Tải bản đầy đủ (.docx) (219 trang)

luận án tiến sĩ nhân tố ý thức hệ trong quan hệ việt nam – hoa kỳ kể từ khi bình thường hoá đến nay (the ideological factor in the vietnam – US relations since normalization)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.95 KB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGUY
ỄN
THỊ
THAN
H
XUÂN

NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ
TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM – HOA KỲ
KỂ TỪ KHI BÌNH
THƯỜNG HỐ ĐẾN
NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUN NGÀNH QUAN
HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206


Hà Nội - 2021


BỘ NGOẠI GIAO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

NGUY
ỄN
THỊ
THAN
H
XUÂN

NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ
TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM – HOA KỲ
KỂ TỪ KHI BÌNH
THƯỜNG HỐ ĐẾN
NAY

LUẬN ÁN
TIẾN SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC
1.

TS. Lê Đình Tĩnh

2.

GS.TS. Nguyễn Thái Yên
Hương


Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của tơi. Các kết quả
và thơng tin nêu trong luận án là trung thưc. Những kết quả nghiên cứu của luân
án chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Thanh Xuân


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy cô
hướng dẫn: TS. Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học
viện Ngoại giao và GS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương – Nguyên Phó Giám đốc
Học viện Ngoại giao và đã đồng hành cùng tơi trong q trình hồn thành luận
án này. Thầy cô không chỉ theo sát, tận tình hướng dẫn, định hướng, gợi mở, góp
ý

cho luận án của tơi, mà cịn dành cho tơi sự động viên, khích lệ giúp tơi quyết

tâm hồn thành cơng trình nghiên cứu.

Xin cảm ơn các cán bộ phòng Sau Đại học, Học viện Ngoại giao đã quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình nghiên cứu tại Học viện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các chuyên gia về Hoa Kỳ, những người
đã chứng kiến và đóng góp cho sự phát triển của quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ mà
tôi may mắn được tham vấn ý kiến như các cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ như
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ Bùi Thế Giang, Đại sứ Phạm Quang
Vinh, nguyên Tham tán Chính trị Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam Mark Lambert,
Giáo sư Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Alex Vulving,
….
Cơng trình nghiên cứu của tơi sẽ khơng thể hồn thành nếu khơng có sự ủng
hộ của Lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, cũng như sự giúp đỡ, hỗ trợ của các
đồng nghiệp của tôi tại Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại Trung ương.

Tôi cũng xin dành tất cả yêu thương và biết ơn tới gia đình tơi đã ln ở
bên cạnh, ủng hộ, khích lệ và giúp đỡ tôi trên nhiều phương diện tôi để tơi có kết
quả ngày hơm nay.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thanh Xuân


Từ viết tắt
ADMM
ADMM+
APEC
ARF
ASEAN
BRI
BTA
CNTB
CNXH

COC
CPC
CPTPP

DOC
DPD


EAS
EU
GDP
GSOMIA
INDOPACOM
IMET
IPS
IRI
LMI
MES
MIA
NDI
PKO
PNTR
POW
PSDD
RCEP
SCO
TIFA


TPP

TBCN
UNCLOS
VEF
WMD
WTC
WTO
XNCH


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ý THỨC HỆ TRONG
QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA HOA
KỲ VÀ VIỆT NAM........................................................................................... 20
1.1. Lý luận về ý thức hệ trong quan hệ quốc tế.......................................... 20
1.1.1. Khái niệm........................................................................................... 20
1.1.2. Luận giải về nhân tố ý thức hệ trong các trường phái chính trong quan
hệ quốc tế..................................................................................................... 24
1.1.3. Ý thức hệ trong tương quan với lợi ích quốc gia................................ 31
1.2. Vấn đề ý thức hệ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Việt Nam 32

1.2.1. Ý thức hệ Việt Nam và Hoa Kỳ.......................................................... 32
1.2.2. Ý thức hệ và lợi ích quốc gia trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
và Việt Nam................................................................................................. 34
1.3. Việt Nam và Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của mỗi nước.........46
1.3.1. Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ............................. 46

1.3.2. Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam............................. 51
Tiểu kết............................................................................................................... 54
Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ ĐẾN QUAN HỆ
VIỆT NAM – HOA KỲ..................................................................................... 57
2.1. Các yếu tố chính chi phối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ......................57
2.1.1. Hợp tác kinh tế-thương mại............................................................... 58
2.1.2. Các vấn đề địa chiến lược.................................................................. 60


2.1.3. Yếu tố Trung Quốc............................................................................. 64
2.1.4. Các vấn đề khu vực............................................................................ 67
2.2. Tác động của nhân tố ý thức hệ trong mỗi giai đoạn phát triển của
quan hệ song phương..................................................................................... 73
2.2.1. Giai đoạn mới bình thường hố (1995 – 1998).................................. 73
2.2.2. Giai đoạn phát triển quan hệ 1998 – 2013.......................................... 75
2.2.3. Giai đoạn nâng cấp và phát triển mạnh mẽ (2013 – nay)...................77
2.3. Biểu hiện của tác động của nhân tố ý thức hệ tới quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ............................................................................................................ 79
2.3.1. Qua việc phân tích các văn bản cấp cao............................................. 80
2.3.2. Qua việc khảo sát 3 trường hợp điển hình.......................................... 87
2.3.3. Qua việc xem xét một số khía cạnh liên quan.................................. 101
Tiểu kết............................................................................................................. 112
Chương 3: DỰ BÁO VỀ NHÂN TỐ Ý THỨC HỆ TRONG QUAN HỆ
VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................. 114
3.1. Cơ sở của dự báo.................................................................................. 114
3.1.1. Đánh giá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian qua và sự song trùng
lợi ích......................................................................................................... 114
3.1.2. Xu hướng quốc tế và khu vực.......................................................... 116
3.1.3. Đánh giá lợi ích của mỗi nước trong quan hệ với nước kia trong thời
gian tới....................................................................................................... 118

3.1.4. Soi chiếu vào trường hợp quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc qua lăng kính
ý thức hệ..................................................................................................... 120
3.2. Dự báo.................................................................................................... 127
3.2.1. Chiều hướng chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và quan hệ
Việt Nam – Hoa Kỳ thời gian tới............................................................... 127
3.2.2. Các kịch bản quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ góc độ ý thức hệ.......129


3.3. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong thời
gian tới.......................................................................................................... 133
3.3.1. Thúc đẩy sự song trùng lợi ích quốc gia giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 133

3.3.2. Gia tăng vị thế và lợi thế của Việt Nam trong tam giác quan hệ Trung
Quốc – Hoa Kỳ - Việt Nam........................................................................ 139
3.3.3. Tiếp tục giảm thiểu tác động cản trở của nhân tố ý thức hệ trong quan
hệ Việt Nam – Hoa Kỳ............................................................................... 141
Tiểu kết............................................................................................................. 143
KẾT LUẬN...................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN............................................. 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 153
PHỤ LỤC......................................................................................................... 177


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Việt Nam - Hoa Kỳ là một cặp quan hệ đặc biệt trong quan hệ quốc tế
giữa một nước lớn phát triển và một nước trung bình đang phát triển, được định

hình do đặc thù của mỗi nước về vị trí địa lý, hệ thống chính trị, xuất phát điểm, văn
hóa...; do lịch sử chiến tranh để lại; do đan xen giữa các mối quan hệ quốc tế khác;
do được cân nhắc trong mối tương quan với các đối tác khác trong khu vực...

Kể từ khi Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại
giao (11/7/1995), quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã trải qua những “bước đi” mang
tính lịch sử, từ hai cựu thù trong một cuộc chiến tranh tàn khốc, trở thành hai chủ
thể “bình thường” trong quan hệ quốc tế, sau đó thúc đẩy hợp tác, thành bạn bè,
đối tác và đối tác toàn diện, với hợp tác song phương trải dài trên hầu hết các
lĩnh vực. Hai nước đã xây dựng tình hữu nghị và hợp tác sâu rộng, triển khai
quan hệ sâu sắc, bền vững, và thực chất dựa trên những lợi ích chung, trên cơ sở
tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, và thể chế chính trị,
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ để "vượt qua khác biệt, phát huy tương
đồng, gác lại quá khứ, hướng tới tương lai".
Hoa Kỳ cần thêm những đối tác thân thiện và có vai trị nhất định tại khu vực
để duy trì vai trị lãnh đạo tồn cầu, bảo đảm trật tự khu vực có lợi cho mình cũng
như duy trì tương quan lực lượng để cân bằng với một nước Trung Quốc đang gia
tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng nhanh chóng. Xét vị trí địa chiến lược và vai trò
của một Việt Nam đổi mới và mở cửa với tiếng nói và uy tín nhất định trong khu
vực, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ. Ngược lại, Việt
Nam cũng coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu. Việt Nam
chủ trương tăng cường hiểu biết, hữu nghị; thúc đẩy các mặt hợp tác và làm sâu sắc
hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, định hướng phát triển quan
hệ giữa hai nước theo hướng tích cực, thực chất. Việt Nam cũng muốn tranh thủ vai
trò và sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một số vấn đề đối ngoại quan trọng; thông qua
quan hệ với cường quốc thế giới như Hoa Kỳ để khẳng định, nâng cao vị thế quốc
tế, khẳng định vị trí, vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thúc
đẩy chính sách đại đồn kết dân tộc của Đảng



2

và Nhà nước đối với với kiều bào ta ở Hoa Kỳ, qua đó với cộng đồng người Việt
ở nước ngoài. Đối với Việt Nam, mối quan hệ với Hoa Kỳ ảnh hưởng mạnh đến
các mối quan hệ khác. Quan hệ đối ngoại với Hoa Kỳ là mối quan hệ địi hỏi
phải tư duy, thảo luận nhiều nhất vì chỉ một “chệch hướng” trong quan hệ sẽ dẫn
đến hậu quả dây chuyền. Trong tương lai lâu dài, việc nghiên cứu và dự báo quan
hệ với các đối tác lớn như Hoa Kỳ vẫn là một trọng tâm trong công tác nghiên
cứu chiến lược của các cơ quan tham mưu của ta.
1.2. Giống như bất kỳ mối quan hệ quốc tế nào, sự vận động và phát triển
của mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác
nhau. Khi xem xét lịch sử và quá trình vận động và phát triển của quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ, cần xem xét các yếu tố chi phối q trình đó. Với một mối quan
hệ đặc thù như quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, ngoài các nhân tố về hợp tác
trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, an ninh – quốc phòng, khoa học – kỹ
thuật, giáo dục – đào tạo; cũng cần xem xét các yếu tố địa chiến lược; duy trì hồ
bình, ổn định và phát triển ở khu vực; nhân tố Trung Quốc; nhân tố ý thức hệ….
Nhân tố ý thức hệ có vai trị quan trọng, tính chất đặc thù và tính khả biến
trong quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói riêng. Sự khác
nhau giữa hai hệ tư tưởng và hệ thống các giá trị tương ứng giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam đã và đang có ảnh hưởng đến chiều hướng của mối quan hệ. Nó có thể kéo hai
quốc gia lại gần nhau, nhưng cũng có thể tạo ra xung đột. Việc xem xét nhân tố này
về mặt lý luận và thực tiễn, cũng như nghiên cứu vai trò và tác động của nó đến q
trình bình thường hóa và phát triển quan hệ hai nước kể từ khi bình thường hố tới
nay là cần thiết cho việc tham mưu, hoạch định các chính sách với một nước lớn
được coi vừa là “đối tác”, vừa là “đối tượng” như Hoa Kỳ.

Là một nhân tố quan trọng, song hầu hết các nghiên cứu về quan hệ Việt
Nam - Hoa Kỳ thường chỉ tập trung vào tổng thể quan hệ trong một khoảng thời
gian cụ thể; hoặc nghiên cứu một hay nhiều khía cạnh/lĩnh vực hợp tác trong

quan hệ mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu, tổng thể về nhân tố này, cũng
như tác động của nó tới quá trình vận động và phát triển của quan hệ kể từ khi
bình thường hóa đến nay.


3

Các phân tích trên đây là cơ sở để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án là
“Nhân tố ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ khi bình thường hố
đến nay”. Đây là chủ đề không bị trùng lặp với chủ đề luận án tiến sĩ nào tương
tự ở Việt Nam cũng như nước ngồi.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu "The Crisis of American Foreign Policy:
Wilsonianism in the Twenty-First Century" (Princeton University Press, New
Jersey, 2009) do John Ikeberry, Thomas Knock, Anne-Marie Slaughter và Tony
Smith đồng tác giả; "The Monroe Doctrine: The Cornerstone of America Foreign
Policy (Infobase Publishing, New York, 2007) của tác giả Edward J. Renehan;
"America and the World: Conversations on the Future of American Foreign
Policy" (Basic Books, New York, 2008) của các tác giả Znigniew Brzezinski và
Brent Scowcroft nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo các giai
đoạn lịch sử, lý giải sự thay đổi chiều hướng chính sách, từ theo đuổi học thuyết
Monroe, quyết định tham gia vào hai cuọĉ Chiến tranh Thế giới, các nỗ lực và sự
thất bại của quyết định thúc đẩy sự hình thành Họîquốc liên, các quyết sách quan
trọng của Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh cho tới những học thuyết đối
ngoại của các chính quyền George H.W. Bush, Bill Clinton, George W. Bush và
Barack Obama.
Một số các cơng trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ theo
hướng tập trung vào q trình hoạch định chính sách, các chủ thể tham gia q trình

hoạch định chính sách với việc phân tích vai trị của Tổng thống, Chính quyền và
Quốc hội Hoa Kỳ. Tiêu biểu có các cuốn "American Foreign Policy: Pattern and
Process" (Thomson Wadsworth, California, 2003) của các tác giả Eugene R.
Wittkopf, Christopher M. Jones và Charles W. Kegley, Jr. phân tích cấu trúc và q
trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; các nguyên tắc, giá
trị và mục tiêu xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua các thời kỳ;
vai trò của Tổng thống, hệthống các cơquan Chính phủ đối với q trình hoạch định
chính sách đối ngoại và dự báo về tuơng̛ lai chính


4

sách đối ngoại của Hoa Kỳ duớ̛i thời Chính quyền George W. Bush. Cuốn "Making American Foreign
Policy" (Routledge, New York, 2006) của tác giả Ole R. Holsti nghiên cứu quá trình nhạn̂ thức và xây dựng
niềm tin của các chủ thể tham gia vào hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; vai trò của
nhà lãnh đạo và cơng luạn̂ đối với chính sách đối ngoại, viẹĉ áp dụng các lý thuyết quan hệquốc tế trong phân
tích về q trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Cuốn "American Foreign Policy
and Process" (Wadsworth, Boston, 2005) của James M. McCormick trình bày về các giá trị xuyên suốt trong
chính sách đối ngoại của chính quyền Hoa Kỳ qua các giai đoạn lịch sử; phân tích q trình hoạch định chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các chủ thể chính nhưTổng thống, Quốc họi;̂ các cơquan chính quyền tham
gia q trình hoạch định, triển khai chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ; vai trị của đảng phái chính trị, các
nhóm lợi ích, truyền thơng và cơng chúng trong q trình hoạch định và triển khai chính sách.

Cuốn "Chính sách đối ngoại của Mỹ, động cơ của sự lựa chọn," (W. W. Norton
& Company, 2013) của Bruce W. Jentleson phân tích bốn mục tiêu cốt lõi của chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ (quyền lực, hồ bình, thịnh vượng và ngun tắc) là do
q trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng của
các trường phái lý thuyết (chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, kinh tế chính trị học
và chủ nghĩa lý tưởng). Trên cơ sở khung phân tích 4 mục tiêu, cuốn sách phân tích
các nhân tố nội bộ tác động đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ gồm hệ thống tam

quyền phân lập, nhóm lợi ích, truyền thơng và cơng chúng, đồng thời cho rằng yếu
tố lịch sử, đặc biệt các cuộc tranh luận lớn về chính sách đối ngoại cũng có tác động
quan trọng đối với chiều hướng đối ngoại của Hoa Kỳ. Trong cuốn "The Pivot"
(2016), Kurt Campbell đưa ra “Kế hoạch 10 điểm” để thực hiện chiến lược xoay
trục, thúc đẩy quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các biện pháp tăng
cường quan hệ với đồng minh và đối tác trong hệ thống “trục và nan hoa”, cách
thức xử lý sự nổi lên của Trung Quốc; các biện pháp nhằm tăng cường “hệ điều
hành châu Á” do Hoa Kỳ tạo lập và dẫn dắt, nhấn mạnh rằng quan hệ gần gũi với
Việt Nam là một bộ phận quan trọng của chiến lược "xoay trục". Trong cuốn "World
Order" (Penguin Press, 2014)


5

của Henry Kissinger, vai tròủa Hoa Kỳ trong việc định hình trật tự thế giới được phân
tích với nhận định rằng Hoa Kỳ đang đóng một vai trị mâu thuẫn trong trật tự thế giới:
Hoa Kỳ mở rộng lãnh thổ trên lục địa bắc Mỹ nhân danh Thuyết Bành trướng do định
mệnh song lại bác bỏ bất cứ ý đồ đế quốc nào, Hoa Kỳ có ảnh hưởng quyết định đối
với các sự kiện quan trọng song lại chối bỏ bất cứ động cơ lợi ích quốc gia nào, trở
thành siêu cường song lại phủ nhận bất cứ ý định nào về việc thực hiện chính trị cường
quyền. Thách thức thực sự đối với sự can dự của Hoa Kỳ trên thế giới là ý định mở
rộng giá trị mà Hoa Kỳ tin rằng tất cả các dân tộc khác đều muốn học theo. Hoa Kỳ tự
cho mình là một cường quốc khác biệt, một đế chế ưu việt và sự thành bại của Hoa Kỳ
có tính sống cịn đối với bất cứ nơi đâu và nền tảng cho hành động của Hoa Kỳ là sức
mạnh vượt trội so với các cường quốc khác. Chính điều này đã khiến Hoa Kỳ cho rằng
có thể dẫn dắt các nước đi theo mơ hình của mình.
Ở Viẹt̂Nam, chủ đề nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong đó có chính sách với Việt Nam, cũng đuợ ̛c nhiều
học giả quan tâm. Một số cơng trình nghiên cứu đáng chú ý là“Các vấn đề nghiên cứu Hoa Kỳ” (Nxb. Giáo dục Viẹt̂Nam, Hà Nọî2011)
do các tác giả Nguyễn Thái Yên Huơng̛ và Tạ Minh Tuấn đồng chủ biên, “Hoa Kỳ - Van̆ hóa và chính sách đối ngoại” (Nxb. Thế giới, Hà
Nọi,̂ 2008) và “Đặc trưng văn hoá Mỹ và sự tác động tới chính sách đối ngoại Mỹ” của tác giả Nguyễn Thái Yên Huơng̛ (Nxb. Chính trị

Quốc gia sự thật, 2009). Với cách tiếp cận từ góc độ văn hố, lịch sử, các cơng trình trên đã đi sâu phân tích những nét đặc trưng của văn
hố Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với các nước, trong đó có Việt Nam. Các cuốn “Về Chiến luợ̛c an ninh
của Mỹ hiện nay” (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nọi,̂ 2004) của các tác giả Lê Linh Lan (Chủ biên), Nguyễn Thu Hằng, Lê Đình Tĩnh,
“Hoa Kỳ: Cam kết và mở rọnĝ” (Nxb. Khoa học xã họi,̂ Hà Nọi,̂ 1997) của tác giả Lê Bá Thuyên, “Chính sách đối ngoại của mọt̂số nuớ̛c
lớn trên thế giới” (Nxb. Lý luạn̂ Chính trị, Hà Nọi,̂ 2008) của tác giả Phạm Minh Son,̛ "Quan hệ Mỹ - Trung: Hợp tác và cạnh tranh luạn̂
giải duới̛ góc độ cân bằng quyền lực" (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nọi,̂ 2011) của tác giả Nguyễn Thái Yên Huơng̛ đồng biên soạn,
"Quan hệ của Mỹ với các nuớ̛c lớn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Duơng"̛ (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nọi,̂ 2003) do tác giả Vũ Duơng̛
Huân chủ biên... phân tích chính sách của


6

Hoa Kỳ với các quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam với những
cách tiếp cận khác nhau, từ góc nhìn của các lý thuyết khác nhau.
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trên mọt̂số vấn đề cụ thể; hoặc nghiên
cứu về chính sách của một số chính quyền Tổng thống ở Hoa Kỳ như "U.S. Foreign Policy
Today: American Renewal?" (CQ Press, 2011) của Steven Hook và James Scott cho rằng chính
sách đối ngoại của Chính quyền Obama có thể giúp hồi sinh lại sức mạnh và vị thế của Hoa
Kỳ; cuốn "Bending History: Barack Obama’s Foreign Policy" (Brookings, Washington D.C.,
2013) của Martin Indyk, Kenneth Liberthal và Michael O’Hanlon nhìn nhạn̂ chính sách đối
ngoại của chính quyền Obama là kết quả của q trình tuân thủ các nguyên tắc nhất định và
theo đuổi mục tiêu thực tế, nhờ đó Chính quyền Obama đã tuơng̛ đối thành cơng trong viẹĉ
thúc đẩy các lợi ích của Hoa Kỳ trong mọt̂thế giới đầy biến đọnĝ; cuốn "Barack Obama’s PostAmerican Foreign Policy: The Limits of Engagement" (Bloomsbury, New York, 2012) của
Robert Singh hay "Obama, U.S. Foreign Policy and the Dilemmas of Intervention"
(Macmillan, 2014) của David Fitzgerald và David Ryan đánh giá về mọt̂số huớ̛ng triển khai
chính sách đối ngoại cụ thể. Bài viết “Chính sách đối ngoại Mỹ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết
thúc: Hướng tiếp cận và một số vấn đề lý thuyết” (2011) và “Thử tiếp cận hệ thống đối với
chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền Obama” (2012) và trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
của tác giả Lê Đình Tĩnh nghiên cứu về chính sách của Hoa Kỳ ở những giai đoạn khác nhau
và phân tích lý thuyết.


Một số cơng trình nghiên cứu gần đây về chính sách của Hoa Kỳ với các
nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương là cuốn "Asia Pacific countries
and the US rebalancing strategy" do tác giả David W.F.Wang chủ biên, Viện
Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ của Đài Loan xuất bản (2016) nghiên cứu về
chính sách xoay trục sang châu Á của Chính quyền Tổng thống Barack Obama;
quan điểm của các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức trong khu vực đối với chiến
lược này, tác động của chiến lược đối với tranh chấp Biển Đơng từ góc nhìn của
Đài Loan. Cuốn "The Obama doctrine: a legacy of contibuity in US foreign
policy" do Michelle Bentley và Jack Holland đồng chủ biên, đánh giá toàn bộ
thời gian Tổng thống Obama tại nhiệm, phân tích một số di sản đối ngoại như


7

thỏa thuận hạt nhân với Iran, hiệp định chống biến đổi khí hậu ở Paris, q trình
bình thường hóa quan hệ Hoa Kỳ - Cuba; phân tích sự khác biệt giữa chính sách
đối ngoại của Tổng thống Obama với chính sách của Tổng thống Bush. Cuốn
"American grand strategy and East Asian security in the twenty-first century"
của David C. Kang phân tích tình hình an ninh khu vực Đơng Á và quan hệ của
Hoa Kỳ với các quốc gia trong khu vực như Triều Tiên, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Phi-líp-pin, Singapore, Indonesia, Việt Nam, đặc biệt là hợp tác an ninh. Các bài
viết “Về chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ hiện nay” (Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004), “Mỹ và an ninh Đơng Nam Á hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế, số 1 (60), 2005), “Thách thức phi đối xứng trong chiến lược an ninh
quốc gia Mỹ: Nhận thức và đối phó” (Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 3 (84),
2005) và “Đông Nam Á và Chiến lược tái cân bằng của Mỹ” (Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 3 (94), 2013) của tác giả Lê Đình Tĩnh phân tích khía cạnh an
ninh trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và làm rõ chính sách của Hoa Kỳ
với khu vực Đơng Nam Á.

Về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam có cuốn “Các vấn đề
nghiên cứu về Hoa Kỳ” (Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2011) của các tác giả
Nguyễn Thái Yên Hương, Tạ Minh Tuấn. Cuốn sách là cơng trình nghiên cứu về Mỹ
trên các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội, kinh tế; đặc biệt là hệ thống chính trị, pháp
luật và chính sách đối ngoại của Mỹ. Cuốn “Chính sách đối ngoại Mỹ: Tiếp cận từ
Thuyết hiện thực mới và trường hợp Việt Nam sau khi bình thường hố quan hệ đến
nay” (Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, 2020) của tác giả Lê Đình Tĩnh là cơng trình
nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ góc độ lý thuyết hiện thực mới lần
đầu được cơng bố có giá trị tham khảo lớn. Cuốn sách hệ thống hóa những quan
điểm chủ yếu của thuyết Hiện thực mới, vận dụng và đối chiếu vào phân tích chính
sách đối ngoại Hoa Kỳ, làm rõ các nội dung của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau
Chiến tranh Lạnh dưới góc độ Hiện thực mới, đặc biệt áp dụng vào chính sách của
Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa đến nay. Cuốn "Hoa
Kỳ: Cam kết và mở rọng"̂ (Nxb. Khoa học xã họi,̂ Hà Nọi,̂ 1997) của tác giả Lê Bá
Thuyên, cuốn "Chính sách đối ngoại của mọt̂ số nuớ̛c lớn trên thế giới" (Nxb. Lý
luạn̂ Chính trị, Hà Nọi,̂ 2008) của tác giả Phạm Minh Son̛ cũng nghiên cứu chính
sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam thông


8

qua phân tích chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với một số đối tác trên thế giới.
Ngoài ra, bài viết “What we should learn from Vietnam” của Richard A. Falk,
02/1/2011 nói về tác động của cuộc chiến tranh với Việt Nam đối với chính sách
của Hoa Kỳ nói chung và chính sách của Hoa Kỳ tại Châu Á nói riêng. Báo cáo
của Congressional Research Service “US-Vietnam Relations in 2010: Current
Issues and Implications for U.S. policy” của Mark E. Manyin (2010) đề cập các
vấn đề trong quan hệ với Việt Nam và các hàm ý chính sách trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ.
Khảo sát các tài liệu nghiên cứu của Hoa Kỳ, nghiên cứu sinh chủ yếu tìm

1

thấy nhiều cơng trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam hoặc quan hệ trong giai
đoạn trước bình thường hóa năm 1995.
2.2. Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam và chính sách đối
ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ
Văn bản chính thức nhất đề cập tới đường lối, chính sách đối ngoại của
Việt Nam là nội dung văn kiện các Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam
– được coi là sự kết tinh trí tuệ, ý chí, nguyện vọng của Đảng và của nhân dân,
ngồi đánh giá việc thực hiện các cương lĩnh xây dựng đất nước, các kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội nhiệm kỳ trước đó, văn kiện đại hội nêu nghị quyết đại
hội, đề ra chiến lược phát triển, đường lối của Đảng trong nhiệm kỳ đó, trong đó
có đường lối đối ngoại tổng thể.
Ngồi văn kiện đại hội, có các cuốn sách chính về chính sách đối ngoại
của Việt Nam phải kể đến như “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong
giai đoạn mới” (2011) của tác giả Phạm Bình Minh, cuốn “Chính sách đối ngoại
của Việt Nam” (2018) của Nguyễn Anh Cường và Phạm Quốc Thành, cuốn “Về
Chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam” (2018) của Vũ Dương Huân, cuốn
“Tiếp cận Chính sách đối ngoại Việt Nam” (2018) của Nguyễn Vũ Tùng (đều do
Nxb. Chính trị quốc gia sự thật xuất bản) đề cập các vấn đề chung liên quan đến
chính sách và chính sách đối ngoại, các thuật ngữ và khái niệm; giới thiệu một số
trường hợp vận hành của quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại
trong một số giai đoạn cách mạng tiêu biểu của Việt Nam. Tác
1Theo cách gọi của Hoa Kỳ


9

giả Vũ Dương Huân phân tích chính sách đối ngoại từ nhận thức đến hình thành
tư duy và hoạch định chính sách với mục tiêu cao nhất là “lợi ích quốc gia”;

cũng dành một phần lớn trong tác phẩm của mình phân tích tu tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao, trong đó khẳng định nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”
với “dĩ bất biến” là lợi ích quốc gia-dân tộc. Gần đây nhất, Nxb. Chính trị quốc
gia sự thật xuất bản cuốn “Ngoại giao Việt Nam 2001-2005” (2020) của Bộ
Ngoại giao. Đây là cơng trình nghiên cứu cơng phu thực hiện bởi tập thể những
nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, đứng đầu là ngun Phó Thủ tướng Chính phủ
Vũ Khoan, phân tích đầy đủ, sâu sắc tất cả các góc cạnh của đối ngoại Việt Nam
trong 15 năm đầu thế kỷ XXI (2001-2015), một thời kỳ chứng kiến những
chuyển biến cơ bản của thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cũng
như những bước chuyển mình quan trọng của đất nước.
Hầu như khơng có tài liệu tiếng Anh nghiên cứu về chính sách đối ngoại của
Việt Nam với Hoa Kỳ. Trong nước, một số nghiên cứu về quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ có đề cập một phần tới nội dung này song ít có cơng trình nghiên cứu sâu riêng.
Nguyễn Anh Cường tìm hiểu về “Đảng lãnh đạo q trình bình thường hố và phát
triển quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ (1976-2006)” trong Luận án tiến sỹ năm
2012, trong đó hệ thống hố sự phát triển tư duy đối ngoại của Đảng với Hoa Kỳ và
với thế giới, cũng như quan điểm của chính quyền Hoa Kỳ trong quan hệ với Đơng
Nam Á và Việt Nam; tái hiện lại quá trình lãnh đạo của Đảng tiến tới bình thường
hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1976 đến năm 1995 và thời kỳ
phát triển quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực từ năm 1996 đến năm 2006.
Qua đó thấy được vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, những thuận lợi và những
khó khăn phải lường trước trong quan hệ với Hoa Kỳ. Bài viết “Chính sách của Việt
Nam với Mỹ và quan hệ Việt-Mỹ những năm đầu thế kỷ XXI: thực trạng và triển
vọng” của tác giả Hà Mỹ Hương (Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh) phân tích chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ và thực trạng quan hệ
song phương những năm đầu thế kỷ XXI, từ đó đưa nhận xét và dự báo triển vọng
cho những thập niên đầu thế kỷ XXI.

2.3. Các cơng trình nghiên cứu về quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ
Có khá nhiều các nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Các nghiên

cứu hoặc là nêu tổng quan hoặc hệ thống hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên


10

một hoặc nhiều lĩnh vực cụ thể; hoặc là phác họa q trình bình thường hóa và
phát triển quan hệ hai nước trong từng khoảng thời gian cụ thể; hoặc phân tích
mục tiêu, chiến lược và những tính tốn lợi ích của Hoa Kỳ khi tiến hành bình
thường hóa và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam; hoặc xác định vị trí của mối quan
hệ với Việt Nam trong chính sách khu vực của Hoa Kỳ và của mối quan hệ với
Hoa Kỳ trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; hoặc chỉ ra những thành tựu
và hạn chế trong q trình bình thường hóa cũng như trong thời gian phát triển
quan hệ giữa hai nước từ đó rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng đối với việc thiết lập và đẩy manh quan hệ với Hoa Kỳ.
Về quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, có khá nhiều nghiên cứu sinh đã
chọn chủ đề này làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình, như “Quan hệ Việt Nam – Hoa
Kỳ (1995-2005)” của tác giả Trần Nam Tiến (2008); “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ
năm 1991 đến năm 2006” của tác giả Vũ Thị Thu Giang (2011)… Trong các cơng trình
nghiên cứu này, các tác giả đã mơ tả quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ qua trong các khung
thời gian cụ thể, phân tích các điểm song trùng về lợi ích, các nhân tố tác động đến quan
hệ và dự báo chiều hướng phát triển của quan hệ, từ đó đề xuất các kiến nghị thúc đẩy
quan hệ. Nghiên cứu "Why the US should normalize with Vietnam” của tác giả Frederick
Brown (VBJ, 1993) phan̂ tích nguyen̂ nhan̂ vì sao Hoa Kỳ phải bình thuờ̛ng hóa quan hệ
với Viẹt̂Nam. Báo cáo nghiên cứu Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Quan hệ Việt-Mỹ sau 15
năm bình thường hố”, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam – Viện Nghiên cứu Châu Mỹ,
Hà Nội, tháng 7/2010; Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học về “Quan hệ Việt-Mỹ từ khi
hai nước lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay (7/1995 – 1/1997)”, An Mạnh Toàn,
Bộ Ngoại giao. Bài viết “The United States and Vietnam: Road to normalization” của
Frederick Brown (2000) trong cuốn “Honey and Vinegar: Incentives, Sanctions and
Foreign Policy” của Richard Haass, Meghan L O’Sullivan, Brookings Institutions Press,

2000. Tài liẹû của Cơ quan Nghiên cứu thuộc Quốc họî Hoa Kỳ (CSR) "The U.S.Vietnam relations in 2009: the current issues and the implications for US foreign policy"
của Mark E. Manyin (2009) điểm lại thực trạng quan hệViệt Nam - Hoa Kỳ và những
vấn đề cần tiếp tục thúc đẩy trong quan hệhai nuớc̛. Đến nam̆ 2014, onĝ


11

đã tổng hợp mối quan hệnày với những phát triển mới trong một nghiên cứu có tên "U.S.-Vietnam Relations in
2014: Current Issues and Implications for U.S. Policy", CRS 2014 R40208. Nghiên cứu "A New Era in U.S.Vietnam Relations: Deepening Ties Two Decades after Normalization" (2014) của Murray Hiebert, Phuong
Nguyen và Gregory B. Poling khái quát mọt̂cách có hệthống sự phát triển của chính sách mỗi nuớc̛ đối với
nhau và tiến trình phát triển của cạp̆ quan hệViệt Nam - Hoa Kỳ. Nghiên cứu “Quan hệ Việt - Mỹ thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh (1990 - 2000)” của LêVan̆ Quang đã xem xét quan hệViẹt̂Nam - Hoa Kỳ theo góc độlịch sử,
chủ yếu đề cạp̂ mọt̂cách có hệthống về các buớ̛c phát triển của quan hệ từ truớ̛c khi nuớ̛c Viẹt̂Nam Dan̂ chủ
Cọnĝ hòa ra đời đến cuối thế kỷ 20; “Quan hệkinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ” của Đỗ Đức Định đề cạp̂ khía cạnh
kinh tế trong quan hệgiữa hai nuớ̛c từ nam̆ 1954 đến nam̆ 2000. Cuốn “Quan hệViẹt̂Nam - Hoa Kỳ: thực trạng
và triển vọng” (2010) của Trần Nam Tiến đã phác họa mọt̂cách hệthống lịch sử 10 nam̆ bình thuờ̛ng hóa quan
hệ ngoại giao Viẹt̂Nam - Hoa Kỳ, từ nam̆ 1995 đến nam̆ 2005. Các công trình nghiên cứu đã xuất bản thành
sách về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ cũng khá phong phú, như Bùi Thị Phương Lan (2011), Quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ 1994-2000, Nxb. Khoa học Xã hội; Trần Nam Tiến (2010), Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng
và Triển vọng, Nxb. Thông tin và Truyền thông, TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Mại (chủ biên), Lê Đình Tĩnh và các
tác giả (2008), Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ: Hướng về phía trước, Nxb. Tri thức, Hà Nội…. Tạp chí Nghiên cứu

Quốc tế của Học viện Ngoại giao, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay của Viện Hàn lâm
Khoa học Xã hội từ 1995 đến nay cũng có nhiều bài viết về quan hệ song phương
Việt Nam – Hoa Kỳ song chủ yếu mơ tả, phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam –
Hoa Kỳ trong những giai đoạn cụ thể và dự báo triển vọng. Ngồi các cơng trình
nghiên cứu về tổng thể quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong những giai đoạn cụ thể,
có nhiều cơng trình nghiên cứu về các khía cạnh/lĩnh vực hợp tác trong quan hệ
song phương Việt Nam – Hoa Kỳ như kinh tế-thương mại, an ninh-quốc phòng, các
vấn đề dân chủ, nhân quyền… Các bài báo, sách, cơng trình nghiên cứu này chủ yếu

mơ tả, phân tích các khía cạnh trong quan hệ Việt Nam –


12

Hoa Kỳ, trong đó nhân tố ý thức hệ khơng được đề cập tới, hoặc chỉ được nêu
thoáng qua như một sự khác biệt hệ thống chính trị giữa hai nước.
2.4. Các cơng trình nghiên cứu về ý thức hệ trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Qua khảo sát, nghiên cứu các tài liệu, có thể khẳng định, chưa có một
nghiên cứu chuyên sâu và có hệ thống nào, kể cả trong và ngoài nước, về vấn đề
thức hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Có một số cơng trình nghiên cứu
về “ý thức hệ” song chỉ nghiên cứu về vấn đề này trong chính sách đối ngoại của
Hoa Kỳ như cuốn sách “Ideology and U.S. Foreign Policy” (2009) của tác giả
Michael H. Hunt, hay đề cập lướt qua mà khơng đi sâu phân tích nhân tố ý thức
hệ trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Michael H. Hunt lập luận rằng có một hệ
tư tưởng đã định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ - một hệ tư tưởng dựa
ý

2

trên quan niệm về “Sứ mệnh quốc gia” , về chủng tộc, và sự thù địch đối với các
cuộc cách mạng xã hội. Tác phẩm cũng nhấn mạnh mối quan hệ giữa ý thức hệ
và chính sách đối ngoại và cho rằng ý thức hệ có thể là một cơng cụ hủy diệt
trong tay của một quốc gia khơng thể phân biệt giữa một chính sách đối ngoại đế
quốc và một chính sách đối ngoại nhân đạo. Trong tương quan với chính sách đối
ngoại, Hunt cho rằng, với ý nghĩa to lớn, ý thức hệ là động lực cốt lõi đằng sau
chính sách đối ngoại và đưa ra ba lý do chính giải thích tại sao ý thức hệ là động
lực đằng sau chính sách đối ngoại, gồm (i) trước hết Hoa Kỳ là "quốc gia vĩ đại";
(ii) chính sách đối ngoại phần lớn là một tư tưởng hệ mang tính chủng tộc và dựa
trên các giá trị văn hóa; (iii) ý thức hệ của Hoa Kỳ dựa trên lập trường về các

cuộc cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử, đồng thời dành hẳn một chương sau
đó để luận giải mỗi lý do. Hunt cũng nhấn mạnh giá trị “tự do” của ý thức hệ
Hoa Kỳ, coi đó là động lực chính quyết định chính sách.
Peter Warren, Bich Nga Miller, Louis X. Cheroutes, Arthur N. Gilbert, trong
tập tài liệu “Understanding America in Vietnam”, Đại học, Denver, Colorado, Hoa
Kỳ (1997) dành một chương nói về “Ý thức hệ Hoa Kỳ: các giá trị cơ bản”, nhận
định các giá trị của ý thức hệ của Hoa Kỳ bao gồm: chủ nghĩa cá nhân
(individualism), tài sản (property), tự do (freedom) và bình đẳng (equality), đồng
thời khẳng định “siêu giá trị” (supervalue) của Hoa Kỳ là “dân chủ”; giải thích quan
điểm của Hoa Kỳ về tự do, dân chủ và bình đẳng. Theo đó, bình đẳng được
2National Greatness


13

nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau (bình đẳng về cơ hội và bình đẳng điều
kiện) hay trong các lĩnh vực (bình đẳng về xã hội và kinh tế, bình đẳng về chính
trị và pháp lý), trong đó bình đẳng về xã hội và kinh tế là nền tảng cho bình đẳng
về chính trị và pháp lý. “Dân chủ” là “siêu giá trị của Hoa Kỳ”, là “cốt lõi của ý
thức hệ Hoa Kỳ”, là “kết quả tất yếu khi có đủ các yếu tố chủ nghĩa cá nhân, tài
sản, tự do và bình đẳng”.
Đề cập đến vấn đề ý thức hệ có các cuốn “Ideologies and political theory”,
“Ideology: a Very short introduction”, “The oxford handbook of political
ideologies” của tác giả Michael Freeden; cuốn “50 political ideas” của Ben
Dupre (2010) định nghĩa và giải thích các khái niệm lý thuyết chính trị như tự
do, bình đẳng, dân chủ, cách mạng; các hệ tư tưởng như CNXH, dân chủ xã hội,
chủ nghĩa cộng sản, CNTB, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa đa văn hóa… Michael
Freeden cũng giới thiệu một cách tiếp cận mới về vai trò của các ý thức hệ trong
nền chính trị quốc tế. Song các cuốn này khơng đề cập tới vấn đề ý thức hệ trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng như trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Cuốn sách “Một số vấn đề về đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời
sống chính trị Hoa Kỳ” của các tác giả Nguyễn Thị Hạnh (chủ biên), Nguyễn
Kim Anh, Lê Thu Hà (Nxb. Khoa học xã hội, 2012) làm rõ một số vấn đề về
đảng cầm quyền và đảng đối lập trong đời sống chính trị Hoa Kỳ trên các khía
cạnh: q trình hình thành và các giai đoạn phát triển của hai đảng; làm rõ nội
dung và phương thức hoạt động của hai đảng trong đời sống chính trị Hoa Kỳ, từ
đó rút ra một số đánh giá về đảng cầm quyền và đảng đối lập trong lịch sử chính
trị Hoa Kỳ. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế của Nguyễn Thị
Huyền Trang về “Tác động của nhân tố đảng phái đến chính sách đối ngoại của
Chính quyền Obama” (2018) làm rõ quan điểm đối ngoại của Đảng Dân chủ và
Đảng Cộng hồ thể hiện trong chính sách đối thoại của Chính quyền Barack
Obama, từ đó phân tích tác động của nhân tố đảng phái đến chính sách đối ngoại
của Chính quyền Obama để đưa ra khung phân tích, giúp dự báo về tác động của
nhân tố đảng phái đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn hậu Obama.
Cơng trình luận án Tiến sĩ chun ngành Quan hệ Quốc tế về “Quy trình hoạch
định chính sách đối ngoại của Mỹ: trường hợp xây dựng quan hệ Đối tác Chiến
lược Việt-Mỹ” của tác giả Lê Chí Dũng (năm 2016) phân tích hệ thống hoạch


×