Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc co ở bắc và nam trà my

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA
DÂN TỘC CO Ở BẮC VÀ NAM TRÀ MY

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thu Uyên
Chuyên ngành

: Sư phạm Lịch sử

Lớp

: 15SLS

Người hướng dẫn : TS. Trương Anh Thuận

Đà Nẵng 2019
1

Đà Nẵng, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ
giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian
từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của q Thầy Cơ, gia đình và bạn bè.


Với lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Qúy thầy cô giáo
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến
thức cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường đại học, đặc biệt là TS. Trương
Anh Thuận, người đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi có
thể hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các anh chị là cán bộ, viên chức
các Sở, ban ngành của tỉnh: Sở Khoa học – Cơng nghệ, Sở Văn hóa thể thao và du lịch,
Trung tâm bảo tồn di tích – di sản và các cơ quan liên quan của huyện Bắc Trà My, Nam
Trà My.
Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Bắc Trà My, Nam Trà My,
UBND các xã trong huyện, các ngành, đoàn thể liên quan của huyện và cán bộ, đồng
bào dân tộc Co đã tạo thuận lợi để tơi thực hiện đề tài này.
Ngồi ra, nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn thân thiết
đã đóng góp ý kiến bổ ích cho đề tài này.
Xin chúc Qúy ban lãnh đạo, Qúy thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm – Đại học
Đà Nẵng lời chúc sức khỏe, thành công và thịnh vượng trong cuộc sống cũng như trong
công tác.
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 01 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Uyên

2


MỤC LỤC

Table of Contents
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................2
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................5

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................................8
3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................................8
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................................8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................8
4.1. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................8
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .....................................................................8
5.1. Nguồn tài liệu....................................................................................................................8
5.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................9
6. Đóng góp của đề tài .............................................................................................................9
7. Bố cục của khóa luận ....................................................................................................... 10
NỘI DUNG ............................................................................................................................ 11
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CO Ở VÙNG ĐẤT BẮC VÀ
NAM TRÀ MY, QUẢNG NAM ........................................................................................ 11
1.1. Giới thiệu vùng đất Bắc và Nam Trà My ................................................................... 11
1.2. Nguồn gốc nhân chủng ................................................................................................. 13
1.3. Tình hình dân cư ............................................................................................................ 14
1.4. Đời sống kinh tế............................................................................................................. 15
1.5. Tổ chức xã hội của dân tộc Co..................................................................................... 19
Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN
TỘC CO Ở BẮC VÀ NAM TRÀ MY, QUẢNG NAM.................................................. 21
2.1. Cơ sở lý luận về văn hóa .............................................................................................. 21
2.1.1. Khái niệm văn hố ..................................................................................................... 21
2.1.2. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống ................................................................... 23
2.1.3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần ..................................................................... 25
2.2. Giá trị văn hóa vật chất của người dân tộc Co ........................................................... 27
3



2.2.1. Ẩm thực ....................................................................................................................... 27
2.2.2. Trang phục .................................................................................................................. 29
2.2.3. Nhà cửa, nông cụ sản xuất ........................................................................................ 31
2.3. Giá trị văn hóa tinh thần của người dân tộc Co ......................................................... 36
2.3.1. Tín ngưỡng, tơn giáo .................................................................................................. 36
2.3.2. Phong tục tập qn ..................................................................................................... 37
2.3.3. Lễ hội truyền thống .................................................................................................... 40
2.3.5. Văn học dân gian....................................................................................................... 42
2.3.5. Các loại hình nghệ thuật ............................................................................................ 47
2.4. Giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Co ở Bắc và Nam Trà My.................. 51
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA
TRUYỀN THỐNG CỦA NGUỜI DÂN TỘC CO Ở BẮC VÀ NAM TRÀ MY TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................... 55
3.1. Thực trạng văn hóa truyền thống của dân tộc Co ở Bắc và Nam Trà My .............. 55
3.1.1. Thực trạng ................................................................................................................... 55
3.1.2. Nguyên nhân ............................................................................................................... 58
3.2. Giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc Co ở Bắc và Nam Trà My .............. 60
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 65
PHỤ LỤC............................................................................................................................... 68

4


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu văn hóa như là việc ngược dịng tìm về cái nơi sinh ra loài người. Một
câu chuyện, một lễ hội, một luật tục, thậm chí chỉ là một hoa văn nhỏ cũng đã ẩn chứa

cả ngàn năm lịch sử. Vì lẽ đó mà văn hóa chưa bao giờ là cũ đối với các nhà nghiên cứu.
Xã hội càng hiện đại thì con người lại càng có nhu cầu tìm hiểu về văn hóa khơng chỉ
của dân tộc mình mà cịn là văn hóa của cả nhân loại. Trong những thập niên gần đây,
cái nhìn về văn hóa của các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã trở nên toàn diện và bao
quát hơn. Nếu trước đây các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung vào các dân tộc lớn như
Kinh, Mường, Thái,…thì giờ đây 54 dân tộc, hầu như dân tộc nào cũng được tìm hiểu,
nghiên cứu dù cho quy mơ chưa cân xứng.
Đây là một xu hướng tích cực, bởi lẽ nghiên cứu văn hóa tộc người là điều cần thiết.
Qua việc nghiên cứu văn hóa tộc người sẽ giúp chúng ta có được tri thức đầy đủ hơn về
nền văn hóa Việt Nam. Hơn nữa, vấn đề tri thức, tìm hiểu về văn hóa các dân tộc thiểu
số cịn là một cách bảo tồn những giá trị độc đáo của nó: thế giới tâm linh, ý nghĩa ẩn
sau những hoa văn, những điệu nhảy truyền thống,… Tôi cho rằng nền văn hóa của các
dân tộc trên thế giới ít nhiều đều có mối liên hệ với nhau, đặc biệt là các dân tộc thiểu
số.
Xu hướng phổ biến khi tìm hiểu một nền văn hóa là đi vào phong tục, tập qn, luật
tục, lễ hội... Văn hóa khơng chỉ nằm trong phương diện đời sống vật chất mà còn ở đời
sống tinh thần thông qua những bài ca dao, những câu truyện cổ. Nghiên cứu những giá
trị văn hóa của các dân tộc anh em trên đất nước ta được tiến hành hầu hết với phạm vi
và quy mô khác nhau ở mỗi dân tộc riêng biệt. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó có xu
hướng thiên về các tộc người lớn, một số dân tộc ít người chưa hoặc ít được khai thác,
nghiên cứu một cách đầy đủ, trong đó có dân tộc Co. Khơng phải là chưa có báo cáo
khoa học nào về tộc người này, tuy nhiên như đã nói, hầu hết các cơng trình nghiên cứu
về người Co chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu với quy mơ nhỏ, phạm vi chủ yếu là Quảng
Ngãi, cịn ở các huyện vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam như Bắc Trà My và Nam
Trà My thì vẫn chưa được nghiên cứu sâu rộng. Chính vì vậy, tơi tập trung nghiên cứu
tộc người Co dưới cái nhìn văn hóa vật chất và đời sống tinh thần ở hai huyện Băc và
5


Nam Trà My. Từ góc nhìn này sẽ khám phá được phong tục tập quán, cách suy nghĩ, lí

giải bản tính và cuộc sống hàng ngày của người Co. Văn hóa truyền thống dân tộc Co
ln là di sản q giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền
văn hóa Việt Nam, nhưng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, thì giá trị văn hóa của dân
tộc Co đang dần bị mai một. Bắc Trà My, Nam Trà Myiệc giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa đồng bào các dân tộc Co là nhiệm vụ cấp thiết để phát triển bền vững đất nước.
Với những lí do đó chúng tơi chọn đề tài Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Co ở Bắc và Nam Trà My nhằm góp thêm một cách tiếp cận mới đối với nghiên cứu
văn hóa một tộc người, đồng thời mong muốn qua đề tài này sẽ góp phần cung cấp
nguồn tư liệu phong phú cho những ai muốn tìm hiểu về dân tộc này.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Co chính là một trong những cư dân bản địa, có lịch sử cư trú, sinh sống khá
lâu đời ở khu vực miền núi Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tuy nhiên, trong các cơng trình
nghiên cứu về tộc người ở hai tỉnh này, người ta nhắc nhiều đến dân tộc Cadong hay
Cơ-tu còn người Co chỉ được đề cập một cách sơ lược.
Để phục vụ cho quá trình xâm lược, ngay sau khi nổ súng tại Đà Nẵng thực dân Pháp
nhanh chóng đưa các đội qn cùng đồn thám hiểm các tỉnh miền núi, trong đó có vùng
Quảng Ngãi, Quảng Nam. Kể từ đó đến trước năm 1945, các cơng trình nghiên cứu về
dân tộc thiểu số chủ yếu là của các tác giả nước ngoài như P.Grossin, L.Sabatier,
M.Guilleminet (quan chức thực dân), A.Landes, Quydinie (giới chuyên nghiệp),…
Nhưng do đặt dưới cái nhìn “mang nặng định kiến chủng tộc” của những nhà “khai hóa
thuộc địa” nên cịn phiến diện, thiếu thiện chí. Về người Co, trong giai đoạn này tiêu
biểu có: “Người mọi vùng Quảng Ngãi” của Revue Inđochinóe (1905); “Quảng Ngãi
tỉnh chí” của Nguyễn Bá Trác, Nguyễn Đình Chi, Khiếu Hữu Kiều, đăng trên Nam
Phong tạp chí năm 1933. Tuy nhiên, trong các tài liệu này cũng chỉ cung cấp số liệu một
cách chung chung để phục vụ cho chế độ thực dân. Đến lượt Mỹ nối gót Pháp tiến hành
chiến tranh thuộc địa ở nước ta, họ cũng quan tâm đến vấn đề “kết thân” với các dân tộc
thiểu số. Khi nghiên cứu về dân tộc Co, R.Mô-lơ đã viết “Những người miền núi miền
Nam Việt Nam”. Ơng đã tìm hiểu khá tỉ mỉ phong tục tập qn, xã hội, ngơn ngữ, văn
hóa,...đặc biệt dành cả những mục riêng “hướng dẫn cách hòa hợp” với các tộc nguời

6


này, nhưng thực chất là nhằm mục đích “nắm dân”, “dùng người Việt đánh người Việt”.
Bên cạnh đó, cịn có thêm một số cơng trình nghiên cứu có nhắc đến người Co như:
“Đường lên xứ Thượng” của Bùi Đình (1963), “Cao nguyên miền Thượng” của Cửu
Long Giang – Toan Ánh (1974).
Từ sau năm 1975, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số được nhà nước chú trọng và
khuyến khích phát triển, nên số lượng các cơng trình khoa học cũng tăng lên nhanh
chóng. Đáng chú ý là chuyên khảo về người Co trong cuốn: “Đất nước Việt Nam qua
các đời” của Lâm Quang Thự - Tạ Bảo Kim (1983); “Các dân tộc ít người ở Việt Nam”
của Viện Dân tộc học (1984); “Những tộc người thiểu số ở Việt Nam” của Nguyễn Quốc
Lộc (1984);“Buôn làng cổ truyển các tộc người Trường Sơn – Tây Nguyên”, luận văn
thạc sĩ Sử học của Lưu Anh Hùng (1992); “Buôn làng cổ truyền xứ Thượng” của Chu
Thái Sơn, Đặng Nghiêm Vạn, Lưu Hùng (2000); “Quảng Ngãi đất nước – con người –
văn hóa” của Sở Văn hóa thơng tin Quảng Ngãi (2001),... Các tài liệu này phần lớn tập
trung giới thiệu khái quát hoặc một mặt, một khía cạnh văn hóa các tộc người, chưa đi
sâu nghiên cứu mảng văn hóa dân gian của tộc người Co một cách cụ thể.
Những năm gần đây, mảng giá trị văn hóa truyền thống tộc người thiểu số được giới
nghiên cứu chú ý khai thác. Hàng loạt các cơng trình được xuất bản như “Truyện cổ
Co” của Vũ Hùng (1992); “Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi”
của Sở Văn hóa thơng tin Quảng Ngãi (1996)“Người Co” của Chu Thái Sơn, Phạm Văn
Lợi (2004) … Dù tập hợp khá đầy đủ các giá trị văn hóa của người Co nhưng chỉ dừng
lại ở mức độ sưu tầm hoặc chưa chú trọng khai thác một cách kỹ lưỡng ở vùng núi huyện
Bắc và Nam Trà My (Quảng Nam).
Từ những cơng trình nghiên cứu trên đây, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu giá trị
văn hóa truyền thống của người Co mặc dù đã được đề cập, tuy nhiên lại mang tính chất
tản mạn, rời rạc, chưa được sắp xếp trong một hệ thống hoàn chỉnh. Chính vì vậy, trên
cơ sở kế thừa những cơng trình nghiên cứu đi trước, đề tài Giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc Co ở Bắc và Nam Trà My mong muốn đem lại cho các bạn đọc cái nhìn

tồn diện nhưng cũng khơng kém phần chi tiết về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần
của người Co ở hai huyện Bắc và Nam Trà My.

7


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Co
ở hai huyện Bắc và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các giá trị văn hóa truyền thống được truyền
lưu trong cộng đồng người Co từ trước cho đến nay.
Không gian nghiên cứu của đề tài là địa bàn sinh sống của người Co ở hai huyện Bắc
và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống như trang
phục, nhà ở, ẩm thực, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật… của dân tộc Co ở hai huyện Bắc
và Nam Trà My ở phía tây tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Co trong giai đoạn hiện nay.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành nghiên cứu đề tài trên, chúng tôi cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tìm hiểu tổng quan về vùng đất Bắc và Nam Trà My và cộng đồng người
Co ở đây.
Thứ hai, nghiên cứu các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc Co.
Thứ ba, tìm hiểu thực trạng biến đổi tích cực và tiêu cực của những giá trịvăn hóa
truyền thống của dân tộc Co, từ đó đề ra các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của đồng bào dân tộc Co nơi đây.


5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Đề tài khai thác, sử dụng các nguồn tư liệu gồm:
Lịch sử Đảng bộ của hai huyện Bắc và Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

8


Thành quả nghiên cứu của các học giả đi trước về lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá
Bắc, Nam Trà My nói riêng và Quảng Nam nói chung.
Các bài báo trên các phương tiện truyền thông, trên các trang báo mạng.
Tư liệu điền dã thực tế ở địa phương trên địa bàn Quảng Nam, đặc biệt và vùng đất
Bắc và Nam Trà My.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như:
Phương pháp lịch sử: là phương pháp dựa trên những sự kiện lịch sử cụ thể phản ánh
những hoạt động của con người cũng như những tác động qua lại của những hoạt động
đó trên các lĩnh vực xã hội khác nhau và mô tả, khôi phục lại quá khứ gần giống như
xưa kia nó đã từng diễn ra, từng tồn tại.
Phương pháp lôgic: là phương pháp xem xét các sự kiện lịch sử trên những nét khái
quát, không nhằm vẽ lại bức tranh lịch sử cụ thể mà hướng tới việc rút ra những kết luận
khoa học có tính tổng qt, những nhận xét, đánh giá chung khách quan hướng tới việc
tìm tơi bản chất, cái tất yếu của lịch sử.
Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp liên
ngành, tiếp xúc các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp,
hệ thống hóa, khái quát hóa trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu. Trong đó, chúng tôi
chú trọng phương pháp điền dã thực tế, phỏng vấn sâu cư dân địa phương để nghiên cứu
và trình bày khóa luận.


6. Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài cung cấp nguồn tư liệu phong phú về những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc Co cho đến ngày nay trên các phương diện trang phục, ẩm
thực, nhà ở, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật…
Đề ra giải pháp giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc Co, nhất là trong
bối cảnh các giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số, trong đó có cộng đồng người này
đang chịu những tác động tiêu cực từ quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Mặt khác, khi đề tài hoàn thiện sẽ là một tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên
cứu cho những ai quan tâm đến dân tộc Co nói chung và các dân tộc anh em nói riêng.

9


7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về cộng đồng nguời Co ở vùng đất Bắc và Nam Trà My,
Quảng Nam
Chương 2: Giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Co ở Bắc và Nam
Trà My, Quảng Nam
Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo tồn giá trị văn hóa của người dân tộc
Co ở Bắc và Nam Trà My, Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.

10


NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI CO Ở VÙNG ĐẤT BẮC
VÀ NAM TRÀ MY, QUẢNG NAM

1.1. Giới thiệu vùng đất Bắc và Nam Trà My

Về nguồn gốc tên gọi Trà My có nhiều cách giải thích khác nhau. Trong đó, cách
giải thích Trà My là tên gọi của một con suối có tên DakTamin, được chọn đặt tên cho
vùng đất nay, thuộc thị trấn Trà My và dần dần được đọc lại thành Trà My, được nhiều
người chấp nhận hơn.
Vào thời kỳ các vua Hùng, Trà My thuộc vùng đất Việt Thường thị. Đến thời kỳ nhà
Tần đô hộ nước ta, Trà My thuộc Tượng quận (214 đến 205 trước công nguyên), đời
nhà Hán thuộc Tượng Lâm ( từ năm 206 đến năm 192 sau công nguyên) và từ năm 192
đến cuối thế kỷ XIV thuộc vương quốc Chămpa.
Vào thời nhà Hồ (1400-1407) Hồ Quý Ly đã thành lập 4 châu gồm: Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa. Vùng đất Trà My thuộc châu Thăng.
Vào năm 1471, vua Lê Thánh Tông lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ:
Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hồi Nhơn, trong đó, phủ Thăng Hoa gồm phần đất Quảng
Nam ngày nay. Vào năm 1510, vua Lê Tương Dực đã đổi Đạo Thừa tuyên Quảng Nam
thành trấn Quảng Nam và đến năm 1602, chúa Nguyễn lại đổi trấn Quảng Nam thành
Quảng Nam dinh. Năm 1605, chúa Nguyễn thăng huyện Điện Bàn của phủ Triệu
Phong (Thuận Hoá) thành phủ và cho nhập vào Quảng Nam dinh. Quảng Nam dinh lúc
bấy giờ gồm có 4 phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhơn. Vùng đất Trà
My thuộc phủ Thăng Hoa [19].
Vào năm Gia Long thứ hai (1803), Quảng Nam dinh chỉ gồm hai phủ Điện Bàn và
Thăng Hoa. Đến năm 1806, Quảng Nam dinh được đổi thành trực lệ Quảng Nam dinh,
thuộc Kinh sư. Năm 1827, trực lệ Quảng Nam dinh được đổi thành tỉnh Quảng Nam.
Vùng đất Trà My ngày nay, cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, thuộc phủ Tam
Kỳ và huyện Tiên Phước [19].
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, từng bước tiến hành việc thành lập chính
quyền và phân địa giới hành chính ở Trà My. Ngày 19 tháng 3 năm 1947, thành lập châu
11


Trà My, gồm cả vùng đất Trà My và Phước Sơn ngày nay. Tháng 10 năm 1948, châu
Trà My được tách ra thành hai huyện là huyện Trà My và huyện Phước Sơn[19].

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng vào đầu năm 1960 chủ trương hợp nhất
các huyện miền núi. Thực hiện chủ trương đó, tháng 3 năm 1961, hai huyện Trà My và
Phước Sơn được hợp thành huyện Trà Sơn.
Tháng 3 năm 1963, trước yêu cầu ngày càng cao của công tác chỉ đạo miền núi, Tỉnh
uỷ Quảng Nam chủ trương giải thể huyện Trà Sơn, để thành lập các khu. Huyện Trà
My bao gồm khu II và khu III. Về sau bỏ tên gọi khu và gọi là huyện. Khu II là huyện
Bắc Trà My (phần đất phía Bắc sơng Tranh); khu III là huyện Nam Trà My (phần đất
phía Nam sơng Tranh) [19].
Về phía địch, sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết (20/7/1954), chính quyền Sài
Gịn đã điều chỉnh lại địa giới hành chính ở Trà My. Chúng đổi huyện Trà My thành
quận Trà My. Ngày 02 tháng 3 năm 1959, chúng lại đổi tên quận Trà My thành quận
Hậu Đức. Tháng 11 năm 1964, trước sức tấn công của quân và dân ta ngày càng mạnh
mẽ, địch buộc phải rút khỏi Trà My.
Tháng 6 năm 1975, sau ngày đất nước thống nhất, huyện Nam Trà My và huyện Bắc
Trà My được hợp nhất lại thành huyện Trà My [19].
Ngày 20 tháng 6 năm 2003, Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành nghị định số 72/2003/NĐ-CP, chia tách huyện Trà My của tỉnh Quảng Nam
thành hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My như ngày nay:
Huyện Bắc Trà My có thị trấn Trà My và 11 xã: Trà Bui, Trà Đốc, Trà Đông, Trà
Dương, Trà Giác, Trà Giang, Trà Giáp, Trà Ka, Trà Kót, Trà Nú, Trà Tân.
Huyện Nam Trà My có 10 xã: Trà Cang, Trà Don, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Linh, Trà
Mai, Trà Nam, Trà Tập, Trà Vân, Trà Vinh.
Huyện Bắc Trà My có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, là một trong những huyện
thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, nằm ở 15 017 '13 '' đến 18 018 '00 '' vĩ độ bắc,
108 0 09'16 '' đến 108 017 '58'' kinh độ đông. Cách tỉnh lỵ Tam Kỳ 50 km về hướng Tây
Nam; phía Bắc giáp huyện Tiên Phước và Hiệp Đức, phía Nam giáp huyện Nam Trà
My, phía Đơng giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Tây giáp huyện Phước Sơn.
Huyện Nam Trà My phía Tây giáp huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam; phía Đơng
giáp huyện Sơn Tây tỉnh Quảng Ngãi, huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum; phía Bắc giáp
12



huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam; phía Nam, Tây Nam, Đông Nam giáp các huyện
Đắk Glei, huyện TuMơRông tỉnh Kon Tum [20].

1.2. Nguồn gốc nhân chủng
Trường Sơn - Tây Nguyên là vùng đất mà con người định cư sinh sống từ nghìn xưa,
nơi vốn chứa đựng nhiều dấu tích văn hóa của nhiều tộc người trong q trình diễn biến
của lịch sử. Tại nơi đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khơng ít dấu tích cư trú của
người nguyên thủy. Văn hóa Sa Huỳnh nằm ở thời kì từ sơ kì đồng thau đến sơ kì đồ
sắt, được phân bố từ Quảng Bình đến Đồng Nai, từ ven biển miền Trung Trung Bộ, Nam
Bộ đến Tây Nguyên bao gồm 48 di chỉ phần nào đã chứng minh văn hóa Sa Huỳnh có
mối liên hệ với cư dân Nam Đảo, nói ngơn ngữ Malaiơ-Polinedies. Tại tỉnh Quảng Ngãi,
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Bình Định có nhiều di tích như thành Châu
Sa, thành Cổ Lũy, thành Bàn Cờ, các loại tượng Chàm, bia kí Chàm,… mang đậm dấu
tích của văn hóa Chàm cổ. Tất cả những điều đó cho phép chúng ta giả định rằng người
Chàm cổ có thể là lớp cư dân đầu tiên ở vùng ven biển. Bên cạnh đó, rất có thể các tộc
người thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn-Khơme, trong đó có người Co là những cư dân đầu
tiên sống ở miền núi Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Có giả thuyết cho rằng, nguồn gốc các dân tộc ít người ở miền tây Quảng Nam,
Quảng Ngãi nói chung và nguồn gốc dân tộc Co nói riêng đều có quan hệ mật thiết đến
q trình xuất hiện con người tiền sử ở Việt Nam. Trên đại thể, người Co thuộc chủng
Anhđơnêdiên, loại hình nhân chủng hình thành do kết quả của q trình hịa huyết giữa
hai chủng Ôxtralôit và Môngôlôit phương Nam cách ngày nay khoảng một vạn năm,
phân bố trên hầu khắp ven biển Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên [13, tr. 27].
Theo dân gian truyền lại, số đông người Co cho rằng, họ là con cháu của cư dân vùng
đất cù lao trước đây bị trôi ra biển, nay là đảo Lý Sơn. Vì vậy, người Co ngày nay vẫn
cho rằng quê hương gốc của mình là hịn đảo nằm ngồi khơi của tỉnh Quảng Ngãi. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một cứ liệu khoa học nào chứng minh được điều đó là
xác thực. Trong một số cơng trình nghiên cứu trước đây, có một thời gian người Co

được coi là một nhóm địa phương của dân tộc Xơ-đăng hay một nhánh của người Cùa.
Dân tộc Co có quan hệ gần gũi, thân thiết với các cư dân thuộc nhóm Hà Lăng, Cadong
thuộc dân tộc Xơ Đăng và dân tộc Hrê, biểu hiện trước hết là về mặt ngôn ngữ. Tiếng
13


Co hàm chứa một số yếu tố tương đồng với ngôn ngữ dân tộc Ba-na, Hrê, Gié Triêng và
hợp thành nhóm ngơn ngữ Ba-na Bắc trong dịng ngơn ngữ Mơn –Khơme [13, tr. 28].
Từ năm 1945 trở lại đây, đồng bào Co đã tích cực học tiếng phổ thơng, bên cạnh
tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình. Từ năm 1979, dân tộc Co được công nhận là một dân tộc
độc lập trong bảng phân bố thành phần các dân tộc Việt Nam. Quá trình phát triển lịch
sử của đất nước kéo theo sự giao lưu hội nhập tiếp thu văn hóa các dân tộc anh em, đồng
bào Co có nhiều người đã biết nói tiếng Hrê, Xơ Đăng và một số ngơn ngữ khác trong
vùng. Người Co có ý thức tự giác cao về một tộc người. Những thế hệ người Co đều
mang ý thức bản địa và tự hào về truyền thống của tổ tiên [3, tr. 45].

1.3. Tình hình dân cư
Theo danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam và số liệu của tổng cục thống kê
về tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, dân tộc Co thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngơn
ngữ Mơn-Khơme. Dân số có 27.766 người, tập trung tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng
Nam [2, tr. 137].
Trong lịch sử tồn trại và phát triển, người Co có nhiều tên gọi khác nhau như: Cùa,
Khủa, Của, Kool, Mọi Trầu, Mọi Trà Bồng, Mọi Thanh Bồng, La Thụ, Bồng Miêu,…
Những người Co cư trú tại huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) tự nhận tên mình là Cor, người
Co ở huyện Trà My (Quảng Nam) thì tự gọi mình là Col. Năm 1979, khi nhà nước cơng
bố danh mục chính thức các thành phần dân tộc Việt Nam, tên Co trở thành tên gọi chính
thức và phổ biến được đồng bào cơng nhận, được sử dụng rộng rãi trên thực tế và trong
các văn bản của nhà nước. Người Co cư trú phân tán và biệt lập do chiến tranh thời
chống Pháp và chống Mỹ làm xáo trộn dữ dội sự phân bố của họ. Khi rời làng chạy giặc,
tới đất mới sinh cơ lập nghiệp thì họ vẫn gắn bó với nhau, sinh tử có nhau mang tính

cộng đồng cao. Nhờ vào những đặc tính văn hóa riêng mà ta nhận ra làng nào của dân
tộc nào.
Sau 1975, đồng bào Co đi từ rừng sâu, bên kia dãy Trường Sơn về sống định cư nơi
những vùng cao của huyện Tây Trà, Trà Bồng (Quảng Ngãi) và Trà My ( Quảng Nam),
tình trạng sống phân tán và biệt lập được khắc phục, tình hình sống xen cư giữa các dân
tộc ngày một phổ biến.

14


Về dân số, người Co đứng thứ 30 trong thành phần các dân tộc Việt Nam. Năm 1979,
theo tổng điều tra dân số tồn quốc, người Co có 16.000 người, trong đó ở Quảng Ngãi
có 13.500 người và Trà My (Quảng Nam) có 2.500 người. Năm 1999, ởQuảng Ngãi có
22.760 người, ở Quảng Nam có 4.607 người. Năm 2009, ở Quảng Ngãi có 28.110 người,
chiếm 83,1% tổng số người Co), Quảng Nam (5.361 người), Kon Tum (118 người) [2,
tr. 134]. Họ sống ở nơi địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, chỉ có con đường mịn nối liền
giữa các điểm dân cư tới huyện lỵ, cư trú xen kẽ với người Cadong, Hrê, Kinh,…tạo ra
quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa giữa các dân tộc. Hiện nay, tại Quảng Nam, dân tộc
Cor có dân số hơn 4.000 người, cư trú ở phía Đơng Nam vùng xã Trà Nú, Trà Kót, Trà
Giang, Trà Giáp, thị trấn Trà My thuộc huyện Bắc Trà My và ở huyện Nam Trà My thì
hay cư trú tại các xã Trà Vinh, xã Trà Vân, xã Trà Don và một số ít ở xã Trà Mai.

1.4. Đời sống kinh tế
Kinh tế rẫy là nguồn sống chủ yếu của người Co, lúa rẫy là nguồn lương thực chính.
Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay. Kỹ thuật
xen canh - đa canh trên từng đám rẫy và luân canh giữa các đám rẫy. Trầu không và quế
của người Co nổi tiếng lâu đời. Ðặc biệt quế quý và nhiều là một nguồn lợi lớn: quế
rừng và quế trồng. Rẫy quế của mỗi gia đình là loại tài sản quan trọng, thường 10 năm
trở lên mới được thu hoạch. Nhờ bán quế, các gia đình có tiền mua sắm các gia sản được
ưa chuộng (cồng, chiêng, ché, trâu, v.v... và nay thì xe, đài, đồng hồ, xây nhà, đóng đồ

gỗ), đồng thời cũng chi dùng vào việc ăn uống, mặc, v.v... Hình thức dùng vật đổi vật
được ưa thích [28].
Quế là một đặc sản của người Co ở Trà My (Quảng Nam). Quế ở đây có 3 loại: quế
rừng hay còn gọi là quế trời, mọc tự nhiên trong rừng, trong núi, đặc biệt quý nhưng
ngày càng hiếm; quế thanh hay quế đắng, quế bùi được cư dân trồng nhiều; quế chành
rành hay quế trèn trèn, tuy vỏ không tốt bằng hai loại trên nhưng dễ trồng nên cũng được
đồng bào ưa chuộng. Quế của tộc người Co có chất lượng và năng suất cao, sánh ngang
với quế miền Bắc và được nhiều nơi trên thế giới biết đến. Quế ở đây được trồng bằng
cách ươm hạt, nhổ cây non, và đem trỉa trên rẫy chứ không gieo trỉa, chiết cành hay tái
sinh chồi như ở nhiều nơi khác. Q trình ươm quế giống rất cơng phu, địi hỏi kỹ thuật
cao và cũng rất vất vả. Đất trồng quế thường là đất có khả năng giữ ẩm, ít lẫn sỏi đá, độ
15


màu dày, gọi là bri hắt. Quế thường được trồng vào cuối năm khi vùng có nhiều mưa.
Sau khi đã trồng quế giống được 2 tháng thì người Co bắt đầu dùng knor làm cỏ quế
lần một; hai tháng sau lại tiếp tục làm cỏ; 7-8 tháng sau làm cỏ lần 3. Sau đó cứ một
năm người ta làm cỏ quế 2 lần cho đến khi thu hoạch. Trong suốt q trình chăm sóc
cịn đặc biệt chú ý đến phịng chống sâu bệnh.
Muốn thu hoạch quế thường phải đợi tầm 10 năm, có khi là 15 – 20 năm. Quá trình
thu hoạch vỏ quế cũng hết sức vất vả, thậm chí có phần nguy hiểm do phải trèo cao và
chặt hạ cây. Vỏ quế được lấy dần từ dưới gốc lên bằng dụng cụ chuyên dùng để tách vỏ
quế: dao làm bằng nhíp xe ơ tơ (sia nhíp), slố được làm từ xương trâu hoặc tre cứng để
rạch, tách lớp vỏ quế khỏi thân cây. Để quế có chất lượng cao, việc phơi quế khá cầu kì
cần nhiều cơng sức. Quế không phơi dưới nắng gắt cho mau khô mà đồng bào Co hong
vỏ quế trong bóng râm rồi ủ và phơi dưới nắng nhạt. Quế đã khơ được gói lại thành bó
bọc ngồi bằng cỏ tranh hoặc lá chuối khô. Sau khi thu hoạch quế được chia thành loại
khác nhau dựa vào chất lượng của chúng. Tốt nhất là quế kẹp hay quế chồng – dày và
to bản; tiếp đến là quế nách – lấy ở chạc cây, chạc cành; thứ nữa là quế chát – lột ở phần
gốc cây, chất lượng kém hơn; cuối cùng là quế thảo, quế chi – mỏng, nhỏ vả giòn, lột ở

phần ngọn và cành.
Cây quế là một loại cây gần gũi với đời sống của người Co. Trong điều kiện rẫy
không cung cấp đủ nhu cầu cho người dân; cây quế với giá trị kinh tế cao đã góp phần
cải thiện đời sống con người. Nhờ bán quế đồng bào có thể mua sắm được trâu, ché,
công cụ lao động bằng sắt, quần áo, gia vị, gạo,…
Vùng cư trú của người Co cịn nổi tiếng với các giống cau, trầu khơng. Cau và trầu
không ở đây vừa nhiều, vừa ngon, cũng là một mặt hàng được nhiều khách miền xi
ưa thích. Chính vì thế nên tộc người Co cịn có các tên gọi khác như: Mọi Trầu, Người
Trầu,… Ngoài cây quế, cây trầu cũng gần gũi và góp phần tăng cường giao lưu, trao đổi
hàng hóa giữa cư dân miền núi và đồng bằng, giữa người Co với các dân tộc anh em
khác. Đồng bào không trồng trầu bên nhà, mà trồng ngoài rừng già, dưới gốc cây to.
Ngày ngày người ta đeo gùi vào rừng hái trầu về ăn hoặc đem xuống xi để bán, trao
đổi.
Ngày nay trong q trình định canh, định cư nhiều làng người Co hình thành ở những
khu vực thấp, khá bằng phẳng, gần với sông suối nên dần dần phát triển ruộng trồng lúa
16


nước. Tuy vậy, diện tích của kiểu ruộng này khơng nhiều và chưa phổ biến trong cộng
đồng tộc người. Kỹ thuật canh tác ruộng lúa nước chủ yếu học tập từ người Hrê và người
Việt.
Về chăn nuôi gia súc, gia cầm,do địa hình núi cao, có độ dốc lớn nên nhu cầu sức
kéo khơng lớn, chăn ni gia súc vì vậy cũng chưa phát triển. Đàn vật nuôi trong các
gia đình người Co từ xưa đến nay vẫn là các con vật quen thuộc như: trâu, bò, lợn, gà,…
Ngày nay ở một số nơi, thay vì ni trâu đồng bào chuyển sang ni bị. Gia cầm vẫn
chăn ni chủ yếu theo lối thả rông, mặc dù họ đã chú ý hơn đến việc cho chúng ăn thêm
một hoặc hai bữa trong ngày, nhất là đối với gà và lợn. Một số gia đình cũng đã chú ý
đến việc làm chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, vẫn như trước đây, các
loại gia súc gia cầm mà người dân nuôi vẫn chủ yếu được sử dụng cho các nghi lễ cúng
tế thần linh hoặc để bán lấy tiền mua sắm các đồ dùng trong gia đình, ít khi được sử

dụng để nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Một số gia đình biết làm ao để ni cá
[32].
Về nghề thủ công, sống trong điều kiện núi rừng bao phủ đã làm cho nền kinh tế của
dân tộc Co mang nặng tính tự cung tự cấp. Sớm hình thành các nghề truyền thống như:
đan lát, dệt, rèn, trồng quế,… Nghề đan lát khá phát triển, là một trong những nghề phụ
gia đình phổ biến nhất trong cộng đồng người Co. Các kỹ năng, kỹ thuật trong q trình
hồn thiện sản phẩm, từ cách chọn vật liệu và chọn thời điểm chặt hạ khai thác đến kỹ
thuật làm nan, kỹ thuật đan cài hoa văn…đều được thế hệ trước truyền lại một cách cụ
thể, tỉ mỉ cho thế hệ sau qua phương pháp truyền nghề trực tiếp. Công việc đan lát không
phân biệt nam, nữ, già, trẻ, mọi người đều có thể tạo ra những sản phẩm bền đẹp phục
vụ hoạt động sinh hoạt của gia đình. Đây là một nghề có nguồn ngun liệu sẵn có và
vơ cùng phong phú. Người Co đan bằng nhiều vật liệu khác nhau: mây, nứa, dang (ktác),
sợi dây nung (ra lec),.. Sản phẩm phong phú nhất của đan lát trước hết phải nói đến
những chiếc gùi. Gùi ở đây có nhiều loại, gùi củi, gùi thóc, gùi của đàn ơng, gùi của đàn
bà, gùi của người lớn và gùi của trẻ em. Gùi thóc (ateo) có nhiều kích thước khác nhau.
Độc đáo nhất phải kể đến những chiếc gùi của phụ nữ (sui na) và nam giới (siu pác) [7,
tr. 24]. Hai loại này đều được đan bằng sợi mây vót nhỏ và đều. Sui na chỉ có một ngăn,
dùng để đựng một bộ váy – áo, ống đựng trầu cau, vôi,…phục vụ cho việc ăn trầu của
phụ nữ. Chiếc gùi này thường chỉ dùng một lần trong đám cưới, khi cô dâu về nhà
17


chồng.Sui pác của đàn ông được dùng phổ biến hơn. Gùi có 3 ngăn để đựng lương thực,
thức ăn, kinh nghiệm làm rẫy, dụng cụ cần thiết cho những chuyến đi rừng. Đồ đan được
trang trí rất đẹp, tỉ mỉ với các hoa văn chạy song song hoặc được nhuộm bằng nhọ nồi
hoặc ruột pin thối. Đặc biệt đồng bào có nghề đan chiếu (tách xa thoóc) bằng thân cây
lùng [13, tr. 45].
Nghề dệt là một nghề thủ công quan trọng và tương đối phát triển trong đời sống
đồng bào dân tộc Co. Người Co chủ yếu dệt bằng sợi gai, khác với người Hrê và người
Tà Ôi dệt bằng sợi bông. Cây gai mọc rất phổ biến ở vùng núi tỉnh Quảng Nam, mọc

thành các bụi lớn ven bờ suối hay nương rẫy. Khi sử dụng, đồng bào dùng dao cạo sạch
lớp vỏ mỏng bên ngoài, rồi đập dập phơi khô, tiếp đến xé sợi và xoắn 2 – 3 sợi vào với
nhau. Sợi được hồ nước cơm, nhuộm màu rồi phơi 3 – 4 ngày cho bám màu sau đó mới
tiến hành dệt. Sản phẩm của nghề dệt thường là những tấm vải để may quần áo, khố,
khăn chồng, tấm đắp,…cịn dư ra thì đem trao đổi hàng hóa với các dân tộc khác [33].
Nghề dệt, đan lát được làm lúc nông nhàn, chủ yếu do phụ nữ đảm nhận, nó địi hỏi
sự kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận. Do đời sống kinh tế thị trường nhiều nghề phụ gia đình bị
mai một, nhất là nghề dệt. Ngày nay, nghề dệt gần như đã khơng cịn tồn tại trong đời
sống đồng bào Co.
Về săn bắt, hái lượm, ngồi trồng trọt, người Co vẫn duy trì hoạt động săn bắt, hái
lượm. Các loại nấm, rau, củ, quả,…hái lượm được trong rừng rất phong phú và là nguồn
thức ăn quan trọng trong mỗi gia đình. Đặc biệt là rau rêch (người Việt gọi là rau ranh).
Người dân thường lấy hạt cây rêch về nướng lên làm thành một món khối khẩu; lá cây
có thể đem hấp hoặc nấu canh ăn vừa ngọt vừa mát. Phụ nữ Co rất thạo việc mị cua, ốc,
bắt cá, tơm dưới sơng suối, một phần cũng do địa hình tự nhiên sơng suối nhỏ, dốc nên
ít điều kiện đánh bắt bằng thuyền hay chài lưới. Người phụ nữ dùng tay khơng để mị
cua bắt ốc và đựng trong một loại đồ đan nhỏ (anhá); đàn ơng thì cần câu hoặc các dụng
cụ như: krúc, hoh ka [7, tr. 27].
Nam giới đảm nhận việc đi săn. Việc đi săn đối với người Co cũng như đối với các
dân tộc khác trên Trường Sơn - Tây Nguyên không chỉ nhằm cung cấp thêm nguồn thức
ăn mà cịn để bảo vệ mùa màng. Có nhiều dụng cụ phụ được sử dụng để săn bắt. Ná (pa
nanh) với những mũi tên thường (nóh) dùng khi săn bắn trực tiếp để bắn các lồi thú
nhỏ (chim, sóc, khỉ,…) và mũi tên tẩm thuốc độc (nóh jơrâu) để săn các loài thú lớn,
18


hung dữ. Ngồi ra cịn có nhiều kiểu giáo mác khác nhau: giáo có hình lưỡi hình mũi
mác (dáo phang), giáo có hình lá (dáo phớp) [7, tr. 24]. Dân tộc Co còn biết sáng tạo
nhiều loại bẫy để đi săn.
Về buôn bán, trao đổi, nổi tiếng với quế trầu không và cau nên ngay từ thời xa xưa

chợ Trà My được xem là một trong những trung tâm giao lưu, trao đổi hàng hóa trong
vùng. Các sản phẩm trồng trọt của người Co hấp dẫn, thu hút khách bốn phương dồn về
đây tấp nập suốt hai mùa thu hoạch hàng năm: mùa tiền và mùa hậu. Ngày nay, nhờ cây
quế, vỏ quế mà các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa ở đây có bước phát triển hơn
những vùng cư trú của các dân tộc khác trong vùng. Quế Quảng đã góp phần cung cấp
cho cư dân tại chỗ những đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống như: nước mắm, muối, dầu,
đèn,…các sản phẩm của nền công nghiệp hiện đại: xe đạp, xe máy, máy khâu, đồng
hồ,…; đến các phương tiện truyền thông đại chúng: đài, ti vi, đầu video,…

1.5. Tổ chức xã hội của dân tộc Co
Trong xã hội truyền thống của người Co là thiết chế tự quản của làng, đúng như nhà
dân tộc học Lưu Hùng khi nghiên cứu buôn làng cổ truyền xứ Thượng đã viết “Từng
buôn làng ở xứ Thượng vận hành theo phương thức tự quản, hơn nữa là một hình thức
tổ chức duy trì lối sống cộng đồng theo bn làng. Do đó, chế độ tự quản là đặc điểm
và thuộc tính của xã hội bn làng truyền thống nơi đây” [8, tr. 157].
Với thiết chế xã hội cổ truyền, làng của người Co là một đơn vị tự quản. Người đứng
đầu làng phải là người có uy tín cao, giàu kinh nghiệm làm ăn và giỏi xử thế, thông
thuộc phong tục tập quán của dân tộc… Tuy nhiên, một trong những tiêu chuẩn hàng
đầu để trở thành người Đầu làng là người đó phải là dân gốc của làng. Người Đầu làng
có nhiệm vụ chính đối với cộng đồng là đôn đốc cư dân trong sản xuất, trong việc bảo
vệ làng và tổ chức các nghi lễ cúng tế tập thể cùng các nghi lễ tôn giáo khi chuyển
làng…, dàn xếp các bất hịa nội bộ hoặc xích mích giữa người làng với bên ngồi, chủ
trì xử phạt các vi phạm đối với luật tục. Sự kính trọng của dân làng đối với người Đầu
làng được thể hiện qua “cách cư xử hàng ngày, qua việc mời người Đầu làng ăn uống,
qua việc mọi người hưởng ứng nghe theo trong khi bản bạc các cơng việc của cá nhân,
gia đình hay tập thể” [7, tr.52].

19



Ngoài vị Đầu làng và người chỉ huy chiến đấu, mỗi làng Co đều có một vài bà đỡ
đẻcó nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ là những người chăm lo cho sự ra đời
và lớn khôn của các thể hệ người Co. Vai trò của các bà đỡ trong các bn làng ở xứ
Thượng nói chung, trong bn làng của người Co nói riêng là rất lớn; nhất là trong xã
hội truyền thống, khi hệ thống trạm xá và các trang thiết bị y tế hiện đại vẫn còn quá xa
lạ với đồng bào. Dân làng sinh sống trên một địa vực ổn định có ranh giới, việc chuyển
dịch cư trú của làng cũng chỉ trong vùng lãnh thổ ấy. Trong làng thường có quan hệ thân
thuộc qua lại với nhau: hoặc về huyết thống, hoặc do hôn nhân. Tuy mỗi gia đình làm
ăn riêng, chiếm hữu riêng đất rẫy, nhưng tính cộng đồng làng khá cao. Xã hội truyền
thống Co đã nảy sinh giàu - nghèo khác nhau, nhưng chưa phát triển các hình thức bóc
lột: nơ lệ gia đình, cho vay nặng lãi…

20


Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI
DÂN TỘC CO Ở BẮC VÀ NAM TRÀ MY, QUẢNG NAM

2.1. Cơ sở lý luận về văn hóa
2.1.1. Khái niệm văn hố
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa
thơng dụng để chỉ trình độ học thức văn hóa, lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa
chun biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đơng Sơn)… Trong
khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho
đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa
mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.
Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa
khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng
cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm
(sự vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến

hiện nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu,
như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội…). có thể xác định được 4 đặc trưng
cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hóa như sau:
Văn hố là một hệ thống hữu cơ các giá trí vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với
môi trường tự nhiên và xã hội [9, tr.10].
Văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội lồi
người. Ở phương Đơng, từ văn hố đã có trong đời sống ngơn ngữ từ rất sớm. Trong
Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ văn và từ hố: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hố
thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hoá thành thiên hạ). Người sử dụng từ văn hố sớm nhất
có lẽ là Lưu Hướng (năm 77-6 TCN), thời Tây Hán với nghĩa như một phương thức giáo
hoá con người- văn trị giáo hoá. Văn hoá ở đây được dùng đối lập với vũ lực (phàm dấy
việc võ là vì khơng phục tùng, dùng văn hố mà khơng sửa đổi, sau đó mới thêm chém
giết). Ở phương Tây, để chỉ đối tượng mà chúng ta nghiên cứu, người Pháp, người Nga
có từ kultura. Những chữ này lại có chung gốc Latinh là chữ cultus animi là trồng trọt
tinh thần. Vậy chữ cultus là văn hố với hai khía cạnh: trồng trọt, thính ứng với tự nhiên,
21


khai thác tự nhiên và giáo dục đào tạo cá thể hay cộng đồng để họ khơng cịn là con vật
tự nhiên, và họ có những phẩm chất tốt đẹp [18, tr.17].
Tuy vậy, việc xác định và sử dụng khái niệm văn hố khơng đơn giản và thay đổi
theo thời gian thuật ngữ văn hoá với nghĩa “canh tác tinh thần” được sử dụng vào thế kỉ
XVII- XVIII bên cạnh nghĩa gốc là quản lí, canh tác nơng nghiệp.
Vào thế kỉ XIX, thuật ngữ “văn hoá” được những nhà nhân loại học phương Tây sử
dụng như một danh từ chính. Những học giả này cho rằng văn hoá (văn minh) thế giới
có thể phân ra từ trình độ thấp nhất đến trình độ cao nhất và văn hố của họ chiếm vị trí
cao nhất. Bởi vì họ cho rằng bản chất văn hố hướng về trí lực và sự vươn lên, sự phát
triển tạo thành văn minh. E.B Taylo (E.B. Taylor) là đại diện cho cách nhận thức về văn
hóa này. Theo ơng, văn hố là tồn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ

thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà con người có
được với tư cách là một thành viên của xã hội.
Ở thế kỉ XX, khái niệm “văn hoá” thay đổi theo F. Boa (F. Boas), ý nghĩa văn hố
được quy định do khung giải thích riêng, chứ khơng phải bắt nguồn từ cứ liệu cao siêu
như “trí lực”, vì thế sự khác nhau về mặt văn hố từng dân tộc cũng khơng phải theo
tiêu chuẩn trí lực. Đó cũng là “tương đối luận của văn hố”. Văn hố khơng xét ở mức
độ thấp cao mà ở góc độ khác biệt.
L. Kroibơ (A.L. Kroeber) và C.L. Klúchôn (C. L. Kluckhohn) quan niệm văn hoá là
loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng và nó hình
thành quả độc đáo của nhân loại khác với các loại hình khác, trong đó bao gồm cả đồ
tạo tác do con người làm ra [18, tr.19].
Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO, văn hóa có nội hàm rộng nhất, “văn hóa
hơm nay có thể là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho
con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành
những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo
lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình
là một phương án chưa hồn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm
22


tịi khơng biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những cơng trình vượt trội lên
bản thân….” [18, tr. 24].
Như vậy, văn hóa khơng phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói
chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa
của sự phát triển.

2.1.2. Khái niệm giá trị văn hóa truyền thống

Giá trị trước hết là một một phạm trù triết học, chỉ sự đánh giá những thành quả lao
động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người. Nó có tác dụng định hướng, đánh giá
và điều chỉnh các hoạt động của xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp, thúc
đẩy sự tiến bộ xã hội.
Giá trị là phạm trù riêng có của lồi người, liên quan đến lợi ích vật chất cũng như
tinh thần của con người. Bản chất và ý nghĩa bao quát của giá trị là tính nhân văn. Chức
năng cơ bản nhất của giá trị là định hướng, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của cá
nhân và cộng đồng. Giá trị gắn liền với nhu cầu con người. Nhu cầu của con người rất
phong phú, đa dạng và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có những giá
trị có thể định lượng bởi một giá, nhưng cũng có những giá trị khơng thể định giá - vơ
giá: lịng u nước, tình yêu tình bạn, các tác phẩm nghệ thuật... Những hành động của
con người vì nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu trong quá trình tồn tại của mình ẩn chứa các
giá trị văn hóa. Khía cạnh trí tuệ, năng lực sáng tạo, khát vọng nhân văn của con người
biểu hiện trong hoạt động sống của cá nhân, cộng đồng, dân tộc: ăn, mặc, ở, đi lại, giao
tiếp xã hội, giáo dục, tập quán, tín ngưỡng,... tạo nên nét đặc trưng của giá trị văn hóa.
Nhu cầu của con người càng cao càng tạo điều kiện cho việc hình thành các giá trị văn
hóa. Giá trị văn hóa là cái hình thành trong quá trình vận động của các cá nhân, nhóm
và cộng đồng xã hội vươn tới thỏa mãn nhu cầu của mình. Do vậy, nói tới giá trị văn
hóa là nói tới những thành tựu của một cá nhân hay một dân tộc đã đạt được trong quan
hệ với thiên nhiên, với xã hội và trong sự phát triển bản thân mình; nói tới giá trị văn
hóa cũng là nói tới thái độ, trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mỗi người trong
quan hệ của bản thân với gia đình, xã hội và thiên nhiên; nói tới giá trị văn hóa cũng là
nói tới những biểu tượng cho cái chân - thiện - mỹ. Cho nên, có ý kiến cho rằng, “chỉ
những hoạt động nào thể hiện được những sức mạnh bản chất của con người, những
23


sức mạnh biểu trưng cho chân - thiện - mỹ mới hiện diện như những giá trị văn hóa”.
[17, tr. 116]
Khi nói đến giá trị truyền thống thì hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối

ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc dân tộc có khả năng
truyền lại qua khơng gian, thời gian, những gì cần phải bảo vệ và phát triển. Giá trị
truyền thống tiêu biểu cho bản sắc của một dân tộc. Tuy nhiên, giá trị truyền thống cũng
biến đổi chứ khơng hồn tồn bất biến. Sự biến đối đó diễn ra nhanh hay chậm là tuỳ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó, quan trọng nhất là điều kiện kinh tế, xã hội.
Mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau. Trải qua q trình đó,
các dân tộc sáng tạo ra nền văn hóa của mình, trong đó có các giá trị văn hóa. Các giá
trị văn hóa này được lưu truyền trong xã hội qua các thời kỳ lịch sử và trở thành các giá
trị văn hóa truyền thống. Giá trị văn hóa truyền thống chính là những tư tưởng, biểu
tượng, giá trị và chuẩn mực xã hội hóa, những tác phẩm văn hóa được cộng đồng tin
tưởng và mong muốn gìn giữ, truyền đạt, noi theo. Nói đến giá trị văn hóa truyền thống
là nói đến những giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho một nền văn hóa được chắt lọc, lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do vậy, khi nói đến giá trị văn hóa truyền thống cũng là
nói đến những giá trị văn hóa được hình thành và phát triển trong q trình dựng nước
và giữ nước của mỗi dân tộc nó có tính “di truyền xã hội”. Giá trị văn hóa truyền thống
dân tộc khơng phải là cái có sẵn từ khi dân tộc hình thành mà nó được các thế hệ nối
tiếp nhau làm nên. Các giá trị này biến đổi tùy điều kiện tác động đến nó. Nhưng nếu
giá trị văn hóa truyền thống biến đổi cơ bản về chất thì nó sẽ khơng cịn là truyền thống.
Nói đến giá trị văn hóa truyền thống là nói đến cái lâu dài, trải qua nhiều thời gian thử
thách mà cốt lõi bản chất của nó ln được giữ vững. Nói đến giá trị văn hóa truyền
thống là nói đến những giá trị tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên
bản sắc cho dân tộc đó. Do vậy, mỗi dân tộc cần bảo vệ, duy trì và phát triển các giá trị
văn hóa, làm điểm tựa để sáng tạo các giá trị văn hóa mới và là cơ sở để giao lưu văn
hóa quốc tế. Chính vì thế, giá trị văn hóa truyền thống ln có tính bền vững; trở thành
những nguyên lý đạo đức lớn mà dân tộc đó phải dựa vào để liên kết xã hội, tạo nên sức
mạnh nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước vì sự tiến bộ của con người và xã hội; là chỗ
dựa đáng tin cậy và là điểm tựa vững chắc cho một dân tộc trong quá trình vận động lịch
sử ở hiện tại cũng như tương lai. Vì vậy, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền
24



thống dân tộc có vai trị rất quan trọng trong việc phát triển nền văn hóa nói chung và
xây dựng lối sống nói riêng. Tuy nhiên, đặt vấn đề kế thừa và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống khơng phải để chép lại giản đơn những việc xưa mà bàn về vấn đề tác dụng
của nó đối với hiện tại cũng như tương lai của một dân tộc.

2.1.3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Con người có hai loại nhu cầu cơ bản là nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, do
vậy, con người cũng có hai loại hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất và sáng tạo các
giá trị tinh thần. Từ đó, văn hố thường được chia làm hai dạng: văn hố vật chất và văn
hố tinh thần.
Một trong các hình thức văn hoá của mỗi dân tộc là văn hoá vật chất, bao gồm toàn
bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: làng bản, đồ
ăn, đồ mặc, nhà cửa, trang sức, ăn uống, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất,
phương tiện đi lại, vũ khí, cơng trình nghệ thuật tồn tại ở dạng vật chất …, mà Unesco
gọi là văn hoá hữu thể (Tangible)… [18, tr .24].
Văn hoá tinh thần bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của
văn hoá được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một quá trình tái tạo, “trùng tu”
của cộng đồng rộng rãi…. Những di sản văn hố tạm gọi là vơ hình (intangible) này
theo Unesco bao gồm cả âm nhạc, múa, truyền thống, văn chương truyền miệng, các
hình thức văn hóa ngơn từ, huyền thoại, tư thế, nghi thức, phong tục, tập quán, y dược,
cổ truyền, việc nấu ăn và các món ăn, lễ hội, bí quyết và quy trình cơng nghệ của các
nghề truyền thống… [18, tr. 24].
Tồn bộ nhận thức, tư tưởng, tình cảm là đời sống tinh thần. Việc hướng tới các giá
trị và chuẩn mực thường chiếm vị trí quan trọng, cốt lõi trong đời sống tinh thần của con
người. Vì vị trí quan trọng, cốt lõi này mà khi nói tới đời sống văn hóa, người ta thường
hiểu đó là đời sống văn hóa tinh thần. Cịn đời sống văn hóa vật chất thực ra là sự thụ
hưởng những giá trị tinh thần khi con người tương tác với những yếu tố vật chất bao
quanh mình (điều kiện sống, sinh hoạt và làm việc, gọi chung là phương tiện sống). Ví
dụ, khi tương tác với nhà ở (điều kiện sống), con người không chỉ sử dụng như một

không gian để tồn tại mà cịn thụ hưởng ở đó những giá trị thẩm mỹ do chính mình tạo
25


×