Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Xây dựng chương trình học phần “thí nghiệm vật lí” theo tiếp cận cdio nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.3 MB, 210 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

LÊ VŨ TRƯỜNG SƠN

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
“THÍ NGHIỆM VẬT LÍ” THEO TIẾP CẬN CDIO
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM
CHO SINH VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ

Đà Nẵng – Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

LÊ VŨ TRƯỜNG SƠN

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN
“THÍ NGHIỆM VẬT LÍ” THEO TIẾP CẬN CDIO
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM
CHO SINH VIÊN
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ mơn Vật lí
Mã số: 8.14.01.11
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM XUÂN QUẾ



Đà Nẵng – Năm 2019


I

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, được
hồn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của PGS.TS Phạm Xuân Quế, TS. Nguyễn
Quý Tuấn và các Thầy Cô giảng dạy, các bạn học viên trong lớp học. Các số liệu và tài
liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng
với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đó.
Tơi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả luận văn

Lê Vũ Trường Sơn


II

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Xuân Quế, TS. Nguyễn
Quý Tuấn các Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình
nghiên cứu đề tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Thầy Cô giáo giảng dạy, thỉnh giảng cùng toàn thể
các bạn học viên trong lớp cao học LL và PPDH bộ mơn Vật lí K36 trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến q báu cho tơi trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn BCN Khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Đà nẵng,
các Thầy dạy Thí nghiệm Vật lí và các bạn sinh viên trường Đại học Bách khoa Đà

Nẵng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình khảo sát và thực nghiệm sư
phạm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn bè và đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình ln động viên, khích lệ tơi hồn thành luận văn này.
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Lê Vũ Trường Sơn


III

DANH MỤC VIẾT TẮT
STT

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CÁC CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

CDIO

Conceive – Design – Implement - Operate

2

CĐR

Chuẩn đầu ra


3

ĐHBK – ĐHĐN

4

GV

5

KT-ĐG

6

NL

7

NLTN

Năng lực thực nghiệm

8

NLTP

Năng lực thành phần

9


SV

10

TNSP

Thực nghiệm Sư phạm

11

TNVL

Thí nghiệm Vật lí

Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng
Giáo viên
Kiểm tra – đánh giá
Năng lực

Sinh viên


IV

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. II
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................ III
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................................VII

DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .................................................................................... IX
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu..............................................................................2
3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................3
4. Giả thuyết khoa học...................................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài ...................................................................................................5
9. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................5
CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM VÀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM THEO TIẾP CẬN CDIO ........................................6
1.1. Năng lực thực nghiệm và đánh giá năng lực thực nghiệm .............................6
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 6
1.1.2. Cấu trúc ......................................................................................................... 7
1.1.3. Biểu hiện ....................................................................................................... 8
1.1.4. Biện pháp phát triển ...................................................................................... 9
1.1.5. Phương pháp đánh giá NLTN ..................................................................... 10
1.2. Dạy học theo tiếp cận CDIO ............................................................................17
1.2.1. Bản chất và các luận điểm của phương pháp tiếp cận CDIO ..................... 17
1.2.2. CĐR của chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO ................................... 18
1.2.3. Phương pháp giảng dạy, học tập nhằm đáp ứng CĐR trong chương trình. 19
1.2.4. Xác lập và biểu đạt mục tiêu dạy học ......................................................... 20
1.2.5. Nguyên tắc dạy học ..................................................................................... 20
1.2.6. Quan điểm và kỹ thuật đánh giá kết quả học tập ........................................ 21
1.2.7. Chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO .................................................. 24
1.3. Giới thiệu học phần “Thí nghiệm Vật lí” tại trường ĐHBK .......................26
1.3.1. Khái quát về dạy TNVL tại trường ĐHBK - ĐHĐN.................................. 26



V

1.3.2. Giới thiệu về NLTN của SV trong dạy học học phần TNVL tại trường
ĐHBK - ĐHĐN .................................................................................................... 28
1.3.3. Nguyên nhân những hạn chế và cách khắc phục ........................................ 30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT
LÍ” THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC
NGHIỆM CHO SINH VIÊN ......................................................................................32
2.1. Chuẩn đầu ra ....................................................................................................32
2.1.1. Kiến thức ..................................................................................................... 32
2.1.2. Kĩ năng ........................................................................................................ 32
2.1.3. Thái độ ........................................................................................................ 32
2.2. Nội dung học phần ...........................................................................................32
2.3. Tổ chức dạy học phát triển NLTN trong học phần TNVL ..........................68
2.4. Tiến trình dạy học ............................................................................................75
2.4.1. Bài 2: Đo điện trở........................................................................................ 75
2.4.2. Bài 3: Khảo sát từ trường trong ống dây dẫn thẳng .................................... 81
2.4.3. Bài 4: Đo chiết suất của bản thủy tinh ........................................................ 81
2.4.4. Bài 5: Đo bước sóng laser He-Ne và bề rộng khe hẹp ............................... 81
2.5. Đánh giá sự phát triển NLTN .........................................................................81
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................82
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................83
3.1. Mục đích và nhiệm vụ TNSP...........................................................................83
3.1.1. Mục đích TNSP........................................................................................... 83
3.1.2. Nhiệm vụ TNSP .......................................................................................... 83
3.2. Đối tượng và nội dung TNSP ..........................................................................83
3.2.1. Đối tượng TNSP ......................................................................................... 83

3.2.2. Nội dung TNSP ........................................................................................... 83
3.3. Phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin .....................................83
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .................................................................. 83
3.3.2. Phương pháp xử lý thông tin....................................................................... 83
3.4. Diễn biến và kết quả TNSP .............................................................................84
3.5. Nhận xét về những vấn đề cần điều chỉnh sau TNSP ...................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................94
1. Kết luận ................................................................................................................94
2. Kiến nghị ..............................................................................................................94


VI

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................96
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........99
PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1
PHỤ LỤC 1: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN ............................................ PL1
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM .................. PL12
PHỤ LỤC 3: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .............................................................. PL20
PHỤ LỤC 4: RUBRIC ĐÁNH GIÁ NLTN CỦA TỪNG BÀI THÍ NGHIỆM PL43
PHỤ LỤC 5: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM MẪU .................................................. PL81


VII

TĨM TẮT ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT LÍ”
THEO TIẾP CẬN CDIO NHẰM PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO SINH VIÊN
Ngành: Lý luận và PPDH Bộ mơn Vật lí
Họ tên học viên: Lê Vũ Trường Sơn
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xuân Quế; TS. Nguyễn Quý Tuấn
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
Những kết quả chính của luận văn:
- Dựa trên cơ sở lí luận ở chương 1 chúng tôi đã nghiên cứu và xây dựng thang đo đánh giá
NLTN của SV gồm 4 NLTP và 14 hành vi biểu hiện, với 4 mức độ phân biệt.
- Dựa trên thang đo này, chúng tôi đã đánh giá thực trạng NLTN ban đầu của SV, xác định
nguyên nhân của thực trạng này và đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm phát triển NLTN
của SV.
- Xây dựng được chương trình học phần “Thí nghiệm Vật lí” theo tiếp cận CDIO (thống nhất
từ CĐR, nội dung giảng dạy đến các phương pháp dạy học và KT-ĐG).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Kết quả TNSP đã bước đầu khẳng định chương trình học phần TNVL là khả thi và hiệu quả,
chứng minh được giả thuyết khoa học mà luận văn đề ra và hoàn toàn đúng đắn. Các kết quả
nghiên cứu có thể áp dụng được trong dạy học tại trường ĐHBK – ĐHĐN và là một tài liệu
hữu ích cho các GV tham khảo.
Hướng phát triển của luận văn:
- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận về việc xây dựng chương trình học phần “Thí
nghiệm Vật lí” theo tiếp cận CDIO nhằm phát triển NLTN cho SV.
- Nghiên cứu hồn thiện quy trình tổ chức dạy học và tiêu chí đánh giá NLTN của SV.
Từ khóa: Thí nghiệm Vật lí. Phát triển năng lực. Năng lực thực nghiệm. Mơ hình CDIO.
Chương trình mơn học.
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài

PGS. TS. Phạm Xuân Quế


Lê Vũ Trường Sơn


VIII

SUMMARY

BUILDING SUBJECT PROGRAM “PHYSICS EXPERIMENT”
ACCORDING TO CDIO APPROACH IN TO DEVELOPT EXPERIMENTAL
COMPETENCE OF STUDENTS
Major: Theory and method of teaching physics
Full name of Master student: Le Vu Truong Son
Supervisors: Assoc.Prof. Dr.Sc. Pham Xuan Que; Dr.Sc. Nguyen Quy Tuan
Training institution: The University of Da Nang – University of Science and Education
The main results of the thesis:
- Based on the theory presented in the 1st chapter we built scale to evaluate the student’s
experimental competence consisted of four components and fourteen observable behaviors
at four different levels.
- Based on this scale, we assessed the actual state of students' experimental competence,
determined the cause of that state and proposed measures to develop this competence
appropriately.
- Building subject program "physical experiment" according to CDIO approaching in to
develop experimental competence of students. The content of this program includes output
standards, content of teaching methods and assessment.
The scientific and practical significance of the thesis:
The results of pedagogical experiment have initially affirmed that the program is feasible and
effective, proving the correctness of the proposed scientific hypothesis. The research results
are fully applicable in teaching at the university of DaNang – University of science and
technology and is considered as useful references for lecture and teacher.
The development direction of dissertations:

- Continue to study the complete theoretical basis of developing subject program “Physical
experiment” according to CDIO approach for developing of student’s experimental
competence.
- Research to improve the process of teaching and assessment criteria of student’s
experimental competence.
Key words: Physics experiment. Development of competence. Experimental competence.
CDIO medel. Subject program.
Supervior’s confirmation

Assoc. Prof. Dr.Sc Pham Xuan Que

Student

Le Vu Truong Son


IX

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng
1.1

Trang

Kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi NLTP cấu thành

8

NLTN
1.2


Rubric đánh giá NLTN của SV

10

1.3

Những thành phần cơ bản của đề cương học phần

24

1.4

Kết quả khảo sát NLTN của SV

28

3.1

Kết quả NLTN của SV qua 4 lần đánh giá

82

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình

Tên hình vẽ

Trang


vẽ
1.1

Cấu trúc năng lực thực nghiệm

7

2.1

Mơ hình dạy học của bài thí nghiệm

66

3.1

Đồ thị sự phát triển NLTP 1 của SV qua 4 lần đánh giá

83

3.2

Đồ thị sự phát triển NLTP 2 của SV qua 4 lần đánh giá

84

3.3

Đồ thị sự phát triển NLTP 3 của SV qua 4 lần đánh giá

85


3.4

Đồ thị sự phát triển NLTP 4 của SV qua 4 lần đánh giá

86

3.5

Đồ thị kết quả NLTN của SV Nguyễn Ngọc Tân qua 4 lần

88

đánh giá
3.6
3.7

Đồ thị kết quả NLTN của SV Trần Hoài Nhân qua 4 lần
đánh giá
Đồ thị kết quả NLTN của SV Trần Ung Đức Anh qua 4
lần đánh giá

89
90


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày 02 tháng 11 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết số
14/2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006 - 2020. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp đổi mới là: “Triển khai đổi mới
phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học; phát huy tính chủ động của
người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học.
Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa
chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước” [3]. Báo cáo chính
trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng cũng đã nêu rõ: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học,
phương pháp thi, kiểm tra theo hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc
biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối
sống, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm
xã hội” [4].
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng (ĐHBK – ĐHĐN) với bề dày
hơn 40 năm xây dựng và phát triển, được đánh giá là trường đại học kỹ thuật có chất
lượng và uy tín đào tạo nhất khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Mục tiêu trong thời
gian tới của nhà trường là trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, một
trường đại học đổi mới, sáng tạo, một cơ sở đào tạo kỹ thuật, công nghệ bậc đại học và
sau đại học chất lượng cao, cung cấp cho người học môi trường giáo dục đại học và
nghiên cứu khoa học tốt nhất, có tính chun nghiệp cao. Chương trình đào tạo của
nhà trường, đặc biệt là các chương trình đào tạo chất lượng cao đã và đang được đổi
mới toàn diện và sâu sắc dựa trên phương pháp tiếp cận CDIO (Conceive – Design –
Implement – Operate) và định hướng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ABET
(Accreditation Board of Engineering and Technology), Hoa Kỳ [23].
Chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo tại trường ĐHBK - ĐHĐN có yêu cầu cụ
thể về năng lực thực nghiệm (NLTN) [22]. NLTN có thể hình thành và phát triển
thơng qua học phần thí nghiệm thực hành, đặc biệt là học phần Thí nghiệm Vật lí
(TNVL). Sự phát triển và đánh giá năng lực (NL) trên trong học phần TNVL đã được
thực hiện trong quá trình giảng dạy và kiểm tra - đánh giá (KT-ĐG). Tuy nhiên q
trình KT-ĐG NL chưa có tiêu chí cụ thể và phụ thuộc nhiều vào cảm tính của giáo

viên (GV).
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục đại học, cụ thể là trường
ĐHBK - ĐHĐN; việc xây dựng chương trình cho học phần TNVL thống nhất từ chuẩn


2

đầu ra (CĐR), nội dung giảng dạy và KT-ĐG, đặc biệt là KT-ĐG NLTN của sinh viên
(SV) là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Từ những lí do trên, tơi lựa chọn đề tài “XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PHẦN “THÍ NGHIỆM VẬT LÍ” THEO TIẾP
CẬN CDIO NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM CHO SINH
VIÊN” cho luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Vào năm 2000, Học viện Công nghệ Massachusetts cùng với ba trường đại học
khác: Đại học Công nghệ Chalmers ở Go ̈teborg; Học viện Cơng nghệ Hồng gia ở
Stockholm; Đại học Linko ̈ping ở Linko ̈ping đã khởi xướng sáng kiến CDIO, là
một khuôn khổ hợp tác quốc tế về cải cách giáo dục kỹ thuật. Sáng kiến CDIO ban đầu
là một bản quy ước chung của 4 trường, sau đó đã được nhóm tác giả Edward F.
Crawley, Johan Malmqvist, So ̈ren O ̈stlund & Doris. Brodeur thuộc các trường
Đại học Institute of Technology, Chalmers University of Technology, KTH – Royai
Institute of Technology (2007) phát triển thành một phương pháp tiếp cận trong cải
cách giáo dục kỹ thuật thông qua cuốn sách “Rethinking Engineering Education The
CDIO Approach”. Cuốn sách đó đã được Hồ Tấn Nhựt và Đoàn Thị Minh Trinh biên
dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phát
hành vào năm 2010 [7].
Các trường đại học trên thế giới đã nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận
CDIO trong việc cải cách căn bản, toàn diện công tác đào tạo của các ngành nghề chủ
yếu thuộc lĩnh vực kỹ thuật. Các nội dung cải cách tập trung vào: 1) Phát triển CĐR
của ngành đào tạo; 2) Thiết kế chương trình đào tạo theo tích hợp và có sự tham gia
của các bên liên quan (doanh nghiệp, giảng viên, SV, lãnh đạo nhà trường); 3) Tổ chức

dạy học và đánh giá nhất quán với CĐR, đảm bảo phát huy được tính chủ động của
người học, chú trọng các hoạt động dạy học tích hợp và dạy học trải nghiệm. Các hoạt
động đánh giá học tập được cải tiến theo đánh giá các NL đầu ra, dựa vào minh chứng
về quá trình và kết quả đạt được trong thực hiện các nhiệm vụ học tập của SV.
Tại Việt Nam, năm 2008 chủ trương áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO đã
được thực hiện, với sự khởi xướng của 2 trường đại học lớn: Đại học Quốc gia Hà Nội
và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2008, cơng trình nghiên
cứu áp dụng cách tiếp cận CDIO đầu tiên được thực hiện bởi TS. Vũ Anh Dũng với Đề
án “Xác lập cơ sở khoa học, thực tiễn và quy trình xây dựng chương trình đào tạo theo
cách tiếp cận CDIO và áp dụng cho ngành Kinh tế Đối ngoại chất lượng cao tại Đại
học Quốc gia Hà Nội”.


3

Tháng 8 năm 2009, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề
án “Triển khai thí điểm mơ hình CDIO tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
cho ngành Kỹ thuật chế tạo và Công nghệ thông tin” với mục tiêu phát triển một mơ
hình để tiếp nhận, áp dụng và triển khai CDIO cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng và các chương trình đào tạo kỹ thuật ở Việt Nam nói chung.
Sau đó, hàng loạt các trường đã triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO
ở các mức độ khác nhau. Mức độ phổ biến, bước đầu mà nhiều trường áp dụng đó là
xây dựng CĐR và phát triển chương trình đào tạo theo tiếp cận CDIO (Đại học Ngoại
ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (2012) áp dụng cho 6 ngành, trong đó có 5
ngành ngoài kỹ thuật; Đại học Thái Nguyên (2012) áp dụng cho tất cả các ngành đào
tạo; Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (2013) áp dụng cho tất cả các
ngành đào tạo; Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thơng (2013) áp dụng cho ngành
Cơng nghệ Đa phương tiện). Một số trường khác cũng đang trong giai đoạn tìm hiểu
và bắt đầu triển khai áp dụng phương pháp tiếp cận CDIO trong đào tạo các ngành của
nhà trường (Đại học Công nghệ Thông tin (2013); Đại học Kinh tế - Luật (2013); Đại

học Thủ dầu 1 (2014); Đại học An Giang (2014); Đại học Đà Nẵng (2014)…) [7].
Hiện tại, đã có hơn 140 trường đại học trên thế giới là thành viên của tổ chức
này, trong đó Việt Nam hiện có 06 trường gồm Đại học Quốc gia TP.HCM, Trường
Đại học Duy Tân, Trường Đại học Thủ Dầu Một, Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại
học FPT và Trường Đại học Vinh. Tất cả các chương trình đào tạo kỹ thuật và cơng
nghệ của nhà trường đều được hoạch định và cải tiến toàn diện. Việc triển khai áp
dụng phương pháp tiếp cận CDIO của các trường thành viên trong Hiệp hội sẽ tuân thủ
chặt chẽ các tiêu chuẩn của CDIO để đảm bảo đạt chuẩn chất lượng quốc tế.
3. Mục tiêu của đề tài
Xây dựng học phần “Thí nghiệm Vật lí” theo tiếp cận CDIO (thống nhất từ
CĐR, nội dung giảng dạy đến các phương pháp KT-ĐG) để hình thành và phát triển
NLTN.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu học phần “Thí nghiệm Vật lí” theo tiếp cận CDIO đảm bảo những đặc
trưng: hướng vào NL đầu ra của người học, hướng vào hành động thì sẽ phát triển ở
người học NLTN.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
NLTN của SV được phát triển trong học phần “Thí nghiệm Vật lí” được xây
dựng theo hướng tiếp cận CDIO.


4

5.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Nội dung nghiên cứu
- Năng lực thực nghiệm.
- Học phần “Thí nghiệm Vật lí” trong chương trình giảng dạy tại trường ĐHBK
- ĐHĐN.
- Đề xướng CDIO đã đề cập đến 12 tiêu chuẩn phản ánh tồn diện q trình đào

tạo và quản lí chất lượng đào tạo theo định hướng NL đầu ra. Để phù hợp với thực tiễn
hiện tại, tôi chỉ tiếp cận một số luận điểm cơ bản của CDIO, đó là: 1) Thiết kế CĐR, 2)
Thiết kế nội dung dạy học để chuyển tải CĐR đã ban hành, 3) Nội dung thích hợp,
phương pháp dạy học chủ động và KT-ĐG học tập nhất quán với CĐR.
b. Thời gian nghiên cứu
Tháng 7 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019.
c. Không gian nghiên cứu
Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo tiếp cận CDIO trong dạy học đại
học.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát triển NLTN của SV trong học tập nói chung
và trong học tập học phần “Thí nghiệm Vật lí” nói riêng.
- Tìm hiểu các mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và mục tiêu phát
triển năng lực mà SV cần đạt được khi học học phần “Thí nghiệm Vật lí”.
- Xây dựng chương trình học phần “Thí nghiệm Vật lí” theo tiếp cận CDIO
(thống nhất từ CĐR, nội dung giảng dạy đến các phương pháp dạy học và KT-ĐG).
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) chương trình học phần “Thí nghiệm Vật lí” để
đánh giá tính khả thi và hiệu quả.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Khái quát những tư tưởng cơ bản của phương pháp luận
CDIO; và các tài liệu lí luận, pháp lí liên quan đến đề tài để hình thành cơ sở lý thuyết
cho đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Xử lý thống kê toán học.


5


8. Đóng góp của đề tài
Kết quả TNSP đã bước đầu khẳng định chương trình học phần TNVL là khả thi
và hiệu quả, chứng minh được giả thuyết khoa học mà luận văn đề ra và hoàn toàn
đúng đắn. Các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng được trong dạy học tại trường
ĐHBK – ĐHĐN và là một tài liệu hữu ích cho các GV tham khảo.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Năng lực thực nghiệm và dạy học phát triển năng lực thực nghiệm
theo tiếp cận CDIO
Chương 2: Xây dựng chương trình học phần “Thí nghiệm Vật lí” theo tiếp cận
CDIO nhằm phát triển năng lực thực nghiệm cho sinh viên
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


6

CHƯƠNG 1: NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM VÀ DẠY HỌC PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM THEO TIẾP CẬN CDIO
1.1. Năng lực thực nghiệm và đánh giá năng lực thực nghiệm
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm năng lực
Theo từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên có giải thích: “Năng lực là khả
năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt
động nào đó với chất lượng cao” [13].
Theo tài liệu tập huấn dạy học và KT-ĐG theo định hướng phát triển NL của
học sinh do Bộ giáo dục và đào tạo phát hành năm 2014 cho rằng: “Năng lực được
quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái

độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,... nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức
hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định” [14].
Theo Bernd Meier; Nguyễn Văn Cường: “Năng lực là một thuộc tính tâm lý
phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự
sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức” [1].
1.1.1.2. Khái niệm thực nghiệm
Trong nghiên cứu khoa học, thực nghiệm được hiểu là q trình thu thập, phân
tích thông tin để kiểm chứng cho một giả thuyết khoa học đã được đặt ra. Do đó, thực
nghiệm có nghĩa rộng hơn thí nghiệm, cụ thể [3]:
- Thực nghiệm có thể được thực hiện bằng việc nghiên cứu, tổng hợp, phân tích
các tài liệu, các bằng chứng thu được... (ví dụ trong nhiều nghiên cứu về lịch sử, khảo
cổ ...).
- Thực nghiệm có thể được thực hiện bằng việc theo dõi, quan sát các sự vật,
hiện tượng vốn có trong tự nhiên (ví dụ trong nhiều nghiên cứu về thiên văn).
- Thực nghiệm có thể được thực hiện bằng việc tiến hành các thí nghiệm: tạo ra
những biến đổi ở đối tượng nghiên cứu để quan sát, thu thập dữ liệu (ví dụ trong nhiều
nghiên cứu về y học, sinh học, hóa học, vật lí ...).
1.1.1.3. Khái niệm năng lực thực nghiệm
Trong từ điển Tiếng Việt khái niệm năng lực thực nghiệm được định nghĩa như
sau: “Năng lực thực nghiệm là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ
năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các
tình huống đa dạng của cuộc sống” [13].


7

Vậy NLTN vật lí là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng (thiết kế và thực
hiện) trong lĩnh vực vật lí cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra
trong thực tiễn liên quan đến thực nghiệm.
1.1.2. Cấu trúc

Mỗi yếu tố cấu trúc của NLTN được xem như là một năng lực thành phần
(NLTP) của NLTN vì mỗi yếu tố đó đã phản ánh một quá trình hoạt động để tạo ra
một sản phẩm có tính trọn vẹn nhất định của q trình thực nghiệm.
Các NLTP của NLTN được sắp xếp theo một logic cấu thành NLTN và nó
chính là logic của q trình hoạt động thực nghiệm. Do đó, cũng có thể quan niệm mỗi
NLTP là một tiêu chí của NLTN được mơ tả như trong hình 1.1 [9, 3].
Năng lực thực nghiệm
NLTP 1:
Nêu câu hỏi
khoa học và
đưa ra dự
đoán/giả thuyết

NLTP 2:
Đề xuất, lựa
chọn và lập kế
hoạch tiến hành
thí nghiệm

NLTP 3:
Thực hiện
phương án thí
nghiệm đã
thiết kế

NLTP 4:
Xử lý, phân
tích, trình bày
kết quả và
đánh giá


Phát biểu vấn
đề cần nghiên
cứu/nêu câu hỏi
khoa học liên
quan đến bài
thí nghiệm

Đề xuất các
phương án thí
nghiệm

Lựa chọn/xây
dựng các dụng
cụ, thiết bị thí
nghiệm

Xử lý số liệu

Lựa chọn
phương án khả
thi

Lắp ráp thiết
bị thí nghiệm

Đưa ra được
các dự đốn/giả
thuyết


Lập kế hoạch
tiến hành thí
nghiệm

Kiểm tra thiết
bị và phát
hiện, sửa chữa
những hư hỏng
thơng thường
Tiến hành thí
nghiệm
Thu thập và
ghi lại kết quả
từ thí nghiệm

Hình 1. 1: Cấu trúc năng lực thực nghiệm

Biểu diễn kết
quả thí nghiệm
Biện luận kết
quả thí nghiệm
và rút ra kết
luận khoa học
Đánh giá, cải
tiến phép đo


8

1.1.3. Biểu hiện

Biểu hiện về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi NLTP cấu thành NLTN
[3].
Bảng 1. 1: Kiến thức, kĩ năng, thái độ của mỗi NLTP cấu thành NLTN
NLTP

Kiến thức

Kĩ năng

Thái độ

Nêu câu hỏi khoa - Hiểu thế nào là - Tiếp cận vấn đề Thái độ hứng thú,
học và đưa ra dự vấn
đề
thực cần làm thí nghiệm tích cực, chủ động,
đốn/giả thuyết
nghiệm; câu hỏi - Huy động các tri hợp tác
thực nghiệm; giả thức

kinh
thuyết thực nghiệm nghiệm đã có để
- Hiểu các kiến làm xuất hiện các
thức có liên quan liên tưởng (đặt câu
để hình thành một hỏi liên quan đến
giả thuyết cụ thể
vấn đề thí nghiệm)
- Phân tích, sàng
lọc các câu hỏi để
hình thành giả
thuyết

Đề xuất, lựa chọn Hiểu mục đích, ý - Đề xuất hoặc Thái độ tích cực,
và lập kế hoạch nghĩa của từng phân tích phương chủ động, cẩn
tiến
hành
nghiệm

thí bước, từng thao tác
trong quy trình
phương án thí
nghiệm đề xuất

Thực hiện phương - Hiểu trật tự các
án thí nghiệm đã bước, các thao tác
thiết kế
trong quy trình thí
nghiệm
- Biết cơng dụng
của các thiết bị,
dụng cụ cho thí
nghiệm
- Biết các phương
pháp để thu thập

án thí nghiệm thận, hợp tác
nhằm kiểm chứng
giả thuyết
- Dự đốn kết quả
thí nghiệm
- Thực hiện đúng
yêu cầu các bước,

thành thạo các thao
tác trong quy trình
thí nghiệm
- Quan sát,
chép, thu thập
dữ liệu, các
quả có giá trị
q
trình

ghi
các
kết
của
thí

Thái độ cẩn thận, tỉ
mỉ, kiên nhẫn, chủ
động, trung thực,
trách nhiệm


9

kết

quả

thực nghiệm


nghiệm
Xử lý, phân tích, - Hiểu các kết quả - Sử dụng các Thái độ chủ động,
trình bày kết quả thu thập từ thí phương pháp, cơng cẩn thận, trung
và đánh giá

nghiệm

cụ để xử lý kết quả thực,

- Biết các phương thí nghiệm
pháp để xử lý,



trách

nhiệm và niềm tin
vào khoa học

phân tích kết quả
thu được
- Biết các phương
pháp để biểu diễn
kết quả sau khi
được xử lý
1.1.4. Biện pháp phát triển
Để hình thành cho SV có NLTN trong q trình dạy học, cần thiết phải có
những biện pháp phù hợp nhằm phát triển cho SV.
1.1.4.1. Đổi mới nội dung giảng dạy
Tài liệu hướng dẫn thí nghiệm được biên soạn theo hướng phát triển NLTN đối

với người học. Mỗi bài thí nghiệm chúng tơi xây dựng theo trình tự: CĐR, các câu hỏi
chuẩn bị bài trên cơ sở lý thuyết và dụng cụ thí nghiệm đã có, các bước cơ bản của bài
thí nghiệm. Ở đây chúng tơi chỉ giới thiệu sơ lược về cơ sở lý thuyết và yêu cầu SV
tìm hiểu thêm để nắm rõ nội dung của bài thí nghiệm.
1.1.4.2. Đổi mới cách thức KT-ĐG theo hướng chú trọng phát triển NLTN
Đánh giá theo hướng chú trọng phát triển NLTN nghĩa là trong quá trình học
tập cũng như trong các đề kiểm tra trên lớp, đề thi ... nên tăng cường các câu hỏi yêu
cầu người học phải vận dụng các kĩ năng thực nghiệm để giải quyết.
Trước đây việc kiểm tra đánh giá hầu như chỉ chú trọng đến học thuộc lý thuyết
mà chưa chú trọng tới phát triển NLTN cho người học. Từ việc kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kì, hầu như GV chỉ đề cập đến các khái niệm, các định luật hoặc
các bài tập mang tính chất tính tốn… Người học chỉ cần học thuộc lý thuyết và nắm
vững các công thức là có thể trả lời cơ bản.
Để thực hiện tốt việc đổi mới cách thức KT-ĐG theo hướng chú trọng phát triển
NLTN, mỗi GV cần: Trong các lần kiểm tra nên tăng cường các câu hỏi, các bài tập thí
nghiệm. Đó là những bài tập đòi hỏi người học phải vận dụng linh hoạt tổng hợp các


10

kiến thức lý thuyết, kĩ năng thực nghiệm, vốn hiểu biết về vật lí, kỹ thuật và thực tế
trong cuộc sống để xác định mục tiêu, lựa chọn phương án, lựa chọn dụng cụ, thực
hiện thí nghiệm theo quy trình, thu thập và xử lý số liệu để giải quyết nhiệm vụ đặt ra
[23].
1.1.5. Phương pháp đánh giá NLTN
Các chương trình giảng dạy NL địi hỏi các phương pháp đánh giá phù hợp để
đo lường được mục tiêu giảng dạy. Do đó, khi chương trình và phương pháp giảng dạy
thay đổi, phương pháp đánh giá cũng phải thay đổi theo. Vì đánh giá theo NL chủ yếu
là đánh giá đầu ra nên quá trình đánh giá tập trung thu thập và phân tích các thơng tin
để có thể đánh giá được NL của người học so với mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để các

phương pháp đánh giá theo NL đạt chất lượng theo yêu cầu, GV phải đánh giá bằng
nhiều hình thức và thơng qua nhiều cơng cụ. Nếu NL được coi như là khả năng sử
dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ một cách kết hợp để giải quyết các vấn đề trong
những bối cảnh cụ thể thì các chương trình giảng dạy và các phương pháp đánh giá
cũng phải kết hợp cả ba yếu tố này. Ưu điểm của phương pháp này là độ tin cậy của
kết quả đánh giá sẽ cao hơn và áp lực thi cử sẽ giảm bớt do bài thi nội dung, kiến thức
khơng cịn là kết quả duy nhất quyết định sự tiến bộ trong học tập của người học [6].
1.1.5.1. Đánh giá dựa theo tiêu chí
Khi đánh giá theo tiêu chí, chất lượng thành tích khơng phụ thuộc vào mức độ
cao thấp về NL của những người khác, mà phụ thuộc vào mức độ cao thấp của chính
người được đánh giá so với các tiêu chí cụ thể.
Trong đánh giá dựa trên tiêu chí, hoạt động học tập của người học được so sánh
với mục tiêu học tập cố định, ở đó xác định rõ ràng những gì người học cần biết, cần
hiểu và có thể làm.
Bảng 1. 2: Rubric đánh giá NLTN của SV
NLTP
1. Nêu
câu hỏi
khoa học
và đưa
ra dự
đoán/giả
thuyết

Hành vi biểu
hiện

Mức độ
Mức 4


Mức 3

Mức 2

1.1. Phát  Đưa ra được  Đưa
ra  Đưa
biểu vấn đề chính xác và được chính được
cần nghiên
đầy đủ vấn xác
vấn đề/câu
cứu/nêu câu đề/câu hỏi đề/câu hỏi nghiên
hỏi khoa học nghiên cứu nghiên cứu có
liên quan
có liên quan có
liên quan
đến bài thí
đến vấn đề quan đến vấn
nghiệm

Mức 1

ra  Không
vấn đưa
ra
hỏi được vấn
cứu
liên
đến
đề


đề/câu hỏi
nghiên
cứu


11

nghiên cứu

vấn

đề

nghiên cứu

nghiên cứu
nhưng
khơng đầy

nhưng
chưa chính
xác

đủ
1.2. Đưa ra  Đưa ra các  Đưa ra các  Đưa ra các  Khơng
được các dự dự đốn/giả dự đốn/giả dự đốn/giả đưa
ra
đốn/giả
thuyết chính thuyết
thuyết có được các

thuyết
xác và đầy chính xác liên quan dự
đủ
nhưng chưa đến vấn đề đoán/giả
đầy đủ

nghiên cứu

thuyết

nhưng chưa
chính xác
2. Đề
xuất, lựa
chọn và
lập kế
hoạch
tiến hành
thí
nghiệm

2.1. Đề xuất  Đưa ra được  Đưa
ra  Đưa
ra  Đưa
ra
các phương phương án được
được
được
án thí
thí nghiệm phương án phương án phương án

nghiệm
kiểm chứng thí nghiệm thí nghiệm thí nghiệm
được tất cả
các
giả
thuyết

kiểm chứng
được đa số
các
giả

kiểm chứng
được một
phần
giả

nhưng
không
kiểm

Hoặc

thuyết

thuyết

chứng
được giả
thuyết

(không
đúng)

Hoặc
 Đưa ra được Hoặc
hầu hết các  Đưa
ra  Đưa
ra
phương án được một được một
thí nghiệm vài phương phương án
khác
án
thí thí nghiệm Hoặc
phương án nghiệm
khác
 Không
GV đã đưa khác
phương án đưa
ra
ra
phương án GV đã đưa phương án
GV đã đưa ra
thí nghiệm
ra

khác
phương án
giáo viên
đã đưa ra



12

2.2. Lựa
chọn phương
án khả thi

 Chọn
phương

 Chọn

 Chọn

 Chọn

án

phương án

phương án

phương án

thí nghiệm
tối ưu , hiệu
quả và đưa
ra được cơ
sở để lựa
chọn


thí nghiệm
tối ưu ,
hiệu
quả
nhưng
khơng đưa
ra được cơ

thí nghiệm
khả
thi
nhưng chưa
tối ưu và
hiệu quả

thí nghiệm
khơng khả
thi

phương án
thí nghiệm

sở để lựa
chọn
phương án
thí nghiệm

2.3. Lập kế  Các
bước  Các bước  Các bước  Các bước

hoạch tiến
tiến hành thí tiến hành tiến hành tiến hành
hành thí
nghiệm rõ thí nghiệm thí nghiệm thí nghiệm
nghiệm và
ràng, đầy đủ rõ
ràng, thiếu một khơng có
thu thập số
và dễ dàng đầy đủ
số bước và sự
thay
liệu
thực
hiện  Bảng thu khó
thực đổi so với
theo
gợi ý của
thập số liệu hiện theo
 Bảng
thu thiết kế thể  Bảng thu GV đưa ra
thập số liệu hiện đầy đủ thập số liệu  Không
thiết kế gọn số liệu cần thiếu một thiết
kế
gàng và thể thu thập
vài lỗi nhỏ
được bảng
hiện đầy đủ
thu thập
số liệu cần
số liệu

thu thập
3. Thực
hiện
phương
án thí

3.1. Lựa
chọn/xây
dựng các
dụng cụ,

nghiệm
đã thiết
kế

thiết bị thí
nghiệm

 Xác
định  Xác định  Xác định  Khơng xác
đầy đủ các được phần được một định được
dụng
cụ, lớn
các vài dụng cụ dụng cụ
thiết bị thí dụng
cụ, cần thiết và cần thiết
nghiệm cần
thiết và nêu
được công
dụng của tất

cả các dụng

thiết bị thí
nghiệm cần
thiết và nêu
được cơng
dụng của

nêu được trong bài
cơng dụng thí nghiệm
của một vài Hoặc
(>1/3) dụng  Khơng
cụ, thiết bị nêu được


13

cụ, thiết bị

hầu

hết

thí nghiệm

cơng dụng

thí nghiệm
đối với bài
thí nghiệm


(>2/3) dụng
cụ, thiết bị
thí nghiệm

đối với bài
thí nghiệm

của dụng
cụ, thiết bị
thí nghiệm

đối với bài

đối với bài

thí nghiệm

thí nghiệm

3.2. Lắp ráp  Tất cả thiết  Tất cả thiết  Lắp
đặt  Lắp
đặt
thiết bị thí
bị được đặt bị được đặt thiết bị khá thiết
bị
nghiệm
chính xác, chính xác, chính xác khơng
đúng vị trí
đúng vị trí

với 1 hoặc chính xác,
 Tất cả các  Tất cả các
vật dụng cần
thiết cho đo
đạc có trong
tầm tay
 Rất
gọn
gàng và có
tổ chức

vật
dụng
cần
thiết
cho đo đạc

trong
tầm tay

2 chi tiết

cần có sự

nhỏ
cần
điều chỉnh

giúp đỡ từ
GV

để
điều chỉnh
vài chi tiết
lớn

3.3. Kiểm tra  Phát hiện và  Phát hiện  Phát hiện  Không
thiết bị và
sửa
chữa và sửa chữa nhưng
phát hiện
phát hiện,
được toàn được một không sửa được
sửa chữa
bộ
những vài
sai chữa được những sai
những sai
sai
hỏng hỏng thông những sai hỏng
hỏng thông
thông
thường
hỏng thông thông
thường
thường
thường
thường
3.4. Tiến
hành thí
nghiệm


 Thực hiện  Thực hiện  Thực hiện  Chưa thực
thành thạo được các được một hiện được
và hiệu quả bước theo vài
bước quy trình
các
bước quy trình theo
quy thí nghiệm
theo
quy thí nghiệm trình
thí
trình
nghiệm
chọn
 Cẩn
tiến

thí
đã
thận
hành

đã
chọn
nhưng chưa
thành thạo
(cần phải
làm đi làm

nghiệm đã

chọn.


14

theo

lại hoặc cần

từng bước
và kiểm tra
cẩn
thận

sự giúp đỡ
của GV)

TN

trước

khi

chuyển sang
bước
theo

tiếp

3.5. Thu  Thu thập và  Thu thập và  Thu thập  Dữ

liệu
thập và ghi
ghi lại đầy ghi
lại được một thu được
lại kết quả từ đủ,
chính thơng tin vài thơng hồn tồn
thí nghiệm
xác về thơng và các dữ tin và dữ khơng
tin và các dữ liệu từ thí liệu từ thí chính xác
liệu từ thí
nghiệm
 Dữ liệu thu
được chính
xác

nghiệm
nhưng chưa
đầy
đủ
hoặc chưa
chính xác

nghiệm
nhưng có
vài
chỗ
khơng
chính xác

 Dữ liệu thu

được chính
xác
4. Xử lý,
phân
tích,
trình bày
kết quả
và đánh
giá

4.1. Xử lý số  Xử lý được  Xử lý được  Xử lý được  Không xử
liệu
các số liệu, các số liệu, một vài số lý số liệu
thông
tin thông tin liệu, thông
đầy
đủ, về kết quả tin về kết
chính xác về thí nghiệm quả
thí
kết quả thí nhưng chưa nghiệm
nghiệm
đầy
đủ nhưng chưa
hoặc chưa chính xác
chính xác


×