đơng Nam Á đồng thời phân tích chính sách và việc cụ thể hóa chính sách của chính
quyền Obama đối với vấn đề tranh chấp. Luận văn cũng tập trung xem xét đặc điểm,
ảnh hưởng của chính sách đối với vấn đề tranh chấp, đối với quan hệ quốc tế ở khu
vực và nhận định những khả năng giải quyết tranh chấp thơng qua vai trị của Mỹ.
Về thời gian nghiên cứu: vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đã có những dấu hiệu
bắt đầu từ những thập niên 1970 khi Mỹ rút khỏi Việt Nam, chiến lược tại Thái Bình
Dương thay đổi, và do đó thái độ của Trung quốc đối với Biển Đông thay đổi một cách
căn bản. Trung quốc xem chủ quyền của mình trong Biển Đông không phải chỉ là một
vấn đề liên quan đến căn cứ và kinh tế mà còn là một vấn đề uy tín; vị trí chiến lược và
kinh tế đều quan trọng như nhau. Sau Chiến tranh, vắng bóng hạm đội Mỹ vấn đề ai có
thể khai thác dầu trong vùng biển này trở thành lý do tranh chấp. Và Biển Đông thực




sự trở thành khu vực tranh chấp vào năm 1988 khi hải quân Trung Quốc chiếm đóng
bãi đá Gạc Ma (Johnson South Reef). Tuy nhiên luận văn không thực hiện nghiên cứu

vai trò của Mỹ đối với vấn đề này từ 1988 mà nghiên cứu từ năm 2009, khi Trung
Quốc lần đầu chính thức đưa u sách “đường lưỡi bị” ra Liên Hợp Quốc đã làm phức
tạp hơn vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Năm 2009 cũng là năm bắt đầu nhậm chức
của Tổng thống Obama. Khác với Tổng thống G.W. Bush, vị Tổng thống có thể coi là
khá sao nhãng đối với các nước Đông Nam Á, Tổng thống Obama đã có những điều
chỉnh chính sách quan tâm hơn đến khu vực này và vì vậy có những ảnh hưởng nhất
định đối với tình hình tranh chấp. Như vậy, đề tài giới hạn phạm vi thời gian nghiên
cứu từ 2009 đến nay và việc nghiên cứu các sự kiện xảy ra trước năm 2009 chỉ nhằm
mục đích làm cơ sở, nển tảng cho việc phát triển luận văn từ năm 2009 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác –
Lênin đặc biệt là phương pháp duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; các phương
pháp chuyên ngành: phương pháp lịch sử - logic, các phương pháp đồng đại, lịch đại
cùng với các phương pháp: phân tích, tổng hợp,… Ngồi ra luận văn cịn thực hiện dựa
trên các phương pháp liên ngành, đặc biệt là các phương pháp nghiên cứu trong quan
hệ quốc tế.
5. Hướng tiếp cận tư liệu
Chính tính thời sự của vấn đề mà có thể nói là nguồn tài liệu liên quan ít nhiều
đến luận văn là vô cùng phong phú. Điều này góp phần quan trọng trong việc định
hướng cách tiếp cận tài liệu của luận văn. Trước hết luận văn tập trung khai thác nguồn
tài liệu từ báo, tạp chí, Internet và nguồn tài liệu từ Thông tấn xã Việt Nam. Đây thực
sự là một kho tư liệu dồi dào với lượng thơng tin khổng lồ và chưa có dấu hiệu “ngừng
cung cấp”, tuy vậy để khai thác tốt nguồn tư liệu này địi hỏi người tiếp cận phải có
bản lĩnh nghiên cứu nhất định vì đây chỉ là mảng tài liệu có giá trị cung cấp thơng tin
và thể hiện nhiều quan điểm đa chiều, đa cách tiếp cận, có giá trị tham khảo. Trong q
trình nghiên cứu, thơng tin cần được phân tích và chắt lọc cẩn thận, chu đáo; tránh


10 


“tham”, “ôm đồm” và “dễ dãi” trong việc lựa chọn thông tin, kế thừa các quan điểm
của các học giả nghiên cứu trước.
Bên cạnh đó, khơng tách đối tượng nghiên cứu của luận văn ra một cách cô lập
mà cần nhìn nhận nó trong một tổng thể nghiên cứu rộng, mang tính lịch sử. Vì vậy
luận văn cịn chú ý khai thác, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan của các ấn
phẩm, cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngồi nước một cách có hệ
thống, có chọn lọc.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn cơ bản có 3 chương:
Chương 1: Biển Đơng trong chính sách Đông Nam Á của Mỹ. Đây là
chương hệ thống các kiến thức nền tảng, mang tính tiếp cận. Bên cạnh việc khái qt
vị trí, vai trị của Biển Đơng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới; trong nhận thức
của các nước lớn và đặc biệt là Mỹ; chương này cịn hệ thống q trình tranh chấp
Biển Đơng hiện nay một cách cơ bản và có cái nhìn tổng quan về chính sách của Mỹ
đối với vấn đề Biển Đông từ thời kỳ Chiến tranh lạnh đến trước thời kỳ Tổng thống
Obama.
Chương 2: Chính sách của chính quyền Obama với vấn đề tranh chấp Biển
Đông. Đây là nội dung cốt lõi, trung tâm của luận văn. Chính sách của chính quyền
Obama được phục dựng một cách có hệ thống từ các cơ sở hình thành chính sách; lập
trường quan điểm của chính quyền Obama đối với vấn đề tranh chấp và các nội dung
triển khai chính sách bao gồm các hành động quân sự và phi quân sự.
Chương 3: Đặc điểm và ảnh hưởng của chính sách đối với quan hệ quốc tế
ở khu vực. Nội dung chương này mang tính phát triển, gợi mở. Nhằm nghiên cứu sâu
chính sách của chính quyền Obama, trên cơ sở đã hệ thống, phục dựng chính sách,
luận văn triển khai thêm việc phân tích đặc điểm của chính sách; nhận định khả năng
giải quyết tranh chấp thơng qua vai trị của Mỹ cũng như những ảnh hưởng đối với
quan hệ quốc tế ở khu vực.


11 


CHƯƠNG 1:

BIỂN ĐƠNG TRONG CHÍNH SÁCH ĐƠNG NAM Á CỦA MỸ

1.1. Vị trí địa - chính trị của Biển Đơng
1.1.1. Vị trí địa lý
Biển Đơng – tên gọi quốc tế là “The South China Sea” được đặt theo nguyên tắc
quốc tế, dựa vào vị trí địa lý gần nhất của một lục địa tiếp giáp lớn nhất, khơng có ý
nói về chủ quyền [133; 1]. Biển Đông được trải rộng từ vĩ tuyến 25010’B đến 2003’N
và từ kinh tuyến 1000Đ đến 1210Đ [1;75], (nơi rộng nhất của Biển Đông không quá
600 hải lý), độ sâu trung bình khoảng 1.140m, khối lượng nước khoảng 3,928 triệu
km3 [23;99]. Đây là một biển rìa lục địa, tương đối kín, nằm ở phía Tây của Thái Bình
Dương; được bao bọc bởi lục địa Trung Hoa (ở phía bắc); đảo Đài Loan, quần đảo
Philippines (ở phía đơng); bán đảo Đơng Dương (ở phía tây), các đảo Borneo, Sumatra
của Indonesia và bán đảo Malaysia (ở phía nam và đông nam) với 9 quốc gia gồm
Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia,
Singapore, Indonesia và 1 vùng lãnh thổ ven biển Đài Loan. Biển Đông có 2 vịnh lớn
là vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ, có khả năng trao đổi nước với các biển, đại dương
lân cận qua các eo biển như eo biển Karimatan, Malacca, eo biển Đài Loan, Bashi.
Xét thực tế, vị thế Biển Đơng trên bình đồ khu vực và thế giới được đánh giá
theo 3 tiêu chí là vị thế tự nhiên, vị thế địa-kinh tế và vị thế địa-chính trị. Về địa-kinh
tế, Biển Đông sở hữu một nguồn tài nguyên lớn cho các quốc gia xung quanh, là con
đường hàng hải huyết mạch cho nhiều nước trên thế giới, đồng thời cũng thể hiện rõ sự
chênh lệch rất lớn về tiềm lực kinh tế của các nước bao quanh, từ đó nảy sinh nhiều
cách ứng xử khác nhau đối với chính Biển Đơng. Về địa-chính trị, do vị trí “ngã tư” và
“trung tâm”, khu vực Biển Đông là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, là mảnh đất
của chế độ thực dân cũ và mới, nơi đối đầu trong Chiến tranh lạnh, và là nơi có một vị
thế địa-quân sự mang tầm quốc tế. Trên cơ sở đó, Biển Đơng có vị trí rất quan trọng



12 

đối với sự phát triển của nhiều nước trong và ngồi khu vực, có ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của phần lớn cư dân và tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.
1.1.2. Về địa chiến lược, quốc phịng - an ninh
Biển Đơng nằm trên tuyến đường giao thơng biển huyết mạch nối liền Thái
Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á; nằm ngay trên
ngã tư đường hàng hải thế giới, từ phía Bắc (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản) xuống Nam (Malaysia, Australia) và từ phía Tây (châu Âu, châu Phi, Trung
Đông, Ấn Độ) sang Đông (châu Đại Dương, châu Mỹ). Đây được coi là tuyến đường
vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu
các loại qua lại Biển Đơng, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn,
hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên; trong khu vực Đơng Nam Á có
khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là
cảng Singapore và Hồng Công. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được
thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua Biển Đông [178; 415].
Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống cịn vào con
đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc.
Đây là mạch đường thiết yếu, cho phép vận chuyển phần lớn nguồn dầu nhập khẩu và
các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới những quốc
gia này. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và
45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đơng. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận
chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chun chở qua kênh đào Panama.
Theo ước tính, có khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, 60% của
Nhật Bản và 66% của Hàn Quốc đi qua Biển Đơng; có tới 42% hàng xuất khẩu của
Nhật Bản, 55% hàng xuất khẩu của các nước Đông Nam Á, 26% hàng xuất khẩu của
các nước công nghiệp mới và 40% hàng của Australia cũng đi qua vùng biển này. Đối
với Việt Nam, hơn 95% hàng xuất khẩu thông qua đường biển. Có thể nói, Biển Đơng

đã trở thành “van điều tiết” dòng chảy thương mại, đặc biệt là vận chuyển dầu hỏa


13 

giữa các nước Trung Đông và châu Phi và các nền kinh tế ở Đông Á [195; 4].
Khu vực Biển Đơng có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, đặc biệt
là eo biển Malacca. Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, eo biển Malacca như
cái nút thắt cổ chai, giữ vai trị đặc biệt quan trọng vì nó cung cấp các tuyến đường
ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương [146], là cửa ngõ chính cho các tàu
buôn và tàu chở dầu đi từ Đông sang Tây và ngược lại, là eo biển nhộn nhịp thứ hai
trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz. Các tàu chở dầu đi qua eo biển Malacca nhiều
gấp 3 lần so với lượng tàu chở dầu đi qua kênh đào Suez, và nhiều gấp 5 lần so với
lượng tàu qua kênh đào Panama [142; 328]. Được sử dụng bởi hơn 70.000 tàu chở
hằng năm, chuyên chở hơn 15 triệu thùng dầu trong năm 2006 và ước tính khoảng một
phần ba thương mại thế giới. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay
phụ thuộc nhiều vào dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được nhập
khẩu chủ yếu bằng đường biển, trong đó gần 80% được vận chuyển qua nút thắt cổ
chai Malacca [27].
Nằm ở trung tâm Biển Đơng, hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa thuộc một
trong những khu vực có nhiều tuyến đường hàng hải đi qua nhất trên thế giới; cùng với
eo biển Malacca, trở thành hai điểm trọng yếu cơ bản trong số các tuyến đường biển
đóng vai trị chiến lược của châu Á. Các tuyến đường biển chiến lược này là yết hầu
cho giao lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Hằng năm có khoảng 70% khối lượng
dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được
vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng
60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển
bằng đường biển qua Biển Đông [18]. Xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản phải đi qua
khu vực này chiếm 42%, các nước Đông Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%,
Australia 40% và Trung Quốc 22% [10]. Nếu khủng hoảng nổ ra ở vùng biển này, các

loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc vịng qua Nam Australia thì cước phí vận
tải thậm chí sẽ tăng gấp năm lần và khơng cịn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới.


14 

Tuy diện tích bề mặt nổi của hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa khơng lớn
nhưng lại nằm rải rác, chiếm diện tích rất rộng. Nước nào chiếm được nhiều hải đảo có
thể kiểm sốt được nhiều lãnh hải và khai thác được nhiều tài nguyên dưới lòng biển;
vị trí chiến lược của Hồng Sa, Trường Sa có thể được dùng để kiểm soát các tuyến
hàng hải qua lại Biển Đông, cũng như làm cơ sở để yêu sách các vùng biển rộng lớn
xung quanh [158; 197]. Nhiều học giả cho rằng quốc gia nào kiểm soát được quần đảo
Trường Sa sẽ khống chế được Biển Đông và khống chế được Biển Đơng sẽ kiểm sốt
được gần như tồn bộ giao thương trên biển của châu Á cũng như một phần khơng nhỏ
thương mại trên tồn thế giới.
Nếu lấy giữa Biển Đơng làm trung tâm, trong bán kính 1.500 hải lý có thể nhìn
thấy một số hải cảng quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Bangkok
(Thái Lan), Rangoon (Myanmar), Calcutta (Ấn Độ), Jakarta (Indonesia), Manila
(Philippines), Đài Bắc (Đài Loan), Thượng Hải (Trung Quốc), Nagasaki (Nhật Bản);
trong bán kính 2.500 hải lý có thể nhìn thấy các cảng quan trọng xa hơn như Madras
(Mỹ), Colombo (Sri Lanka), Bombay (Ấn Độ), Darwin (Australia), Guam, Tokyo,
Yokohama (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Bắc Kinh (Trung Quốc),… Như vậy, trong
vịng trịn 2.500 hải lý, Biển Đơng xoay quanh trục với nhiều quốc gia có dân số xếp
vào hàng đơng nhất trên thế giới, đây cũng là một ưu điểm hàng đầu mà khó tìm thấy ở
các vùng biển khác [67; 21].
Do điều kiện địa lý tự nhiên, Biển Đông có những eo biển sâu và hẹp, cho phép
tàu ngầm qua lại các đại dương ít bị phát hiện. Do đó, vùng biển này hết sức quan
trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông
hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đơng cịn có liên hệ và ảnh

hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đơng. Vì vậy, việc Biển Đơng bị một nước
hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực [54; 74].
1.1.3. Về địa - kinh tế
Biển Đông chứa đựng một nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, quan trọng


15 

cho đời sống và sự phát triển của các quốc gia xung quanh. Nguồn tài nguyên phong
phú của Biển Đông được đánh giá chủ yếu bao gồm nguồn tài nguyên về sinh vật (hải
sản), khống sản (dầu khí), du lịch, giao thơng vận tải. Chính vị trí địa lý và khí hậu
đặc thù đã tạo cho khu vực Biển Đơng sự đa dạng sinh học cao, cả về cấu trúc thành
phần loài, hệ sinh thái và nguồn gen. Cho đến nay, trong vùng biển này đã phát hiện
được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình.
Trong đó có khoảng 6.000 lồi động vật đáy, 2.038 loài cá, trên 100 loài cá kinh tế,
hơn 300 lồi san hơ cứng, 653 lồi rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực
vật phù du, 94 lồi thực vật ngập mặn, 225 lồi tơm biển, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn
biển, 12 loài thú biển và 5 loài rùa biển [73; 11-17].
Về hải sản, trữ lượng hải sản đánh bắt khoảng 3 - 3,5 triệu tấn, cơ cấu hải sản rất
phong phú, có giá trị kinh tế cao có thể khai thác được hàng năm. Trong khu vực, có
các nước đánh bắt và nuôi trồng hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Việt Nam đánh giá trữ lượng cá trong khu
vực biển Việt Nam là 3.072 ngàn tấn và khả năng khai thác là 1.426 ngàn tấn [133; 7].
Riêng vùng biển thềm lục địa Việt Nam, đến nay mới biết được gần 2.040 loài thuộc
717 giống [72; 48].
Về thực vật và sản lượng sinh vật sơ cấp, chỉ riêng trong vùng nước ven bờ của
Việt Nam đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biến lồi, 20 dạng [72; 49]. Trong
đó, khoảng 14% (90 loài) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành cơng
nghiệp hóa chất, dược liệu, thực phẩm, thức ăn cho chăn ni và dùng làm phân bón.

Một số lồi thuộc rong Câu hay rong Nữ có giá trị bậc nhất. Rong biển có tầm quan
trọng riêng trong các đặc sản. Ngoài giá trị thực phẩm, rong biển cịn là nguồn ngun
liệu q để khai thác các hóa chất.
Với tiềm năng du lịch biển vốn có, Biển Đơng có hệ thống cảnh quan thiên
nhiên, các bãi tắm, vũng, vịnh… là cơ sở quan trọng góp phần phát triển ngành cơng
nghiệp khơng khói (ngành du lịch). Tài ngun du lịch biển cũng là một ưu thế đặc
biệt, mở ra triển vọng khai thác tổng hợp để phát triển mạnh của các quốc gia ven biển.


16 

Về tài ngun khống sản, đáy Biển Đơng chứa nhiều loại quặng kim loại quý
như: quặng côban kết hạt, mangan, thiếc, titan, thạch anh, nhôm, sắt, đồng, kền và các
loại đất hiếm; đây đều là những nguyên liệu cần thiết chế tạo hợp kim dùng cho tên lửa
đạn đạo, máy móc chính xác, cơng nghiệp hàng khơng, điện tử. Ở hai quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa tồn tại các mỏ phốt phát, là nguồn nguyên liệu cần thiết phục vụ cho
ngành cơng nghiệp phân bón, trữ lượng lên đến 370.000 tấn [190; 24], ở Hoàng Sa hơn
4 triệu tấn [67; 100].
Quan trọng hơn, Biển Đơng cịn được đánh giá cao về nguồn tài ngun dầu khí
và Biển Đơng được xem là 1 trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Bộ
Năng lượng Mỹ đã đánh giá, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 7
tỷ thùng dầu, trong khi Trung tâm khảo sát địa chất Mỹ ước tính tổng trữ lượng dầu
mỏ bao gồm cả những nguồn năng lượng đã được khám phá và tiềm tàng ở ngồi khơi
Biển Đơng khoảng 28 tỷ thùng [194]; phía Trung Quốc tin rằng, trữ lượng dầu khí ở
Biển Đơng khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể
lên tới 105 tỷ thùng [131]. Hiện nay, châu Á với các nền kinh tế phát triển với tốc độ
tăng trưởng cao, đang đòi hỏi nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn. Với Trung Quốc, cùng
với việc nổi lên như một cường quốc kinh tế trong khu vực và thế giới chính là nhu cầu
dầu mỏ khổng lồ, là cơn khát dầu thực sự. Năm 2010 lượng dầu thô sử dụng thực tế
của Trung Quốc là 439 triệu tấn, tăng 13,1% và đây là lần đầu tiên lượng dầu thô sử

dụng thực tế vượt qua mốc 400 triệu tấn, tốc độ tăng cũng lập kỷ lục mới kể từ năm
2005 đến nay; 55% trong số đó, tương đương 260 triệu tấn, Trung Quốc phải nhập
khẩu [138]. Cho đến 2008, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ hai
trên thế giới, chỉ sau Nhật Bản [142; 328].
Ngoài ra, các chuyên gia Nga đánh giá, khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường
Sa còn chứa đựng tài nguyên băng cháy (methane hydrate). Trữ lượng loại tài nguyên
này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng
lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí chưa được khai
thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng thêm các yêu sách chủ quyền đối với


17 

hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo.
1.2. Biển Đông trong nhận thức của một số nước lớn
Từ sau Chiến tranh lạnh, Biển Đông được xem là một khu vực tập trung và giao
thoa các lợi ích chiến lược chủ yếu của các cường quốc có ảnh hưởng ở châu Á – Thái
Bình Dương. Trong các cường quốc tại khu vực, ngoài Mỹ cịn có Trung Quốc, Nhật
Bản, Ấn Độ và Nga đặc biệt quan tâm tới khu vực Biển Đông thể hiện vai trò ngày
càng gia tăng của quốc gia này tại khu vực Biển Đông. Thực tiễn quan hệ quốc tế với
sự gia tăng ảnh hưởng của các cường quốc tại khu vực Biển Đông đã cho thấy sự
chuyển biến từ nhận thức đến thái độ của các nước này gắn với các lợi ích chiến lược
của mình ở Biển Đơng. Thực tế cho thấy nhận thức của các nước lớn có quan tâm đến
vấn đề Biển Đơng phần lớn xuất phát từ những toan tính trong chính sách, chiến lược
đối với khu vực. Sự quan tâm này xoay quanh 2 nhóm lợi ích cốt lõi là kinh tế (bao
gồm vấn đề tài nguyên, thương mại, tự do hàng hải,…) và chính trị (bao gồm an ninh,
kiềm chế, kiểm sốt, ngăn chặn mưu đồ bành trướng chiến lược biển của Trung Quốc,
cân bằng với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực,…). Với từng
cường quốc, sự quan tâm đến mỗi nhóm vấn đề thể hiện các mức độ đậm nhạt khác
nhau; trong đó Ấn Độ và Nga tập trung sự quan tâm nhiều hơn ở góc độ chính trị,

trong khi đó Trung Quốc và Nhật Bản lại thể hiện khá cân bằng các mối quan tâm giữa
các lợi ích kinh tế và các lợi ích về chính trị.
1.2.1. Trung Quốc
Trung Quốc chính là quốc gia có vị trí và tiếng nói khá quan trọng trong khu vực
Biển Đơng. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc đã rất nhiều lần đơn
phương tuyên bố chủ quyền tại các đảo trên Biển Đông. Sau năm 1945, Trung Quốc
tiếp tục khẳng định tuyên bố chủ quyền “không thể chối cãi” với Hoàng Sa và Trường
Sa, đồng thời tiến hành nhiều hoạt động quân sự chiếm đóng trái phép nhiều vùng đảo
của các nước xung quanh, trong đó chủ yếu là của Việt Nam. Sau Chiến tranh lạnh,
đặc biệt là từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc đã thể hiện mạnh mẽ sự hiện diện và
tuyên bố chủ quyền của mình ở tồn bộ Biển Đơng. Có thể thấy, những nỗ lực tuyên


×