Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Khảo sát câu đơn trong tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của hồ anh thái từ bình diện cấu trúc thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

KHẢO SÁT CÂU ĐƠN TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƢỜI RUNG
CHUÔNG TẬN THẾ CỦA HỒ ANH THÁI TỪ BÌNH DIỆN
CẤU TRÚC THƠNG TIN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣởi hƣớng dẫn:
PGS.TS. TRẦN VĂN SÁNG

Ngƣời thực hiện:
NGUYỄN THỊ SEN
(Khóa 2014 – 2018)

Đà Nẵng, tháng 05/201


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cám ơn đến trường Đại học Sư Phạm – Đại học
Đà Nẵng, đặc biệt là quý thầy cô trong khoa Ngữ văn đã ln tận tình giảng dạy,
giúp đỡ tơi trong thời gian qua để tơi có thể bổ sung kiến thức hồn thành khóa luận
này.
Đặc biệt tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trần
Văn Sáng đã hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô trong thư viện nhà trường đã tạo điều
kiện cho tơi có được những nguồn tài liệu cần thiết.
Lời cám ơn cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, anh chị, bạn bè,…


là nguồn động viên to lớn khích lệ tơi, là chỗ dựa tinh thần giúp tơi hồn thành luận
văn này.
Đề tài của chúng tơi chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến, bổ sung, giúp đỡ của Hội đồng bảo vệ, Qúy thầy cơ và tồn thể các bạn
sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2018.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Sen


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS.
Trần Văn Sáng, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa hề được cơng bố
dưới bất kì hình thức nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, đánh giá nhận xét được chính tác giả thống kê thu thập.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung tính khoa học trong cơng
trình này.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2018.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Sen


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1.

Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1


2.

Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2

3.

Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 2

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5

5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6

6.

Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 6

7.

Cấu trúc đề tài ..................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ..........8
1.1. Câu đơn và câu đơn từ bình diện cấu trúc thơng tin ............................................ 8
1.1.1. Khái niệm về câu đơn ...................................................................................................... 8
1.1.2.


Một số quan niệm về CTTT ..................................................................................... 12

1.1.3.

Khái niệm CTTT ......................................................................................................... 16

1.2.4. Khái niệm thông tin cũ (TTC), thông tin mới (TTM), tiêu điểm thông tin
(TĐTT) .......................................................................................................................................... 18
1.2.5. Dấu hiệu nhận biết TĐTT ............................................................................................. 21
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái và tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” ............ 27
1.2.1.

Tác giả Hồ Anh Thái .................................................................................................. 27

1.2.1.1.Cuộc đời .......................................................................................................................... 27
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương ............................................................................... 28
1.2.2.

Tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” ..................................................... 29

1.3.

Tiểu kết chương 1........................................................................................................ 30

CHƢƠNG 2. KHẢO SÁT CÂU ĐƠN TRONG TÁC PHẨM “CÕI NGƢỜI
RUNG CHUÔNG TẬN THẾ” CỦA HỒ ANH THÁI TỪ BÌNH DIỆN CẤU
TRÚC THƠNG TIN .................................................................................................. 32
2.1. Cấu trúc thơng tin lưỡng phân cơ sở và tiêu điểm thông tin ............................. 33
2.1.1.


Cấu trúc thông tin cơ sở - tiêu điểm (CS-TĐ) ..................................................... 33

2.1.2.

Cấu trúc thông tin tiêu điểm – cơ sở ...................................................................... 36

2.2. Cấu trúc thông tin xen kẽ cơ sở và tiêu điểm thông tin .................................... 39
2.2.1.

Cấu trúc thông tin cơ sở - tiêu điểm – cơ sở ........................................................ 39


2.2.2.

Cấu trúc thông tin tiêu điểm – cơ sở - tiêu điểm ................................................. 41

2.3. Cấu trúc thơng tin chỉ có tiêu điểm ................................................................... 42
2.3.1.

Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm là đề ..................................................................... 42

2.3.2.

Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm là thuyết ............................................................ 443

2.3.3.

Cấu trúc thơng tin có tiêu điểm là cấu trúc đề thuyết ........................................ 44

2.4.


Tiểu kết chương 2........................................................................................................ 46

CHƢƠNG 3. TIÊU ĐỂM THÔNG TIN VÀ GIÁ TRỊ BIẾU ĐẠT CỦA CÂU
ĐƠN TRONG TÁC PHẨM CÕI NGƢỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ ............. 47
3.1. TĐTT được đánh dấu bằng hình thức câu trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế ........................................................................................................... 47
3.2. Giá trị biểu đạt trong việc sử dụng hình thức câu đơn từ bình diện cấu trúc
thơng tin trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế ...................................... 49
3.3. Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 54
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
NGUỒN NGỮ LIỆU KHẢO SÁT


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTTT: Cấu trúc thông tin
CS: Cơ sở
TĐ: Tiêu điểm
TĐTT: Tiêu điểm thông tin
TTC: Thông tin cũ
TTM: Thông tin mới
CTCP: Cấu trúc cú pháp


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng
2.1


Tên bảng
Thống kê lời thoại theo vị
trí tiêu điểm

Trang
32

DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu hình

2.1
2.2
2.3
2.4

Tên hình

Trang

Câu đơn có TĐ đứng sau CS (CS – TĐ)

34

CTTT có tiêu điểm đứng trước cơ sở (TĐ-CS)

37

CTTT có tiêu điểm nằm giữa cơ sở (CS – TĐ

– CS)
CTTT có CS đứng giữa phần tiêu điểm (TĐ –

40
42

CS – TĐ)
2.5

CTTT có tiêu điểm là đề

43

2.6

CTTT có tiêu điểm là thuyết

44

2.7

Tiêu điểm là cấu trúc đề - thuyết

45


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Trong lĩnh vực ngơn ngữ, câu là vấn đề quan trọng của phân môn cú pháp
học, một phạm trù có ý nghĩa đặc biệt của ngữ pháp. Còn trong đời sống, câu được
xem là một phương tiện giao tiếp, phương tiện tạo văn bản. Câu có chức năng dùng
để thơng báo hay giải thích một vấn đề nào đó. Khi sử dụng các từ được sắp xếp lại
thành một câu, người ta muốn diễn đạt sao cho người khác hiểu được ý của mình.
Câu có thể là những câu đơn giản hay phức tạp và giữ những chức năng khác nhau.
Để làm tròn chức năng của mình, câu cịn được xếp vào các bình diện khác nhau
giúp con người dễ hiểu và sử dụng hơn. Chính vì thế, khi lựa chọn nghiên cứu câu
đơn trên bình diện cấu trúc thơng tin, chúng tơi hi vọng nó sẽ đóng góp cho việc con
người dựa trên đó để hình thành và biết sử dụng những cấu trúc câu phức tạp hơn.
Cấu trúc thông tin (CTTT) dùng để phân đoạn cấu trúc của câu theo vị thế
thông tin. Trong thời gian qua, CTTT đã được các nhà ngôn ngữ học thế giới lẫn
Việt ngữ học nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều góc độ, từ ngữ âm, ngữ pháp đến từ
vựng ngữ nghĩa, trong mối quan hệ với nhiều yếu tố ngồi ngơn ngữ như ngữ cảnh,
tiền giả định, kiến thức nền, tâm lí….Việc tìm ra cách để đánh dấu thông tin mới và
nhận diện thông tin mới sẽ góp phần khơng nhỏ để q trình giao tiếp đạt hiệu quả
cao.
Hồ Anh Thái, được đánh giá là một trong những nhà văn đã gây được tiếng
vang lớn trong văn học Việt Nam thời đương đại. Hồ Anh Thái tạo dấu ấn của mình
trong làng văn qua nhiều tác phẩm như: “Trong sương hồng hiện ra”; “Người đứng
một chân”; “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”; “Mười lẻ một đêm”;… Trong các
tác phẩm đó, tiểu thuyết “Cõi người rung chng tận thế” có thể coi là sự tổng hợp
sức sáng tạo của nhà văn về thế giới tư tưởng cũng như sự đa dạng, độc đáo về mặt
ngôn ngữ nghệ thuật chất văn cũng như ngôn ngữ và cách sử dụng câu, một thành
công lớn của nhà văn trong sự vận động của tư duy tiểu thuyết hiện đại giai đoạn
hiện nay. Với một giọng văn trẻ trung, tươi mới về đời sống thanh niên, sinh viên
với những cuộc phiêu lưu, những khát khao khám phá đời sống, những tác phẩm


2


của ơng đã có những phát kiến về ngơn ngữ, tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc, đa
dạng và phong phú hơn.
Cuối cùng, một trong những lí do quan trọng để tôi lựa chọn đề tài này là
xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu và sự đổi mới của công tác dạy học hiện nay. Trên
thực tế, học sinh chỉ được tiếp xúc với những kiểu câu được phân tích theo ngữ
pháp truyền thống, vì thế đây được xem là một lý thuyết khá mới mẻ trong nhà
trường. Với dự định đổi mới sách giáo khoa của Bộ Giáo dục, tôi hi vọng những
kiến thức này được đưa vào nhà trường để học sinh được tiếp xúc làm quen, và
những nghiên cứu của tơi sẽ đóng góp cho q trình giảng dạy sau này.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Khảo sát câu đơn
trong tác phẩm Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái từ bình diện cấu
trúc thơng tin”. Vì những lí do khách quan nên chúng tơi chỉ khảo sát số lượng câu
đơn dựa vào lời thoại của nhân vật.
2.

Mục đích nghiên cứu
Khóa luận tập trung hướng vào những mục đích cụ thể sau:

- Khảo sát, thống kê số lượng các câu đơn có trong tác phẩm Cõi người rung
chng tận thế từ bình diện cấu trúc thơng tin và chỉ khảo sát trên lời thoại của nhân
vật.
- Phân tích, chỉ ra các hình thức đánh dấu tiêu điểm thơng tin trong câu.
- Nêu lên ý nghĩa của việc đánh dấu tiêu điểm thông tin trong câu.
3.

Lịch sử vấn đề

3.1.


Vấn đề cấu trúc thông tin (CTTT)
Vấn đề lý thuyết CTTT thực ra đã được nghiên cứu từ rất sớm (khoảng thế kỉ

XIX).
Người đầu tiên đề cập đến lý thuyết về CTTT là V.Mathesius (1929), thuộc
trường phái Prague. Các nhà ngôn ngữ học thuộc trường phái này đề cập đến vấn đề
phân đoạn thực tại của câu. Theo V. Mathesius, các yếu tố cơ bản của phân đoạn
thực tại là: điểm xuất phát/ hay là cơ sở của câu nói và hạt nhân của câu nói. Điểm


3

xuất phát đươc hiểu là cái đã được biết trong tình huống đó hoặc chí ít cũng có thể
dễ dàng hiểu ra và người nói lấy nó làm điểm xuất phát. Các nghiên cứu tiếp theo,
V.Mathesius đã phân cấu trúc câu làm hai phần là đề (topic, theme) và thuyết
(comment, rtheme). Trong đó đề thường là cái gì đã được biết hoặc có thể suy ra từ
ngữ cảnh tình huống. Thuyết thường là cái gì mới hoặc chưa biết vào thời điểm của
giao tiếp. Quan niệm này của V. Mathesius sau này được các nhà ngôn ngữ trên thế
giới hưởng ứng (Firbas (1964), Halliday (1967), Dahl (1969)….). Halliday cũng là
người đầu tiên đưa đơn vị thông tin (information unit) và chỉ ra mức độ độc lập
riêng cho cấu trúc thông tin. Từ đó đến nay, CTTT đã được tiếp cận từ nhiều bình
diện ngơn ngữ khác nhau, từ ngữ âm, ngữ pháp, đến từ vựng – ngữ nghĩa,... trong
mối quan hệ với nhiều yếu tố ngồi ngơn ngữ như ngữ cảnh, tiền giả định, kiến thúc
nền, tâm lý,… hình thành nên hệ thống các khái niệm với nhiều cách lý giải khác
nhau như: Tiền giả định – Tiêu điểm (Presupposition – Focus), Chủ đề - Tiêu điểm
(background – Focus) ,…trong đó TĐ là trọng tâm nghiên cứu.
Wallace Chafe (1976) mở rộng quan niệm Halliday về thông tin “mới” và
thông tin “cho sẵn” sang mơ hình tâm lý về ý thức của người nói và người nghe.
Dùng thuật ngữ “đóng gói thơng tin”, Chafe (1976) giải thích về thuật ngữ này như
sau: “Tơi dùng thuật ngữ đóng gói để chỉ một hiện tượng đưa ra ở đây, là việc nó

chủ yếu liên quan đến cách mà thông điệp được đưa ra và sau đó mới chính là thơng
điệp; cũng giống như việc đóng gói một hộp kem đánh răng có thể ảnh hưởng tới
sản lượng bán của cái chất lượng kem đánh răng vốn có một phần độc lập bên trong
[29]. Nhà nghiên cứu cịn cho rằng, cấu trúc thơng tin gồm ba phần: chủ đề (topic),
chú giải và tiêu điểm (focus).
Ở Việt Nam, vấn đề này được quan tâm từ những năm 80 – 90 của thế kỉ XX
như trong một số chuyên đề ở các trường đại học hay trong một số cơng trình của
một số tác giả như Trần Ngọc Thêm, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện
Giáp. ..
Tuy nhiên, các quan điểm không thống nhất, các khái niệm đưa ra mỗi người mỗi
cách, vẫn chưa có tiếng nói chung.


4

3.2.

Về tiểu thuyết “Cõi ngƣời rung chuông tận thế” của Hồ Anh Thái
Trên thực tế, đã có rất nhiều bài viết, đề tài, khóa luận nghiên cứu về tiểu

thuyết của Hồ Anh Thái. Với lối viết trẻ trung cùng kĩ thuật viết hiện đại, sáng tác
của Hồ Anh thái luôn thu hút sự quan tâm của dư luận từ bạn đọc đến giới phê bình
trong và ngồi nước. Tuy nhiên nó chỉ chủ yếu thiên về mảng phê bình nghệ thuật
mà ít có cơng trình đi vào nghiên cứu về mảng ngơn ngữ. Cụ thể về mảng phê bình
văn học trong tác phẩm Cõi người rung chng tận thế có các cơng trình:
Phạm Xn Thạch trong bài viết Từ tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế,
suy nghĩ về một hiện tượng phê bình đã nhận xét đúng như Ban chấp hành hội nhà
văn Việt Nam rằng: “Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái
là một tác phẩm được viết một cách công phu, chuyên nghiệp, thể hiện những tìm
tịi trong phương pháp tiếp cận và phản ánh hiện thực, trong giáo lý đạo Phật và thi

pháp tiểu thuyết của các tác giả hiện đại”.[30] Quả thực, cuốn tiểu thuyết là thành
quả của một lao động văn học có tính chun nghiệp của một nhà văn có tuổi đời và
tuổi nghề khơng cịn trẻ.
Võ Minh Anh, Cõi người rung chng tận thế từ góc nhìn Phật giáo cũng đã
nhận định chủ đề tư tưởng các tiểu thuyết mang đậm màu sắc giáo lý Phật giáo và
tín ngưỡng dân gian với cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, và qua đó cũng thể
hiện niềm hi vọng về sự cữu rỗi cho những người ăn năn hối lỗi.
Phan Văn Tú, Cõi người rung chuông tận thế - nhìn từ vài con số thống kê được
in trên trang cá nhân ngày 11/10/2006 đã phân tích và thống kê về nghệ thuật được
tác giả sử dụng trong tiểu thuyết như tính biểu tượng của hai mặt đối lập, hình thức
điệp ngữ với dạng câu có lặp lại chủ ngữ, cách sử dụng đại từ xưng tôi chiếm một tỉ
lệ cao trong tác phẩm, các thành ngữ, tục ngữ, ca dao,…Tuy nhiên, tác giả cũng
nhận định rằng: “Dù cố gắng lượng hóa những yếu tố vật chất của tác phẩm theo
hướng nào, chúng ta cũng đành bất lực khi giải mã được hết những thông điệp nghệ
thuật từ tác phẩm, bởi cuộc đời đâu lúc nào cũng đối xứng, cũng chỉ là những biểu
trưng, hoặc trắng đen rạch ròi cho ta lựa chọn…”


5

Ngô Thị Kim Cúc trong bài viết Cái ác ở phía ít ngờ nhất trên tờ báo thanh niên,
3-11-2002đã nhận xét rằng: “Với tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Hồ
Anh Thái đã tiến thêm một bước trong kĩ thuật tiểu thuyết, thành công trong việc sử
dụng những yếu tố ảo nhằm phục vụ hàm ý của tác phẩm” [5]. Tác phẩm cũng đưa
ra những giá trị bài học cho con người, đó là: Con người phải biết sợ cái ác, nhất là
cái ác không ngờ đến ngay trong chính những ý định tưởng chừng như tốt đẹp cửa
mình.
Nguyễn Thị Minh Thái trong bài viết Giọng điệu tiểu thuyết đa thanh đăng trên
Tạp chí thế giới mới, 529, 31-3-2003 đã nhận định rằng, để nhấn mạnh được điểm
nhìn của nhân vật, nhà văn Hồ Anh Thái đã chọn được một điểm nhìn tiểu thuyết

độc đáo rất gần với cách nhìn của thơ trữ tình và giọng tiểu thuyết đa thanh vang
ngân nhiều cung bậc để gây hấn người đọc bằng một hồi chuông cảnh báo đa thanh,
lúc khoan, lúc nhặt, lúc tức tưởi, lúc ngạt ngào, đanh thép, lúc du dương, dịu
dàng,… để khuyên nhủ con người hãy dè chừng tránh xa cái ác.
Ngoài những bài nghiên cứu về mảng văn chương, cũng có một số bài nghiên
cứu về mảng ngôn ngữ như: Trần Thị Thanh Hải với luận văn Nghệ thuật kể
chuyện trong cõi người rung chuông tận thế. Trần Thị Hồng Nhung với luận văn
Cấu trúc câu trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái, Đà
Nẵng, 2012. Phạm Thị Tâm với luận văn tốt nghiệp Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế, Đà nẵng, 2013. Tuy nhiên, những bài viết về
mảng ngôn ngữ chưa nhiều, đặc biệt chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu câu
trong văn chương của Hồ Anh Thái từ bình diện cấu trúc thơng tin. Vì vậy, với việc
chọn lựa đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ đóng góp vào cơng trình ngơn ngữ cũng
như giúp người đọc có cái nhìn đa diện hơn về văn chương của Hồ Anh thái.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tƣợng nghiên cứu


6

Để thực hiện đề tài “Khảo sát câu đơn trong tác phẩm Cõi người rung chuông
tận thế của Hồ Anh Thái trên bình diện cấu trúc thơng tin”, trước tiên chúng tơi tìm
hiểu lý thuyết về câu đơn trên bình diện cấu trúc thông tin của các nhà Việt ngữ.
Trên cơ sở đó có thể khảo sát, thống kê và phân tích câu đơn trên bình diện cấu trúc
thơng tin trong tiểu thuyết “Cõi người rung chuông tận thế” của Hồ Anh Thái.
4.2.


Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khóa luận, chúng tơi tập trung tìm hiểu khảo sát câu đơn từ

bình diện cấu trúc thơng tin qua các lời thoại của nhân vật trong tiểu thuyết Cõi
người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái do NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2003.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận, trong q trình tiếp cận và phân tích tác phẩm,
chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các phương pháp được sử
dụng kết hợp để hộ trợ, tác động lẫn nhau. Trong đó, một số phương pháp chủ yếu
được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu như sau:
5.1.

Thủ pháp khảo sát, thống kê, phân loại: thủ pháp này chúng tôi vận dụng

để khảo sát, thống kê số lượng câu đơn từ bình diện cấu trúc thơng tin trong tiểu
thuyết và phân loại theo tiêu chí cụ thể.
5.2.

Phƣơng pháp miêu tả ngôn ngữ: Sau khi thống kê phân loại các câu đơn,

chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích, miêu tả và đưa ra những nhận xét
đánh giá. Vận dụng phương pháp này, trong từng chương, phần, mục của khóa luận,
chúng tơi sử dụng các thủ pháp nghiên cứu cụ thể để phân tích thành tố, ngữ cảnh…
6. Đóng góp của đề tài
Về mặt lý thuyết, CTTT vẫn còn là một lý thuyết mới mẻ và chưa có sự
thống nhất của các nhà ngơn ngữ trên thế giới. Tại Việt Nam, lý thuyết này cũng
cịn những ý kiến trái chiều. Và trong khn khổ khóa luận, chúng tơi chưa đưa
ra được vấn đề lý thuyết mới mẻ nhưng chỉ bày tỏ quan niệm của mình đồng tình
hay khơng đồng tình với các ý kiến của các nhà Việt ngữ học.
Về mặt thực tiễn, những lý thuyết mới mẻ cần được nghiên cứu và bổ sung

nhiều để người học khơng cịn xa lạ. Có thể trong chương trình đổi mới sách giáo


7

khoa, lý thuyết phân tích câu khơng chỉ theo ngữ pháp truyền thống nhưng có cái
nhìn đa diện hơn, tiếp xúc câu theo bình diện CTTT một cách dễ dàng hơn.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và những vấn đề có liên quan.
Chương 2: Khảo sát câu đơn trong tác phẩm “Cõi người rung chuông tận thế”
của Hồ Anh Thái từ bình diện cấu trúc thơng tin.
Chương 3: Tiêu điểm thơng tin và giá trị biểu đạt của câu đơn trong tác phẩm
Cõi người rung chuông tận thế.


8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
1.1.

Câu đơn và câu đơn từ bình diện cấu trúc thông tin

1.1.1. Khái niệm về câu đơn
Theo quan niệm truyền thống, ở bình diện ngữ pháp, câu được cấu tạo bởi
các thành phần ngữ pháp. Mỗi thành phần ngữ pháp đó có những đặc trưng riêng về
ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp. Tồn bộ các thành phần ngữ pháp trong
câu tạo nên hệ thống thành phần ngữ pháp của câu. Như ở tiếng Việt, các thành

phần ngữ pháp trong câu được quan niệm gồm ba loại: các thành phần chính (chủ
ngữ, vị ngữ), các thành phần phụ, thứ yếu (trạng ngữ, khởi ngữ, bổ ngữ, định ngữ),
các thành phần biệt lập (chú ngữ, hơ ngữ, tình thái ngữ, cảm thán ngữ). Mỗi thành
phần ngữ pháp như thế được xác định đặc tính bởi các đặc điểm về ý nghĩa ngữ
pháp khái quát và đặc điểm về hình thức ngữ pháp. Chính vì thế, khi định nghĩa về
câu, ngữ pháp truyền thống cho rằng: “Câu là đơn vị ngữ pháp dùng để thơng báo
có tính giao tiếp, tính tình thái và tính vị ngữ”. Tính giao tiếp của câu tức là mục
đích giao tiếp nhất định của câu. Tính tình thái là sự biểu thị về thái độ và ý thức
hay sự biểu cảm nào đó của con người đối với nội dung câu (khẳng định, phủ định,
nghi vấn, yêu cầu, than gọi). Tính vị ngữ của câu là sự kết hợp cú pháp có quan hệ
tương tự [18, tr. 208]. Câu đơn tiếng Việt phần lớn do các đơn vị tính vị ngữ có
quan hệ chủ - vị tạo nên, một bộ phận khác của câu đơn do các đơn vị tính vị ngữ có
dạng một từ hay cụm từ kết hợp với ngữ điệu tạo nên. Phan Thiều, Nguyễn Kỳ
Thục, trong sách tiếng Việt 7 quan niệm rằng: “Câu đơn là câu chỉ có một nịng cốt
chính C – V hay một mệnh đề”. Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt của trường ĐHSP
Vinh, sách Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Việt của Nguyễn Kim Thản, và Ngữ pháp
tiếng Việt của UBKHXH, Ngữ pháp tiếng Việt của Diệp Quang Ban, Ngữ pháp
tiếng Việt của Hữu Quỳnh lại cho rằng: “Câu đơn là câu chỉ có một nịng cốt C – V.
Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp, có thể chia câu đơn thành hai loại: câu đơn hai thành
phần và câu đơn một thành phần.


9

Câu đơn hai thành phần (câu đơn bình thường) là câu đơn gồm một đơn vị
tính vị ngữ có quan hệ chủ - vị làm nòng cốt tức là một đơn vị nòng cốt gồm hai
thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Đơn vị tính vị ngữ có quan hệ chủ - vị (gọi tắt là C –
V) có thể có cấu tạo khác nhau [18, tr. 209].
Ví dụ:
-


Anh bộ đội// đứng gác đêm khuya

-

Hoa thơm// bay dậy vòng quanh đồi.
(Tế Hanh)
(ghi chú: Chủ ngữ// Vị ngữ)
Câu đơn một thành phần là câu đơn chỉ có một từ hay một cụm từ làm thành

phần nòng cốt của câu; từ hoặc cụm từ đó, nhờ sự kết hợp với các phương tiện ngữ
pháp khác nhau, mà trở thành một đơn vị tính vị ngữ làm tổ chức trung tâm của câu;
thành phần duy nhất làm nòng cốt của câu đơn một thành phần không xác định
được là chủ ngữ hay vị ngữ [18, tr. 209]. Câu đơn một thành phần còn được gọi là
câu đơn đặc biệt. Nó khác với câu rút gọn.
Ví dụ:
-

Quá trƣa. Ngày gần về chiều, những giờ cịn lại qua rất nhanh.
(Trần Đăng)

-

Tuyệt!

-

Thơi chết rồi!
Câu trong tiếng Việt cũng được phân tích theo cấu trúc vị từ - tham thể.


Người khơi nguồn cho phương pháp này là L.Tesnière với lý thuyết diễn trị.
Ông đã gợi ra một giải pháp giải nghĩa độc lập cho việc phân tích câu. Sau ông,
nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề này đó là C.J.Fillmore,
M.A.K.Halliday, W.Chafe, C.Hagège,… Để phân tích được câu phải xác định
được vị từ trung tâm, sau đó xác định các tham thể bắt buộc xoay xung quanh vị
từ đó, cuối cùng là xác định các tham thể mở rộng.


10

Ví dụ:
Ngày 8-3
TTMR

tơi
TTBB

tặng
VTTT

cho người u
TTBB

một bó hoa hồng.
TTBB

(Ghi chú kí hiệu: TTMR: Tham thể mở rộng; TTBB: Tham thể bắt buộc;
VTTT: Vị từ tham thể)
Nếu như ở bình diện ngữ pháp câu ở trạng thái cô lập, tách ra khỏi ngữ cảnh
và khỏi hoạt động giao tiếp, chưa gắn với mục đích của người nói thì bình diện

dụng học câu không tồn tại ở dạng biệt lập, tách khỏi hoạt động giao tiếp, mà luôn
gắn liền với các nhân vật giao tiếp, với ngữ cảnh, với mục đích giao tiếp, nhiệm vụ
và hiệu quả giao tiếp,…
Ngữ pháp chức năng không phân tích cú pháp câu theo chủ - vị như quan
niệm truyền thống nhưng lại phân tích câu theo bình diện cú pháp. Ở bình diện cú
pháp, câu tiếng Việt được phân tích làm hai phần: Đề và Thuyết, tương ứng với hai
thành phần của mệnh đề. Nó thường đi theo trật tự bình thường là Đề trước Thuyết
sau. Câu hai phần có thể chỉ gồm một bậc Đề - Thuyết hoặc có từ hai bậc Đề
Thuyết trở lên. Người ta có thể chia thành câu một bậc, và câu nhiều bậc.
Câu một bậc là câu mà cả Đề lẫn Thuyết đều có cấu trúc khơng thể chia
thành hai phần Đề và Thuyết ở cấp bậc thấp hơn.

Ví dụ: Cơm // đã dọn xong [7, tr. 72].
Đ

T

Câu nhiều bậc là câu mà Đề hoặc/ và Thuyết bậc trên được cấu tạo bằng
một cấu trúc Đề Thuyết bậc dưới. Nói cách khác, câu nhiều bậc là câu lấy một cấu
trúc Đề - Thuyết làm Đề hoặc/ và Thuyết [7, tr. 73].
Ví dụ về câu hai bậc.


11

C
Đ

T
đ


Ơng cụ //

t

dạo này yếu lắm.

(Ghi chú kí hiệu: C: Câu, vế câu; Đ,T: Đề thuyết bậc 1; đ,t: Đề, thuyết bậc 2).
Trong câu hai bậc, ta có những kiểu câu như: Câu có thuyết là tiểu cú, câu có
Đề là tiểu cú, đề và thuyết của câu cũng có thể ghép, cấu trúc tiểu cú có thể có cả ở
Đề lẫn Thuyết đơn hoặc ghép.
Ngoài câu hai thành phần, ta cịn có câu 1 thành phần cịn gọi là câu không
đề. Đây là câu chỉ gồm một phần thuyết, khơng có đề trên bề mặt của câu.
Ví dụ: a. Cấm hút thuốc lá.
b. Không chạy xe trong trường.
Đọc những câu lệnh trên, người đọc biết ngay là mình bị cấm, mình khơng
được, mình phải,…nhưng Đề của câu đã bị tỉnh lược nhưng người nghe vẫn hiểu rõ
thơng tin, có nghĩa là (Ở đây) cấm hút thuốc lá, (Ở đây) Không chạy xe trong
trường. Đề “Ở đây” đã bị tỉnh lược.
Ở bình diện dụng pháp, câu được chia theo thành hai phần là cái cho sẵn và
cái mới. Nó cũng có thể được gọi là nêu – báo mà chúng tơi sẽ phân tích kĩ hơn các
quan niệm của các nhà ngơn ngữ học phía dưới. Trong cái cho sẵn và cái mới, thì
cái cho sẵn (phần nêu) là xuất phát điểm của thông báo, là đối tượng của cuộc nói
chuyện, tức là thơng tin đã biết hoặc dễ nhận biết mà từ đó người nói bắt đầu thơng
báo của mình; cịn cái mới (phần báo) là trọng tâm của thông báo, là hạt nhân của
cuộc thoại. V.Mathesius cũng cho rằng cái cho sẵn tương ứng với phần đề của câu,
còn cái mới tương ứng với phần thuyết. Sau này, M.A.K Halliday phát hiện cái cho
sẵn – cái mới không tương ứng với cấu trúc đề - thuyết của câu.



12

Ví dụ: Cơ ấy // đã thức suốt đêm qua.
CC

CM

(ghi chú: Cái cũ// cái mới)
Trên cơ sở và đề tài của đề tài, chúng tôi sẽ đi theo hướng phân tích câu từ
bình diện CTTT. Cụ thể hơn về khái niệm, quan niệm câu từ bình diện CTTT,
chúng tơi sẽ làm rõ trong các phần sau của khóa luận.
1.1.2. Một số quan niệm về CTTT
CTTT vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh luận của các nhà ngôn ngữ học
hiện nay. Chính vì thế mà có rất nhiều quan niệm về CTTT, có những quan niệm
đồng nhất với nhau, có những quan niệm trái ngược nhau. Nhà ngơn ngữ học đầu
tiên nghiên cứu về lý thuyết phân đoạn thực tại câu là V.Mathesius cho rằng CTTT
đồng nhất với cấu trúc đề thuyết (theme – rheme/ comment), trong đó đề/ chủ đề
được gọi là thành phần biểu hiện TTC, thông tin đã được tiền giả định trong ngữ
cảnh, có tỉ lực thơng báo thấp nhất, cịn thuyết/ tiêu điểm thường được xác định là
thành phần mang TTM, thông tin chưa được tiền giả định hoặc là thành phần có tỉ
lực thông báo cao nhất. Đây là quan niệm phổ biến nhất được nhiều nhà ngơn ngữ
học tán thành. Nói một cách vắn tắt và sơ lược thì theo cách phân chia này, CTTT
của câu được chia làm hai phần: phần thứ nhất là phần chứa cái đã biết hoặc chỉ ít
cũng dễ dàng hiểu được và người nói lấy đó làm điểm xuất phát thì được gọi là đề (
cơ sở), phần cịn lại thơng báo về điểm xuất phát là phần thuyết (hạt nhân) của phát
ngôn. Trong một câu trật tự đề và thuyết có thể thay đổi. Nếu đề là T (viết tắt của
Theme) đứng trước thì phần thuyết là R (viết tắt của Rheme) đứng sau và ngược lại:
Cả làng Vũ Đại # nhao lên
T


R

Trật tự T – R đươc gọi là trật tự khách quan
Đen đủi # cho nó quá
R

T


13

Trật tự R – T được coi là trật tự chủ quan [Dẫn theo 22, tr. 10].
Tuy nhiên, ý kiến đồng nhất Đề/thuyết với Thông tin cũ/thông tin mới đã
phải gặp phải những rắc rối khi phân tích câu, đặc biệt là phân tích câu theo tình
huống và ngữ cảnh.
Trong khi một số tác giả tiếp tục duy trì cách phân đoạn đề - thuyết theo tiêu
chí “cũ – mới” truyền thống hoặc mở rộng hơn theo tiêu chí coi đề là “cái được nói
đến” cịn thuyết là bộ phận “thuyết minh” cho đề thì một số nhà nghiên cứu khác lại
đi chệch khỏi sự phân chia lưỡng phân này. Chẳng hạn, J Firbas (1996) đưa ra cách
phân đoạn tam phân là đề - chuyển đề- thuyết, trong đó chuyển đề là bộ phận. S.Dik
(1981) phân biệt vị thế thông tin của các thành tố câu ở cấp độ dụng học (trong sự
khu biệt với các cấp độ kết học và nghĩa học) bằng bốn chức năng dụng học: khởi
đề, kết đề (nằm ngồi nịng cốt) và chủ đề, tiêu điểm (nằm trong nòng cốt). Điều
đáng lưu ý trong quan niệm của Dik là tác giả không cho rằng các chức năng dụng
học phải tác động đến sự phân đoạn lưỡng phân hình thức theo kiểu “nếu chúng ta
gắn một chức năng dụng học nào đó cho một thành tố bất kì của câu, thì tồn bộ
phần cịn lại của câu nhất thiết cũng phải có một chức năng dụng học khác”, đồng
thời tác giả nhấn mạnh đến vai trò của tiêu điểm (Focus) với tư cách là trọng tâm
thông báo của câu. Khác với các tác giả trên, Dooley (1982) cho rằng phần duy nhất
bắt buộc phải có trong câu là hạt nhân dụng pháp, tức là một cái lõi “mang thơng

báo quan trọng nhất”, có “tác dụng cơ bản nhất đối với lực ngơn trung”, cịn phần
cịn lại chỉ là một cái khung mà nội dung là một tiền giả định được chia sẻ giữa
người nói và người nghe. Như vậy, với R. Dooley cấu trúc câu xét theo quan điểm
thông báo là cấu trúc một trung tâm với cốt lõi là hạt nhân dụng pháp hay hạt nhân
thông báo [ Dẫn theo 18].
Trong Việt ngữ học, Panfilov (1980) là người đầu tiên áp dụng cách tiếng
Việt theo tiêu chí lưỡng phân “cũ- mới” và mơ tả khá chi tiết các kiểu phân đoạn
thực tại câu trong tiếng Việt. Trần Ngọc Thêm cũng cho rằng, xét theo sự phân đoạn
thông báo, cấu trúc câu được chia thành hai phần rõ rệt là “phần nêu (cái mà người


14

đọc đã biết hoặc giả định đã biết) và phần báo (cái mới, thông báo về phần nêu)”, và
phân biệt chúng với cặp đề - thuyết ở bình diện ngữ pháp: “nêu-báo là sự phân đoạn
thông báo được áp dụng cho từng phát ngơn cụ thể trong vị trí thực tại của nó ở một
văn bản cụ thể; cịn đề - thuyết là sự phân đoạn cấu trúc với các mơ hình cấu trúc áp
dụng cho từng loạt phát ngơn”. Lý Toàn Thắng (1981) và Diệp Quang Ban (1989)
cũng vận dụng sự đối lập lưỡng phân (đề - thuyết) của lí thuyết phân đoạn thực tại
để phân tích cấu trúc phân đoạn thực tại của câu tiếng Việt nhưng nghiêng theo tiêu
chí mở rộng coi đề là “cái được nói đến” hay là “phần được giải thích” cịn thuyết là
cái “nói về chủ đề” hay “giải thích cho chủ đề”. Tuy nhiên, giữa hai tác giả cũng có
điểm khác biệt. Theo Lí Tồn Thắng, chủ đề (thuật ngữ Lí Tồn Thắng dùng để chỉ
phần đề) có thể đứng trước hoặc sau thuật đề (phần thuyết) và trật tự có thể trùng
với vị ngữ, và câu có trật tự khách quan. Còn nếu chủ ngữ được nhấn mạnh bằng
một trọng âm logic thì thuật đề lại rơi vào chủ ngữ, chủ đề trùng với vị ngữ, và câu
có trật tự chủ quan. Trái lại, Diệp Quang Ban lại cho rằng trong cấu trúc phân đoạn
thực tại của câu “phần đề luôn đứng trước phần thuyết” và “trong câu đơn hai thành
phần với trật tự chủ ngữ - vị ngữ, chủ ngữ sẽ là phần đề, vị ngữ sẽ là phần thuyết”.
Mặc dù về mặt lý thuyết, các tác giả theo cách tiếp cận lưỡng phân này chủ trương

khu biệt sự phân đoạn thực tại (đề - thuyết hay nêu – báo) với phân đoạn ngữ pháp
(chủ - vị) nhưng trên thực tế việc phân định và xác lập mối tương liên giữa các chức
năng của hai bình diện này rất phức tạp bởi vì tiếng Việt khơng có các dấu hiệu hình
thức thỏa đáng nào cho phép phân biệt rạch rịi các cấu trúc lưỡng phân của hai bình
diện [ Dẫn theo 25].
Quan niệm của các nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng,
Nguyễn Hồng Cổn đi ngược lại với quan điểm trên. Nhóm tác giả này cho rằng
CTTT khơng thể trùng với cấu trúc đề thuyết. Dưới góc độ loại hình ngơn ngữ và
ngữ pháp chức năng, các nhà ngôn ngữ học này cho rằng cần phân biệt rõ cấu trúc
đề thuyết ở bình diện cú pháp với CTTT ở bình diện dụng pháp. Phê phán cách tiếp
cận trên, Cao Xuân Hạo (1991) cho rằng việc đồng nhất cấu trúc đề thuyết với cấu
trúc thông báo “may ra chỉ có thể chấp nhận được cho những ngơn ngữ quy chế hóa


15

sự khác biệt giữa đề và chủ ngữ nhưng lại khơng có sự phân biệt giữa đề và cái cho
sẵn”, cịn “trong các ngơn ngữ mà cấu trúc cú pháp cơ bản của câu trực tiếp phản
ánh cấu trúc logic ngôn từ (như tiếng Hán và tiếng Việt), cấu trúc thông báo và cấu
trúc đề - thuyết phân biệt nhau rất rõ”. Cấu trúc đề - thuyết với tư cách là cấu trúc
cú pháp của câu, luôn “chia hết câu thành hai phần”, trong khi “thơng tin mới” có
thể hết cả câu, một phần bất kì (đơi khi một từ làm bổ ngữ hay định ngữ) hoặc hai
phần cách nhau trong câu (chẳng hạn như khi trả lời một câu hỏi như “ai đánh ai”?).
Cụ thể hơn, theo Cao Xuân Hạo cấu trúc thơng báo của câu chỉ có một “trọng tâm
thông báo” hay là “tiêu điểm” biểu thị thông tin mới, được đánh dấu bằng trọng âm
cường điệu [ Dẫn theo 25]. Theo Lưu Vân Lăng (1994) “Cần phân biệt phân tích
ngữ pháp, cú pháp. Ở đây xét chung nhiều mặt, cả hình thức cấu trúc lẫn nội dung
chức năng ngữ nghĩa. Trong phân tích thơng tin mới, chỉ cần nói rõ trọng tâm thơng
báo. Tùy trường hợp trả lời câu hỏi, tiêu điểm thơng báo có thể ở bất kỳ thành tố
nào trong câu, có khi chỉ là một bộ phận phụ, có khi cả câu”.

So với cách tiếp cận lưỡng phân, quan niệm của Cao Xuân Hạo, Lưu Vân Lăng,
Nguyễn Hồng Cổn về cấu trúc của câu tiếng Việt với một trung tâm là tiêu điểm
hay trọng tâm thơng báo quả thật làm cho việc phân tích câu tránh được nhiều phức
tạp rắc rối, và điều quan trọng là nó cho phép phân định được một cách rạch rịi cấu
trúc thơng tin với cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của câu, nhất là đối với
một ngơn ngữ thiếu vắng các phương tiện hình thái học như tiếng Việt. [ Dẫn theo
25] Cấu trúc đề thuyết thường biểu hiện chức năng truyền đạt thông điệp còn CTTT
thường biểu hiện sự khác biệt về vị thế thông tin của các thành tố của thông điệp
trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Chúng tơi xét ví dụ sau để làm rõ hơn về ý
kiến CTTT không đồng nhất với cấu trúc đề thuyết:
(1) Lan// là lớp trưởng lớp 5A.
Ở câu này, chủ ngữ (Lan) của câu được chọn làm đề và vị ngữ mở rộng (là lớp
trưởng lớp 5A) đóng vai trị là thuyết. Nếu cho CTTT trùng với cấu trúc đề thuyết
thì chỉ có thể xuất hiện trong một ngữ cảnh duy nhất. Điều này nếu xét vào các ngữ
cảnh khác nhau thì ta có các câu như sau:


16

1a) Lan// là lớp trưởng lớp 5A. (Ai// là lớp trưởng lớp 5A?).
1b) Lan// là lớp trưởng lớp 5A. (Lan // là lớp trưởng lớp nào?).
1c) Lan// là lớp trƣởng lớp 5A. (Lan //giữ chức vụ gì?).
1d) Lan// là lớp trƣởng lớp 5A. ( Lan // là lớp phó lớp 5A?).
(Ghi chú: Đề // thuyết; cơ sở - tiêu điểm)
Như vậy, cùng một cấu trúc đề - thuyết nhưng các phát ngôn trên đây khác
nhau về giá trị thông tin tương ứng với sự khác biệt về ngữ cảnh sử dụng (thể hiện
qua các câu hỏi kiểm chứng).
Chính vì việc phân tích và làm rõ những lý thuyết trên, chúng tôi cũng
nghiên cứu đề tài dựa theo quan niệm CTTT là một hướng độc lập (mặc dù có liên
quan) chứ không đồng nhất với cấu trúc đề thuyết.

1.1.3. Khái niệm CTTT
Có nhiều quan niệm về CTTT vì thế khi đưa ra các khái niệm về CTTT, các
nhà ngôn ngữ học cũng có những khái niệm khác nhau:
Theo Brown và Yule, CTTT là đơn vị nhỏ nhất của kết cấu diễn ngơn:
Những đơn vị nhỏ có tính cục bộ ở cấp độ cụm từ hay mệnh đề. Halliday lại cho
rằng trong mọi ngơn ngữ mệnh đề đều có đặc tính của một thông tin. Với quan niệm
này, Halliday thừa nhận mệnh đề có chức năng thơng tin chứ khơng phải là một
chuỗi thành phần mang tính chất ngữ pháp và từ vựng. Ngoài tổ chức của một mệnh
đề dưới dạng các thành phần như chủ ngữ - tân ngữ và tác thể - đối thể, một mệnh
đề còn là một tổ chức tương tác phản ảnh mối quan hệ giữa người nói và người
nghe. Người ta có thể phân tích mệnh đề thông tin theo hai loại cấu trúc: a) cấu trúc
đề thuyết (thematic structure), b) cấu trúc thông tin (information structure) [ Dẫn
theo 23].
Khái niệm về CTTT cũng được các nhà Việt ngữ đưa ra những khái niệm
khác nhau. Trước đây họ vẫn dùng thuật ngữ “cấu trúc thông báo” để chỉ sự phân
đoạn cấu trúc của câu theo vị thế thông tin của các thành tố với hàm ý khu biệt nó


17

với cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Theo Cao Xuân Hạo (1991),
Cấu trúc thông báo của câu chỉ có một trọng tâm thơng báo hay là tiêu điểm biểu thị
thông tin mới, được đánh dấu bằng trọng âm cường điệu [ Dẫn theo 22]. Còn
Nguyễn Hồng Cổn lại cho rằng: “Cấu trúc thông báo là cấu trúc có một trọng tâm
là tiêu điểm thơng báo” [25] và cho rằng tiêu điểm thông báo là thành tố quan trọng
nhất biểu thị phần thông tin mà người nói giả định là người nói và người nghe
khơng cùng chia sẻ. Nguyễn Hồng Cổn còn chia CTTT của câu gồm hai phần, đó
là: tiêu điểm thơng tin (information focus) – giữ chức năng làm nổi bật về mặt
thông tin và cơ sở (background).
Lambrecht đưa ra các phạm trù liên quan đến khái niệm CTTT: i) tiền giả

định và thuyết định (tương đương TTC – TTM, tiền giả định – tiêu điểm), liên quan
đến q trình cấu trúc hóa các mệnh đề thành các phần mà người nói cho rằng
người nghe đã biết hoặc chưa biết. ii) tính khả định và tính hoạt hóa, liên quan đến
các giả định của người nói về trạng thái biểu hiện tinh thần của các sở chỉ diễn ngôn
trong nhận thức của người nghe tại thời điểm phát ngôn. iii) chủ đề và tiêu điểm,
liên quan đến sự đánh giá của người nói đối với tính có thể dự đốn tương đối và
tính khơng thể dự đoán của các quan hệ giữa mệnh đề và các yếu tố của chúng trong
các tình huống diễn ngôn nhất định [ Dẫn theo 22, tr. 16]. Chúng tơi cũng đồng ý
với quan niệm này.
Từ việc tìm hiểu và phân tích trên, chúng tơi nhận thấy có một số vấn đề cần
làm rõ:
Thứ nhất, có hai hình thức để xác định tính trạng thơng tin của câu: TTC –
TTM.
Thứ hai, khi phân tích CTTT bắt buộc phải dựa vào tình huống và ngữ cảnh
để xác định được đâu là tiêu điểm, đâu là tiền giả định và dựa vào yếu tố nào để xác
định được TĐTT.
Từ đó, có thể hiểu một cách cơ bản về khái niệm CTTT như sau: “CTTT là
sự mã hóa các thành phần của câu thành hai bộ phận, phần thứ nhất có chức năng
bổi bật về mặt thông tin là tiêu điểm thông tin (gọi tắt là tiêu điểm). Phần thứ hai là


18

phần cơ sở thông tin (gọi tắt là cơ sở). Tùy thuộc vào thời điểm phát ngơn (ngữ
cảnh, tình huống) cụ thể để xác định đâu là TĐTT, và TĐTT có thể được nhận diện
bằng nhiều yếu tố (ngữ điệu, từ vựng,…) [22, tr. 17].
Từ khái niệm này chúng tôi đi theo hướng phân tích CTTT theo các phạm
trù: Thơng tin cũ, thông tin mới, tiêu điểm thông tin.
1.2.4. Khái niệm thông tin cũ (TTC), thông tin mới (TTM), tiêu điểm thơng tin
(TĐTT)

Khi nói về tình trạng cũ/ mới của thông tin Halliday đã cho rằng: “TTC được
mô tả như là được người nói xử lý như có thể tìm lại được bằng phép trùng lặp hay
nhờ tình huống và TTM được cho là tiêu điểm thể hiện ở chỗ người nói trình bày nó
như là khơng thể tìm lại được từ diễn ngôn đi trước” [Dẫn theo 22, tr. 17].
Còn W. Chafe cho rằng TTC là cái người nghe đã biết rồi, là cái mà người
nói tin rằng cả hai đều đồng ý và đang khẳng định niềm tin của mình về thơng tin
ấy, cịn TTM là cái chưa được biết.
Khác với Halliday và Chafe, đưa ra quan niệm về TTC như sau: “TTC khơng
phải vì tình trạng được người nói viết gắn cho thơng tin, cũng khơng phải vì nó nổi
trội trong ngữ cảnh hoặc được đề cập đến trước trong ngơn cảnh mà bởi vì tình
trạng trong kịch bản mà ngôn ngữ gợi nên. Như vậy nền kịch bản tòa án được xác
lập, một “luật sư” sẽ hình thành nên một phần của kịch bản này và vì thế có thể
được xem như là “cũ” [Dẫn theo 22, tr. 18].
Lambreacht đề nghị thay các thuật ngữ “tiền giả định” (tiền giả định dụng
học) và “thuyết giả định” (thuyết định dụng học). Trong đó, tiền giả định dụng học
là tập hợp tất cả các mệnh đề được gợi ra về mặt từ vựng ngữ pháp trong một câu
mà người nói cho rằng người nghe đã biết hoặc đã coi là chuyện đương nhiên tại
thời điểm câu đó được phát ngôn. Thuyết định dụng học là mệnh đề được diễn đạt
bởi một câu mà người nghe được hi vọng là sẽ biết hoặc sẽ coi là chuyện đương
nhiên sau khi nghe câu đó được phát ra.


×