Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Lập kế hoạch quản lý dự án xây dựng một nhà máy sản xuất máy khuấy từ trường công nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN XUÂN LỘC

LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG MỘT NHÀ
MÁY SẢN XUẤT MÁY KHUẤY TỪ TRƯỜNG CÔNG
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Công Nghiệp
Mã số: 8520117

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền

PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Đường Võ Hùng

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Dương Quốc Bửu

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM, ngày 31 tháng 01 năm 2021


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. TS. Đỗ Thành Lưu (Chủ tịch)
2. TS. Đường Võ Hùng (Phản biện 1)
3. TS. Dương Quốc Bửu (Phản biện 2)
4. TS. Nguyễn Hữu Thọ (Thư kí)
5. PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền (Ủy viên)

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: TRẦN XUÂN LỘC

MSHV: 1970240


Ngày, tháng, năm sinh: 12/04/1993

Nơi sinh: Bình Thuận

Chun ngành: Kỹ Thuật Cơng Nghiệp

Mã số : 8520117

I. TÊN ĐỀ TÀI: Lập Kế Hoạch Quản Lý Dự Án Xây Dựng Một Nhà Máy
Sản Xuất Máy Khuấy Từ Trường Công Nghiệp Tại Việt Nam
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Xác định dự án

-

Thiết lập và điều độ mục tiêu dự án

-

Hoạch định thời gian, chi phí và nguồn nhân lực cho dự án.

-

Rút ngắn thời gian dự án và cân đối thời gian và chi phí

-


Quản lý đánh giá rủi ro và quy trình các thay đổi.

II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/09/2020

III.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/01/2021

IV.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền
PGS.TS Lê Ngọc Quỳnh Lam

Tp. HCM, ngày . . . . tháng 02 năm 2021
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO

TRƯỞNG KHOA CƠ KHÍ

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Lập Kế Hoạch Quản Lý Dự Án Xây Dựng Một Nhà Máy Sản Xuất
Máy Khuấy Từ Trường Cơng Nghiệp Tại Việt Nam” được hồn thành với sự giúp đỡ
tận tình của các thầy giáo, cơ giáo trường Đại học bách khoa - Đại học Quốc gia Hồ
Chí Minh, các đồng nghiệp, gia đình và sự nỗ lực của bản thân trong suốt quá trình

học tập và thực hiện luận văn.
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào
tạo Đại học và Sau đại học, khoa Cơ khí và các thầy giáo, cơ giáo trong trường đã tận
tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập chương trình cao
học tại trường.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền,
Đại học bách khoa - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ và
cung cấp cho em những kiến thức, tài liệu cần thiết để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp và người thân
đã tin tưởng, giúp đỡ, động viên, khích lệ em trong suốt q trình làm luận văn tốt
nghiệp. Do thời gian và kiến thức có hạn chắc chắn luận văn cũng không thể tránh
khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của q
Thầy, Cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM, tháng 01 năm 2021
Học viên

Trần Xuân Lộc

iii


TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Qua việc tìm hiều về cơ sở lý thuyết, phương pháp luận quản lý dự án và kiến
thức chuyên ngành đã học, luận văn đã xây dựng lập kế hoạch quản lý dự án xây dựng
nhà máy sản xuất máy khuấy từ trường công nghiệp của cơng ty cổ phần cơ khí dược
và thiết bị Sena Việt Nam triển khai trong đầu năm 2021 với nội dung sau:
 Xác định dự án
 Thiết lập và điều độ mục tiêu dự án
 Hoạch định thời gian, chi phí và nguồn nhân lực cho dự án.

 Rút ngắn thời gian dự án và cân đối thời gian và chi phí
 Quản lý đánh giá rủi ro và quy trình các thay đổi.

ABSTRACT
Through learning about the theoretical basis, project management methodology
and specialized knowledge learned, the thesis has built a project management plan to
build an industrial magnetic mixer factory of Sena Vietnam Pharmaceutical and
Equipment Joint Stock Company deployed in early 2021 with the following contents:
 Project identification
 Setting and moderating project goals
 Plan the time, cost and human resources for the project.
 Shorten project time and balance time and cost
 Manage risk assessment and process changes.

iv


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này của tự cá nhân tơi tìm hiểu, nghiên cứu dưới
sự hướng dẫn giúp đỡ của PGS.TS Đỗ Ngọc Hiền. Trong toàn bộ nội dung của luận
văn, những điều đã được trình bày hoặc là của chính cá nhân tơi hoặc là được tổng
hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn và chú thích đầy
đủ. Các số liệu được trích dẫn trong luận văn này là trung thực. Kết quả nghiên cứu
này không trùng với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố trước đây.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN.

Trần Xuân Lộc.


v


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ........................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN..................................................................... iv
SUMMARY ............................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi
MỤC LỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................x
MỤC LỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... xi
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................. xii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài.........................................................................................2
1.3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ....................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận ....................................................3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.......................................................3
1.6. Cấu trúc của luận văn ....................................................................................3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................4
2.1. Tổng quan về quản lý dự án ..........................................................................4
2.1.1.

Khái niệm quản lý dự án .....................................................................4

2.1.2.

Mục tiêu quản lý dự án ........................................................................4


2.1.3.

Nội dung quản lý dự án .......................................................................9

2.1.4.

Chu kỳ quản lý dự án.........................................................................11

2.2. Phương pháp luận trong quản lý dự án ........................................................14
2.2.1.

Hoạch định dự án...............................................................................14

2.2.2.

Phương pháp sơ đồ Gantt. .................................................................15

2.2.3.

Phương pháp sơ đồ CPM (Critical Path Method). ............................16

2.2.4.

Phương pháp sơ đồ PERT (Program evaluation and review

technique). .........................................................................................................21
2.2.5.

Mơ hình kinh doanh CANVAS. ........................................................23
vi



CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỰ
ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÁY KHUẤY TỪ TRƯỜNG ........28
3.1. Tổng quan kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty...................................28
3.1.1. Tổng quan công ty...................................................................................28
3.1.1.1 Công ty và ngành nghề kinh doanh ...................................................28
3.1.1.2. Quyền lợi và quyền sở hữu hợp pháp ..............................................28
3.1.1.3. Lịch sử công ty đến nay ...................................................................28
3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................28
3.1.2 Sản phẩm và dịch vụ ................................................................................29
3.1.2.1 Mô tả sản phẩm .................................................................................29
3.1.2.2. Đặc điểm và lợi ích ..........................................................................29
3.1.2.3. Đối thủ cạnh tranh ............................................................................30
3.1.2.4. Lợi thế cạnh tranh và rào cản để hội nhập .......................................30
3.1.2.5. Sự phát triển .....................................................................................30
3.1.3. Phân tích thị trường .................................................................................30
3.1.3.1. Quy mô thị trường ............................................................................30
3.1.3.2. Khách hàng mục tiêu........................................................................31
3.1.3.3. Xu hướng..........................................................................................31
3.1.3.4. Phân tích SWOT ..............................................................................31
3.1.4. Chiến lược và triển khai ..........................................................................32
3.1.4.1. Triết lý kinh doanh ...........................................................................32
3.1.4.2. Chiến lược internet ...........................................................................32
3.1.4.3. Chiến lược tiếp thị ............................................................................32
3.1.4.4. Chiến lược bán hàng ........................................................................33
3.1.4.5. Vận hành ..........................................................................................33
3.1.4.6. Mục tiêu ...........................................................................................35
3.1.5. Quản lý cơ cấu tổ chức ............................................................................36
3.1.5.1. Cơ cấu tổ chức..................................................................................36

3.1.5.2. Khả năng lãnh đạo............................................................................36
3.1.5.3. Thành viên hội đồng quản trị và cố vấn ...........................................36
vii


3.1.6. Kế hoạch tài chính...................................................................................37
3.2. Tổng quan kế hoạch dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy khuấy từ trường
37
3.2.1. Tầm nhìn và sứ mệnh của dự án .............................................................37
3.2.1.1. Tầm nhìn ..........................................................................................37
3.2.1.2. Sứ mệnh ...........................................................................................37
3.2.2. Dự tính vốn đầu tư cho dự án..................................................................37
3.2.3. Mơ hình kinh doanh Canvas dự án .........................................................38
3.2.4. Mục tiêu dự án ........................................................................................41
3.2.5. Xây dựng sơ đồ tổ chức trước, sau dự án và phương pháp giao việc. ....43
3.2.5.1 Sơ đồ tổ chức trước dự án .................................................................43
3.2.5.2 Sơ đồ tổ chức sau dự án ....................................................................44
3.2.6 Thiết kế bảng mơ tả cơng việc cho từng vị trí cụ thể. ..............................44
3.2.6.1 Khái niệm bản mô tả công việc .........................................................44
3.2.6.2. Vai trị của bản mơ tả cơng việc .......................................................45
3.2.6.3. Bản mô tả công việc (JD) của công ty .............................................46
CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT
MÁY KHUẦY TỪ TRƯỜNG................................................................................49
4.1. Xác định dự án ...............................................................................................49
4.1.1. Xác định phạm vi dự án: .........................................................................49
4.1.2. Thiết lập các ưu tiên của dự án ...............................................................49
4.2. Xây dựng cấu trúc dự án chi tiết - PSP ..........................................................50
4.3. Lập kế hoạch quản lý dự án ...........................................................................59
4.3.1. Hoạch định thời gian dự án .....................................................................59
4.3.2. Hoạch định nguồn lực dự án ...................................................................69

4.3.3. Hoạch định ngân sách cho dự án.............................................................71
4.4 Đánh giá tiến độ trong lập kế hoạch dự án......................................................74
4.5 Đánh giá phương án đẩy nhanh tiến độ dự án.................................................76
CHƯƠNG 5: QUẢN LÝ RỦI RO VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA DỰ ÁN ......79
4.1

Quản lý rủi ro dự án .....................................................................................80
viii


5.1.1. Nhận diện rủi ro ......................................................................................80
5.1.2. Phân tích rủi ro và tác động ảnh hưởng của nó. ......................................81
5.2 Quản lý các thay đổi của dự án ......................................................................85
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .....................................89
6.1 Kết luận ...........................................................................................................89
6.2 Hướng phát triển .............................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................90
PHỤ LỤC .................................................................................................................91

ix


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Các tình huống đánh đổi ............................................................................7
Bảng 3. 1 Máy móc thiết bị sản xuất .........................................................................34
Bảng 3. 2 Danh sách mục tiêu dự án ........................................................................41
Bảng 3. 3 Bảng theo dõi tiến độ mục tiêu dự án .......................................................42
Bảng 3. 4 Bản mô tả công việc tiêu chuẩn (JD) .......................................................47
Bảng 3. 5 Bản mô tả giám đốc dự án ........................................................................48
Bảng 4. 1 Ma trận ưu tiên .........................................................................................50

Bảng 4. 2 Bản mô tả chi tiết cho từng ID..................................................................55
Bảng 4. 3 Bảng kế hoạch quản lý nguồn lực theo kế hoạch .....................................56
Bảng 4. 4 Bảng kết quả chi phí và ngày công qua từng giai đoạn của dự án ..........58
Bảng 4. 5 Bảng kết quả chi phí vận hành và số nhân viên trong 1 năm ...................58
Bảng 4. 6 Phân bổ thời gian và thứ tự công việc ......................................................60
Bảng 4. 7 Xác định kế hoạch thời gian cho từng gói cơng việc................................61
Bảng 4. 8 Cơng tác găng của dự án ..........................................................................67
Bảng 4. 9 Công tác không găng của dự án ...............................................................68
Bảng 4. 10 Hoạch định kế hoạch nhân sự cho dự án ...............................................70
Bảng 4. 11 Hoạch định kế hoạch nhân sự cho dự án ...............................................72
Bảng 4. 12 Bảng phân bổ chi phí đâu tư dự án ........................................................73
Bảng 4. 13 Bảng tham số thời gian PERT ................................................................75
Bảng 4. 14 Chi phí rút ngắn cho các gói cơng việc ..................................................77
Bảng 4. 15 Bảng tóm tắt chi phí rút ngắn theo thời gian .........................................78
Bảng 5. 1 Thang điểm đánh giá mức độ nghiêm trọng rủi ro...................................82
Bảng 5. 2 Thang điểm đánh giá mức độ khả năng phát hiện rủi ro .........................83
Bảng 5. 3 Thang điểm đánh giá mức độ tần suất xảy ra rủi ro ................................84
Bảng 5. 4 Bảng yêu cầu thay đổi...............................................................................88

x


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Nhà máy sản xuất máy khuấy từ trường cơng nghiệp dự kiến ....................2
Hình 2. 1 Mối liên hệ giữa 4 yếu tố mục tiêu cơ bản của dự án .................................5
Hình 2. 2 Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả. ....................9
Hình 2. 3 Các lĩnh vực của quản lý dự án ................................................................11
Hình 2. 4 Chu kỳ hoạt động của dự án .....................................................................12
Hình 2. 5 Các bước hoạch định dự án [2] ................................................................15
Hình 2. 6 Sơ đồ mạng AON và AOA .........................................................................17

Hình 2. 7 Các thơng số sơ đồ mạng AOA. ................................................................18
Hình 2. 8 Thời gian dự trữ sơ đồ mạng AOA ............................................................19
Hình 2. 9 Biểu đồ phân phối BETA. ..........................................................................22
Hình 2. 10 Mơ hình kinh doanh Canvas ...................................................................27
Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức trước dự án .........................................................................43
Hình 3. 2 Sơ đồ tổ chức sau dự án ............................................................................44
Hình 4. 1 Cấu trúc kế hoạch dự án chi tiết ..............................................................50
Hình 4. 2 Cấu trúc mã ID dự án ..............................................................................51
Hình 4. 3 Cấu trúc dự án phân bổ theo ID ..............................................................52
Hình 4. 4 Cấu trúc dự án chi tiết - PSP ...................................................................53
Hình 4. 5 Sơ đồ gantt dự án ......................................................................................63
Hình 4. 6 Công cụ theo dõi tiến độ dự án .................................................................64
Hình 4. 7 Cấu trúc chi tiết sơ đồ mạng .....................................................................65
Hình 4. 8 Sơ đồ mạng PERT dự án ...........................................................................66
Hình 4. 9 Biểu đồ cân đối chi phí và thời gian rút ngắn ..........................................79
Hình 5. 1 Quy trình quản lý các thay đổi ..................................................................87

xi


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Ý nghĩa

1

GMP


Good Manufacturing Practice

2

HACCP

3

CE

Hazard Analysis Critical
Control Point
European Conformity

4

3A

Sanitary Standards

Tiêu chuẩn thực hành sản
xuất tốt
Phân tích mối nguy và điểm
kiểm sốt tới hạn
Hộ chiếu thương mại vào
thị trường EU
Chứng chỉ vệ sinh châu âu

5


PSP

Project Structure Planning

Cấu trúc dự án chi tiết

6

PERT

7

CPM

Program Evaluation and
Review Technique
Critical Path Method

Kỹ thuật ước lượng và đánh
giá dự án
Phương pháp đường găng

8

JD

Job Description

Mô tả công việc


9

ID

Identification

Mã nhận diện gói cơng việc

10

KRI

Key Result Indicator

11

EST

Earliest Start Time

Thước đo hiệu quả trọng
yếu nhân viên
Thời gian bắt đầu sớm nhất

12

EFT

Earliest Finishing Time


Thời gian kết thúc sớm nhất

13

LST

Late Start Time

14

LFT

Late Finishing Time

15

TB

Total Buffer

Thời gian bắt đầu muộn
nhất
Thời gian kết thúc muộn
nhất
Thời gian dự trữ

16

FB


Free Buffer

Thời gian rãnh

xii


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Các thiết bị khuấy trộn góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất của hệ thống
máy và thiết bị công nghệ. Ngồi ra, các thiết bị này cịn có vai trị quyết định trong
việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng đồng đều, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ
thuật và tạo ra các sản phẩm có chất lượng đặc biệt (thí dụ khơng có máy khuấy khơng
thể sản xuất được thủy tinh quang học). Chính vì thế mà các thiết bị khuấy trộn được
dùng nhiều trong cơng nghệ hóa học, công nghệ môi trường, công nghệ thực phẩm,
công nghệ dược phẩm, công nghệ luyện kim, công nghệ vật liệu xây dựng, công nghệ
chế biến nông lâm hải sản, công nghệ khai thác mỏ và nhiều ngành công nghệ khác
[1].
Công nghệ thiết bị khuấy trộn hiện nay chủ yếu là sử dụng các dạng máy khuấy
cơ học, nghĩa là cánh khuấy và động cơ khuấy được lắp trực tiếp với nhau nhờ kết
cấu cơ khí như trục, ổ bi, đệm, phốt cơ khí…Kiểu khuấy truyền thống mang lại nhiều
khó khăn trong lắp đặt, vận hành, bảo trì và mang hiệu quả thấp trong sản xuất. Chính
vì thế máy khuấy từ trường ra đời đã giải quyết được những khó khăn đó. Máy khuấy
từ trường sử dụng lực từ trường để kết nối cánh khuấy và động cơ khuấy gián tiếp
thông qua đáy bồn, nắp bồn hoặc thân bồn được hàn kín, mang lại rất nhiều lợi ích và
cải tiến cơng nghê khuấy trộn đạt tiêu chuẩn GMP.

Hiện nay, Việt Nam chưa có nhà máy nào sản xuất máy khuấy từ trường. Chỉ nhập
khẩu máy khuấy từ trường từ Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc… Giá mỗi sản phẩm rất
cao, nhưng nhu cầu sử dụng này càng tăng. Các nhà máy sản xuất đang dần chuyển
đổi sang sử dụng máy khuấy từ trường nên việc xây dựng nhà máy sản xuất máy
khuấy từ trường ở Việt Nam là rất cần thiết và là thị trường lớn hiện nay. Công ty cổ
phần cơ khí dược và thiết bị SENA Việt Nam đã chuẩn bị dự án xây dựng nhà máy
sản xuất máy khuấy từ trường tại Việt Nam trong đầu năm 2021.
Hầu hết các khó khăn mà dự án gặp phải là do thiếu kế hoạch hoặc kế hoạch không
phù hợp. Các kế hoạch cơng việc ban đầu của dự án đóng vai trị vơ cùng quan trọng
vời vì nó sẽ là nền tảng cho các lựa chọn nhân sự, lập ngân sách, lập tiến độ, quản lí
chất lượng và kiểm sốt. Do đó, lập kế hoạch dự án là vơ cùng cần thiết.
1


1.2.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là lập kế hoạch quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy
khuấy từ trường công nghiệp tại Việt Nam cụ thể:
 Xác định dự án, điều độ mục tiêu dự án.
 Ước tính thời gian, chi phí và nguồn nhân lực cho dự án.
 Xây dựng cấu trúc chi tiết và sơ đồ mạng dự án.
 Quản lý đánh giá rủi ro và quy trình các thay đổi.
 Rút ngắn thời gian dự án và cân đối thời gian và chi phí
1.3.

Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

 Phạm vi đối tượng nghiên cứu:

 Đề tài luận văn dựa vào lập kế hoạch quản lý dự án xây dựng nhà máy sản
xuất máy khuấy từ trường công nghiệp dự kiến của cơng ty cổ phần cơ khí
dược và thiết bị SENA Việt Nam trong đầu năm 2021.

Hình 1. 1 Nhà máy sản xuất máy khuấy từ trường công nghiệp dự kiến
 Giới hạn nghiên cứu đề tài:
 Các số liệu thu thập và tính tốn dựa theo kế hoạch dự kiến, khi đi vào triển
khai sẽ có thay đổi, điều chỉnh đúng với thực trạng dự án.
 Đề tài lập kế hoạch quản lý dự án dự kiến vào đầu năm 2021, nên việc kiểm
soát dự án chưa được thực hiện vì thiếu số liệu và thời gian tiến độ thực
hiện thực tế cũng như các tác động khác.

2


1.4.

Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận

Phương pháp nghiên cứu đề tài là dựa vào cơ sở lý thuyết, các phương pháp hổ
trợ lập kế hoạch và quản lý dự án.
 Thiết lập mục tiêu và bảng theo dõi mục tiêu dự án dự án.
 Phương pháp giao việc, tạo biểu mẫu mơ tả cơng việc.
 Mơ hình kinh doanh Canvas: thấy được tổng quan chiến lược của dự án.
 Áp dụng công cụ kỹ thuật trong việc lập kế hoạch quản lý dự án: xây dựng cấu
trúc dự án chi tiết (PSP), thiết lập sơ đồ mạng, phương pháp pert, kỹ thuật rút
ngắn tiến độ, kiểm soát chi phí và thời gian dự án.
 Tạo cơng cụ excel để dễ dàng theo dõi tiến độ dự án
 Phương pháp quản lý rủi ro và các thay đổi (FMEA), tạo quy trình thay đổi và
bảng mẩu thay đổi

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Lập ra kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất máy khuấy từ
trường công nghiệp đầu tiên ở Việt Nam. Quản lý được rủi ro, rút ngắn tiến độ, điều
độ quy trình thực hiện, giảm chi phí và nguồn lực khơng đáng có.
Ý nghĩa thực tiễn: dự án dự kiến triển khai tại quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí
Minh với diện tích 5000 m2 vào đầu năm 2021.
1.6.

Cấu trúc của luận văn

Nội dung của luận văn được trình bày trong sáu chương sau:
 Chương 1: Giới thiệu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận.
 Chương 3: Tổng quan kế hoạch kinh doanh công ty dự án xây dựng nhà máy
sản xuất máy khuấy từ trường công nghiệp đầu năm 2021.
 Chương 4: Lập kế hoạch quản lý dự án xây dựng nhà máy sản xuất máy khuấy
từ trường công nghiệp.
 Chương 5: Quản lý rủi ro và những thay đổi của dự án.
 Chương 6: Kết luận và kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.

Tổng quan về quản lý dự án

2.1.1. Khái niệm quản lý dự án

Quản lý dự án là gì? Cụ thể hơn, một dự án là gì? Đó là một nỗ lực tạm thời
được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ duy nhất hoặc kết quả.
Một dự án là tạm thời ở chỗ nó có một đầu ra được xác định và kết thúc trong
thời gian, và do đó xác định phạm vi và nguồn lực.
Và một dự án là độc đáo ở chỗ nó khơng phải là một hoạt động thường xuyên,
nhưng là một tập cụ thể các hoạt động được thiết kế để thực hiện một mục tiêu duy
nhất. Vì vậy, đội quản lý dự án thường bao gồm những người thường không làm việc
cùng nhau – đôi khi từ các tổ chức khác nhau và trên nhiều khu vực địa lý.
Các hoạt động của dự án phải được quản lý chuyên nghiệp để đảm bảo về thời
gian, về chi phí và về chất lượng theo các yêu cầu của tổ chức. Từ đó, quản lý dự án
là ứng dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để
thỏa mãn yêu cầu của dự án.
Kiến thức kỹ năng ở đây gồm 9 nội dung: Quản lý tổng thể, quản lý phạm vi,
quản lý thời gian, quản lý chi phí, quản lý chất lượng, quản lý nhân lực, quản lý thông
tin, quản lý rủi ro và quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán (Đấu thầu)
Các công cụ kỹ thuật nhằm hỗ trợ người quản trị dự án và nhóm dự án trong
nhiều khía cạnh của quản trị dự án. Các cơng cụ kỹ thuật có thể là: Tun bố dự án
(Project Charter), Báo cáo phạm vi dự án, Cơ cấu phân tách công việc (WBS), biểu
đồ GANTT, sơ đồ mạng (PERT), phân tích đường găng (CPM), dự kiến chi phí và
đánh giá chi phí thực hiện…
2.1.2. Mục tiêu quản lý dự án
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hồn thành các cơng việc dự
án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và
theo tiến độ thời gian cho phép. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ
với nhau và có thể biểu diễn theo công thức (2.1) sau:

4



𝐶 = 𝑓 (𝑃, 𝑇, 𝑆)

(2.1)

Trong đó:
C: Chi phí;
P: Mức độ hồn thành cơng việc (kết quả);
T: Yếu tố thời gian;
S: Phạm vi dự án.

Hình 2. 1 Mối liên hệ giữa 4 yếu tố mục tiêu cơ bản của dự án
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: chất lượng hồn
thành cơng việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án
tăng lên khi chất lượng dự án tăng (chất lượng tăng đòi hỏi tạm thời chi phí tăng
nhưng giảm rủi ro và chi phí sữa chữa dẫn đến giảm chi phí trong tương tai), thời gian
kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo
dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số
khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc
kém hiệu quả do công nhân mệt mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo…
làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi
phí lãi vay ngân hàng, bộ phận chi phí gián tiếp (chi phí hoạt động của văn phòng dự
án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do khơng
hồn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng.
5


Ba yếu tố: thời gian, chi phí và mức độ hồn thiện cơng việc có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án,
giữa các thời kỳ đối với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối

với mục tiêu này thường phải “hi sinh” một hoặc hai mục tiêu kia. Trong quá trình
quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án
là việc hi sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn mục tiêu kia trong điều kiện
thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các mục tiêu dài hạn
của quá trình quản lý dự án. Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì
khơng phải đánh đổi mục tiêu. Tuy nhiên, kế hoạch thực thi cơng việc dự án thường
có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau nên đánh
đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án. Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra
trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án. Ở mỗi giai đoạn
của q trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố quan trọng
nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh
đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
Đánh đổi mục tiêu phải luôn dựa trên các điều kiện hay các ràng buộc nhất
định. Bảng 2.1 trình bày các tình huống đánh đổi. Tình huống A và B là những tình
huống đánh đổi thường gặp trong quản lý dự án. Theo tình huống A, tại một thời điểm
chỉ có một trong ba mục tiêu cố định, trong tình huống B, có hai mục tiêu cố định,
cịn các mục tiêu khác thay đổi. Tình huống C là trường hợp tuyệt đối. Cả ba mục
tiêu đều cố định nên không thể đánh đổi hoặc cả ba mục tiêu cùng thay đổi nên cũng
không cần phải đánh đổi.

6


Bảng 1. 1 Các tình huống đánh đổi
Loại tình huống

Ký hiệu

A


B

C

Thời gian

Chi phí

Chất lượng

A1

Thay đổi

Cố định

Cố định

A2

Cố định

Thay đổi

Thay đổi

A3

Thay đổi


Cố định

Thay đổi

B1

Cố định

Thay đổi

Cố định

B2

Thay đổi

Cố định

Cố định

B3

Cố định

Cố định

Thay đổi

C1


Cố định

Cố định

Cố định

C2

Thay đổi

Thay đổi

Thay đổi

Cùng với sự phát triển và yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động quản lý dự
án, mục tiêu của quản lý dự án cũng thay đổi theo chiều hướng gia tăng về lượng và
thay đổi về chất. Từ ba mục tiêu ban đầu (thời gian, chi phí, mức dộ hồn thiện công
việc) hay tam giác mục tiêu với sự tham gia của các chủ thể gồm nhà đầu tư, nhà
thầu, nhà tư vấn đã được phát triển thành tứ giác, ngũ giác mục tiêu với sự tham gia
quản lý của Nhà nước.
Khi phân tích đánh đổi mục tiêu trong quản lý dự án, thường đi theo 6 bước
sau đây:
 Bước 1: Nhận diện và đánh giá khả năng xung khắc.
Ở bước này, nhà quản lý dự án sẽ xác định các tầm quan trọng của dự án cũng
như vai trò, ý nghĩa mà dự án đem lại sau khi hoàn thành. Đồng thời, nhà quản lý dự
án cũng xác định các mục tiêu lớn của dự án: hoàn thành dự án theo đúng yêu cầu về
chất lượng trong phạm vi ngân sách và đúng tiến độ thời gian cho phép. Từ đó sẽ đưa
ra đánh giá chung về khả năng xung khắc giữa các mục tiêu.
 Bước 2: Nghiên cứu các mục tiêu của dự án.
Từ những mục tiêu được xác định ở bước 1, nhà quản lý dự án sẽ rà soát các

mục tiêu trên nhiều phương diện, (thời gian, chi phí, chất lượng, an tồn, mơi trường)
xác định các yêu cầu cần được đảm bảo đối với các nhà đầu tư, nhà thầu cũng như
các cơ quan quản lý nhà nước.
7


 Bước 3: Phân tích mơi trường dự án và hiện trạng.
Phân tích ảnh hưởng của dự án tới mơi trường (cả môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế-xã hội). Đồng thời, đánh giá tính khả thi của dự án thông qua việc so
sánh hiện trạng của dự án với mục tiêu đã đề ra.
 Bước 4: Xác định các lựa chọn.
Trong q trình thực hiện, khơng phải dựa án nào cũng đảm bảo được tất cả
các mục tiêu, do đó, nhà quản lý sẽ dựa vào những yếu tố đã được xác định ở trên,
căn cứ mục tiêu hàng đầu của dự án cũng như tình hình cụ thể của dự án về tiến độ,
chất lượng…, để đưa ra các phương án đánh đổi mục tiêu hợp lý nhất.
 Bước 5: Phân tích và lựa chọn khả năng tốt nhất
Từ những phương án được xác định ở bước 4, nhà quản lý dự án bắt đầu phân
tích ưu, nhược điểm của từng phương án, đánh giá tính khả thi, đưa ra phương án lựa
chọn tốt nhất trong các phương án.
 Bước 6: Điều chỉnh kế hoạch dự án.
Sau khi đã xác định được phương án đánh đổi hợp lý, nhà quản lý dự án sẽ
điều chỉnh kế hoạch của dự án theo nhằm hoàn thành dự án theo đúng mục tiêu ban
đầu đã đề ra.
Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách
tốt nhất tất cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải đánh
đổi hay không đánh đổi mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt
nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự án như thể hiện trong hình 2.2.

8



Hình 2. 2 Mối quan hệ giữa ba mục tiêu: thời gian, chi phí và kết quả.
2.1.3. Nội dung quản lý dự án
Theo đối tượng quản lý, quản lý dự án bao gồm các nội dung như trong bảng
2.2. Quản lý dự án bao gồm chín lĩnh vực chính cần được xem xét nghiên cứu (theo
Viện Nghiên cứu Quản trị Dự án quốc tế – PMI) là:
 Lập kế hoạch tổng quan. Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình tổ
chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành
những công việc cụ thể và hoạch định một chương trình thực hiện những cơng việc
đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một
cách chính xác và đầy đủ.
 Quản lý phạm vi. Quản lý phạm vi dự án là việc xác định, giám sát việc
thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định cơng việc nào thuộc về dự án và
cần phải thực hiện, công việc nào nằm ngoài phạm vi của dự án.
 Quản lý thời gian. Quản lý thời gian là việc lập kế hoạch, phân phối và giám
sát tiến độ thời gian nhằm đảm bảo thời hạn hồn thành dự án. Nó chỉ rõ mỗi công
việc phải kéo dài bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn bộ dự án bao giờ
sẽ hoàn thành.

9


 Quản lý chi phí. Quản lý chi phí của dự án là q trình dự tốn kinh phí,
giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng cơng việc và toàn bộ dự án, là việc
tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thơng tin về chi phí.
 Quản lý chất lượng: Quản lý chất lượng dự án là quá trình triển khai giám
sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản
phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của chủ đầu tư.
 Quản lý nhân lực: Quản lý nhân lực là việc hướng dẫn, phối hợp những nỗ
lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hồn thành mục tiêu dự án. Nó cho

thấy việc sử dụng lực lượng lao động của dự án hiệu quả đến mức nào?
 Quản lý thông tin: Quản lý thơng tin là q trình đảm bảo các dịng thơng
tin thơng suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự án và với các
cấp quản lý khác nhau. Thơng qua quản lý thơng tin có thể trả lời ba câu hỏi: ai cần
thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng
cách nào?
 Quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là việc nhận diện các nhân tố rủi ro của dự
án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi
ro.
 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán: Quản lý hợp đồng và hoạt động
mua bán của dự án là quá trình lựa chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương
lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết
bị, dịch vụ… cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này nhằm giải quyết vấn đề: bằng
cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài?
Tiến độ cung, chất lượng cung ra sao?

10


Quản lý dự án

Lập kế hoạch tổng quan
 Lập kế hoạch
 Thực hiện kế hoạch
 Quản lý những thay đổi

Quản lý phạm vi
 Xác định phạm vi dự án
 Lập kế hoạch phạm vi
 Quản lý thay đổi phạm vi


Quản lý thời gian
 Xác định cơng việc
 Dự tính thời gian
 Quản lý tiến độ

Quản lý chi phí
 Lập kế hoạch nguồn lực
 Tính tốn chi phí
 Lập dự tốn
 Quản lý chi phí

Quản lý chất lượng
 Lập kế hoạch chất lượng
 Đảm bảo chất lượng
 Quản lý chất lượng

Quản lý nhân lực
 Lập kế hoạch nhân lực, tiền lương
 Tuyển dụng, đào tạo
 Phát triển nhóm

Quản lý thơng tin
 Lập kế hoạch quản lý thông tin
 Xây dựng kênh và phân phối thông tin
 Báo cáo tiến độ

Quản lý hoạt động cung ứng, mua bán
 Kế hoạch cung ứng
 Lựa chọn nhà cung, tổ chức đấu thầu

 Quản lý hợp đồng, tiến độ cung ứng

Quản lý rủi ro dự án
 Xác định rủi ro
 Đánh giá mức độ rủi ro
 Xây dựng chương trình, quản
lý rủi ro đầu tư

Hình 2. 3 Các lĩnh vực của quản lý dự án
2.1.4. Chu kỳ quản lý dự án
Dự án là một thực thể thống nhất, thời gian thực hiện dài và có độ bất định
nhất định nên các tổ chức, đơn vị thường chia dự án thành một số giai đoạn để quản
lý thực hiện. Mỗi giai đoạn được đánh dấu bởi việc thực hiện một hoặc nhiều công
việc. Tổng hợp các giai đoạn này được gọi là chu kỳ của dự án. Chu kỳ dự án xác
định thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời hạn thực hiện dự án. Chu kỳ dự án
xác định những công việc nào sẽ được thực hiện trong từng pha và ai sẽ tham gia thực
hiện. Nó cũng chỉ ra những cơng việc nào còn lại ở giai đoạn cuối sẽ thuộc và không
thuộc phạm vi dự án. Thông qua chu kỳ dự án có thể nhận thấy một số đặc điểm:
 Thứ nhất, mức chi phí và yêu cầu nhân lực thường là thấp khi mới bắt đầu
dự án, tăng cao hơn vào thời kỳ phát triển, nhưng giảm nhanh chóng khi dự án bước
vào giai đoạn kết thúc.

11


 Thứ hai, xác suất hoàn thành dự án thành cơng thấp nhất và do đó độ rủi ro
là cao nhất khi bắt đầu thực hiện dự án. Xác suất thành công sẽ cao hơn khi dự án
bước qua các giai đoạn sau.
 Thứ ba, khả năng ảnh hưởng của chủ đầu tư tới đặc tính cuối cùng của sản
phẩm dự án và do đó tới chi phí là cao nhất vào thời kỳ bắt đầu và giảm mạnh khi dự

án được tiếp tục trong các gian đoạn sau sau.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể phân chia chu kỳ dự án thành nhiều giai
đoạn khác nhau. Chu kỳ của một dự án sản xuất công nghiệp thông thường được chia
thành 4 giai đoạn như đã trình bày trong hình 2.2.

Hình 2. 4 Chu kỳ hoạt động của dự án
 Giai đoạn xây dựng ý tưởng
Xây dựng ý tưởng dự án là việc xác định bức tranh toàn cảnh về mục tiêu, kết
quả cuối cùng và phương pháp thực hiện kết quả đó. Xây dựng ý tưởng dự án được
bắt đầu ngay khi dự án bắt đầu hình thành. Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu, đánh
giá độ rủi ro, dự tính nguồn lực, so sánh lựa chọn dự án… là những công việc được
triển khai và cần được quản lý trong giai đoạn này. Quyết định chọn lựa dự án là

12


×