Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đối chiếu thành ngữ đối xứng tiếng anh với thành ngữ đối xứng tiếng đức trên bình diện từ vựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.88 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

_______________________

ĐỀ TÀI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG - 2009

ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ANH
VỚI THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ĐỨC
TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG

Chủ nhiệm đề tài:
NGUYỄN THỊ MIÊN THẢO
Sinh viên ngành: Ngữ văn Đức
Khoá 2006 – 2010
Người hướng dẫn khoa học:
Th.S. TRẦN THẾ BÌNH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

MỞ ĐẦU

Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG
1.1. Khái niệm và phân loại thành ngữ
1.2. Khái niệm và phân loại thành ngữ đối xứng

Chương 2. ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ANH VỚI
THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ĐỨC TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG


2.1. Theo trục đối xứng
2.2. Theo thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng
2.3. Theo quan hệ từ vựng

KẾT LUẬN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1. Lí do chọn đề tài ........................................... Error! Bookmark not defined.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài...................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ................. Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 2
5. Giới hạn của đề tài ....................................... Error! Bookmark not defined.
6. Đóng góp mới của đề tài .............................. Error! Bookmark not defined.
7. Kết cấu của đề tài ...................................................................................... 4
Chương 1 ....................................................................................................... ..
SƠ LƯỢC VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG.....…………5
1.1. Khái niệm và phân loại thành ngữ...................................................... 5
1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 5
1.1.2. Phân loại thành ngữ với tục ngữ ................................................... 7
1.1.3. Phân loại thành ngữ ........................................................................ 7
1.2. Khái niệm và phân loại thành ngữ đối xứng ...................................... 8
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm................................................................... 8
1.2.2. Phân loại ......................................................................................... 9
Chương 2: ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ĐỨC
SO
VỚI TIẾNG ANH TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG ... Error! Bookmark not
defined.
2.1.Theo trục đối xứng ................................Error! Bookmark not defined.

2.1.1. Số liệu thống kê - Biểu đồ………………………………………....15
2.1.2. Nhận xét……………………………………………………………17
2.2. Theo thành phần từ loại .................................................................... 19
2.2.1. Số liệu thống kê – Biểu đố .............Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Nhận xét ........................................Error! Bookmark not defined.
2.3. Theo quan hệ từ vựng ..........................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa từ vựng ...........Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Quan hệ ngữ âm từ vựng ............................................................. 29
KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.


1

MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài
Thành ngữ là hiện tượng ngữ tồn tại trong mọi ngôn ngữ bậc cao của lồi

người. Nó thể hiện tư duy thẩm mỹ ưa thích sự hài hoà, cân đối và vần điệu nhịp
nhàng của con người. Và thành ngữ đối xứng – một phân loại của thành ngữ trong
ngôn ngữ - với kết cấu sóng đơi, giàu hình ảnh ẩn dụ, giàu âm điệu, chính là đỉnh cao
của vẻ đẹp ngơn ngữ, của triết lí âm dương hài hồ: vạn vật đều có đơi có cặp.
Thành ngữ đối xứng tồn tại khơng chỉ trong ngơn ngữ của các nước phương
Đơng mà cịn xuất hiện dày đặc trong thành ngữ phương Tây. Cấu trúc sóng đôi đem
đến cho thành ngữ đối xứng chất thơ lãng mạn, trong khi những hình ảnh quen thuộc
phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan của quần chúng, nhân dân lao động đem đến
cho chúng ta, những người thủ đắc ngôn ngữ sự mộc mạc, giản dị và gần gũi thân
thương.

Vượt qua rào cản văn hố, tơn giáo, kinh tế, chính trị …, tơi đi chinh phục vẻ
đẹp của 2 ngôn ngữ Đức và Anh, 2 ngoại ngữ đã từ lâu gắn bó với tơi trong mơi
trường sư phạm, cũng như trong mơi trường tự do khi trị chuyện giao lưu hay vơ tình
nghe những người nước ngồi tíu tít những câu thành ngữ sóng đơi trên đường phố
hay trên phim ảnh.
Thực hiện đề tài đồng nghĩa với việc ứng dụng được các kiến thức tổng hợp về
ngôn ngữ học, cũng như khám phá những kiến thức thực tế về lĩnh vực thành ngữ học.
Thiết nghĩ là điều hết sức bổ ích và lý thú đối với một sinh viên chun ngành Văn
học và Ngơn ngữ tiếng Đức.

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Tiếng Anh và tiếng Đức là những ngôn ngữ tồn cầu nên điều hiển nhiên là đã

có nhiều cơng trình nghiên cứu đối chiếu trong và ngồi nước về mảng thành ngữ của
2 ngôn ngữ này. Được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là nhóm thành ngữ so sánh.


2

Ngồi ra, cịn có các cơng trình đối chiếu về các tiểu nhóm từ vựng cụ thể (ví dụ như
nhóm từ chỉ màu sắc trong thành ngữ tiếng Anh).
Tuy nhiên, việc đối chiếu thành ngữ đối xứng Đức – Anh vẫn chưa phải là
mảnh đất màu mỡ đối với các nhà nghiên cứu. Lý do rõ ràng nhất là vì cách tư duy
phương Đông và phương Tây khác nhau nên các tiêu chí phân loại cũng khác nhau.
Nếu như ở Việt Nam, cách phân loại phổ biến nhất của giáo sư Hoàng Văn Hành chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Thành ngữ học là thành ngữ gồm 3 nhóm chính
là: thành ngữ đối xứng, thành ngữ so sánh và thành ngữ phi đối xứng, thì khi tìm kiếm
trên các website hay tài liệu nước ngoài về phân loại thành ngữ Anh hay Đức, thông
thường bạn sẽ nhận được một bảng phân loại theo trường ngữ nghĩa của thành ngữ.

Chẳng hạn như nhóm thành ngữ nói về động vật, thực vật, bộ phận cơ thể…

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài là khảo sát thực trạng, tần số sử dụng các

thành phần của thành ngữ đối xứng (trục đối xứng, cặp thành tố đối xứng) với con số
thống kê cụ thể, từ đó có rút ra những điểm tương đồng hay khác biệt trong cách sử
dụng từ vựng trong thành ngữ đối xứng tiếng Đức và Anh.

4.

Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập ngữ liệu đa nguồn và có độ chính xác cao từ nhiều từ điển
chuyên ngành của các nhà xuất bản uy tín hàng đầu và nhiều website đáng tin cậy
(được in trong mục “Tài liệu tham khảo”)
 Phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu, đánh giá số lượng
 Phương pháp phân tích
 Phương pháp so sánh đối chiếu

5.

Giới hạn của đề tài
Đề tài “Đối chiếu thành ngữ đối xứng Đức – Anh” giới hạn trên bình diện từ

vựng.



3

Bình diện từ vựng là một bình diện chung và rộng lớn, có liên quan mật thiết
và có các kiến thức liên ngành với các bình diện khác như Ngữ âm học, Ngữ nghĩa
học, Phong cách học. Trong khuôn khổ đề tài của mình, tơi xác định phạm vi đối
chiếu của thành ngữ đối xứng là thành phần từ vựng và quan hệ từ vựng của cặp thành
tố đối xứng trên cấp độ từ và cụm từ.

6.

Đóng góp mới của đề tài
6.1. Về mặt lý luận
Đề tài đã đóng góp một nguồn ngữ liệu phong phú (gần 800 thành ngữ trong

phần phụ lục đính kèm) và đáng tin cậy về nhóm thành ngữ đối xứng Đức – Anh.
Nguồn ngữ liệu này sẽ là cơ sở để so sánh đối chiếu thành ngữ đối xứng Đức – Anh
trong nhiều lĩnh vực và là tiền đề để làm một tuyển tập thành ngữ Đức – Anh theo
khung phân loại mới (thành ngữ đối xứng – thành ngữ phi đối xứng – thành ngữ so
sánh).
Và quan trọng là đề tài đã đưa ra kết quả khảo sát rõ ràng với số liệu cụ thể để
từ đó người học và nghiên cứu ngơn ngữ Đức – Anh có một cái nhìn rõ ràng về sự
phân bố từ vựng trong thành ngữ đối xứng, và bước đầu khẳng định “cảm giác ngơn
ngữ” (Sprachgefühl) của mình.
6.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài cung cấp tài liệu song ngữ về thành ngữ đối xứng, tiện lợi cho người học
hoặc nghiên cứu tra cứu 2 chiều. Trong ngữ liệu cịn có ghi chú về phong cách sử
dụng thích hợp, ví dụ: (scherzh.) có nghĩa là “để bơng đùa”, hoặc (archaic) để chỉ lớp
từ cũ.



4

7.

Kết cấu của đề tài

MỞ ĐẦU

Chương 1. SƠ LƯỢC VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG

Chương 2. ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ANH VỚI THÀNH
NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ĐỨC TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


5

Chương 1
SƠ LƯỢC VỀ THÀNH NGỮ VÀ THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG

1.1. Khái niệm và phân loại thành ngữ
1.1.1. Khái niệm
Ở phần mở đầu chúng ta đã nói sơ qua về thành ngữ. Vậy thành ngữ cụ
thể là gì?
Giáo sư Tiến sĩ Hồng Văn Hành cho rằng: “theo cách hiểu thơng

thường thì thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hồn
chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt
là trong khẩu ngữ [7;27].
Các tác giả cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” lại nhận định:
“Thành ngữ là cụm từ cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa; nghĩa của chúng
có tính hình tượng hoặc/ và gợi cảm.” [4; 157]
Từ điển tiếng Đức Langenscheidt lại cho ta một định nghĩa về thành
ngữ như sau: „ein sprachlicher Ausdruck (aus mehreren Wörtern), dessen Bedeutung
man nicht aus den Bedeutungen seiner Bestandteile ableiten kann (wie z.B. jemandem
durch die Lappen gehen)“ [16; 531]. Định nghĩa này hoàn toàn tương đồng với định
nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học – Nhà xuất bản Đà Nẵng –
1997: „Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen đung mà nghĩa của nó thường khơng
thể giải thích một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó“.
Nhìn chung khơng có bất đồng nào lớn giữa các nhà thành ngữ học về
định nghĩa này. Ta có thể tóm tắt lại là: Thành ngữ là cụm từ cố định, chặt chẽ về ngữ
pháp, có nghĩa không phải là nghĩa của các từ gộp lại, gắn liền với văn hoá dân tộc“.
1.1.2. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
Lâu nay người ta vẫn thường dùng lẫn lộn hai khái niệm “thành ngữ” và
“tục ngữ”. Thậm chí trong một số cuốn từ điển, chỉ có một khái niệm „idiom“ dùng


6

chung cho cả thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ … Lý do là tục ngữ có nhiều nét tương
đồng với thành ngữ (như: tính bền vững về cấu tạo, tính bóng bẩy về nghĩa, …).
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ không phải là chuyện đơn giản. Tuy
nhiên, với các khung tiêu chí rạch rịi, các nhà nghiên cứu đã giúp cho việc phân biệt
này dễ dàng hơn.
Thử tham khảo hai mơ hình sau:
Bảng 1.[7;38]

Những đặc trưng dùng

Thành ngữ

Tục ngữ

làm tiêu chí nhận diện
1. Đặc trưng về hình thái

tổ hợp từ cố định (hoặc

câu (phát ngơn) cố định

cấu trúc, có vần điệu, có

kết cấu chủ vị), quan hệ

(cả đơn và phức), quan hệ

đối điệp

tình thái

cú pháp

2. Chức năng biểu hiện

định danh sự vật, hiện

định danh sự tình, sự kiện,


nghĩa định danh

tượng, quá trình...

trạng huống

3. Chức năng biểu hiện

biểu thị khái niệm bằng

biểu thị phán đốn bằng

hình thái nhận thức

hình ảnh biểu trưng

hình ảnh biểu trưng

4. Đặc trưng ngữ nghĩa

2 tầng ngữ nghĩa được tạo

2 tầng ngữ nghĩa được tạo

bằng phương thức so sánh

bằng phương thức so sánh

và ẩn dụ hoá


và ẩn dụ hố

Bảng 2. [8;12]
Bình diện nghiên cứu

Thành ngữ

Tục ngữ

Kết cấu ngữ pháp

cụm từ cố định tương

câu hoàn chỉnh

đương với một từ
Chức năng văn học

chức năng thẩm mĩ

chức năng thẩm mĩ
chức năng nhận thức
chức năng giáo dục


7

Hình thức tư duy lơgic


diễn đạt khái niệm, khái

diễn đạt phán đốn, khẳng

qt những hiện tượng

định một thuộc tính của

riêng rẽ

hiện tượng

Chức năng của các hình

chức năng định danh thực

chức năng thông báo thuộc

thức ngôn ngữ

hiện bởi các từ ngữ

lĩnh vực hoạt động nhận
thức





hiện tượng thuộc lĩnh vực


hiện tượng ý thức xã hội,

ngơn ngữ

văn hố, tinh thần

Trên đây là 2 khung khu biệt „thành ngữ“ và „tục ngữ“. Các khung này
là dụng cụ hữu ích để phân biệt „thành ngữ“ với „tục ngữ“. Nhưng cần phải nói rõ là
sự khu biệt chỉ mang tính chấ t tương đối, bởi vì luôn tồn tại những hiện tượng trung
gian, vừa là thành ngữ vừa là tục ngữ (nó đáp ứng được các tiêu chí của cả 2 hệ
thống).
Ví dụ: Kommt Zeit, kommt Rat.
Nothing ventured, nothing gained.
1.1.3. Phân loại thành ngữ
Có nhiều cách để phân loại thành ngữ nói chung. Trước hết, dựa vào cơ
chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình thức) có thể chia thành ngữ ra thành 3 loại: thành
ngữ so sánh, thành ngữ phi đối xứng và thành ngữ đối xứng
1.1.3.1. Thành ngữ so sánh
Thành ngữ so sánh là một tổ hợp từ bền vững, bắt nguồn từ phép so
sánh, có nghĩa biểu trưng.
Ví dụ:
as cool as a cucumber
arm wie ein Kirchenmaus
1.1.3.2. Thành ngữ phi đối xứng


8

Thành ngữ phi đối xứng là những thành ngữ còn lại (khơng so sánh lẫn

đối xứng).
Ví dụ:
cut from the same cloth
im Laufe der Zeit
1.1.3.3. Thành ngữ đối xứng
Thành ngữ đối xứng là phần mà đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu. Phần này
được trình bày cụ thể ở mục dưới đây:

1.2. Khái niệm và phân loại thành ngữ đối xứng
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm
Như đã nói trong phần mở đầu, Thành ngữ đối xứng là một khái niệm
quen thuộc trong ngôn ngữ Việt, nhưng trong tiếng Anh hay tiếng Đức thì đây vẫn
cịn là điều rất mới lạ. Khái niệm “tương đương” duy nhất mà tơi tìm thấy được trong
tài liệu về hai ngôn ngữ này trên Internet là “idiomatic pairs”_ những cấu trúc thành
ngữ sóng đơi.
Trong Tiếng Việt, có nhiều khái niệm khác nhau về thành ngữ đối xứng.
Hãy xem các bậc tiền bối thành ngữ học nói gì về thành ngữ đối xứng:
“có số lượng âm tiết chẵn, chia làm hai vế đều, đối nhau” [9; 22]
“có tính chất đối xứng giữa các bộ phận và các yếu tố tạo nên thành ngữ
… phép đối xứng ở đây được xây dựng trên cả hai bình diện đối ý và đối lời” [7; 50]
Nếu áp dụng định nghĩa của Bùi Khắc Việt [9; 22] thì việc nhận diện
thành ngữ đối xứng tiếng Đức và tiếng Anh sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Việc căn ke
vào số lượng âm tiết ngay trong loại hình ngơn ngữ đơn âm tiết như tiếng Việt đã bị
cho là quá khắt khe rồi, đừng nói gì đến việc đếm âm tiết trong các ngơn ngữ biến
hình như tiếng Đức và tiếng Anh.
Do đó người ta thường nhận diện thành ngữ đối xứng theo các đặc điểm
sau: “có 2 vế đối xứng nhau, có số lượng thành tố chẵn, số lượng âm tiết có thể lẻ,
khơng nhất thiết phải có sự đối ứng giữa các thành tố trong hai vế”.



9

Trong bài nghiên cứu của mình, tơi cũng xin đưa ra một khái niệm
chung về thành ngữ đối xứng, mà cụ thể là xét trên bình diện từ vựng: “cụm cố định
có cặp thành tố đối xứng nhau qua một trục đối xứng (vơ hình hoặc được thể hiện ra
bằng liên từ hay giới từ). Cặp thành tố đối xứng này thường cùng từ loại và có quan
hệ về ngữ nghĩa, ngữ âm từ vựng.”.
Ví dụ:
Land und Leute (cặp thành tố đối xứng là danh từ, có quan hệ
điệp phụ âm đầu)
over and over (cặp thành tố đối xứng là giới từ, có quan hệ điệp
hồn tồn)
1.2.2. Phân loại
Có nhiều tiêu chí để phân loại thành ngữ đối xứng. Căn cứ theo bình
diện từ vựng chúng có các tiêu chi sau:
1.2.2.1. Theo trục đối xứng
Muốn phân loại theo trục đối xứng trước hết phải xác định cụ thể trục
đối xứng của thành ngữ đối xứng.
Theo cách này ta có các kiểu thành ngữ đối xứng tiếng Đức tương ứng
với các kiểu trục đối xứng sau:
Thành ngữ có trục đối xứng vơ hình (có thể được thể hiện bằng dấu
phẩy “,”): gesagt, getan; ein Mann, ein Wort

Thành ngữ có trục đối xứng là một từ cụ thể (liên từ hay giới từ): 12 loại


“und”: Angst und Bange, auf Gedeih und Verderb




“oder”: Sekt oder Selters, auf Gnade oder Ungnade



“für”: Schritt für Schritt, ein für allemal



“um”:schlicht um schlicht, Zug um Zug



“in”: alles in allem, Glück im Unglück



“an“: Kopf an Kopf, Brust an Brust


10



“aber”: klein aber fein



“auf”: Schlag auf Schalg, von jetzt auf gleich




“weder”: hinten weder vorne



“wider”: Wurst wider Wurst



„à“ (vay mượn của tiếng Pháp): peu à peu



„über“: Hals über Kopf

Thành ngữ có các trục đối xứng liên cấu trúc: 3 loại


von ... bis/ zu ...: vom Scheitel bis zur Sohle, von Angesicht zu Angesicht



weder... noch ...: weder Fisch noch Fleisch, weder Hand noch Fuß



jeder ... desto ...: je später der Abend, desto schưner die Gäste; je früher desto

besser


Tương tự, ta có các kiểu thành ngữ đối xứng tiếng Anh sau:
Thành ngữ có trục đối xứng vơ hình (có thể được thể hiện bằng dấu “,”):
great boast, small roast; here today, gone tomorrow

Thành ngữ có trục đối xứng là một từ cụ thể (liên từ hay giới từ): 8 loại


„and“: with kit and caboodle, odds and sods



“or”: make or mar, sink or swim



“for”: horses for courses, nothing for nothing



“with”: the hostess with the mostest



“but”: strange but true, loose the battle but win the war



“over”: head over heels, mind over matter




“after”: day after day, week after week



“to”: mouth to mouth

Thành ngữ có các trục đối xứng liên cấu trúc:


11



from ... to ...: from stem to stern, from the womb to the tomb
1.2.2.2. Theo thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng
Hầu hết các thành ngữ đối xứng có cặp thành tố đối xứng thuộc cùng

một phạm trù từ loại, bất kể cặp thành tố đối xứng ở cấp độ “từ” hay “cụm từ”.
Theo cách phân loại này, ta có các nhóm thành ngữ đối xứng trong tiếng
Đức cũng như trong tiếng Anh như sau:


Thành ngữ có cặp thành tố đối xứng là (cụm) danh từ:
Ví dụ:
Arbeit und Brot: “Arbeit” và “Brot” là cặp thành tố đối xứng danh từ
cold hands, warm heart: “cold hands” và “warm heart” là cặp thành

tố


đối xứng cụm danh từ



Thành ngữ có cặp thành tố đối xứng là (cụm) động từ:
Ví dụ:
gesagt, getan: “gesagt” và “getan” là cặp thành tố đối xứng động

từ

nothing ventured, nothing gained: “nothing ventured” và “nothing
gained” là cặp thành tố đối xứng cụm động từ



Thành ngữ có cặp thành tố đối xứng là (cụm) tính từ:
Ví dụ:
doof und dlig: “doof” và „dlig“ là cặp thành tố tính từ
too little, too late: “too little” và “too late” là cặp thành tố cụm
tính từ



Thành ngữ có cặp thành tố đối xứng là các (cụm) từ loại khác:
Các (cụm) từ loại còn lại như (cụm) trạng từ, (cụm) giới từ, … được sát nhập

chung vào nhóm này.
Ví dụ:



12

bergauf und bergab: „bergauf“ và „bergab“ là cặp thành tố đối
xứng trạng từ
an Ort und Stelle: „an Ort“ và „(an) Stelle“ là cặp thành tố đối
xứng cụm giới từ
on and on: “on” và “on” là cặp thành tố đối xứng giới từ
in one ear and out the other: “in one ear” và “out the other” là cặp
thành tố đối xứng cụm giới từ
Phân loại theo thành phần từ loại của thành tố đối xứng giúp ta sử dụng
thành ngữ trong văn viết cũng như văn nói dễ dàng hơn, dựa trên nền tảng hiểu biết về
thành phần từ loại của thành tố đối xứng (vì thơng thường thành ngữ đối xứng được
sử dụng với chức năng ngữ pháp của từ loại của cặp thành tố đối xứng).
1.2.2.3. Theo quan hệ từ vựng của cặp thành tố đối xứng
Cặp thành tố đối xứng trong thành ngữ đối xứng liên kết chặt chẽ với
nhau về nội dung lẫn hình thức diễn đạt nhờ vào quan hệ từ vựng giữa chúng. Quan
hệ từ vựng được xét ở đây là quan hệ ngữ nghĩa (quan hệ đồng nghĩa – trái nghĩa) và
quan hệ ngữ âm (quan hệ đồng âm; quan hệ điệp hoàn toàn hay điệp một phần thành
tố đối xứng, quan hệ điệp phụ âm đầu và quan hệ điệp vần). Hãy xem xét lần lượt các
quan hệ sau:
1.2.2.3.1. Quan hệ ngữ nghĩa từ vựng
Quan hệ ngữ nghĩa gồm quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa, thể
hiện ở các từ đồng nghĩa và trái nghĩa trong thành ngữ đối xứng.
Vậy thế nào là từ đồng nghĩa và trái nghĩa? Ở dưới đây là những khái
niệm chung nhất, căn bản nhất:
“Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa; khác nhau
về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
phong cách nào đó, hoặc đồng thời cả hai.” [4;195]
“Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ
tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về

loogic.” [4;199]


13

Xét lần lượt các quan hệ ngữ nghĩa từ vựng:
Quan hệ đồng nghĩa
Quan hệ đồng nghĩa của cặp thành tố đối xứng trong thành ngữ đối xứng được
thiết lập khi cặp thành tố này thiết lập nên một cặp từ đống nghĩa.
Ví dụ:
betwixt and between: “betwixt” và “between” đều có nghĩa là “ở

giữa”

dumm und dämlich: „dumm“ và „dämlich“ đều có nghĩa là „ngu

ngốc“

Quan hệ trái nghĩa
Quan hệ trái nghĩa của cặp thành tố đối xứng trong thành ngữ đối xứng được
thiết lập khi cặp thành tố này thiết lập nên một cặp từ trái nghĩa.
Ví dụ:
abends voll, morgens null: abend  morgen (sáng  tối), voll  null (đầy 
vơi)
from top to bottom: top  bottom (đỉnh  đáy)

1.2.2.3.2. Quan hệ ngữ âm từ vựng
Quan hệ ngữ âm từ vựng giữa các thành tố đối xứng trong thành ngữ đối xứng
thực chất là các quan hệ về mặt âm thanh giữa chúng. Quan hệ về âm thanh làm thành
ngữ có âm điệu nhịp nhàng và gắn kết chặt chẽ các thành tố trong thành ngữ với nhau.

Các quan hệ ngữ âm bao gồm:


Quan hệ đồng âm: không tồn tại trong thành ngữ đối xứng Đức – Anh



Quan hệ điệp hoàn tồn thành tố đối xứng:
Ví dụ:
nothing for nothing
up and up
Tag für Tag
um und um



Quan hệ điệp một phần thành tố đối xứng:


14

Ví dụ:
all day and every day: lặp chữ “day”
andere Länder, andere Sitten: lặp chữ “andere”


Quan hệ điệp phụ âm (Anlaut) của 2 vế thành tố đối xứng:
Ví dụ:
bitten und betteln: lặp âm [b]
life and limp: lặp âm [l]




Quan hệ điệp vần (Inlaut) của 2 vế thành tố đối xứng:
Ví dụ:
back me or sack me: lặp vần [æk]
auf Weg und Steg: lặp vần [ek]


15

Chương 2
ĐỐI CHIẾU THÀNH NGỮ ĐỐI XỨNG TIẾNG ANH VỚI THÀNH NGỮ ĐỐI
CHIẾU TIẾNG ĐỨC TRÊN BÌNH DIỆN TỪ VỰNG

2.1. Theo trục đối xứng
2.1.1. Số liệu thống kê – Biểu đồ
Số liệu thống kê:
Trục đối xứng

TNĐX tiếng Đức

TNĐX tiếng Anh

1.

und/ and

262


276

2.

…(,) …

70

33

3.

oder/ or

16

29

4.

für/ for

9

3

5.

von ...bis/ zu...


16

24

from …to …
6.

um

5

0

7.

weder …noch…

4

0

8.

je…desto…

4

0

9.


in

3

0

10.

an

3

0

11.

aber/ but

2

4

12.

auf

4

0


13.

über/ over

1

2

14.

weder

1

0

15.

wider

1

0

16.

à

1


0

17.

to

0

2

18.

with

0

2

19.

after

0

5


16


Tổng cộng

401 thành ngữ

380 thành ngữ

Biểu đồ: (do có tương đối nhiều dữ liệu nên khơng tiện trình bày số liệu ngay
trong biểu đồ)
Trục đối xứng trong thành ngữ đối xứng tiếng Đức

1.        und

2.        …(,) …

3.        oder

4.        für

5.        von ...bis/ zu...

6.        um

7.        weder …noch… 

8.        jeder …desto… 

9.        in

10.


an

11.

aber

12.

auf

13.

über

14.

weder

15.

wider

16 à

Biểu đồ 1. Trục đối xứng trong thành ngữ đối xứng tiếng Đức

Trục đối xứng trong thành ngữ đối xứng tiếng Anh

1.                and


2.                …(,) …

3.                or

4.                for

4.                from …to …

6.                but 

7.                over

8.                to

9.                with

10.           after

Biểu đồ 2. Trục đối xứng trong thành ngữ đối xứng tiếng Anh


17

2.1.2. Nhận xét
2.1.2.1. Nét tương đồng
Từ số liệu thống kê và biểu đồ ở trên, ta có thể nhận thấy tương đồng
lớn nhất là cách lựa chọn trục đối xứng cho thành ngữ đối xứng của cả hai ngơn ngữ.
Có tới 65,3% thành ngữ đối xứng tiếng Đức và 72,6% thành ngữ đối
xứng tiếng Anh có trục đối xứng là liên từ “and”. Như vậy có thể thấy là thói quen
thích diễn đạt theo kiểu liệt kê rất phổ biến trong ngôn ngữ dân gian Đức và Anh.

Kiểu diễn đạt với trục đối xứng liên từ “và” này thường liên kết 2 vế tương đương về
chức năng ngữ pháp (2 vế có cùng một thành phần từ loại) lẫn nội dung ngữ nghĩa
(thành tố đối xứng ở 2 vế đồng nghĩa, trái nghĩa, cùng thuộc một trường nghĩa.
Chẳng hạn:
Feuer und Flamme: 2 vế cùng thành phần từ loại danh từ, đồng nghĩa
(lửa)
Freud und Leid: 2 vế cùng thành phần từ loại, trái nghĩa (vui  buồn)
hammer and tongs: 2 vế cùng thành phần từ loại danh từ, cùng nhóm
trường nghĩa ( chỉ công cụ làm việc)

Phổ biến thứ hai sau “and/ und” là trục đối xứng vơ hình: 17,5% trong
thành ngữ đối xứng tiếng Đức và 8,7% trong thành ngữ đối xứng tiếng Anh. Trục đối
xứng này được thể hiện khi viết bằng dấu phẩy và khi nói bằng sự ngắt quãng ngắn
(đơn vị ngữ âm siêu đoạn tính) giữa 2 vế thành ngữ đối xứng.
Chẳng hạn:
out of sight // out of mind
sing before breakfast // cry before night
landaus // landein
lange Haare // kurzer Verstand


18

Trục đối xứng liên từ “oder/ or” cũng đáng được đề cập tới, với 4%
trong thành ngữ đối xứng tiếng Đức và 7,6% trong thành ngữ đối xứng tiếng Anh.
Với trục đối xứng này, thành ngữ thể hiện 2 ý đối lập nhau kiểu „cái này hay cái kia“.
Do đó, thường thì quan hệ ngữ nghĩa từ vựng là quan hệ trái nghĩa, đối nghĩa
Chẳng hạn:
Sekt oder Selters: Sekt  Selters ( rượu Sâm-panh  nước)
Wert oder Unwert: Wert  Unwert (giá trị  vô giá trị)

sooner or later: sooner  later (sớm hay muộn)

Ngoài ra, trục đối xứng liên cấu trúc “von… bis/ zur…chiếm 4% trong
thành ngữ đối xứng tiếng Đức và cấu trúc tương đương bên tiếng Anh là
“from…to…” chiếm 6,3% trong thành ngữ đối xứng tiếng Anh.
Chẳng hạn:
from hand to mouth
von oben bis unten

Mật độ phân bố của các trục đối xứng còn lại (in, an, aber/ but, auf,
über/ over, ...) trong thành ngữ đối xứng Đức – Anh chỉ thưa thớt và rải rác, không
phải là trường hợp điển hình.

2.1.2.2. Nét khác biệt
Trục đối xứng trong thành ngữ đối xứng của tiếng Đức và tiếng Anh có
nhiều điểm giống nhau, như về cách chọn từ, loại từ, mật độ sử dụng…, nhưng cũng
có những điểm khác biệt cơ bản đó là:

Trục đối xứng của thành ngữ đối xứng tiếng Đức phong phú hơn về số
lượng cũng như chủng loại:


19

Trục đối xứng giới từ của thành ngữ đối xứng tiếng Đức gồm 9 loại (für,
von ...bis/ zur, um, in, an, auf, über, wider, à) trong khi của tiếng Anh chỉ có 6 loại
(for, from …to …, over, to, with, after).
Trục đối xứng liên từ của thành ngữ đối xứng tiếng Đức gồm 6 loại
(und, oder, weder ... noch ..., je…desto…, weder, aber), trong khi của tiếng Anh chỉ
có 3 loại (and, or but).

Điều này có thể dễ dàng được lý giải. Trong tiếng Đức, số lượng giới từ
phong phú hơn tiếng Anh rất nhiều:
“ aus, außer, bei, entgegen, entsprechend, fern, gegenüber, gemäß,
gleich, mit, mitsamt, nach, nächst, nahe, nebst, samt, seit, von, zu, zufolge, zuliebe,
zuwider, à, bis, durch, für, gegen, (veraltet) gen, je, ohne, per, pro, um, wider, an, auf,
entlang, hinter, in, neben, unter, über, vor, zwischen, abseits, anfangs, angesichts,
anhand, anlässlich, anstelle, aufgrund, aufseiten, außerhalb, bar, beiderseits, diesseits,
halber, infolge, inmitten, innerhalb, jenseits, kraft, links, minus, mithilfe, namens,
nördlich, oberhalb, östlich, plus, rechts, südlich, seitens, um ... willen, unbeschadet,
unfern, ungeachtet, unterhalb, unweit, vonseiten, vorbehaltlich, westlich, zeit, längs,
laut, ob, statt, trotz, während, wegen, zugunsten, zulasten, zuseiten, zuungunsten,
abzüglich, anstatt, ausschließlich, betreffs, bezüglich, binnen, dank, einschlilich,
exklusive, hinsichtlich, inklusive, mangels, mittels, in puncto, vermittels(t), vermưge,
zuzüglich, zwecks“ [15; 797]
Ngược lại, giới từ của tiếng Anh quanh đi quẩn lại cũng chỉ có „for,
from, to, over, with, after, at, on, in, by, about, for of, before, into, within, up,
down…”
Như vậy sự phong phú về lượng giới từ trong ngôn ngữ đã dẫn đến sự
phong phú trong hệ thống các trục đối xứng dùng trong thành ngữ đối xứng của tiếng
Đức.

2.2. Theo thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng
2.2.1. Số liệu thống kê – Biểu đồ


20

2.2.1.1. Trên cấp độ thành tố đối xứng là “từ”
Số liệu thống kê:”
Thành phần từ loại của


Đức

Anh

Danh từ

68

112

Động từ

9

44

Tính từ

50

56

Các từ loại khác

60

48

cặp thành tố đối xứng


Biểu đồ:
Thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng là "từ"
trong TNĐX tiếng Đức

32%

36%
27%

Danh từ

5%

Động từ

Tính từ

Các từ loại khác

Biểu đồ 3. Từ loại của cặp thành tố đối xứng là “từ” trong TNĐX tiếng Đức


21

Thành phần từ vựng của cặp thành tố đối xứng là "từ"
trong TNĐX tiếng Anh
43%

17%


18%
22%

Danh từ

Động từ

Tính từ

Các từ loại khác

Biểu đồ 4. Từ loại của cặp thành tố đối xứng là “từ” trong TNĐX tiếng Anh

2.2.1.2. Trên cấp độ thành tố đối xứng là “cụm từ”
Số liệu thống kê:
Cụm từ

Đức

Anh

Cụm danh từ

18

27

Cụm động từ


3

19

Cụm tính từ

4

9

Các cụm từ từ loại khác 139

50

Biểu đồ
Thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng là "cụm từ"
trong TNĐX tiếng Đức
85%

2%

Cụm danh từ

2%

Cụm động từ

11%

Cụm tính từ


Các cụm từ khác


22

Biểu đồ 5. Thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng là “cụm từ” trong
TNĐX tiếng Đức
Thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng là "cụm từ"
trong TNĐX tiếng Anh
26%
47%

18%
9%
Cụm danh từ

Cụm động từ

Cụm tính từ

Các cụm từ khác

Biểu đồ 6. Thành phần từ loại của cặp thành tố đối xứng là “cụm từ” trong
TNĐX tiếng Anh

2.2.3. Nhận xét
Trước hết cần nói rõ phần này chỉ xét đên thành tố đối xứng ở cấp độ
“từ” và “cụm từ”. Trong phạm vi của đề tài, những thành ngữ đối xứng ở cấp độ cao
hơn như kết cấu chủ vị và câu đầy đủ không được đào sâu nghiên cứu (Ví dụ: Dienst

ist Dienst und Schnaps ist Schnaps; Eintracht nährt, Unfriede verzehrt, futsch ist
futsch und hin ist hin, dammed if you do, dammed if you don’t)
.
Căn cứ vào số liệu thống kê và biểu đồ về thành phần từ loại của các
cặp thành tố đối xứng, ta nhận thấy một số điểm tương đồng sau giữa thành ngữ đối
xứng tiếng Đức và tiếng Anh:
Trên cấp độ “từ”, các cặp thành tố đối xứng là danh từ chiếm vượt trội
so với các từ loại khác: 36% trong thành ngữ đối xứng tiếng Đức và 43% trong thành
ngữ đối xứng tiếng Anh.


×