Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Tiểu thuyết “mùi hương” của patrick suskind và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010

TIỂU THUYẾT “MÙI HƯƠNG” CỦA PATRICK SUSKIND VÀ
CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lê Thị Kim Loan, lớp Văn 2008A, khóa 2008-2012
Người hướng dẫn: GV.Phan Nhựt Chiêu


MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH ....................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 5
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC: ............................................. 6
3.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: ...................................................................................... 10
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................................ 10
5.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
HUYỀN ẢO ............................................................................................................ 12
1.CÁI KỲ ẢO ......................................................................................................... 12
1.1.Khái niệm.................................................................................................... 12
1.2.Nguyên nhân xuất hiện .............................................................................. 15
1.3.Lịch sử cái kỳ ảo trong văn học .................................................................. 16
2.CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN ẢO ................................................................... 18
2.1.Lịch sử phát triển và nguyên nhân ra đời .................................................. 18


2.2.Xác định khái niệm..................................................................................... 22
2.3.Những đặc điểm cơ bản .............................................................................. 25
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM................... 28
1.TÁC GIẢ ............................................................................................................. 28
1.1.Tiểu sử ........................................................................................................ 28
1.2.Sự nghiệp sáng tác...................................................................................... 30
2.TÁC PHẨM ......................................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC HUYỀN
ẢO TRONG MÙI HƯƠNG ................................................................................... 35
1.NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT .................................................................. 35
1.1.Nhân vật chính - Jean-Baptiste Grenouille ................................................ 35
1.2.Các nhân vật phụ........................................................................................ 56
2.NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN ................................................................................. 66
2.1.Cốt truyện và kết cấu .................................................................................. 66
2.2.Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật .................................................. 69
3.KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ........................................................ 73
3.1.Không gian ................................................................................................. 73
3.2.Thời gian .................................................................................................... 75
4.SỰ ĐAN XEN GIỮA HIỆN THỰC VÀ HUYỀN ẢO .................................................... 77
CHƯƠNG 4: VIỆC TIẾP NHẬN MÙI HƯƠNG ................................................. 83
1.THỰC TẾ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM Ở VIỆT NAM ................................. 83
2.NHỮNG TẦNG LỚP Ý NGHĨA TRONG MÙI HƯƠNG .............................................. 84
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 93


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
-Tiến hành khảo sát những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong
tiểu thuyết Mùi hương cho phép chúng ta hiểu sâu hơn nữa về trào lưu văn học này.
-Nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tác phẩm này sẽ góp thêm những
hiểu biết về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo châu Âu.
-Nghiên cứu về Mùi hương cũng là nghiên cứu về một tác giả văn học còn khá xa lạ ở
Việt Nam.
-Nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ thi pháp thể loại là cơ hội để trả tác phẩm về đúng
vị trí của nó.
2.Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
-Về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có các cơng trình sau:
 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Márquez.
 Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac.
 Dẫn luận về văn chương kỳ ảo.
 Văn học Mỹ Latin.
-Về tác giả, tác phẩm: chỉ tìm được một vài thơng tin ít ỏi trên internet.
3.Mục tiêu của đề tài
-Thứ nhất, phân tích tác phẩm Mùi hương dưới góc nhìn từ chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo. Từ đó chỉ ra những cái hay, những nét đặc sắc của tác phẩm.
-Thứ hai, chỉ ra những khác biệt, những cách tân về nghệ thuật của tác giả.
-Thứ ba, từ những điều thu được, đánh giá đóng góp của tác giả đối với nền văn học.
4.Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh.
-Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề.


2


5.Cấu trúc đề tài:
-Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài sẽ gồm những phần chính như sau:
 Chương 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
 Chương 2: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm.
 Chương 3: Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Mùi
hương
 Chương 4: Việc tiếp nhận Mùi hương.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
-Chương này gồm các phần chính sau:
 Cái kỳ ảo: Trong phần này người viết đi vào tìm hiểu khái niệm cái kỳ ảo trong
văn học, xác định các nguyên nhân làm nó xuất hiện và lịch sử của nó trong
văn học. Đây là khái niệm có tính chất khu biệt chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
với các trào lưu văn học khác, khẳng định thế mạnh riêng của trào lưu này
trong phản ánh hiện thực.
 Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: Trước tiên, người viết lướt qua những định
nghĩa trào lưu văn học này, từ đó rút ra một định nghĩa có tính khái qt. Tiếp
theo, người viết trình bày những nguyên nhân xuất hiện cũng như những đặc
trưng cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
-Đây là những kiến thức căn bản để từ đó trong chương sau người viết đi vào nghiên
cứu, phân tích tác phẩm Mùi hương dưới góc độ thi pháp của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo.
Chương 2: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm
-Trong chương này người viết trình bày tóm tắt những thông tin về cuộc đời, sự
nghiệp của nhà văn Patrick Suskind. Đây là những thông tin cơ bản giúp người viết lý
giải phần nào quan điểm và tư tưởng của nhà văn.
-Tiếp theo, người viết giới thiệu sơ lược và tóm tắt các nội dung chính của tác phẩm.
Chương 3: Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Mùi hương


3


-Trong chương này, người viết giải quyết các vấn đề của tác phẩm dưới góc độ thi
pháp.
-Đầu tiên, về nghệ thuật xây dựng nhân vật:
 Đối với nhân vật chính Jean-Baptiste Grenouille, người viết phân tích nhân vật
này với hai đặc điểm lớn: thứ nhất, một thiên tài và một kẻ sát nhân; thứ hai, kẻ
cô độc nhất thế gian. Từ những phân tích trên, người viết chỉ ra rằng nhân vật
này khái quát tư tưởng của tác giả cũng như dung chứa tất cả các chi tiết hoang
đường trong tác phẩm.
 Đối với các nhân vật phụ, người viết đi vào phân tích các nhân vật Madame
Gaillard, Giuseppe Baldini, ngài Marquis và Antoine Richis. Đây là các nhân
vật vừa thể hiện quan điểm về hiện thực của tác giả vừa có tác dụng tạo tình
huống, thúc đẩy câu chuyện tiến triển.
-Phần tiếp theo trong chương này phân tích nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm.
 Về cốt truyện và kết cấu: tuy có phần đơn giản nhưng Patrick Suskind đã biết
chọn cho mình một cốt truyện và kết cấu phù hợp để kể câu chuyện của mình.
Cốt truyện hấp dẫn và lơi cuốn, có nhanh có chậm nên dễ thu hút người đọc.
 Về người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật: Patrick Suskind dùng người kể
chuyện ở ngơi thứ ba để kể lại câu chuyện của mình. Tuy nhiên, điểm nhìn
được di chuyển qua nhiều nhân vật, tạo ra nhiều giọng điệu linh hoạt cho tác
phẩm.
-Phần tiếp theo đi vào lý giải cách xây dựng không gian và thời gian nghệ thuật trong
tác phẩm.
 Về không gian: không gian trong tác phẩm trải dài từ thủ đô Paris đến vùng núi
rồi thành phố Grasse. Không gian được miêu tả chủ yếu dựa vào những cảm
nhận của khứu giác và là một không gian hôi thối, bẩn thỉu.
 Về thời gian: bối cảnh lịch sử thế kỷ XVIII phù hợp với câu chuyện của Patrick
Suskind, đồng thời nó thể hiện tư tưởng của tác giả. Thời gian trong tác phẩm
là thời gian tuyến tính, trải dài theo cuộc đời nhân vật Grenouille. Tuy nhiên,



4

tùy vào những thay đổi trong tâm hồn nhân vật, thời gian có khi trơi nhanh, có
khi chậm chạp. Bên cạnh đó, thời gian có lúc vượt quá cuộc đời nhân vật để kể
lại câu chuyện về các nhân vật phụ.
-Phần cuối cùng của chương 3 đi vào lý giải sự đan xen giữa thực vào ảo trong tác
phẩm. Hiện thực lịch sử trong tác phẩm hiện lên thông qua những biến cố chân thực,
qua đời sống xã hội với nghề làm nước hoa, nghề thuộc da, qua các nhà tế bần, qua
Đại Cách mạng 1789. Bên cạnh đó, yếu tố hoang đường được thể hiện chủ yếu qua
nhân vật Grenouille với một khứu giác cực kỳ nhạy bén và những tác động kỳ diệu
của Mùi hương đối với con người. Thật và ảo trong tác phẩm đan xen vào nhau để tạo
nên một hiện thực cuộc sống hấp dẫn, vừa chân thực vừa bí ẩn.
Chương 4: Việc tiếp nhận Mùi hương
-Trước hết, người viết đi vào thực tế tình hình tiếp nhận Mùi hương ở Việt Nam để
thấy được rằng chủ yếu người ta vẫn xem đây là một tác phẩm trinh thám chứ chưa
nhận ra được giá trị văn học thật sự của nó.
-Từ thực tế như trên, người viết đi vào phân tích các tầng lớp ý nghĩa của Mùi hương
qua những góc độ tiếp nhận khác nhau. Từ đó, người viết nhận định rằng Mùi hương
xứng đáng được xem là một tác phẩm văn học có giá trị.
Kết luận
Từ những gì mình đã nêu trong các phần trên, người viết đưa ra các kết luận sau:
 Thứ nhất, không thể áp đặt cho Mùi hương tất cả các đặc trưng của chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo. Ở đây chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chỉ góp phần soi sáng,
giúp ta thấy được giá trị của tác phẩm.
 Thứ hai, ra đời trong giai đoạn suy tàn của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nhưng
Mùi hương vẫn chứng minh được giá trị của mình. Tác phẩm vừa khẳng định
vị thế của trào lưu văn học này vừa mang đậm dấu ấn riêng của nhà văn.
 Thứ ba, người viết muốn nhấn mạnh đề nghị xem xét giá trị văn học của Mùi
hương và trả lại cho tác phẩm vị trí xứng đáng.



5

MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Có bốn lý do quan trọng thúc đẩy người viết thực hiện đề tài này.
Thứ nhất, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trong những trào lưu văn học quan
trọng và đáng chú ý của thế kỷ XX, bên cạnh các trào lưu khác như văn học phi lý,
tiểu thuyết mới hay dòng ý thức, v.v… Những hiểu biết của giới nghiên cứu về một
trào lưu văn học được tích lũy dựa trên việc phân tích từng trường hợp cụ thể. Do đó,
tiến hành khảo sát những đặc trưng thi pháp của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong
tiểu thuyết Mùi hương cho phép chúng ta hiểu sâu hơn nữa về trào lưu văn học này.
Thứ hai, từ trước tới nay, giới nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến văn học hiện thực
huyền ảo Châu Mỹ Latinh. Điều này là đương nhiên vì châu Mỹ Latinh là mảnh đất
mà ở đó chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cực kỳ phát triển, khẳng định vị trí của mình
đối với nền văn học thế giới. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng nghiên cứu chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo châu Mỹ Latinh, chúng ta sẽ có những thiếu sót nghiêm trọng trong
cơng tác tìm hiểu về trào lưu văn học này. Trong khi đó chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
cũng có những phát triển đáng chú ý ở châu Âu, mà điển hình là các tên tuổi như
Gunter Grass, Italo Calvino, v.v... Tất nhiên chúng ta đã có những nghiên cứu về chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo châu Âu, nhưng gần như chưa có những nghiên cứu thật sự
để tâm đến Mùi hương của Patrick Suskind. Như vậy, nghiên cứu về chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo trong tác phẩm này sẽ góp thêm những hiểu biết về chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo châu Âu.
Thứ ba, Mùi hương là một tác phẩm văn học do một tiểu thuyết gia người Đức
sáng tác. Tuy nhiên, trong các từ điển văn học, trong các bộ hợp tuyển văn học Đức ở
Việt Nam vẫn chưa thấy nhắc đến tên tuổi của nhà văn này cũng như viết về tác phẩm
của ông. Người viết chỉ tìm thấy một vài thông tin ít ỏi về Patrick Suskind trên từ điển
điện tử www.wikipedia.org. Như vậy, nghiên cứu về Mùi hương cũng là nghiên cứu

về một tác giả văn học còn khá xa lạ ở Việt Nam.


6

Cuối cùng, bản thân tác phẩm Mùi hương có một sức hấp dẫn riêng của nó. Từ số
lượng phát hành cho đến sự nổi tiếng của bộ phim điện ảnh được chuyển thể từ tác
phẩm văn học đều khẳng định sức hấp dẫn của Mùi hương đối với độc giả toàn thế
giới. Tuy nhiên tác phẩm này vẫn chưa được đánh giá đúng, nhiều người vẫn còn xem
Mùi hương là một tác phẩm best seller viết về tội ác, một loại tiểu thuyết kinh dị, trinh
thám ít giá trị nghiêm túc. Như vậy, nghiên cứu tác phẩm dưới góc độ thi pháp thể
loại là cơ hội để trả tác phẩm về đúng vị trí của nó.
2.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
Khi tiến hành thực hiện đề tài, người viết đã thu thập và tìm hiểu những tư liệu
nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói chung và về Patrick Suskind nói
riêng. Sau khi tham khảo những tư liệu tìm được, người viết có thể tóm tắt như sau.
Những cơng trình sau nghiên cứu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nói chung bao
gồm các cơng trình sau:
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Márquez: Đây là chuyên
luận của PGS.TS.Lê Huy Bắc, do NXB Giáo dục phát hành năm 2009. Trong cơng
trình này PGS.TS. Lê Huy Bắc đã trình bày ngắn gọn những hiểu biết của mình về
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong phần một và đi sâu tìm hiểu về sự nghiệp viết văn
của Gabriel Garcia Márquez, đặc biệt là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn này,
quyển Trăm năm cô đơn, ở phần hai của cơng trình. Trong phần một, Lê Huy Bắc đi
tìm hiểu về cái kỳ ảo, cái huyền ảo và văn học huyễn ảo. Từ những hiểu biết nền tảng
này, Lê Huy Bắc tiến tới đưa ra những khái niệm cơ bản về văn học hiện thực huyền
ảo, nguồn gốc và lịch sử, nguyên nhân ra đời cũng như những đặc điểm cơ bản của
khuynh hướng văn học này. Sau đó, ơng dẫn ra một vài tên tuổi nổi tiếng có sáng tác
thuộc khuynh hướng này như Franz Kafka, Jorge Luis Borges, Miguel Asturias, Italo
Calvino, Gunter Grass, v.v… Sang phần hai, Lê Huy Bắc viết kỹ hơn về Gabriel

Garcia Márquez, từ lịch sử hiện thực Colombia với những thăng trầm và biến cố của
nó, bối cảnh hiện thực mà từ đó nhà văn xây dựng tác phẩm của mình; đến những nhà
văn đã có ảnh hưởng quan trọng đến sự nghiệp sáng tác của Márquez. Sau khi điểm


7

qua những vấn đề chính tạo nên một nhà văn Gabriel Garcia Márquez tài năng, Lê
Huy Bắc đi vào phân tích những nét đặc sắc trong các sáng tác của nhà văn này như
Cụ già với đôi cánh khổng lồ, Những cô gái điếm buồn của tôi, và cuối cùng, Lê Huy
Bắc dừng lại với Trăm năm cơ đơn. Có thể nói, ở phần này, Lê Huy Bắc đã có những
nghiên cứu tỉ mỉ về tác phẩm, từ đề tài, cốt truyện, kết cấu, tự sự đa điểm nhìn đến sự
pha trộn giữa hai yếu tố ảo và thực để tạo nên cái mà ông gọi là “huyền thoại về cái cơ
đơn” trong tác phẩm. Như vậy, ta có thể thấy, trong chuyên luận này của mình, Lê
Huy Bắc đã tiếp thu những nghiên cứu nước ngoài về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,
về nhà văn Gabriel Garcia Márquez để đưa ra những đánh giá của ông về trào lưu văn
học này. Tuy nhiên, nếu chỉ xét phần nói về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo thì những
gì Lê Huy Bắc đưa ra cịn có phần ít ỏi, chưa thể nào đáp ứng được hết những thắc
mắc của chúng ta về trào lưu văn học cịn nhiều bí ẩn này.
Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzac: Đây là cơng trình của TS.Lê Nguyên Cẩn,
được bảo vệ luận án năm 1992 và đến năm 2002 thì được NXB Đại học Sư phạm tái
bản lần thứ nhất. Trong cơng trình này, Lê Nguyên Cẩn xem cái kỳ ảo như là một chi
tiết nghệ thuật đặc biệt trong các tác phẩm của Balzac và nghiên cứu nó dưới các
phương diện như dạng thức xuất hiện, các môtip nổi bật, tổ chức tác phẩm và quan hệ
giữa nó với hiện thực. Sau khi tìm hiểu cái kỳ ảo trong tác phẩm từ các góc độ nêu
trên, Lê Nguyên Cẩn đưa đến kết luận không thể xem cái kỳ ảo như dấu ấn của chủ
nghĩa lãng mạn và làm mất giá trị hiện thực trong các tác phẩm của Balzac. Ngược
lại, nhà nghiên cứu này khẳng định rằng khi chọn điểm cái kỳ ảo làm điểm xuất phát,
chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về chủ nghĩa hiện thực của Balzac. Qua khảo sát
sự hiện diện của cái kỳ ảo, Lê Nguyên Cẩn cho rằng việc Balzac sử dụng cái kỳ ảo

không làm cho tác phẩm của ông mang màu sắc ly kỳ, rùng rợn, quái đản, mà làm cho
hiện thực hiện lên dưới màu sắc mới, và nó phù hợp với nguyên tắc phản ánh thế giới
của nhà văn. Trong phần nói về mối quan hệ giữa cái kỳ ảo và tổ chức tác phẩm, Lê
Nguyên Cẩn khẳng định cái kỳ ảo có những tác động quan trọng trong việc tổ chức
cốt truyện như mang lại kiểu kết cấu mới, mở rộng chiều không gian và thời gian.


8

Ngồi ra, cái kỳ ảo cịn là phương tiện để khắc họa chân dung nhân vật. Đối với hiện
thực phản ánh trong tác phẩm, cái kỳ ảo làm cho các hình tượng có tầm khái qt cao,
ẩn ý sâu, buộc người đọc phải suy nghĩ để rút ra những nhận thức mới về hiện thực.
Như vậy, từ những nghiên cứu của Lê Nguyên Cẩn, ta có thể thấy, tuy chỉ tập trung
vào những tác phẩm của Balzac, một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực, nhà
nghiên cứu đã chỉ ra những đóng góp quan trọng của cái kỳ ảo đối với toàn bộ tác
phẩm văn học, ở cả hai phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Cơng
trình của Lê Ngun Cẩn tuy khơng đề cập trực tiếp đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
nhưng cũng phần nào giải thích được những ảnh hưởng và tác dụng của cái kỳ ảo đối
với tầm khái quát hiện thực của tác phẩm.
Dẫn luận về văn chương kỳ ảo. Đây là cơng trình nghiên cứu của Tzevan
Todorov do Đặng Anh Đào và Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Sư Phạm in năm
2008. Cơng trình này có tất cả mười chương. Trong chương đầu tiên, Các thể loại văn
chương, Todorov cho rằng muốn nghiên cứu văn chương kỳ ảo trước hết phải hiểu thế
nào là một “thể loại văn học”. Xuất phát từ quan điểm cho rằng nghiên cứu một tác
phẩm văn học dưới góc độ một thể loại kỳ ảo sẽ dẫn đến những vấn đế khác hẳn,
Todorov đã trình bày một cách cụ thể những hiểu biết của mình về thể loại văn học.
Từ đó, chúng ta có thể thấy nhà nghiên cứu người Pháp này đã đặt ra vấn đề xem cái
kỳ ảo như một yếu tố làm nên một thể loại văn chương. Sang chương thứ hai,
Todorov đưa ra định nghĩa về cái kỳ ảo, mà trong đó, ơng nhấn mạnh khái niệm về cái
kỳ ảo như một cái gì tạo nên tâm lý lưỡng lự, hoang mang nơi con người vốn chỉ biết

có các quy luật tự nhiên nay phải đối mặt với một hiện tượng đi ngồi quy luật đó.
Trong chương ba, Todorov đưa ra khái niệm cái lạ và cái thần diệu như hai giải pháp
giải thích cái kỳ ảo của con người. Trong chương bốn, từ việc phân tích cách đánh giá
của độc giả hàm ẩn đối với cái kỳ ảo, Todorov đặt ra vấn đề mối liên hệ giữa cái kỳ ảo
với hai thể loại cận kề nó là thơ và ám dụ để nêu lên điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
của cái kỳ ảo, đó là hư cấu. Tiếp theo, trong chương năm, Todorov đề cập đến “diễn
ngơn kỳ ảo” như một hình thức xuất hiện của yếu tố này ở các phương diện như điều


9

phát ngôn, sự phát ngôn và cú pháp. Để từ đó, trong chương sáu, ơng đi đến vấn đề đề
tài, ngữ nghĩa của cái kỳ ảo trong tác phẩm văn học. Đây là nền tảng cơ sở để trong
hai chương sau, chương bảy và tám, Todorov đi đến tìm hiểu các đề tài của văn
chương kỳ ảo. Sau khi phân tích hai hệ đề tài này trong văn chương kỳ ảo, Todorov
dành chương chín để kết luận về hệ đề tài của thể loại văn chương này, xác định rõ lại
những gì ơng đã tiến hành trong các chương trên. Và cuối cùng, ông dành chương
mười, Văn chương kỳ ảo, để tổng kết lại những phân tích và nghiên cứu của mình.
Nhìn chung, ta có thể thấy đây là một cơng trình nghiên cứu sâu và kỹ về cái kỳ ảo và
văn chương kỳ ảo. Todorov đã đưa ra những lý giải quan trọng về thể loại văn chương
này. Tuy nhiên, cơng trình của Todorov được xuất bản năm 1970, tức là giai đoạn chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo vừa xuất hiện mà đến năm 2008 ở nước ta mới cho in bản
dịch của cơng trình này. Như vậy, ta có thể thấy giới nghiên cứu nước ta vẫn cịn khá
thờ ơ với trào lưu này và việc tìm hiểu về nó vẫn cịn chưa được xem xét đúng mức.
Văn học Mỹ Latin. Đây là chuyên đề về nền văn học Mỹ Latinh do Nguyễn Thị
Khánh chủ biên, Viện Thông tin Khoa học Xã hội in năm 1999. Chuyên đề này tập
hợp nhiều bài viết về nền văn học này, trong có những bài viết đề cập đến chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo như bài khái quát về Văn học Mỹ Latin của J.E.E/ F.N.D, bài viết
“Tiểu thuyết Mỹ Latin thế kỷ XX” của Edwin Williamson, bài viết “Vẻ đặc thù nghệ
thuật của tiểu thuyết Mỹ Latin qua sự đánh giá của giới phê bình văn học” và bài

“Những khám phá nghệ thuật của tiểu thuyết Mỹ Latin”. Những bài viết nêu trên đều
có nhắc đến chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nhưng nhắc đến một cách khái quát nhất
và chủ yếu viết về các nhà văn Mỹ Latin, chứ chưa quan tâm đặc biệt đến trào lưu văn
học này.
Trên đây là những cơng trình, bài viết tìm hiểu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
mà người thực hiện đề tài tiếp cận được. Tất nhiên là vẫn còn nhiều những cơng trình
viết về trào lưu văn học này bằng các thứ tiếng khác nhau trên thế giới. Nhưng do hạn
chế về điều kiện, người viết không thể tiếp cận các cơng trình này. Tuy nhiên, bằng
bốn cơng trình ít ỏi nêu trên, ta có thể thấy việc nghiên cứu quan tâm đến chủ nghĩa


10

hiện thực huyền ảo ở Việt Nam vẫn cịn ít ỏi, và nếu có chỉ mới trong những năm gần
đây. Khi tiến hành thực hiện đề tài, người viết cũng chú ý tìm hiểu những nghiên cứu
về tác giả Patrick Suskind hay tác phẩm Mùi hương. Đáng buồn là những cơng trình
như thế vẫn cịn rất ít, trừ một vài bài giới thiệu sách trên các tạp chí, các tờ báo,
v.v…Như vậy, nhìn chung thì tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về đề tài này
cịn hạn hẹp.
3.Mục tiêu của đề tài:
Từ những lý do nêu trên, từ thực tiễn tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước về
đề tài, người viết đặt ra cho mình những mục tiêu sau khi tiến hành thực hiện đề tài.
Thứ nhất, phân tích tác phẩm Mùi hương dưới góc nhìn từ chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo. Từ đó chỉ ra những cái hay, những nét đặc sắc của tác phẩm.
Thứ hai, trên cơ sở những phân tích đó, chỉ ra những khác biệt, những cách tân về
nghệ thuật của tác giả trong tương quan so sánh với những tác phẩm văn học hiện
thực huyền ảo khác, đặc biệt là với những tác phẩm văn học Đức.
Thứ ba, từ những điều thu được, đánh giá đóng góp của tác giả đối với nền văn
học, chỉ ra những đặc điểm chung và riêng trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của
Patrick Suskind.

4.Phương pháp nghiên cứu:
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp so sánh.
-Phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề.
5.Cấu trúc đề tài
-Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài sẽ gồm những phần chính như sau:
 Chương 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Trong
chương này, người viết sẽ điểm sơ qua những vấn đề cơ bản của trào lưu văn
học này, từ nguồn gốc lịch sử, nguyên nhân ra đời, xác định khái niệm và cuối
cùng là những đặc điểm cơ bản.


11

 Chương 2: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm. Trong chương này, người
viết chủ yếu cung cấp những thông tin về tác giả như tiểu sử, bối cảnh xã hội
thời đại tác giả và sự nghiệp sáng tác. Sau đó là những thơng tin cơ bản về tác
phẩm như hồn cảnh ra đời, tóm tắt cốt truyện, các nhân vật chính.
 Chương 3: Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong Mùi
hương. Đây là chương chính của đề tài. Trong chương này, người viết sẽ đi vào
phân tích tác phẩm dưới góc nhìn từ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo như người
kể chuyện, đề tài và cốt truyện, nhân vật, không gian và thời gian, cái kỳ ảo và
cái hiện thực trong tác phẩm. Song song với việc phân tích, người viết sẽ so
sánh để thấy được những nét chung và riêng của tác phẩm so với các tác phẩm
thuộc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo khác.
 Chương 4: Việc tiếp nhận Mùi hương. Trong chương này người viết làm cơng
việc giải thích các tầng ý nghĩa khác nhau của tác phẩ, để từ đó đưa ra cách
đánh giá mời về giá trị của tác phẩm. Nội dung của chương này sẽ giải quyết
vấn đề, liệu Mùi hương có phải chỉ đơn thuần là một tác phẩm trinh thám bestseller hay không?



12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC
HUYỀN ẢO

1.Cái kỳ ảo
1.1.Khái niệm
Trước khi đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo chúng ta cần tìm hiểu một khái niệm quan trọng, yếu tố quyết định sự hình thành
và phát triển của trào lưu văn học này. Đó là cái kỳ ảo (tiếng Pháp là “Le
Fantastique”; tiếng Anh là “Fantastic”). Sự xuất hiện của cái kỳ ảo trong các tác phẩm
văn học, mối quan hệ giữa nó với cái thực chính là điểm quan trọng tạo nên sự khác
biệt giữa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các trào lưu văn học khác như chủ nghĩa
lãng mạn hay chủ nghĩa hiện thực. Có nắm được khái niệm “cái kỳ ảo” chúng ta mới
có thể nắm được bản chất của văn học hiện thực huyền ảo.
Khi nói đến khái niệm “cái kỳ ảo” trong văn học, giới nghiên cứu vẫn tồn tại nhiều
ý kiến khác nhau và cho đến nay vẫn chưa tìm được định nghĩa được nhiều người tán
thành. Một trong những nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là do khái niệm “cái kỳ
ảo” được dùng để chỉ bao quát hết mọi cái siêu nhiên, ma quái, thần kỳ, mọi cái bất
bình thường xuất hiện từ thời văn học dân gian đến nay. Trong khi đó thuật ngữ “cái
kỳ ảo” nằm trong cụm từ “văn học kỳ ảo” dùng để chỉ những yếu tố siêu nhiên, kỳ bí
xuất hiện muộn hơn rất nhiều, tức là trong mảng văn học gần như cùng thời và phát
triển xa hơn văn học lãng mạn, và tất nhiên, “cái kỳ ảo” trong văn học hiện thực
huyền ảo cũng mang một màu sắc khác. Chính những vấn đề như thế này làm cho giới
nghiên cứu nảy sinh nhiều ý kiến khác nhau khi định nghĩa cái kỳ ảo.
Trong cơng trình nghiên cứu Dẫn luận về văn chương kỳ ảo rất nổi tiếng của
mình, nhà nghiên cứu T.Todorov đã đưa ra những ý kiến của ông về “cái kỳ ảo”. Xuất
phát từ thái độ, cách lý giải của người đọc hoặc nhân vật về các hiện tượng siêu nhiên,
bất bình thường, Todorov đã đưa ra định nghĩa như sau: “Trong một thế giới thật sự

thuộc về ta, thế giới mà ta biết, không quỷ thần, tiên nữ, khơng có ma cà rồng, đã xảy


13

ra một sự kiện khơng thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới
quen thuộc này. Người cảm nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc
đây chỉ là ảo ảnh của giác quan, một sản phẩm của tưởng tượng và những quy luật của
thế giới này vẫn vậy; hoặc quả thật sự kiện đã diễn ra, nó là bộ phận của tồn bộ thực
tế, nhưng bây giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi những quy luật mà chúng ta không
biết. (…) Cái kỳ ảo, đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có các quy
luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên”. [8,34]. Từ
định nghĩa nêu trên, Todorov đã nêu ra ba điều kiện cho sự xuất hiện của cái kỳ ảo
trong các tác phẩm văn chương. Thứ nhất, Todorov cho rằng khi tiếp xúc với tác
phẩm, người đọc phải xem thế giới của nhân vật là thế giới của con người và phải có
thái độ lưỡng lự trước những hiện tượng siêu nhiên đi ngoài quy luật thông thường
của cuộc sống. Thứ hai, sự lưỡng lự, hoang mang trên cũng có thể xuất phát từ nhân
vật, chỉ thái độ của nhân vật khi đối diện với các hiện tượng được nêu trong tác phẩm
và trong một số trường hợp, người đọc có thể đồng nhất với nhân vật. Cuối cùng, “cái
kỳ ảo” tồn tại khi người đọc có thái độ nhất định đối với tác phẩm, nghĩa là khi đọc
tác phẩm, người đọc phải hiểu rõ rằng không thể diễn giải tác phẩm như khi tiếp xúc
với một truyện ngụ ngôn hay đọc thơ. Như vậy, ta có thể thấy Todorov định nghĩa
“cái kỳ ảo” dựa trên phản ứng của người đọc trước các hiện tượng siêu nhiên trong tác
phẩm. Cái kỳ ảo là những yếu tố tạo nên sự lưỡng lự, phân vân nơi người đọc trước
các hiện tượng siêu nhiên.
Ngồi ra, chúng ta có thể tìm thấy nhiều cách định nghĩa “cái kỳ ảo” khác nhau.
Trong các từ điển Pháp, Rumani, người ta định nghĩa cái kỳ ảo như sau: “Cái kỳ ảo là
sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng; ở đó cái siêu
nhiên chiếm ưu thế. Đó là những cái khơng mang tính chân thực, chỉ tn theo quy
luật của tưởng tượng. Đó là cái kỳ quặc, dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiên, kinh

khủng, huyễn hoặc.” [3,15]. Nhà nghiên cứu Lê Nguyên Cẩn đã khái quát: “Cái kỳ ảo
là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu
hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo…Nó có mặt trong văn


14

học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục thực-ảo và tồn tại độc
lập, khơng hịa tan vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng”. [3,16]. P.G.Castex
(Truyện kỳ ảo Pháp từ Nodier tới Maupassant) cũng cho rằng: “Cái kỳ ảo trong văn
học là hình thức thuần túy…Nó được tạo ra từ các giấc mơ, từ sự mê tín, sợ hãi, hối
hận, từ sự kích thích quá độ của trí não hay tâm linh, từ sự mê đắm và từ tất cả mọi
hiện tượng mang tính chất bệnh lý. Nó được ni dưỡng bằng ảo giác, bằng mọi sự
khủng khiếp, điên cuồng”. [3,20]. Adrian Marino (Từ điển các ý kiến về văn học)
cũng cho ý kiến tương tự: “Trong thực tế, cái kỳ ảo chỉ có thể ra đời từ bản thân cái
tưởng tượng-cái duy nhất sinh ra nó, hợp pháp hóa nó và xác định nó như một sản
phẩm mỹ học đặc thù…Cái kỳ ảo tạo ra khả năng thường trực về suy luận, một sự
thâm nhập của cái khơng có khả năng hoặc khơng thể nhìn thấy được trong lĩnh vực
của những điều giải thích được”. [3,28]. Có thể thấy những ý kiến vừa nêu trên thiên
về nhận xét cho rằng “cái kỳ ảo” xuất phát từ trí tưởng tượng của con người, là hình
thức hư cấu mà con người gán cho các hiện tượng cuộc sống xung quanh mình, là
những gì khác xa so với thực tế cuộc sống.
Bên cạnh đó cũng tồn tại một số ý kiến khác, trong đó cái kỳ ảo được định nghĩa
là: “Mọi cái kỳ ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái
không thể tiếp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường”. (Roger
Caillois) [3,16]. Roger Caillois cũng khẳng định sự khác nhau giữa truyện thần tiên và
truyện khoa học kỳ ảo, ở đó cái kỳ ảo xuất hiện dưới hai hình thức hoàn toàn khác
nhau: “Truyện thần tiên diễn ra trong một thế giới mà cái kỳ diệu là thích hợp và ma
thuật là quy tắc. Yếu tố siêu nhiên ở đây khơng cịn mang tính chất rùng rợn, nó cũng
khơng gây ra sự kinh ngạc, bởi vì nó tạo dựng bản chất, quy luật cũng như khơng khí

chung của thế giới này. Trái lại, trong cái kỳ ảo, yếu tố siêu nhiên xuất hiện như là
một sự đứt gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ. Cái kỳ ảo ở đây trở thành một sự vi phạm
không ngăn ngừa được, một sự xâm lấn mang tính chất đe dọa, nó phá vỡ tính cố định
của thế giới mà trong đó cho đến lúc này mọi quy luật hãy còn là chặt chẽ và bất
biến”. [3,17] Tương tự với ý kiến của Roger Caillois là các ý kiến khác như phát biểu


15

của Louis Vax (Nghệ thuật và văn học kỳ ảo): “Truyện kỳ ảo…muốn giới thiệu với
chúng ta những con người mang dáng dấp mới mẻ, những cư dân của một thế giới
hiện thực bao gồm cả chúng ta, họ đồng thời được đưa vào trong chiều sâu của cái bí
ẩn khơng giải thích được”. ([3,20] Hay như ý kiến của George Munteanu (Từ điển
thuật ngữ văn học): “Cái kỳ ảo bao hàm mọi cái ngẫu nhiên không quen thuộc, nhưng
giải thích được bằng hàng loạt ngun nhân có thực”. [3,28] Những định nghĩa nêu
trên lại đi vào xác định cái kỳ ảo như những cái gì khác lạ, đi ra ngồi quy luật đời
thường, đảo lộn mọi trật tự bình thường của thế giới, và do đó nó mang đến một cuộc
sống mới mẻ so với những gì con người từng quen thuộc.
Như vậy, nhìn chung chúng ta có nhiều cách định nghĩa khác nhau về cái kỳ ảo, từ
những ý kiến trên, người viết xin được rút lại như sau:
Cái kỳ ảo là một yếu tố siêu nhiên, thần kỳ, khác lạ xuất hiện trong các tác
phẩm văn học. Cái kỳ ảo xuất phát từ trí tưởng tượng của con người, nó đi ra
ngồi mọi quy luật bình thường của cuộc sống, phá vỡ mọi trật tự của thế giới. Khi
xuất hiện trong các tác phẩm văn học, cái kỳ ảo tạo nên tâm lý lưỡng lự, hoang
mang nơi người đọc trước những sự việc khơng thể giải thích được bằng các quy
luật đã có.
1.2.Nguyên nhân xuất hiện
Từ những gì trình bày ở phần trên, ta có thể ở đây “cái kỳ ảo” không giống những
yếu tố thần kỳ trong văn học dân gian, nó đã mang màu sắc khác hẳn. Các yếu tố thần
kỳ trong văn học dân gian tuy cũng xuất phát từ trí tưởng tượng nhưng lại thể hiện

niềm tin ngây thơ của con người trong giai đoạn văn minh chưa phát triển. Trong các
thời kỳ văn học sau, cái kỳ ảo lại xuất hiện, và đến lúc này nó thực sự khác hẳn.
Trong giai đoạn thần thoại, người xưa dùng các yếu tố thần kỳ để khống chế nỗi sợ
hãi của mình trước các thế lực thiên nhiên. Lúc ấy, các lực lượng siêu nhiên là nơi con
người ký thác niềm tin của mình, nơi họ gởi gắm ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Sang thế kỷ XIV, khi tri thức nhân loại đã phát triển, lý trí được đề cao, các yếu
tố siêu nhiên lại xuất hiện với một chức năng mới, nó khơng cịn là chỗ dựa tinh thần


16

cho con người. Lúc này, nó là sự thách thức đối với các nhà khoa học, nó là minh
chứng cho những bí ẩn của sự sống mà con người khơng thể giải thích được bên cạnh
những điều mà bằng khoa học con người đã có thể chứng minh cụ thể. Bên cạnh đó,
trong giai đoạn này, các lực lượng siêu nhiên xuất hiện cùng với niềm tin của con
người vào luật nhân quả, là công cụ để đe dọa cái ác.
Cuối cùng, đến giai đoạn hiện đại, cái kỳ ảo (chủ yếu là cái kỳ ảo trong văn học
hiện thực huyền ảo) là sản phẩm của thời đại hoài nghi. Sự xuất hiện của cái kỳ ảo
trong văn học lúc này thể hiện sự mất niềm tin vào tư duy duy lý của con người. Con
người hoài nghi thế giới, hoài nghi những giá trị căn bản, hoài nghi hệ thống chuẩn
mực và quy luật nhân quả nói trên. Lúc này cái kỳ ảo làm con người nhìn nhận lại mọi
vấn đề trong cuộc sống, xác định lại toàn bộ hệ giá trị của mình. Cùng với sự phát
triển của nhân loại, cái kỳ ảo trong văn học xuất hiện để thỏa mãn nhu cầu thị hiếu
mới con người mới, những con người bi quan, cô đơn, đánh mất niềm tin và hoài nghi
thế giới. Trong chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia
Márquez của mình, Lê Huy Bắc đã đưa ra nhận xét cuối cùng về nguyên nhân ra đời
của cái kỳ ảo như sau: “Con người, trong quá trình vắt kiệt sức mình cho những toan
tính suy lý thì vẫn ln dành thời gian cho những phút giây lãng mạn, thăng hoa bay
đến vòm trời của thần thánh thiêng liêng trên cao hay phiêu du xuống tận cõi sâu địa
ngục, nơi ác quỷ và thiên thần có thể có cùng tiếng nói về sự mầu nhiệm để con người

vững tin hơn trên hành trình đơn độc của kiếp người.” Như vậy, có thể nói, dù ở thời
đại nào, dưới bất cứ hình thức hay vì bất cứ lý do gì, cái kỳ ảo ln ln xuất hiện để
thỏa mãn nhu cầu tâm lý của con người, để trí tưởng tượng của con người thỏa sức
bay cao”. [2,23]
1.3.Lịch sử cái kỳ ảo trong văn học
Như đã nêu trong phần trên, ta có thể thấy cái kỳ ảo xuất hiện trong văn học ở
những thời kỳ khác nhau thì khác nhau cả về nguyên nhân, hình thức và nội dung của
nó. Theo Lê Huy Bắc trong Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia
Márquez, trong lịch sử văn học, cái kỳ ảo xuất hiện dưới những hình thức như sau:


17

Giai đoạn đầu (thời cổ trung đại): trong thời kỳ này, với sự phát triển của các thể
loại văn học dân gian, cái kỳ ảo (Lê Huy Bắc gọi là “cái huyễn tưởng”) xuất hiện như
một yếu tố tất nhiên. Con người thời kỳ này khơng hề hồi nghi mà sẵn sàng chấp
nhận cái kỳ ảo như một hiện tượng khơng thể thiếu trong đời sống. Chính vì vậy mà
mới xuất hiện truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, v.v…Cái kỳ ảo là cách
con người dùng để giải thích thế giới và thể hiện niềm tin vào sức mạnh tự nhiên của
mình, nó thể hiện một thời kỳ mà trí tưởng tượng bay cao, buổi bình minh của xã hội
loài người.
Giai đoạn hai (thời cận hiện đại, từ thế kỷ XIV đến hết thế kỷ XIX): đây là thời kỳ
mà tư duy duy lý thắng thế, thời kỳ con người hồn tồn tin tưởng vào sức mạnh của
lý trí, thời kỳ bùng nổ của những phát minh và phát kiến. Cái kỳ ảo (Lê Huy Bắc cũng
gọi là “cái kỳ ảo”) xuất hiện trong thời kỳ này với mục đích gây hoang mang, sợ hãi
cho con người dù con người khơng cịn tin vào ma quỷ hay thần thánh nữa.
Giai đoạn ba (thời hiện đại-hậu hiện đại, từ thế kỷ XX đến nay): đây là thời kỳ
nhân loại hoài nghi lý trí, tư duy duy lý khơng cịn thắng thế nữa. Cái kỳ ảo (Lê Huy
Bắc gọi là “cái huyền ảo”) trong thời kỳ này mang tính chất đối thoại. Các nhà văn
điềm nhiên đặt các yếu tố hoang đường vào tác phẩm của mình mà khơng có ý định

làm người đọc hoảng sợ, cũng khơng giải thích sự xuất hiện của nó. Các yếu tố hoang
đường là phương tiện để nhà văn thể hiện nỗi hoài nghi thế giới của mình, nơi họ khái
quát hiện thực về một thế giới hỗn độn, vơ nghĩa, khơng có trật tự và khơng có chân
lý.
Để tổng kết lại sự phân kỳ của mình, Lê Huy Bắc có bảng tóm tắt như sau:
T

Thời gian Đặc điểm

Tên gọi

Tác giả

Quan niệm về Thái độ
cái huyễn ảo

T

về

cái

huyễn
ảo
1

Cổ
thế

đại- Cái

kỷ tưởng

huyễn Thần thoại, Khuyết
(the cổ tích

danh

Ma quỷ, siêu Khơng
nhiên, thần bí, sợ


18

XIII
2

Thế

mythical)

là ta…

kỷ Cái kỳ ảo Văn học kỳ Shakespear
ảo

XIV-XIX (the
fantastic)

Ma quỷ, siêu Sợ


e,

nhiên, thần bí,

Hoffmann,

khơng phải là

Poe,

ta…

Balzac
3

Thế

kỷ Cái

XX-nay

huyền Văn

ảo

học Borges,

(the huyền ảo

magical)


Ma quỷ, thần Vừa sợ

Marquez,

bí, vừa là ta vừa

Gunter

vừa

Grass

phải là ta

khơng khơng
sợ
[3,20]

Thơng qua bảng trên ta có thể thấy Lê Huy Bắc chia lịch sử xuất hiện của cái kỳ
ảo trong văn học ra làm ba thời kỳ, và mỗi thời kỳ ơng dành cho nó một tên khác
nhau. Đến thời kỳ cuối cùng, Lê Huy Bắc gọi cái kỳ ảo là “cái huyền ảo”. Tuy nhiên,
theo đánh giá chủ quan của người viết, việc Lê Huy Bắc gọi cái kỳ ảo bằng những cái
tên khác nhau dễ làm cho chúng ta cảm thấy rối và khó theo dõi chun luận của ơng.
Bên cạnh đó, trong chun luận của mình, Lê Huy Bắc cũng khơng sử dụng tên gọi
của nó một cách thống nhất. Do đó, trong đề tài này, người viết chỉ dùng tên gọi cái
kỳ ảo để chỉ những yếu tố hoang đường xuất hiện trong tác phẩm.
2.Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
2.1.Lịch sử phát triển và nguyên nhân ra đời
Theo chuyên luận của Lê Huy Bắc, người đầu tiên trên thế giới đưa ra thuật ngữ

“chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” là nhà phê bình nghệ thuật Đức Franz Roh trong tiểu
luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: Hậu chủ nghĩa ấn tượng của ông. Tuy nhiên,
thuật ngữ mà Roh đưa ra để nói về nghệ thuật thị giác khác hoàn toàn so với chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học. Như vậy, đầu tiên, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo” xuất hiện trong hội họa nhằm chỉ một khuynh hướng thẩm mỹ mà
trong đó các hiện tượng kỳ lạ tồn tại trong một thế giới không phải là thế giới của


19

phép thuật. Tuy thuật ngữ mà Roh đưa ra không dùng để chỉ một trào lưu văn học,
nhưng ông đã có cơng tiên phong trong việc khai sinh ra một thuật ngữ nhằm chỉ
những tác phẩm nghệ thuật có sự đan xen giữa thực và ảo trong cách phản ánh thế
giới. Đến năm 1935, mười năm sau khi Roh đưa ra thuật ngữ của mình, “chủ nghĩa
hiện thực huyền ảo” mới được sử dụng phổ biến trong văn học. Trong tiểu luận Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo ở Mĩ Latin, Angel Flores đã khẳng định vai trò của nhà văn
Franz Kafka trong việc khai sinh ra khuynh hướng văn học này. Kafka qua đời trước
khi Roh đưa ra thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, nhưng Angel Flores cho
rằng việc Kafka đưa những yếu tố hoang đường vào cái thường nhật hàng ngày là
bước đầu tiên xác lập hướng đi của khuynh hướng văn học hiện thực huyền ảo. Cũng
theo Angel Flores, năm 1935 là năm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo Mỹ Latinh với tác phẩm Lịch sử phổ quát về nỗi ô nhục (A universal history
of infamy) của nhà văn Luis Borges. Theo Flores, từ khi tác phẩm này của Borges
xuất hiện thì chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mới phát triển mạnh mẽ ở Mỹ Latin và có
nhiều thành tựu trong suốt những thập niên 40-50 của thế kỷ XX. Như vậy, ta có thể
thấy Angel Flores khẳng định chủ nghĩa hiện thực huyền ảo có nguồn gốc từ châu Âu
nhưng nó chỉ thực sự phát triển và có những thành tựu nổi bật ở châu Mỹ Latin.
Ngược lại với quan điểm của Angel Flores là Luis Leal. Trong cơng trình Chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo trong văn học Mỹ Latin (1967), Leal bác bỏ những nhận
định của Angel Flores. Theo ông, Franz Kafka không phải là người khai sinh ra chủ

nghĩa hiện thực huyền ảo và Luis Borges cũng không phải là nhà văn châu Mỹ Latin
đầu tiên sáng tác theo khuynh hướng văn học này. Theo ý kiến của Leal, Arturo Uslar
Pietri (1906-2001) là người mở đường cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Xuất phát từ
vị trí của nhà văn và người đọc, Leal cũng cho rằng chỉ khi nào nhà văn và người đọc
chấp nhận thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” thì khuynh hướng này mới thật
sự tồn tại. Như vậy, dựa theo ý kiến của Leal thì chủ nghĩa hiện thực huyền ảo chỉ thật
sự xuất hiện từ năm 1960. Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Ví dụ
như đến năm 1992, Edwin Williamson cho rằng hai nhà văn Miguel Angel Asturias


20

và Alejo Carpentier mới là những người khai sinh ra chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
Mỹ Latin. Theo 101 từ khóa văn học của Brenda Downes thì chủ nghĩa hiện thực
huyền ảo chủ yếu được xác lập thông qua các sáng tác của các nhà văn châu Mỹ
Latin, trong đó phải kể đến cuốn phẩm Lịch sử phổ quát về nỗi ô nhục (A universal
history of infamy) của nhà văn Luis Borges như một trong những sáng tác đầu tiên.
Như vậy, theo sơ lược tình hình nghiên cứu trên thế giới, ta có thể thấy có rất
nhiều ý kiến trái ngược nhau về người mở đầu, lịch sử phát triển của chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo. Tuy nhiên, bất chấp các ý kiến trái ngược nhau của các nhà nghiên
cứu, đến những năm 1980, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo lan tỏa ra tồn thế giới và
nhanh chóng được chấp nhận. Đến hôm nay, khuynh hướng văn học này được xem
như một trong những khuynh hướng quan trọng của văn học hiện đại và đã có đóng
góp rất lớn cho nền văn học thế giới. Khi đi vào tìm hiểu nguyên nhân ra đời của chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo, chưa có một nhà nghiên cứu nào có thể đưa ra lý giải được
mọi người nhất trí hồn tồn. Dựa vào nghiên cứu của John Peck và Martin Coyle, ta
chỉ có thể khái quát một số nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, giống như các khuynh hướng văn học hiện đại khác, ra đời trong một
bối cảnh phức tạp, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo phản ánh “sự bất an bản thể của thời
đại”. Nó thể hiện tư duy phản duy lý, thái độ hoài nghi hiện thực của con người. Nó

sản phẩm của một thời đại hỗn loạn, nhiễu nhương, khi con người khơng cịn tin
tưởng vào trật tự, nề nếp hay lý trí của chính mình.
Thứ hai, xuất phát từ quan niệm thế giới như một sự đổ vỡ, hỗn loạn, khi sáng tác,
các nhà văn hiện thực huyền ảo thể hiện sự thách thức đối với văn chương truyền
thống của mình, đối với những gì có tơn ti, trật tự, có thể giải thích bằng lý trí khách
quan. Phát triển mạnh mẽ ở châu Mỹ Latin, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo còn là cách
để các nhà văn thể hiện mối hoài nghi về truyền thống duy lý phương Tây, về thuyết
châu Âu trung tâm. Thơng qua đó, họ bộc lộ kinh nghiệm của những con người đến từ
thế giới thứ ba.


21

Thứ ba, khi tìm hiểu chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, ta không thể phủ nhận sức
sống mạnh mẽ của nó ở mảnh đất châu Mỹ Latin. Nguyên nhân chủ yếu của hiện
tượng này xuất phát từ truyền thống văn hóa, tư duy của mảnh đất này, nơi tồn tại của
những cư dân da đỏ trong nhiều thế hệ, nơi người dân bản địa xem việc cái hoang
đường tồn tại trong cuộc sống của họ là chuyện bình thường. Những thần thoại,
truyền thuyết, truyện cổ đã tạo một khơng khí kỳ bí đặc biệt cho sự phát triển rực rỡ
của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nơi đây.
Cuối cùng, ta có thể thấy, Châu Mỹ Latin là một vùng đất trong nhiều năm là
thuộc địa, chịu nhiều sự áp bức của những cư dân da trắng, của chủ nghĩa thực dân.
Do đó, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với những yếu tố hoang đường, kỳ ảo là nơi thỏa
mãn tinh thần của con người. Các tác phẩm văn học hiện thực huyền ảo ra đời từ nhu
cầu tìm kiếm sự giải phóng tinh thần, nơi con người có thể dùng trí tưởng tượng để
quên đi cuộc sống cực khổ hằng ngày. Và cũng chính từ tâm thế của những dân tộc bị
áp bức trong nhiều năm, những đất nước còn chịu nhiều đói kém, lạc hậu, các nhà văn
châu Mỹ Latin muốn dùng sáng tác văn học để thể hiện ý thức của mình trong việc
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Thông qua các tác phẩm của mình, họ giới thiệu
với thế giới hình ảnh châu Mỹ Latin với những huyền thoại bất hủ, với truyền thống

văn hóa, v.v…
Như vậy, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời do tư duy của con người hiện đại
trong cách nhìn nhận và lý giải thế giới, cách con người cảm nhận thế giới như một sự
đổ vỡ, như những điều khơng thể giải thích được bằng các quy luật bình thường. Thế
nhưng, nó phát triển rực rỡ ở châu Mỹ Latin do những nguyên nhân khách quan và
chủ quan trong bối cảnh văn hóa và lịch sử rất riêng của vùng đất này. Cũng như
những trào lưu văn học khác, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời để đáp ứng nhu cầu
tinh thần của thời đại và nó quay trở lại phục vụ cho những nhu cầu đó của con người.
Nó là sản phẩm của thời đại.


22

2.2.Xác định khái niệm
Khi định nghĩa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống
nhất được với nhau trong việc xác định khái niệm này. Là người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo”, Franz Roh cho rằng chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo là “những tác phẩm làm cho những điều bình thường nào đó trở nên phi thường”.
Mười năm sau ơng, Angel Flores lại khẳng định “các nhà hiện thực huyền ảo chuyển
dời những cái bình thường và những cái thường nhật thành cái khủng khiếp và dị
thường”. Ngược lại, Luis Leal lại gọi đó là “một thái độ đối với hiện thực”. Khi định
nghĩa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nhằm làm rõ các đặc điểm của nó, Luis Leal đã
đặt nó bên cạnh chủ nghĩa siêu thực, văn học viễn tưởng hay văn học kỳ ảo như sau:
“Không giống chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo khơng sử dụng
những mơtip giấc mơ, khơng hề bóp méo hiện thực hoặc sáng tạo một thế giới thuần
túy tưởng tượng như các nhà văn của dòng văn chương kỳ ảo hay khoa học giả tưởng
đã làm; (…) Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng không phải là văn học huyền ảo.
Mục tiêu của nó, khơng phải là ma thuật, mà là để diễn tả cảm xúc chứ không khơi
gợi chúng. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, hơn bất kỳ một khuynh hướng nào khác, là
một thái độ đối với hiện thực mà có thể được diễn tả bằng những hình thức đại chúng

hoặc hình thức bác học, bằng phong cách tinh tế hoặc thô mộc, bằng cấu trúc mở hoặc
cấu trúc đóng. (…) Trong chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nhà văn đối diện với hiện
thực và cố gỡ rối cho nó, để khám phá ra những điều bí mật trong sự vật, trong cuộc
sống và trong hành động của con người”. [2,30] Khi đưa ra định nghĩa này, Luis Leal
cũng cho rằng Angel Flores quá coi trọng các yếu tố hoang đường, siêu nhiên trong
chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tuy vậy, ta cũng có thể thấy điểm chung giữa các nhà
nghiên cứu là họ xác định một cách rõ ràng rằng chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là
phong cách “nằm đâu đó giữa cái ảo và cái thực”.
Khi sáng tác, các nhà văn hiện thực huyền ảo cũng nói về sáng tác của mình.
Những ý kiến mà họ đưa ra về chính những gì mình viết cũng đáng được xem xét.
Nhà văn Alejo Carpentier viết: “Vậy thì khi một sự kiện càng làm cho anh khó tin bao


23

nhiêu thì anh càng có thể tin rằng đó là sự thật xác thực nhất”. [2,28] Ơng nói: “Thần
kì là sự đột biến của hiện thực (tức là kì tích), là sự biểu hiện đặc thù đối với hiện
thực, là sự thể hiện kì diệu khác biệt, phi thường đối với tính phong phú của hiện
thực, là cường điệu quy mô và trạng thái của hiện thực. Sự phát hiện hiện thực thần kì
này mang đến cho người người sự hưng phấn tinh thần đến cực điểm”. Nhà văn
Miguel Angel Asturias thì lại tin rằng: “Có thể gọi chủ nghĩa hiện thực của tơi là
huyền ảo, bởi vì một phần nó giống với các nhà Siêu thực xử lý những giấc mơ của
họ, nhưng đồng thời nó cũng giống với các thổ dân Maya dựng lại thực tại trong
những cuốn sách thiêng của họ. Đọc những cuốn sách đó, tơi hiểu rằng bên cạnh cái
thực tại có thể sờ mó được cịn có một thực tại khác, do trí tưởng tượng tạo ra, nhưng
với những chi tiết đầy đủ tới mức nó cũng trở thành chân thực như cái thực tại thứ
nhất”. [2,28] Cái thực tại mà Asturias dựng nên trong sáng tác của mình chính là cái
thực tại “trung gian”, cái “thực tại thứ ba”, cái mà ông gọi là “sự pha trộn giữa cái
thấy được và sờ mó được với cái ảo giác và mơ mộng”. Như vậy, theo ý kiến của hai
nhà văn này, hiện thực huyền ảo mà họ dựng lên trong các sáng tác của mình vẫn là

hiện thực chân thực và khơng nên nghi ngờ tính xác thực của nó. Dù bên ngồi nó
được xây dựng bằng nhiều yếu tố hoang đường, kỳ ảo, nó vẫn là hiện thực, là thứ thực
tại mà con người có thể cảm nhận được.
Trên đây ta vừa tham khảo một số ý kiến của các nhà nghiên cứu và của các nhà
văn về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Ta có thể thấy là ngồi một vài phát biểu khi
định nghĩa thuật ngữ văn học này nằm rải rác trong một số cuốn sách, chúng ta khó có
thể tìm thấy những định nghĩa có tính hàn lâm nằm trong các từ điển văn học, hay từ
điển thuật ngữ văn học. Nguyên nhân quan trọng xuất phát từ việc chủ nghĩa hiện
thực huyền ảo là một hiện tượng văn học khá phức tạp, người ta thường dễ nhầm lẫn
nó với các khuynh hướng khác có những nét tương đồng. Trong khi tìm kiếm những
định nghĩa chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, người thực hiện đề tài chỉ tìm được một
định nghĩa từ một cuốn từ điển đáng tin cậy. Đó là định nghĩa trong cuốn sách 101 từ
khóa văn học (101 key ideas literature) của Brenda Downes. Trong đó, chủ nghĩa hiện


×