Tải bản đầy đủ (.pdf) (219 trang)

Chính sách của việt nam đối với lào giai đoạn 2011 2020 tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 219 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

PHAN CHÍ THÀNH

CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI LÀO
GIAI ĐOẠN 2011-2020: TIẾP CẬN TỪ GĨC ĐỘ LỢI ÍCH
QUỐC GIA - DÂN TỘC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206

Hà Nội - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

PHAN CHÍ THÀNH

CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI LÀO
GIAI ĐOẠN 2011-2020: TIẾP CẬN TỪ GĨC ĐỘ LỢI ÍCH
QUỐC GIA - DÂN TỘC

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế


Mã số: 9310206

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN VŨ TÙNG

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Luận án “Chính sách của Việt Nam đối với Lào giai đoạn
2011-2020: tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia-dân tộc’’ là cơng trình nghiên
cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả được trình bày trong Luận án là
trung thực và chưa từng được công bố. Kết quả nghiên cứu của Luận án thể hiện
quan điểm khoa học của cá nhân, không phản ánh ý kiến của cơ quan, tổ chức
nơi Nghiên cứu sinh công tác./.
Hà Nội, ngày

tháng 2 năm 2021

Tác giả luận án

Phan Chí Thành


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Ngoại
giao, Bộ Ngoại giao đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và
triển khai đề tài nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn

Vũ Tùng - Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại
giao đã hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện
Luận án; cảm ơn Tiến sỹ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại
giao đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành Luận án.
Tơi cũng xin cảm ơn GS-TS Trần Thị Vinh, GS-TS Nguyễn Thái Yên
Hương, GS-TS Hoàng Khắc Nam, PGS-TS Dương Văn Quảng, PGS-TS Nguyễn
Huy Hoàng, PGS-TS Nguyễn Thị Thanh Thủy, PGS-TS Võ Kim Cương, PGSTS Nguyễn Thị Hạnh, PGS-TS Đỗ Thị Thủy đã tận tình góp nhiều ý kiến khoa
học, phân tích, phản biện giúp tơi hồn thành luận án. Tơi xin cảm ơn TS. Đỗ
Thị Thanh Bình và các nhân viên Phịng Đào tạo sau đại học Học viện ngoại
giao đã tận tình hướng dẫn thủ tục, đôn đốc và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập ở Học viện.
Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều ý kiến, thông tin, tư liệu
q giá, giúp tơi trong q trình thực hiện luận án. Đặc biệt tơi cảm ơn gia đình
đã động viên tơi hồn thành luận án./.
Hà Nội, ngày

tháng 2 năm 2021
Tác giả

Phan Chí Thành


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH ....23

CỦA VIỆT NAM VỚI LÀO GIAI ĐOẠN 2011-2020 ....................................23
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................23
1.1.1. Lợi ích quốc gia dân tộc, quan hệ đặc biệt và chính sách đối ngoại ...23
1.1.2. Cách tiếp cận chính sách đối ngoại từ góc độ lợi ích quốc gia-dân tộc .....31
1.1.2.1. Quan điểm của Đảng về ba lợi ích an ninh, phát triển và vị thế ..31
1.1.2.2. Cách tiếp cận khoa học về lợi ích quốc gia-dân tộc .....................32
1.1.3. Một số mơ hình phân tích chính sách đối ngoại theo tiếp cận LIQGDT.....37
1.1.4. Mơ hình phân tích chính sách đối ngoại trong mối quan hệ đặc biệt ... 42
1.1.4.1. Khung phân tích định tính.............................................................42
1.1.4.2. Khung phân tích định lượng .........................................................46
1.2. Cơ sở thực tiễn .........................................................................................49
1.2.1. Yếu tố lịch sử trong chính sách của Việt Nam với Lào ......................49
1.2.2. Bối cảnh quốc tế giai đoạn 2011-2020 tác động đến chính sách của
Việt Nam với Lào ..........................................................................................51
1.2.2.1. Các yếu tố quốc tế và khu vực.......................................................51
1.2.2.2. Phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài đối với chính sách
của Việt Nam với Lào .................................................................................56
1.2.3. Tình hình trong nước tác động đến chính sách với Lào (2011-2020).57
1.2.3.1. Tình hình chung ............................................................................57
1.2.3.2. Nhận thức về lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với Lào ..........58
Tiểu kết ................................................................................................................60


CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI
LÀO GIAI ĐOẠN 2011-2020 ...........................................................................62
2.1. Phân tích định lượng chính sách của Việt Nam với Lào giai đoạn 20112020 ...................................................................................................................62
2.1.1. Nghiên cứu trường hợp: “Vấn đề Biển Đông trong năm Chủ tịch
ASEAN của Lào” ..........................................................................................62
2.1.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ....................................................62
2.1.1.2. Phân tích lợi ích của Việt Nam và Lào trong vấn đề Biển Đông .63

2.1.1.3. Triển khai chính sách của Việt Nam và Lào trong việc bảo vệ lợi
ích của Việt Nam tại Biển Đơng.................................................................65
2.1.1.4. Nhận xét ........................................................................................67
2.1.2. Nghiên cứu trường hợp “Dự án thủy điện Xayabury” ........................68
2.1.2.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ....................................................68
2.1.2.2. Phân tích lợi ích của Việt Nam và Lào .........................................69
2.1.2.3. Các vấn đề đặt ra ..........................................................................72
2.1.2.4. Đàm phán giải quyết sự khác nhau về lợi ích ...............................72
2.1.2.5. Nhận xét ........................................................................................75
2.1.3. Nghiên cứu trường hợp “Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính phủ về nâng
cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào” .........................................76
2.1.3.1. Bối cảnh ra đời của Chỉ thị ...........................................................76
2.1.3.2. Phân tích lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác giáo dục ...77
2.1.3.3. Các vấn đề đặt ra cho Việt Nam ...................................................80
2.1.3.4. Nội dung và quá trình triển khai Chỉ thị 33 ..................................81
2.1.3.5. Nhận xét ........................................................................................84
2.2. Phân tích định tính chính sách của Việt Nam với Lào giai đoạn 20112020 ...................................................................................................................85
2.2.1. Sự kế thừa chính sách của Việt Nam với Lào giai đoạn 1986-2010 ...85
2.2.1.1. Sự kế thừa về định hướng..............................................................85
2.2.1.2. Sự kế thừa về mục tiêu: .................................................................87


2.2.1.3. Sự kế thừa về biện pháp ................................................................88
2.2.2. Phân tích nội dung chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020 .............88
2.2.2.1. Về định hướng chính sách .............................................................88
2.2.2.2. Mục tiêu chính sách ......................................................................90
2.2.2.3. Biện pháp triển khai chính sách....................................................93
Tiểu kết ..............................................................................................................104
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................107
3.1. Đánh giá chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020..............................107

3.1.1. Tiêu chí 1. Chính sách với Lào phải phân biệt rõ lĩnh vực nào hợp tác
theo tính chất QHĐB, lĩnh vực nào hợp tác theo thơng lệ quốc tế vì
LIQGDT; khơng gắn QHĐB vào những lĩnh vực hợp tác theo thông lệ quốc
tế, hoặc ngược lại.........................................................................................107
3.1.1.1. Kết quả ........................................................................................107
3.1.1.2. Hạn chế .......................................................................................111
3.1.2. Tiêu chí 2. Phải xử lý hài hịa giữa hai yếu tố LIQGDT và QHĐB; lựa
chọn CSĐN một cách hợp lý, khơng vì QHĐB mà hy sinh LIQGDT, nhưng
cũng khơng vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển
QHĐB. .........................................................................................................113
3.1.2.1. Kết quả ........................................................................................113
3.1.2.2. Hạn chế .......................................................................................114
3.1.3. Tiêu chí 3. Hợp tác với Lào trên cơ sở hai bên cùng có lợi, có ưu tiên,
ưu đãi cho Lào ở những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, nhưng không được
tiêu hao nhiều nguồn lực để tranh giành ảnh hưởng ở những lĩnh vực mà
Việt Nam khơng có lợi thế so sánh so với các đối tác thứ ba .....................115
3.1.3.1. Kết quả ........................................................................................115
3.1.3.2. Hạn chế .......................................................................................119
3.2. Triển vọng tình hình trong nƣớc và quốc tế giai đoạn 2021-2030 ....123
3.2.1. Tình hình trong nước .........................................................................123
3.2.2. Tình hình thế giới và khu vực ...........................................................125


3.3. Cơ hội và thách thức đối với quan hệ Việt Nam-Lào .........................129
3.3.1. Cơ hội ................................................................................................129
3.3.2. Thách thức .........................................................................................131
3.4. Kiến nghị: ...............................................................................................134
3.4.1. Về định hướng ...................................................................................134
3.4.1.1. Nhất quán lấy LIQGDT làm cơ sở để hoạch định chính sách
với Lào......................................................................................................134

3.4.1.2. Mở rộng những lĩnh vực hai nước có lợi ích chiến lược chung để
phát triển quan hệ đặc biệt một cách thực chất, bền vững ......................134
3.4.1.3. Làm sâu sắc hơn các yếu tố bản sắc chung giữa hai nước để củng
cố nền tảng quan hệ đăc biệt ...................................................................135
3.4.1.4. Kết hợp, vận dụng linh hoạt yếu tố QHĐB với yếu tố LIQGDT,
kiên quyết bảo vệ LIQGDT mang tính sống cịn của Việt Nam ...............135
3.4.1.5. Phát huy lợi thế so sánh để nâng cao vị thế của Việt Nam tại Lào,
không cạnh tranh ảnh hưởng bằng mọi giá, dẫn đến tiêu hao nguồn lực ...136
3.4.1.6. Phát triển quan hệ đặc biệt với các đối tác khác........................136
3.4.2. Về mục tiêu........................................................................................137
3.4.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................137
3.4.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................137
3.4.3. Về biện pháp ......................................................................................138
Tiểu kết ..............................................................................................................143
KẾT LUẬN .......................................................................................................145
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................152
PHỤC LỤC .......................................................................................................170


DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1.

VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ACMECS

TIẾNG VIỆT

Ayeyawady-Chao Phraya-


Tổ chức Chiến lược hợp tác

Mekong Economic

kinh tế Ayeyarwady - Chao

Cooperation Strategy

Phraya - Mê Kông

Asean Economic Community

Cộng đồng kinh tế ASEAN

Asian Infrastructure

Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ

Investment Bank

tầng châu Á

Asia Pacific Economic

Diễn đàn hợp tác châu Á –

Cooperation

Thái Bình Dương


2.

AEC

3.

AIIB

4.

APEC

5.

ASC

ASEAN Security Community

Cộng đồng an ninh ASEAN

6.

ASCC

7.

ASEAN

ASEAN Socio-Cultural

Community
Association of South East
Asian Nations

8.

BCHTW

Cộng đồng văn hóa, xã hội
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Ban chấp hành trung ương

9.

BRI

Belt Road Initiative

Sáng kiển vành đai con đường

10.

CHXHCN

11.

CLMV


Cambodia-Laos-MyanmarVietnam

12.

CLV

Cambodia-Laos-Vietnam

13.

CNXH

14.

CPC

Cơ chế Campuchia, Lào,
Myanmar, Việt Nam
Cơ chế Campuchia, Lào, Việt
Nam
Chủ nghĩa xã hội
Campuchia

15.

CSVN

(Đảng) Cộng sản Việt Nam

16.


NDCM

17.

EEZ

Exclusive Economic Zone

(Đảng) Nhân dân Cách mạng
(Lào)
Vùng đặc quyền kinh tế

18.

EU

European Union

Liên minh châu Âu

19.

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

20.


IPS

Indo-Pacific Strategy

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Chiến lược Ấn Độ DươngThái Bình Dương


Institute of East Asian Studies Viện nghiên cứu Đông Nam Á

21.

ISEAS

22.

LIQGDT

23.

LMI

Lower Mekong Initiative

24.

MLC


Mekong Lancan Cooperation

25.

MOU

26.

MRC

27.

NXB

28.

OBOR

29.

ODA

Lợi ích quốc gia-dân tộc

Memorandum of
Understanding
Mekong River Commission

Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công
Cơ chế hợp tác Mê Công –

Lan Thương
Bản ghi nhớ
Ủy hội sông Mê Công quốc tế
Nhà xuất bản

One Belt One Road
Official Development
Assistance

Một vành đai, Một con đường
Hỗ trợ phát triển chính thức

Organization of Economic
30.

OECD

Cooperation and

Tổ chức hợp tác và phát triển

Development
31.

PCA

Permanent Court of
Arbitration
Procedures for Notifications,


32.

PNPCA

Prior Consultations and
Agreements

Tịa trọng tài thường trực
Thủ tục thơng báo, tham vấn
trước và thỏa thuận
Quan hệ đặc biệt

33.

QHĐB

34.

TPP

Trans-Pacific Partnership

35.

UNCLOS

United Nations Convention on Công ước Liên hợp quốc về
luật biển
Law of the Sea


36.

UNDP

37.

XHCN

Hiệp định xuyên Thái Bình
Dương

United Nations Development

Chương trình phát triển Liên

Programme

hợp quốc
Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung tiếp cận LIQGDT của các tác giả Việt Nam ............................33
Hình 1.2. Khung tiếp cận lợi ích dựa trên lý thuyết của Nuechterlein ................36
Hình 1.3. Khung phân tích sự điều chỉnh chính sách của Hermann ....................38
Hình 1.4. Khung điều chỉnh chính sách của Hermann (bổ sung) ........................39
Hình 1.5. Chu trình điều chỉnh CSĐN theo các tác giả Dương Văn Quảng và
Nguyễn Thị Thìn ..................................................................................................40
Hình 1.6. Chu trình điều chỉnh CSĐN theo tác giả Nguyễn Vũ Tùng ................41
Hình 1.7. Khung phân tích định tính chính sách trong QHĐB ............................44

Hình 1.8. Khung phân tích định lượng “1-2-3-4” chính sách với Lào ................48
Hình 2.1. Lợi ích của Việt Nam và Lào trong vấn đề Biển Đơng .......................65
Hình 2.2. Tác động của đập Xayabury đối với lợi ích của Việt Nam và Lào......71
Hình 2.3. Đàm phán giữa Việt Nam và Lào:

Trường hợp đập thủy điện

Xayabury ..............................................................................................................75
Hình 2.4. Lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác giáo dục ..........................78
Hình 2.5. Đầu tư của Việt Nam sang Lào (đơn vị 1000USD) .............................99
Hình 3.1. Sự đan xen các kịch bản về tình hình trong nước và thế giới ............126


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Phát triển quan hệ với các nước láng giềng, bạn bè truyền thống nói chung và
quan hệ đặc biệt (QHĐB) với Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào nói riêng là ưu
tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại (CSĐN) của Đảng Cộng sản Việt
Nam[41]. Đường biên giới chung dài 2060 km và lịch sử liên minh chiến đấu
dành độc lập dân tộc trong thế kỷ XX đã gắn kết lợi ích chiến lược của hai nước,
hình thành mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, mang ý nghĩa
quan trọng chiến lược đối với cả hai nước. Từ năm 2011, Việt Nam và Lào đều có
chủ trương coi lợi ích quốc gia-dân tộc (LIQGDT) là mục tiêu của CSĐN [42].
Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN (năm 2011) xác định LIQGDT là
mục tiêu cao nhất của CSĐN. Về phía Lào, từ Đại hội VIII (năm 2006), Đại hội
IX (năm 2011) đến Đại hội X (năm 2016) của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
mục tiêu của CSĐN được xác định là bảo đảm lợi ích chung và lợi ích riêng của
mỗi bên, khẳng định CSĐN „vì lợi ích cao nhất của đất nước‟, sẵn sàng tham gia
vào các liên minh „vì lợi ích chung và lợi ích của mỗi bên‟.

Về thực tiễn, chính sách với Lào đã góp phần củng cố và phát triển mối
QHĐB Việt Nam-Lào, nhưng cũng đặt ra sự cần thiết phải làm rõ mối tương quan
giữa QHĐB với LIQGDT. Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tình hình
thế giới và khu vực Đơng Nam Á có những chuyển biến nhanh chóng, QHĐB Việt
Nam-Lào có những thuận lợi cơ bản trên nền tảng vững chắc và kết quả hợp tác
toàn diện của hai nước sau hơn hai thập kỷ đổi mới, nhưng cũng gặp khơng ít thách
thức. Từ năm 2011 đến nay, trong quan hệ giữa hai bên bắt đầu xuất hiện một số
khác biệt về lợi ích. Ví dụ, trường hợp Lào xây dựng các đập thủy điện trên dịng
chính sơng Mê Cơng và chính sách ngoại giao của Lào trong việc giải quyết vấn đề
Biển Đông đặt ra thách thức nhất định cho CSĐN của Việt Nam.
Về mặt khoa học, việc thực thi CSĐN với Lào dựa trên LIQGDT là đề tài
được giới nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu về chính sách với Lào của Việt
Nam đến nay chủ yếu sử dụng cách tiếp cận lịch sử, theo ý thức hệ, lợi ích giai
cấp... CSĐN với Lào theo cách tiếp cận LIQGDT chưa được nghiên cứu một cách
thấu đáo và là một khoảng trống cần được nghiên cứu chuyên sâu.


2
Với lý do nêu trên, đề tài nghiên cứu Chính sách của Việt Nam đối với Lào
giai đoạn 2011-2020: Tiếp cận từ góc độ LIQGDT sẽ góp phần vào việc làm rõ
hơn, toàn diện hơn về CSĐN của Việt Nam với Lào, thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp
tục phát triển bền vững, vì lợi ích chung của hai dân tộc trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Bộ sách “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 19302007” do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011 tổng kết, phân tích và
đánh giá những đặc điểm, nhân tố tạo nên mối QHĐB Việt - Lào, CSĐN của
Việt Nam qua từng giai đoạn với nội hàm QHĐB được kế thừa và đổi mới, mỗi
giai đoạn vừa có những đặc điểm chung vừa có đặc thù riêng, rút ra bài học lịch
sử cho giai đoạn tiếp theo. Cần làm mới QHĐB Việt Nam – Lào trong bối cảnh
hai nước theo đuổi LIQGDT và thực hiện CSĐN đa phương, mở rộng quan hệ

đối tác, thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển. Chủ trương của Đảng CSVN
phát triển quan hệ hai nước trên tinh thần kết hợp tính chất QHĐB với thơng lệ
quốc tế, có ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau. Việc triển khai chính sách với Lào
trong thời gian qua đã đem lại kết quả tốt đẹp, nhưng cũng đặt ra một số vấn đề
mới. QHĐB là ưu tiên trong CSĐN của mỗi đảng, nhà nước. Tuy nhiên, Việt
Nam và Lào đều là những quốc gia nghèo, nguồn lực và sức cạnh tranh của nền
kinh tế còn hạn chế trong khi nhu cầu phát triển rất lớn. Hai nước có nhiều lợi
ích chung, nhưng sự khác biệt về lợi ích riêng trong quá trình phát triển và hội
nhập quốc tế hiện nay là một thực tế.
Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (1930-2017) do Ban Tuyên
giáo Trung ương chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017 viết về q
trình hình thành và phát triển, bản chất, thành quả, bài học lịch sử của QHĐB
Việt Nam - Lào. Cuốn sách đúc kết các yếu tố QHĐB Việt Nam - Lào: lịng u
nước, chủ nghĩa quốc tế, tình đồn kết, lịng tin, tình cảm chân thành, sự giúp đỡ
cao nhất dành cho nhau.
Tác giả Lê Đình Chỉnh (2017) trong các cuốn sách “Quan hệ đặc biệt, hợp
tác toàn diện Việt Nam – Lào giai đoạn 1954-2017” và “55 năm quan hệ ngoại
giao Việt Nam – Lào: Nhìn lại và Hướng tới” NXB Thông tin và truyền thông
đã nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của QHĐB Việt Nam – Lào qua


3
các thời kỳ. Lê Đình Chỉnh sử dụng thuật ngữ “hợp tác tồn diện đặc biệt” để mơ
tả quan hệ hai nước theo hướng đẩy mạnh hợp tác toàn diện, chặt chẽ, hiệu quả,
lấy hợp tác kinh tế làm trọng tâm; tôn trọng độc lập, chủ quyền, chống tư tưởng
nước lớn hơn, dân tộc hẹp hòi hoặc tự ti, ỷ lại; giải quyết mâu thuẫn phải dựa
trên tinh thần anh em đồng chí. Mệnh đề “kết hợp tính chất QHĐB với thông lệ
quốc tế” được tác giả đề cập như một định hướng quan trọng của quan hệ Việt
Nam – Lào. Tác giả khơng đề cập mơ hình QHĐB khác trên thế giới, coi QHĐB
Việt Nam – Lào là duy nhất giữa các nước có chung đường biên giới.

Phan Văn Rân trong bài viết Triển vọng phát triển quan hệ đặc biệt ViệtLào giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, 2017, cho rằng tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ của Việt Nam còn ở
mức độ thấp hơn tương quan với các nước khác sẽ hạn chế việc phát huy lợi thế
so sánh của Việt Nam trong hợp tác với Lào. Hạ tầng kết nối giao thơng cịn yếu
kém làm cho chi phí trao đổi hàng hóa giữa hai nước tăng cao, hiệu quả kinh tế
thấp, làm cho quan hệ thương mại hai nước chưa tương xứng QHĐB.
2.2. Các nghiên cứu về chính sách của Việt Nam với Lào
2.2.1. Các nghiên cứu về CSĐN của Việt Nam thời kỳ đổi mới
Về đổi mới tư duy đối ngoại, một số tác phẩm như cuốn sách "Đổi mới và
phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn" do Nguyễn Phú Trọng
(chủ biên), NXB. Chính trị Quốc gia, 2006; “Quá trình đổi mới tư duy lý luận
của Đảng từ năm 1986 đến nay” do Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh biên soạn, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2009; "Lịch sử Bộ Ngoại
giao Việt Nam 1945 - 2010" do Bộ Ngoại giao biên soạn, Nxb. Chính trị Quốc
gia, 2011; Vũ Dương Huân, “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối
ngoại của Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1(68), tháng 3/2007 cho
rằng đổi mới tư duy đối ngoại là một quá trình liên tục, từ Đại hội VI (12/1986)
và tiếp nối cho tới nay với việc từng bước đưa ra những quan điểm đối ngoại phù
hợp với sự phát triển của tình hình; cần tiếp tục đổi mới tư duy dám nghĩ, dám
làm, có tinh thần chủ động tiến công, dám vượt ra khỏi những tư duy cũ, những
lĩnh vực quen thuộc để có suy nghĩ và hành động vượt tầm quốc gia, đạt tới tầm
khu vực và quốc tế; xây dựng vị thế và tâm thế mới của Việt Nam trong xử lý
quan hệ với các nước cả về song phương và đa phương. Vấn đề này cũng được


4
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29[22].
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trong bài “Ðường lối đối ngoại Ðại hội XI và
những phát triển quan trọng trong tư duy đối ngoại của Ðảng ta”, báo Nhân
Dân ngày 19/5/2011 đã chỉ rõ sự phát triển trong tư duy đối ngoại qua các kỳ

Đại hội Đảng, thể hiện bước trưởng thành của ngoại giao Việt Nam ngày càng
tích cực, chủ động, có trách nhiệm của nước ta tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn
khu vực, đa phương và toàn cầu.
Cuốn “Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và Thế giới trong 25 năm tới
(1995-2020), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998, Cuốn Cục diện thế giới đến
2020, NXB Chính trị Quốc gia, 2010 của tác giả Nguyễn Cơ Thạch; Cuốn Bức
tranh thế giới đương đại”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016 của tác giả Vũ
Văn Hiền; Cuốn CSĐN đổi mới của Việt Nam (1986-2015), Nxb. Thế giới 2016
của tác giả Phạm Quang Minh... đề cập đường lối Đổi mới bắt đầu từ sau Đại hội
Đảng lần thứ VI, CSĐN của Việt Nam từng bước được điều chỉnh để thích ứng
với công cuộc Đổi mới trong nước và môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh
chóng khơng có lợi cho cách mạng Việt Nam như sự suy yếu và hệ quả của nó là
sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sau khi các chính
đảng cầm quyền ở Nga và các nước Đơng Âu đã chuyển hướng CSĐN, Việt Nam
và Lào buộc phải điều chỉnh CSĐN. Các cuốn sách nói trên trình bày hệ thống quá
trình hình thành và những nội dung cơ bản của CSĐN đổi mới của Việt Nam từ
1986-2015. Các tác giả như Nguyễn Cơ Thạch (Những chuyển biến trên thế giới
và tư duy mới của chúng ta”, trong CSĐN Việt Nam, NXB Thế Giới, Hà Nội,
2007), Phan Doãn Nam (“Ngoại giao Việt Nam sau 20 năm đổi mới”, Tạp chí
Cộng sản, số 14 (760), tháng 7/2006), Đặng Đình Q (“Bàn thêm về LIQGDT
trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn mới”, trong “Định hướng
chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020”, do Phạm Bình Minh chủ biên,
NXB Chính trị quốc gia Sự Thật, 2011) cho rằng sự điều chỉnh CSĐN cơ bản nhất
trong giai đoạn này của Việt Nam là sự chuyển đổi từ CSĐN dựa trên ý thức hệ
sang CSĐN thực dụng hơn, với trọng tâm là lợi ích quốc gia.
Đặng Đình Q, Nguyễn Vũ Tùng (2019) trong bài “Góp phần tìm hiểu
đường lối đối ngoại của Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt


5

ra trong thời gian tới”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 3 (118), 9-2019, tr. 7-28,
cho rằng việc bảo đảm LIQGDT phải là nguyên tắc tối cao của mọi hoạt động đối
ngoại, là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại, là cơ sở
để xây dựng đồng thuận xã hội đối với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà
nước, là cơ sở “bất biến” để từ đó định hướng cho “vạn biến”. Tuy nhiên, lợi ích
quốc gia – dân tộc của Việt Nam khơng phải là những lợi ích dân tộc vị kỷ hẹp
hịi, mà những lợi ích dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Hai bên
cùng xây dựng quan hệ trên cơ sở cùng vì lợi ích của nhau, tạo ra tương đồng lợi
ích và tạo cơ sở đấu tranh khi lợi ích khơng song trùng. Nhận thức mới về vì
LIQGDT cần đặt trong quan hệ với lợi ích của các nước khác và lợi ích chung
(khu vực và quốc tế). Các chủ trương lớn về đối ngoại như hội nhập quốc tế, xây
dựng đan xen lợi ích và nâng tầm đối ngoại đa phương ngày càng địi hỏi Việt
Nam khơng những chỉ theo đuổi lợi ích của riêng mình, mà cịn phải quan tâm hơn
nữa đến lợi ích chung. Chỉ trên cơ sở hành xử vì lợi ích chung thì Việt Nam mới
có thể chứng minh là “thành viên có trách nhiệm” từ đó nâng cao khả năng “hòa
giải, dẫn dắt và đi đầu” trong một số trường hợp có sự song trùng lợi ích quốc gia
– dân tộc và lợi ích chung với các nước khác. Ngồi ra, các tác giả nhìn nhận
LIQGDT cịn có quan hệ với lợi ích của các thành phần tham gia đối ngoại trong
nước. Ở nước ta, quá trình triển khai hội nhập quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại đa
phương và tạo đan xen lợi ích trong quan hệ song phương khơng tồn diện và đều
khắp có một phần lý do từ việc chưa hài hịa LIQGDT và lợi ích nhóm.
Tác giả Trần Nam Tiến trong bài “LIQGDT trong CSĐN của Việt Nam thời
kỳ đổi mới” Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (71) – 2013, đã phân tích nội
hàm lợi ích quốc gia trong CSĐN của Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Quá trình nhận
thức và xác định nội hàm LIQGDT của Việt Nam đã diễn ra trong khoảng thời gian
hơn 30 năm gần đây bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng CSVN với tiên lượng
là “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tham gia phân công lao động
quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba,
các nước phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngồi”. Trong giai đoạn
1996-2006 lợi ích quốc gia trong CSĐN của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã được

xác định rõ hơn với những nội dung cơ bản, gắn liền với công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập
kinh tế quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


6
Về bối cảnh quốc tế, Vũ Văn Hiền trong cuốn Bức tranh thế giới đương
đại, NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2016, cho rằng trong thập kỷ 2010-2020,
tình hình chính trị khu vực tiếp tục chịu tác động của chính sách tranh giành ảnh
hưởng của các nước lớn trước hết là Mỹ và Trung Quốc. Quan hệ Mỹ-Trung sẽ
chi phối toàn bộ các quan hệ quốc tế trong tương lai trong đó có quan hệ giữa
Việt Nam và Lào. Các nước ASEAN bị ảnh hưởng bởi chính sách tập hợp lực
lượng kiềm chế lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, gây ra những căng thẳng,
xung đột lợi ích nhất định và đặc biệt là sự nghi kỵ lẫn nhau giữa hai nước cũng
như với các quốc gia khác sẽ ngày càng tăng lên. Mỹ tiếp tục chuyển trọng tâm
chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dương bao gồm ASEAN, nhưng ảnh
hưởng của Mỹ tại khu vực có xu hướng giảm tương đối so với nhiều thập kỷ
qua; song song với đó là sự gia tăng sức mạnh của các cường quốc, các trung
tâm quyền lực khác, nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Yếu tố Trung Quốc trong CSĐN của Việt Nam được phân tích khá kỹ trong các
nghiên cứu của các tác giả trong nước. Trung Quốc khơng cịn chú trọng gắn kết theo
ý thức hệ như trước với Việt Nam, Lào, mà dựa trên những lợi ích đan xen về kinh tế,
chính trị, an ninh với mục tiêu chính là phục vụ cho lợi ích. Tác giả Lê Viết Duyên
trong Luận án Tiến sĩ “Quá trình phát triển của CSĐN của Việt Nam với ASEAN
trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (2017), đã phân tích yếu tố Trung Quốc trong
CSĐN của Việt Nam. Trung Quốc sẽ tiếp tục lôi kéo, tranh thủ các nước ASEAN
trên cả bình diện đa phương và song phương, sử dụng các biện pháp cứng rắn, kể cả
sức mạnh quân sự, kết hợp với sức mạnh mềm, thông qua lợi ích kinh tế, tương đồng
văn hóa... nhằm xác lập và củng cố ảnh hưởng chi phối khu vực. Các nước ASEAN
tuy có nghi ngại nhưng vẫn chủ trương hợp tác với Trung Quốc, bởi họ cho rằng sự

phát triển của Trung Quốc là cơ hội cho thế giới và khu vực.
2.2.2. Các nghiên cứu về chính sách của Việt Nam với Lào
Về bối cảnh và các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến CSĐN của
Việt Nam đối với Lào, các tác giả nhìn nhận quan hệ Việt Nam-Lào đang có
nhiều thuận lợi rất cơ bản, nhưng cũng đứng trước những khó khăn, thách thức
mới. Tác giả Vũ Văn Hiền trong cuốn “Bức tranh thế giới đương đại”, NXB
Chính trị Quốc gia Sự Thật, 2016, nhấn mạnh thực tế Lào ngày càng chịu ảnh
hưởng gia tăng của các nước lớn về chính sách đối nội và đối ngoại. Cùng chia


7
sẻ quan điểm này, Phan Văn Rân trong Triển vọng phát triển QHĐB Việt-Lào
giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030, trong Kỷ yếu HTKHQT, Học viện chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, (2017) đề cập yếu tố Trung Quốc có thể tác động tiêu
cực đến quan hệ Việt Nam–Lào, sẽ là trở ngại lớn nhất cho quan hệ Việt Nam–
Lào nếu Bắc Kinh tiếp tục thực hiện chính sách phân hóa, chia rẽ quan hệ song
phương của các nước ASEAN, trong đó có quan hệ Việt Nam - Lào. Tác giả
cảnh báo nguy cơ lệ thuộc về kinh tế của Lào đối với các nước lớn, trước hết đó
là sự phụ thuộc của Lào vào nguồn viện trợ và đầu tư từ bên ngoài, đã bao trùm
lên toàn bộ các lĩnh vực khác nhau của Lào: từ cơ sở hạ tầng đến lĩnh vực giáo
dục, y tế và phát triển nguồn nhân lực.
Về yếu tố ASEAN, tác giả Trương Duy Hòa cho rằng trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay, quan hệ Việt- Lào vừa mang tính chất hữu nghị truyền thống,
đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước láng giềng độc lập tự chủ, vừa
là kiểu quan hệ giữa hai thành viên bình đẳng trong tổ chức khu vực là ASEAN. Vì
vậy, bên cạnh tính chất song phương, quan hệ Việt Nam - Lào giai đoạn này cần hài
hịa với lợi ích chung của tồn khu vực, nhất là trong quan hệ với các nước lớn, các
tổ chức quốc tế và các vấn đề tranh chấp liên quan nhiều bên như vấn đề Biển
Đông... Quan hệ Việt Nam – Lào hiện nay là sự đan xen, tương tác giữa quan hệ
hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt với quan hệ giữa các nước thành viên

ASEAN, Tiểu vùng Mê Công, CLMV, CLV, ACMECS. Trong ASEAN, Lào,
Campuchia, Myanmar thường có quan điểm gần với Trung Quốc đối với các vấn đề
khu vực và Biển Đông. Thực tế này tạo áp lực nhất định lên CSĐN của Việt Nam
với các nước có quan hệ song phương truyền thống, trong đó có Lào.
Về yếu tố Biển Đơng, một trong những yếu tố chính thách thức chính sách
của Việt Nam với Lào, tác giả Vũ Văn Hiền (2016) cho rằng Trung Quốc chủ
trương dùng sức mạnh quân sự để răn đe các nước trong chiến lược dành chủ
quyền trên Biển Đông. Trung Quốc luôn xác định Biển Đông là lợi ích quốc gia
cốt lõi của họ, đã dùng vũ lực chiếm đóng tồn bộ quần đảo Hồng Sa của Việt
Nam và đang chiếm giữ trái phép một số hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam ở
quần đảo Trường Sa, tiến hành bồi lấn các đảo đá, tiến hành thay đổi hiện trạng
trên Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế, thực hiện yêu sách đường lưỡi bò
phi lý của Trung Quốc.


8
Về đổi mới tư duy đối ngoại, Vũ Văn Hiền (2016) cho rằng trong bối cảnh
mới của giai đoạn 2011-2020, đòi hỏi sự đổi mới tư duy đối ngoại theo hướng
thực dụng hơn, cùng chia sẻ lợi ích, hợp tác cùng thắng, gắn CSĐN với việc củng
cố và ngày càng sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống, nhưng bảo đảm
lợi ích chính đáng, duy trì thế và lực của Việt Nam tại Lào. Về quốc phòng an
ninh, tư tưởng cùng thắng thể hiện qua mục tiêu “bảo đảm an ninh biên giới phía
Tây, nhưng khơng tiêu hao nguồn lực quá lớn”, ngày càng phổ biến trong giới
hoạch định chính sách[127]. Bên cạnh đó, việc thừa nhận trong quan hệ với Lào
vừa có nhiều lợi ích tương đồng, vừa có sự khác biệt về lợi ích trong q trình
phát triển là tư duy đối ngoại mới của các cơ quan hoạch định CSĐN của Việt
Nam. Trong bối cảnh hiện nay, cần đổi mới tư duy theo hướng coi hợp tác kinh tế
là yếu tố quyết định nhất trong việc củng cố và phát triển mối QHĐB Việt Nam –
Lào[3]. Do đặc thù của tình hình Lào muốn tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát
triển nhanh, nếu Việt Nam giúp giải quyết được các mục tiêu phát triển kinh tế của

Lào thì đồng nghĩa với việc Việt Nam giúp tạo nền tảng vững chắc cho củng cố
hợp tác trên các lĩnh vực khác. Ngược lại, nếu hợp tác kinh tế Việt Nam – Lào giai
đoạn từ năm 2010 trở đi khơng thành cơng thì sẽ là cơ hội cho các nước thứ ba
dần dần thay thế vị trí ảnh hưởng về kinh tế và tiếp đó là ảnh hưởng chính trị đã có
Việt Nam tại Lào trong một giai đoạn lịch sử nhất định, không những thế mối
QHĐB trên các lĩnh vực khác cũng sẽ bị tác động theo chiều hướng không thuận.
Về sự cần thiết điều chỉnh CSĐN với Lào giai đoạn hiện nay, các tác giả
cuốn sách “QHĐB Việt Nam-Lào (1930-2017) do Ban Tuyên giáo Trung ương
chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017, Việt Nam và Lào đều là những
nước đang phát triển, nguồn lực và tính cạnh tranh của nền kinh tế cịn hạn chế.
Tình hình thế giới và khu vực từ sau năm 2010 đến nay, đặc biệt là tình hình Biển
Đơng có những thay đổi phức tạp, khó lường, đe dọa sự ổn định, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, đòi hỏi mối quan hệ hai nước phải có những
thay đổi phù hợp với xu thế phát triển chung trên cơ sở mối QHĐB truyền thống.
Việc điều chỉnh chính sách đối với Lào diễn ra trong tương quan chung với
việc đổi mới CSĐN nói chung. Các tác giả Nguyễn Cơ Thạch và Phạm Bình
Minh cho rằng hai nước Việt Nam và Lào có nhiều điểm tương đồng, cả hai
nước đều thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đang


9
lâm vào khủng hoảng, trong điều kiện bao vây cấm vận của các nước thù địch,
sự sụp đổ của phe xã hội chủ nghĩa tiền đề của những diễn biến chính trị phức
tạp trong nước. Vì vậy, sự điều chỉnh chính sách với Lào có đặc thù riêng, vừa
đổi mới, vừa kế thừa mối QHĐB do lịch sử để lại[73].
Các cuốn sách “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020”,
Nxb Chính trị quốc gia, 2010, “Đường lối CSĐN Việt Nam trong giai đoạn
mới”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011 do Phạm Bình Minh chủ biên đã nêu khá
chi tiết về định hướng chiến lược và đường lối CSĐN của Việt Nam nói chung
và với Lào nói riêng. CSĐN với Lào giai đoạn này vừa có tính kế thừa, vừa đổi

mới. Một mặt, khẳng định chính sách nhất quán với Lào là giữ gìn và phát huy
quan hệ đồn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, ủng hộ và tương trợ lẫn nhau trên
tinh thần giúp bạn là giúp mình. Mặt khác, CSĐN của Việt Nam xác định mục
tiêu đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, thực hiện CSĐN vì LIQGDT
trong quan hệ với Lào trong mối tương quan với các nước ASEAN khác, với các
nước ngoài khu vực, đặc biệt là các nước lớn.
Cuốn Lịch sử QHĐB Việt Nam – Lào 1930-2007 đã khái quát sự điều chỉnh
CSĐN của Việt Nam đối với Lào như sau: Một là, Việt Nam tiếp tục coi Lào là
ưu tiên số một trong CSĐN, tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc hơn quan hệ trên
cả 3 kênh đảng, nhà nước và nhân dân, từ trung ương đến địa phương nhất là các
tỉnh có chung đường biên giới. Hai là, củng cố và làm sâu sắc hơn QHĐB, hợp
tác toàn diện, tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần “giúp bạn là giúp
mình”, chống mọi âm mưu chia rẽ quan hệ hai nước. Ba là, đổi mới tư duy đối
ngoại về QHĐB Việt Nam - Lào trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng,
cùng có lợi, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, phù hợp với thông lệ
quốc tế. Bốn là, chủ trương kết hợp QHĐB với thông lệ quốc tế, ưu tiên ưu đãi
hợp lý cho nhau, cùng đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa ở mỗi nước, từng
bước hội nhập khu vực và quốc tế.
Tác giả Nguyễn Ngọc Lan trong báo cáo nghiên cứu “Một số giải pháp tăng
cường quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế,
Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, 2017, đã đề cập về sự cần thiết điều chỉnh
chính sách phát triển quan hệ với Lào nên gắn với sự gia tăng cạnh tranh giữa các


10
nước tại Lào, đặc biệt từ phía Trung Quốc, đồng thời phải nhất quán đảm bảo các
quan điểm và định hướng chiến lược của Việt Nam. Tác giả nêu ý tưởng phải
nhanh chóng chuyển từ QHĐB sang QHĐB tồn diện giữa Việt Nam và Lào, coi
đây là đột phá về tư duy chính trị, ngoại giao của Việt Nam. Tác giả Nguyễn Ngọc
Lan cho rằng nhận thức khác nhau ở cấp Trung ương và địa phương về mối

QHĐB Việt Nam-Lào hiện nay trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng, lợi ích trước mắt và lâu dài trong ASEAN, GMS, Tam giác phát triển, những
khó khăn trong hợp tác kinh tế, môi trường, xã hội, nguồn nhân lực... là những
thách thức không nhỏ đặt ra cho CSĐN của Việt Nam trong thời gian tới. Cần
điều chỉnh chính sách với Lào gắn với bối cảnh cụ thể, đó là sự gia tăng cạnh
tranh giữa các nước tại Lào, đồng thời bảo đảm các quan điểm và định hướng
chiến lược mà Việt Nam chủ động xây dựng.
Tác giả Nguyễn Vũ Tùng, trong bài viết “Thành viên ASEAN của Việt Nam:
Cách tiếp cận kiến tạo” đã phân tích sự tương tác giữa quyền lợi và nghĩa vụ của
nước thành viên ASEAN với các mối quan hệ song phương của các nước thành
viên. Sau khi gia nhập ASEAN các nước thành viên đứng trước sự lựa chọn điều
chỉnh CSĐN của mình với các nước thành viên ASEAN khác. Trong trường hợp
quan hệ ới Lào, chính sách của Việt Nam cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với mối
quan hệ giữa các thành viên ASEAN. Theo đó, lợi ích của Lào trong vấn đề Biển
Đông và quan hệ Lào – Trung đã chi phối quan điểm của Lào về giải quyết vấn đề
Biển Đơng có khác biệt với quan điểm của Việt Nam và một số nước ASEAN khác.
Tác giả Phạm Quang Minh trong “CSĐN Đổi mới của Việt Nam (1986 2010)”, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2012 đã phân tích một cách hệ thống CSĐN của
Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới. Đồng thời tác giả rút ra một số bài học và dự
báo CSĐN của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 trong đó tiếp tục củng cố và
phát triển mối QHĐB với Lào trong bối cảnh hai nước ngày càng hội nhập quốc tế
sâu rộng (trang 196). Về cơ hội, thách thức của quan hệ Việt Nam – Lào giai đoạn
hiện nay và dự báo CSĐN đến năm 2030, tác giả Phan Văn Rân trong báo cáo
nghiên cứu “Triển vọng phát triển quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào giai đoạn
2017-2025, tầm nhìn 2030”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam, 2017, cho rằng mặc dù tình hình thế giới, khu vực và
của mỗi nước có nhiều thay đổi, nhưng với truyền thống và nền tảng tốt đẹp, quan


11
hệ hữu nghị đặc biệt Việt – Lào sẽ ngày càng được củng cố và phát triển trên mọi

lĩnh vực trong thời gian tới. Tác giả Lê Đình Chỉnh trong cuốn “55 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam - Lào: Nhìn lại và hướng tới”, Nxb. Thơng tin truyền thơng,
Hà Nội, năm 2017, đưa ra các bài học kinh nghiệm trong quan hệ hai nước là cơ sở
để dự báo CSĐN trong tương lai. Theo đó, trong giai đoạn tới, CSĐN sẽ dựa trên sự
thống nhất quan điểm chính trị giữa hai Đảng, hai Nhà nước; tuân thủ nguyên tắc
tôn trọng độc lập chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, kiên quyết chống tư
tưởng nước lớn, kết hợp quan hệ truyền thống và thông lệ quốc tế, hợp tác tồn
diện, lấy lợi ích kinh tế làm trọng tâm.
Về thách thức đối với quan hệ Việt Nam – Lào và CSĐN của Việt Nam trong
thời gian tới, bên cạnh các cơ hội là cơ bản, cuốn sách “Bức tranh thế giới đương
đại”, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016 cho rằng xử lý thỏa đáng để giữ QHĐB
với Lào là một trong những thách thức lớn của CSĐN của Việt Nam ngang hành
với việc xử lý quan hệ với hai nước láng giềng khác là Trung Quốc và Campuchia,
xử lý vấn đề Biển Đông, việc cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, xử lý quan
hệ với từng nước ASEAN và trong việc duy trì sự đồn kết, thống nhất trong
ASEAN là những thách thức lớn nhất từ bên ngoài đối với CSĐN của Việt Nam.
Các tác giả cho rằng ảnh hưởng của các nước lớn tới Lào ngày một gia tăng, tạo nên
thách thức đối với an ninh ở sườn phía tây của Việt Nam. Do đó, việc đề ra CSĐN
và đầu tư hợp lý có thể giữ được quan hệ với Lào, bảo đảm an ninh biên giới, nhưng
không tiêu hao nguồn lực quá lớn là vấn đề rất hệ trọng. Phát triển QHĐB với Lào
trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, chủ động trao đổi làm rõ lợi ích chiến lược chung,
hạn chế xu hướng chạy theo lợi ích riêng, coi nhẹ quan hệ với Việt Nam; hạn chế sự
chi phối, chia rẽ của nước ngoài đối với QHĐB giữa hai nước.
Tác giả Trương Duy Hịa trong báo cáo nghiên cứu “Nhìn lại 55 năm quan hệ
ngoại giao Việt Nam – Lào”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Viện Hàn lâm
khoa học xã hội Việt Nam, 2017, cho rằng sự khác biệt về LIQGDT giữa hai nước
có chiều hướng gia tăng, sẽ là một thách thức khơng nhỏ, lâu dài trong quan hệ
chính trị ngoại giao giữa Việt Nam và Lào; đặc biệt, nó liên quan đến lập trường,
quan điểm của hai bên trong quan hệ với các nước lớn và giải quyết các vấn đề
quốc tế phức tạp, như vấn đề sử dụng nguồn nước sông Mê Công và vấn đề Biển

Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN trong đó có Việt Nam.


12
Phần lớn các nghiên cứu của các tác giả nước ngồi đề cập và phân tích CSĐN
của Việt Nam với các nước láng giềng (Trung Quốc, Lào, Campuchia), các nước
ASEAN... qua đó gián tiếp đề cập CSĐN của Việt Nam với Lào. Các tác giả như
Carlyle Thayer trong cuốn “Vietnam and Rising China: The Structural Dynamics of
Mature Asymetry”, in Daljit Singh, ed. South East Affairs 2010, Singapore, ISAS
2010; Brantly Womack trong cuốn China and Vietnam: The Politics of Asymetry,
Cambridge and New York, Cambridge University Press, 2006; Alexander L. Vuving
trong cuốn Strategy and Evaluation of Vietnam‟s China Policy: A Changing Mixture
of Pathway, Asian Survey, vol46, no.6 (November/December 2006) đưa ra nhận định
bối cảnh quốc tế sau chiến tranh lạnh chịu sức ép từ cả hai phía là chính sách của
Trung Quốc và diễn biến hịa bình của các nước phương Tây đã buộc Việt Nam phải
lựa chọn điều chỉnh CSĐN truyền thống sang đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa
dạng hóa và theo đuổi chủ nghĩa khu vực và ASEAN. Theo các tác giả đây là một
hình thức thốt ly khỏi những ràng buộc về hệ tư tưởng và đấu tranh giai cấp trong
việc điều chỉnh và thực thi CSĐN mới của Việt Nam.
William S. Turley với “Vietnamese security in domestic and regional
focus: The political-Economic Nexus” trong "Southest Asian Security in the
New Millennium”, M.E. Sharpe Armonk, New York cho rằng vị trí địa chiến
lược quan trọng của Việt Nam cũng tạo ra nhiều nguy cơ. Vị trí láng giềng với
Trung Quốc khiến Việt Nam là một trong những nước ASEAN dễ bị tổn thương
nhất và cũng đã từng đối mặt với những thách thức chiến lược
nghiêm trọng nhất. Việt Nam phải đấu tranh để duy trì khơng gian sinh tồn, bảo
vệ bản sắc và lợi ích dân tộc, đồng thời phải tránh kích động chủ nghĩa dân tộc
của Trung Quốc. Turley cho rằng Việt Nam đã điều chỉnh quan điểm và chính
sách của mình hướng tới ASEAN để phá thế bao vây, cân bằng với ảnh hưởng
của các nước lớn, đã phân tích ASEAN là lựa chọn chiến lược của Việt Nam

trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh để bảo đảm khơng gian sinh tồn chiến lược.
Báo cáo của Nhóm chuyên trách về Đối ngoại của Quốc hội Australia
“Vietnam‟s Foreign Relations: Dilemma of Change” đã phân tích về thế tiến
thối lưỡng nan của Việt Nam giai đoạn đầu thời kỳ Đổi mới, với các khó khăn
trong vấn đề Campuchia, quan hệ với các nước lớn và ASEAN.


13
Các tác giả cho rằng đã có sự thay đổi lớn trong CSĐN của Việt Nam từ
những năm 1980 và đầu những năm 1990 khi Việt Nam chuyển sang CSĐN cân
bằng và đa phương. Việt Nam đã vươn lên trở thành thành viên chủ chốt trong các
vấn đề ASEAN cũng như tác động của hệ tư tưởng đối với việc hoạch định chính
sách của Việt Nam đối với Lào. Tác giả David W. P. Elliott (Hoa Kỳ) trong cuốn
sách “Changing Worlds: Vietnam‟s Transition from Cold War to Globalization”,
New York: Oxford University Press, 2012, đã phân tích CSĐN của Việt Nam trong
giai đoạn từ sau chiến tranh lạnh cho đến nay. Tác giả giải thích sự đổi mới tư tuy
về CSĐN của tập thể lãnh đạo Việt Nam khi thực hiện chính sách mở cửa và hội
nhập quốc tế trong đó có quan hệ với ASEAN. Eero Palmujoki trong “Vietnam and
the World: Marxist-Leninist Doctrine and the Changes in International Relations,
1975-93”, Macmillan, London (1997), đã nghiên cứu về CSĐN của Việt Nam
trong giai đoạn Đổi mới, sự đổi mới trong tư duy và hoạt động đối ngoại trong bối
cảnh sau chiến tranh lạnh. Tài liệu này đã so sánh, khái quát sự thay đổi CSĐN Việt
Nam trước và trong thời kỳ Đổi mới, trong và sau Chiến tranh lạnh.
Các tác giả Thayer C. và Amer R. đã mô tả CSĐN của Việt Nam với tư cách
là chủ thể quan hệ quốc tế ở ĐNA trong cuốn “Vietnam Foreign Policy in
Transition” do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore xuất bản. Một
số đóng góp chính của tác giả như phân tích xu hướng quan hệ Việt – Trung ASEAN, quan hệ Việt - Mỹ và vấn đề diễn biến hịa bình có liên quan đến điều
chỉnh CSĐN của Việt Nam. Trong bài viết “Changing Course: When
Governments Choose to Redirect Foreign Policy” (Thay đổi đường lối: Khi nào
các Chính phủ lựa chọn định hướng lại CSĐN), International Studies Quarterly,

vol. 34, No. 1 (3/1990), Charles Hermann tiến hành phân tích q trình điều chỉnh
CSĐN của các quốc gia trước sự biến đổi của tình hình trong nước và quốc tế.
Hermann đã hệ thống hố các khái niệm lý thuyết và đề xuất cách thức diễn giải
những quyết định điều chỉnh CSĐN của các quốc gia. Điều chỉnh chính sách là
khơng thể tránh khỏi khi tình hình trong nước và quốc tế thay đổi. Trong CSĐN
với Lào có một thực tế là tình hình quốc tế, khu vực và trong nước đã thay đổi gần
như cơ bản so với những thập kỷ 70-80-90 của thế kỷ trước (ví dụ quan hệ LàoTrung được bình thường hóa từ thập niên 80), trong khi đó chính sách với Lào và
nội hàm QHĐB Việt Nam – Lào hầu như cơ bản khơng có mấy thay đổi.


14
CSĐN của những nước như Việt Nam đều phải tính đến yếu tố Trung Quốc.
Theo cuốn Đối thoại với Lý Quang Diệu của tác giả Tom Plate, NXb Trẻ, 2018, cựu
Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng người Trung Quốc muốn chia sẻ thế
kỷ này ngang bằng với người Mỹ. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc
lớn nhất thế giới. Trung quốc cần từ 30 đến 40 năm hoặc 50 năm hịa bình và ổn
định để bắt kịp, xây dựng hệ thống của họ, thay đổi từ hệ thống cộng sản chủ nghĩa
thành hệ thống thị trường. Các chính sách của mọi chính phủ đối với Trung Quốc,
đặc biệt và các nước láng giềng đều phải tính đến vấn đề này. Chính phủ các nước
này phải xác định lại vị thế của chính họ, bởi vì họ biết rằng sẽ có nhiều hậu quả
nếu họ ngăn cản Trung Quốc khi lợi ích cốt lõi của quốc gia đó bị đe dọa. Trong số
các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc có vấn đề Biển Đơng và những hệ lụy đối với
CSĐN của các nước như Việt Nam, Lào.
David W.P. Elliott trong “Changing Worlds: Vietnam‟s Transition from
Cold War to Globalization” (Thế giới đang thay đổi: Sự chuyển đổi của Việt Nam
từ Chiến tranh lạnh sang Toàn cầu hóa), New York, Oxford University Press
(2012) đặt câu hỏi suy ra từ lơ gíc trên là tại sao CSĐN của Việt Nam nói chung
được điều chỉnh căn bản sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, trong khi CSĐN với Lào
không được điều chỉnh hoặc được điều chỉnh khá chậm chạp so với tình hình,
ngay cả khi Lào đã gia nhập ASEAN và các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam

cũng là thành viên. Các tư liệu có được nói về động thái chính sách của Việt Nam
sau khi Lào tham gia ASEAN, APEC, hay ASEM là giúp Lào tổ chức các hội
nghị, các cuộc thi tay nghề, và phối hợp ủng hộ nhau tại các diễn đàn đa phương.
2.2.3. Các nghiên cứu về chính sách của Lào đối với Việt Nam
Tác giả Martin Stuart-Fox trong bài “Lào và sự liên kết với Việt Nam”
(Laos: The Vietnamese Connection) Tạp chí Southeast Asia Affairs, ISEAS –
Yusof Ishak Institute, 1980, đã phân tích lợi ích của hai bên trong quan hệ Việt Lào, cho rằng mối quan hệ này có lợi cho chính quyền ở Lào, nhưng cũng rất
quan trọng với Việt Nam do có đường biên giới dài và dễ tổn thương cần được
bảo vệ bởi chính quyền có quan hệ hữu nghị với Việt Nam ở Lào. Về tương tác
giữa trục quan hệ Lào-Trung, Việt-Lào và tác động đến chính sách của Việt
Nam, tác giả cho rằng ngày càng có nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng NDCM Lào
kể cả ủy viên Bộ Chính trị nhìn nhận Lào có lợi ích lớn với Trung Quốc, do đó


×