Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Trang phục truyền thống nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NGA

Chủ nhiệm đề tài
NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH SONG NGỮ NGA - ANH
KHỐ 2006 – 2011

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________________

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NGA
Người hướng dẫn khoa học :
G.V NGUYỄN ANH THƯ
Chủ nhiệm đề tài :
NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH


SV.ngành song ngữ Nga – Anh
Khóa 2006 – 2011
Các thành viên :
BÙI NGỌC HIỀN
SV.ngành song ngữ Nga – Anh
Khóa 2006 – 2011
TRẦN THỊ HỒNG VÂN
SV.ngành song ngữ Nga – Anh
Khóa 2006 – 2011

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TRANG PHỤC NGA...................4
CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NGA. .............................7
2.1 Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga. .........................................7
2.2 Trang phục truyền thống của nam giới Nga...................................... 18
2.3 Chất liệu vải, màu sắc, họa tiết........................................................... 24
CHƯƠNG 3: PHỤ KIỆN ĐI KÈM BỘ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
NGA. ............................................................................................................. 26
3.1 Đồ đội đầu. .......................................................................................... 26
3.2 Áo yếm................................................................................................. 29
KẾT LUẬN................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 33
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 35



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Như chúng ta đều biết, nét đẹp văn hóa của một dân tộc không chỉ thể hiện
trong lối sống, cách cư xử mà còn thể hiện trong những bộ trang phục truyền
thống của dân tộc đó.
Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét đẹp
riêng, tuy nhiên đơi khi kiểu dáng dường như khơng thích hợp với nhịp sống hiện
đại. Thời buổi kinh tế thị trường đòi hỏi con người phải luôn năng động, sáng tạo,
luôn bận rộn với cơng việc, vì vậy những bộ trang phục gọn gàng, phù hợp với
môi trường sinh hoạt đã được tạo ra. Đây cũng chính là một trong những lý do
khiến con người dần rời xa với trang phục truyền thống.
Bên cạnh những bộ sưu tập thời trang hiện đại, các nhà tạo mẫu cũng có những
bộ sưu tập với nội dung “trở về cội nguồn”, tìm lại những nét truyền thống trong
những bộ trang phục xưa để giơí trẻ khơng lãng qn nét đẹp của dân tộc. Cịn đối
với chúng tôi – những người đang học tập và nghiên cứu ngơn ngữ Nga, thì việc
tìm hiểu về trang phục Nga – nét đẹp văn hóa Nga là một điều hết sức cần thiết và
hữu ích.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Thời trang là vấn đề nóng hổi ln được mọi người quan tâm và cập nhật. Các
chương trình thời trang, các tờ báo tạp chí ln cung cấp cho chúng ta thông tin về
những mẫu thời trang mới nhất, xu hướng thịnh hành nhất, và cả những xu hướng
thời trang đã qua. Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn luôn đề
cập đến trang phục truyền thống của các dân tộc trên thế giới, trong đó có trang
phục truyền thống của Nga. Tuy nhiên, hầu hết các thơng tin hình ảnh đều nói
chung chung, vấn đề chưa được khai thác đúng mức.


2


Trong q trình tìm hiểu, chúng tơi được biết đề tài này chưa được nghiên cứu.
Bên cạnh đó, chúng tơi thấy rằng, đề tài này phù hợp với khả năng và chun mơn
của mình. Do đó, chúng tơi đã quyết định chọn đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Mục đích :
Lựa chọn nghiên cứu đề tài này, mục đích của chúng tơi là tìm hiểu về
những bộ trang phục truyền thống Nga, và qua đó muốn giới thiệu cho mọi người
nét đẹp trong những bộ trang phục ấy, để chúng ta có cái nhìn rõ hơn về con người
và văn hóa Nga.
Nhiệm vụ :
Nhiệm vụ mà chúng tôi đặt ra đối với đề tài này là trình bày được một cách
cụ thể về chất liệu, kiểu dáng và ý nghĩa của các bộ trang phục truyền thống Nga.
Bên cạnh đó, những thơng tin đưa ra phải đảm bảo tính chân thực và rõ ràng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận :
Những luận điểm và dẫn chứng chúng tôi đưa ra trong bài nghiên cứu này
được lấy từ những webside về trang phục Nga, và tài liệu tại một số thư viện.
Phương pháp nghiên cứu :
Bài nghiên cứu được tổng hợp và phân tích từ những tài liệu bằng tiếng
Nga.
5. Giới hạn của đề tài.
Đề tài chỉ chú trọng nghiên cứu đến những bộ trang phục truyền thống Nga.


3

6. Đóng góp mới của đề tài.
Ngồi những thơng tin, hình ảnh mang tính chung chung về trang phục truyền
thống Nga, nhóm nghiên cứu cịn đưa ra những phương thức, chất liệu làm nên

trang phục cùng với ý nghĩa các mẫu hoa văn của nó.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
Ý nghĩa lý luận :
Những lập luận của đề tài đã góp một phần nhỏ vào cơng tác nghiên cứu
văn hóa – truyền thống của Nga nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn :
Những lập luận đưa ra giúp cho giới trẻ hiện nay nhận thức rõ hơn về xu
hướng “hịa nhập khơng hịa tan” những nét bản sắc trong trang phục truyền thống
của dân tộc, và trở thành tiền đề cho cách thức ăn mặc hiện nay.
8. Kết cấu của đề tài.
Gồm ba chương và phần phụ lục.
Chương 1 : Nhận xét chung về trang phục Nga.
Chương 2 : Trang phục truyền thống Nga.
Chương 3 : Phụ kiện đi kèm trang phục truyền thống Nga.


4

CHƯƠNG 1: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TRANG PHỤC NGA.
Trang phục là một trong những phần quan trọng nhất của văn hóa vật thể.
Nhìn vào trang phục ta có thể dễ dàng nhận thấy tất cả những biến đổi đã diễn ra,
chúng phản ánh tính độc đáo riêng của từng đất nước, dân tộc. Trang phục thể hiện
khái niệm về sự phù hợp, vẻ đẹp và quan niệm thẩm mỹ của con người. Cũng
giống như ở trong những tác phẩm nghệ thuật, chúng thể hiện những giá trị tinh
thần được xã hội tích lũy, góp nhặt. Hình dáng của trang phục luôn luôn thay đổi.
Sự thay đổi sinh ra cái mới. Những gì cịn là bình thường của ngày hơm qua thì
hơm nay đã lùi vào q khứ. Trang phục chứa đựng những thông tin như một bằng
chứng của tinh thần dân tộc, đồng thời cũng là đối tượng nghiên cứu quan trọng
với các nhà khoa học, sử học.
Như tất cả chúng ta đều biết, Nga là một đất nước có diện tích rộng nhất thế

giới với 17.075.400 km2, bằng một phần sáu diện tích thế giới. Lãnh thổ của Nga
kéo dài từ Tây sang Đông theo nửa bán cầu Bắc. Nếu chia nước Nga thành ba
phần, dễ dàng nhận thấy hai phần ba lãnh thổ nằm trên châu Âu, và một phần ba
cịn lại thuộc châu Á. Cũng vì thế mà đất nước này nằm trên mười một múi giờ.
Một đất nước có diện tích lớn như vậy thì việc tồn tại tới hơn một trăm dân tộc
cùng chung sống là điều dễ hiểu. Mỗi dân tộc lại có những nét đẹp riêng, đặc biệt
điều đó thể hiện rõ nhất ở trang phục. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi không
đề cập tới những bộ trang phục truyền thống của tất cả các dân tộc ở Nga mà chỉ
đưa ra những kết quả của quá trình nghiên cứu về một số trang phục truyền thống
được sử dụng rộng rãi trên tồn lãnh thổ.
Trang phục dân tộc Nga có một chặng đường phát triển rất phong phú, gắn
liền với 1000 năm lịch sử. Từ thời nước Nga cổ đại đến đầu thế kỷ XVIII, bộ trang
phục đã có những thay đổi lớn về hình dáng cơ bản. Thế kỷ XVIII trở thành mốc
thời gian đánh dấu sự biến đổi trong trang phục truyền thống. Sự biến đổi của kinh
tế, xã hội và văn hóa Nga vào thời gian này đã tác động mạnh đến lối sống của con
người nơi đây và ảnh hưởng tới cách thức ăn mặc ở Nga.


5

Vào năm 1700, vua Piốt Đệ Nhất ban sắc lệnh về sự thay đổi trang phục
Hoàng gia do ảnh hưởng của xu hướng mốt châu Âu. Tuy nhiên trang phục truyền
thống được chính những người nơng dân bảo tồn và gìn giữ thì khơng hề bị ảnh
hưởng bởi sắc lệnh này. Bộ trang phục truyền thống vẫn giữ được vẻ cân đối và
nét đặc biệt của nó. Theo quan niệm của người nông dân, bộ trang phục cũng thú
vị như dân tộc Nga. Nó tập trung những nét đặc trưng nhất trong bộ trang phục
Nga cổ : cách cắt may, cách trang trí cùng cách thêu. Bộ trang phục truyền thống
có nét đặc trưng : có nhiều lớp với sự kết hợp màu sắc tương phản của các phần
trong trang phục, đường cắt may tự nhiên, ống tay lớn và rộng, sự đa dạng về họa
tiết và trang trí.

Cuối thế kỷ XVIII một số nghành thủ công được củng cố, trong đó nghề may
chiếm một vị trí đặc biệt. Từ năm 1799 nghề may đã xuất hiện ở khu vực sơng
Usakov, nơi có những người bị đày làm việc. Tất cả những biến động kinh tế,
chính trị, lịch sử cũng như điều kiện địa lí, thiên nhiên đã đóng một vai trị quan
trọng trong việc hình thành và phát triển kiểu cách may mặc và trang trí trong
trang phục truyền thống Nga. Qua nhiều thế kỷ trang phục truyền thống khơng bị
bào mịn mà cịn phát triển ở những nơi mới với những bản sắc rực rỡ hơn.
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, quan hệ kinh tế của Nga với Châu Á đã
được thiết lập. Ở thành phố có những nhà bn từ nhiều quốc gia khác tới bn
bán, trong đó có Trung Quốc và Mơng Cổ. Irkutsk phát triển như là một trung tâm
thương mại của Đơng Xibiri. Vào chính thời điểm đó, ở đây xuất hiện và phát
triển các nghề thủ công của Matxcơva, Suzđal, Tatar, Tabol, Enhisey. Vì vậy
những bộ trang phục truyền thống càng trở nên đẹp hơn nhờ trang trí những đồ thủ
cơng mỹ nghệ.
Người ta giữ gìn và q trọng trang phục bởi họ đã phải tốn nhiều công sức để
làm ra chúng. Người Nga học dệt vải, kéo sợi, may vá từ nhỏ. Vì vậy hầu hết
những phụ nữ Nga đều có thể tự may cho mình những bộ trang phục lộng lẫy.
Những người không khéo tay và lười biếng thường dễ dàng bằng lịng với những
trang phục khơng đẹp mắt. Vào ngày lễ hội mùa đông những người thợ và người
giỏi nữ công đốt đuốc, hát và may vá không mệt mỏi. Họ học hỏi lẫn nhau và từ


6

những người lớn tuổi hơn; truyền cho nhau, cho thế hệ sau những kinh nghiệm,
truyền thống đã tích luỹ được.


7


CHƯƠNG 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG NGA.
Như chúng ta biết con người được đánh giá qua trang phục. Những bộ trang
phục truyền thống của người Nga ln tốt ra sự hài hịa và sức sống mãnh liệt.
Chúng mang bóng dáng của những thế hệ trước và gửi gắm trong đó là nét đẹp
tâm hồn của họ. Những bộ trang phục truyền thống này ẩn chứa một sức mạnh
thần kì, bởi chúng xuất phát từ mối liên hệ trực tiếp với phong tục, tập quán sống,
và lễ nghi của nguồn gốc văn hóa Nga cổ. Nó như một biên niên sử sống động về
đời sống của tổ tiên người Nga, được ngơn ngữ của màu sắc, hình dáng, hoa văn
mở ra bao điều bí mật, cũng như những quy luật của sự hoàn hảo trong nghệ thuật
dân gian.
Trang phục dân tộc Nga giữ được những nét cơ bản trong tầng lớp nông dân
đến tận đầu thế kỷ XX, là tài sản quý giá nhất của nghệ thuật dân tộc. Theo quan
niệm này thì trang phục nơng dân đặc biệt thú vị như trang phục dân tộc. Phối màu
của bộ trang phục, những hình thêu, hoa văn trang trí phong phú, tất cả đều chứng
tỏ khiếu thẩm mĩ và truyền thống của dân tộc, sự hiểu biết cái đẹp và sự hài hòa.
Đặc trưng của trang phục Nga truyền thống là những đường cắt thẳng với
những nét vạch rơi tự do. Trang phục này dùng vải dệt tay hoặc vải nhập khẩu bản
rộng. Trang phục lễ hội của những người nông dân cắt may giống với trang phục
thường ngày, chỉ khác ở chỗ những hình thêu, hoa văn trang trí có phần phong phú
hơn. Những chiếc mũ cầu kỳ, những đồ trang sức trên ngực áo và những chiếc thắt
lưng dệt tay sặc sỡ không thễ thiếu được khi mặc trang phục lễ hội.
2.1 Trang phục truyền thống của phụ nữ Nga.
Cũng như Việt Nam – mỗi vùng miền có một sắc thái trang phục khác nhau, ở
Nga trang phục Bắc – Nam cũng được phân biệt rõ ràng. Sự khác nhau này bắt đầu
hình thành vào khoảng đầu thế kỷ XII – XIII, cho đến thế kỷ XIII – XV thì rõ rệt
hơn.
Vào thế kỷ XIV – XV khác với các tỉnh phía Nam như : Vologda, Arkhangel,
Novgorod, Vladimir … trang phục miền Bắc khơng chịu ảnh hưởng của làn sóng
dân du mục. Ở đây nghề thủ công mỹ nghệ đã phát triển mạnh mẽ, thương nghiệp



8

phồn thịnh. Đầu thế kỷ XVIII miền Bắc không thuộc trung tâm cơng nghiệp phát
triển, vì thế mà vẫn giữ được nguyên vẹn nếp sinh hoạt cũng như bản sắc văn hóa
dân tộc. Chính vì thế mà tính truyền thống trong trang phục của miền Bắc thể hiện
rõ bản sắc riêng của mình, khơng bị ảnh hưởng bởi ngoại bang.
Trang phục truyền thống phụ nữ Nga đa dạng về hình dáng, trang sức, cách ăn
mặc và màu sắc. Đẹp nhất là trang phục may từ vải đỏ. Theo người xưa thì khái
niệm “đỏ” đồng nghĩa với khái niệm “đẹp”. Trong một tỉnh thường có trên ba
mươi kiểu và chia làm hai loại: trang phục nông dân các tỉnh miền Bắc và trang
phục nông dân các tỉnh miền Nam, phân biệt ở từng chi tiết, bố cục trang trí.
Trang phục dân tộc Nga ở một số tỉnh miền Nam như : Riazian, Tul, Tambov,
Voronher, Penza, Orel, Kursk, Kaluga … đa dạng hơn so với trang phục miền
Bắc. Người dân thay đổi chỗ ở liên tục vì dân du mục xâm lấn đất; ảnh hưởng của
các dân tộc láng giềng như Ukraina, Belarus… vào thời kỳ thành lập nước Nga là
những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi nhanh chóng kiểu dáng và làm đa dạng
hóa chủng loại trang phục ở những vùng miền này.
Trang phục Bắc Nga nổi bật nhất là bộ saraphan, bao gồm áo cánh, saraphan,
đơi khi có thêm áo yếm và đồ đội đầu. Còn đối với các tỉnh miền Nam là panhova
– một loại váy thêu tay đặc biệt, có nhiều lớp, đồng thời mặc lớp này ngồi lớp
kia, chỉ có một số ít là mặc saraphan hoặc váy vải sọc.
Giống như áo cánh của đàn ông, áo cánh của phụ nữ có kiểu cắt may thẳng, ở
một số vùng áo rất dài, đặc biệt là tay áo. Ao may từ vải lanh trắng, trang trí hoa
văn thêu màu đỏ trước ngực, vai, cổ tay, và dưới vạt áo. Phức tạp nhất là những
họa tiết lớn như : hình dáng người phụ nữ huyền ảo, cây cối, đàn chim cổ tích, …
rộng đến 30 cm thêu ở vạt áo. Mỗi phần của áo (cổ, tay, thân…) đều có những hoa
văn truyền thống riêng. Phân bố hoa văn ln gắn với kiểu may và tỉ lệ với thân
hình của người phụ nữ . Áo cánh giúp con người tránh khỏi sự oi bức của mùa hè.
Vào mùa đông người ta khốc áo len hoặc áo lơng bên ngồi. Áo là vật trực tiếp

chạm vào cơ thể con người, do đó nó được cho là có sức mạnh ma thuật. Chỉ cần
có áo của kẻ thù là có thể nguyền rủa hắn bằng những phép phù thủy. Vì vậy, đối


9

với người Slavơ cổ, việc bảo vệ bản thân và chiếc áo của họ khỏi sự nguyền rủa là
rất quan trọng. Do đó xuất hiện những biểu tượng của “cái thiện” trên cổ áo, vạt
áo, gấu quần và quan trọng nhất là trên cổ tay nhằm bảo vệ đôi tay của người phụ
nữ – đôi tay gieo cấy, xay xát, chăm sóc gia đình. Những biểu hiện của cái thiện
phải được thêu bằng chỉ nhiều màu sao cho ẩn ý của nó khơng dễ bị phát hiện. Ban
đầu những hình ảnh đó thực sự mang ý nghĩa phép thuật, qua thời gian, những tín
ngưỡng xa xưa dần biến mất, trong các hình vẽ chỉ cịn lại “cái đẹp” dễ hiểu và
gần gũi với mọi thời đại.
Đi kèm những bộ trang phục truyền thống này là đồ đội đầu. Chúng thể hiện
phong tục của phụ nữ Nga: đối với phụ nữ đã có chồng thì phải che tóc, cịn thiếu
nữ có thể để đầu trần. Đặc biệt các bộ trang phục càng trở nên lộng lẫy hơn khi
chúng đi kèm với những chuỗi hạt cườm, chuỗi hạt pha lê, hổ phách và hoa tai.
Ngoài những điểm khác nhau cơ bản giữa trang phục miền Bắc và miền Nam
thì trang phục mỗi tỉnh, huyện, thậm chí mỗi làng cũng có những nét riêng biệt của
nó. Trang phục dân tộc khác nhau tùy dịp sử dụng ( ngày thường, ngày lễ, đám
cưới, đám tang,…), tùy theo lứa tuổi, hồn cảnh gia đình. Thường thì sự khác biệt
khơng phải ở cách may và loại trang phục mà thể hiện ở màu sắc và số hoa văn
trang trí (thêu hoặc dệt), sử dụng chỉ vàng, bạc hoặc tơ. Trang phục phụ nữ Nga
cho dù có những khác biệt đáng kể ở những vùng khác nhau nhưng nói chung vẫn
gọn gàng và đường viền sắc nét. Khi bước đi bộ trang phục vẫn giữ cho họ dáng
vẻ uyển chuyển và những đường nét mềm mại. Nét đặc trưng này vẫn còn lưu lại
trong nhiều điệu múa, điệu nhảy như điệu múa Matana sinh động, tinh nghịch và
điệu múa vịng trịn “ những đố hoa đỏ thắm” phổ biến ở vùng Orlov.
Vào cuối thế kỷ XIX trang phục dân tộc may từ vải công nghiệp đã dần hình

thành, kiểu dáng trang phục thành thị trở nên đơn điệu và chuẩn hóa hơn. Đó là
những chiếc váy và áo cánh sn hoặc ơm sát người, có viền đăng ten và đi kèm
với khăn. Trang phục này có màu sắc rực rỡ ( khăn và áo nổi bật hơn so với váy),
được may từ vải xatanh, vải láng màu cam, xanh da trời, xanh ngọc, đỏ thẫm,
trang trí ren trắng và cúc áo. Trang phục nông dân thời kỳ này chủ yếu thêu theo


10

mẫu tranh in giành riêng cho nông thôn : những bó hoa vườn tráng lệ, các vịng
hoa và những dây hoa hồng lớn.
2.1.1 Trang phục truyền thống miền Bắc.
Với kiểu dáng không quá cầu kỳ phức tạp cùng
những màu sắc tươi tắn, hoạ tiết tinh tế và kiểu cắt
may đơn giản, những bộ trang phục miền Bắc vẫn
toát lên được vẻ sang trọng và kín đáo.
Trang phục lễ hội của miền Bắc thường đi kèm
với đôi khuyên tai bằng ngọc, đồ trang sức cho tóc,
thêu bằng chỉ vàng, bạc hoặc kết bằng ngọc. Phổ
biến nhất là những bộ saraphan may từ vải đỏ và
vải xanh, những bộ saraphan in hoa màu chàm,
saraphan vải lanh thô kẻ ô rực rỡ được dệt thủ
công. Những bộ saraphan thường đi kèm áo cánh may từ vải lanh thơ, hoặc dùng
các vải có hoa văn và các phụ liệu khác để trang trí.
Ở một số nơi thiếu nữ có thể mặc riêng áo lửng, không kèm váy saraphan.
Chẳng hạn như trong những ngày hội làng – dịp thả gia súc mùa xuân hoặc vào
mùa cắt cỏ, các cơ gái có thể mặc những chiếc áo thêu, dài như muốn chứng tỏ với
mọi người tình yêu lao động, khiếu thẩm mỹ cũng như sự lành nghề của họ.
Những chiếc áo cánh và áo yếm thêu của các tỉnh miền Bắc thể hiện trình độ
nghệ thuật cao của các thợ lành nghề dân gian. Trong mẫu

thêu của trang phục miền Bắc người ta thường bắt gặp
hình ảnh những con chim, con ngựa, cây cối, bóng dáng
người phụ nữ. Đó là những hình ảnh mang tính truyền
thống trong nghệ thuật thêu dệt của Nga, ẩn chứa nhiều ý
nghĩa tượng trưng. Chúng gắn liền với sự hình dung đa
thần giáo của người Slavơ về thế giới xung quanh, thiên
nhiên, vũ trụ, điều thiện, điều ác. Những con chim mang
đến cho con người niềm vui, ánh sáng, điềm lành; con


11

ngựa tượng trưng cho ánh sáng của bầu trời là Mặt Trời;
cây cối gắn với hình ảnh Thánh Đreva tượng trưng cho
sự sống vĩnh hằng của thiên nhiên.
Trong trang phục miền Bắc nước Nga còn lưu lại
những nét Nga cổ trong các bộ “epanhetrka” và
“duskegrey” trần bơng. Hình 3 – “Trang phục nông dân
tỉnh Tver” là bộ trang phục phụ nữ bao gồm : saraphan,
“epanhetrka”, áo cánh gấm và mũ kokoshik.
Trang phục truyền thống “saraphan”.
Nhắc đến trang phục dành cho phụ nữ Nga là nhắc đến bộ saraphan. Những bộ
trang phục saraphan phổ biến rộng rãi ở Nga vào khoảng giữa thế kỷ XVII –
XVIII. Bộ saraphan bao gồm áo sơ mi, váy saraphan, áo yếm. Trang phục này là
đặc trưng cho các tỉnh phía Bắc và các tỉnh miền Trung, dần dần xuất hiện ở các
tỉnh khác ở Nga, lấn át cả trang phục truyền thống của những tỉnh này. Từ cuối thế
kỷ XVIII nó được coi là trang phục truyền thống. Saraphan
không chỉ dành cho nông dân mà còn dành cho tầng lớp
tiểu tư sản thành thị, các thương nhân và một số nhóm
người khác nữa. Saraphan xuất hiện sớm nhất được may từ

vải len đen hay xanh đen tự dệt. Tà áo được trang trí các
sợi dây đỏ, dây kim tuyến, những ruy băng vàng.
Kiểu cắt may saraphan từ vải lụa có in hoa do nhà máy
sản xuất vào nửa sau thế kỷ XVIII có chèn thêm hai mảnh
vải dọc theo đường may bên hông ở thân trước và một
mảnh vải phía thân sau. Ở giữa thân trước có những sợi
ruy băng có hoa văn, ren kim tuyến với các hàng khuy
đồng hoặc thiếc chạy dọc đến chân váy, trên vai được cố định bởi những cái đai
rộng . Kiểu saraphan này được gọi là “ kosoklinnưi raspasknơi”.


12

Ở huyện Kromov các bộ saraphan đó có tên là “sugai” hoặc là “polusu”. Vào
thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX saraphan được may từ loại vải không có hoa
văn như : vải lanh màu xanh biển, vải thô, vải nhuộm đỏ, len dệt tay màu đen.
Những hoa văn dày đặc thêu trên áo cánh và áo yếm rất nổi trên nền màu sẫm mịn
màng của saraphan. Saraphan chỉ có một vài kiểu cắt may. Saraphan có hình nón
cụt với đáy rộng tới 6 mét làm tăng thêm sự cân đối cho thân hình. Cuối thế kỷ
XIX – đầu thế kỷ XX xuất hiện những bộ saraphan
“Matxcova” may thẳng. Chúng được may bằng vải in
hoa, vải đỏ, lanh thô. Chủ yếu những bộ này được các
cô gái mặc vào ngày lễ.
Một kiểu cắt may khác của saraphan khá đơn giản:
nó được may từ những mảnh vải cắt thẳng, được ghép
ở phía trước ngực, ẩn dưới các đường trang trí, khơng
có khuy áo và móc cài, trên vai cũng có đai. Trong
những tài liệu khoa học kiểu trang phục này được gọi
là “thẳng” hoặc “tròn”. Loại saraphan “xéo” và
“thẳng” có gốc từ trang phục “telogrey” phụ nữ Nga

thời xưa và “nakladnoi subkoi”.
Những bộ saraphan may từ lụa với hoa văn lộng lẫy và sang trọng được trang
trí ngù kim tuyến, ren kim loại; những chiếc cúc áo mạ vàng, mạ bạc đính dọc theo
đường chỉ may cũng trang hồng cho chiếc váy. Những bộ saraphan như vậy được
mặc với áo cánh trắng may từ vải sa (lượt), thêu chỉ trắng, hoặc với áo cánh tơ tằm
làm từ vải “saraphan” hoa. Những chiếc váy saraphan và áo cánh trong những
ngày lễ rất được quý trọng, người ta giữ gìn chúng rất cẩn thận, và truyền từ đời
này qua đời khác như một di sản.
Saraphan được thắt eo bằng một dây lưng nhỏ, hai đầu tua buông thả tự nhiên.
Trang phục này ở một vài nơi khác thường có thêm chiếc áo ngắn phía trên ngực
may bằng vải tơ tằm cơng nghiệp, có trang trí ngù kim tuyến.


13

Vào những ngày lạnh saraphan
thường được mặc kèm một chiếc áo
cánh dài tay và một chiếc áo gi-lê
màu sẫm, khoác bên ngồi, hình ống
và có xếp li sau lưng. Kiểu cắt gi-lê
khác với trang phục truyền thống vì
nó gần với trang phục thành thị.
Những chiếc áo gi-lê ngày lễ thường được may từ vải lụa hoặc vải nhung và được
thêu kim tuyến. Ở những tỉnh phía Bắc, bộ saraphan may từ lụa thường đi kèm với
đồ đội đầu. Những chiếc mũ này được trang trí ngọc trai sơng, chỉ vàng – bạc, xà
cừ. Người ta cũng dùng những phụ liệu này để trang trí phần trên ngực áo.
Ơ hình 7, bên trái là mẫu trang phục của thiếu nữ
Matxcơva giữa thế kỷ XIX, bao gồm áo cánh màu có
ống tay rộng và cổ tay hẹp; bộ saraphan trang trí các
mảnh vải dài nhiều màu và khuy bằng thiếc, trên mũ

có đính ngọc trai hoặc chuỗi ngọc. Ơ bên phải là
saraphan kiểu may thẳng xuất hiện sau này. Nó được
may từ bốn đến tám mảnh vải nguyên khổ, ở phía
trên xếp ly nhỏ, phía trước khâu đột 3 – 5 cm, phía
sau là 10 – 12 cm. Những bộ saraphan “thẳng” may
từ các loại vải như vải lanh hoa, vải đỏ, vải xatanh,
vải hoa, vải láng, gấm có hoa văn nhiều màu. Ao cánh cùng bộ với nó cũng may
bằng vải có màu sắc rực rỡ.
2.1.2 Trang phục truyền thống miền Nam.
Trong trang phục miền Nam màu sắc được ưa thích là màu đỏ. Cũng như ở
miền Bắc và miền Trung trang phục lễ hội thiên về gam màu đỏ tươi. “Màu đỏ”
theo quan niệm của người Nga là “đẹp”. Quảng trường đẹp nhất và nổi tiếng nhất
ở Matxcơva cũng mang tên “ Đỏ” – “quảng trường Đỏ”. Sự kết hợp giữa màu
trắng với màu đỏ được tìm thấy trong đồ trang sức ở những ngơi mộ của người
Slavơ xưa– đó là dây chuyền được làm từ san hô, thạch anh và đá cornalin. Sự yêu


14

thích màu đỏ cịn thể hiện rõ trong việc lựa chọn vải cơng
nghiệp có hoa văn đỏ cho trang phục và khăn quàng bằng
vải sợi hoa đỏ. Áo cánh vùng Varonhes thêu chỉ đen là
ngoại lệ. Những nét họa tiết mảnh mai bằng chỉ đen che
bớt phần vai của tay áo trong những chiếc áo cánh lễ hội
và viền của áo yếm.
Vào mùa lạnh người ta thường khốc ra ngồi bộ trang
phục này chiếc áo ấm. Loại áo ấm mặc bên ngoài của vùng
Varonhes may bằng vải xatanh đen với những đường thêu
nhỏ. Trang phục này đi kèm
với khăn len in hoa rực rỡ và

giày. Giày có nhiều loại như ủng da có viền dạ, nỉ hay
da tê màu đỏ, giày bện có vải bọc chân.
Khác với mơ-típ tượng hình của miền Bắc, những
hoa văn hình khối là ưu thế trong những bộ trang phục
ở những tỉnh miền Nam. Những hoa văn mang dáng
dấp từ những kiểu trang phục cổ của miền Nam.
Trang phục truyền thống “panhova”
Bộ panhova ở miền Nam thể hiện rõ đặc điểm “có
nhiều lớp” với những độ dài khác nhau trong trang phục Nga truyền thống. Bộ
panhova bao gồm áo cánh, panhova, và áo yếm. Ở đây, panhova được may bằng
vải len, đôi khi bằng lanh thơ, cạnh của tà và vạt áo được trang trí ruy băng hẹp
bằng len. Vải dùng để may panhova ngày thường có màu xanh sẫm, đen, đỏ có
họa tiết kẻ ô hay sọc và thường trang trí giản đơn : dải ruy băng bằng len dệt tay
có hoa văn ở dưới gấu. Panhova ngày lễ được thêu lộng lẫy hơn : dải ruy băng
bằng vải đỏ, nhuộm, đăng ten kim tuyến óng ánh. Phối màu của panhova rất rực rỡ
và nổi bật trên nền màu sẫm. Tuy nhiên, mặc panhova người phụ nữ khơng có
được vẻ uyển chuyển như mặc saraphan do vòng eo của panhova thường bị áo
cánh hay áo yếm phồng lên và che lấp.


15

Kiểu cắt may thẳng đối với áo cánh ở các vùng phía Nam có phần phức tạp
hơn. Nó được may từ paliki. Paliki là các mảnh cắt nối với thân sau của áo theo

đường vải. Paliki có thể là những miếng vng vức hoặc hình tứ giác. Paliki có
dạng hình chữ nhật nối bốn miếng vải lanh, mỗi miếng rộng 32 – 42cm (H.10) ,
các miếng hình thang nối đáy lớn với tay, đáy nhỏ với cổ áo (H.11). Cả hai cách
kết hợp này đều được nhấn mạnh bằng các họa tiết.
Để trang trí áo cánh, bên cạnh phụ liệu dệt tay ra cịn dùng đến cả các sản

phẩm cơng nghiệp khác như : các dải ruy băng bằng vải pha, ngù kim tuyến, các
hạt kim sa lấp lánh có chất kim loại, các loại cúc áo. Để trang trí những phần hở


16

của áo là vạt áo, tay áo, tà áo, người ta sử dụng những
hình ảnh thêu, dệt. Màu u thích nhất là đỏ và đen.
Sau này người Slavơ thay đen bằng trắng vì màu trắng
được cho là thân thiện hơn, tuy nhiên một số nơi vẫn
giữ màu đen. Những điều trên cho thấy hàng hóa cơng
nghiệp đã xuất hiện ở làng quê Nga vào cuối thế kỷ
XIX – đầu XX và người dân Nga đã biết sử dụng
chúng một cách linh hoạt vào các trang phục truyền
thống.
Panhova do ba mảnh vải may ráp lại, một mảnh
phía sau cịn hai mảnh kia gắn vào mảnh này dọc theo
hai bên hông. Ở một số làng của huyện Bolkhov người
ta khơng thêu phía trên của mảnh bên phải, cịn ở huyện
Đmitrov, phía dưới của một bên hông ráp thêm mảnh vải
đỏ hoặc vải nhiều màu. Panhova có dạng khơng cài, đơi
khi vạt áo sẽ được giắt lại (H.12), tạo sự cân đối cho
thân hình người phụ nữ và trang trí hoa văn ở phía sau.
Người ta dùng vải hay ruy băng tết lại để trang trí áo
này: dọc theo chân cổ áo, sườn, vạt và cửa tay áo.
Panhova mặc ra ngoài áo cánh, sau đó khốc áo yếm
“zapan” (đơi khi có tay), tiếp đến là “naversnhik” – một
dạng tay ngắn.
Cũng như bộ saraphan của miền Bắc, khi người phụ nữ
miền Nam mặc bộ panhova thường mang thêm đồ đội đầu

như loại có khung cứng “kitrka”, loại mũ mềm “soroka”,
và thậm chí cũng có cả những chiếc khăn.
Bộ trang phục lễ hội rực rỡ, độc đáo hơn cả là bộ của
tỉnh Riazan (H.14). Đặc điểm của loại này là các mảnh ráp
theo chiều dọc và chiều ngang lớn, thiết kế dựa trên sự


17

phối hợp hài hòa, sắc nét của các sọc ngang và kiểu phối màu tương phản. Bộ
trang phục đi kèm với mũ có sừng và tất trắng (thay cho loại vải sọc nhỏ dệt thủ
công, quấn lấy chân) và giày bện. Trang phục này làm cho dáng người phụ nữ cao
hơn. Một loại trang phục khác của phụ nữ vùng Riazan có cách trang trí và cắt
may áo cánh rất độc đáo. Ao ghép thêm những mảnh vải sợi có màu đỏ rực và có
tay áo dài khác thường.
Một trong những tỉnh có bộ panhova tiêu biểu đó là Orlov. Bộ panhova của
vùng này giống với “prestulka” của Bungary và “nlakhta” của Ucraina (trang phục
có thắt lưng của phụ nữ). Trang phục bao gồm áo cánh, áo yếm, panhova và thắt
lưng. Nữ nông dân trong tỉnh sử dụng nhiều kiểu trang trí cho trang phục : thêu,
dệt hoa văn, nhuộm, ráp những mảnh vải điều và vải hoa với nhau, gắn thêm các
dải lụa bóng nhiều màu, các vật lấp lánh, đăng ten … Đặc biệt những phụ liệu này
được trang trí một cách hài hồ trên bộ trang phục lễ hội.
Chúng phải tuân theo những bố cục đã tạo ra từ hàng thế
kỉ trước. Panhova ở miền Tây tỉnh Orlov và panhova sau
này được may theo kiểu juyp, đôi khi cịn ngắn hơn cả
áo, có thể nhìn thấy tà áo ở dưới. Ở Orlov còn tồn tại
loại váy len có đường vạch đỏ. Ở một số địa phương
thay vì mặc panhova họ lại mặc saraphan. Bên hình 15
là panhova màu xanh biển cùng với phù hiệu màu và ruy
băng ở vạt áo, mũ soroka với khăn trên đầu, áo cánh dệt

tay với họa tiết thêu tay dày đặc và áo yếm cũng được
trang trí rất tỉ mỉ. Các huyện sống biệt lập với nhau và
họ khác nhau không những ở cách ăn nói mà cả ở tập tục, dĩ nhiên bao gồm cả
những chi tiết trên trang phục. Dù trang phục ở mỗi huyện thuộc tỉnh Orlov có
những nét độc đáo riêng nhưng chúng vẫn có một số đặc tính chung thể hiện ở
kiểu may và những cách trang trí hoa văn.
Trong “của hồi mơn” của cơ dâu có khoảng năm đến sáu bộ panhova. Đối với
những gia đình giàu có thì cơ dâu có khoảng hơn mười bộ. Trang phục đẹp nhất,
trắng nhất và đặc biệt được thêu rực rỡ nhất thì cơ dâu sẽ mặc vào ngày cưới. Đối


18

với tầng lớp nông dân, các cô gái sẽ mặc bộ trang phục lễ hội đẹp nhất của mình
vào ngày cưới, sau đó sẽ mặc vào những dịp lễ hội khác trong suốt cuộc đời và có
thể truyền lại cho con gái.
Panhova là một niềm tự hào của phụ nữ nơng dân. Vì vậy tà panhova của
người phụ nữ nào càng được trang trí nhiều đường nét rực rỡ thì người phụ nữ đó
càng được coi là đẹp. Ở một số địa phương những nữ nơng dân giàu có, ngồi
panhova hằng ngày cịn có ba bộ panhova khác nữa. Bộ đẹp nhất có bảy đường
trang trí được gọi là “tồn năm” chỉ được mặc vào những ngày lễ lớn, sau đó là
panhova “nửa năm” và cuối cùng là panhova “chủ nhật”, thường được mặc vào
dịp lễ Misa ngày chủ nhật.
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX kiểu dáng trang phục truyền thống mang
những nét độc đáo của từng địa phương đã bị mờ nhạt dần. Trang phục Nga dù giữ
lại được các dạng truyền thống nhưng vẫn khơng thể khơng có thay đổi. Cơng
nghiệp phát triển, các kiểu mẫu của thành thị đã ảnh hưởng nhiều đến nếp sống
của làng quê Nga. Điều này thể hiện trước hết là ở việc dệt vải và may trang phục:
dùng vải sợi len thay cho lanh và gai, vải hoa công nghiệp rực rỡ lấn dần lanh thô
dệt thủ công. Do ảnh hưởng của mốt thành thị vào những năm 1880 – 1890 của

cuối thề kỷ XIX, ở nông thôn đã xuất hiện và phổ biến những bộ trang phục nữ
giới “parotrka” có dạng váy ngắn và áo khốc ngắn mặc ngoài được may từ cùng
một loại vải, áo cánh mới có tay áo may từ vải nhuộm và vải đỏ. Những chiếc mũ
truyền thống dần được thay bằng khăn sợi và in hoa. Đặc biệt những chiếc khăn có
hoa văn màu đỏ sáng đã trở thành phổ biến.
2.2 Trang phục truyền thống của nam giới Nga.
Trang phục truyền thống của nam giới đơn giản hơn
trang phục phụ nữ, bao gồm áo dài thắt ngang lưng,
quần không quá rộng, giày bằng da hoặc bện bằng vỏ
cây, mũ có vành hoặc khơng có. Theo ngun tắc, áo
bng đến cạp quần thì thắt lại. Trang phục ở miền Bắc


19

và miền Nam nói chung đều giống nhau, chỉ khác nhau ở những chi tiết nhỏ và
cách trang trí.
Giai đoạn tiền Mông Cổ, thế kỷ X – XIII, trang phục nam giới chủ yếu là áo
cánh. Người dân thường – mặc áo cánh may từ vải lanh. Loại áo cánh này vừa là
áo mặc trong, vừa là áo khốc ngồi. Những người giàu có thì mặc bên trong và
khốc thêm áo cánh sang trọng ra ngoài. Hai bên sườn áo có chèn thêm vải vì vậy

chiếc áo thẳng và trơng rộng hơn. Áo cánh khơng có cổ, xẻ nhỏ ở phía trước, cài
cúc hoặc cột dây. Tay áo dài, hẹp và có thêu hoạ tiết, đơi khi cịn gắn thêm măng
sét. Vào những dịp lễ hội, người ta thường đeo thêm chuỗi hạt quanh cổ áo và cài
nút phía sau, đơi khi đính thêm ngọc trai hoặc đá q. Cổ áo có thể tháo dời được
nên nó có thể gắn với những trang phục khác.
Từ thế kỷ XV loại áo cánh xẻ bên trái với cổ thẳng (cao hoặc thấp), có chiều
dài khác nhau theo một số quy ước dành cho thường ngày hay vào các dịp lễ hội
đã trở nên phổ biến. Chúng được may từ vải lanh, vải bơng, vải màu, phíp trắng



20

hoặc lụa tơ tằm một màu… Có thể mặc zipul, kaftan cao cổ ra ngồi hoặc khơng
cần zipul mà mặc áo caftan không cổ (zipul là caftan không
cổ). Thắt lưng là dây nịt da, dây thừng hoặc thắt lưng lông thú
bản to.
Trang phục thế kỷ XV – XVII của nam giới chủ yếu vẫn là
áo cánh như trước. Áo cánh dài đến đầu gối, xẻ ở cổ áo, giữa
ngực hoặc bên cạnh, cài cúc một bên. Tuy áo khơng có cổ
nhưng được đính một chuỗi ngọc trịn, khơng rộng để trang trí
trên cổ áo. Chuỗi ngọc và hạt cườm được đính trên lớp vải đắt
tiền.
Đối với nơng dân áo cánh thường dùng để mặc
ngồi, cịn q tộc thì mặc bên trong. Áo cánh có
nhiều màu khác nhau, thường là màu trắng, xanh da
trời hoặc đỏ, viền vải có màu tương phản. Người ta
mặc áo cánh bỏ ngoài quần và thắt dây nịt bản nhỏ.
Những chàng trai thắt dây nịt quanh eo, người trung
tuổi thắt thấp hơn một chút, để phồng chỗ thắt lưng,
nhờ đó thân hình trơng đầy đặn hơn. Để dễ cử động, ở
dưới nách áo người ta ráp thêm miếng vải hình tứ giác,
lưng và ngực áo lót vải. Áo cánh thường được thêu ở
gấu và cửa tay áo cũng như ở cổ áo (H.19).
Bên ngoài áo cánh thường mặc zipul hoặc aziam (áo mỏng
gần như trang phục ở nha). Quý tộc chỉ mặc zipul ở nhà, còn
lớp trẻ mặc cả ra đường vào mùa hè. Zipul là áo khơng cài, dài
đến đầu gối, có tay dài và hẹp, cài cúc phía dưới, quanh eo
thắt lại bằng dây nịt.

Ở bên ngoài zipul, người giàu thường mặc kaftan may từ
vải dạ dệt tay, vạt áo khép ở bên trái, cài móc nhỏ hay nút áo.
Áo này nhất định phải qua đầu gối nhưng không dài quá mắt


21

cá chân. Kaftan may từ nhiều loại vải khác nhau. Dân thường mặc kaftan từ vải
lanh thô, dạ dệt tay, khơng nhuộm, cịn q tộc thì từ tơ tằm, dạ, nỉ dày, nhung và
gấm vóc. Mùa đơng có kèm thêm áo khốc lơng cừu. Kaftan có một vài dạng chủ
yếu như :


Kaftan thường ngày – dài nhưng không sát eo. Áo này
có sáu đến tám khuy. Phía dưới, bên hơng của áo là
những đường xẻ và cũng được có khuy cài. Từ thế kỉ
XVII, áo này có thêm cổ đứng, cao và trang trí đẹp
trên cổ.



Kaftan ở nhà là loại trang phục của quý tộc thường
dùng để mặc khi ở nhà. Đây là một loại áo dài đến
chân, vạt trái từ cổ đến eo và được cắt chéo. Kaftan
đính cúc kim loại, cúc kết từ sợi dây hoặc làm bằng gỗ
(cịn gọi là “kliapưsi”) hay có thể bằng vàng, ngọc trai.



Kaftan Astanov may ơm sát thân. Loại này có tay ngắn đến khuỷu tay.




Teplik là dạng đặc biệt của caftan (H.21). Lính hộ vệ cho vua thường mặc
loại này. Terlik có áo yếm đặc biệt được cài lại ở ngực
và vai phải.


Một trong những dạng đặc biệt khác của kaftan là
trang phục duyệt binh – pheriaz, may từ những loại vải
đắt tiền. Áo có lớp vải lót bên trong, đơi khi đó là lơng
thú. Vạt dưới áo rộng đến 3 mét,
với ống tay dài buông thõng đến
đất. Trang phục này là đặc quyền
của giới quý tộc và nhằm nhấn
mạnh địa vị xã hội của họ. Chiếc

áo đồng thời cũng thể hiện thái độ coi thường lao
động chân tay của tầng lớp này. Chính vì thế mà có


22

câu “работать спустя рукава” tức là “ lười lao động”.
 Truga là loại kaftan đặc biệt dành cho việc cưỡi ngựa, và cũng được dành
cho quân lính. Đây là một loại áo tay ngắn, cổ bẻ, trên vạt áo có hai đường
xẻ bên hông.
Mùa hè người ta mặc áo adnoriadka ra ngồi kaftan. Adnoriadka được may từ
một loại vải, khơng có vải lót và có vai trị như áo chồng. Người ta may nó bằng
vải bơng hoặc lơng thú. Ao dài đến mắt cá chân, cài cúc và có thắt lưng.

Một loại trang phục khác của quý tộc là akhaben, đặc biệt phổ biến vào thế kỷ
XV – XVI. Loại này không rộng, dài đến mắt cá chân, cài cúc ở phía trước.
Akhaben có cổ hình tứ giác lật gấp được may gần đến giữa lưng (H.24). Người ta
may nó từ những loại vải quý như vải láng, nhung, gấm ...
Apasen ( H.25) là một dạng của akhaben, tên chính của nó
là naopas. Đây là một loại áo chồng mặc vào mùa hè có tay
dài, khơng dùng thắt lưng.
Trang phục của tầng lớp quý tộc có thêm
một chiếc áo kiểu La Mã cổ, không lớn.
Những hoạ tiết thường được thêu trên những
miếng vải khác màu, sau đó ráp những mảnh
vải ấy lên những đường dọc theo thân trước,
thân sau, viền cổ và nách áo. Bố cục này
càng làm nổi bật dáng áo.
Ngồi những loại áo như zipul, kaftan…, áo khốc ngồi
truyền thống của nam giới cịn có một loại áo không khuy cài,
chui qua đầu. Áo này cũng giống như tất cả các trang phục, được
may thẳng, không thắt eo, có thể dài, ngắn khác nhau nhưng ln qua đầu gối và
khơng q bắp chân. Ao được trang trí bằng những hình thêu dọc theo đường may
và có ống tay dài, hẹp. Vào mùa đơng áo được lót bằng lơng thú. Áo này khốc lên
vai trái cịn bên phải cài cúc. Một vài loại áo chồng khác khốc lên cả hai vai và
cài lại ở trước ngực.


×