Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cp đầu tư kiến trúc xây dựng toàn thịnh phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.3 KB, 54 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Lời Mở Đầu
Việt Nam sau khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nên kinh tế kế hoạch tập trung
bao cấp quan liêu sang nên kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường
với sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng XHCN. Các doanh nghiệp phải tự chủ về
tài chính và chủ động trong kinh doanh. Họ phải tự đề ra phương hướng, chiến lược phát triển
kinh doanh sao cho có hiệu quả để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chính doanh nghiệp
mình. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề cơ bản nhất mà các doanh
nghiệp ln phải quan tâm là tình hình tài chính.
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có các hoạt động:
nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh
nghiệp, từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn, nhằm mục đích cuối cùng
là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Một trong những hoạt động quan trong đó là phân tích tài
chính và đánh giá hiệu quả tài chính, thơng qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài
chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.
Từ sự cần thiết khách quan của việc phân tích tình hình tài chính, từ vị trí quan trọng của
cơng tác tài chính trong doanh nghiệp, từ những kiến thức đã học cũng như những kiến thức
thực tế trong qua trình thực tập tại tại Cơng ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây Dựng Tồn Thịnh
Phát, tơi thực hiện đề tài : “ Thực trạng tình hình tài chính tại Cơng ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc
– Xây Dựng Toàn Thịnh Phát” để đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, hồn thành bài khóa luận.
Đồng thời qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về những hạn chế và cả những thành công của
công tác tài chính của đơn vị, làm phong phú thêm hành trang về chun mơn quản trị tài chính
mà tơi đã chọn làm nghề nghiệp.
Việc phân tích tình hình hoạt động tài chính tại cơng ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc – Xây
Dựng Tồn Thịnh Phát để đánh giá chính xác tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tính hợp

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương


1

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

lý và bất hợp lý của những hoạt động liên quan đến vần đề tài chính của doanh nghiệp, xác định
được những nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cùa các nhân tố đến tình hình hoạt động của
doanh nghiệp. Nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty để thấy được những điểm mạnh và
những mặt cịn hạn chế trong cơng tác quản trị tài chính của cơng ty, để từ đó rút ra những kinh
nghiệm cũng như ra đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục cũng như đề ra những phương án
kinh tế hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để công ty
tiếp tục đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Nội dung của bài báo cáo này là chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và phân tích tình hình
tài chính qua các năm 2007, 2008, 2009 của cơng ty Tồn Thịnh Phát, dựa vào Bảng báo cáo
hoạt động kinh doanh và Bàng cân đối kế toán để tìm hiểu các chỉ số tài chính cũng như tình
hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận trong 3 năm qua của công ty diễn biến như thế
nào. Thông qua việc nghiên cứu này để đưa ra các nhận xét về các chỉ số tài chính mà cơng ty
đã đạt được nhằm đánh giá xem công tác quản trị tài chính của cơng ty đã hiệu quả hay chưa,
đồng thời đóng góp một vài biện pháp để việc quản lý tài chính của doanh nghiệp đạt được hiệu
quả cao hơn.
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài chuyên đề này là phương pháp so sánh,
dựa vào Báo cáo tài chính qua các năm ta thu thập được số liệu, tính tốn được các chỉ số tài
chính trong các năm đó. Thơng qua việc lập nên các bảng biểu ta so sánh được các chỉ số qua
các năm tăng hay giảm, thấy được mức độ chênh lệch cao hay thấp, tìm hiểu nguyên nhân dẫn
đến những biến động nếu có. Việc sử dụng phương pháp so sánh cho phép người phân tích tập
hợp các chỉ tiêu tài chính qua các năm để có thể nhận biết được tài chính của doanh nghiệp thay

đổi theo xu hướng nào và đưa ra các dự báo trong tương lai dựa trên tình hình hiện tại. Các số
liệu tài chính được sử dụng so sánh trong bài chuyên đế này là:
-

Tài sản và nguồn vốn.

-

Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Các chỉ số tài chính.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

2

SV: Lê Thị Mỹ Queá


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Dựa vào đó chun đề này bao gồm ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
Chương 2: Giới thiệu chung về Cty CP ĐT – KT – XD TOÀN THỊNH PHÁT.
Chương 3: Thực trạng tình hình tài chính tại cơng ty ĐT – KT – XD Tồn Thịnh Phát.


GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

3

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1 Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1.1.1 KHÁI NIỆM:
Phân tích báo cáo tài chính là q trình xem xét, kiểm tra về nội dung, kết cấu, thực
trạng các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính. Từ đó so sánh đối chiếu chỉ tiêu tài chính trên
báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở tại doanh nghiệp,
ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia… nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu
hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thơng tin tài chính phục vụ cho việc
thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả.
1.1.2 Ý NGHĨA:
Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích báo cáo tài chính của doanh
nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp
để phục vụ cho mục đích của mình.
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Phân tích báo cáo tài chính cung cấp các thơng
tin về tồn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài
chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
- Đối với các nhà đầu tƣ: các nhà đầu tư quan tâm đến hai mặt đó là lợi tức cổ phần họ
nhận được hàng năm và giá trị thị trường của cổ phiếu( hay giá trị của doanh nghiệp). Qua phân
tích báo cáo tài chính, họ sẽ biết được khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của

doanh nghiệp.
- Đối với các nhà cho vay nhƣ Ngân hàng, Cơng ty tài chính, các trái chủ: mối quan
tâm của các nhà cho vay là doanh nghiệp có khả năng trả nợ hay khơng. Vì thế họ muốn biết
khả năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Đối với các khoản vay ngắn hạn: người cho vay quan tâm đặt biệt đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp, có nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp với những khoản
vay đến hạn thanh toán.
- Đối với những khoản vay dài hạn: ngồi khả năng thanh tốn, họ cịn quan tâm đến
khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này.
GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

4

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

- Đối với các cơ quan nhà nƣớc nhƣ cơ quan thuế, tài chính, chủ quản: qua phân tích
báo cáo tài chính cho thấy tực trạng về tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó cơ quan thuế
sẽ tính tốn chính xác mức thuế mà công ty phải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính sẽ có
biện pháp quản lý hiệu quả hơn.
1.1.3 MỤC ĐÍCH:
Thơng qua việc đi sâu nghiên cứu các số liệu tài chính, các nhà doanh nghiệp có thể hiểu
rõ hiện tại: những gì xảy ra tại cơng ty, đánh giá thực trạng của doanh nghiệp, đánh giá chính
xác tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, tính hợp lý và bất hợp lý của những hoạt động
liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân và mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các biện

pháp khắc phục và đề ra những phương án kinh tế hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự báo tƣơng lai: dựa trên tình hình hiện tại, năng lực hiện tại và khả năng tiềm tàng để
đưa ra dự báo về kết quả hoạt động trong tương lai.
Quá trình phân tích cho phép đánh giá đúng thực trạng tài chính, phản ánh những mặt
lành mạnh và chưa lành mạnh trong quá trình tăng hay giảm vốn, nguyên nhân và mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và kỷ luật
tài chính nhất là giải quyết các mối quan hệ tài chính với nhà nước, với bạn hàng, các đối tác
khác có liên quan đến doanh nghiệp…Tạo ra vị tríquan trọng và có tính chất tổng hợp của sự
phân tích này, các vấn đề chủ yếu cần được giải đáp trong q trình phân tích báo cáo tài chính
của doanh nghiệp:
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
- Các khó khăn hiện tại của doanh nghiệp.
- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp và mức độ rủi ro về tài chính.
1.2 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH:
1.2.1 Phƣơng pháp so sánh:
GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

5

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

So sánh dọc: So sánh các số liệu của cùng một chỉ tiêu của công ty qua các thời kỳ khác
nhau.

1.2.2. Phƣơng pháp phân tích theo xu hƣớng:
Xem xu hướng biến động trong thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ
số trở nên xấu đi hay phát triền theo chiều hường phát triển tốt đẹp. Có thể so sánh với năm
trường đó hoặc theo dõi sự biến động qua nhiều năm. Kết quả so sánh là thông tin rất cần thiết
cho cả người quản trị công ty lẫn nhà đầu tư.
1.3 TÀI LIỆU SỬ DỤNG KHI PHÂN TÍCH:
Tài liệu dùng cho phân tích báo cáo tài chính gồm hai tài liệu chủ yếu sau:
1.3.1 Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài
sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Bảng cân đối kế toán được lập và báo cáo định kỳ cho các cơ quan chức năng theo quý,
năm, dựa vào bảng cân đối kế tốn có thể thấy được tồn bộ tài sản của doanh nghiệp hiện có,
hình thái vật chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn. Nhờ đó, ta có được cái nhìn
khái qt về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn
1.3.1.1. Phần tài sản:
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo bao
gồm những nội dung sau
- Tài sản lƣu động và đầu tƣ ngắn hạn: phản ánh giá trị của tài sản lưu động và các
khoảng đầu tư ngắn hạn thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, có thời gian ln chuyển ngắn(
khơng q một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh). Trong đó, chia thành 6 mục sau:
+ Tiền: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tồn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp, bao gồm
tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

6

SV: Lê Thị Mỹ Quế



Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

+ Các khoảng đầu tƣ tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư chứng khốn, góp vốn
liên doanh, cho vay vốn… có thời hạn thu hồi không quá 1 năm.
+ Các khoản phải thu: là những khoản tiền mà khách hàng và các bên liên quan đang
nợ doanh nghiệp vào thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Các khoản này sẽ được trả trong thời
gian ngắn( dưới 1 năm)
+ Hàng tồn kho: bao gồm nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa trong kho, hàng
gởi đi bán, hàng đang đi đường, sản phẩm dở dang… những tài sản này có thời gian luân
chuyển ngắn thường không quá 1 năm.
+ Tài sản lƣu động khác bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, chi phí chờ kết
chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
+ Chi phí sự nghiệp là những khoản chi sự nghiệp chưa được phê duyệt quyết toán.
- Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn:
+ Tài sản cố định: gồm những tài sản có thời hạn sử dụng lâu dài và có giá trị lớn theo
quy định của chế độ kế toán. Bao gồm: tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vơ hình, tài
sản cố định thuê tài chính.
+ Các khoảng đầu tư tài chính dài hạn: là các khoảng góp vốn liên doanh, đầu tư chứng
khoán dài hạn, cho vay dài hạn. Đây là các khoảng đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên
1 năm hoặc trên 1 chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: là tập hợp các khoản chi phí xây dựng cơ bản ở các
doanh nghiệp có tiến hành công tác đầu tư xây dựng cơ bản tại thời điểm lập bảng cân đối vẫn
chưa hoàn thành và chưa quyết toán.
+ Các khoảng ký quỹ, ký cược dài hạn: là những khoảng ký quỹ, ký cược có thời hạn
trên 1 năm.
+ Chi phí trả trước dài hạn.
1.3.1.2. Phần nguồn vốn:

Phản ánh toàn bộ nguồn vốn và kết cấu nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập
báo cáo. Các nguồn vốn được chia thành
- Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp còn
nợ đến thời điểm lập báo cáo. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn dưới 1 năm

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

7

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

hoặc trong 1 chu kỳ kinh doanh. Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm và
chưa trả trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Ngồi ra cịn có nợ khác là chi
phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn do đơn vị khác thuê nhà, thuê
dụng cụ hoặc ký hợp đồng kinh tế thời hạn 1 năm trở lên.
- Nguồn vốn chủ sổ hữu: phản ánh tồn bộ vốn thuộc vào cổ đơng, chủ sở hữu của
doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn do các cổ đơng đóng góp và các vốn được hình
thành trong quá trình phân phối lợi nhuận vá từ lợi nhuận để lại của các kỳ kinh doanh trước.
Trong bảng cân đối kế tốn ln có sự cân bằng giữa hai gái trị tài sản và nguồn vốn.
1.3.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong kỳ kế toán được chi
tiết theo từng lĩnh vực hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có:
+ Phần I: Lãi- Lỗ.

Phần này phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt
động kinh doanh và các hoạt động khác.
+ Phần II: tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Phần này phản ánh tình hình thực hiện các khoản phải nộp cho nhà nước.
+ Phần III: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được miễn giảm.
1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
1.4.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế tốn:
Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế tốn là nhận xét khái quát về quan hệ
kết cấu và biến động kết cấu của tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho
doanh nghiệp đánh giá kết cấu tái chính hiện hành có biết động phù hợp với hoạt động của
doanh nghiệp hay khơng.
1.4.1.1. Phân tích chung và đánh giá tài sản của doanh nghiệp:

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

8

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Mục đích của phân tích tài sản doanh nghiệp là nhằm đánh giá tổng quát cở sở vật chất
kỹ thuật, tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tại và khả năng ở tương lai, căn cứ
chủ yếu là dựa vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp qua nhiều kỳ.
Khi phân tích sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu qua nhiều kỳ để có sự đánh giá
chính xác các xu hướng, bản chất của sự biến động. Đánh giá sự biến động của tài sản chúng ta
so sánh số cuối kỳ với số đầu kỳ hay số của năm sau so với số của năm trước.

- Nếu số đầu kỳ > số cuối năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và do
đó có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
- Nếu số cuối kỳ < số đầu năm: phản ánh tài sản của doanh nghiệp bị thu hẹp do đó quy
mơ sản xuất kinh doanh có thể bị giảm sút nếu khơng sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
1.4.1.2. Phân tích đánh giá tình hình nguồn vốn:
- Phân tích sự biến động của nguồn vốn doanh nghiệp:
+ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh
nghiệp, nếu tổng nguồn vốn tăng, tài sản của doanh nghiệp được mở rộng và có điều kiện mở
rộng quy mô sản xuất và ngược lại.
+ Nợ phải trả của doanh nghiệp phản ánh khả năng tận dụng nguồn vốn từ bên ngoàiđể
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh
nghiệp và được bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu
phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp.
- Phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp:
Kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp là tương quan tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với nợ
phải trả ở doanh nghiệp. Kết cấu này được phản ánh qua tỷ suất tài trợ của doanh
nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =

Nguồ n vố n chủ sở hữ u
Tổ ng nguồ n vố n

+ Tỷ suất này từ 40%- 50%: Được coi là bình thường, chấp nhận.
+ Tỷ suất này từ 50%- 80%: Doanh nghiệp đủ vốn, mức độ chủ động tài chính càng cao
thì tỷ suất càng cao.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

9


SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

+ Tỷ suất này từ 40%- 10%: Doanh nghiệp thiếu vốn và mức độ chủ động tài chính càng
thấp thì tỷ suất càng thấp.
1.4.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo KQHĐKD:
Quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và q trình sinh
lợi của doanh nghiệp.
1.4.2.1. Phân tích và đánh giá tình hình doanh thu:
Việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp và q trình sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện được
chỉ tiêu doanh thu bán hàng hay tốc độ tăng trưởng tốt thì tình hình tài chính của doanh nghiệp
được tiến triển, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và tiếp tục thực hiện tốt cho quá
trình sản xuất và ngược lại.
1.4.2.2. Phân tích và đánh giá tình hình chi phí:
Kết hợp chi phí cố định và chi phí biến đổi trong cả năm được tổng chi phí bỏ ra để phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
1.4.2.3. Phân tích và đánh giá tình hình lợi nhuận:
Lợi nhậun là biểu hiện bằng tiền kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp. Dựa vào
bảng báo cáo kết quả họct động kinh doanh để thấy được tình hình tăng giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Qua đó thấy được lợi nhuận từ các hoạt động của doanh nghiệp tăng hay giảm
như thế nào so với kế hoạch và so với năm trước.
1.4.3. Phân tích tài chính qua các chỉ số tài chính:
1.4.3.1. Tỷ số khả năng thanh tốn- Liquidity Ratios:

+ Tỷ số thanh toán hiện hành- Current Ratio: là một trong những thước đo khả năng
thanh toán của doanh nghiệp và được sử dụng rộng rãi nhất.
Tỷ số thanh tốn hiện hành Rc =

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

Tà i sả n lưu độ ng
Nợ ngắ n hạ n

10

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Tài sản lưu động bao gồm: các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các
khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác.
Nợ ngắn hạn là các khoản phải trả trong năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến
hạn trả, và các khoản phải trả khác.
Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để
đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh
nghiệp.
Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh tốn giảm và cũng là dấu
hiệu báo trước những khó khăn về tài chính có thể xảy ra.
Nếu tỷ số thanh tốn hiện hành cao điều đó chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của
doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của tỷ số thanh toán hiện hành q cao thì điều
này khơng tốt vì nó phản ánh việc doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều và tài sản lưu động so với

nhu cầu của doanh nghiệp. Và tài sản lưu động dư thừa không tạo thêm doanh thu. Do vậy, nếu
doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vốn của mình vào tài sản lưu động, số vốn đó khơng được sử
dụng hiệu quả.
+ Tỷ số thanh tốn nhanh- Quick Ratio:
Tỷ số thanh tốn nhanh được tính tốn dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho.
Tỷ số thanh toán nhanh Rq =

Tà i sả n lưu độ ng - Hà ng tồ n kho
Nợ ngắ n hạ n

Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một doanh nghiệp.
Nếu tỷ số này có giá trị càng cao thì khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của doanh nghiệp
càng lớn.
Nếu tỷ số này giảm thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cũng giảm.
1.4.3.2. Tỷ số hoạt động- Activity Ratios:
Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao tỷ số
hoạt động, các nhà quản trị doanh nghiệp phải biết là những tài sản chưa dùng hay không dùng
khơng tạo ra thu nhập. Vì thế doanh nghiệp cần phải biết sử dụng hiệu quả hoặc loại bỏ chúng
đi. Tỷ số hoạt động đơi khi cịn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số ln chuyển.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

11

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp


Phân tích tài chính

+ Số vịng vay các khoảng phải thu- Account receivable turnover ratio:
Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do doanh nghiệp thực hiện
chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán…
Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các
khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu
quay được 1 vòng.
Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuầ n
Cá c khoả n phả i thu

Số vịng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của
doanh nghiệp. Nếu số vịng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng
nhiều. Nhưng nếu số vòng quay quá cao, chứng tỏ doanh nghiệp ít bán chịu, khi đó sức mạnh
cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp giảm và vì thế doanh thu cũng sẽ giảm theo.
* Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân là thể hiện ở dạng khác của số vòng
quay các khoảng phải thu. Tỷ số này dùng để đo lường khả năng sinh lời vốn trong thanh tốn
thơng qua các khoản phải thu và doanh thu bình quân 1 ngày.
Kỳ thu tiền bình qn =

Cá c khoả n phả i thu
Doanh thu bình quâ n ngà y

Nếu kỳ thu tiền bình qn thấp thì vốn của doanh nghiệp khơng bị ứ đọng trong khâu
thanh toán. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá thấp lại thể hiện doanh nghiệp kém linh động trong
chính sách tín dụng của doanh nghiệp dành cho khách hàng hoặc doanh nghiệp chưa khai thác
hết khả năng để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thơng qua việc vận dụng
chính sách tín dụng dành cho khách hàng.

+ Số vòng quay hàng tồn kho- Inventory turnover ratio: Số vòng quay hàng tồn kho
là 1 tiêu chuẩn đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào.
Vịng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuầ n
Hà ng tồ n kho

Số vịng ln chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặt điểm ngành kinh
doanh. Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì dự trữ vật tư là để sản xuất và sản xuất
hàng hóa là để tiêu thụ nhằm đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng nhu cầu
thị trường.
GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

12

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Để đánh giá tỷ số này cao hay thấp thì ta so sánh với các kỳ trước và đặt biệt là phải tùy
thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này nói lên 1 đồng tài sản cố định tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh
nghiệp.
Doanh thu thuaà n
Tà i sả n cố định


Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Tỷ số này cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định có hiệu quả, ngược lại tỷ số
này thấp thì doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định không hiệu quả.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động: Tỷ số này nói lên 1đồng tài sản lưu động tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở doanh
nghiệp.
Doanh thu thuầ n
Tà i sả n lưu độ ng

Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động =

Tỷ số này cao thể hiện doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả, ngược lại tỷ
số này thấp thì doanh nghiệp sử dụng tài sản lưu động không hiệu quả.
+ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tải sản- Sales to total assets ratio: Hiệu suất sử dụng
toàn bộ tài sản đo lường 1đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu, qua đó đánh giá hiệu qủa sử dụng tài sản ở doanh nghiệp.
Doanh thu thuầ n
Toà n bộ tà i sả n

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tải sản =

Tỷ số này càng thấp càng thể hiện doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả.
Tuy nhiên, do doanh thu trong kỳ chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố nên khi phân tích 1
trong 3 tỷ số tài chính trên, ta cần sử dụng kết hợp với những tỷ số khác, và kết hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp mình phân tích.
+ Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu: Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu đo lường mối
quan hệ giữa doanh thu và vốn chử sở hữu.
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu =


Doanh thu thuầ n
Vố n chủ sở hữu

1.4.3.3. Tỷ số cơ cấu vốn:
GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

13

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Tỷ số địn bầy tài chính đánh giá mức độ mà một doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động
kinh doanh của mình bằng vốn vay.
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số địn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất
cho vay đối với doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, tỷ số địn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn cấu
trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp. Qua chỉ số địn bẩy tài chính nhà đầu tư thấy được rủi
ro về tài chính của doanh nghiệp từ đó dẫn đến quyết định đầu tư của mình. Các tỷ số địn bẩy
thơng thường là:
+ Tỷ số nợ trên tài sản- debt ratio: Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của
doanh nghiệp tài trợ bằng vốn vay.
Tỷ số nợ =

Tổ ng nợ
Tổ ng tà i sả n


Tổng nợ bao gồm tồn bộ các khoảng nợ ngắn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài
chính gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài
hạn.
Tổng tài sản bao gồm: Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu =

Tổ ng nợ
Vố n chủ sở hữ u

+ Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu: là tỷ số khác cũng được sử dụng để tính mức
độ đi vay mà doanh nghiệp đang gánh chịu.
Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu =

Toà n bộ tà i sả n
Vố n chủ sở hữ u

+ Khả năng thanh tốn lãi vay: tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh
do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về
mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và tuyên bố phá sản.
Khả năng thanh toán lãi vay =

Lã i trướ c thuế và lã i vay
Lã i vay

1.4.3.4. Tỷ số sinh lời:

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

14


SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Tỷ số sinh lời đo lường thu nhập của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận
như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.
+ Tỷ số sinh lời trên doanh thu: chỉ tiêu này nói lên 1đồng doanh thu tạo được bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ số sinh lời trên doanh thu =

Lợ i nhuậ n rò ng
x100
Doanh thu thuầ n

+ Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA): chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên
1đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản =

Lợ i nhuậ n rò ng
x100
Toà n bộ tà i sả n

+ Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE): đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan
tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của 1đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào doanh nghiệp.
Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu =


Lợ i nhuậ n rò ng
x100
Vố n chủ sở hữ u

1.4.4. Phân tích tài chính qua mơ hình Dupont: Phân tích biến động của ROE
Các chỉ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng 1 con số. Điều đó có nghĩa là mỗi
chỉ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào 2 nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó.
Mặc khác các tỷ số tài chính cịn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính
lúc này được trình bày bằng tích 1 vài chỉ số tài chính khác.
Ta có thể phân tích biến động của tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =

Lợ i nhuậ n rò ng
Vố n chủ sở hữu

Có thể trình bày tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần dưới dạng sau:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu =

Doanh thu thuầ n Lợ i nhuậ n rò ng
x
Vố n chủ sở hữ u Doanh thu thuầ n

= hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu x tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
Lúc này, ta có thể phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu theo 2 tỷ số: hiệu suất sử
dụng vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

15


SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Chi tiết hơn nữa, ta có thể phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thành 3 tỷ số như
sau:
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu=
=

Hiệ u suấ t sử dụ ng
tổ ng tà i sả n

x

DT thuầ n Tổ ng TS
LN rò ng
x
x
Tổ ng TS Vố n CSH DT thuầ n

Tỷ số tổ ng tà i sả n trê n
vố n chủ sở hữ u

x

Tỷ suấ t sinh lợ i trê n
doanh thu


Qua phân tích trên cho thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của một cơng ty có thể giải
thích theo 3 cách sau:
(1)

Sử dụng hiệu quả tải sản hiện có.

(2)

Gia tăng địn bẩy tài chính.

(3)

Tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

16

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƢ – KIẾN TRÚC – XÂY
DỰNG TỒN THỊNH PHÁT
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG TY
Tên cơng ty: Cơng ty CP Đầu Tƣ - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát

Trụ sở chính: 262A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phƣờng 8, Quận 3
MST: 0302602811
2.1.1. Giới thiệu công ty:
Công ty CP Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát được thành lập vào ngày
28/04/2003 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001584 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư
thành phố Hồ Chí Minh cấp, với số vốn điều lệ ban đầu là 220.000.000.000đ (Hai trăm hai
mươi tỷ đồng).
Công ty hồn tồn có tư cách pháp nhân, hạch tốn độc lập, có con dấu riêng và được
phép vay vốn ngân hàng.
Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003, công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
xây dựng chun thi cơng các cơng trình dân dụng như cao ốc văn phịng, nhà phố, biệt thự và
các cơng trình nhà xưởng sản xuất…Do đặc điểm của ngành xây dựng là các công nhân và kỹ
sư trực tiếp tạo ra sản phẩm. Vì thế trong những ngày đầu thành lập cơng ty gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm những người thợ có cũng như những kỹ sư có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Kể từ khi thành lập cho đến nay Công ty CP Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Tồn
Thịnh Phát đã nhanh chóng ổn định, hoạt động có hiệu quả và ngày càng có chổ đứng trên thị
trường. Hiện nay công ty là một thành viên của Sacombank Group, đây được coi là một lợi thế
canh tranh của cơng ty Tồn Thịnh Phát.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
2.1.2.1. Chức năng:
- Xây dựng cơng trình dân dụng và cơng nghiệp: nhà ở, trung tâm thương mại, khu
phức hợp, cao ốc văn phòng, nhà xưởng…
- Thiết kế kiến trúc cơng trình dân dụng và cơng nghiệp, thiết kế tổng mặt bằng xây
dựng cơng trình, thiết kế nội ngoại thất cơng trình.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

17

SV: Lê Thị Mỹ Quế



Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

- Đầu tư vào giáo dục ở các cấp và các dự án khác.
2.1.2.2. Nhiệm vụ:
Phải quán triệt những chủ trương chính sách của nhà nước trong việc phát triển và quản
lý kinh tế.
Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực đúng quy định về quản
lý công ty của nhà nước.
Tinh giảm bộ máy gọn nhẹ, năng động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trên thị
trường.
Mở rộng kinh doanh, liên kết, liên doanh với các đơn vị khác trong ngành.
Thực hiện tốt các hợp đồng xây dựng để tạo dựng uy tín cho cơng ty ngày càng phát
triễn và đứng vững trên thị trường, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.1.3 Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của Công ty CP Đầu Tƣ - Kiến Trúc - Xây Dựng
Tồn Thịnh Phát:
2.1.3.1. Đặc điểm của Cơng ty:
Công ty hoạt động trong các lĩnh vực sau:
+ Thi công xây dựng: là lĩnh vực thành công nhất của Tồn Thịnh Phát do cơng ty
TNHH MTV Kỹ Thuật Xây Dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Cons.) đảm nhận bao gồm: xây dựng
nhà ở, chung cư cao tầng, cao ốc văn phòng, ngân hang, trung tâm thương mại, các khu nghỉ
mát, cơng trình văn hóa, các nhà máy, nhà xưởng…Các cơng trình tiêu biểu đã hồn thành là
hệ thống ngân hang Sacombank, trong năm 2009 và 2010 Toàn Thịnh Phát tiếp tục thực hiện
các cơng trình khu tái định cư hành chành Long An…Tồn Thịnh Phát ln tím các giải pháp
tối ưu trong thiết kế, thi công, không chỉ chú trọng việc đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật
của cơng trình mà cịn địi hỏi tính thẩm mỹ cao, tiến độ nhanh cũng như tính khả thi của thiết
kế.

+ Tƣ vấn thiết kế kiến trúc: lĩnh vực này do cơng ty TNHH Thiết Kế Tồn Thịnh Phát
Trẻ (TTP Arch.) đảm nhận. Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư ưu tú được đào tạo chính quy và
tích lũy kinh nghiệm qua các cơng trình có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty có khả năng cung

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

18

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

cấp các thiết kế kiến trúc, kết cấu và điện nước cho các dự án nhà ở, cao cố văn phịng…có u
cầu kỹ - mỹ thuật cao cung như các cơng trình cơng nghiệp có qui mơ vừa và nhỏ.
+ Giáo dục: hiện nay đã có 2 trường THPT do cơng ty sở hữu 100% đang hoạt động rất
hiệu quả là trường THPT Lê Q Đơn (Biên Hịa) và trường THPT Trịnh Hồi Đức (Trảng
Bom- Đồng Nai) và một trường trung học phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc tế (trường THPT Tân
Phú – TPHCM) được đầu tư xây dựng với kinh phí cao.
+ Đầu tƣ: Tồn Thịnh Phát tham gia vào nhóm các cơng ty thuộc tập đồn Sacombank,
đầu tư có chọn lọc vào các dự án có tiềm năng. Hiện nay cơng ty đang phát triển hoạt động tại
Phú Quốc với mục tiêu trở thành nhà đầu tư, nhà cung cấp hang đầu về vật liệu xây dựng cho
địa bàn huyện đảo này.
2.1.3.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đơng
Ban kiểm sốt
Hội đồng quản trị
VP. HDQT

Tổng Giám đốc

P. Tổng GĐ phụ
trách bộ phận XD

P.Tổng GĐ phụ
trách đầu tư

Cty TTP Cons

Giáo dục

Cty TTP Arch

Đầu tư vào Cty
và các dự án

2.1.3.3. Chức năng và mối quan hệ giữa các phòng ban:
Tổng Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt
động và kết quả kinh doanh của cơng ty, có trách nhiệm điều hành chung tồn bộ cơng ty, trực

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

19

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp


Phân tích tài chính

tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng xây dựng, liên kết, trực tiếp lên kế hoạch và tổ chức
bộ máy quản lý.
Phó Tổng giám đốc bộ phận xây dựng: là người chịu trách nhiệm chính các vấn đề trong
xây dụng, là người báo cáo trực tiếp lên Tổng Giám đốc về mọi hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng của cơng ty.
Phó Tổng giám đốc bộ phận đầu tư: cũng tương tự như Phó Tổng giám đốc xây dựng,
Phó Tổng giám đốc đầu tư cũng chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc trong lĩnh vực đầu
tư.
Công ty TTP Cons: đây là công ty thuộc bộ phận xây dựng trực tiếp thực hiện các khâu
trong hoạt động xây dựng. Đây là đơn vị sẽ tính giá trị dự tốn khi tham gia dự thầu các dự án
xây dựng, sau đó sẽ tiến hành thi cơng các cơng trình được trúng thầu và làm các thủ tục thanh
quyết toán. Đây cũng là đơn vị chun cung cấp máy móc, thiết bị thi cơng tiên tiến và hiện đại
nhất cho ngành xây dựng. Với đội ngũ các chuyên viên, kỹ sư dày dạn kinh nghiệm, TTP Cons
tự tin đảm nhận các cơng trình có quy mô lớn, yêu cầu cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, mức độ an
tồn và tiến độ thi cơng.
Cơng ty TTP Arch: đây cũng là công ty thuộc bộ phận xât dựng, là đơn vị trực tiếp thực
hiện các hợp đồng về thiết kế các cơng trình, lập dự án đầu tư, thiết kế quy hoạch xây dựng,
kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng. Cơng ty đã được nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh
vực kiến trúc của Hội Kiến Trúc Sư thành phố cũng như trong các cuộc thi thiết kế.
Bộ phận giáo dục: là đơn vị quản lý các trường học thuộc hệ thống của công ty do cơng
ty TNHH MTV Giáo Dục Tồn Thịnh Phát thực hiện chức năng này
Bộ phận đầu tư vào các dự án: đây là bộ phận sẽ tiến hành tìm hiểu tiềm năng, hiệu quả
của các dự án và thực hiện việc đầu tư.
2.1.4. Phƣơng hƣớng phát triễn của công ty trong thời gian sắp tới:
Hiện nay, kế hoạch kinh doanh của Công ty CP Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn
Thịnh Phát trong thời gian sắp tới là:
+ Xây dựng: trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, phát
triển công ty trên cơ sở tăng trưởng ổn định và quản lý hiệu quả bằng việc thành lập các cơng ty


GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

20

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

vệ tinh, tập trung phát triễn chun mơn với quy trình khép kín và hồn chỉnh từ thiết kế tới thi
cơng. Cải tiến liên tục, xem chất lượng thi cơng cơng trình và chất lượng dịch vụ là quan điểm
xuyên suốt của mọi hoạt động của bộ phận xây dựng nhằm đạt tới mục tiêu trở thành doanh
nghiệp lớn trong ngành xây dựng, đa dạng sản phẩm xây dựng và cạnh tranh bằng sự khác biệt
và độ tin cậy cảu khách hang.
+ Giáo dục: trở thành tập đoàn giáo dục hàng đầu ở Việt Nam với chuỗi các trường học
từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT đến cao đẳng, đại học. Toàn Thịnh Phát mong muốn đóng
góp một phần vào sự nghiệp giáo dục của thành phố nói riêng và cả nước nói chung hy vọng sẽ
mang lại những dịch vụ giáo dục tốt nhất đạt tiêu chuẩn quốc tế trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế.
+ Đầu tƣ: đầu tư có chọn lọc vào các đơn vị trong tập đoàn Sacombank, các doanh
nghiệp, các dự án có hoạt động hiệu quả, tiềm năng. Tăng tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ,
từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực dịch vụ bằng hình thức kinh doanh
resort chất lượng cao tại các bãi biển đẹp của Việt Nam như Phú Quốc, Phan Thiết …và lĩnh
vực bất động sản với việc xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, khu biệt thự cao cấp với đối
tượng khách hàng là những người có thu nhập cao.
+ Xây dựng đội ngũ nhân viên chun nghiệp, có trình độ chun mơn cao, nâng cao tỉ
lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học đạt 80% tổng số nhân viên toàn cty.

+ Mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong và
ngoài nước.
+ Niêm yết cổ phiếu Toàn Thịnh Phát trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM.
+ Phấn đấu đưa thương hiệu Toàn Thịnh Phát trở thành một trong những doanh nghiệp
đi đầu trong lĩnh vực đầu tư giáo dục cả nước với nhiều trường học bao gồm từ bậc mầm non
đến cao đẳng, đại học.
2.2 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CƠNG TY:
Cơng ty CP Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát chuyên thực hiện những
hợp đồng về tư vấn, thiết kế và thi cơng những cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp.
Một hợp đồng xây dựng được ký kết sẽ trải qua các bước như sau:

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

21

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

+ Bước 1: Cơng ty xây dựng mua bộ hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư.
+ Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ mời thầu các bộ phận trong công ty xây dựng phối
hợp với nhau để thực hiện. Phòng Đầu Thầu sẽ phụ trách việc tính tốn khối lượng các cơng tác
thi cơng cho cơng trình đó. Phịng Vật Tư sẽ tổng hợp giá nguyên vật liệu hợp lý để có thể thi
cơng cơng trình đó. Và phịng Kỹ Thuật Thi Công sẽ lập ra một biện pháp thi công và tiến độ
thi cơng tối ưu nhất. Sau khi các phịng ban trên thực hiện xong phịng Đấu Thầu có nhiệm vụ
tổng hợp lại lập thành hồ sơ dự thầu để tham gia đấu thầu.
+ Bước 3: Sau khi đấu thầu xong nếu cơng ty được trúng thầu thì lúc đó mới tiến hành

thương lượmg và ký kết hợp đồng theo đúng giá trị và tiến độ thi công mà công ty đã tham gia
đấu thầu.
+ Bước 4: Công ty nhận mặt bằng thi công từ chủ đầu tư và tiến hành thi cơng các hạn
mục cơng trình đã được ký kết trong hợp đồng.
+ Bước 5: Sau khi cơng trình đã thi cơng hồn thành thì tiến hành thủ tục thanh quyết
toán và bàn giao cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng.
+ Bước 6: Sau khi đã bàn giao và thanh lý hợp đồng công ty sẽ nhận bảo hành trong
vịng 1 năm và cơng việc này do bộ phận chăm sóc khách hàng của cơng ty phụ trách.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc vào khối lượng cơng việc
hồn thành và bàn giao trong kỳ.
Thị trường hoạt động chính của cơng ty là trong nước. Thị trường chính trước đây là TP.
Hồ Chí Minh, hiện nay đã tiến sâu vào các tỉnh miền Đơng và Tây Nam Bộ.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

22

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt việc thực hiện các hợp đồng thi công:
Hồ sơ mời thầu nhận về

Tổng hợp giá NVL

Lập phương án thi công


P. Vật tư

P. Đấu thầu
Chuyển giá vật tư

P. thi công
Phương án thi công

Hồ sơ dự thầu
Tham gia đấu thầu

Trúng thầu
Tiến hành thi công

Bảo hành

2.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM (2007,
2008, 2009)
Bảng 2.1.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị tính: 1.000.000VNĐ
Năm

CHỈ TIÊU

Chênh lệch

2007

2008


2009

2008/2007

2009/2008

1. Doanh thu thuần

129.093

127.934

84.259

-1.159

-43.675

2. Giá vốn hàng bán

177.330

87.477

78.647

-89.853

-8.830


3. Lợi nhuận gộp

11.762

40.456

5.612

28.694

-34.844

4. Doanh thu từ HĐTC

50.196

72.926

93.080

20.730

20.154

5. Lợi nhuận thuần từ HĐKD

36.165

-110.488


32.254

-146.653

142.742

6. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế

36.298

-110.510

33.293

146.808

143.803

26.695

-110.510

33.293

-137.205

143.803

7. Thuế thu nhập
8. Lợi nhuận sau thuế


Nguồn : Báo cáo tài chính Cơng Ty Tồn Thịnh Phát.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương

23

SV: Lê Thị Mỹ Queá


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

Trong 3 năm hoạt động gần đây từ năm 2007 đến 2009 công ty CP Đầu Tư – Kiến Trúc
– Xây Dựng Toàn Thịnh Phát đã đạt được những kết quả rất đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của
năm 2007 đạt được là 26.695 triệu đồng gần gấp ba lần so với năm 2006 là 9.010 triệu đồng,
qua đến năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra công ty cũng không thể tránh khỏi ảnh
hưởng và đã bị thua lỗ đến 110.510 triệu đồng. Mặc dù cuối năm đó cơng ty đạt lợi nhuận âm
nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng tồn bộ cơng nhân viên cơng ty đã vững vàng
vượt qua cuộc khủng hoảng để đến năm 2009 doanh nghiệp đã thu được kết quả khá ấn tượng
với lợi nhuận sau thuế là 33.293 triệu đồng và dần phục hồi sau khủng hoảng.
Với những kết quả đã đạt được trong 3 năm qua cơng ty Tồn Thịnh Phát đang ngày
càng vững mạnh, có đủ năng lực để có thể vượt qua những thách thức trên thị trường trong
tương lai. Công ty cũng đang ngày càng chứng tỏ được vị trí của mình trên thị trường xây dựng
và đang ngày cành phát triễn lớn hơn để đạt được mục tiêu là trở thành một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng.

GVHD:ThS. Ngô Ngọc Cương


24

SV: Lê Thị Mỹ Quế


Khóa luận tốt nghiệp

Phân tích tài chính

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CƠNG TY CP ĐT – KT –
XD TỒN THỊNH PHÁT
3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TỐN:
3.1.1. Phân tích chung và đánh giá tài sản của doanh nghiệp:
Bảng 3.1. Phân tích chung tài sản các năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị tính: 1.000.000 VNĐ


TÀI SẢN

Năm

Chênh lệch

số

2007

2008

2009


2008/2007

2009/2008

A. TSLĐ & ĐTNH

100

95.519

99.638

115.913

4.119

16.275

I. Tiền

110

5.901

460

3.898

-5.441


3.438

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

120

3.330

3.200

9.999

-130

6.799

III. Các khoản phải thu

130

68.566

77.320

87.480

8.754

10.160


IV. Hàng tồn kho

140

10.645

12.374

6.253

1.729

6.121

V.Tài sản ngắn hạn khác

150

7.075

6.283

8.281

-792

1.998

B. TSCĐ & ĐTDH


200

374.365

925.217

928.280

550.850

3.063

I. Các khoản phải thu dài hạn

210

24.900

8.062

56.208

-16.838

48.146

II. Tài sản cố định

220


21.311

36.147

65.159

14.836

29.012

III.Bất động sản đầu tư

240

11.769

10.236

-1.533

-10.236

250

315.218

870.096

806.083


554.878

-64.013

V. Tài sản dài hạn khác

260

1.165

674.493

828

-491

154

TỔNG TÀI SẢN

270

469.885

1.024.856

1.044.194

554.971


19.338

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn

Nguồn : Báo cáo tài chính Cơng Ty Tồn Thịnh Phát.
Như vậy tổng tài sản từ năm 2007 qua 2008 tăng đáng kể, từ năm 2008 qua năm 2009 có
tăng nhưng khơng nhiều , cho thấy tài sản của cơng ty Tồn Thịnh Phát được mở rộng, do đó có
điều kiện mở rộng quy mơ hoạt động kinh doanh. Trong đó: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn
hạn tăng được 4.119 triệu đồng của năm 2008/2007 và tăng được 16.275 triệu đồng của năm
2009/2008 ; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 550.850 triệu đồng của năm 2008/2007 và

GVHD:ThS. Ngoâ Ngọc Cương

25

SV: Lê Thị Mỹ Quế


×