Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chính sách của việt nam đối với lào giai đoạn 2011 2020 tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia dân tộc TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.24 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

PHAN CHÍ THÀNH

CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI LÀO
GIAI ĐOẠN 2011-2020: TIẾP CẬN TỪ GĨC ĐỘ LỢI ÍCH
QUỐC GIA - DÂN TỘC

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 9310206

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại Học viện Ngoại giao

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. NGUYỄN VŨ TÙNG

Phản biện 1 :

..................................................................................
..................................................................................

Phản biện 2 :


..................................................................................
..................................................................................

Phản biện 3 :

..................................................................................
..................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học
viện họp tại Học viện Ngoại giao
Vào hồi ............. giờ .................ngày.........tháng..............năm............

Có thể tìm luận án tại :
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Ngoại giao


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lào là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại
(CSĐN) của Việt Nam. Trong thập niên 2011-2020, quan hệ Việt
Nam - Lào được củng cố và phát triển, nhưng cũng xuất hiện thách
thức do sự khác biệt về lợi ích. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của các nước
lớn tại Lào gia tăng tác động đến quan hệ giữa hai nước. Việc Việt
Nam và Lào coi lợi ích quốc gia, dân tộc (LIQGDT) là mục tiêu của
chính sách đối ngoại đặt ra một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn.
Về lý thuyết cần có khung phân tích chính sách đối ngoại vừa bảo vệ
lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa phát triển QHĐB. Về thực tiễn, cần xác
định lợi ích cốt lõi hiện nay của Việt Nam trong mối QHĐB với Lào.

Trong thập niên 2011-2020 Việt Nam đã giải quyết vấn đề LIQGDT
trong quan hệ với Lào như thế nào và cần điều chỉnh chính sách gì vì
mục tiêu LIQGDT của Việt Nam.
Việc thực thi CSĐN dựa trên LIQGDT đang là đề tài thu hút sự
chú ý của giới nghiên cứu. Đến nay hầu như chưa có nhiều nghiên
cứu chuyên sâu về chính sách đối ngoại trong QHĐB với Lào từ góc
độ LIQGDT để làm rõ những vấn đề nêu trên. Vì vậy, tác giả đã lựa
chọn đề tài Chính sách của Việt Nam đối với Lào giai đoạn 20112020: Tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia-dân tộc làm đề tài Luận án.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các nghiên cứu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Bộ sách “Lịch sử Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt
Nam 1930-2007” do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2011.
Cuốn sách “Quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào (1930-2017) do Ban
Tuyên giáo Trung ương chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật,
2017. Tác giả Lê Đình Chỉnh (2017) trong các cuốn sách “Quan hệ
đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào giai đoạn 1954-2017” và
“55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào: Nhìn lại và Hướng
tới” NXB Thơng tin và truyền thơng. Bài viết “Triển vọng phát triển
quan hệ đặc biệt Việt-Lào giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030”, của
tác giả Phan Văn Rân trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế do
Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức năm 2017.


2
2.2. Các nghiên cứu về chính sách của Việt Nam với Lào
2.2.1. Các nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ
đổi mới
Cuốn sách "Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý
luận và thực tiễn" do Nguyễn Phú Trọng chủ biên, NXB. Chính trị
Quốc gia, 2006; “Q trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ năm

1986 đến nay” do Học viện Chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh biên soạn, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2009. Cuốn sách
"Lịch sử Bộ Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2010" do Bộ Ngoại giao
biên soạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2011; Bài viết “Về vấn đề đổi
mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam” của tác giả Vũ
Dương Huân, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1(68), tháng 3/2007.
Bài viết “Ðường lối đối ngoại Ðại hội XI và những phát triển quan
trọng trong tư duy đối ngoại của Ðảng ta” của Phó Thủ tướng Phạm
Bình Minh đăng trên báo Nhân Dân ngày 19/5/2011. Cuốn “Thế giới
trong 50 năm qua (1945-1995) và Thế giới trong 25 năm tới (19952020)”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998 và Cuốn Cục diện
thế giới đến 2020, NXB Chính trị Quốc gia, 2010 của tác giả Nguyễn
Cơ Thạch. Cuốn “Bức tranh thế giới đương đại”, NXB Chính trị
quốc gia Sự thật, 2016 của tác giả Vũ Văn Hiền. Cuốn “Chính sách
đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2015)”, Nxb. Thế giới 2016
của tác giả Phạm Quang Minh. Bài viết “Những chuyển biến trên thế
giới và tư duy mới của chúng ta” của tác giả như Nguyễn Cơ Thạch
trong cuốn Chính sách đối ngoại Việt Nam, NXB Thế Giới, Hà Nội,
2007). Bài viết “Ngoại giao Việt Nam sau 20 năm đổi mới” của tác
giả Phan Dỗn Nam đăng Tạp chí Cộng sản, số 14 (760), tháng
7/2006). Bài viết “Bàn thêm về lợi ích quốc gia dân tộc trong hoạt
động đối ngoại của Việt Nam giai đoạn mới” của tác giả Đặng Đình
Quý trong “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm
2020”, do Phạm Bình Minh chủ biên, NXB Chính trị quốc gia Sự
Thật, 2011). Bài viết “Góp phần tìm hiểu đường lối đối ngoại của
Đảng: Sự phát triển trong nhận thức và những vấn đề đặt ra trong
thời gian tới” của Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu quốc tế số 3 (118), 9-2019. Bài viết “Lợi ích quốc
gia dân tộc trong chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi



3
mới” của tác giả Trần Nam Tiến trong Tạp chí Khoa học xã hội
Việt Nam, số 10 (71)-2013. Luận án Tiến sỹ “Q trình phát triển
của chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN trong thời kỳ đổi
mới từ 1986 đến nay” của tác giả Lê Viết Duyên.
2.2.2. Các nghiên cứu về chính sách của Việt Nam với Lào
Các cuốn sách “Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến
2020”, Nxb Chính trị quốc gia năm 2010, “Đường lối Chính sách Đối
ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới”, Nxb Chính trị Quốc gia năm
2011 do Phạm Bình Minh chủ biên. Báo cáo nghiên cứu “Một số giải
pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới” của tác
giả Nguyễn Ngọc Lan trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Viện Hàn lâm
khoa học Việt Nam, 2017. Bài viết “Thành viên ASEAN của Việt Nam:
Cách tiếp cận kiến tạo” của tác giả Nguyễn Vũ Tùng. Cuốn“Chính sách
đối ngoại Đổi mới của Việt Nam (1986 - 2010)” của tác giả Phạm
Quang Minh, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2012. Báo cáo nghiên cứu “Nhìn
lại 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Lào” của tác giả Trương
Duy Hòa trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Viện Hàn lâm khoa
học xã hội Việt Nam, 2017. Bài viết “Vietnam and Rising China: The
Structural Dynamics of Mature Asymetry” của Carl Thayer, in Daljit
Singh, ed. South East Affairs 2010, Singapore, ISAS 2010. Cuốn “China
and Vietnam: The Politics of Asymetry”, Cambridge and New York,
Cambridge University Press, 2006 của Brantly Womack. Cuốn
“Strategy and Evaluation of Vietnam’s China Policy: A Changing
Mixture of Pathway”, Asian Survey, vol46, no.6 (November/December
2006) của Alexander L. Vuving. Bài viết “Vietnamese security in
domestic and regional focus: The political-Economic Nexus” của
William S. Turley trong "Southest Asian Security in the New
Millennium”, M.E. Sharpe Armonk, New York. Báo cáo của Nhóm
chuyên trách về Đối ngoại của Quốc hội Australia “Vietnam’s Foreign

Relations: Dilemma of Change”. Cuốn sách “Changing Worlds:
Vietnam’s Transition from Cold War to Globalization”, New York:
Oxford University Press, 2012 của tác giả David W. P. Elliott (Hoa Kỳ).
Cuốn “Vietnam and the World: Marxist-Leninist Doctrine and the
Changes in International Relations, 1975-93”, Macmillan, London
(1997) của Eero Palmujoki. Cuốn “Vietnam Foreign Policy in


4
Transition” do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore xuất
bản của các tác giả Thayer C. và Amer R. Bài viết “Changing Course:
When Governments Choose to Redirect Foreign Policy”, International
Studies Quarterly, vol. 34, No. 1 (3/1990) của Charles Hermann.
Cuốn “Đối thoại với Lý Quang Diệu” của tác giả Tom Plate, NXb
Trẻ, 2018. Bài viết “Lào và sự liên kết với Việt Nam” (Laos: The
Vietnamese Connection) Tạp chí Southeast Asia Affairs, ISEAS –Yusof
Ishak Institute, 1980 của tác giả Martin Stuart-Fox. Bài viết “How Laos
Tries to Balance Its Powerful Neighbors”, The New York Times,
Sept.06, 2016 của tác giả Mike Ives, New York Times. Luận án tiến sỹ
“Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của Lào tư năm 1986 đến nay”, Học viện Ngoại
giao, Hà Nội, 2017 của tác giả Souphanouvong. Luận án “Quá trình
hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong chính sách
đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay” của tác giả Xayasane. Bài viết
Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào – Việt Nam: Triển vọng, Giải
pháp và Tầm nhìn 2030, trong “55 năm quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp
tác tồn diện Việt Nam – Lào, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2017 của Souksavatd. Bài viết “Same-same but Different: Laos
and Cambodia’s political Embrace of China” của Edgar Pang trong
cuốn Perspective số 66 ngày 5/9/2017 của ISEAS Yusof Ishak Institute,

Singapore. Bài viết “Power and Geopolitics along the Mekong: The
Laos-Vietnam Negotiation on the Xaybury Dam” in Journal of Current
Southeast Asian Affairs, 37, tháng 2/2018.
2.3. Nhận xét các cơng trình nghiên cứu
Các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về đề tài
CSĐN của Việt Nam với đối tác QHĐB là Lào chưa có nhiều. Các
nghiên cứu nếu có thường sử dụng các cách tiếp cận lịch sử, tiếp cận
theo ý thức hệ và lợi ích giai cấp. Việc nghiên cứu chuyên sâu về
chính sách của Việt Nam với Lào nhất là trong giai đoạn 2011-2020,
tiếp cận từ góc độ LIQGDT cịn chưa được nghiên cứu thấu đáo và là
một khoảng trống cần được tập trung nghiên cứu, từ đó cung cấp cơ
sở khoa học và thực tiễn cho việc lựa chọn chính sách trong bối cảnh
và cục diện quốc tế mới.


5
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là làm rõ câu hỏi nghiên cứu là
Việt Nam đã giải quyết lợi ích quốc gia, dân tộc trong mối quan hệ
đặc biệt với Lào trong giai đoạn 2011-2020 như thế nào, từ đó đánh
giá chính sách và kiến nghị chính sách cho giai đoạn tới.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
4.1. Phân tích cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chính sách đối ngoại của
Việt Nam với Lào trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay
4.2. Phân tích thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam
với Lào trong giai đoạn 2011-2020 qua các nghiên cứu trường hợp.
4.3. Đánh giá kết quả triển khai chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020,
triển vọng tình hình trong nước và quốc tế, đánh giá cơ hội và thách thức đối
với quan hệ Việt Nam-Lào hiện nay và khuyến nghị chính sách với Lào giai
đoạn 2021-2030.

5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là chính sách của Việt Nam
với Lào giai đoạn 2011-2020 từ góc độ phân tích lợi ích quốc gia-dân
tộc của Việt Nam trong quan hệ đặc biệt với Lào.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Về lĩnh vực: Luận án nghiên cứu một số lĩnh vực liên quan
đến lợi ích an ninh (quốc phòng, an ninh, đối ngoại), phát triển (kinh
tế) và ảnh hưởng (quan hệ đặc biệt, giáo dục, viện trợ).
b) Phạm vi thời gian từ 2011-2030, theo đó luận án phân tích, đánh
giá CSĐN trong giai đoạn 2011-2020, dự báo và khuyến nghị chính sách
cho giai đoạn 2021-2030.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính dựa trên chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo được sử dụng để giải thích CSĐN với
Lào. Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận lợi ích của một số tác giả
Việt Nam và nước ngoài để phát triển khung phân tích CSĐN trong
QHĐB với Lào từ góc độ LIQGDT.


6
Phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên việc phân loại các lợi
ích an ninh, phát triển, ảnh hưởng và các cấp độ quan trọng về lợi ích từ
cao đến thấp. Để tăng tính khoa học của các lựa chọn chính sách,
Luận án sử dụng một số ma trận, thuật tốn để so sánh lợi ích của
Việt Nam và Lào trong từng vấn đề để đưa ra quyết định chính sách.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) sẽ được áp
dụng để lượng hóa lợi ích, các phương án lựa chọn chính sách, rút ra
các giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm chứng minh các giả
thuyết, từ đó rút ra các kết luận và tiêu chí đánh giá CSĐN.
Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh là rất cần thiết để so
sánh chính sách giai đoạn khác nhau để hiểu rõ sự điều chỉnh chính sách
sau mỗi giai đoạn.
7. Nguồn tài liệu
Tài liệu sử dụng trong luận án gồm các tài liệu gốc, thơng tin chính
thức từ các văn kiện về đường lối quan hệ Việt Nam – Lào, chính sách
đối ngoại của Việt Nam, phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam và
Lào, các tài liệu, cơng trình khoa học đã được cơng bố.
8. Những đóng góp của Luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa
LIQGDT và QHĐB trong CSĐN. Tác giả đã bước đầu xây dựng và áp
dụng phương pháp tiếp cận LIQGDT để phân tích CSĐN trong
QHĐB, gồm 2 khung phân tích định lượng và định tính để chẩn đốn
và chứng minh giả thuyết nghiên cứu.
- Về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ kết quả và hạn chế cơ bản
của chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020, phân tích sự đánh đổi
lợi ích với Lào, từ đó rút ra rằng cách tiếp cận LIQGDT trong QHĐB
là rất hiệu quả để phân tích CSĐN với Lào và nhận diện QHĐB Việt
Nam-Lào trong bối cảnh quốc tế mới.
- Gợi ý các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam lối tư duy
mới về Lào và tính chất mới của QHĐB Việt Nam-Lào trong bối
cảnh hiện nay; gợi ý chính sách để xử lý các vấn đề mới.
- Đóng góp cho kho tư liệu phục vụ cơng tác nghiên cứu và
giảng dạy về chính sách đối ngoại và QHĐB nói chung.


7
9. Bố cục của Luận án

Phần Mở đầu bao gồm: lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu
vấn đề, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu, nguồn tài liệu, đóng góp của luận án...
Chương 1 “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách của Việt
Nam với Lào giai đoạn 2011-2020” làm rõ mối quan hệ giữa ba yếu
tố: LIQGDT, QHĐB và CSĐN; mơ hình phân tích chính sách đối
ngoại vì LIQGDT trong QHĐB. Cơ sở thực tiễn của chính sách với
Lào là bối cảnh thế giới và khu vực, tình hình trong nước.
Chương 2 “Phân tích chính sách của Việt Nam với Lào giai
đoạn 2011-2020” gồm 3 trường hợp nghiên cứu (case study) để chẩn
đoán giả thuyết nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết qua q
trình triển khai chính sách với Lào, rút ra các tiêu chí để đánh giá
chính sách với Lào từ góc độ LIQGDT.
Chương 3 “Đánh giá và kiến nghị chính sách” đánh giá kết quả
và hạn chế cơ bản trong chính sách với Lào; đánh giá tình hình trong
nước và quốc tế, nhận diện cơ hội và thách thức của quan hệ Việt
Nam-Lào; khuyến nghị chính sách với Lào trong giai đoạn 2021-2-30
từ góc độ LIQGDT.
Kết luận.

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH CỦA
VIỆT NAM VỚI LÀO GIAI ĐOẠN 2011-2020
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Lợi ích quốc gia-dân tộc, quan hệ đặc biệt và chính sách đối
ngoại
a) Khái niệm
(i) Lợi ích quốc gia-dân tộc. Luận án đưa ra các khái niệm của
chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa
Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh về LIQGDT. Các chủ nghĩa đều đề cao

lợi ích an ninh, lợi ích phát triển và lợi ích ảnh hưởng với những khái
niệm và biểu hiện khác nhau.


8
(ii) Chính sách đối ngoại. Tùy theo các trường phái khác nhau,
CSĐN có nhiều cách giải thích. Nhưng nhìn chung các lý thuyết đều
thống nhất đó là CSĐN là chính sách của quốc gia để bảo vệ
LIQGDT trong quan hệ quốc tế.
(iii) Quan hệ đặc biệt. Trên thế giới có hơn 50 mối quan hệ quốc
tế gọi là QHĐB là các mối quan hệ có cùng bản sắc chung và lợi ích
chiến lược chung. QHĐB có nhiều định nghĩa khác nhau giữa các
trường phái, nhưng thống nhất ở chỗ QHĐB được hình thành khi hội
tụ đủ điều kiện cần (các yếu tố lịch sử quan hệ lâu đời tốt đẹp, tương
đồng văn hóa, tư tưởng, lịng tin, đồn kết đặc biệt, sự phụ thuộc lẫn
nhau về an ninh, kinh tế... và điều kiện đủ (lợi ích chiến lược chung).
b) Mối quan hệ giữa ba yếu tố:“lợi ích quốc gia-dân tộc”,
“chính sách đối ngoại” và “quan hệ đặc biệt”
LIQGDT là nội hàm chính của CSĐN. LIQGDT và QHĐB tạo
thành hai trụ cột quan trọng trong CSĐN giữa các nước có QHĐB.
CSĐN phát huy tối đa sự tương đồng về các yếu tố lợi ích, đồng thời
phát huy các yếu tố bản sắc QHĐB. Các yếu tố bản sắc là điều kiện
cần, cịn các yếu tố lợi ích là điều kiện đủ của chính sách vì quan hệ đặc
biệt. QHĐB vừa là mục tiêu vừa là điểm xuất phát của chính sách.
1.1.2. Cách tiếp cận CSĐN từ góc độ LIQGDT
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại từ góc độ LIQGDT lấy
LIQGDT làm mục tiêu và tiêu chí đánh giá hiệu quả của chính sách.
Các thành tố của cách tiếp cận này là xác định tương quan lợi ích cao
hay thấp để lựa chọn chính sách phù hợp. Lợi ích được chia ra thành
3 loại lợi ích an ninh, lợi ích phát triển và lợi ích vị thế. Đối với mỗi

vấn đề 3 loại lợi ích này có các cấp độ quan trọng khác nhau. Để
phục vụ mục đích phân tích, tác giả chia ra 4 cấp độ sống còn, rất
quan trọng, quan trọng và bình thường.
1.1.3. Một số mơ hình phân tích chính sách đối ngoại tiếp cận lợi
ích quốc gia-dân tộc
Phần này giải thích các mơ hình phân tích chính sách theo cách
tiếp cận về lợi ích quốc gia ở mức độ khác nhau của các tác giả trong
và ngoài nước. Các mơ hình đều coi hai yếu tố mơi trường quốc tế và
môi trường trong nước là nguồn chủ yếu tạo ra sự cần thiết phải điều


9
chỉnh chính sách, là nội hàm chính của giai đoạn hình thành chính
sách. Tác giả tổng hợp các mơ hình của các tác giả Hermann, Dương
Văn Quảng và Nguyễn Thị Thìn, Nguyễn Vũ Tùng, Nuechterlein.
1.1.4. Khung phân tích chính sách trong quan hệ đặc biệt
1.1.4.1. Khung phân tích định tính
Khung phân tích định tính kế thừa, phát triển các khung phân
tích CSĐN của các tác giả trong và ngồi nước, có bổ sung phù hợp
với mục tiêu phân tích CSĐN trong QHĐB với quốc gia khác (xem
hình 1.7 của Luận án)
1.1.4.2. Khung phân tích định lượng
Khung phân tích định lượng dựa trên các yếu tố: 1 vấn đề, 2
quốc gia, 3 lợi ích (an ninh, phát triển, ảnh hưởng) và 4 cấp độ (sống
còn, rất quan trọng, quan trọng và bình thường) gọi tắt là Mơ hình 12-3-4 (xem hình 1.8 của Luận án).
Bất cứ một vấn đề nào cũng liên quan đến lợi ích an ninh, phát
triển và vị thế nhưng ở mức độ khác nhau. Lợi ích ở cấp độ quan
trọng được tính 4 điểm, rất quan trọng 3 điểm, quan trọng 2 điểm và
bình thường là 1 điểm.
1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Yếu tố lịch sử trong chính sách của Việt Nam với Lào
Yếu tố lịch sử đã làm nên liên minh chiến đấu Việt-Lào, QHĐB
giữa hai nước, sự tương đồng về tư tưởng, sự đoàn kết, tin cậy giữa
lãnh đạo và nhân dân hai nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, yếu tố
lịch sử chắc chắn sẽ chi phối các quyết sách về đối ngoại với Lào,
theo hướng đề cao và ưu tiên mối QHĐB.
1.2.2. Bối cảnh quốc tế giai đoạn 2011-2020 tác động đến chính
sách của Việt Nam với Lào
1.2.2.1. Các yếu tố quốc tế và khu vực: Phần này phân tích 8 yếu tố
tác động đến chính sách với Lào: (i) cục diện châu Á-Thái bình
dương (ii) tranh chấp Biển Đơng (iii) Tiểu vùng Mê Công (iv)
ASEAN, (v) quan hệ Lào-Trung, (vi) quan hệ Lào-Mỹ; (vii) quan hệ
Việt-trung; (viii) quan hệ Lào-Việt Nam.
1.2.2.2. Phân tích tác động của các yếu tố bên ngồi đối với chính sách
của Việt Nam với Lào
Tám yếu tố trên đây trực tiếp tác động đến chính sách của Việt
Nam với Lào, trên hai mặt thuận và nghịch. Các yếu tố như ASEAN,


10
chính sách của Mỹ tại Biển Đơng và Tiểu vùng Mê Công, tập hợp lực
lượng tại khu vực CATBD phản đối các yêu sách phi lý của Trung
Quốc tại Biển Đơng có tác động tích cực hơn là tiêu cực đến lợi ích
của Việt Nam. Yếu tố Trung Quốc vừa có tác động tích cực, vừa có
tác động tiêu cực đến chính sách của Việt Nam với Lào. Do tầm quan
trọng của nó, yếu tố Trung Quốc được phân tích để làm rõ tác động
bên ngồi đến chính sách của Việt Nam với Lào ở cả 3 cấp độ: quốc
gia, khu vực, quốc tế.
1.2.3. Tình hình trong nƣớc tác động đến chính sách với Lào giai
đoạn 2011-2020

1.2.3.1. Tình hình chung:
Những thành tựu, kinh nghiệm của 25 năm đổi mới (1986 2011) đã tạo ra thế và lực mới cho CSĐN của Việt Nam. Mặc dù,
thuận lợi là cơ bản, nhưng chính sách củng cố mối QHĐB với Lào
gặp thách thức nhất định trong bối cảnh quốc tế hiện nay.
1.2.3.2. Nhận thức về lợi ích của Việt Nam trong quan hệ với Lào
Đảng Cộng sản Việt Nam có lợi ích chiến lược trong QHĐB với
Lào, ln coi đó là quy luật tồn tại và phát triển của cách mạng mỗi
nước. Do đó, củng cố và phát triển QHĐB với Lào là ưu tiên hàng
đầu trong CSĐN của Đảng. Các cơ quan nhà nước, các địa phương
triển khai chủ trương của Đảng, có lợi ích về ổn định chính trị, an
ninh, phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với Lào. Các tổ chức
chính trị xã hội có ảnh hưởng đến CSĐN của Việt Nam ủng hộ phát
triển QHĐB với Lào. Lào còn là thị trường đầy tiềm năng cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, có 6 yếu tố có thể thách thức lợi ích của Việt Nam,
như ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào, các đập thủy điện trên dịng
chính sơng Mê Cơng, chính sách của Lào trong vấn đề Biển Đông;
hiệu quả hợp tác kinh tế, giáo dục, viện trợ với Lào.
Tiểu kết
Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý thuyết là Khung phân tích CSĐN
trong QHĐB với Lào, tiếp cận từ LIQGDT, gồm 2 phần định lượng
(chẩn đoán giả thuyết nghiên cứu) và định tính (chứng minh giả
thuyết nghiên cứu). Cơ sở thực tiễn của chính sách với Lào gồm yếu
tố lịch sử, tình hình quốc tế, trong nước và chính sách của Lào với
Việt Nam, rút ra rằng LIQGDT là yếu tố chi phối chính sách với Lào.


11
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VỚI LÀO

GIAI ĐOẠN 2011-2020
2.1. Phân tích định lƣợng chính sách với Lào (2011-2020)
2.1.1. Nghiên cứu trường hợp “Vấn đề Biển Đông trong năm Chủ
tịch ASEAN của Lào”
Mơ hình phân tích định tính cho thấy lợi ích tổng thể của Việt
Nam ở mức cao, trong đó lợi ích an ninh ở mức độ sống cịn. Điều đó
có nghĩa Việt Nam phải bảo vệ đến cùng LIQGDT, không nhân
nhượng trong vấn đề Biển Đông. Tại các cuộc tiếp xúc của lãnh đạo
cấp cao giữa hai nước, Việt Nam cho rằng ASEAN nên cùng thể hiện
quan điểm về vấn đề Biển Đông. Vấn đề Biển Đơng ln nằm trong
chương trình nghị sự của ASEAN, cần giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Lợi ích của Lào trong vấn đề Biển Đông ở mức thấp. Trên tinh
thần quan hệ đặc biệt và tương quan lợi ích, về nguyên tắc Lào có thể
nhân nhượng, ủng hộ lợi ích của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông,
nhưng trên thực tế Lào giữ lập trường trung lập không đứng về bên nào
trong tranh chấp Biển Đơng. Lào muốn hồn thành vai trị Chủ tịch
ASEAN, khơng ảnh hưởng đến quan hệ giữa Lào với Việt Nam và
Trung Quốc. Quan điểm của Lào là tranh chấp về lợi ích và quyền lãnh
thổ, tự do hàng hải phải được giải quyết thông qua đối thoại giữa các
bên trực tiếp liên quan. Lào sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc
đối thoại. Phi-li-pin thúc đẩy các nước ASEAN ra tuyên bố chung về
phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế PCA, nhưng Lào khơng đồng
ý đưa vào chương trình nghị sự của ASEAN.
Chính sách của Việt Nam đã thành công trong việc đánh giá đúng
lợi ích của Lào trong vấn đề Biển Đơng, không phê phán quan điểm
trung lập của Lào. Việt Nam né tránh đối đầu với Trung Quốc trong
quan hệ với Lào. Việt Nam thành công trong việc sử dụng công cụ
ASEAN để đạt được mục tiêu đạt đồng thuận ASEAN về Biển Đơng.
Tuy nhiên, chính sách của Việt Nam có hạn chế trong việc giải quyết

vấn đề Biển Đông trên tinh thần QHĐB. Trường hợp Biển Đông đã cho
thấy Lào có xu hướng khơng đối đầu Trung Quốc trong các tranh chấp


12
lợi ích với các nước liên quan. Yếu tố Trung Quốc là nguyên chính dẫn
đến sự khác nhau về lợi ích giữa Việt Nam và Lào trong giải quyết vấn
đề Biển Đông. Kết quả nghiên cứu đặt ra giả thuyết nghiên cứu chính
sách của Việt Nam với Lào giai đoạn 2011-2020 đã xuất hiện sự lựa
chọn giữa LIQGDT và QHĐB, nhưng trong một số trường hợp yếu tố
QHĐB vẫn có tác động lớn trong sự lựa chọn chính sách của Việt Nam.
2.1.2. Nghiên cứu trường hợp “Dự án thủy điện Xayabury”
Phân tích định tính cho kết quả lợi ích tổng thể của Việt Nam
thấp hơn lợi ích tổng thể của Lào trong vấn đề xây dựng đập thủy
điện trên dòng chính sơng Mê Cơng. Lào có lợi ích phát triển ở mức
sống cịn do đó Việt Nam đã đánh giá Lào sẽ khơng nhân nhượng lợi
ích phát triển. Đàm phán giải quyết sự khác nhau về lợi ích, Việt
Nam đã đề nghị Lào hoãn quyết định xây dựng Dự án thủy điện
Xayabury tối thiểu 10 năm để tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động
một cách đầy đủ. Tuy nhiên, phía Lào ln giữ quan điểm cứng rắn.
Trên cơ sở cân nhắc QHĐB giữa hai nước, sau khi Lào điều chỉnh thiết
kế và có đánh giá tác động, Việt Nam đã đồng thuận với Lào xây dựng
đập thủy điện Xayabury, nhưng chịu một số thiệt hại nhất định.
Chính sách của Việt Nam tổng thể đã tuân thủ nguyên tắc hài
hòa LIQGDT và QHĐB, đã nhân nhượng lợi ích phát triển mang tính
sống cịn của Lào. Qua đó làm cho vấn đề khác nhau về lợi ích khơng
ảnh hưởng đến QHĐB giữa hai nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu
chính sách của Việt Nam có một số hạn chế: (i) chưa đánh giá đúng
lợi ích của Lào, nhất là lợi ích phát triển có tính sống cịn của bạn;
(ii) trong triển khai chính sách chưa xử lý hài hịa lợi ích của hai bên

với mối quan hệ đặc biệt, gây ra căng thẳng trong quan hệ hai bên về
vấn đề này; (iii) việc đề xuất trì hỗn 10 năm chưa phù hợp với tương
quan lợi ích của hai bên. Kết quả nghiên cứu đặt ra giả thuyết nghiên
cứu thứ 2 rằng trong giai đoạn 2011-2020 đã xuất hiện sự lựa chọn
giữa LIQGDT và QHĐB, nhưng trong một số trường hợp yếu tố
QHĐB vẫn ảnh hưởng lớn đến quyết định của Việt Nam.
2.1.3. Nghiên cứu trường hợp “Chỉ thị 33 của Thủ tướng Chính
phủ về nâng cao chất lượng đào tạo cho Lào”
Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho Lào được coi là nhiệm vụ
chính trị hàng đầu, góp phần xây dựng QHĐB và hợp tác toàn diện


13
giữa hai đảng, hai nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo lưu học sinh
Lào trong thời gian qua chưa được cải thiện địi hỏi Việt Nam phải có biện
pháp chấn chỉnh về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào.
Việc lượng hóa lợi ích của Việt Nam và Lào trong hợp tác giáo dục
cho kết quả hai bên đều có lợi ích tổng thể như nhau. Nghĩa là Việt Nam
cũng có lợi ích trong việc đào tạo cho Lào. Do đó, việc chấn chỉnh chất
lượng đào tạo cho Lào liên quan trực tiếp đến LIQGDT của Việt Nam.
Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức đó cịn chưa chuyển thành hành động.
Chỉ thị 33 là một cơng cụ chính sách kịp thời để giải quyết các
vướng mắc về chất lượng đào tạo.Nghiên cứu cho thấy giáo dục đào
tạo là một công cụ CSĐN quan trọng trong quan hệ với Lào. Việt Nam
đã đánh giá đúng lợi ích của hai bên, thể hiện tầm nhìn dài hạn đối với
mối quan hệ giữa CSĐN và hợp tác giáo dục, bao quát cả lợi ích an
ninh, phát triển và vị thế, trong đó việc bảo đảm phát triển QHĐB,
nâng cao vị thế-ảnh hưởng là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất.
Hạn chế trong chính sách của Việt Nam là nhận thức về
LIQGDT trong hợp tác giáo dục và đào tạo với Lào chưa theo kịp với

diễn biến tình hình. Sự phối hợp giữa CSĐN và hợp tác giáo dục đào
tạo còn nhiều bất cập. Việc triển khai Chỉ thị diễn ra chậm, nhiều hạn
chế yếu kém chưa được khắc phục, dẫn đến tiêu hao nhiều nguồn lực
nhưng hiệu quả chính sách khơng cao. Nghiên cứu đặt ra giả thuyết
thứ 3: CSĐN của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 phải giải
quyết mục tiêu cân bằng ảnh hưởng và vị thế trong một số lĩnh vực bị
giảm sút tại Lào, dẫn đến lãng phí nguồn lực, nhưng QHĐB tiếp tục
là yếu tố hạn chế sự điều chỉnh chính sách.
2.2. Nghiên cứu định tính chính sách với Lào (2011-2020)
2.2.1. Sự kế thừa chính sách của Việt Nam giai đoạn 1986-2010
Giai đoạn 2011-2020 những LIQGDT cơ bản của Việt Nam vẫn
không thay đổi so với giai đoạn trước. CSĐN kế thừa định hướng,
mục tiêu, biện pháp chính của chính sách phát triển QHĐB. Định
hướng chính sách là vừa phát triển QHĐB, vừa hợp tác theo thông lệ
quốc tế, vừa giúp Lào hội nhập khu vực. Mục tiêu LIQGDT cơ bản
đã được thực hiện. Các biện pháp chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc
phịng, kinh tế, văn hóa... tiếp tục được duy trì.


14
2.2.2 Phân tích nội dung chính sách của Việt Nam với Lào giai
đoạn 2011-2020
2.2.2.1. Định hướng chính sách
Đại hội XI và Đại hội XII của Đảng khẳng định bảo đảm tối cao
LIQGDT, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình
đẳng, cùng có lợi. Các yếu tố quốc tế và khu vực và sự chuyển hướng
này tác động đến chính sách với Lào. Hợp tác giữa Việt Nam và Lào
lại gặp một số khó khăn nhất định. Lào khơng cịn xác định chủ yếu
dựa vào Việt Nam để phát triển như các giai đoạn trước. Từ giai đoạn
này, CCSĐN của Việt Nam với Lào vừa tiếp tục các định hướng cơ

bản đã có, vừa có sự điều chỉnh theo hướng kết hợp tính chất đặc biệt
với thơng lệ quốc tế, có ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau và được đặt
trong tổng thể quan hệ với các nước trong khu vực.
2.2.2.2. Mục tiêu chính sách
Về mục tiêu an ninh, khi ảnh hưởng của các nước lớn tại Lào
tăng lên tạo thách thức an ninh ở sườn phía tây Việt Nam, việc đề ra
CSĐN và đầu tư hợp lý để giữ quan hệ với Lào, bảo đảm an ninh
biên giới nhưng không tiêu hao nguồn lực quá lớn là vấn đề rất hệ
trọng. Hợp tác quốc phòng, an ninh ngày càng giữ vai trò trụ cột
trong quan hệ giữa hai nước. Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam chủ
trương tăng cường tham vấn song phương với Lào và phối hợp chính
sách trong khn khổ ASEAN.
Về mục tiêu phát triển, chính sách của Đảng chủ trương đẩy
mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở bình đẳng và cùng
có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt NamLào với thơng lệ quốc tế, có ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau. Việt
Nam chủ trương cùng Lào đẩy mạnh hợp tác trong khuôn khổ các cơ
chế hợp tác tiểu vùng Mê Cơng.
Về mục tiêu ảnh hưởng, việc duy trì và củng cố vị thế của Việt
Nam tại khu vực Đơng Nam Á nói chung và tại Lào nói riêng gắn với
lợi ích chiến lược của Việt Nam. Việt Nam coi việc củng cố quan hệ
đặc biệt phù hợp lợi ích sống cịn của hai nước; khơng ngừng nâng
cao chất lượng và hiệu quả hợp tác; chú trọng tạo bản sắc, dấu ấn của
Việt Nam trong hợp tác với Lào, qua đó tăng cường vị.


15
2.2.3. Biện pháp triển khai chính sách
2.2.3.1. Biện pháp chính trị, ngoại giao
Việt Nam tiếp cận song phương, vừa tiếp cận đa phương trong
quan hệ chính trị ngoại giao với Lào, đặt chính sách với Lào trong

tổng thể chính sách với các nước lớn, khu vực châu Á và ASEAN.
Tôn trọng lợi ích của Lào và bảo vệ LIQGDT trên cơ sở hài hịa lợi
ích chung, coi QHĐB vừa là mục tiêu vừa là nguồn tạo nên CSĐN.
2.2.3.2. Các biện pháp triển khai trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Nhiều biện pháp hợp tác, cơ chế phối hợp được tăng cường giữa
hai Bộ Ngoại giao, hai Bộ Quốc phòng, hai Bộ Cơng an hai nước như:
hồn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mộc quốc giới; ký
Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới Việt Nam – Lào
và Hiệp định về quy chế quản lý biên giới và cửa khẩu biên giới đất
liền Việt Nam-Lào; hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống,
ứng phó với tội phạm xuyên biên giới, gian lận thương mại…
2.2.3.3. Các biện pháp triển khai trong lĩnh vực hợp tác kinh tế
Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá QHĐB giữa hai nước.
Tăng cường khai thác lợi thế về vị trí địa lý để đẩy mạnh kết nối kinh
tế, nhất là kết nối về thể chế kinh tế, hạ tầng giao thông, năng lượng,
viễn thông, du lịch và triển khai hiệu quả các dự án kết nối quan trọng.
Kết nối ngân hàng-tài chính, viễn thơng, năng lượng, chế biến nông
sản thực phẩm, truyền thông, du lịch. Thúc đẩy kết nối thương mại,
phát triển thương mại biên giới, chấn chỉnh, nâng cao hiệu quả hợp tác
đầu tư. Tăng cường các dự án viện trợ cho Lào.
2.2.3.4. Các biện pháp phối hợp chính sách tại các diễn đàn đa phương và
khu vực
Hai nước phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau trong ASEAN, trên các diễn
đàn đa phương như: Tiểu vùng Mê Công mở rộng, MRC, Mê CôngNhật Bản, ACMECS, CLMV, Việt Nam-Lào-Campuchia...tranh thủ
nguồn vốn, công nghệ của các nước thành viên và các đối tác lớn để
phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.


16
Tiểu kết

Kết quả quan trọng nhất của Chương 2 là chứng minh được 3 giả
thuyết nghiên cứu, từ đó hình thành 3 kết luận quan trọng:
(i) Chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020 được quyết định bởi
LIQGDT, gồm một là, phát triển QHĐB ở những lĩnh vực hai bên có
chung lợi ích chiến lược; hai là, phát triển quan hệ đối tác theo thông lệ
quốc tế ở những lĩnh vực cạnh tranh lẫn nhau hoặc có lợi ích khác nhau.
(ii) Chính sách với Lào trong giai đoạn 2011-2020 đã phát huy điểm
đồng, thu hẹp điểm khác biệt, xử lý linh hoạt khi rơi vào tình huống phải
lựa chọn giữa LIQGDT và QHĐB, nhưng yếu tố QHĐB vẫn có tác
động lớn đến quyết định của Việt Nam.
(iii) Chính sách của Việt Nam với Lào trong giai đoạn 2011-2020 đã
sử dụng nhiều nguồn lực để củng cố thế và lực của Việt Nam tại Lào, kể
cả trong những lĩnh vực Việt Nam khơng có lợi thế so sánh, nhưng
QHĐB là yếu tố hạn chế sự điều chỉnh chính sách.
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Ba kết luận của Chương 2 là cơ sở hình thành 3 tiêu chí đánh giá hiệu
quả của chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020, như sau:
Tiêu chí 1. CSĐN với Lào phải phân biệt rõ lĩnh vực nào hợp tác
theo tính chất QHĐB, lĩnh vực nào hợp tác theo thơng lệ quốc tế vì
LIQGDT; khơng được gắn QHĐB vào những lĩnh vực hợp tác theo thông
lệ quốc tế, hoặc ngược lại.
Tiêu chí 2. Phải xử lý hài hòa giữa hai yếu tố LIQGDT và QHĐB
để bảo đảm tốt nhất lợi ích chiến lược của Việt Nam; lựa chọn chính sách
một cách hợp lý, khơng vì QHĐB mà hy sinh LIQGDT, nhưng cũng
khơng vì lợi ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến mục tiêu QHĐB.
Tiêu chí 3. Hợp tác với Lào trên cơ sở hai bên cùng có lợi, có ưu
tiên, ưu đãi cho Lào ở những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, nhưng
khơng được tiêu hao nhiều nguồn lực để tranh giành ảnh hưởng ở những
lĩnh vực mà Việt Nam khơng có lợi thế so sánh.



17
3.1. Đánh giá chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020
3.1.1. Tiêu chí 1.
CSĐN với Lào phải phân biệt rõ lĩnh vực nào hợp tác theo tính
chất QHĐB, lĩnh vực nào hợp tác theo thơng lệ quốc tế vì LIQGDT;
khơng được gắn QHĐB vào những lĩnh vực hợp tác theo thông lệ quốc tế,
hoặc ngược lại.
3.1.1.1. Kết quả
CSĐN của Việt Nam đã phát triển thành công quan hệ Việt NamLào theo hai trụ cột là QHĐB và quan hệ đối tác theo thông lệ quốc tế
dựa trên LIQGDT.Việt Nam đã triển khai QHĐB trên một số lĩnh vực
có chung lợi ích chiến lược (quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước, giữa
các địa phương, tổ chức chính trị xã hội, giữa lãnh đạo hai nước). Chính
sách phát triển quan hệ với Lào trong các tổ chức khu vực, đa phương
được triển khai theo thông lệ quốc tế và quy định của các tổ chức này.
3.1.1.1. Hạn chế
Theo tiêu chí 1, CSĐN của Việt Nam chưa phản ứng kịp với sự phát
triển nhanh chóng của QHĐB Việt Nam-Lào, diễn biến tình hình thế giới;
chưa có đối sách phù hợp với ảnh hưởng của yếu tố nước lớn đối với quan
hệ Việt Nam-Lào; việc sử dụng công cụ MRC chưa thực sự hiệu quả.
3.1.2. Tiêu chí 2.
Phải xử lý hài hịa giữa hai yếu tố LIQGDT và QHĐB để bảo đảm
tốt nhất lợi ích chiến lược của Việt Nam; lựa chọn chính sách một cách
hợp lý, khơng vì QHĐB mà hy sinh LIQGDT, nhưng cũng khơng vì lợi
ích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến mục tiêu QHĐB.
3.1.2.1. Kết quả
Trong giai đoạn 2011-2020, chính sách của Việt Nam với Lào
đã xử lý hài hịa LIQGDT và QHĐB trong trường hợp có sự khác
nhau về lợi ích. Việt Nam đã có sự lựa chọn khó khăn nhưng đúng

đắn khi xử lý sự khác biệt về lợi ích, theo hướng xác định tương quan
lợi ích nghiêng về bên nào thì bên đó được nhượng bộ, theo tinh thần
QHĐB (Trường hợp thủy điện Xayabury). Trong trường hợp khơng
áp dụng QHĐB thì nhất qn bảo vệ đến cùng lợi ích sống cịn của
mình (Trường hợp Biển Đơng), nhưng với phương pháp linh hoạt.


18
3.1.2.2. Hạn chế
Tuy nhiên, chính sách theo tiêu chí 2 có một số hạn chế như lựa
chọn chính sách khơng tương xứng với lợi ích của hai bên; hạn chế
trong sử dụng địn bẩy kinh tế với Lào.
3.1.3. Tiêu chí 3.
Hợp tác với Lào trên cơ sở hai bên cùng có lợi, có ưu tiên, ưu đãi cho
Lào ở những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, nhưng khơng được tiêu hao
nhiều nguồn lực để tranh giành ảnh hưởng ở những lĩnh vực mà Việt Nam
khơng có lợi thế so sánh so với các đối tác thứ ba.
3.1.3.1. Kết quả
Hợp tác toàn diện với Lào trên cơ sở hai bên cùng có lợi, có ưu
tiên, ưu đãi cho Lào ở những lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh đã đem
lại hiệu quả nhất định trong việc củng cố QHĐB giữa hai nước.
3.1.3.2. Hạn chế
Các cơng cụ chính sách chưa phát huy hết hiệu quả như đòn bẩy
kinh tế, viện trợ, hợp tác giáo dục. Hiệu quả hợp tác của Việt Nam trong
một số lĩnh vực còn thấp; tiêu hao nhiều nguồn lực trong việc củng cố vị
thế và ảnh hưởng tại Lào.
Nguyên nhân của các hạn chế trên là chính sách của cả hai nước vẫn
bị tác động bởi yếu tố QHĐB, trong đó có yếu tố nhân nhượng một chiều.
3.2. Triển vọng tình hình trong nước và quốc tế giai đoạn 2021-2030
3.2.1. Tình hình trong nước

Kịch bản 1. Việt Nam sẽ tiếp tục CSĐN của giai đoạn 20112020, có một số điều chỉnh biện pháp để phù hợp với tình hình thực
tế, nhưng khơng điều chỉnh định hướng và mục tiêu.
Kịch bản 2.
Quan hệ giữa Lào và Việt Nam tuy về hình thức vẫn được gọi là
QHĐB, nhưng trên thực tế trở thành quan hệ giống như đối tác chiến
lược. Trong trường hợp này, Việt Nam sẽ điều chỉnh cả định hướng,
mục tiêu và biện pháp trong chính sách với Lào.
3.2.2. Tình hình thế giới và khu vực
Cạnh tranh Trung-Mỹ tiếp tục tác động đến Việt Nam và chính
sách của Việt Nam tại Lào và tình hình Lào theo 2 kịch bản:


19
Kịch bản 1. Tập hợp lực lượng sẽ nghiêng về phía Trung Quốc.
Lào ngày càng phụ thuộc về kinh tế với Trung Quốc và đứng
trung lập trong tranh chấp lợi ích giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Kịch bản 2. Tập hợp lực lượng nghiêng về Mỹ và đồng minh
Các nước ASEAN trong đó có Việt Nam chịu tác động ủng hộ
Mỹ và EU nhất là trong hai vấn đề Biển Đông và Mê Công. Dự báo
Lào sẽ tiếp tục theo đồng thuận ASEAN về Biển Đông.
3.3. Cơ hội và thách thức đối với quan hệ Việt Nam-Lào
Trong trường hợp tình hình trong nước diễn ra theo Kịch bản 1
(duy trì QHĐB) và tình hình quốc tế diễn ra theo Kịch bản 1 (tập hợp
lực lượng nghiêng về phía Trung Quốc) hoặc 2 (tập hợp lực lượng
nghiêng về phía Mỹ) thì chính sách với Lào sẽ vừa có cơ hội vừa có
thách thức. Trong trường hợp tình hình trong nước diễn ra theo Kịch
bản 2 và tình hình quốc tế diễn ra theo kịch bản 1 hoặc 2 thì thách
thức sẽ nhiều hơn cơ hội. Do đó khả năng cao là mỗi kịch bản sẽ diễn
ra vào từng thời điểm khác nhau. Vì vậy, QHĐB Việt Nam-Lào trong
thập niên tới sẽ diễn ra theo cả 4 phương án (cơ hội là chủ yếu, thách

thức là chủ yếu, hoặc cơ hội và thách thức đa xen).
3.3.1. Cơ hội
Về an ninh, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng NDCM Lào sẽ
tiếp tục gắn bó, củng cố chế độ XHCN ở mỗi nước. Hợp tác quốc
phòng, an ninh sẽ tiếp tục là trụ cột hợp tác. Chính sách ngoại giao
của Lào đề cao vai trò của ASEAN tạo ra cơ hội cho Việt Nam sử
dụng diễn đàn ASEAN như một công cụ CSĐN hiệu quả. Về phát
triển, Lào và Việt Nam chia sẻ nhiều lợi ích chung về kinh tế, thương mại,
đầu tư, thúc đẩy kết nối kinh tế hai nước trên các lĩnh vực giao thơng, tài
chính ngân hàng, thương mại, viễn thơng, giáo dục, du lịch... Việt Nam và
Lào sẽ ký thỏa thuận về chiến lược hợp tác hai nước trong giai đoạn 20212030. Về vị thế, QHĐB Việt Nam-Lào là cơ hội để củng cố vị thế
quốc tế của Việt Nam.
3.3.2. Thách thức
Về an ninh, trong thập niên tới vấn đề Biển Đông sẽ diễn biến
phức tạp, tiếp tục thách thức lợi ích chiến lược của Việt Nam.


20
Quan hệ Lào-Trung đặt ra thách thức lớn đối với hợp tác kinh tế
giữa Việt Nam và Lào. Về phát triển, Lào muốn nhanh chóng
thốt khỏi tình trạng kém phát triển và huy động mọi nguồn lực để
đạt được mục tiêu, mặc dù có thể anh hưởng đến lợi ích của các
nước láng giềng. Về vị thế và ảnh hưởng, tập hợp lực lượng của
các nước lớn lôi kéo các nước nhỏ như Lào vào phạm vi ảnh
hưởng của mình tiếp tục là xu thế trong thập niên tới. Việc Việt
Nam duy trì vị thế và ảnh hưởng tại Lào sẽ là một thách thức
khách quan. Về chủ quan, tình trạng các dự án đầu tư và viện trợ
triển khai chậm, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Lào chậm
cải thiện làm ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Việt Nam.
3.4. Kiến nghị:

3.4.1. Về định hướng
3.4.1.1. Nhất quán lấy LIQGDT làm cơ sở, mục tiêu để hoạch định chính
sách với Lào; QHĐB đóng vai trị cơng cụ quan trọng để đạt LIQGDT,
chấp nhận nhân nhượng lợi ích khơng mang tính sống cịn và có cơ
chế xử lý khác khác biệt về lợi ích.
3.4.1.2. Mở rộng những lĩnh vực hai nước có lợi ích chiến lược chung để
phát triển QHĐB một cách thực chất, bền vững.
3.4.1.3. Làm sâu sắc hơn các yếu tố bản sắc chung giữa hai nước để củng
cố nền tảng QHĐB trong điều kiện mới.
3.4.1.4. Kết hợp, vận dụng linh hoạt yếu tố QHĐB với yếu tố LIQGDT,
kiên quyết bảo vệ LIQGDT mang tính sống còn của Việt Nam.
3.4.1.5. Phát huy lợi thế so sánh để nâng cao vị thế của Việt Nam tại Lào,
không cạnh tranh ảnh hưởng bằng mọi giá, dẫn đến tiêu hao nguồn lực.
3.4.1.6. Phát triển QHĐB với các đối tác khác, khi hội tụ đủ điều kiện về
các yếu tố bản sắc và lợi ích chiến lược trước mối đe dọa chung.
3.4.2. Về mục tiêu
3.4.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu tổng quát trong chính sách trong giai đoạn 2021-2020
với Lào là tiếp tục đổi mới, phát triển mối QHĐB trong điều kiện mới.


21
3.4.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu an ninh: phát triển QHĐB với Lào về quốc phòng,
an ninh, bảo đảm mơi trường hịa bình, ổn định, xây dựng đường biên
giới hữu nghị và hợp tác. Bảo đảm an ninh chính trị tại Lào, vùng
đệm, tấm lá chắn an ninh đối với Việt Nam. Ngăn chặn nguy cơ từ
sớm, từ xa hòng biến Lào thành bàn đạp đe dọa an ninh quốc gia của
Việt Nam, hoặc thu hẹp không gian vùng đệm an ninh.
b) Mục tiêu phát triển: hợp tác toàn diện, phát huy lợi thế so

sánh, sự bổ sung lẫn nhau về vị trí địa lý, nguồn lực, tài nguyên giữa
hai nước để phục vụ sự phát triển. Tăng cường hiệu quả đầu tư tại
Lào; tiếp tục đẩy mạnh kết nối kinh tế, nâng cao hiệu quả hợp tác
kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa, khoa học và cơng nghệ.
c) Mục tiêu vị thế và ảnh hưởng: giữ gìn và củng cố QHĐB
trên tất cả các lĩnh vực, nâng cao vị thế, ảnh hưởng tại Lào; tiếp tục là
đối tác quan trọng nhất về chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng,
giáo dục và đào tạo, đối tác lớn thứ ba về thương mại và đầu tư.
Ba mục tiêu trên đan xen, gắn chặt với nhau và đều có ý nghĩa
rất quan trọng, tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể cho phép có
sự đánh đổi mục tiêu sao cho bảo đảm lợi ích tổng thể của Việt Nam.
3.4.3. Về biện pháp
(i) Phát huy sự tương đồng về hệ tư tưởng Mác-Lênin, củng cố
QHĐB giữa hai đảng.
(ii) Phát huy các yếu tố bản sắc QHĐB giữa hai nước.
(iii) Kết hợp tính chất QHĐB với thơng lệ quốc tế.
(iv) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng về lợi ích của Việt
Nam và Lào đối với việc củng cố quan hệ hai nước.
(v) Sử dụng đòn bẩy kinh tế một cách hiệu quả hơn.
(vi) Sử dụng công cụ viện trợ hiệu quả hơn.
(vii) Sử dụng công cụ MRC hiệu quả hơn.
(viii) Sử dụng hợp tác giáo dục như một công cụ CSĐN.
(ix) Hoạch định và triển khai các biện pháp lâu dài để cân bằng
ảnh hưởng của các nước lớn tại Lào.


22
(x) Sử dụng tốt cơng cụ ASEAN trong chính sách với Lào, bổ
sung công cụ cho CSĐN.
Tiểu kết

Chương 3 đánh giá hiệu quả chính sách với Lào dựa trên 3 tiêu
chí rút ra từ 3 giả thuyết đã được chứng minh; dự báo tình hình và kết
quả chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020. Đánh giá chính sách đã
nêu những thành cơng cơ bản, đã góp phần củng cố mối QHĐB giữa
hai nước. Quan hệ Việt Nam-Lào vẫn là mối QHĐB, gắn bó vận
mệnh và lợi ích chiến lược. Duy trì QHĐB có lợi cho cả hai quốc gia,
sẽ tạo lợi thế so sánh so với các quốc gia thứ ba. Việt Nam có nhiều
cơ hội để khai thác vị thế địa chiến lược, các yếu tố bản sắc, bảo vệ
LIQGDT. Tuy nhiên, thách thức là không nhỏ, nhất là năng lực cân
bằng ảnh hưởng của các nước lớn tại Lào.
Dự báo tình hình trong nước có 2 kịch bản là Việt Nam sẽ theo
CSĐN với Lào theo hướng QHĐB hoặc sẽ điều chỉnh chính sách
theo hướng ưu tiên LIQGDT. Dự báo tình hình quốc tế có 2 xu
hướng, một là, tập hợp lực lượng nghiêng về phía Mỹ hoặc nghiêng
về Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức của quan hệ Việt Nam-Lào là cơ cở
khuyến nghị chính sách tiếp tục kết hợp tính chất đặc biệt với thơng
lệ quốc tế, có ưu tiên ưu đãi hợp lý cho nhau, nhưng trên cơ sở hài
hịa LIQGDT. QHĐB trở thành cơng cụ để đat được LIQGDT. Mục
tiêu an ninh tiếp tục là mục tiêu chủ đạo, chi phối mục tiêu phát triển
và ảnh hưởng. Khuyến nghị các công cụ như: đối ngoại đảng, đối
ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân; hệ tư tưởng Mác-Lênin, yếu
tố bản sắc QHĐB, lợi ích chung, đòn bẩy kinh tế và viện trợ, giáo
dục, MRC, ASEAN, cân bằng ảnh hưởng của các nước lớn.


23
KẾT LUẬN
Luận án đã hoàn thành mục tiêu đề ra với câu hỏi nghiên cứu:
Việt Nam đã giải quyết lợi ích quốc gia, dân tộc trong mối quan hệ

đặc biệt với Lào trong giai đoạn 2011-2020 như thế nào, từ đó đánh giá
chính sách và kiến nghị điều chỉnh chính sách cho giai đoạn tới.
Chương 1 đã hình thành khung phân tích CSĐN của Việt Nam
trong QHĐB với Lào. Phần phân tích định lượng có thể lượng hóa
được lợi ích, rút ra các giả thuyết nghiên cứu cho Luận án. Phần phân
tích định tính đã chứng minh 3 giả thuyết nghiên cứu và chúng được sử
dụng như 3 tiêu chí đánh giá hiệu quả chính sách với Lào.
Chương 2 chứng minh giải thuyết, đã rút ra 3 kết luận:
Kết luận 1: Chính sách với Lào giai đoạn 2011-2020 được quyết
định bởi LIQGDT, gồm hai phần: (i) phát triển QHĐB ở những lĩnh
vực hai bên có chung lợi ích chiến lược; (ii) phát triển quan hệ đối tác
theo thông lệ quốc tế ở lĩnh vực cạnh tranh lẫn nhau hoặc có lợi ích
khác nhau.
Kết luận 2: Chính sách với Lào đã phát huy điểm đồng, thu hẹp
điểm khác biệt, xử lý linh hoạt khi rơi vào tình huống phải lựa chọn
giữa LIQGDT và QHĐB, nhưng trong một số trường hợp yếu tố
QHĐB vẫn có tác động lớn đến quyết định của Việt Nam.
Kết luận 3: Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 đã sử dụng
nhiều nguồn lực để củng cố thế và lực tại Lào, kể cả trong những lĩnh
vực Việt Nam khơng có lợi thế so sánh hoặc lợi thế so sánh giảm dần,
nhưng QHĐB vẫn là yếu tố hạn chế sự điều chỉnh chính sách.
Trên cơ sở 3 kết luận trên Tác giả đã xây dựng 3 tiêu chí đánh
giá CSĐN với Lào từ góc độ LIQGDT. Chương 3 đã làm sáng tỏ trong
giai đoạn 2011-2020 CSĐN của Việt Nam đã giải quyết LIQGDT
trong QHĐB với Lào đáp ứng đúng 3 tiêu chí về LIQGDT trong
QHĐB. LIQGDT khơng mâu thuẫn với QHĐB, mà ngược lại đã làm
mới mối QHĐB, làm cho nó trở nên bền vững và phù hợp hơn trong
bối cảnh quốc tế mới. Lựa chọn QHĐB trong những lĩnh vực hai nước
có chung lợi ích chiến lược và lựa chọn phương thức hợp tác theo
thông lệ quốc tế trong các cơ chế đa phương hoặc khi hai nước có lợi



×