Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà lạt​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA
CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TỐN – BẰNG CHỨNG
THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN
CHÍNH SÁCH KẾ TỐN – BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN
MÃ SỐ: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ KIM CÚC



Thành phố Hồ Chí Minh - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế tốn –
Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt” do
chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn
đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2016
Tác giả

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do thực hiện đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 3

3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
5.1. Phương pháp định tính.................................................................................. 4
5.2. Phương pháp định lượng............................................................................... 5
6. Đóng góp của luâ ̣n văn ...................................................................................... 5
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TỐN
CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................ 7
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 14
1.3. Khe hổng nghiên cứu và điể m mới của luâ ̣n văn ........................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 19


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KẾ TỐN CỦA DOANH NGHIỆP ............. 20
2.1. Tổng quan về chính sách kế tốn và lựa chọn chính sách kế tốn ............. 20
2.1.1. Khái niệm chính sách kế tốn và lựa chọn chính sách kế tốn.................. 20
2.1.2. Vai trị của chính sách kế toán ................................................................. 24
2.1.2.1. Đối với các đối tượng bên trong doanh nghiệp ...................................... 24
2.1.2.2. Đối với các đối tượng ngoài doanh nghiệp ............................................ 24
2.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................... 24
2.1.4. Các văn bản quy định liên quan đến chính sách kế tốn hiện hành tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 26
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế tốn của Doanh
nghiệp ................................................................................................................... 27

2.2.1. Các nguồn thơng tin liên quan đến chính sách kế tốn ............................. 27
2.2.2. Nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng thông tin .............. 28
2.2.3. Mục tiêu của doanh nghiệp ...................................................................... 28
2.2.4. Đặc trưng của doanh nghiệp .................................................................... 30
2.2.5. Trình độ người làm kế tốn...................................................................... 31
2.2.6. Ngun tắc phản ánh trung thực và hợp lý của BCTC ............................. 32
2.3. Các lý thuyết liên quan đế n nghiên cứu ....................................................... 32
2.3.1. Lý thuyế t đại diện .................................................................................... 32
2.3.2. Lý thuyế t các bên liên quan ..................................................................... 35
2.3.3. Lý thuyết bất cân xứng thông tin ............................................................. 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 38
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 39
3.1. Khung nghiên cứu áp dụng .......................................................................... 39
3.2. Các phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .......................................................... 41
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ....................................................... 42
3.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo: Cronbach Alpha ..................................... 43
3.2.2.2. Kiểm định giá trị thang đo: Mơ hình EFA ............................................. 43


3.2.2.3. Kiểm định tác động của nhiều biến độc lập vào một biến phụ thuộc: Mơ
hình hồi quy bội..................................................................................................... 45
3.3. Mơ hình nghiên cứu dự kiến ........................................................................ 46
3.4. Giả thiết nghiên cứu ..................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 51
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 52
4.1. Thực trạng lựa chọn chı́nh sách kế toán ta ̣i các doanh nghiêp̣ trên điạ bàn
thành phố Đà La ̣t hiêṇ nay .................................................................................. 52
4.2. Kết quả nghiên cứu định tính....................................................................... 54
4.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức ................................................................... 60

4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng.................................................................... 61
4.4.1. Kiểm định thang đo ................................................................................. 61
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập .................................. 64
4.4.2.1. Kiểm định tương quan biến KMO và Bartlett's cho biến độc lập ........... 64
4.4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập .................. 65
4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc .............................. 68
4.4.3.1. Kiểm định tương quan biến KMO và Bartlett's cho biến phụ thuộc ....... 68
4.4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc .............. 69
4.5. Phân tích hồi quy .......................................................................................... 71
4.5.1. Kiểm tra sự phù hợp của giả định ............................................................ 71
4.5.1.1 Phân tích tương quan ............................................................................. 71
4.5.1.2. Kiểm định giả định phân phối chuẩn phần dư ....................................... 73
4.5.1.3. Kiểm định giả định sự vắng mặt của tương quan chuỗi ......................... 74
4.5.1.4. Kiểm định giả định phương sai của phần dư khơng đổi ......................... 74
4.5.2. Kết quả phân tích hồi quy bội .................................................................. 75
4.5.2.1. Kiểm định hệ số hồi quy ....................................................................... 76
4.5.2.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình .............................................. 78
4.6. Bàn luận về kế t quả nghiên cứu ................................................................... 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 82


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 83
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 83
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 84
5.2.1. Đối với Doanh nghiê ̣p ............................................................................. 84
5.2.2. Đố i với các cơ quan ban hành pháp luâ ̣t ................................................... 87
5.2.3. Đố i với các bên có liên quan .................................................................... 88
5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHU ̣ LỤC 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

PHỤ LỤC 2: MẪU BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN VỀ CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP THAM GIA KHẢO SÁT


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Việt
Từ viết tắt

Từ gốc

BCTC

Báo cáo tài chính

CSKT

Chính sách kế tốn

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GTGT

Giá trị gia tăng

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


TSCĐ

Tài sản cố định

2. Các chữ viết tắt có nguồn gốc tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ gốc tiếng Anh

Từ gốc theo nghĩa Tiếng Việt

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

IAS

International Accounting Standard

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB

International Accounting Standards Hội đồng chuẩn mực kế toán
Board

IFRS


quốc tế

International Financial Reporting Chuẩn mực về lập báo cáo tài
Standards

chính quốc tế

IRS

The Internal Revenue Service

Sở thuế vụ

MLR

Multiple Linear Regression

Mơ hình hồi quy bội

SPSS

Statistical Package for the Social Bộ chương trình thống kê khoa

VAS

Sciences

học xã hội


Vietnam Accounting Standard

Chuẩn mực kế toán Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng thang đo các biến .......................................................................... 47
Bảng 4.1. Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia về các thang đo biến phụ thuộc .......... 54
Bảng 4.2. Bảng thang đo biến phụ thuộc................................................................ 55
Bảng 4.3. Bảng tổng hợp ý kiến chuyên gia về các thang đo biến độc lập .............. 56
Bảng 4.4. Bảng thang đo các biến độc lập.............................................................. 58
Bảng 4.5. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo .................................... 61
Bảng 4.6. Bảng kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Đặc trưng lần 2 ................. 63
Bảng 4.7. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho biến độc lập ................. 64
Bảng 4.8. Bảng kết quả nhân tố và phương sai trích cho biến độc lập .................... 66
Bảng 4.9. Bảng ma trận nhân tố đã quay của biến độc lập ..................................... 67
Bảng 4.10. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett's cho biến phụ thuộc ........... 69
Bảng 4.11. Bảng kết quả nhân tố và phương sai trích cho biến phụ thuộc .............. 70
Bảng 4.12. Bảng ma trận nhân tố của biến phụ thuộc............................................. 71
Bảng 4.13. Kết quả phân tích tương quan .............................................................. 72
Bảng 4.14. Bảng tóm tắt mơ hình hồi quy .............................................................. 74
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định hệ số hồi quy .......................................................... 77
Bảng 4.16. Kết quả phân tích phương sai ANOVA a............................................... 78

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Các bên liên quan đến cơng ty theo nghĩa hẹp ........................................ 36
Hình 4.1. Biểu đồ tần suất phần dư chuẩn hóa Histogram ...................................... 73
Hình 4.2. Đồ thị Scatter plot phân phối của phần dư hồi quy chuẩn hóa ................ 75

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn ............................................................ 40
Sơ đồ 3.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.................................................................. 47
Sơ đồ 4.1. Mơ hình nghiên cứu chính thức ............................................................ 60
Sơ đồ 5.1. Quy trình lựa chọn và xây dựng chính sách kế tốn cho doanh nghiệp .. 86


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do thực hiện đề tài
Năm 2014, Bộ Tài chính ban hành thơng tư 200/2014/TT-BTC về chế độ kế
toán doanh nghiệp Việt Nam. Điểm nổi bật của thơng tư 200/2014/TT-BTC ngồi
các thay đổi về tài khoản kế tốn, thơng tư quy định cụ thể các nội dung doanh
nghiệp cần trình bày trong các Báo cáo tài chính (BCTC), đặc biệt là bản thuyết
minh BCTC. Liên quan đến chính sách kế tốn (CSKT), thơng tư 200/2014/TTBTC quy định ngồi các thơng tin về Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh
thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; Lãi, lỗ và phân chia
kết quả kinh doanh; Các luồng tiền thì doanh nghiệp cịn phải cung cấp các thơng
tin khác trong “Bản thuyết minh BCTC” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã
phản ánh trên các BCTC và các CSKT đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, lập và trình bày BCTC. Thơng tư 200/2014/TT-BTC cũng liệt kê rõ các
CSKT áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục
và các CSKT áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt
động liên tục.
Tuy nhiên, tại điều 1 của Thông tư 200/2014/TT-BTC lại quy định “Thông tư
này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi
thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế
độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của
Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của
mình”. Như vậy trong năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015, các doanh

nghiệp vừa và nhỏ được phép tiếp tục áp dụng chế độ kế toán theo quyết định
48/2006/QĐ-BTC nhưng cũng được phép áp dụng chế độ kế tốn theo thơng tư
200/2014/TT-BTC. Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ Tài chính vừa ban hành thông
tư số 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và
vừa thay thế quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, được biên soạn trên tinh thần sửa đổi


2

những hạn chế của quyết định 48/2006/QĐ-BTC và xây dựng, điều chỉnh dựa trên
nền của chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC,
được áp dụng từ ngày 01/01/2017. Về đối tượng áp dụng, Thông tư 133/2016/TT –
BTC quy định Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán
doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của
Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo
cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài
chính. Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế tốn doanh nghiệp nhỏ và
vừa theo Thơng tư này thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thơng báo lại
cho cơ quan Thuế.
Có thể thấy các quy định về chế độ kế toán hiện nay tập trung về các hướng dẫn
nhằm nâng cao tính minh bạch của các thông tin trên BCTC. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trong và ngoài nước trước đây liên quan đến vấn đề lựa chọn CSKT của doanh
nghiệp như nghiên cứu của Szilveszter Fekete (2010), C. Bryan Cloyd và đồng sự
(1996), Colin. R. Dey và đồng sự (2007), Holthausen và Leftwich (1983), Steven C.
Hall Laurie (2004), Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015), Nguyễn Hồng Hà (2015),
Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh (2014) cho thấy rằng các yêu
cầu về thơng tin hữu ích trên BCTC của doanh nghiệp khơng phải là nhân tố duy
nhất được các doanh nghiệp xem xét khi lựa chọn CSKT mà việc lựa chọn chính
sách kế tốn của doanh nghiệp cịn bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như thuế thu
nhập doanh nghiệp, mức vay nợ, giá trị cổ phiếu…

Theo số liệu công bố của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Lâm Đồng, Đến ngày
31/10/2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh còn pháp nhân trên địa bàn
có 6.334 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 57.571 tỷ đồng; tổng số đơn vị trực
thuộc trên địa bàn toàn tỉnh là 2.487 đơn vị. Trong đó, riêng 10 tháng đầu năm
2016, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có
778 doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy, các doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh Lâm
Đồng nói chung, trong đó có thành phố Đà Lạt hầu hết là doanh nghiệp mới thành
lập, quy mô chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ tập trung vào các


3

lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ. Để giúp các doanh nghiệp tại Đà Lạt lựa chọn
CSKT đảm bảo nhu cầu cung cấp thơng tin kinh tế tài chính phục vụ quản lý, phù
hợp với quy mô của công ty, chỉ phí bỏ ra hợp lý, tránh lãng phí, quá tải thông tin
hoặc không đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cung cấp thông tin, các doanh
nghiệp cần có cơ sở trả lời cho các câu hỏi lựa chọn CSKT bị ảnh hưởng bởi các
nhân tố nào, các nhân tố đó có mức độ ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt là trong bối
cảnh chuyển giao giữa các chế độ kế toán. Để nghiên cứu thực tế để tìm câu trả lời
cho vấn đề này, tác giả thực hiện luận văn nghiên cứu với đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế tốn – Bằng chứng thực nghiệm tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn
CSKT tại các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố
Đà Lạt hiện nay. Từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn
CSKT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn

CSKT của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp.
Kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đã tổng hợp đến sự lựa
chọn CSKT của các doanh nghiệp.
Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả lựa chọn CSKT đối với các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy các nhân tố nào ảnh hưởng
đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp?


4

Câu hỏi 2: Dữ liệu thực nghiệm tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà
Lạt hiện nay có phù hợp với mơ hình các nghiên cứu trước đây đã thực hiện và mức
độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các doanh
nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt hiện nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Kiến nghị nào có thể đề xuất đối với các Doanh nghiệp, cơ quan ban
hành pháp luật, chính sách và các bên có liên quan áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
lựa chọn CSKT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, từ đó
nâng cao chất lượng trình bày thơng tin trên BCTC?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Giới hạn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ
sản xuất kinh doanh bình thường, kể cả doanh nghiệp mới thành lập, không nghiên
cứu các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực cơng, lĩnh vực tài chính tín dụng, chi
nhánh, cơng ty con. Luận văn tiếp cận theo các hướng dẫn về CSKT Việt Nam theo

thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC.
Về không gian nghiên cứu: Giới hạn các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, siêu
nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Về thời gian nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu, khảo sát và thu thập dữ liệu
năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu
định lượng.
5.1. Phương pháp định tính
Mơ tả và tổng hợp nội dung các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây liên
quan đến nội dung nghiên cứu.


5

Tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Phác thảo bảng câu hỏi phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn CSKT của các doanh nghiệp, từ đó phác thảo các thang đo
cho các nhân tố.
5.2. Phương pháp định lượng
Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, trong đó
mức độ [1] là Rất không đồng ý và mức độ [5] là Rất đồng ý.
Tiến hành khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt theo
phương pháp chọn mẫu xác suất.
Sử dụng kỹ thuật phân tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá và
phân tích hồi quy trong phần mềm SPSS 22 để đưa ra mơ hình các nhân tố ảnh hưởng.
6. Đóng góp của luâ ̣n văn
Kết quả nghiên cứu thực nghiê ̣m của luận văn đưa ra bằ ng chứng thực nghiê ̣m
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chıń h sách kế toán của doanh nghiê ̣p ta ̣i
thành phố Đà Lạt hiê ̣n nay.

Luận văn đóng góp một số kiến nghị đối với các Doanh nghiệp, cơ quan ban
hành pháp luật, chính sách và các bên có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả lựa
chọn CSKT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, từ đó nâng
cao chất lượng trình bày thơng tin trên BCTC.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo thì nội dung chính
của luận văn nghiên cứu gồm có 05 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đế n các nhân tố ảnh hưởng đến
việc lựa chọn chính sách kế tốn của doanh nghiệp.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính
sách kế tốn của doanh nghiệp.
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu.


6

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH
KẾ TỐN CỦA DOANH NGHIỆP

Trong chương 1, tác giả trình bày những nội dung chính của các nghiên cứu
trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn CSKT của doanh nghiệp. Từ tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài
nước, tác giả tìm ra những nội dung chưa được nghiên cứu để đưa vào luận văn

cũng như làm cơ sở cho các chương tiếp theo của luận văn.
1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Liên quan đến nghiên cứu về các hê ̣ quả kinh tế từ sự lựa cho ̣n các kỹ thuâ ̣t và
chuẩ n mực kế toán mang tính bắ t buộc và tự nguyê ̣n có bài nghiên cứu “Hệ quả
kinh tế của lựa cho ̣n kế toán – Mối quan hê ̣ với viê ̣c ký kế t các hơ ̣p đồ ng và thực
hiê ̣n kiể m soát có giá tri”̣ đươ ̣c Holthausen và Leftwich thực hiê ̣n năm 1983, đăng
trên ta ̣p chı́ Journal of Accounting and Economics số 5, từ trang 77 đến trang 117.
Theo tác giả, lựa chọn kế tốn có những hê ̣ quả kinh tế nếu những thay đổi trong
các quy tắc đươ ̣c sử dụng để tính tốn số liệu kế tốn làm thay đổi sự phân bố dịng
tiền của các công ty hoă ̣c quyề n lơ ̣i của các bên sử dụng số liê ̣u kế toán cho viê ̣c ký
kế t hợp đồng hoặc ra quyết định.
Trong phầ n phân tıć h về các bằ ng chứng cho thấ y hê ̣ quả kinh tế của các lựa
cho ̣n kế toán, dựa trên các tài liê ̣u đã đươ ̣c ban hành, các tác giả đã cung cấ p mô ̣t hê ̣
thố ng phân loa ̣i dựa trên ba loa ̣i bằ ng chứng đó là sự lựa cho ̣n các kỹ thuâ ̣t kế toán,
hành vi vâ ̣n đô ̣ng hành lang và biể u quyế t các chuẩ n mực đươ ̣c đề xuấ t và ảnh
hưởng của các lựa cho ̣n kế toán lên giá cổ phiế u. Các tác giả cũng đã tóm tắ t tıń h
thố ng nhấ t của các bằ ng chứng thông qua các nghiên cứu cũng như phân tıć h ha ̣n
chế của các nghiên cứu. Cu ̣ thể về dự đoán các lựa cho ̣n kỹ thuâ ̣t kế toán, các tác giả
đã tổ ng hơ ̣p các lựa cho ̣n kế toán tự nguyê ̣n đươ ̣c xem là biế n phu ̣ thuô ̣c bao gồ m
phương pháp khấ u hao, xử lý laĩ , đánh giá hàng tồ n kho, xử lý tıń du ̣ng thuế đầ u tư,


8

chi phı́ thăm dò dầ u khı,́ trơ ̣ cấ p phải trả không lâ ̣p quy,̃ danh mu ̣c các phương pháp
đươ ̣c lựa cho ̣n (khấ u hao, hàng tồ n kho, tıń du ̣ng thuế , đầ u tư và phân bổ trơ ̣ cấ p).
Các biế n đô ̣c lâ ̣p gồ m các biế n đa ̣i diê ̣n cho chi phı́ ký kế t và giám sát hơ ̣p đồ ng bao
gồ m đòn bẩ y, có sẵn kế hoa ̣ch bồ i thường quản lý gắ n với lơ ̣i nhuâ ̣n kế toán, tỷ lê ̣
khả năng trả laĩ , đô ̣ lê ̣ch từ các ràng buô ̣c chia cổ tức, kiể m soát của ban giám đố c
và chủ sở hữu đố i với công ty và các biế n đa ̣i diê ̣n cho tầ m nhıǹ chıń h tri ̣ bao gồ m

kıć h thước, tỷ lê ̣ tâ ̣p trung, mức đô ̣ vố n và rủi ro hê ̣ thố ng.
Kiểm chứng thực nghiê ̣m về hệ quả kinh tế cho thấy có mố i liên hê ̣ giữa lựa
chọn kỹ thuâ ̣t kế toán và quy mô doanh nghiê ̣p, đa ̣i diê ̣n cho tầ m nhıǹ chıń h tri ̣ và
đòn bẩ y, đa ̣i diê ̣n cho các chi phı́ ký kế t hơ ̣p đồ ng. Giả thuyế t đă ̣t ra là các công ty
phải đố i mă ̣t với chi phı́ ký kế t và giám sát hơ ̣p đồ ng cao sẽ lựa cho ̣n các kỹ thuâ ̣t
kế toán để tăng lợi nhuận được báo cáo còn các cơng ty có tầ m nhıǹ chıń h trị cao sẽ
lựa chọn các kỹ thuâ ̣t làm giảm lợi nhuận được báo cáo. Một vài nghiên cứu trước
đây cũng chỉ ra rằ ng dù tỷ suất lợi nhuận chi phố i báo cáo trên cơ sở tài sản, đươ ̣c
điều chỉnh theo công suất cao hơn chi phối báo cáo dựa trên các cơ sở khác, phù
hợp với giả thuyế t tỷ suất lơ ̣i nhuâ ̣n chi phố i viê ̣c lựa cho ̣n chıń h sách kế toán để
thở i phồng căn cứ tài sản, từ đó đa ̣t đươ ̣c giá cao hơn. Bên ca ̣nh đó, nghiên cứu lựa
chọn kỹ thuật kế toán trong các thỏa thuận vay tư nhân cho thấ y các quy tắ c đo
lường kế toán giới ha ̣n khả năng nhà quản lý báo cáo thu nhâ ̣p và số lươ ̣ng tài sản
cao hơn nế u dòng tiề n của công ty không tăng lên.
Tuy nhiên bài nghiên cứu cũng đã chı̉ ra ha ̣n chế đó là có rấ t ıt́ bằng chứng cho
thấ y quy mô doanh nghiê ̣p liên quan tới tầ m nhìn chıń h trị và đòn bẩ y liên quan đến
chi phı́ ký kế t hơ ̣p đồ ng.
Liên quan đến ảnh hưởng của “kế hoa ̣ch thưởng”1, các “hơ ̣p đồ ng nơ ̣”2 và các
“quy trıǹ h chıń h tri”̣ 3 đến sự lựa chọn CSKT có bài nghiên cứu “Lý thuyế t kế toán
tıć h cực: Viễn cảnh 10 năm” đươ ̣c Watts và Zimmerman thực hiê ̣n năm 1990, đăng
1

Bản gố c tiế ng Anh: bonus plans

2

Bản gố c tiế ng Anh: debt contract

3


Bản gố c tiế ng Anh: political process


9

trên ta ̣p chı́ The accounting review, Số 65, 1, từ trang 131 đế n trang 156. Nghiên
cứu tổ ng hơ ̣p hai loa ̣i kiể m đinh
̣ lý thuyế t đã đươ ̣c thực hiê ̣n đó là kiể m đinh
̣ giá cổ
phiế u và kiể m đinh
̣ lựa cho ̣n kế toán. Kiể m đinh
̣ giá cổ phiế u cho thấ y mô ̣t số thay
đổ i về giá liên quan đế n các thay đổ i kế toán bắ t buô ̣c, đă ̣c biê ̣t liên quan đế n kế
toán dầ u khı.́ Hầ u hế t các nghiên cứu về lựa cho ̣n kế toán đề u nỗ lực giải thıć h sự
lựa cho ̣n các phương pháp kế toán riêng biê ̣t như lựa cho ̣n phương pháp khấ u hao,
điề u này làm giảm sức ma ̣nh của các kiể m đinh
̣ vı̀ các nhà quản lý thường quan tâm
đế n sự kế t hơ ̣p nhiề u phương pháp ảnh hưởng như thế nào đế n thu nhâ ̣p thay vı̀ ảnh
hưởng của chı̉ mô ̣t phương pháp cu ̣ thể . Các tác giả cho rằ ng hầ u hế t các nghiên cứu
lựa cho ̣n kế toán sử du ̣ng kế t hơ ̣p bô ̣ ba tâ ̣p hơ ̣p biế n đó là các biế n đa ̣i diê ̣n cho sự
ưu tiên của nhà quản lý trong viê ̣c lựa cho ̣n phương pháp kế toán dưới ảnh hưởng
của các “kế hoa ̣ch thưởng”, các “hơ ̣p đồ ng nơ ̣” và các “quy trıǹ h chıń h tri”̣ trong đó
các biế n kế hoa ̣ch thưởng và hơ ̣p đồ ng nơ ̣ đươ ̣c sử du ̣ng vı̀ có thể quan sát đươ ̣c. Từ
đó ba giả thuyế t đă ̣c biê ̣t thường xuyên đươ ̣c kiể m đinh
̣ nhấ t là giả thuyế t kế hoa ̣ch
thưởng, giả thuyế t hơ ̣p đồ ng nơ ̣ trên vố n chủ sở hữu và giả thuyế t chi phı́ chıń h tri.̣
Giả thuyế t kế hoa ̣ch thưởng cho rằ ng các nhà quản lý của các công ty có các kế
hoạch thưởng sẽ sử dụng các phương pháp kế toán để tăng thu nhâ ̣p báo cáo trong
kỳ, từ đó làm tăng giá tri ̣ hiê ̣n ta ̣i khoản tiề n thưởng nế u ủy ban bồ i thường của hô ̣i
đồ ng quản trị không điều chỉnh các phương pháp đươ ̣c lựa cho ̣n. Tuy nhiên các

kiểm đinh
̣ ban đầ u cho thấ y giả thuyế t này không phù hơ ̣p trong nhiều trường hơ ̣p,
ví du ̣ như khi kế hoạch thưởng không phải động cơ để các nhà quản lý tăng thu
nhập. Trong trường hợp không có các thay đổ i kế toán mà thu nhâ ̣p dưới mức tố i
thiểu để được thưởng, gầ n như sẽ không đươ ̣c thưởng thı̀ nhà quản lý có xu hướng
giảm thu nhâ ̣p trong năm nay với mong đơ ̣i tăng thu nhâ ̣p và tiề n thưởng trong
những năm tới.
Giả thuyế t nơ ̣ trên vố n chủ sở hữu dự đoán rằ ng tỷ lê ̣ nơ ̣ trên vố n chủ sở hữu
của công ty càng cao thı̀ nhà quản lý càng có xu hướng sử du ̣ng các phương pháp kế
toán để tăng lơ ̣i nhuâ ̣n. Tỷ lê ̣ nơ ̣ trên vố n chủ sở hữu càng cao thı̀ các ràng buô ̣c
trong các thỏa thuâ ̣n nơ ̣ càng chă ̣t chẽ hơn. Các ràng buô ̣c thỏa thuâ ̣n nơ ̣ càng chă ̣t


10

chẽ thı̀ khả năng vi pha ̣m thỏa thuâ ̣n và các chi phı́ kỹ thuâ ̣t phát sinh càng cao hơn.
Các nhà quản lý thường thực hiê ̣n theo hướng cho ̣n các phương pháp kế toán để
tăng lơ ̣i nhuâ ̣n để giảm các ràng buô ̣c nơ ̣ và giảm các chi phı́ kỹ thuâ ̣t. Các bằ ng
chứng thực nghiê ̣m nhı̀n chung phù hơ ̣p với giả thuyế t này.
Giả thuyết chi phí chính tri ̣ dự đoán rằ ng các công ty lớn có xu hướng sử du ̣ng
các phương pháp kế toán giảm lơ ̣i nhuâ ̣n báo cáo hơn các công ty nhỏ. Quy mô
công ty là biến đại diện cho xu hướng chıń h tri.̣ Cơ sở cho lý thuyế t này là giả đinh
̣
các cá nhân phải chiụ tố n kém để đươ ̣c thông tin về viê ̣c liê ̣u lơ ̣i nhuâ ̣n kế toán có
thực sự đa ̣i diê ̣n cho lợi nhuâ ̣n đô ̣c quyề n và để hơ ̣p đồ ng với những người khác
trong quy trıǹ h chıń h tri ̣ để ban hành pháp luâ ̣t và các quy đinh
̣ nhằ m tăng lợi ıć h
của ho ̣. Các bằ ng chứng thực nghiệm nhıǹ chung phù hơ ̣p với lý thuyế t này.
Liên quan đến ảnh hưởng của thuế đến sự lựa chọn CSKT có bài nghiên cứu
“Viê ̣c sử du ̣ng lựa cho ̣n phương pháp kế toán tài chıń h để hỗ trơ ̣ tıǹ h tra ̣ng thuế tıć h

cực: Các công ty tư nhân và công ty niêm yế t” đươ ̣c Cloyd và các đồng sự thực hiê ̣n
năm 1996, đăng trên ta ̣p chí Journal of Accounting Research, Số 34, 1 từ trang 23
đế n trang 43. Nghiên cứu đề xuất rằng nếu sự phù hợp giữa phương pháp xử lý thuế
và kế toán tài chính là khơng rõ ràng và cơng ty đã lựa chọn một cách xử lý thuế
tích cực, để tăng khả năng Sở thuế vu ̣ (IRS) cho phép cách xử lý về thuế của cơng
ty thì nhà quản lý có thể lựa chọn một phương pháp kế tốn tài chính phù hợp với
lựa chọn thuế. Trong những trường hợp này, người quản lý sử dụng các phương
pháp kế toán tài chính để tăng số thuế tiết kiệm được và lưu chuyển tiền tệ dự kiến.
Trong nghiên cứu, các tác giả đã sử du ̣ng khảo sát qua thư điê ̣n tử để phỏng vấ n
các giám đố c tài chıń h doanh nghiê ̣p của các công ty sản xuấ t tư nhân và công ty
niêm yế t quy mô lớn và vừa ta ̣i Mỹ về mô ̣t tıǹ h huố ng ngắ n và đánh giá trên thang
Likert 9 điể m về mức đô ̣ ho ̣ đề xuấ t vố n hóa (1 điể m) hay ghi nhâ ̣n chi phı́ (9 điể m)
đố i với các chi phı́ nguyên vâ ̣t liê ̣u phát sinh để tu sửa cơ sở sản xuấ t trong công ty.
Những người đươ ̣c phỏng vấ n đươ ̣c thông báo rằ ng cơ quan thuế có xu hướng ghi
nhâ ̣n chi phı́ các khoản này và ho ̣ cũng đươ ̣c thông báo về niề m tin của giám đố c
thuế về khả năng công ty bảo vê ̣ thành công các khoản khấ u trừ thuế nế u bi ̣ bác bỏ


11

bởi IRS. Câu hỏi nghiên cứu cũng bao gồ m thông tin về quy mô, chıń h sách, kinh
nghiê ̣m kiể m toán thuế , thuế suấ t biên, tıǹ h tra ̣ng tài chıń h và hê ̣ thố ng bồ i thường
quản lý của công ty. Trong nghiên cứu, các tác giả giữ cố đinh
̣ giao dich
̣ và kiể m tra
cách thức các giám đố c tăng số thuế tiế t kiê ̣m đươ ̣c trong tıǹ h huố ng sự phù hơ ̣p
giữa các phương pháp kế toán tài chıń h và kế toán thuế là không rõ ràng và không
cầ n đươ ̣c tương đồ ng.
Kết quả nghiên cứu cho thấ y rằ ng các phương pháp kế toán đươ ̣c lựa cho ̣n cho
mu ̣c đıć h thuế có thể ảnh hưởng đến sự lựa cho ̣n chính sách kế tốn tài chính của

nhà quản lý. Cụ thể , các giám đốc tài chıń h của các công ty sản xuấ t quy mô lớn và
vừa khuyế n khıć h các phương pháp kế toán phù hơ ̣p với tıǹ h tra ̣ng thuế tıć h cực để
nỗ lực tăng khả năng bảo vê ̣ thành công tıǹ h tra ̣ng thuế trước IRS. Nhà quản lý
mong đợi sự phù hơ ̣p giữa phương pháp xử lý thuế và kế tốn tài chính sẽ tiế t kiê ̣m
số tiền thuế phải nộp và họ nỗ lực đạt được điều này thông qua các lựa cho ̣n kế toán
tài chıń h của ho ̣. Các giám đớ c cơng ty niêm ́ t ít lựa cho ̣n các phù hơ ̣p hơn là các
giám đố c công ty tư nhân, có thể là vı̀ ho ̣ phải đố i mặt với mức đô ̣ chi phı́ không
đươ ̣c thuế chấ p nhâ ̣n cao hơn làm cho thu nhập thấp hơn được báo cáo. Các chuyên
gia về thuế tin rằng khả năng bảo vê ̣ thành cơng tình tra ̣ng th́ tıć h cực được tăng
lên bởi các phù hơ ̣p, nghĩa là các công ty có thể tăng số thuế tiế t kiê ̣m đươ ̣c và dòng
tiền mong đợi thông qua các phù hơ ̣p giữa các phương pháp kế toán tài chıń h và
phương pháp kế toán thuế . Khi đó, các giám đớ c có xu hướng thay đở i các lựa cho ̣n
kế toán, ta ̣o điều kiê ̣n hơn cho các khoản chi phí khơng được th́ chấp nhâ ̣n liên
quan đế n lơ ̣i nhuâ ̣n thấp hơn đươ ̣c báo cáo.
Liên quan đến ảnh hưởng của các hợp đồng nợ với sự thay đổi CSKT có bài
nghiên cứu “Thay đổi chính sách kế toán và các hơ ̣p đồ ng nơ ̣” đươ ̣c Steven C. Hall
và Laurie S. Swinney thực hiê ̣n năm 2004, đăng trên báo Management Research
News, Số 27, vấ n đề 7, từ trang 34 đế n trang 48. Nghiên cứu của Steven C. Hall và
Laurie S. Swinney đi vào tìm hiểu lý do vì sao một số doanh nghiê ̣p lại tránh thay
đổi CSKT khi phải đối mặt với các chi phí vỡ nợ kỹ thuật.


12

Nghiên cứu đã tổng hợp các lý thuyết trước đó, trong đó định nghĩa vỡ nợ kỹ
thuật là sự vi phạm bất cứ điều khoản nào trong thỏa thuận cho vay mà khơng phải
là khơng thực hiện thanh tốn tiền lãi và tiền nợ gốc. Vỡ nợ kỹ thuật có thể do vi
phạm các điều khoản phủ định như hạn chế trả cổ tức hay phát sinh thêm nợ, tuy
nhiên các trường hợp này thường hiếm xảy ra mà hầu hết các trường hợp vỡ nợ kỹ
thuật là do vi phạm các điều khoản khẳng định thường dựa trên các số liệu kế tốn

như các giá trị rịng, vốn kinh doanh, địn bẩy, khả năng thanh tốn lãi, dịng tiền.
Từ các nghiên cứu trước đó, Steven C. Hall và Laurie S. Swinney đã phát triển hai
danh mục giả thuyết để giải thích các khác biệt về xử lý kế tốn đối với vỡ nợ kỹ
thuật của các doanh nghiê ̣p. Nhóm giả thuyết thứ nhất phát sinh từ quan điểm một
số doanh nghiê ̣p khơng có khả năng thực hiện các thay đổi kế tốn làm tăng thu
nhập. Nhóm giả thuyết thứ hai phát sinh từ quan điểm một số doanh nghiê ̣p khơng
có động lực thay đổi các phương pháp kế toán.
Kết quả nghiên cứu của Steven C. Hall và Laurie S. Swinney cho thấy rằng các
kiểm định thực nghiệm đều phù hợp với các lý thuyết trước đó, chỉ ra rằng các
doanh nghiê ̣p vỡ nợ thực hiện nhiều thay đổi kế toán hơn so với các doanh nghiê ̣p
không vỡ nợ, tuy nhiên các doanh nghiê ̣p đã từng bị vỡ nợ kỹ thuật có cách xử lý kế
toán khác nhau. Kết quả kiểm định thực nghiệp của các tác giả cũng cho thấy khả
năng thay đổi các CSKT của doanh nghiê ̣p và động lực thay đổi CSKT của doanh
nghiê ̣p giải thích cho sự khác nhau về cách xử lý kế toán của các doanh nghiê ̣p khi
bị vỡ nợ kỹ thuật. Các doanh nghiê ̣p vỡ nợ mà thực hiện các thay đổi CSKT khác
với các doanh nghiê ̣p vỡ nợ không thực hiện thay đổi CSKT về hai nhân tố quan
trọng. Thứ nhất, các doanh nghiê ̣p vỡ nợ không báo cáo các thay đổ i kế toán sử
du ̣ng nhiề u phương pháp tăng thu nhâ ̣p hơn so với các doanh nghiê ̣p thực hiê ̣n
chuyể n đổ i. Vı̀ các doanh nghiê ̣p vỡ nơ ̣ này sử du ̣ng các phương pháp kế toán tự do
hơn nên ıt́ có khả năng tác đô ̣ng đế n thu nhâ ̣p hơn. Thứ hai, các doanh nghiê ̣p vỡ nợ
không báo cáo các thay đổi kế toán gầ n đây thua lỗ nhiề u hơn các doanh nghiê ̣p vỡ
nơ ̣ thực hiê ̣n chuyể n đổ i. Các doanh nghiêp̣ vỡ nơ ̣ này thiế u đô ̣ng cơ thay đổ i
phương pháp kế toán vı̀ số thu nhâ ̣p tăng thêm sẽ không đủ để tránh vỡ nơ ̣ kỹ thuâ ̣t.


13

Liên quan đến tổng quan các yế u tố quyế t đinh
̣ đế n lựa cho ̣n kế toán có bài
nghiên cứu “Các yế u tố quyết đinh

̣ đến lựa cho ̣n kế toán ta ̣i Ai câ ̣p” đươ ̣c Colin
R.Dey và cộng sự thực hiê ̣n năm 2007, đăng trên ta ̣p chı́ The Journal of Applied
Accounting Research, Số 8, vấ n đề 3, từ trang 48 đế n trang 92.
Trong những năm gần đây, sự tách biệt ngày càng cao giữa việc sở hữu và
kiểm soát vốn tại các công ty ở Ai Cập được dự kiến có thể làm tăng các vấn đề
trung gian liên quan đến các quyết định quản lý. Bài nghiên cứu xem xét sự liên
quan đến BCTC tại Ai Cập của một số giả thuyết lý thuyết kế tốn tích cực đã được
thiết lập, cùng với một giả thuyết mới liên quan đến thuế. Các bằng chứng nghiên
cứu đưa ra phù hợp với các giả thuyết “tiền thưởng”, giả thuyết “nợ” và và giả
thuyết “thuế”.
Cụ thể, nghiên cứu của các tác giả kiểm định các giả thuyết sau: (1) Tại Ai Cập,
các nhà quản lý của các cơng ty có kế hoạch thưởng áp dụng các lựa chọn kế toán
tăng thu nhập hiện tại nhiều hơn các cơng ty khơng có kế hoạch thưởng; (2) Tại các
công ty ở Ai Cập, việc sử dụng các lựa chọn kế toán tăng thu nhập hiện tại liên quan
một cách tích cực đến địn bẩy; (3) Tại các công ty ở Ai Cập, các nhà quản lý với
các chương trình tiền thưởng áp dụng các phương pháp kế tốn tăng thu nhập hiện
tại mà khơng ảnh hưởng đến chi phí thuế nhiều hơn các phương pháp làm tăng cả
chi phí tính thuế.
Bài nghiên cứu đã kết hợp nhiều phương pháp phân tích dữ liệu như thống kê
mơ tả, phân tích đơn biến, phân tích đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tồn tại
các kế hoạch khuyến khích quản lý có liên quan tích cực đáng kể với các chính sách
về khấu hao và phương pháp đánh giá hàng tồn kho làm tăng thu nhập kế tốn.
Ngồi ra, một số bằng chứng cho thấy các địn bẩy của các cơng ty có liên quan tích
cực đến việc lựa chọn phương pháp khấu hao đường thẳng. Nghiên cứu cũng cho
thấy sự liên quan tích cực giữa kế hoạch thưởng và sự lựa chọn CSKT của các cơng
ty ở Ai Cập, và chỉ một số ít bằng chứng phù hợp với giả thuyết hợp đồng nợ liên
quan đến sự lựa chọn CSKT của các công ty. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng các


14


nhà quản lý sẽ thích các điều chỉnh mà khơng làm tăng các khoản thuế hơn là các
điều chỉnh tăng các chi phí này.
Mặc dù khơng trực tiếp phân tích nhưng nghiên cứu của các tác giả có thể suy
luận rằng động cơ của các nhà quản lý có thể ở một mức độ nào đó bị chi phối bởi
mơi trường thể chế, văn hóa, đạo đức và chính trị mà họ làm việc. Trong môi trường
chuyển dịch cơ chế nhanh chóng đến nền kinh tế định hướng thị trường, các nhà
quản lý ở Ai Cập được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng bởi những cân nhắc “hợp lý” về
lợi ích cá nhân của họ. Nghiên cứu cho thấy rằng động cơ của những nhà quản lý
trong nền kinh tế tư bản mới nổi có thể bị ảnh hưởng bởi các nhân tố tương tự như
ảnh hưởng đến hành vi quản lý trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã thành lập.
1.2. Các nghiên cứu trong nước
Liên quan đến nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại
các doanh nghiệp Việt Nam có nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Phương Hồng Nguyễn Thị Kim Oanh (2014), luận văn thạc sỹ của Huỳnh Thị Cẩm Nhung (2015)
và luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hồng Hà (2015)
Các tác giả Nguyễn Thị Phương Hồng và Nguyễn Thị Kim Oanh đã thực hiện
nghiên cứu về Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Thị trường - Tài
chính - Tiền tệ số 13.7.2014. Bài nghiên cứu của nhóm tác giả dựa trên quan điểm
việc lựa chọn chıń h sách kế toán bị chi phối bởi nhiều nhân tố và nhìn chung được
xem xét dựa trên các ảnh hưởng kinh tế4 mà các chính sách này mang lại.
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả bao gồm ba phần lớn. Phần đầu tiên nhóm tác
giả tổng hợp một số nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT trên thế giới, từ đó rút ra bảy nhân tố được chứng minh có ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn CSKT của một doanh nghiệp là Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp; Mức vay nợ; Khả năng vi phạm các hợp đồng vay nợ; Chính sách
thưởng dành cho nhà quản trị; Tình trạng niêm yết; Sự ổn định giữa các mức lợi
4

Từ gốc tiếng Anh: Economic consequences



15

nhuận; Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế tốn. Dựa vào việc
phân tích các cơng trình nghiên cứu của Watts và Zimmerman (1990), Cloyd et al.
(1996), Steven Young (1998), Steven và Laurie S. Swinney (2004), Christos Tzovas
(2006), nhóm tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc lựa chọn CSKT và kiểm định mơ hình này tại Việt Nam.
Phần thứ hai của bài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp định lượng
để kiểm định mơ hình đã đề xuất tại Việt Nam thơng qua bảng câu hỏi khảo sát các
đối tượng là kế toán viên và kiểm toán viên về bảy nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa
chọn CSKT được đưa ra trong mô hình đề xuất. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác
giả cho thấy có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT của doanh nghiệp tại
Việt Nam là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, mức vay nợ, tình trạng niêm yết
của doanh nghiệp, và sự ổn định giữa các mức lợi nhuận. Các nhân tố: Khả năng vi
phạm các hợp đồng vay nợ, chính sách thưởng dành cho nhà quản trị, và mức độ sử
dụng các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế tốn khơng được xem là có ảnh hưởng
đến việc lựa chọn CSKT tại các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả phân tích của
nhóm tác giả cũng cho thấy có sự thống nhất khá cao trong quan điểm của kế toán
viên và kiểm toán viên khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc lựa
chọn CSKT.
Phần thứ ba của bài nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng BCTC Việt Nam đối với các cơ quan quản lý Nhà nước; đối
với cơng ty kiểm tốn và đối với các đối tượng sử dụng BCTC.
Nhìn chung, bài nghiên cứu đã hệ thống được các nghiên cứu trên thế giới liên
quan đến vấn đề nghiên cứu cũng như đã xác định và đo lường tác động của các
nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên,
bài nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc thơng qua trị trung bình để xác định nhân tố
nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của doanh nghiệp Việt Nam và kiểm định t

về trung bình bằng nhau để kiểm định sự khác biệt trong quan điểm của kế toán
viên và kiểm toán viên về các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn CSKT của doanh


16

nghiệp Việt Nam. Bài nghiên cứu chưa thể hiện được mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố.
Trong luận văn thạc sỹ của Huỳnh Thị Cẩm Nhung với đề tài nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thực hiện năm 2015. Luận văn sử dụng phương
pháp nghiên cứu định lượng dựa trên các kỹ thuật phân tích thống kê mơ tả, phân
tích độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, và phân tích hồi quy. Mục
tiêu là tìm ra mối quan hệ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng chính sách
và chuẩn mực kế tốn của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Kết quả thực nghiệm dựa trên khảo sát 150 doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Luận văn thực hiện trên cơ sở Lý thuyết đại diện5, Lý thuyết bất cân xứng thơng
tin6, Lý thuyết chi phí chính trị7 và dựa trên việc phân tích các mục tiêu của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT tại doanh nghiệp bao gồm mục tiêu lợi
nhuận của doanh nghiệp, mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa trên các lý
thuyết trên và các nghiên cứu trước đây có liên quan, tác giả đã đưa ra các nhân tố
ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT bao gồm Chi phí thuế, Mức vay nợ, Khả năng
vi phạm các hợp đồng vay nợ, Chính sách thưởng dành cho nhà quản trị, Tình trạng
niêm yết, Mức độ sử dụng các hợp đồng liên quan các chỉ tiêu kế tốn, Quy mơ của
doanh nghiệp và Trình độ của kế tốn viên. Từ đó, tác giả thiết kế bảng câu hỏi
khảo sát 100 doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, xây dựng và
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thực hiện các phân tích.
Luận văn đã đưa ra được các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn chính sách kế
tốn của các doanh nghiệp nói chung dựa vào các lý thuyết và nghiên cứu trước

đây, từ đó điều tra thực nghiệm đối với các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng. Luận văn cũng đã sử dụng nhiều phương pháp phân tích như Phân
5

Từ gốc tiếng Anh: Agency theory.

6

Từ gốc tiếng Anh: Asymetric information

7

Từ gốc tiếng Anh: Political cost


×