Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Bước đầu tìm hiểu việc nghiên cứu, giới thiệu thơ ca nga thế kỷ xx ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.6 KB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂUVIỆC NGHIÊN CỨU, GIỚI
THIỆU THƠ CA NGA THẾ KỶ XX
Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ MINH THU
SV Cử nhân tài năng ngành Văn học
Khóa: 2004 – 2008
Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT THƠ CA NGA THẾ KỈ XX.................. 5
Ở VIỆT NAM ................................................................................................................ 5
1.1. Tình hình dịch thuật thơ ca Nga thế kỉ XX ở Việt Nam.................................... 5
1.2. Chân dung các nhà thơ tiêu biểu...................................................................... 12
1.3. Tiểu kết ............................................................................................................. 35
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 37


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THƠ CA NGA THẾ KỈ XX ............... 37
Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 37
2.1. Tình hình nghiên cứu thơ ca Nga thế kỉ XX ở Việt Nam ................................ 37
2.2. Nhận định.......................................................................................................... 42
CHƯƠNG3 .................................................................................................................. 43
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT VÀ NGHIÊN CỨU THƠ .................... 43
CA NGA THẾ KỈ XX Ở VIỆT NAM QUA MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN KHÁC ...... 43
3.1. Thơ ca Nga thế kỉ XX ở Việt Nam qua con đường tiếp cận bằng âm nhạc và
điện ảnh ................................................................................................................... 43
3.2. Việc giới thiệu thơ ca Nga thế kỉ XX trên các websites ở Việt Nam ............... 57
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 61
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 62
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học Nga là một văn học lớn với nhiều thành tựu đặc sắc, tiêu biểu, gần gũi
và có nhiều tác động giao lưu – ảnh hưởng tích cực đến nền văn học Việt Nam.
Nhắc đến nền văn học ấy, chúng ta không thể quên tên tuổi những nhà văn, nhà thơ
nổi bật từ lâu đã trở nên rất quen thuộc, gần gũi với bao thế hệ độc giả Việt Nam
như A. S. Pushkin, L. Toltoys, N. V. Gogol, F. M. Dostoievski v.v… Bên cạnh các
thể loại như tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, thơ ca cũng là một trong những thành
tựu nổi bật của nền văn học Nga. Nếu như ta biết đến thơ ca Nga thế kỷ XIX, thế
kỷ được mệnh danh là “thế kỷ vàng” của thơ ca, với tên tuổi nhà thơ vĩ đại bậc thầy
A. S. Pushkin, Lermontov… thì thế kỷ XX cũng là một thời kỳ để lại nhiều dấu ấn
đặc sắc, quan trọng trên văn đàn Nga với các nhà thơ tiêu biểu như Aleksandr
Blok, Anna Akhmatova, Vladimir Mayakovsky, Sergey Esenin, Marina Tsvetaeva,

Boris Pasternak, Bella Akhmadulina, Olga Berggoltz… Thơ ca Nga thế kỷ XX đã
được phổ biến rộng rãi trong nhiều thế hệ độc giả ở Việt Nam; nhiều tác giả, tác
phẩm tiêu biểu đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đào tạo chính quy
của các bậc học từ phổ thông đến đại học, cao học, nghiên cứu sinh. Có nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học, luận án, khóa luận tốt nghiệp, bài chuyên đề, tiểu luận..
viết về thơ ca Nga thế kỷ XX nói chung cũng như là nghiên cứu các tác gia, tác
phẩm tiêu biểu của thời kỳ này nói riêng. Mức phổ quát của thơ ca Nga thế kỷ XX
đối với đời sống văn học nói riêng và đời sống văn hóa – tinh thần của dân tộc Việt
Nam nói chung là rất rộng lớn và sâu sắc.
Từ những lý do trên, chúng tơi thấy rằng vấn đề bước đầu tìm hiểu việc nghiên
cứu, giới thiệu thơ ca Nga thế kỷ XX ở Việt Nam là rất cần thiết.


2

2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều đề tài, cơng trình khoa học tìm hiểu, giới
thiệu về thơ ca Nga thế kỷ XX với các trào lưu, tác giả, tác phẩm tiêu biểu dưới
góc độ dịch thuật, nghiên cứu nhưng chưa có đề tài nào đi vào nghiên cứu về việc
tiếp nhận thơ ca Nga, nghiên cứu về tình hình dịch và giới thiệu thơ ca Nga thế kỉ
XX ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1.

Mục đích

Mục đích của đề tài là bước đầu tìm hiểu việc nghiên cứu, giới thiệu thơ ca
Nga thế kỷ XX ở Việt Nam để từ đó rút ra một hệ thống khái qt, tồn diện về các
cơng trình nghiên cứu thơ ca Nga thế kỷ XX, nhằm cung cấp tư liệu nền, gợi mở
các hướng tiếp cận, nghiên cứu cho các cơng trình sau.

3.2.
-

Nhiệm vụ

Bước đầu tìm hiểu, tổng hợp và đánh giá các cơng trình dịch thuật về thơ ca
Nga thế kỷ XX.

-

Bước đầu tìm hiểu, tổng hợp và đánh giá các cơng trình nghiên cứu về thơ
ca Nga thế kỷ XX.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài liên quan đến vấn đề tiếp nhận văn học, vì vậy khi thực hiện
nó, chúng tôi chú ý tiếp thu và vận dụng các quan điểm của nghiên cứu văn học
macxít cũng như một số lý thuyết tiếp nhận hiện đại.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp lịch sử (tìm hiểu nguồn gốc, ảnh hưởng), phương
pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích.


3

5. Giới hạn của đề tài
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các cơng trình nghiên cứu, dịch thuật
thơ ca Nga thế kỷ XX nhưng do một số điều kiện khách quan và chủ quan, chúng
tôi chỉ giới hạn việc tìm hiểu với các trào lưu, hiện tượng và tác giả tiêu biểu.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài lần đầu tiên làm công việc tổng thuật việc nghiên cứu và giới thiệu thơ ca

Nga thế kỷ XX ở Việt Nam, từ đó có thể cung cấp tư liệu nền để tham khảo, tra
cứu cho các cơng trình sau.
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
7.1.

Ý nghĩa khoa học

-

Khẳng định lại giá trị của thơ ca Nga thế kỷ XX trên bình diện văn học

-

Giúp độc giả hệ thống và có cái nhìn tổng quan về các cơng trình nghiên
cứu, giới thiệu Thơ ca Nga thế kỷ XX ở Việt Nam

7.2.
-

Ý nghĩa thực tiễn

Cung cấp nguồn tư liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu về thơ ca
Nga thế kỷ XX.

-

Tìm hiểu, đánh giá quá trình tiếp nhận thơ ca Nga thế kỷ XX ở Việt Nam.

8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài

gồm có ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình dịch thuật thơ ca Nga thế kỷ XX ở Việt Nam.
Chương này chúng tôi tiến hành việc tổng thuật, thống kê, tìm hiểu các cơng trình


4

dịch thuật thơ Nga thế kỷ XX để rút ra các xu hướng văn học chính, các nhà văn
tiêu biểu được dịch nhiều.
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu thơ ca Nga thế kỷ XX ở Việt Nam.
Chương này chúng tơi tiến hành tổng thuật các cơng trình nghiên cứu thơ Nga thế
kỉ XX để tìm ra các xu hướng chính trong nghiên cứu và tiếp nhận.
Chương 3: Tổng quan tình hình dịch thuật và nghiên cứu thơ ca Nga thế kỷ XX
ở Việt Nam qua một số phương tiện khác. Ở chương này, chúng tơi sẽ tìm hiểu
việc nghiên cứu, giới thiệu thơ Nga thế kỷ XX qua nhiều bình diện và phương tiện
khác của đời sống ngồi văn học như âm nhạc, điện ảnh, báo chí, internet; qua đó
có thể rút ra các xu hướng tiếp nhận thơ Nga của độc giả cũng như của các nhà
nghiên cứu Việt Nam khắp nơi, khơng bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH DỊCH THUẬT THƠ CA NGA THẾ KỈ XX
Ở VIỆT NAM
1.1. Tình hình dịch thuật thơ ca Nga thế kỉ XX ở Việt Nam
Thơ ca Nga thế kỷ XX – thời kỳ “thế kỷ bạc” của thơ ca Nga - đã để lại
nhiều dấu ấn rất mạnh mẽ, nổi bật và đạt nhiều thành tựu tiêu biểu với sự ra đời,
hình thành, phát triển đến đỉnh cao của nhiều trường phái, trào lưu, chủ nghĩa mới
như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa đỉnh cao; song song đó là sự

khẳng định tài năng và tên tuổi của nhiều nhà thơ như: Aleksandr Blok, Valerij
Brjussov, Nikolaj Gumilev, Anna Axmatova, Osip Mandelstam, Vladimir
Mayakovsky,

Sergey

Esenin, Marina

Cvetaeva, Boris Pasternak,

Adrej

Voznesenskij, Evgenij Evtusenko, Bella Axmadulina, Olgar Bergon… Thơ ca Nga
thế kỷ XX ở Nga có thể chia thành ba giai đoạn chính như sau: Thơ Nga những
năm giữa thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (thời kỳ này được mệnh danh là giai đoạn
“gối đầu” trong thơ ca Nga, lúc này nền thơ ca Nga đã chuyển mình từ thời đại
vàng kim sang thời đại “thế kỷ bạc”. Đây cũng là một thời kỳ phản ánh nhiều tìm
tịi, đổi mới của thơ ca Nga với sự xuất hiện của nhiều khuynh hướng mới như
Tượng trưng, Đỉnh cao cùng với nhiều tên tuổi lớn như Akhmatova,
Mayakovsky…); Thơ ca Nga thời kỳ Xơ Viết (thơ ca thời kì này nằm trong dịng
văn học chủ lưu – văn học Xơ Viết, kéo dài suốt những năm tháng của chế độ Xô
Viết từ những năm 1917 đến năm 1991; đây cũng là thời kì thơ ca Nga thế kỉ XX
đạt nhiều thành tựu rực rỡ với tên tuổi các nhà thơ lớn như Aleksandr Blok,
Vladimir Mayakovsky, Sergey Esenin, Marina Tsvetaeva, Boris Pasternak, Evgeny
Evtushenko, Bella Akhmadulina, Olga Berggoltz, Kostanchin Simonov…); bên
cạnh đó, thơ ca Nga hải ngoại (do những nhà thơ sống và làm việc ở nước ngoài
sáng tác) cũng song song phát triển với thơ ca Cách mạng và Xô Viết; giai đoạn
thứ ba của thơ ca Nga thế kỉ XX là thời kỳ Thơ ca mới (thời kỳ đổi mới). Đó là một
số nét chính về đặc điểm tình hình thơ Nga thế kỉ XX.



6

Thơ ca Nga nói chung và thơ Nga thế kỉ XX nói riêng được dịch và giới
thiệu ở Việt Nam từ rất sớm với đội ngũ dịch giả là các nhà văn, nhà thơ, nhà
nghiên cứu nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam thời bấy giờ như Xuân Diệu (dịch và
giới thiệu thơ của Pushkin, Mayakovsky), Hồng Trung Thơng (dịch và giới thiệu
thơ của Mayakovsky, Olgar Berggoltz..), Bằng Việt (dịch và giới thiệu tác phẩm
của Olga Berggoltz, Evgeny Evtushenko và nhiều nhà thơ khác), Tố Hữu (dịch và
giới thiệu thơ của Kostanchin Simonov cùng nhiều nhà thơ Xô Viết khác), dịch giả
Thúy Tồn (người dày cơng sưu tầm và dịch thuật nhiều tác phẩm nổi tiếng của các
nhà thơ Nga trong thế kỷ XIX và XX), nhà lý luận phê bình Hồng Ngọc Hiến,
Nguyễn Hải Hà…
Trong q trình nghiên cứu việc giới thiệu thơ ca Nga thế kỉ XX ở Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy giai đoạn thơ ca thời kì Xơ Viết cùng với các nhà văn
như Aleksandr Blok, Vladimir Mayakovsky, Sergey Esenin, Boris Pasternak, Olga
Berggoltz, Kostanchin Simonov và các chủ đề về tình yêu (con người, Tổ quốc), ca
ngợi cuộc chiến tranh Vệ Quốc, ca ngợi chế độ xã hội chủ nghĩa và nước Nga Xô
Viết và thơ ca trữ tình về tình yêu, cuộc sống và thiên nhiên Nga là những vấn đề
chính được các dịch giả quan tâm, lưu ý và giới thiệu nhiều nhất. Điều này cũng đã
phản ánh một đặc điểm quan trọng trong quá trình tiếp nhận thơ ca Nga thế kỉ XX
với điều kiện lịch sử - xã hội ở Việt Nam thời kì bấy giờ. Như chúng ta đã biết, đất
nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX lâm vào tình trạng vơ cùng trì trệ, đời
sống của nhân dân đói nghèo, khốn khổ dưới ách cai trị tàn bạo, độc ác của bọn
thực dân phương Tây và bọn phong kiến tay sai. Trước tình thế nguy nan của nước
nhà, Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ Cách mạng vĩ đại, vị Cha già kính yêu của dân tộc
Việt Nam đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân
khỏi cảnh nước mất nhà tan. Sau bao năm bôn ba ở xứ người, cuối cùng Bác Hồ
cũng đã bắt gặp được chân lý Cách mạng. Dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa



7

Mác-Lênin, Người đã tiếp thu chân lý Cách mạng trong bản Luận cương các vấn
đề dân tộc và thuộc địa của lãnh tụ Lênin và học hỏi những kinh nghiệm từ cuộc
chiến tranh thần thánh vĩ đại của nhân dân Nga – Cách mạng tháng 10/ 1917, Bác
Hồ đã chỉ ra rằng: “Muốn giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào khác ngồi
con đường Cách mạng vơ sản”. Trong suốt những năm tháng đấu tranh đánh đuổi
giặc ngoại xâm, toàn dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Bác Hồ và
Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra sức chiến đấu và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, tiến
hành hai cuộc kháng chiến vĩ đại đánh đuổi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cùng các
thế lực phản động, tay sai; giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc. Văn học Việt
Nam trong suốt thời kì kháng chiến cũng đạt được nhiều thành tựu nổi bật với các
thế hệ nhà văn, nhà thơ có tên tuổi. Trong khơng khí chung của tồn thời đại, dân
tộc, việc tiếp nhận văn học Xô Viết, đặc biệt là thơ ca Nga với các chủ đề ca ngợi
tinh thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc, tinh thần cộng sản chủ nghĩa, ca ngợi Tổ
Quốc, lịng u nước, tình u nhân dân đồng bào là tất yếu. Độc giả và dịch giả
đều có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung đồng cảm, sẻ chia với suy nghĩ, tình
cảm chân thành của các nhà thơ Nga Xô Viết. Việc tiếp nhận ấy cũng có tác dụng
lớn lao, sâu sắc trong việc bồi đắp tình cảm đối với Tổ quốc, đồng bào; bồi dưỡng
thêm tinh thần quốc tế tương thân tương ái của nhân dân ta. Hiện nay, ở Việt Nam
có khoảng trên 20 tác phẩm dịch thuật về các sáng tác của các nhà thơ Nga Xô
Viết, chủ yếu tập trung vào các tác giả tiêu biểu như Aleksandr Blok, Vladimir
Mayakovskyj, Sergey Esenin, Boris Pasternak; còn các tác giả tiêu biểu khác như
Anna Akhmatova, Evgeny Evtushenko, Bella Akhmadulina, Olga Berggoltz,
Kostanchin Simonov, Marina Tsvetaeva.. thì được dịch rải rác trong các tuyển tập
thơ Nga. Bên cạnh các dịch thuật về các nhà thơ Nga Xơ Viết thì cũng có một số
tác phẩm về các nhà thơ khác như tập Những ngôi sao băng (thơ Nika Turbia,
Vladimir Vysockij, Nikolai Rubtxov…), Thúy Toàn tuyển dịch, 2004; Tập thơ



8

Liên Xô, Xuân Diệu viết lời giới thiệu, NXB. Văn học, 1962; Vôznêxenxky, Chân
dung Plixétxcaia (Thơ), Tế Hanh tuyển dịch và giới thiệu, NXB. Tác phẩm mới,
1983; Mêgiêlaitix E, Gamzatov, Con người và những ngôi sao xa (Thơ), Giải
thưởng Lênin 62-63, Thái Bá Tân dịch từ tiếng Nga, NXB. Lao động, 1983;
Eptusenkô E, Lọ lem – Thơ, Bằng Việt dịch, Vũ Quần Phương giới thiệu, NXB.
Tác phẩm mới, 1982; Bài thơ Bạch Dương – Thơ chọn lọc các tác giả Nga và Xô
Viết, Thái Bá Tân dịch, NXB. Lao động, 1987; Raxul Gamzatov và thơ, Thúy
Tồn dịch, NXB. Văn hóa dân tộc, NXB. Trung tâm ngơn ngữ văn hóa Đơng Tây,
2003; Acve, 100 bài thơ tình thế giới chọn lọc, Mã Giang Lân tuyển chọn và giới
thiệu, NXB. Giáo dục, 2004 (giới thiệu thơ Bella Akhmadulina); Puskin, Thế giới
thơ tình, (giới thiệu thơ Puskin, Môrit Carem, A. Blốc ... ), Trần Minh Thắng tuyển
chọn, NXB. Văn học, 2002; Arve, Thơ tình thế giới đặc sắc, Lữ Huy Ngun
tuyển chọn, Đơng Hoài cộng tác, NXB. Văn học, 1998 (giới thiệu thơ Olgar
Bergol); Akhmatova, Anna, Trăm áng thơ tình thế giới: Thơ tình, (giới thiệu thơ
của Anna Akhmatova), Nhiều người dịch, NXB. Văn học, NXB. Trung tâm văn
hố ngơn ngữ Đơng Tây, 2000.
Như vậy, với việc tìm hiểu tình hình dịch thuật thơ ca Nga thế kỷ XX, nhóm
nghiên cứu đề tài nhận thấy rằng, thơ ca Nga đã đến với độc giả Việt Nam từ rất
sớm (đặc biệt là qua con đường âm nhạc với ca khúc nổi tiếng Cachiusa được nhạc
sĩ M. Blanter phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ M. Isakovski – đây có thể
được xem là tác phẩm đầu tiên của thơ ca Nga đến với Việt Nam). Giới trí thức,
văn nghệ sĩ, nhất là các nhà thơ Việt Nam thời kỳ đầu thế kỷ XX đã ít nhiều được
tiếp xúc với thơ ca Nga qua các tác phẩm, sách báo nước ngoài bằng các thứ tiếng
Anh, Pháp, Hán. Nhưng phải đến thời điểm những năm từ sau Cách mạng tháng
Tám năm 1945, rồi đến những năm tháng của cuộc kháng chiến chống Pháp, thơ ca



9

Nga mới được bắt đầu dịch lẻ tẻ sang tiếng Việt và rồi sau đó mới phổ biến rộng rãi
trong công chúng.
Bài thơ “Đợi anh về” của nhà văn Nga Xô Viết Konstantin Simonov (do nhà
thơ Tố Hữu dịch từ bản tiếng Pháp của P. Lugael, được đăng lần đầu tiên trên tạp
chí Văn nghệ, số 2, tháng 5 năm 1948) là bài thơ Nga đầu tiên được dịch sang tiếng
Việt. Ngay khi bản dịch vừa được cơng bố, nó đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ trong
lịng cơng chúng, nó được chào đón nồng nhiệt ở khắp mọi nơi, người ta chuyền
tay nhau đọc, ghi chéo vào sổ tay trao cho bạn bè người thân, mang theo trên con
đường hành quân ra mặt trận. Và cho đến tận hôm nay, sau hơn nửa thế kỉ được
giới thiệu ở Việt Nam, bài thơ vẫn được hâm mộ và lưu truyền rộng rãi trong độc
giả yêu thơ. Tiếp theo sau đó, Tố Hữu tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc hai tác phẩm
“Aliôsa nhớ chăng” và “Những con đường Smolensina” của K. Simonov trên tạp
chí Văn nghệ, số 22 ra vào tháng 4 năm 1950. Vào năm 1951, Chiến Tâm cũng
công bố bản dịch “Aliôsa nhớ chăng” với tên là “Trên những nẻo đường Ximêlen”
trong tập sách “Văn mới Trung Đông Âu” do Phân hội Văn nghệ Đặc biệt Liên khu
V xuất bản. Những bản dịch thơ Nga đầu tiên ở Việt nam đều là dựa trên những
bản tiếng Pháp.
Trong những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi
mà cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân ta đang tiến dần đến ngày thắng lợi, khi
lực lượng văn nghệ kháng chiến đã phát triển mạnh mẽ, vào năm 1953, nhà thơ
Hồng Trung Thơng đã dịch và giới thiệu “Sáu bài thơ của Maiakovski” dựa trên
việc tuyển dịch từ các bản tiếng Hán của Qua Bảo Nguyên, Chi Phàn, Vạn Đề Tư
và Tiêu Tam, bản tiếng Pháp của Elsa Triolet.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đã mở ra một thời kỳ
mới trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử tiếp cận thơ ca Nga thế kỉ XX nói
riêng. Con đường thơ ca Nga thế kỉ XX đến với Việt Nam từ sau cột mốc lịch sử



10

này đã bước sang một giao đoạn mới với nhiều thành tựu phong phú, đa dạng hơn.
Miền Bắc nước ta thời kỳ đó đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhà nước và
chính phủ khơng chỉ chủ trương khôi phục, phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
mà bên cạnh đó cịn chú trọng phát triển mạnh mẽ lĩnh vực văn hóa, đời sống xã
hội – tinh thần với phương châm tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, học tập
kinh nghiệm của các nước tiên tiến như Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông
Âu. Tiếng Nga cũng được đưa vào giảng dạy rộng rãi trong nhà trường. Các nhà
văn, nhà thơ, dịch giả vốn thông thạo tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc thời kỳ này vẫn
tiếp tục cơng việc dịch tác phẩm (có thể kể đến một vài tên tuổi như Trần Mai
Ninh, Trần Dần, Nguyễn Xuân Sanh, Tố Hữu, Hoàng Xuân Nhị, Phùng Quán,
Hoàng Ngọc Hiến..). Các tác phẩm thơ ca ngày càng được công chúng biết đến
nhiều hơn. Năm 1957, nhà thơ Trần Dần và nhà thơ Hồng Trung Thơng giới thiệu
thêm nhiều bản dịch thơ Mayakovsky. Thơ Mayakovsky được dịch ngày càng
nhiều, đặc biệt sáng tác của Mayakovsky dành riêng cho thiếu nhi cũng được chú ý
giới thiệu như truyện thơ“Lớn lên em sẽ làm gì?” (do nhà thơ Phùng Quán và dịch
giả Dỗn Trung dịch), “Điều gì tốt, điều gì xấu” (do nhà thơ Phạm Hổ dịch), các
tác phẩm trên đều do nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 1957. Cũng trong năm
đó, Nguyễn Xuân Sanh giới thiệu và dịch bài thơ “Gnat” của M. Svetlov. Trong
tuyển tập thơ “Gửi người mai sau” do nhà văn Huy Phương chủ biên, nhà thơ
Hoàng Cầm dịch ba bài thơ “Người yêu”, “Con và mẹ”, “Không đề” của nhà thơ
Nga A. Blok, nhà thơ Lê Đạt dịch bài thơ “Đêm cuối cùng” của Eduard Bagritski,
nhà thơ Phạm Hổ dịch bài thơ “Bài thơ những chiếc đinh” của Nikolai Tikhonov.
Bên cạnh đó cịn có chùm thơ của M. Gorki được một số nhà văn lão thành, trong
đó có Nguyễn Tuân dịch và giới thiệu trong tập “Tuyển truyện Maksim Gorki” do
nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành trong năm 1957.


11


Nhân dịp chào mừng kỉ niệm 45 năm Cách mạng tháng Mười Nga, Hội Nhà
văn Việt Nam đã xuất bản tập “Thơ Liên Xơ” (trong đó giới thiệu 54 tác phẩm của
34 nhà thơ Xơ Viết), cơng trình này do 16 nhà thơ Việt Nam dịch chủ yếu từ
nguyên bản tiếng Nga.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở đi, các nhà thơ chuyên nghiệp đã dần
dần nhường công việc dịch thơ ca Nga cho lớp các dịch giả trẻ được đào tạo tiếng
Nga, nghiên cứu văn học Nga ở các trường Liên Xô và đại học trong nước đang
dần một trưởng thành và lớn mạnh. Những năm 1960 có các tên tuổi dịch giả như
Thúy Tồn, Bằng Việt, Minh Đức, Vũ Thế Khôi, Lê Sơn; (trong số những dịch giả
này có những người ngay từ đầu đã tỏ ra thiên hướng chuyên sâu, am tường văn
học Nga, đã có những định hướng nghiên cứu riêng biệt về thơ ca Nga như Thúy
Toàn, Thái Bá Tân, Hoàng Ngọc Hiến… Giữa những năm 60, dịch giả Hoàng
Ngọc Hiến đã hoàn thành và giới thiệu nhiều bản dịch về thơ Mayakovsky như:
Trường ca “Tốt lắm!” – 1967, truyện thơ “Chuyện Pêtô béo ị béo tròn và Xim
mảnh dẻ dáng thon thon” – 1974, truyện thơ “Lớn lên em sẽ làm gì?” – 1976,
“Tuyển tập thơ Maiakovski” – 1979, “Trường ca Maiakovski” – 1987… Các dịch
giả Thúy Toàn, Việt Thương và sau này là Thái Bá Tân đã có nhiều đóng góp trong
việc dịch và giới thiệu thơ của các nhà thơ Xơ Viết); những năm 80 có các tên tuổi
dịch giả như Thái Bá Tân, Phạm Quốc Ca, Nghiêm Huyền Lữ….; trong số các dịch
giả cũng người đi học ở Nga về như Thúy Toàn, Thái Bá Tân, Nghiêm Huyền Lữ,
Nguyễn Đức Dương, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa.. và bên cạnh đó cũng có một số
nhà thơ tự học tiếng Nga hoặc biết tiếng Nga cũng tham gia dịch thơ Nga và dịch
khá thành cơng như các nhà thơ Hồng Minh Châu, Anh Ngọc, Thanh Thảo,
Hoàng Hưng.
Bức tranh dịch thuật thơ ca Nga thế kỉ XX vô cùng phong phú, đa dạng; bên
cạnh những dịch giả được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực văn chương như trên,


12


cịn có một lực lượng dịch giả là các nhà giáo tiếng Nga, những người được đào tạo
ở Xô Viết trong các lĩnh vực khoa học khác cũng tham gia dịch thơ Nga bởi tấm
lòng say mê văn học Nga và có khiếu văn thơ, sáng tạo, có thể kể tên như kỹ sư cơ
khí Đăng Bảy tham gia dịch thơ A. Blok, Sergei, nhiều nhà thơ Xô Viết khác; nhà
giáo Nguyễn Xuân Hòa dịch và giới thiệu thơ A. Blok, kỹ sư vô tuyến điện quân sự
Hồng Thanh Quang với các tập thơ dịch của Simonov và “Một góc thơ Nga”, rồi
nhà giáo, nhà địa chất Triệu Lam Châu với nhiều bản dịch thơ Nga đăng trên báo
chí vào những năm 90. Những cơng trình này cũng góp một phần khơng nhỏ vào
q trình phổ biến thơ ca Nga ở Việt Nam.
1.2. Chân dung các nhà thơ tiêu biểu
1.2.1. Aleksandr Blok (Alếchxanđrơ Blốc) (1880 - 1921)
Alếchxanđrơ Alếchxanđrơvivh Blốc (Alexandr Blok) là nhà thơ vĩ đại của
Nga trước Cách Mạng, sinh ngày 28/11/1880, ông xuất thân từ giới thượng lưu trí
thức trong xã hội Nga và lớn lên ở thành phố St. Peterburg. Từ bé ơng đã có nǎng
khiếu về thơ. Ông học về luật, ngữ vǎn và lịch sử.
Các tác phẩm chính của ơng là: Thơ ca ngợi giai nhân, Bài ca số phận,
Tập thơ về nước Nga… .Thơ ông thể hiện lòng cǎm ghét thế giới tư bản và niềm
tin ở Nga, tin ở lao động, bình đẳng xã hội. Nhiều bài thơ trữ tình của ơng được coi
là tuyệt tác trong thơ ca Nga. Trong lịch sử vǎn học Nga, ông là một nhà thơ lớn
cách tân thuộc tầm cỡ thế giới.
Thơ trữ tình là mảng thơ lớn nhất thể hiện tài năng của A. Blok. Thơ trữ tình
của ơng khơng đi vào thế giới mộng ảo mà gắn liền với thực tại, khơng khí thực tại,
tràn đầy tinh thần khỏe khoắn, nhiệt tình. Thơ viết về đề tài Tổ quốc, đặc biệt là về
hình tượng nước Nga – “Mẹ hiền” – in dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của ông.
A. Blok luôn tự coi mình là một người con của nước Nga, một phần tử nhỏ bé


13


trong nước Nga rộng lớn, ngịi bút của ơng ln tập trung hướng về Tổ quốc thân
yêu ngay từ khi cịn rất trẻ với tác phẩm Gamaiun, Chim tiên đốn, và sau này ơng
cịn tiếp tục sáng rất nhiều bài thơ đặc sắc về chủ đề này như Ý chí mùa thu, Trên
bãi chiến trường Kulikovo, Trường ca Mười hai… Bài thơ dài tuyệt tác trong thơ
trữ tình yêu nước của A. Blok là bài thơ Trên bãi chiến trường Kulikovo gồm năm
chùm thơ, 120 câu thơ. Trong tác phẩm này, nhà thơ muốn tái hiện trang sử của
cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của nhân dân Nga vào cuối thế kỷ XIV, bài thơ ghi
lại toàn cảnh của trận chiến đấu quyết liệt của nhân dân Nga với Liên minh bộ lạc
Tarta - Mông Cổ do tên tướng Mamai cầm quyền. Bài thơ vang lên tiếng lòng yêu
thương, đau xót trước cảnh tan hoang vì chiến tranh của nước Nga. Trường ca
Mười hai là đỉnh cao trong sáng tác của A. Blok, đây là trường ca đầu tiên viết về
cách mạng vô sản ở nước Nga, miêu tả hình tượng nước Nga trong những ngày sơi
động ở Petrograd, về cuộc xung đột giữa thế giới cũ và thế giới mới, sự tất yếu sụp
đổ thế giới cũ và sự bắt đầu một kỷ nguyên mới ở nước Nga.
Nhà thơ A. Blok với sự nghiệp sáng tác của mình, đặc biệt là mảng thơ về
về đề tài Tổ quốc là những vần thơ đằm thắm được viết nên với ý thức trách nhiệm
cao của một nhà thơ - công dân. Với tài năng và tình cảm chân thành, tha thiết của
mình với nước Nga, với nhân dân, A. Blok thực sự là một nhà thơ vĩ đại, người con
ưu tú của Tổ quốc Nga, ơng đã dung hịa cái trữ tình, mơ mộng cá nhân hịa chung
với hơi thở, khơng khí của cả thời đại để sáng tác nên những vần thơ chan chứa
tình cảm mãi làm rung động bao thế hệ độc giả.
Ở Việt Nam, độc giả đã khá quen thuộc với những vần thơ trữ tình của A.
Blok qua các tác phẩm dịch như Thơ A. Blốk/A.A. Blốk, Thúy Toàn dịch, NXB.
Đồng Nai, 2001; Blốk A. – Exênin X. – Thơ, Tế Hanh dịch, Thúy Toàn tuyển
chọn, NXB. Văn học, 1983; Thơ tình thế giới chọn lọc, Kiều Văn tuyển chọn,


14

NXB. Đồng Nai, 2004; 100 bài thơ tình, Thúy Tồn dịch, NXB. Văn hóa thơng

tin, 2006.
1.2.2. Vladimir Mayakovsky (Maiacốpxki V.) (1893-1930)
Vladimir Mayakovsky sinh ngày 19 tháng 7 năm 1893. Ông là một trong số
những nhà thơ Cách mạng vĩ đại nhất của nước Nga. V. Mayakovsky trưởng thành
trong khói lửa của cuộc cách mạng tháng Mười, cuộc đời và sự nghiệp văn chương
của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân dân, thơ ông luôn
hướng về phục vụ Tổ quốc, phục vụ Cách mạng, suốt cuộc đời ơng ln cống hiến
hết mình vì cơng cuộc đấu tranh giành thắng lợi của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản. Với tất cả sự tận tâm của mình, Mayakovsky đã trở thành lá cờ đầu của
Cách mạng, ông xứng đáng là “nhà thơ lớn nhất của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội”.
Sự nghiệp văn chương của V. Mayakovsky rất phong phú và đa dạng trên
nhiều thể loại như thơ (thơ trữ tình và thơ trào phúng) với nhiều bài thơ tiêu biểu
như Hành khúc Trái! Trái!, Lớn lên em sẽ làm gì, Đồn vệ binh trẻ tuổi, Thơ kỷ
niệm, Đen và trắng, Trở về, Gửi Xécgây Exênin, Đứa hèn nhát, Thơ khẩu hiệu, Về
những con người ở Kudơnét…. trường ca (Vlađimia Ilít Lênin, Tốt lắm..), kịch
(Nhà tắm), các tiểu luận, bài báo…
Thời còn trẻ, khi mới bước chân vào con đường nghệ thuật, V. Mayakovsky
đã có khoảng thời gian đi theo tinh thần của chủ nghĩa vị lai với tác phẩm đánh dấu
là trường ca Đám mây mặc quần. Nhưng khơng lâu sau đó, dưới ánh sáng soi
đường và lý tưởng cao đẹp của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, ông đã
sớm trưởng thành, rũ bỏ những mặt khơng tích cực của chủ nghĩa vị lai để trở
thành một nhà thơ Cách mạng chân chính.
Nhà thơ V. Mayakovsky có ảnh hưởng rất lớn đối với độc giả Việt Nam,
ông đã trở thành người bạn lớn gần gũi, thân tình, người đồng chí Cách mạng trong


15

lịng cơng chúng u thơ. Có biết bao thế hệ độc giả Việt Nam say sưa đọc thơ
Maia, say sưa làm thơ “chia sẻ, trò chuyện” với nhà thơ, say sưa làm đề tài, luận

văn, tiểu luận về ơng… Có thể khẳng định một điều, V. Mayakovsky là nhà thơ
Nga thế kỉ XX được dịch và giới thiệu nhiều nhất, rộng rãi nhất ở Việt Nam trong
suốt nhiều thập kỉ qua. Các tác phẩm dịch thuật về tác phẩm của ông rất đa dạng và
phong phú như: Mai-a-cốp-ski, Lớn lên em sẽ làm gì?, Phùng Qn, Dỗn Trung
phỏng dịch, NXB. Kim Đồng, 1957; Mai-a-cốp-ski, Sáu bài thơ, Hồng Trung
Thơng dịch và giới thiệu, NXB. Văn nghệ, 1954; Mai-a-cốp-ski, Thơ, Hoàng
Trung Thông, Trần Dần dịch, NXB. Văn nghệ, 1957; Maiakôpxki V, Tốt lắm! Trường ca tháng Mười, Hoàng Ngọc Hiến dịch, NXB. Văn học, 1967;
Maiakơpxki V, Vlađimia Ilích Lênin – Trường ca, Xuân Diệu dịch, NXB. Văn
học, 1967; Maiacốpxki, Trường ca, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, NXB.
Văn học 1987..
Trong tuyển tập Maiacốpxki – con người, cuộc đời và thơ, Hoàng Ngọc
Hiến đã sưu tầm, tuyển chọn và dịch giới thiệu nhiều bài thơ trữ tình và thơ trào
phúng, trường ca, kịch và nhiều bài báo, tiểu luận của nhà thơ V. Mayakovsky.
Trong đó, có nhiều bài thơ có nhiều bản dịch khác nhau của Hoàng Ngọc Hiến và
Hoàng Trung Thông như: Nhật lệnh cho đội quân nghệ thuật, Hành khúc Trái!
Trái!, Một cuộc kỳ ngộ của Vlađimia Maiacốpxki ở thôn quê mùa hè, Những người
loạn họp, Trở về, Quyển hộ chiếu Liên Xô, Về những con người ở Kudơnét.
Các vần thơ trữ tình của V. Mayakovsky da diết, chân thành, gợi nhiều suy
tư, cảm xúc trong lòng người đọc, chẳng hạn như trong bài thơ Gửi Xécgây
Exênin, nhà thơ viết khúc tâm tình để tưởng nhớ người bạn thơ của mình với nhiều
tâm sự sâu sắc, chân thành, gửi gắm nhiều suy tư, trăn trở về số phận con người
nghệ sĩ, xã hội, thời đại, văn chương; bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ


16

thuật của nhà thơ. Bản dịch của Hoàng Ngọc Hiến cũng thể hiện trọn vẹn và giữ
nguyên được cách cấu tứ, nội dung của bài thơ:
GỬI XÉCGÂY EXÊNIN
Bạn đã đi

như người ta nói
sang thế giới bên kia
Khơng gian trống trải…
Bạn bay vèo,
xuyên thủng những sao khuya.
Thế là hết khoản tạm ứng,
khoản la cà với rượu.
Bạn tha hồ tỉnh táo.
Đây không phải
Exênin,
những lời chế riễu.
Cười sao được
khi lịng tơi
quằn quại đau thương.
Tôi thấy bạn
bàn tay máu phọt,
loay hoay viết


17

tự treo xác lên,
bạn lắc lư,
một đống thịt xương.
……………
thế gian này
được mấy người
như bạn.
……………………………
Mấy lão phê bình lẩm bẩm:

- Gây sự việc này tại cà riềng…
cà tỏi
chủ yếu lỏng tay giai cấp
kết quả là rượu chè nghiện ngập –
…………………………
bạn được giáo dục
đâu đến nỗi ẩu đả lu bù.
Xin hỏi, thế giai cấp
chỉ biết tu nước vối?
………………
Theo ý tôi,
làm như lời


18

mấy tên nói sảng,
e từ lâu
bạn tính chuyện qun sinh.
Thà chết vì rượu
cịn hơn
vì bực mình!
……………………
Bạn ngậm miệng,
từ nay,
khơng bao giờ
nói nữa.
………………
Nhân dân,
người sáng tạo thơ ca, ngơn ngữ,

mất một tay nghề
sừng sỏ
giọng vang trong.
…………………
Thơ của bạn
Xôbinốp
phun qua nước dãi,


19

tên của bạn
lẫn với mũi sỉ vào khăn tay,
và hắn ê a
bên cây phong non thối –
“Không một tiếng than
bạn lịng ơi
khơng tiếng thở dài”
Gớm cái tay này
Lêơnnít Lơengrinứt
nói chuyện với y
khơng thể nói nhập nhằng!
Bạn cịn đây
ắt vung lên phá bĩnh:
- Cấm đem thơ ta,
nhai bậy bạ,
mớm sằng! –
Chụm ba ngón tay,
bạn ht cịi ầm ĩ,
chúng hoảng hồn, động bố mẹ tổ tiên!

Lũ ngợm bất tài
chạy thất điên bát đảo,


20

Véttông nhan nhản
thốc tơi tả như buồm,
bè lũ Kôgan
cũng hối hả chạy ln,
bao kẻ
bị thương
vì cặp râu mép nhọn.
Lũ ngợm cịn đơng,
mấy đứa
chịu về vườn!
Cơng việc thì nhiều –
miễn kịp thời loại chúng.
Phải cải tạo
trước tiên
cuộc sống.
Cải tạo rồi –
mới ca ngợi, hoan hô.
Thời buổi này
viết lách quả gay go,
nhưng tôi xin hỏi
các ông què bà quặt


21


làm việc lớn,
trên đời này,
có đường nào
thuận bước
ít chơng gai?
Ngơn ngữ là tướng
của đạo quân
sức mạnh con người.
Hành khúc vang lên!
Để sau lưng
thời gian nổ tung trời dữ dội
để gió cuốn về
tháng năm xưa
họa chăng tóc rối!
Hành tinh chúng ta
thiết bị vui
quá đỗi sơ sài.
Phải cướp niềm vui
giành giật
ở tương lai!
Trên đời này


22

chết
chẳng có gì là khó,
xây dựng cuộc đời
cịn gian khổ hơn nhiều

(1926)
(Hồng Ngọc Hiến dịch – trích trong Maiacơpxki, con người, thơ và cuộc đời,
Hoàng Ngọc Hiến, NXB. ĐHTHCN, trang 281 trang 287)
1.2.3. Sergey Esenin (Xécgây Exênin) (1895-1925)
Sergey Esenin, sinh tại Riadan nước Nga ngày 04-10-1895, mất ngày 27-121925, vốn xuất thân từ gia đình nơng dân, nên những gì thuộc về nơng thơn, thiên
nhiên với những tình cảm thân quen là những đề tài chính gợi cảm hứng trong các
sáng tác của ơng.
Ơng là nhà thơ nổi tiếng theo trường phái lãng mạn của Văn học Nga thế kỷ
XX. Ông đã từng lang thang khắp các vùng của đất nước Nga và đi du lịch tới
nhiều nước trên thế giới. Trong thời kỳ đầu, các sáng tác thơ của ông thể hiện rõ
tình yêu say đắm thiên nhiên, đời sống nông thôn Nga, chịu ảnh hưởng của truyền
thống dân gian Nga. Sau đó là thời kỳ ơng chịu ảnh hưởng của tôn giáo, của chủ
nghĩa biểu tượng, chủ nghĩa hình ảnh, các sáng tác thơ lúc này trở nên nặng nề và
trừu tượng. Thời kỳ tiếp sau đó cho tới trước khi ông tự vẫn là thời kỳ ông sáng tác
thành công nhất. Trong các sáng tác của ông, người ta thấy được sự bình tĩnh, giản
dị, súc tích, cân đối trong hình tượng, cách biểu cảm và hình thức thể hiện; với âm
điệu tha thiết, uyển chuyển làm rung động tâm hồn người đọc với những câu thơ
đẹp đến mức cổ điển, ngôn ngữ tinh tế, lột tả được nội tâm, và diễn tả trong cảnh trí


23

thiên nhiên Nga tươi đẹp. Các sáng tác của Esenin được coi như tài sản tinh thần
quý giá trong nền Văn học Nga.
Các tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của ơng có thể kể đến là:
Trở về Tổ quốc (1924), Nước Nga Xô Viết (1924), Nước Nga cũ đã qua đi (1924),
Thư gửi một người phụ nữ (1924), Trả lời (1924), Bài ca về cuộc trường chinh
vĩ đại (1924), Anna Xnêghina (1925), Những mơ típ Ba Tư (1924-25), Con người
tăm tối (1925), Thư gửi mẹ (1924)………
Ông cũng là một tác giả được giới thiệu phổ biến ở Việt Nam. Thơ của ơng

chiếm một vị trí quen thuộc trong lịng độc giả. Nhiều tác phẩm của ơng đã được
đưa vào chương trình giảng dạy mơn văn học ở nhà trường phổ thông. Các tác
phẩm dịch thuật về sáng tác của S. Esenin ở Việt Nam gồm có: Thơ và trường ca,
Nguyễn Viết Thắng dịch, NXB. Hội nhà văn, NXB. Trung tâm văn hóa ngơn ngữ
Đơng Tây, 2004; Blốk A. – Exênin X. – Thơ, Tế Hanh dịch, Thúy Tồn tuyển
chọn, NXB. Văn học, 1983; Thơ tình thế giới chọn lọc, Kiều Văn tuyển chọn,
NXB. Đồng Nai, 2004; 100 bài thơ tình, Thúy Tồn dịch, NXB. Văn hóa thơng
tin, 2006.
Bên cạnh Thư gửi mẹ, bài thơ Nước Nga của Esenin cũng là một trong
những bài thơ tiêu biểu của ơng, được đón nhận và có nhiều tác động tích cực đến
suy nghĩ, tâm hồn, lòng yêu nước, tự hào dân tộc của nhiều thế hệ độc giả Việt
Nam
NƯỚC NGA
Ôi nước Nga thân thiết của tôi ơi
Nhà gỗ thông xanh khốc áo chồng tượng chúa...
Một màu xanh mát ngắm nhìn thuê thoả
Một màu xanh tít tắp tận chân mây


×