Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Motif không gian và thời gian trong truyện cổ tích việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.54 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
================

VÕ ĐÌNH TRUNG

MOTIF KHƠNG GIAN VÀ THỜI GIAN TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

GVHD: PGS.TS Lê Đức Luận

Ðà Nẵng, 5/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Lê Đức Luận. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung
thực của nội dung khoa học trong cơng trình nghiên cứu này.

Giáo viên hướng dẫn

Đà Nẵng, ngày 02 tháng 05 năm 2015
Tác giả khóa luận

PGS.TS Lê Đức Luận

Võ Đình Trung



1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tơi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến:
❖ Quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn và trường Đại học Sư phạm- Đại học
Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn này.
❖ Thầy Lê Đức Luận, người đã giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tơi trong
suốt q trình tơi thực hiện đề tài. Qua đây, tơi xin gửi tới thầy lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất.
❖ Gia đình, bạn bè, người thân ln hỗ trợ, động viên tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.
Với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và khả
năng còn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính
mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Đà Nẵng tháng 04 năm 2017

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 8
3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 8
5. Bố cục luận văn................................................................................................ 8
NỘI DUNG........................................................................................................... 9
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 9
1.1.Truyện cổ tích và vấn đề phân loại truyện cổ tích ..................................... 9
1.1.1.Khái niệm về truyện cổ tích ........................................................................ 9
1.1.2.Vấn đề phân loại truyện cổ tích Việt Nam ............................................... 10
1.2. Khái niệm motif và không-thời gian nghệ thuật. .................................... 13
1.2.1. Khái niệm về motif ................................................................................... 13
1.2.2. Lý thuyết về không gian - thời gian nghệ thuật...................................... 15
1.2.2.1. Không gian nghệ thuật ........................................................................... 15
1.2.2.2. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 17
1.2.3. Mối quan hệ giữa motif và không gian - thời gian nghệ thuật ........... 18
Tiểu kết chương 1:............................................................................................. 19
CHƯƠNG 2 MOTIF KHÔNG-THỜI GIAN GIAN TRONG TRUYỆN CỔ
TÍCH VIỆT NAM ............................................................................................. 20
2.1. Các kiểu motif khơng gian trong truyện cổ tích...................................... 20
2.1.1. Motif khơng gian hiện thực ..................................................................... 20
2.1.1.1. Nhóm biểu tượng khơng gian làng q .................................................. 21
2.1.1.2. Nhóm biểu tượng khơng gian gia đình ................................................... 25
2.1.1.3. Nhóm biểu tượng khơng gian cung đình ................................................ 31
3


2.1.1.4. Nhóm biểu tượng khơng gian núi rừng và biển đảo .............................. 33
2.1.2. Motif khơng gian huyền ảo...................................................................... 37
2.1.2.1. Nhóm biểu tượng không gian cõ tiên, cõi trời ...................................... 37

2.1.2.2. Nhóm biểu tượng khơng gian thủy phủ, âm phủ .................................... 39
2.2. Các kiểu motif thời gian trong truyện cổ tích ......................................... 42
2.2.1. Nhóm biểu thị thời gian hiện thực .......................................................... 42
2.2.2. Nhóm biểu tượng thời gian kỳ ảo ............................................................ 48
Tiểu kết chương 2:............................................................................................. 54
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ BIỂU ĐẠT CỦA MOTIF KHƠNG -THỜI GIAN
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM..................................................... 55
3.1. Biểu đạt hoàn cảnh ra đời của nhân vật .................................................. 55
3.1.1. Hồn cảnh đời thường ............................................................................. 55
3.1.2. Hồn cảnh kì ảo ....................................................................................... 58
3.2. Biểu đạt hoạt động của nhân vật .............................................................. 59
3.2.1. Biểu đạt sự thử thách tài năng ................................................................ 59
3.2.2. Biểu đạt sự phân định tốt xấu ................................................................. 62
3.3. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật ................................................ 64
3.3.1. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật thiện ..................................... 64
3.3.2. Biểu đạt sự kết cục của số phận nhân vật ác .......................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ thưởu sơ khai lập địa, văn học dân gian Việt Nam xuất hiện như
chiếc cầu nối gắn kết nhân dân Việt Nam với nhau. Văn học dân gian Việt Nam
trải qua chặng đường hình thành và phát triển lâu dài đã gặt hái cho mình nhiều
thành tựu xuất sắc. Văn học dân gian Việt Nam mang đậm vẻ đẹp, sự tài năng và
phẩm chất cao quý của nhân dân Việt Nam. Và phải chăng vì thế mà Bác Hồ đã
từng nói rằng: “…. Những sáng tác ấy là hòn ngọc quý”. Và nếu như “ ca dao,

tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân và thể hiện sự thơng thái,
trí thơng minh của nhân dân, truyền thuyết là những câu chuyện phản ánh
nguồn gốc và văn hóa- lễ nghi của dân tộc” thì truyện cổ tích lại là những ước
mơ, khát vọng của nhân dân về một cuộc sống bình đẳng, giản dị, hạnh phúc và
là tiếng nói đấu tranh chống lại thế lực ác và sự bất cơng trong xã hội. Có một
nhận định rằng: “Đọc những câu chuyện cổ tích, ta như đắm chìm vào một thế
giới vừa thực vừa ảo, ta như bay lên không trung, tiếp xúc với những con người
chân chất, phúc hậu, ngạc nhiên trước những thế lực thần kỳ,.. nói chung truyện
cổ tích đã mở ra một đơi mắt khác để nhìn vào một cuộc sống khác – trong đó có
những điều mà con người còn chưa lý giải được”
Truyện cổ tích là những tác phẩm hết sức hồn chỉnh và chỉnh chu về mọi
mặt: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, khơng gian – thời gian nghệ thuật, motif.
Trong đó, motif khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích là một yếu tố nổi
bật trong truyện cổ tích. Nhìn chung, truyện cổ tích thường xoay quanh một số
motif khơng gian và thời gian phổ biến như: không gian hiện thực, không gian
huyền ảo, không gian tâm linh, không gian gia đình, khơng gian đời thường,
khơng gian khép kín, thời gian quá khứ vĩnh hằng, thời gian tuần tự, thời gian
trần thế, thời gian phi trần thế,..
Là một người con của dân tộc Việt Nam, tuổi thơ tôi lớn lên trong những
câu chuyện kể của bà, của cha mẹ cùng với quá trình phấn đấu, rèn luyện trong
5


học tập đến tận hơm nay. Tình u văn học dân gian ngày càng lớn và sự nhiệt
huyết, đam mê muốn tìm tịi và khai phá những vấn đề mới trong truyện cổ tích,
vì thế tơi xin chọn đề tài: “Motif khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích
Việt Nam”. Đây cũng là cơ hội giúp tôi vững vàng hơn trong khoa học, nâng cao
giá trị tìm hiểu nghệ thuật của truyện cổ tích và cảm thụ vẻ đẹp nhân văn từ
những câu chuyện cổ tích.
Với đề tài Motif khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích Việt Nam tôi

hi vọng mang lại một hướng tiếp cận mới về truyện cổ tích Việt Nam nói chung
và văn học dân gian Việt Nam nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu văn học dân gian được chú trọng mạnh mẽ vào những năm 50
của thế kỷ XIV, với những cơng trình tiêu biểu như: Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam (1958-1952) của giáo sư Nguyễn Đổng Chi, Sơ bộ tìm hiểu vấn đề
của truyện cổ tích thong qua truyện cổ tích Tấm Cám (1968) của Đinh Gia
Khánh. Sau đó, việc nghiên cứu văn học dân gian và truyện cổ tích được chú
trọng nhiều hơn với những cơng trình khác như: Người anh hùng làng Gióng
(1969) và Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam (1974) của Cao Huy
Đỉnh, Văn học dân gian (1972-1977) của Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên,
Truyện cổ tích dưới con mắt của các nhà khoa học (1989) của Chu Xuân Diên,
Cổ tích thần kỳ người Việt- đặc điểm, cấu tạo, cốt truyện (1994) của Tăng Kim
Ngân, Bình giảng truyện dân gian (1996), Văn học dân gian Việt Nam tập 1+2
(1991) và Đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian (1999) của Đỗ
Bình Trị, Nhìn chung, các cơng trình trên đã đi sâu vào khảo sát, phân tích
những tác phẩm văn học dân gian và đặc biệt chú ý nhiều đến truyện cổ tích.
Trong chuyên luận Truyện cổ tích dưới con mắt của các nhà khoa học (1987)
của Chu Xuân Diên. Đây được xem như là công trình tổng hợp và đúc kết những
xu hướng nghiên cứu của truyện cổ tích của những nhà nghiên cứu ở khắp mọi
nơi. Cơng trình nhằm hướng tới mục đích tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu sâu
6


hơn truyện cổ tích về mọi mặt. Đây được xem như là tài liệu quý báu phục vụ
cho việc học tập, nghiên cứu về truyện cổ tích của cán bộ giảng viên và học
sinh, sinh viên.
Đặc biệt trong cơng trình Những vấn đề của thi pháp văn học dân gian
(2003) của Nguyễn Xuân Đức đã phân tích rõ các motif của các truyện kể dân
gian và chú ý đến truyện cổ tích. Do nhu cầu học tập và giảng dạy văn học dân

gian cần được chú trọng và khai thác sâu nên nhiều giáo trình, bài giảng về văn
học dân gian đã được biên soạn.Trong số đó, phải kể đến Giáo trình Thi pháp
văn học dân gian Việt Nam (2005) của Lê Đức Luận, trường Đại học Sư phạm –
Đại học Đà Nẵng đã đi sâu phân tích, tìm hiểu kỹ vấn đề thi pháp học của những
câu truyện kể dân gian và những cách phân chia các thể loại của truyện kể dân
gian dựa trên những cơ sở và dẫn chứng thuyết phục. Về thể loại cổ tích, giáo sư
đã đi sâu vào phân tích các thể loại, nhân vật, cốt truyện, kết cấu , không gianthời gian nghệ thuật và đặc biệt đề cập đến các motif. Công trình đã góp phần
bồi dưỡng kiến thức về văn học dân gian cho sinh viên sư phạm và làm rõ hơn
vấn đề motif trong các truyện kể dân gian, trong đó có truyện cổ tích.
Trong cơng trình Tính hai mặt của khơng gian nghệ thuật truyện cổ tích
(2008) đã đi sâu vào phân tích những kiểu khơng gian song hành, đi đơi với
nhau trong các câu chuyện cổ tích và nói tác dụng của những kiểu khơng gian
đó.
Trong một cơng trình khác Khơng gian trong truyện cổ tích sinh hoạt Việt
Nam – Hàn Quốc (2014) của Lưu Thị Hồng Việt, tác giả đã đi sâu phân tích
khái niệm truyện cổ tích sinh hoạt, đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt
trong khơng gian của truyện cổ tích Việt Nam với Hàn Quốc.
Như vậy, qua một chặng đường dài, văn học dân gian Việt Nam nói chung
và truyện cổ tích nói riêng đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Nhìn một các tổng quát, ta thấy phần lớn cơng trình nghiên cứu về truyện cổ tích
ở góc độ motif cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là vấn đề Motif không gian và thời
7


gian còn chưa được chú trọng khai thác, đi sâu. Vì vậy, dựa trên kết quả nghiên
cứu của những nhà đi trước đã để lại và những khoảng trống để ngỏ ấy đã gợi
mở cho tơi tìm hiểu vấn đề Motif khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích
Việt Nam. Đi vào nghiên cứu, tiếp cận đề tài này tơi sẽ sử dụng những cơng trình
nghiên cứu nêu trên để làm cơ sở lí thuyết, lí luận của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là : Kho tàng truyện cổ tích
Việt Nam ( trọn bộ 2 tập) của giáo sư Nguyễn Đổng Chi, NXB Giáo dục Hà
Nội,2000 và Tổng hợp dân gian người Việt (tập 6 Truyện cổ tích thần kỳ và tập
7 truyện cổ tích lồi vật- truyện cổ tích sinh hoạt), NXB Khoa học và xã hội Hà
Nội,2005.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Motif không gian và thời gian trong truyện cổ
tích Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê và phân loại truyện cổ tích
- Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài gồm có ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Motifbiểu thị khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích Việt Nam
Chương 3: Giá trị biểu đạt của motif không gian và thời gian trong truyện cổ
tích
8


NỘI DUNG
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.Truyện cổ tích và vấn đề phân loại truyện cổ tích
1.1.1.Khái niệm về truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một trong những thể loại quan trọng của loại hình văn

học dân gian. Chính vì thế nên truyện cổ tích đã trở nên quá quen thuộc trong
đời sống văn hóa – tinh thần của người dân Việt Nam nên việc định nghĩa truyện
cổ tích rất nhiều.Đến ngày hơm nay vẫn có những định nghĩa về truyện cổ tích.
Các tài liệu liên quan đến truyện cổ tích cũng hết sức đa dạng, phong phú và
ranh giới của nó với các thể loại tự sự dân gian cũng chưa thật sự rõ ràng, chi
tiết, nó có sự giao thoa với truyền thuyết và thần thoại. Truyện cổ tích có nhiều
tên gọi khác nhau. Trước Cách mạnh tháng Tám, truyện cổ tích là tên gọi dung
chung cho tấc cả các thể loại như truyền thuyết, thần thoại, truyện ngụ ngơn.
Người ta cịn dung tên gọi “truyện đời xưa” thay thế cho truyện cổ tích. Trải qua
các thời kỳ khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã có sự phân chia thành những thể
loại khác nhau, tuy nhiên sự phân chia này vẫn chưa chính xác, cụ thể và rõ
ràng. Sau đây tơi xin trích dẫn một số khái niệm về truyện cổ tích từ các nguồn
tư liệu khác nhau:
Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện
tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân
vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ,
người có hình dạng xấu xí, người thơng minh, người ngốc nghếch và cả những
câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.
Theo Wikipedia: Truyện cổ tích Việt Nam là những truyện cổ
tích ở Việt Nam, được truyền miệng trong dân gian để kể lại những câu chuyện
tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau. Vì mang tính

9


chất dân gian và truyền miệng, những truyện cổ tích được xét vào thể loại hư
cấu và không được xem là cứ liệu khoa học, mà nó thuộc vào phạm trù văn hóa.
Trong “Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam”( Lê Chí Quế chủ biên)
cho rằng: “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời cổ đại,
gắn liền với quá trình tan rã của chế độ cơng xã ngun thủy, hồn thành của gia

đình phụ quyền và sự phân hóa giai cấp trong xã hội nó hướng vào những vấn đề
cơ bản, những hiện tượng có tính chất phổ biến trong đời sống nhân dân đặc biệt
là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia
đình xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng, kết hợp với các thủ
pháp đặc thù khác để phản ánh đời sống và ước mơ của nhân dân đáp ứng yêu
cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kỳ,
hồn cảnh lịch sử khác nhau, của xã hội có giai cấp ( ở nước ta chủ yếu là xã hội
phong kiến)” [11, tr 31].
Trải qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá, tôi đồng ý với định
nghĩa truyện cổ tích của PGS.TS Lê Đức Luận trong “Giáo trình Văn học dân
gian Việt Nam” như sau: “Truyện cổ tích là những câu chuyện kể về các sự tích
xa xưa vào thời bắt đầu có sự phân cơng lao động, hình thành nhà nước và các
giai tầng xã hội, thường nói về các mối quan hệ gia đình và xã hội.” [8, tr 78]
1.1.2.Vấn đề phân loại truyện cổ tích Việt Nam
Việt Nam có kho tàng truyện cổ tích phong phú và đa dạng với hang ngàn
câu chuyện cổ tích về các nhân vật, thực vật, động vật. Vì vậy, việc phân loại
truyện cổ tích một cách chính xác và cụ thể là một vấn đề hết sức khó khăn và
gây nên những tranh cãi. Người có cơng đầu tiên trong việc phân loại truyện cổ
dân gian là Nguyễn Văn Ngọc (1891-1942). Trong cuốn Truyện cổ nước Nam
ông đã phân chia thành 5 loại: “Nhóm thứ nhất là những truyện thuộc về lối cổ
tích hoặc dã sử, cha mẹ hay ơng bà thường kể cho con cháu nghe. Nhóm thứ hai
là những truyện mà kết cục đã thành câu phương ngôn, lí ngữ, hoặc trái tối lại
xuất xứ từ những phương ngơng lí ngữ ấy mà ra. Nhóm thứ ba là những truyện
10


thuần về văn chương trong đó những câu ca, bài hát nôm na mà vui thú, giản dị
mà tự nhiên, xưa kia đâu đó vẫn cịn truyền tụng. Nhóm thứ tư là những truyện
trong đó ngụ một ý cao xa thuộc về triết lí may ra được so bì với Bách Tử bên
Trung Quốc và sau này có thể đem vào mơn học cổ điển của nước nhà. Nhóm

thứ năm là những truyện vui chơi cười đùa lí thú để tiêu sầu, khiển muộn nhưng
chưa quá quen thuộc về các thể gọi là tiếu lâm mà các nhà đạo đức nghiệt ngọng
vẫn quen chê là nhảm nhí.” [8, tr79].
Cách phân loại phổ biến nhất hiện nay là phân chia ra 3 tiểu loại: truyện
cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt và truyện cổ tích lồi vật. Cách phân
loại này có ở Nga từ năm 1865 do Ơ.Mi-lơ đề xuất. Cách phân loại này đã được
nhiều nước áp dụng. Đây là cách phân loại hợp lý nhất vì nó dựa trên các tiêu
chí và các yếu tố nghệ thuật để phân loại.
Truyện cổ tích lồi vật là những truyện hướng về sinh hoạt của loài vật
(chủ yếu là động vật), lấy loài vật làm đối tượng để phản ánh và lí giải. Trong
truyện cổ tích lồi vật, việc nhân cách hóa vừa bắt nguồn từ việc coi con người
và vật có sự tương đồng, vừa là một biện pháp nghệ thuật để phản ánh nhật thức,
đối tượng. Trong truyện cổ tích lồi vật những lồi vật là những con vật hết sức
quen thuộc với đời sống nhân dân như: chó, muỗi, thỏ, trâu dê,… Truyện cổ tích
lồi vật vừa mang ý nghĩa xã hội lại vừa mang nội dung sinh hoạt ở các mức độ
khác nhau, đa số những lồi vật được nhân cách hóa hành động, suy nghĩ, nói
năng giống hệt y chang con người. Truyện cổ tích loài vật một mặt vừa biểu thị
gốc gác ra đời, đặc điểm của chúng mặt khác lại phản ánh được mối quan hệ
giữa con người với chúng. Và thong qua đó, nhân dân muốn nhắn gửi những bài
học quý báu về cuộc sống và con người.
Truyện cổ tích thần kỳ là những câu chuyện cổ tích thần kỳ kể lại những sự
việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Ðó có thể là những
mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình u hơn
nhân , những quan hệ xã hội. Nói cách khác, nội dung chính của truyện cổ tích
thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người. Ðối tượng trung tâm của sự
11


miêu tả, phản ánh là con người. Họ là những con người đời thường bé nhỏ
thuộc tầng lớp nhân dân lao động, họ nghèo khổ và bất hạnh, họ là những con

người thuộc tuyến thiện trong xã hội còn đối lập với họ là những con người
thuộc tuyến ác như địa chủ, phú ơng, dì ghẻ, người anh hoặc chị. Trong truyện
cổ tích thần kỳ xuất hiện hai xung đột cơ bản: xung đột xã hội và xung đột giữa
con người với những cản trở của thiên nhiên.Nhân vật thần kỳ đóng vai trị là
các thế lực giải quyết những xung đột ấy vì thế các thế lực thần kỳ khơng phải
và khơng thể là đối tượng chính. Lực lượng thần kỳ cũng giữ một vai trò quan
trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện. Thế giới trong cổ
tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng ,có sự xâm nhập lẫn nhau giữa thế
giới trần tục và thế giới siêu nhiên. Ở đó, con người có thể đi vào thế giới siêu
nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục. Truyện cổ tích thần kỳ
có thời gian ra đời sớm hơn truyện cổ tích sinh hoạt khi xã hội đã bắt đầu phân
chia giai cấp. Truyện cổ tích thần kỳ thường kết thúc có hậu, nó mang lại sự lạc
quan và đáp ứng những ước mơ, khát vọng của nhân dân về cuộc sống no đủ,
hạnh phúc, công bằng, cái ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
Cuối cùng là truyện cổ tích sinh hoạt hay cịn được gọi là cổ tích thế sự, cổ
tích hiện thực. Truyện cổ tích sinh hoạt ra đời khi xã hội có sự phân chia giai
cấp sâu sắc và mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Truyện cổ tích sinh
hoạt diễn tả những mối quan hệ gia đình, xã hội phức tạp diễn ra trong cuộc
sống thường ngày. Truyện cũng kể lại những sự kiện khác thường ly kỳ, nhưng
những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kỳ, nếu có, thì khơng
có vai trị quan trọng đối với sự phát triển câu chuyện như trong cổ tích thần
kỳ. Nhân vật trung tâm trong cổ tích thế tục thường chủ động và tích cực hơn so
với nhân vật trung tâm trong cổ tích thần kỳ cho dù một số nhân vật bất hạnh
thường gặp bế tắc và kết cục bi thảm . Bế tắc ở đây là bế tắc của hiện thực khác
với cái đổi đờicủa mơ ước, ảo tưởng trong cổ tích thần kỳ. Nếu xung đột trong
cổ tích thần kỳ được giải quyết trong cõi huyền ảo thì xung đột trong cổ tích thế
tục được giải quyết theo logic của hiện thực. Ngoài lối kết thúc có hậu, truyện cổ
12



tích sinh hoạt cịn có lối kết thúc bi kịch. Nhân vật chính phải đón nhận cái chết
hoặc bị biệt tăm biệt tích vì lí do nào đó.
Cách phân loại như trên chỉ mang tính chất tương đối, vì các loại truyện cổ
tích có những ranh giới để phân biệt chưa thật sự rõ ràng, chi tiết. Bởi vì trong
một số truyện cổ tích thần kỳ vẫn hay nhắc tới các lồi vật, hay trong truyện cổ
tích sinh hoạt vẫn mang đậm yếu tố thần kỳ. Vì vậy, việc phân loại truyện cổ
tích phải dựa trên một tiêu chí thống nhất và dễ dàng, có như vậy việc phân loại
truyện cổ tích mới chính xác và khoa học hơn.
1.2. Khái niệm motif và không-thời gian nghệ thuật.
1.2.1. Khái niệm về motif
Motif khơng cịn là một vấn đề xa lạ trong việc nghiên cứu văn học dân
gian. Người đầu tiên đưa ra khái niệm về motif là nhà ngữ văn học người Nga ở
thế kỷ thứ XIX: A.N.Vexelopxki. Lý thuyết của ông đã trở thành phổ biến ở
châu Âu vào cuối thế kỷ thứ XIX. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tên tuổi nổi tiếng
khác khi nghiên cứu về type và motif như A.Aarne, C.Thompson … Ở Việt
Nam, có thể kể ra một số cơng trình và bài viết đã áp dụng lý thuyết về motif để
nghiên cứu như :Nghiên cứu motif truyện kể dân gian trên bình diện biến đổi
lịch sử (La Mai Thị Gia), Nghiên cứu văn hóa dân gian – Phương pháp, lịch sử,
thể loại (Chu Xuân Diên), Nhân học văn hóa – con người với thiên nhiên, xã hội
và thế giới siêu nhiên(Vũ Minh Chi), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong
truyện cổ Việt Nam và Đơng Nam Á (Nguyễn Bích Hà ), Cổ tích thần kỳ người
Việt – đặc điểm cấu tạo cốt truyện (Tăng Kim Ngân ), Nghiên cứu truyện cổ dân
gian Việt Nam theo bảng mục lục tra cứu típ và mơ típ truyện cổ dân gian của
Antti và Stith Thompson (Nguyễn Thị Hiền ),… Motif không phải là thuật ngữ
của riêng ngành văn học dân gian song lĩnh vực mà motif được nghiên cứu
nhiều nhất và sâu xa nhất là truyện kể dân gian như: cổ tích, huyền thoại, truyền
thuyết. Sau đây tơi xin trích dẫn một số khái niệm về motif.

13



Theo Wikipedia thì Mơ típ hay Mơ-típ (tiếng Anh: motif) là một cơng
thức có tính ước lệ, biểu trưng nghệ thuật của một cốt truyện và thường được lặp
đi, lặp lại ghi nhận những ấn tượng về thực tại đặc biệt mạnh mẽ, quan trọng và
lập lại nhiều lần, nó là một đơn vị trần thuật đơn giản nhất, bằng hình tượng và
cũng là những mẫu khái quát sơ khởi có đặc điểm là tính đồng nhất và giống
nhau. Thuật ngữ mơ típ thường có quan hệ giữa đề tài và cốt truyện. Mộtip có
thể là hạt nhân của cốt truyện. Trải qua một quá trình gia tăng, nối dài, phát
triển, nó sẽ trở thành cốt truyện. Thứ hai, đề tài - cốt truyện có thể được coi là sự
kết hợp của những mơtip. Cốt truyện với tính chất là một sơ đồ phức tạp được
hình thành từ một loạt mơtip, nó có thể được lồng ghép trong cốt truyện và các
thành phần của cốt truyện.
Theo Từ điển bách khoa tồn thư Xơ Viết thuật ngữ motif bắt nguồn từ
gốc La – tinh Môreo – chỉ một yếu tố của cấu trúc âm nhạc. Ngày nay, trong
ngôn ngữ âm nhạc thì motif được hiểu như điệp khúc. Đó là những khuôn nhạc
giống nhau thường trở lại luôn. [13]
Trong văn học dân gian, motif được hiểu như là một đơn vị nhỏ nhất, là
những đơn vị tế bào hạt nhân để xây dựng nên cốt truyện, là một thành tố tạo
nên truyện. Nó rất linh động, bởi trong truyện kể nó có thể tách rời ra hoặc lắp
ghép lại được. Motif truyện kể có thể là những khái niệm đơn giản thường gặp
trong kho tàng văn học dân gian như: những tạo vật khác thường bao gồm thần
tiên, phù thủy, yêu tinh, con vật biết nói,...; những thế giới kì diệu mà ở đó có
những hiện tượng tự nhiên khác thường, ma thuật ln có hiệu lực,... Motif cũng
có thể là một mẩu kể ngắn, đơn giản, một sự việc đủ gây ấn tượng và thích thú
đối với người nghe.
Theo Nguyễn Tấn Đắc trong Đề cương bài giảng sau đại học tại Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998 thì motif có thể là sản phẩm của trí
tưởng tượng non trẻ, thơ ngây của loài người ở trước thời kỳ của tư duy khoa
học. Chẳng hạn con vật biết nói, người chết biết thành cây, cái thảm biết bay, hạt
14



gạo to như cái đầu và khi chín thì tự đi về nhà, nồi cơm ăn không bao giờ hết,…
motif cũng có thể là sản phẩm của sự quan sát cuộc sống xã hội có thực nhưng
nó phải bất thường, quá đáng. Ví dụ mẹ đẻ giết con chồng, anh em ruột hại
nhau, cha mẹ đẻ mang con bỏ vào rừng,… Motif cũng có thể là sản phẩm của sự
mơ ước dân gian như: chàng trai nghèo được lấy vợ tiên, cơng chúa; cơ gái
nghèo được lấy hồng tử,… Motif cũng có thể là sản phẩm của trí thơng minh,
sự khơn ngoan bất ngờ, thú vị của trí tuệ dân gian như trong các truyện ngụ
ngôn, truyện cười,…[14, tr 50,51].
Trong bài viết Việc biên soạn từ điển Type và motif trong ngành folklore
thế giới của Tăng Kim Ngân, tác giả đã nói rằng : “Mơtíp văn học chỉ sự giống
nhau về đề tài, chủ đề, tình tiết, cốt truyện của nhiều tác phẩm văn học trong
phạm vi một dân tộc hay nhiều dân tộc trên thế giới. Sự giống nhau này đương
nhiên không phải là do sao chép hay bắt chước lẫn nhau, mà do sự tương đồng
nào đó về điều kiện lịch sử, địa lý, tư tưởng hay bút pháp nghệ thuật… đưa
lại”.Hay theo Thompson, mơtíp là cái gì đó khác hơn là một sự chung chung, có
thể hơi đặc biệt, độc đáo. Nó phải làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại trong
các dị bản.
Qua những định nghĩa trên ta thấy motif được dung một cách lỏng lẻo, chưa thật
sự cụ thể và chi tiết, bao gồm bất kì yếu tố nào tham gia vào truyện truyền
miệng. Song cần lưu ý rằng để trở thành một phần thật sự của truyện kể, nó phải
có cái gì đó khác lạ, đặc biệt, làm cho người ta nhớ và lặp đi lặp lại.
1.2.2. Lý thuyết về không gian - thời gian nghệ thuật
1.2.2.1. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học do Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn
Khắc Phi ( chủ biên,2000) thì: “ Khơng gian nghệ thuật là hình thức bên trong
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật
trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất pháp từ một điểm nhìn, diễn ra trong trường
nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính được bộc lộ qua tồn

15


bộ các quảng tính của nó: cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cắt quãng, tiếp
nối,cao, thấp, gần, xa, rộng, dài, tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian
nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan, ngồi khơng
gian vật thể, có khơng gian tâm tưởng. Do vậy, khơng gian nghệ thuật có tính
độc lập tương đối, không quy được vào không gian địa lý. Khơng gian nghệ
thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mơ hình hóa các mối liên hệ của bức
tranh thế giới như thời gian, đạo đức, xã hội, tơn ti trật tự. Khơng gian nghệ
thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới – dùng để mơ hình hóa các phạm
trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Khơng gian nghệ thuật
có thể mang tính cản trở, để mơ hình hóa các kiểu tích cách con người. Khơng
gian nghệ thuật có thể là khơng cản trở, như trong cổ tích, làm cho ước mơ, cơng
lí được thực hiện dễ dàng. Ngơn ngữ của khơng gian nghệ thuật rất đa dạng,
phong phú. Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác
phẩm văn học, các ngơn ngữ tượng trưng, mà cịn cho thấu quan niệm về thế
giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp
cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu các loại hình
của hình tượng nghệ thuật”. [1, tr 134,135]
Không gian nghệ thuật là nơi nhà văn triển khai sự kiện, biến cố, là sản
phẩm sáng tạo của nhà văn - nơi nhà văn biểu hiện con người và thể hiện một
qua niệm nhất định về cuộc sống, là chỗ cho nhân vật hoạt động. Không gian
trong văn học là không gian nghệ thuật. Khơng gian đó khơng phải ngẫu nhiên
như trong đời sống mà do nghệ sĩ chọn để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Không gian
ứng với một cách sống riêng biệt của con người, thể hiện rõ quan niệm về cuộc
sống của con người và sự lưa chọn của họ, là nơi nhân vật bộc lộ tư tưởng chủ
đề của tác phẩm.
Không gian nghệ thuật là một yếu tố tồn tại trong một tác phẩm văn học. Bất cứ
hình tượng nghệ thuật nào cũng có khơng gian và khơng có nhân vật nào là

khơng có cái nền của hồn cảnh. Khơng gian nghệ thuật là hình tượng khơng
gian có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng, có tính độc lập tương đối.
16


Như vậy, có thể khẳng định rằng khơng gian nghệ thuật là yếu tố không
thể thiếu trong tác phẩm văn học , mang trong mình những đặc trưng cơ bản, là
mơ hình khơng gian của thế giới nghệ thuật. Khơng gian nghệ thuật chính là sản
phẩm sáng tạo do nhà văn tạo nên mang đậm cá tính và phong cách của nhà văn.
1.2.2.2. Thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật được hiểu là “ hình thức nội tại của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó.Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả,
trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất pháp từ một điểm nhìn
nhất định trong thời gian. Và cái trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian,
được biết qua thời gian trần thuật. sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo ra
thế giới nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác
với thời gian khách quan được đo bằng lịch và đồng hồ, thời gian nghệ thuật có
thể đảo ngược, quy về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xơi, có thể dồn
nén trong khoảng thời gian dài trong chốc lát lại có thể kéo dài cái chốc lát thành
vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bang nhiều kích thước khác nhau, bằng sự
lặp lại của các hiện tương đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia
tay, mùa này, mùa khác,.. tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm.Như vậy thời gian
nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi ngòi
bút người nghệ sỹ chạy theo diễn biến của sự kiện thì thời gian trơi nhanh, khi
nào dừng lại miêu tả chi tiết thì chậm lại” [1,tr 272,273].
Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể cảm nhận được trong tác
phẩm với nhịp độ nhanh hay chậm, độ dài hay ngắn của nó.Thời gian nghệ thuật
là một hình tượng nghệ thuật. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật
xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời
sống trong các tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương

thức, phương tiện thể hiện, thể loại văn học tự sự dân gian có kiểu thời gian
riêng. Thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả, làm cho người đọc
cảm thụ tác phẩm dễ dàng, nhanh chóng và tràn đầy những xúc cảm. thời gian

17


nghệ thuật cũng là một sáng tạo khách quan trong chất liệu, không phải là hiện
tượng tâm lý của người đọc.
Tóm lại: Thời gian nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm như một hệ quy
chiếu phản ánh và miêu tả đời sống sinh hoạt – tình cảm của con người cũng
như cho ta biết đặc điểm tư duy và lối suy nghĩ của tác giả.Cùng với không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một sản phẩm sáng tạo của tác giả, đóng vai
trị hết sức quan trọng và khơng thể thiếu trong tác phẩm.
1.2.3. Mối quan hệ giữa motif và không gian - thời gian nghệ thuật
Motif được xem là yếu tố bất biến, có khả năng di chuyển từ truyện cổ
tích này sang truyện cổ tích kia. Sự lặp lại motif trong các truyện kể dân tộc
khác nhau có thể là kết quả của sự giao lưu văn hóa hoặc do những điều kiện
lịch sử xã hội tương đồng. Motif là yếu tố nhỏ nhất trong tác phẩm . Như vậy,
motif ở trong tác phẩm và bao trùm lên tồn bộ tác phẩm. Mà thời gian và khơng
gian nghệ thuật là một yếu tố trong tác phẩm. Như vậy, motif và khơng gian –
thời gian nghệ thuật có mối quan hệ hết sức độc đáo.. Có thể xem motif là địn
bẩy cho sự phát triển của khơng gian, thời gian nghệ thuật. Ngược lại, thời gian
– không gian nghệ thuật là phương thức biểu thị nghệ thuật của tác phẩm dân
gian. Một số truyện cổ tích sẽ có sự giống nhau về không gian – thời gian. Thời
gian – khơng gian được xem là chất xúc tác góp phần đa dạng các motif. Dù tác
phẩm có đơn giản hay phức tạp, thì motif và khơng gian – thời gian vẫn là hai
trong số những yếu tố chính băt buộc phải có của tác phẩm dân gian.
Dựa vào mối quan hệ giữa thời gian- không gian nghệ thuật và motif, tơi
xét thấy có thể phân motif thành hai loại. Đó là motif chi tiết và motif chủ đề.

Motif chi tiết là loại motif đóng vai trị tình tiết, chi tiết trong cốt truyện, bản
thân nó có thể tham gia vào nhiều type khác nhau; motif chủ đề là motif phát
triển thành một cốt truyện và tạo ra những cốt truyện tương tự nhau nên sẽ hình
thành mộtthời gian – không gian nghệ thuật riêng.

18


Tiểu kết chương 1:
Ở chương này, tôi đã bắt đầu đi xác định khái niệm, việc phân loại truyện
cổ tích. Đồng thời, tơi cịn trình bày lý thuyết về motif, không gian – thời gian
nghê thuật và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Đây được xem là tiền đề lý
thuyết giúp tôi tiếp cận và nghiên cứu sâu ở các chương sau.

19


CHƯƠNG 2
MOTIF KHƠNG-THỜI GIAN GIAN TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
2.1. Các kiểu motif khơng gian trong truyện cổ tích
Khơng gian trong truyện cổ tích là khơng gian chủ yếu diễn ra ở phạm vi
gia đình, xã hội, bao quanh nhân vật chính trong tác phẩm.Khơng gian trong
truyện cổ tích là khơng gian chật hẹp và khép kín. Khơng gian cổ tích khó xác
định phạm vi, nơi chốn, địa điểm. Truyện nào cũng có một khơng gian hao hao
giống hệt nhau mà ta đã bắt gặp nó trong một câu chuyện cổ tích khác. Cổ tích
chỉ cần nhắc đến tên nhân vật hoặc địa danh, tên lồi vật khơng gian đó cịn nó
ra sao cổ tích khơng có nhu cầu miêu tả, giải thích. Khơng gian trong cổ tích có
nhiều motif và việc phân loại motif không gian trong truyện cổ tích một cách
chính xác, khoa học và dựa trên tiêu chí thống nhất. Để phân loại dạng thức của

motif khơng gian và thời gian trong truyện cổ tích, tơi dựa vào các loại khơng
gian trong truyện cổ tích. Đặc điểm riêng của mỗi dạng thời gian trong truyện cổ
tích là sẽ chi phối đến tính cách và hành động của nhân vật ảnh hưởng đến sự
vận động của cốt truyện và đặc trưng thể loại.
2.1.1. Motif không gian hiện thực
Không gian hiện thực trong truyện cổ tích được hiểu là khơng gian của
cuộc sống trần thế, khơng gian gắn bó với cuộc sống của con người. Không gian
hiện thực xuất hiện khá nhiều trong các câu chuyện cổ tích và nó hết sức quen
thuộc với đời sống con người. Từ khơng gian gia đình, làng q mở rộng ra
khơng gian xã hội, biển đảo, núi rừng. Không gian hiện thực trong truyện cổ tích
bao gồm những motif , biểu tượng không gian khác nhau và ở các cấp độ, phạm
vi khác nhau.

20


2.1.1.1. Nhóm biểu tượng khơng gian làng q
Đã từ lâu, làng quê là nơi gắn bó sâu sắc với những người con dân tộc
Việt Nam, đặc biệt là nhân dân lao động. Làng quê được xem là nơi thanh
bình, yên ả, cảnh vật đẹp,.. Trong truyện cổ tích, dấu ấn của biểu tượng làng
quê xuất hiện và in đậm trong các câu chuyện cổ tích của Việt Nam. Biểu
tượng khơng gian làng quê trong truyện cổ tích Việt Nam đã mang lại cho
những câu chuyện cổ tích một màu sắc dân dã, bình dị, mang đậm hơi ấm dân
tộc. Biểu tượng không gian làng quê là motif về nơi con người sinh sống và
canh tác, là nơi có cuộc sống đơn sơ, giản dị mà lại rất hạnh phúc. Biểu tượng
không gian làng quê là nơi lưu giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân
tộc. Đó là biểu tượng về nơi diễn ra các lễ hội để cố kết các thành viên, mang
đến nhiều niềm vui cho dân làng sau những thời gian lao động vất vả, là nơi
nhân vật thể hiện sự tài năng: Anh chàng họ Đào , Tấm Cám, ,… Biểu tượng
không gian lễ hội là nơi con người tụ họp đông vui, gặp gỡ, vui chơi nhau.

Trong Tấm Cám, biểu tượng không gian lễ hội là nơi hồng tử tổ chức để tìm
kiếm, kén chọn người vợ tài năng, đức hạnh, có những phẩm chất tốt đẹp.
Trong Anh chàng họ Đào, biểu tượng không gian lễ hội là nơi người chồng
phải đền tội ác của mình, là nơi người vợ và anh chàng kết dun với nhau.
Biểu tượng khơng gian lễ hội cịn là nơi những kẻ độc ác lợi dụng cơ hội để
hãm hại những người hiền lành và tốt bụng. Trong truyện: Lấy chồng dê, biểu
tượng không gian lễ hội là nơi hai cô chị đã lợi dụng rủ cô em đi trẩy hội rồi
trên đường đi thì lỡ tay đẩy xuống biển. Tuy các biểu tượng không gian lễ hội
trong truyện cổ tích chưa thật sự được miêu tả cụ thể và chi tiết nhưng phần
nào đó đó là khơng gian di chuyển của nhân vật và đóng vai trị cũng khá quan
trọng trong các câu chuyện cổ tích.
Biểu tượng khơng gian làng q trong truyện cổ tích cịn gắn với motif về
cơ cấu kinh tế - xã hội, văn hóa quan trọng, là đơn vị cư trú. Các biểu tượng về
những hình ảnh quen thuộc, gắn bó với làng q cũng được đưa vào trong
truyện một cách chân thực : “cây tre, xóm ngõ, đình, đền, chùa, cây đa, bến
21


nước, ruộng lúa, ao hồ,..”. Qua đó, tác giả dân gian thể hiện cách nhìn về cuộc
đời và con người của nhân dân lao động. Biểu tượng làng ở trong truyện cổ tích
Việt Nam bao gồm các dạng như: làng ven biển, làng trên đảo, làng ven đồi,
làng ven sông, làng trên đất liền,..Trong truyện Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng
tổng, biểu tượng đền là đóng vai trị là phép thử anh học trò, là nơi anh ta nghỉ
chân. Đền là nơi chứng kiến những hang động, các ứng xử của anh học trò và
là một cơ chế pháp quyền. Trong truyện Cường Bạo đại Vương, biểu tượng
làng ven sông là nơi sinh sống, cư trú, là nơi diễn ra những hình phạt của thiên
đình dành cho Cường Bạo, là nơi Cường Bạo nhận được sự giúp đỡ của Táo
Qn. Trong truyện Em bé thơng minh, motif xóm ngõ và làng trên đất liền là
nơi chứng kiến, thử thách tài năng của vua dành cho em bé, đó là nơi vua phát
hiện ra nhân tài, là nơi nuôi dưỡng những con người thơng minh. Trong truyện

Phân xử tài tình, biểu tượng làng là nơi diễn ra và chứng khiến tài năng, sự
công tâm trong phán xử của vị quan ở tại công đường, chợ và ngôi đền. Ngôi
đền trong truyện này đóng vai trị quan trọng trong việc là một nơi đẻ thử sự tài
năng của vị quan và nhờ đó, ta mới biết và khâm phục trước một vị quan hết
sức tài giỏi, công bằng. Trong truyện Cô gái lấy chồng hồng tử thì biểu tượng
đền là nơi cơ gái cúng bái, khấn vái, cầu mong cho mình đươc lấy hồng tử,
mang ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng sâu sắc. Đó cịn là nơi diễn ra trị bịp bợm,
lừa gạt cô gái của tên bán hương nhằm chiếm đoạt cô gái, đền đã chứng kiến và
với sức mạnh đền đã đóng vai trị khơng để cho tên bn hương thành cơng
với ý đồ. Trong truyện Bán tóc đãi bạn, biểu tượng làng là nơi diễn ra, chứng
kiến sự vơ ơn, tráo trở, khinh bạn nghèo khó của nhân vật Tùng và là nơi thấy
được tấm lịng, tình thương của vợ chồng Mai dàng cho Tùng, là nơi vợ chồng
Mai nhận được sự giúp đỡ của Tùng và là nơi họ truyền nghề cho dân lành.
Truyện Nàng Xuân Hương, làng là nơi chứng kiến và kết duyên cho đôi trai tài
gái sắc: Như Mai – Xuân Hương, là nơi chứng kiến và diễn ra những thử thách
về lòng chung thủy của Xuân Hương dành cho Như Mai và đó là nơi Như Mai
cứu Xuân Hương thoát khỏi tên quan và họ sống bên nhau hạnh phúc trọn đời.
22


Hay trong truyện Tra tấn hòn đá,biểu tượng làng là nơi vua giúp đớ người đàn
bà nghèo chẳng may vì hòn đá mà đổ hêt đồ ăn Tết. Trong truyện Cố ghép,
biểu tượng làng ven đồi là nơi diễn ra cuộc sống khó khăn, vất vả và là nơi
chứng kiến việc ông Cố đắp đá, nhổ cây để làm con đường mới thuận tiện cho
việc kiếm củi của người dân. Làng là nơi mọi người nhận được sự giúp đỡ từ
ông Cố và là nơi ông Cố nhận lại sự trợ giúp của những lồi vật ( vượn, bị,
nai). Trong truyện Anh chàng thong thanh, biểu tượng ao cá và ruộng lúa là
nơi chứng kiến tài năng và cách ứng xử nhanh nhanh trí của anh chàng thong
manh. Như vậy, những hình ảnh quen thuộc của làng quê và các kiểu làng
được nhân dân sử dụng để phản ánh ước mơ, nguyện vọng của bản thân mình.

Biểu tượng khơng gian làng quê còn gắn với biểu tượng về thiết chế hành
chính và những quy định nghiêm nghặt, nếu ai khơng tuân thủ mà lại vi phạm
thì sẽ bị lên án, bị mọi người xa lánh, những ai có đạo đức, tính tình tốt, hiền
lành, nhân hậu sẽ được mọi người ngợi ca, tin yêu. Giữa người với người có
mối quan hệ gần gũi, gắn bó, có tinh thần đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ và
đoàn kết với nhau : “Tra tấn hịn đá, Nguyễn Khoa Đăng, Bán tóc đãi bạn, Cây
kim thần, Cái lưỡi chết biết nói,..”. Truyện Tra tấn hịn đá, biểu tượng về thiết
chế hành chính là nơi vua quan đã bày mưu để giúp người đàn bà cõ tiền mua
đồ sắm Tết, mọi người biết bị lừa nhưng vẫn im lặng và ra về, coi như đó là
một sự giúp đỡ cho người nghèo khổ. Trong Bán tóc đãi bạn, biểu tượng làng
là nơi chứng kiến sự trọng tình nghĩa, sẵn sàng bán đi mái tóc để đãi một bữa
ăn cho Tùng của vợ chồng Mai. Đó cũng là nơi vợ chồng Mai nhận lại sự giúp
đỡ từ Trúc và hai vợ chồng đã truyền nghề lại dân gian. Trong truyện Nguyễn
Khoa Đăng, biểu tượng làng là nơi chứng kiến những kẻ tham lam, phạm tội ăn
cắp nên bị xử án theo đúng luật lệ của triều đình. Biểu tượng làng cịn là nơi
Nguyễn Khoa Đăng giúp đỡ, thương yêu nhân dân và mong cho dân có cuộc
sống yên ổn, hạnh phúc.
Trong truyện Cây kim thần, người em có tính thật thà, tốt bụng nên được
dân làng yêu mến. Trong truyện Cái lưỡi chết biết nói, biểu tượng làng là nơi
23


vì những việc làm ác độc của mình mà Đinh bị các bơ lão xử tội thích
đáng.Như vậy ta thấy, làng tuy có tổ chức nhỏ nhưng lại có hệ thống luật lệ,
quy định chặt chẽ bắt buộc moi người phải tn theo.
Biểu tượng khơng gian làng q cịn gắn với biểu tượng về đặc điểm, tính
cách của các nhân vật mặc khác quy định số phận, cuộc đời của các nhân vật:
Lịng người khó đo, Cho con học nghề, Tấm Cám. Trong truyện Tấm Cám,
biểu tượng về đặc điểm, tích cách của các nhân vật chính là sau nhiều lần bị mẹ
con Cám hãm hại và chiếm đoạt ngôi hồng hậu, Tấm đã hóa thành quả thị trở

về sống với bà lão trong căn nhà nhỏ và yên bình, đợi chờ cơ hội trả thù mẹ
con Cám. Trong truyện Cho con học nghề, biểu tượng về đặc điểm, tích cách
của các nhân vật chính là việc bốn chàng trai sau khi cứu được công chúa liền
trở lại quê nhà sống cuộc sống vui vẻ, không quan tâm đến việc trả ơn cho
mình. Trong truyện Lịng người khó đo, biểu tượng về dặc điểm, tích cách của
các nhân vật chính là nơi cậu con trai tài giỏi cùng ông già nhân hậu trở về làng
quê,sống cuộc đời giản dị và đơn sơ. Khơng gian làng q cịn gắn liền với
biểu tượng về sự phân biệt giàu nghèo, không gian tồn tại mối quan hệ giữa địa
chủ, nhà giàu với người nông dân, mâu thuẫn này được phản ánh trong những
truyện như: Con mối làm chứng, Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cơ
trói cột, Cây tre trăm đốt, Lấy chồng dê, Sọ Dừa. Trong truyện Con mối làm
chứng, biểu tượng làng quê là sự phân biệt giàu nghèo, không gian tồn tại mối
quan hệ giữa địa chủ, nhà giàu với người nông dân đã phản ảnh sự áp bức, bóc
lột tên địa chủ, sự thất hứa của địa chủ với đứa bé càng làm tăng thêm mâu
thuẫn và cuối cùng phải nhờ đến quan. Tại đây, cái dốt với sự xảo trá của tên
địa chủ đã bị vạch trần vì trị lừa bịp của đứa bé và cái dốt đã bị phanh phui.
Trong truyện Sự tích chim năm trâu sáu cột và chim bắt cơ trói cột, biểu tượng
làng quê là sự phân biệt giàu nghèo, không gian tồn tại mối quan hệ giữa địa
chủ, nhà giàu với người nông dân đã thể mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm khi cô
gái con phú ông nghi oan bác Ba ăn trộm trâu, là việc cả hai bên cãi qua cãi
lại, rồi chết hoàn thành 2 con chim, một con kêu “năm trâu sáu cột” và một
24


×