Tải bản đầy đủ (.docx) (116 trang)

Luận văn thạc sĩ kế toán kiểm toán (FULL) các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1001.8 KB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
---------------------------

LÊ ĐỖ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------

LÊ ĐỖ KIM NGÂN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN
THẢO

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn
phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh” là do bản thân tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Văn Thảo.
Số liệu trong đề tài được thu thập, sử dụng một cách trung thực và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn này không sao chép ở bất cứ luận văn nào và
cũng chưa được trình bày hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào trước
đây.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Lê Đỗ Kim Ngân


MỤC
LỤC

Trang

TRANG PHỤ
BÌA LỜI CAM
ĐOAN MỤC

LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu.......................................................3
5. Đóng góp của đề tài..............................................................................................4
6. Bố cục luận văn....................................................................................................4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................6
1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam..........................................................................6
1.1.1 Các nghiên cứu về xây dựng phần mềm kế toán....................................6
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp
6
1.2 Các nghiên cứu trên thế giới.........................................................................10
1.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp...10
1.2.2 Các nghiên cứu về việc lựa chọn gói phần mềm nâng cấp.................................12
1.2.3 Các nghiên cứu về sự hài lòng đối với phần mềm kế toán.................................13
1.3 Nhận xét........................................................................................................15
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................17
2.1 Một số vấn đề chung về phần mềm kế toán..................................................17
2.1.1 Khái niệm phần mềm kế toán.............................................................................17
2.1.2 Phân loại phần mềm kế toán...............................................................................17


2.1.2.1 Phân loại theo bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh...............................17
2.1.2.2 Phân loại theo hình thức sản phẩm.......................................................... 18
2.1.3 Các tiêu chuẩn đối với một phần mềm kế toán..........................................18

2.1.4 Vai trị của phần mềm kế tốn.................................................................... 19
2.2 Quy trình lựa chọn phần mềm kế toán.......................................................... 20
2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa............................................................................. 21
2.4 Các lý thuyết nền.......................................................................................... 23
2.4.1...................................................Mơ hình chấp nhận công nghệ (TAM)
23
2.4.2 Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)..................23
2.4.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT – United
theory of Acceptance and Use of Technology)................................................... 24
2.5 Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm............................26
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 30
3.1 Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 30
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................30
3.1.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................. 31
3.2 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.......................................................... 32
3.2.1 Các giả thuyết nghiên cứu.......................................................................... 32
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu................................................................................... 32
3.3 Xây dựng thang đo........................................................................................ 34
3.3.1 Thang đo yêu cầu người sử dụng...............................................................34
3.3.2 Thang đo tính năng phần mềm................................................................... 34
3.3.3 Thang đo điều kiện thuận tiện.................................................................... 34
3.3.4 Thang đo sự tin cậy của nhà cung cấp....................................................... 35
3.3.5 Thang đo sự hỗ trợ từ nhà cung cấp........................................................... 35
3.3.6. Thang đo chi phí và lợi ích....................................................................... 36
3.3.7 Thang đo quan điểm.................................................................................. 36
3.3.8 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán...................................... 36
3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng..........................................................................37


3.4.1 Kích thước mẫu..................................................................................................37

3.4.2 Phương pháp chọn mẫu......................................................................................37
3.4.3 Cơng cụ thu thập và phân tích dữ liệu.................................................................37
3.4.3.1 Cơng cụ thu thập dữ liệu.........................................................................37
3.4.3.2 Phân tích dữ liệu.....................................................................................38
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................40
4.1 Thống kê mô tả.............................................................................................40
4.1.1 Đặc điểm mẫu khảo sát.......................................................................................40
4.1.2 Thống kê mô tả thang đo....................................................................................40
4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................40
4.3 Phân tích nhân tố khám phá..........................................................................46
4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập............................................................46
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc.......................................................50
4.4 Phân tích hồi quy..........................................................................................51
4.4.1 Phân tích tương quan..........................................................................................51
4.4.2 Phân tích hồi quy................................................................................................52
4.5 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu...............................................56
4.5.1 Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.....................................................56
4.5.2 Dị tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính.....................59
4.5.2.1 Giả định liên hệ tuyến tính và phương sai của sai số khơng đổi..............59
4.5.2.2 Giả định về phân phối chuẩn của phần dư..............................................60
4.5.2.3 Phân tích ảnh hưởng của biến định tính đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán

62

4.6 Kết quả nghiên cứu và bàn luận....................................................................62
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................66
5.1 Kết luận........................................................................................................66
5.2 Kết quả nghiên cứu và đóng góp...................................................................66
5.2.1 Kết quả nghiên cứu.............................................................................................66

5.2.2 Đóng góp của đề tài............................................................................................67


5.2.2.1 Đóng góp về mặt lý thuyết......................................................................67
5.2.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn......................................................................67
5.3 Kiến nghị......................................................................................................68
5.3.1 Kiến nghị đối với đối tượng DNNVV.................................................................68
5.3.2 Kiến nghị đối với nhà cung cấp phần mềm.........................................................68
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo........................................................69
5.4.1 Hạn chế............................................................................................................... 69
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................70
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BKHĐT: Bộ kế hoạch đầu tư.
BTC: Bộ tài chính.
CP: Chính phủ.
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
EFA (Exploratory Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá.
H (Hypotheses): Giả thuyết.
KMO: Kaiser – Meyer – Olkin.
NĐ: Nghị định.
Sig (Observed significane level): Mức ý nghĩa quan sát.
SPSS (Statistical package for the social sciences): Phần mềm thống kê cho khoa học
xã hội.
TAM: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ.
TPB: Lý thuyết hành vi hợp lý.

TT: Thông tư.
UTAUT: Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ.


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thang đo yêu cầu người sử dụng sau khi điều chỉnh...........................32
Bảng 3.2 Thang đo tính năng phần mềm sau khi điều chỉnh...............................32
Bảng 3.3 Thang đo điều kiện thiết yếu sau khi điều chỉnh..................................32
Bảng 3.4 Thang đo sự tin cậy của NCC sau khi điều chỉnh................................33
Bảng 3.5 Thang đo sự hỗ trợ từ NCC sau khi điều chỉnh....................................33
Bảng 3.6 Thang đo chi phí và lợi ích sau khi điều chỉnh....................................34
Bảng 3.7 Thang đo quan điểm sau khi điều chỉnh..............................................34
Bảng 3.8 Thang đo quyết định lựa chọn phần mềm kế toán...............................34
Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát........................................................................38
Bảng 4.2 Thống kê mô tả thang đo.....................................................................39
Bảng 4.3 Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo...................................................42
Bảng 4.4 Kết quả EFA của các nhóm biến độc lập - ma trận xoay.....................45
Bảng 4.5 Kết quả EFA của biến phụ thuộc..........................................................49
Bảng 4.6 Ma trận tương quan giữa các biến.......................................................50
Bảng 4.7 Kết quả đánh giá mơ hình....................................................................51
Bảng 4.8 Phân tích phương sai – ANOVA..........................................................52
Bảng 4.9 Bảng hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter.................................52
Bảng 4.10 Giả thuyết nghiên cứu........................................................................55
Bảng 4.11 Kết quả kiểm định Levene.................................................................60
Bảng 4.12 Kiểm định Post Hoc...........................................................................61


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh.............................................................8
Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu.............................................................................10

Hình 2.1 Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa......................................................20
Hình 2.2 Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Davis, 1989).......................................21
Hình 2.3 Thuyết hành vi dự định (Ajzen, 1991).................................................22
Hình 2.4 Mơ hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng cơng nghệ.......................23
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................29
Hình 3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................31
Hình 4.1 Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh............................................................57
Hình 4.2 Biểu đồ Scatterplot...............................................................................58
Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa..................................................................59


1
1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề
tài
Ngày nay, công nghệ thơng tin trở nên quan trọng đối với q trình sản xuất
và phát triển của doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp trở thành một xu hướng tất yếu trên con đường hội nhập quốc tế. Với môi
trường kinh doanh cạnh tranh, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức,
chẳng hạn như về chất lượng sản phẩm, hiệu quả hoạt động, các vấn đề liên quan
đến khách hàng, nhà cung cấp, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động thay đổi, ứng
dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất. Đối với các DNNVV tại Việt
Nam, việc áp dụng cơng nghệ thơng tin vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và chưa thực
sự hiệu quả. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập
ngày càng sâu rộng với nền kinh tế quốc tế, các hiệp ước song phương, đa phương
được ký kết mang lại rất nhiều cơ hội, nhưng song song đó là những thách thức mà
các DNNVV phải đối mặt. Vấn đề về thơng tin kế tốn được các doanh nghiệp chú
trọng hơn, vai trò của ngành kế toán cũng ngày càng quan trọng và được quan tâm,

đầu tư đúng mức hơn.
Hơn nữa, các DNNVV tại Việt Nam khá đa dạng về loại hình hoạt động,
quyết định lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp là một
trong những quyết định quan trọng và khó khăn. Lựa chọn một phần mềm kế tốn
phù hợp cho doanh nghiệp khơng chỉ góp phần cải thiện hiệu quả cơng tác kế tốn,
đáp ứng nhu cầu thơng tin của nhà quản trị, mà còn gia tăng sức cạnh tranh, góp
phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, DNNVV tại Việt Nam
đứng trước sức ép cạnh tranh khơng chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà cịn
với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia, những doanh nghiệp
hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Thành phố Hồ
Chí Minh là nơi có số lượng doanh nghiệp lớn nhất cả nước, tuy nhiên, mức độ
doanh nghiệp đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin vẫn chưa cao trong tổng chi


phí hoạt động và đầu tư của doanh nghiệp. Để tồn tại, phát triển và nâng cao năng
lực cạnh tranh, các DNNVV cần từng bước cải thiện về nhiều mặt. Trong đó, tổ
chức cơng tác kế tốn hiệu quả là một trong những vấn đề cần được quan tâm và
đầu tư nhiều hơn, nhất là đối với các DNNVV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh, là thành phố năng động, sáng tạo, giữ vai trò "đầu tàu" kinh tế đối với vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.
Hơn nữa, thơng tin kế tốn ngày càng quan trọng đối với việc ra quyết định
của nhà quản trị, yêu cầu đối với thơng tin kế tốn cũng cao hơn, địi hỏi thơng tin
kế tốn cần được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đối với quyết định lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp ứng dụng vào doanh nghiệp, phần mềm kế toán cần phù
hợp với nhu cầu doanh nghiệp, phù hợp với văn hóa kinh doanh, mơi trường kinh tế
và các yếu tố khác. Trong khi đó, thị trường phần mềm kế tốn tại thành phố Hồ
Chí Minh rất đa dạng. Quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn phù hợp là một quyết
định khó khăn và chịu tác động bởi rất nhiều các yếu tố, vì vậy, doanh nghiệp cần
có sự đầu tư đúng mức.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “Các nhân
tố tác động đến quyết định lựa chọn Phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm hỗ trợ các DNNVV lựa chọn phần mềm kế
toán phù hợp. Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà cung cấp phần
mềm hiểu hơn về các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
của khách hàng là các DNNVV. Từ đó, nhà cung cấp phần mềm có thể hướng đến
cải thiện sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh và đưa sản phẩm, dịch vụ ngày một
gần hơn với nhu cầu khách hàng. Để đạt mục đích này, nghiên cứu giải quyết các
mục tiêu cụ thể dưới đây:
- Nhận diện các nhân tố đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các
DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.


- Đo lường, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến quyết định chọn phần
mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc lựa chọn phần mềm
kế toán phù hợp cho các DNNVV.
Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Các nhân tố chính tác động đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các
DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
- Mức độ các nhân tố này ảnh hưởng đến quyết định chọn phần mềm kế toán tại các
DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh?
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định lượng,
trong đó phương pháp định lượng được sử dụng chủ yếu.
- Phương pháp định tính: tìm hiểu, khám phá các nhân tố chính tác động đến quyết

định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh. Dựa trên cơ sở lý thuyết, kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu được
thực hiện trước đây kết hợp thảo luận tay đôi với các nhà quản lý, kế toán trưởng,
các kế toán đang làm việc tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Từ
đó tiến hành thiết kế, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và đề xuất mơ hình nghiên
cứu.
- Phương pháp định lượng: dữ liệu thu thập từ q trình khảo sát được đưa vào
phân tích thơng qua phần mềm SPSS, áp dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đo
lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán phù hợp tại các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến việc lựa chọn phần mềm kế toán tại các doanh
nghiệp là rất đa dạng. Tuy nhiên, đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố chính tác
động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại các DNNVV trên địa bàn thành


phố Hồ Chí Minh hiện nay. Các yếu tố kỹ thuật liên quan đến phần mềm không
được xét đến trong nghiên cứu này.
Phạm vi về thời gian: các nghiên cứu được xem xét trong giai đoạn từ năm
2005 đến năm 2015.
Phạm vi không gian: nghiên cứu thực hiện trong phạm vi địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố chính tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại
các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, quyết định lựa chọn
phần mềm kế tốn.
5. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu góp phần giúp DNNVV nắm bắt các nhân tố chính tác
động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán và mức độ tác động của các nhân

tố này, từ đó doanh nghiệp có thể tham khảo trong quá trình ra quyết định lựa chọn
phần mềm kế tốn phù hợp.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các nhà cung cấp phần mềm
nhằm cải thiện, xây dựng hoặc phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp hơn
dành cho đối tượng DNNVV.
6. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được
thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương này giới thiệu các cơ sở lý thuyết bao gồm các vấn đề chung về
phần mềm kế toán và những lý thuyết nền trong nghiên cứu.
Chương 3: Mơ hình nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu


Chương 3 trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mơ hình nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, xây dựng thang đo đo lường các khái niệm và mẫu nghiên cứu
định lượng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: đặc điểm mẫu khảo sát,
đánh giá độ tin cậy thang đo, đánh giá giá trị thang đo, phân tích hồi quy, kiểm định
mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết, kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 5 trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, những đóng góp, kiến nghị,
hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày các nghiên cứu nổi bật về các nhân tố tác động đến việc

đánh giá lựa chọn phần mềm kế toán đã được thực hiện trên thế giới và Việt Nam
trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến nay, gồm mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, kết quả của các nghiên cứu trước đây và
những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này.
1.1 Các nghiên cứu tại Việt Nam
1.1.1

Các nghiên cứu về xây dựng phần mềm kế toán

Nghiên cứu của Nguyễn Việt (2006)
Trong nghiên cứu “Xây dựng Phần mềm kế toán sử dụng trong các doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, tác giả thống kê có khoảng 70 phần mềm kế tốn
được vận dụng trong các doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa. Và để chọn
một phần mềm kế toán phù hợp cần khảo sát các tính chất sau: tính động, tính dễ sử
dụng, tính quản trị, tính tự động cao, tính liên kết, tính chi tiết - tính bảo mật và an
tồn tài liệu, chi phí có hợp lý, thêm các mơ - đun khác có tốn kém thêm nhiều chi
phí khơng. Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin
sẽ làm thay đổi cấu trúc về hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời tác giả cũng có
đưa ra một số các kiến nghị, giải pháp khắc phục vấn đề này.
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù
hợp
Nghiên cứu của Thái Ngọc Trúc Phương (2013)
Nghiên cứu “Các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn áp dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa – Nghiên cứu trên địa bàn quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí
Minh” với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề được DNNVV quan tâm khi tiến hành
lựa chọn phần mềm kế toán và xác lập các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn phù
hợp cho các DNNVV trên địa bàn quận Tân Phú.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp: định lượng chủ yếu là thống kê mô tả, từ
kết quả khảo sát, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu với các tiêu chí lựa chọn phần



mềm kế toán được các DNNVV quan tâm và áp dụng, gồm hai nhóm tiêu chí đó là
phần mềm kế toán phù hợp nhu cầu người sử dụng và phần mềm kế tốn có khả
năng đáp ứng các tính năng.
Từ đó, tác giả đưa ra định hướng phần mềm kế toán áp dụng cho các
DNNVV và đề xuất hướng đầu tư cho những phần mềm kế tốn thích hợp.
Nghiên cứu của Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014)
Nghiên cứu “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định các tiêu chí lựa
chọn phần mềm kế toán quan trọng mà DNNVV nên áp dụng thông qua việc đo
lường mức độ thỏa mãn của DNNVV trong ứng dụng phần mềm kế toán. Phạm vi
nghiên cứu được giới hạn trong các tiêu chí liên quan đến chất lượng phần mềm và
nhà cung cấp dịch vụ trong q trình ứng dụng phần mềm.
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định
lượng. Kết hợp lý thuyết kỳ vọng và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng phần
mềm, chất lượng nhà cung cấp dịch vụ phần mềm. Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh
cho phù hợp với thị trường Việt Nam và phù hợp với phần mềm kế toán bao gồm
các yếu tố sau: khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp phần mềm kế tốn, tính tin cậy
của nhà cung cấp phần mềm kế tốn, tính khả dụng của phần mềm kế tốn, khả
năng duy trì của phần mềm kế toán, phần mềm kế toán cung cấp chức năng phù
hợp, tính tin cậy của phần mềm kế tốn, tính cá nhân hóa của phần mềm kế tốn,
tính mở của phần mềm kế toán, khả năng thay thế của phần mềm kế tốn và biến
phụ thuộc sự hài lịng của doanh nghiệp.


Khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp

Tính tin cậy của nhà
cung cấp phần mềm kế
tốn

Tính khả dụng của
phần mềm kế tốn
Khả năng duy trì
của phần mềm kế tốn
Phần mềm kế tốn
cung cấp chức năng phù
hợp

Sự hài lịng của doanh nghiệp

Tính tin cậy của phần mềm kế tốn

Tính cá nhân hóa
của phần mềm kế
tốn
Tính mở của phần mềm kế tốn

Khả năng thay thế
của phần mềm kế
tốn
Hình 1.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của nhà cung cấp
phần mềm kế tốn là nhân tố tác động mạnh nhất, tính khả dụng của phần mềm kế
toán tác động mạnh thứ hai, tiêu chí chất lượng liên quan đến phần mềm kế tốn
khơng tác động mạnh.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (2014)
Trong bài viết “Lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với doanh nghiệp trong



ngành giao thông vận tải”, tác giả đề xuất các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế tốn
phù hợp điều kiện của doanh nghiệp:
- Thứ nhất, nguồn gốc xuất xứ.
- Thứ hai, các vấn đề liên quan tới quá trình sử dụng.
- Thứ ba, những vấn đề cần quan tâm trong công tác triển khai và kỹ thuật.
- Thứ tư, khả năng hỗ trợ thích hợp cho các cải tiến trong tương lai.
Qua khảo sát và tìm hiểu thơng tin tại các doanh nghiệp đang sử dụng phần
mềm kế toán, tác giả đưa ra những hạn chế cơ bản của các phần mềm kế toán hiện
nay. Bài viết này hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với điều
kiện của doanh nghiệp, góp phần giảm chi phí và thời gian hạch tốn. Đồng thời,
nhà cung cấp có thể tham khảo kết quả nghiên cứu để cho ra đời sản phẩm phần
mềm kế toán ngày càng tiện ích và dễ dàng sử dụng hơn, giảm tối đa các khiếm
khuyết thường gặp, giá thành rẻ và phù hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế.
Nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương (2015)
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế
toán của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm hỗ trợ
DNNVV trong việc ra quyết định lựa chọn phần mềm phù hợp với đặc điểm công
ty, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời nghiên cứu cũng giúp nhà cung cấp phần
mềm thấy được những vấn đề khách hàng quan tâm khi quyết định lựa chọn phần
mềm, hướng đến nâng cao chất lượng và tính năng của phần mềm kế toán.
Nghiên cứu giải quyết 2 câu hỏi sau:
1. Những nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các
DNNVV?
2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán
như thế nào?
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp phương pháp định
lượng. Dựa trên nền tảng hai lý thuyết hành vi dự định (TPB) và mơ hình chấp nhận
cơng nghệ (TAM) kết hợp các tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn phần mềm kế toán của
Nguyễn Phước Bảo Ấn cùng kết quả tổng hợp từ 11 bài nghiên cứu tham khảo, tác



10

giả lựa chọn đưa vào nghiên cứu sáu nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phần mềm kế
toán của các DNNVV ở Việt Nam, bao gồm: yêu cầu người sử dụng, tính năng
phần mềm, trình độ chun mơn của nhân viên công ty phần mềm, sự chuyên
nghiệp của công ty phần mềm, dịch vụ sau bán hàng, giá phí của phần mềm.
u cầu người sử dụng

Tính năng phần mềm

Trình độ chuyên môn của
nhân viên công ty phần mềm

Quyết định lựa
chọn phần mềm kế tốn

Sự chun nghiệp của
cơng ty phần mềm
Dịch vụ sau bán hàng

Giá phí của phần mềm

Hình 1.2 Mơ hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng phần mềm là nhân tố có tác động
mạnh nhất, thứ hai là yêu cầu của người sử dụng, tiếp theo lần lượt là giá phí của
phần mềm, trình độ chun môn của nhân viên công ty phần mềm, dịch vụ sau bán
hàng và nhân tố có tác động thấp nhất là sự chuyên nghiệp của công ty phần mềm.
1.2 Các nghiên cứu trên thế giới
1.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá và lựa chọn phần mềm kế toán phù

hợp
Nghiên cứu của Ahmad A. Abu-Musa (2005)
Ahmad A. Abu-Musa thực hiện nghiên cứu “The Determinates Of Selecting
Accounting Software: A Proposed Model” với mục tiêu chính là điều tra, phân tích


21

và đánh giá các yếu tố chính doanh nghiệp cần xem xét khi lựa chọn phần mềm kế
toán, phát triển một khn khổ lý thuyết tích hợp cho các yếu tố quyết định chính
như là sự hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đánh giá và lựa chọn
phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu hiện tại và tương lai. Mơ hình đề xuất các
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán, tác giả xác định bốn yếu tố
quyết định chính, đó là:
- Yêu cầu người dùng cuối.
- Tính năng phần mềm kế tốn.
- Mơi trường và cơ sở hạ tầng.
- Sự tin cậy của nhà cung cấp.
Nghiên cứu đề xuất một mơ hình linh hoạt cho các doanh nghiệp, đưa ra các
thủ tục thực tế để thực hiện mơ hình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp lựa chọn phần mềm
kế toán phù hợp.
Nghiên cứu của Anil S. Jadhav và Rajendra M. Sonar (2009)
Tác giả thực hiện nghiên cứu “Evaluating and selecting software packages:
A review” với mục tiêu cung cấp một cơ sở cải thiện q trình đánh giá và lựa chọn
các gói phần mềm.
Nghiên cứu trả lời cho 5 câu hỏi sau đây:
1. Các nghiên cứu trước đây đã đóng góp những gì về vấn đề đánh giá và lựa chọn các
gói phần mềm?
2. Các phương pháp lựa chọn gói phần mềm?
3. Các hệ thống / công cụ hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn các

gói phần mềm là gì?
4. Các kỹ thuật đánh giá phần mềm là gì?
5. Tiêu chí đánh giá phần mềm là gì?
Trong nghiên cứu của mình, tác giả cung cấp một danh sách chung các tiêu
chí đánh giá và ý nghĩa của chúng: các tiêu chí liên quan đến đặc điểm chức năng
của phần mềm, chất lượng của phần mềm, nhà cung cấp, chi phí và lợi ích, phần
cứng và phần mềm, các ý kiến về kỹ thuật và phi kỹ thuật và các tiêu chí liên quan


đến đầu ra. Ngồi ra, nhóm tác giả cũng đề cập một số các kỹ thuật đánh giá và lựa
chọn phần mềm được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
tổng quan có hệ thống các nghiên cứu trước đây.
Nghiên cứu của Anil S. Jadhav và Rajendra M. Sonar (2011)
Trong nghiên cứu “Framework for evaluation and selection of the software
packages: A hybrid knowledge based system approach”, tác giả mô tả phương pháp
chung để lựa chọn phần mềm, các tiêu chí đánh giá các phần mềm, và kiến thức dựa
trên cách tiếp cận hệ thống để hỗ trợ ra quyết định trong việc đánh giá và lựa chọn
các gói phần mềm.
Nghiên cứu xem xét các tiêu chí đánh giá phần mềm:
1. Các tiêu chí liên quan chức năng.
2. Các tiêu chí chất lượng.
3. Các tiêu chí nhà cung cấp.
4. Tiêu chí chi phí và lợi ích.
5. Tiêu chí quan điểm.
6. Tiêu chí kỹ thuật.
7. Tiêu chí đầu ra.
Trong nghiên cứu này, tác giả so sánh các cách tiếp cận đánh giá và lựa chọn
phần mềm khác nhau, kết quả cho thấy khả năng ứng dụng tiếp cận hệ thống trong
lựa chọn phần mềm tương đối tốt hơn so các cách tiếp cận còn lại liên quan đến các
khía cạnh sau: hiệu quả tính tốn, kiến thức / kinh nghiệm tái sử dụng, tính linh hoạt

trong giải quyết vấn đề, tính nhất qn và trình bày các kết quả đánh giá.
1.2.2 Các nghiên cứu về việc lựa chọn gói phần mềm nâng cấp
Nghiên cứu của nhóm tác giả David Roberts, Dr Aileen Cater-Steel, Prof Mark
Toleman (2006)
Nghiên cứu “Factors Influencing the Decisions of SMEs to Purchase
Software Package Upgrades” nhằm khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quyết định nâng cấp các gói phần mềm.
Nghiên cứu nhằm trả lời 2 câu hỏi:


(1) Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quyết định
nâng cấp các gói phần mềm?
(2) Mức độ các yếu tố xác định ảnh hưởng đến khả năng nâng cấp phần mềm
như thế nào?
Nghiên cứu kết hợp sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu định tính (phỏng
vấn) và định lượng (khảo sát), các dữ liệu thu thập được trình bày và phân tích. Sáu
yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến quyết định nâng cấp các gói phần mềm
tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa: đặc điểm kinh doanh/quản lý, sự đổi mới của
người quản lý (sáng tạo), lợi thế tương đối, ảnh hưởng bên ngoài, sự phức tạp của
quyết định mua hàng, và khả năng tương thích.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đổi mới của người quản lý (sáng tạo) có tác
động mạnh nhất đến quyết định nâng cấp các gói phần mềm tại các doanh nghiệp
nhỏ và vừa (33,4%), tiếp theo là lợi thế tương đối (3,7%), sự phức tạp của quyết
định mua hàng (2,4%). Trái ngược với những nghiên cứu trước đây và kết quả
phỏng vấn sơ bộ, các nhân tố cịn lại khơng cho thấy sự ảnh hưởng đối với quyết
định nâng cấp phần mềm kế toán. Nguyên nhân có thể do cỡ mẫu, lý thuyết nền
chưa phù hợp, thiếu nhân tố.
1.2.3 Các nghiên cứu về sự hài lịng đối với phần mềm kế tốn
Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)
“Accounting Software Selection and User Satisfaction Relevant Factors for

Decision Makers” được thực hiện với mục đích cung cấp cái nhìn sâu sắc về các
yếu tố và các đặc điểm quan trọng nhất đối với người dùng trong việc lựa chọn, giữ
lại, hoặc thay đổi các gói phần mềm kế tốn. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả
xác định các nhân tố và tính năng của phần mềm hiện tại mà người sử dụng hài lòng
nhất và lý do tại sao các doanh nghiệp thay đổi phần mềm đang sử dụng.
Nhóm tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát với tổng cộng 57 cá nhân tham
gia, đa số là những nhà kiểm soát, nhà quản lý, kế tốn, giám đốc tài chính, những
người có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc và 5 năm đảm nhiệm vị trí hiện tại.


Đối với vấn đề lựa chọn phần mềm kế toán, nhóm tác giả xác định 5 yếu tố
chính có tác động đến việc lựa chọn một phần mềm, bao gồm: chức năng / năng lực
(bao gồm linh hoạt / tuỳ biến), chi phí, khả năng tương thích, nhà cung cấp ổn định /
khả năng tồn tại, hỗ trợ từ nhà cung cấp. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả nhận định
người dùng dường như bị thu hút bởi một sản phẩm tuyệt vời, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu hơn là tìm đến một nhà cung cấp với hy vọng tìm thấy sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của họ. Tuy nhiên, nghiên cứu tồn tại một số hạn chế nhất định: mẫu khảo
sát khá nhỏ, kết quả khảo sát có thể cịn khơng phù hợp ở hiện tại.
Nghiên cứu của Elikai và cộng sự (2007)
Nghiên

cứu

“Accounting

Software

Selection

And


Satisfaction:

A

Comparative Analysis Of Vendor And User Perceptions” nhằm mục đích so sánh
nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng về các yếu tố quan trọng để xác định
xem liệu có sự tương đồng hoặc khơng tương đồng giữa nhận thức của nhà cung
cấp và người sử dụng đối với từng nhân tố, từ đó hỗ trợ rút ngắn khoảng cách về
nhận thức của người sử dụng và nhà cung cấp, góp phần cải thiện chất lượng phần
mềm và gia tăng sự hài lòng của người sử dụng.
Nhóm tác giả thơng qua khảo sát các nhà cung cấp phần mềm kế toán, xác
định nhận thức của nhà cung cấp về các yếu tố chính và các tính năng phần mềm
mà nhà cung cấp cho là quan trọng nhất trong việc phát triển các gói phần mềm. Kết
quả nghiên cứu được so sánh với dữ liệu về các nhân tố và đặc điểm quan trọng
nhất đối với người sử dụng khi lựa chọn phần mềm trong nghiên cứu nhóm tác giả
đã thực hiện trước đó (nghiên cứu Accounting Software Selection and User
Satisfaction Relevant Factors for Decision Makers).
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính năng / khả năng được nhà cung cấp và
người sử dụng đánh giá là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định lựa chọn phần
mềm. Yếu tố quan trọng tiếp theo là chi phí của phần mềm, có sự khác biệt về nhận
thức giữa nhà cung cấp và người sử dụng đối với các yếu tố còn lại. Nhà cung cấp
đánh giá các tiêu chí cịn lại theo thứ tự sau: sự hỗ trợ từ nhà cung cấp, sự ổn định /
khả năng tồn tại của nhà cung cấp, khả năng tương thích với các phần mềm và hệ


thống khác, và cuối cùng là nhóm nhân tố khác. Trong khi đó, người sử dụng đánh
giá tiêu chí quan trọng thứ ba là khả năng tương thích với các phần mềm và hệ
thống khác, tiếp theo lần lượt là sự ổn định / khả năng tồn tại của nhà cung cấp, sự
hỗ trợ từ nhà cung cấp và nhóm nhân tố khác. Nhóm tác giả thể hiện sự khác nhau

chi tiết trong từng nhân tố giữa nhận thức của nhà cung cấp và người sử dụng trong
kết quả nghiên cứu.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế điển hình vốn có trong
một nghiên cứu khảo sát. Dữ liệu các gói phần mềm cụ thể tại các doanh nghiệp bao
gồm trong mẫu khảo sát có thể khơng thể khái quát hết các gói phần mềm. Hơn nữa,
nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu trước đó, các gói phần mềm bao gồm
trong mỗi nghiên cứu là khơng giống nhau nên có thể có sự khác biệt.
1.3 Nhận xét
Qua tổng quan các nghiên cứu liên quan, có thể thấy rằng khá nhiều các
nghiên cứu về lĩnh vực này được thực hiện tại Việt Nam và trên thế giới. Tại Việt
Nam, các đặc điểm về kinh tế, quan điểm, luật pháp,…có những nét đặc trưng
riêng, các nhân tố tác động đến việc lựa chọn phần mềm kế tốn phù hợp tại các
DNNVV vì vậy cũng có những điểm khác biệt so với thế giới.
Hầu hết các nghiên cứu hiện khơng đi sâu vào nghiên cứu từng nhóm ngành
nghề hoặc từng đối tượng doanh nghiệp, vì vậy cần thiết nghiên cứu thêm về lĩnh
vực này, các nghiên cứu về chiều sâu, nghiên cứu chi tiết từng lĩnh vực cụ thể,
chẳng hạn như lĩnh vực thương mại, sản xuất, du lịch,…hoặc nghiên cứu về các
trường hợp lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho doanh nghiệp cụ thể.
Hơn nữa, môi trường kinh doanh, công nghệ liên tục thay đổi và phát triển,
nhu cầu về phần mềm kế toán tại các DNNVV ngày càng cao hơn. Theo đó, các
nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế tốn phù hợp cho doanh
nghiệp cũng có sự thay đổi nhất định, điểu này dẫn đến kết quả một số nghiên cứu
trước đây sẽ khơng cịn phù hợp so với thời điểm hiện tại. Thêm vào đó, cơng nghệ
thơng tin của Việt Nam nói một cách tự tin đã có sự phát triển mang tính đột phá, có


×