Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hoàn kiếm (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.26 KB, 4 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung cơ bản của đề tài: “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn
Kiếm” bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt
động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thường đi kèm
với rủi ro cao, hoạt động tín dụng ln tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh thiếu
nguồn thông tin đầy đủ minh bạch, mơi trường pháp lý chưa hồn thiện và mơi
trường kinh tế chưa ổn định. Do đó, xây dựng được một mơ hình quản trị rủi ro tín
dụng có hiệu quả và phù hợp với chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro là một
đòi hỏi cấp thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Rủi ro ln tồn tại trong hoạt động ngân hàng, kể cả ở những ngân
hàng hàng đầu thế giới. Sự khác biệt cơ bản giữa các ngân hàng có quản trị
rủi ro tín dụng là có một mơ hình quản trị rủi ro tốt để có thể khống chế nợ
xấu ở một tỷ lệ chấp nhận được, hạn chế các rủi ro tín dụng mang tính chất
chủ quan và những rủi ro tín dụng có thể kiểm sốt được.
Nền kinh tế những năm gần đây có nhiều biến động, các ngân hàng
đã và đang phải đối mặt với những khó khăn, thử thách lớn như lợi nhuận
giảm sút, rủi ro tín dụng ngày càng phức tạp về nguyên nhân, hình thức và
phạm vi tác động, lợi nhuận giảm sút. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng ngày
càng được quan tâm hơn nhằm đảm bảo an toàn tài chính, nâng cao năng
lực cạnh tranh.



ii

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm nói riêng cũng như
các ngân hàng thương mại khác, bài toán về nâng cao chất lượng quản trị rủi ro
tín dụng ln được ban lãnh đạo ngân hàng đặt ra và tìm hướng giải quyết.
Chương 1 là những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và
chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, tạo ra khung lý
luận cần thiết nhằm định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng, tìm ra những
ưu điểm và hạn chế trong cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm trong các chương 2 và chương 3.
Trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị
rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh
Hồn Kiếm. Trong đó, tác giả có giới thiệu về các điều kiện hiện tại của Chi
nhánh: Về tình hình huy động vốn. tình hình cho vay, kết quả kinh doanh của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm giai đoạn
năm 2014 đến tháng 06/2017.
Tiếp theo, qua các số liệu thu thập được, tác giả cũng tập trung phân
tích một số chỉ tiêu cụ thể đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, qua đó
thấy được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và thực trạng chất lượng quản trị
rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Từ các chỉ tiêu và tình hình thực tế, tác giả đưa ra ưu điểm và hạn chế
trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Phần cuối của chương thực trạng này, tác giả cũng có phân tích về các
nguyên nhân của các hạn chế. Từ đó sẽ có các giải pháp để giải quyết tại
chương 3.
Chương 3 sẽ khái quát một số định hướng trong hoạt động tín dụng và
hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh đến năm 2025. Để đạt được

các mục tiêu đó, Chi nhánh cần giải quyết được các hạn chế nêu ra.


iii

Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp và phân tích.
Cuối cùng, tác giả có nêu ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam và các cơ quan có liên quan để giúp Chi nhánh dễ
dàng giải quyết các hạn chế.
Tất cả các giải pháp và kiến nghị trên đều hướng đến một mục tiêu là
nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hồn Kiếm trong thời gian tới.
- Đóng góp của luận văn:
Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về rủi ro
tín dụng và chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại.
Luận văn cho thấy những tồn tại và bất cập trong công tác quản trị rủi ro
tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn
Kiếm. Việc nghiên cứu là cơ sở để khắc phục những tồn tại, rút ra bài học
kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn chất lượng quản trị rủi ro tín dụng Ngân
hàng thương mại, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm tăng cường chất lượng
quản trị rủi ro tín dụng.
Luận văn là tài liệu tham khảo cho các học viên và các cơng trình
nghiên cứu có liên quan.
- Hạn chế của luận văn:
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng tuy nhiên luận văn cịn có những
hạn chế. Nguồn số liệu còn hạn chế nên việc phân tích thực trạng chưa sâu,
việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm chưa thật sự chi tiết, dẫn đến các
giải pháp còn chưa đầy đủ. Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tại đã đạt
được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu

sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các nhà nghiên cứu để đề tài
được hoàn thiện hơn.


4



×