Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học cao chiết diclomethane của lá cây tầm gửi trên cây khế chua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA HỌC
 + 

VÕ SONG HẠNH NGUYÊN

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ
XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CAO CHIẾT DICLOMETANE CỦA
LÁ CÂY TẦM GỬI TRÊN CÂY KHẾ CHUA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN HÓA HỌC
CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM HÓA

Đà Nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Võ Song Hạnh Nguyên
Lớp



: 14SHH

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học cao chiết
diclomethane của lá Tầm gửi trên cây khế chua ”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Lá cây tầm gửi hái và phơi khô tại quận Liên Chiểu
- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết chưng ninh, bình tam giác, cột sắc ký, bản mỏng
sắc ký, đèn UV, cân phân tích, bếp cách thủy, tủ sấy, lị nung …
3. Nội dung nghiên cứu
- Chiết mẫu bằng phương pháp chưng ninh với các dung môi n-hexane và
diclometan.
- Phân lập một số hợp chất trong cao tổng diclometan bằng phương pháp sắc
ký cột và sắc ký bản mỏng.
- Xác định thành phần hóa học trong các phân đoạn bằng phương pháp GC –
MS.
4. Giáo viên hướng dẫn:
5. Ngày giao đề tài: 01/08/2017
6. Ngày hoàn thành: 15/03/2018
Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

GS.TS Đào Hùng Cường


Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 20 tháng 04 năm 2018
Kết quả điểm đánh giá:…….

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến
GS.TS. Đào Hùng Cường đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng dạy và công tác tại phịng
thí nghiệm khoa Hóa, đại học Sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là cô Võ Thị Kiều Oanh
và thầy Trần Mạnh Lục đã hỗ trợ kiến thức, cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm giúp
em hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Võ Song Hạnh Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN ...................................................................................................................................... 5
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ TẦM GỬI ...........................................................................................................................................5

1.2.1. Tên gọi [8] ............................................................................................................................................... 5
1.2.2. Mô tả thực vật [3] .................................................................................................................................... 5
1.2.3. Phân bố và cách trồng [4] ........................................................................................................................ 6
1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY TẦM GỬI: .....................................................................................................................7


1.3.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh [13]............................................................................................................... 7
1.3.2. Tác dụng dược lý ..................................................................................................................................... 7
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HỌ TẦM GỬI: ................................................................................7

1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới ................................................................................................... 7
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam.................................................................................................. 8

CHƯƠNG 2 .........................................................................................................................................10
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................10
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ...........................................................................10

2.1.1. Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu ........................................................................................................ 10
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ..................................................................................................................... 10
2.1.3. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm .............................................................................................................. 12
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................................................................................13

2.2.1. Phương pháp chiết ngâm dầm tạo tổng cao ethanol từ bột lá cây Tầm gửi trên cây khế chua ............... 13
2.2.2. Phương pháp chiết phân bố lỏng-lỏng tạo tổng cao ethanol từ bột lá cây Tầm gửi trên cây khế chua .. 14
2.2.3. Phương pháp GC-MS ............................................................................................................................ 15
2.2.4. Phương pháp định tính thành phần nhóm chức trong dịch chiết ............................................................ 18
2.2.5. Phân lập phân đoạn bằng sắc ký cột và sắc ký bản mỏng : .................................................................... 22

CHƯƠNG 3 .........................................................................................................................................29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................................................29
3.1. KẾT QUẢ THU NHẬN TỔNG CAO ETHANOL BẰNG PHƯƠNG PHÁP NGÂM CHIẾT ...........................................29
3.2. KẾT QUẢ CHIẾT LỎNG – LỎNG VỚI CÁC DUNG MÔI TỪ TỞNG CAO ETHANOL ...............................................31

3.2.1. Dung mơi n-hexane ....................................................................................................................................... 31
3.2.2. Dung mơi diclometane .................................................................................................................................. 32

3.2.3. Định tính và định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn cao diclometane tách từ tổng cao
ethanol ................................................................................................................................................................... 32
3.3. KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CAO DICLOMETANE TỪ TỔNG CAO ETHANOL CỦA LÁ CÂY TẦM GỬI
..................................................................................................................................................................................................42

3.3.1. Kết quả chạy sắc ký cột cao diclometane (12,021 g ) tách từ tổng cao ethanol ..................................... 42
3.3.2. Kết quả giải ly cao diclomethane bằng hệ dung môi etylacetate:diclometane tỉ lệ 1:9 .....................................................44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................58
MỤC LỤC ...........................................................................................................................................61


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
B

:

Benzen

C

:

Chloroform

D

:


Diclometane

E

:

Etylacetate

GC

:

Gas Chromatography

MS

:

Mass Spectrometry

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TED

:


Tầm gửi/Ethanol/Diclometane

TD

:

Tầm gửi/Diclometane


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số

Tên bảng

hiệu

Trang

2.1

Tên các hóa chất đã sử dụng

3.1

Thể tích dịch chiết ethanol sau khi ngâm chiết

29

3.2


Cao thu được sau khi cô quay chân không dịch chiết ethanol

30

3.3

Thành phần nhóm chức của phân đoạn cao diclomethane

3.4

3.5

3.6

Thành phần hóa học chính của dịch chiết lá tầm gửi trong dung
mơi diclomethane
Tổng hợp kết quả định tính thành phần hóa học của lá Tầm gửi
trong cao chiết diclomethane
Thành phần hóa học chính trong phân đoạn TDII.2 của dịch chiết
lá Tầm gửi trong dung môi diclometane

10-11

32-36
37

40-42

55-57



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1

Tiêu bản cây Tầm gửi

5

1.2

Lá và quả của cây Tầm gửi.

6

1.3

Cấu trúc hợp chất quercitrin (C21H20O11) và querceti

8

(C15H10O7)
1.4


Cấu trúc hợp chất β-sitosterol và β-sitosteryl arachidate

8

2.1

Lá tươi, lá khô và bột lá xay mịn sau khi thu hái (tháng 5/2016)

10

2.2

Thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS

11

2.3

Tủ sấy

11


2.4

Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration)

13


2.5

Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng

14

2.6

Chương trình nhiệt độ lò cột

17

3.1

Mẫu dịch chiết ethanol (5 ml) sau mỗi lần thay dung môi

29

3.2

Cao ethanol

30

3.3

Khối lượng cao thu được từ các dịch chiết sau khi cô quay chân

31


không
3.4

Mẫu dịch chiết n-hexane (5 ml) sau mỗi lần thay dung môi

31

3.5

Mẫu dịch chiết diclmethane (5 ml) sau mỗi lần thay dung môi

32

3.6

Sắc ký đồ GC của phân đoạn cao dichloromethane từ tổng cao

40

ethanol
3.7

Thử dung môi đơn từng cao theo thứ tự ( cao n-hexan, cao

43

diclometan, cao nước )
3.8

Cao TED thử trong hệ dung môi etylacetat:diclometan theo các tỉ lệ


44

3.9

Cột sắc ký (d = 3.5 cm, h = 50 cm). Cột sắc ký sau khi được nhồi

45

3.10

Các bình hứng dung dịch giải ly (15 ml)

45

3.11

Các vết chất trên các bản mỏng của lọ L1 đến lọ L82

46

3.12

Các vết chất trên các bản mỏng của lọ L83 đến lọ L205

47

3.13

Các vết chất trên các bản mỏng của lọ L207 đến lọ L229


48

3.14

Các vết chất trên các bản mỏng của phân đoạn TDI, TDII, TDIII

48

3.15

Thử dung môi đơn với độ phân cực giảm dần từ trái sang phải

49

3.16

Hệ dung môi benzen:diclometan với các tỉ lệ khác nhau.

50

3.17

Hệ dung môi benzen:diclometan:etyl acetate với các tỉ lệ khác nhau

50

3.18

Hệ dung môi benzen:diclometan:cloroform với các tỉ lệ khác nhau


51

3.19

Cột sắc ký (d=1.5 cm, h=70 cm)

51

3.20

So sánh phân đoạn TDI.1

52

3.21

Phân đoạn TDI.2

52

3.22

Phân đoạn TDI.3

52

3.23

Phân đoạn TDI.4


53

3.24

Phân đoạn TDI.5

53

3.25

Phân đoạn TDI.6

53


3.26

So sánh các phân đoạn

55


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hoá”- Dự báo của
các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và đang trở thành hiện thực
[1]. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm, được WHO quan tâm hàng
đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
Đái tháo đường được xem là một trong 4 đại dịch của thế kỷ vì những biến

chứng của nó. Số ca tử vong do căn bệnh này cao gấp 3-4 lần so với HIV/AIDS và
bệnh lao[5]. Theo y học, đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một nhóm bệnh rối
loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hormone insulin của tụy bị thiếu
hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu ln cao, nó
là căn bệnh khơng có biểu hiện cụ thể, các triệu chứng mơ hồ nên khó nhận biết.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ người mắc đái tháo đường hàng đầu thế
giới, chiếm khoảng 5,4% dân số với 5 triệu bệnh nhân. Tỷ lệ này tăng gấp đôi so
với đầu những năm 2000. Số người mắc năm 2015 của Bình Dương là 13%, TP
HCM 12%, mức báo động trên toàn thế giới[1].
Tại "Hội thảo Điều trị bệnh lý tim mạch và đái tháo đường" trong khuôn khổ
"Triển lãm y tế quốc tế lần thứ 12" (diễn ra tại TP.HCM), các chuyên gia lo ngại
tình trạng gia tăng đái tháo đường đang ngày càng gia tăng.
Sau khi thống kê, Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) đã công bố những
thông điệp chính vơ cùng đáng chú ý. Trong năm 2017, IDF ước tính:
Cứ 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) lại có 1 người bị đái tháo đường (tiểu
đường) tương đương 425 triệu người. Tăng khoảng 10 triệu người trong năm 2015.
Có tới hơn 350 triệu người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Ước tính đến năm
2045 sẽ có gần 700 triệu người mắc bệnh tiểu đường.
Số người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng hàng năm mà khơng có triệu chứng
giảm đang khiến người ta cảm thấy sợ hãi. Đáng lo lắng hơn, bệnh tiểu đường đã
tấn công mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Hãy hình dung các con số đáng "giật mình"
sau đây:

1


Cứ 2 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị đái tháo đường lại có 1 người khơng
được chẩn đốn, tương đương trên 212 triệu người.
Cứ 6 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ (tương đương 16,2%) bị ảnh hưởng bởi đái tháo
đường thai kỳ.

Có hơn 1 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo đường loại 1.
Có khoảng 2/3 người bị mắc tiểu đường và phải chịu đau đớn khi đang trong độ
tuổi lao động.
Thống kê của Hiệp hội Đái tháo đường cho thấy người châu Á có tỷ lệ mắc tiểu
đường tăng cao nhất. Năm 2013, Việt Nam có gần 3.300 ca tiểu đường trong độ tuổi
từ 20-79, dự báo đến năm 2035 con số này sẽ tăng lên gần 6,4 triệu ca. Năm 2015
ước tính nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến căn bệnh
này.
Ngày nay, xu hướng của y học là kết hợp giữa những thành tựu của tây y với
các dưỡng chất thiên nhiên đã được chứng minh có tác dụng tốt trong việc ngăn
ngừa bệnh đái tháo đường, giúp chăm sóc cơ thể hiệu quả nhằm cho ra đời những
dược phẩm vừa đảm bảo tính hiệu quả lại an toàn với các bệnh lý về đái tháo
đường. Đa số các chế phẩm này là hỗn hợp phức tạp của nhiều hợp chất hóa học mà
trong đó hợp chất có hiệu lực chủ yếu trong q trình điều trị lại chưa được phân lập
và xác định. Do đó, hướng nghiên cứu thành phần hóa học các thảo dược là cơng
việc quan trọng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao hiện nay. Một trong những
dược liệu quý chưa được nghiên cứu nhiều là cây tầm gửi ( Tên khoa học là Taxillus
chinensis (DC.) Danser, họ Loranthaceae).
Ở các quốc gia Châu Á, vị thuốc từ Tầm gửi rất đa dạng. Bởi cùng 1 loài
Tầm gửi nhưng ký sinh trên những cây chủ khác nhau lại cho chúng ta những vị
thuốc chữa bệnh riêng biệt. Ví dụ Tầm gửi cây Mít, Tầm gửi cây Dâu, Tầm gửi cây
Nghiến, Tầm gửi cây Gạo v.v.... Do đó, việc nghiên cứu thành phần hóa học của
cây tầm gửi để tìm hiểu hoạt chất có tác dụng chữa bệnh, chứng minh cho hoạt tính
của cây là cơng việc rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy, tơi chọn đề tài
“Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học cao chiết diclomethane
của lá Tầm gửi trên cây khế chua tại quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng”, với mục
2


tiêu đóng góp một phần tư liệu vào hệ thống các cơng trình khoa học về lồi cây

này.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Lá cây Tầm gửi trên cây khế chua thu hái tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng .
2.2. Mục đích nghiên cứu
.

- Tìm các điều kiện chiết tách thích hợp các chất từ lá cây Tầm gửi trên cây

khế chua bằng các dung môi phân cực khác nhau.
- Phân lập, xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ lá cây Tầm
gửi trên cây khế chua .
- Đóng góp thêm thơng tin, tư liệu khoa học về lồi Tầm gửi trên cây khế
chua, tạo cơ sở khoa học ban đầu cho các nghiên cứu về sau.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu về nguồn nguyên liệu,
thành phần hóa học, ứng dụng về cây Tầm gửi.
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp lấy mẫu, xử lý mẫu; các phương pháp
chiết tách, định tính và phân lập các hợp chất từ thực vật.
- Nghiên cứu tài liệu về các phương pháp phổ để xác định thành phần hóa
học, định danh và xác định cấu trúc.
3.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Chiết chưng ninh bằng dung môi ethanol 96o.
- Chiết phân bố bằng các dung mơi có độ phân cực khác nhau.
- Phân lập các chất từ cao chiết diclometan bằng phương pháp sắc ký cột, sắc
ký lớp mỏng.
- Dùng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC-MS) để xác định các
chất trong các phân đoạn.


3


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả có được trong đề tài nghiên cứu này sẽ là một nguồn tư liệu
có ý nghĩa trong việc cung cấp thơng tin về thành phần hóa học các cấu tử được
chiết tách từ lồi Loranthaceae, qua đó nâng cao giá trị ứng dụng của chúng trong
ngành dược liệu.
5. Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm 59 trang, 6 bảng, 36 hình, 17 tài liệu tham khảo.
Cấu trúc bài nghiên cứu như sau:
Mở đầu (3 trang)
Chương 1: Tổng quan (5 trang)
Chương 2: Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (19 trang)
Chương 3: Kết quả và thảo luận (29 trang)
Kết luận và kiến nghị (1 trang)
Tài liệu tham khảo (2 trang)

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ TẦM GỬI
Họ

Tầm

gửi hay họ


Tằm

gửi hoặc họ

Chùm

gửi (danh

pháp

khoa

học: Loranthaceae) là một họ thực vật có hoa, được các nhà phân loại học cơng
nhận rộng khắp. Nó chứa khoảng 68-77 chi và 950-1.000 lồi cây thân gỗ, phần
nhiều trong số đó là các cây bán ký sinh. Có ba lồi sinh sống trên mặt đất
là Nuytsia floribunda – cây giáng sinh của Australia, Atkinsonia ligustrina – một
loài cây bụi rất hiếm của dãy núi Blue tại Australia và một loài ở Trung và Nam Mỹ
là Gaiadendron punctatum. Ngoại trừ ba lồi trên thì tất cả cịn lại đều có cách mọc
và phát triển trên các cây khác, mặc dù chúng cũng có lá xanh để có thể tự quang
hợp. Vùng cận nhiệt đới là khí hậu “ưa thích” của lồi này, tuy nhiên chúng cũng
sinh sống tốt trong các khu vực có khí hậu nhiệt đới[2].
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY TẦM GỬI:
1.2.1. Tên gọi [8]
Tên khoa học: Taxillus chinensis (DC.) Danser
Tên thông thường: Tầm gửi, Mộc vệ trung quốc,
Chùm gửi.
Theo phân loại thực vật:
- Giới : Thực vật (Plantae)
- Bộ


: Đàn hương (Santalales)

- Họ : Tầm gửi (Loranthaceae)

Hình 1.1. Tiêu bản cây Tầm gửi
1.2.2. Mơ tả thực vật [3]
Cây Tầm gửi có thân gỗ, giịn, cành có thể chia đốt, khơng có lơng đến lơng
tơ. Lá màu xanh lục, đơn, nguyên, mọc đối hoặc chụm ba (ít khi giảm thành vảy
hoặc khơng có lá), phiến lá hình mác đến oval, gân lá hình lơng chim hoặc song
song. Khơng có lá kèm. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Cụm hoa dạng xim, bơng,
chùm, tán mọc ở kẽ lá bắc (hai lá bắc hợp sinh trông giống như một đài phụ bên
5


ngoài đài hoa). Quả mọng hay quả nạc, vỏ thường có chất dính giúp cho việc
phát tán trên thân cây chủ. 1 – 3 hạt, khơng có vỏ, nhiều nội nhũ, có 1 – 3 phơi
khá phân hố. Hầu hết hạt của các loại tầm gửi đều được phủ bởi 1 lớp chất lỏng
sền sệt trên bề mặt, điều này cho phép chúng bám được trên cây chủ.

Hình 1.2. Lá và quả của cây Tầm gửi.
1.2.3. Phân bố và cách trồng [4]
Theo nhiều nghiên cứu thì cây tầm gửi đã xuất hiện từ hàng nghìn năm nay,
có nguồn gốc từ các nước nhiệt đới ẩm và là một phần quan trọng đóng góp vào hệ
sinh thái các khu rừng già.
Cây tầm gửi là loại cây mọc hoang dại thường do chim chóc hoặc gió mang
hạt đến và phát triển trên cây chủ. Thời xưa loại cây này con người không thể nào
trồng chủ động được nên những cây nào có tầm gửi mọc họ thường nói là cây lộc
trời. Hiện nay giống cây này có thể trồng bằng phương pháp ghép cành nhưng tỷ lệ
thành công vẫn khá thấp. Để lấy được cây tầm gửi ghép lên thân cây gạo bạn cần sử

dụng phần thân của chúng với những dây bánh tẻ có phần rễ bên dưới và cấy ghéo
vào thân cây chủ đã chuẩn bị sẵn. Khi ghép bạn cần đục thủng phần vỏ thân sao cho
vừa với cành cây tầm gửi rồi tiến hành ép vào và sử dụng băng dính dính chặt với
nhau. Tiếp sau đó bạn sử dụng bao nilon sạch sẽ phủ bên ngoài để giữ ẩm khoảng 2
tháng cây sẽ mọc được
Với việc trồng cây tầm gửi nên được thực hiện vào các tháng mùa xuân
(tháng 3-5) là thích hợp nhất cho tầm gửi phát triển.
Việc chăm sóc cây tầm gửi thường có liên quan chặt chẽ với việc chăm sóc
cây chủ. Chính vì thế tùy vào từng loại cây chủ bạn trồng tầm gửi mà có chế độ
chăm sóc phù hợp sẽ giúp tầm gửi bên trên phát triển một cách tốt nhất.
6


1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY TẦM GỬI:
1.3.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh [13]
Trong dân gian, lá của tầm gửi trên cây khế được dùng phối hợp với lá chè
nấu nước uống trị ho[10]. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá giã nát đắp trị chỗ đau và
loét. Ở Malaysia, Tầm gửi được dùng làm thuốc cho phụ nữ mau chóng hồi phục
sau sinh, chữa vết thương và lở loét. Ở Indonesia, người ta còn dùng Tầm gửi để
chữa ung thư. Đa số các lồi tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau
nhức xương khớp, tăng huyết áp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương ,
té ngã, rối loạn tâm thần. Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh. Theo
y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ơxy hóa và bảo
vệ gan[16].
1.3.2. Tác dụng dược lý
Bộ phận lá và cành của cây tầm gửi sẽ được sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị
bệnh cho mọi người. Thơng thường chúng ta cũng có thể nhìn thấy lá và cành của
cây tầm gửi được phơi khơ, sau đó sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh[8].
Trong lá và cành cây tầm gửi có các chất như: Trans-phytol, alphatocopherol quinone, afzeline, quercitrin, catechin và quercituron[3].
Trong đó hoạt chất catechin trong cây tầm gửi có tác dụng ngăn chặn sự

hình thành sỏi canxi, rất tốt cho những bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi
tiết niệu[3].
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HỌ TẦM GỬI:
1.4.1. Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới
Theo bài viết “Các cây thuốc được dùng trong trung tâm nghiên cứu phát triển
hoàng gia Kungkrabaen, tỉnh Chanthaburi” của Wongsatit Chuakul và cộng sự,
toàn bộ cây TGNN ký sinh trên cây Gòn (Ceiba pentandra (L.) Gaertn.) được giã
nát với nước vo gạo dùng để trị tiêu chảy, nước sắc từ cây TGNN ký sinh trên
cây xoài (Magifera indica L.) dùng để trị tiểu đường[14].
Năm 2006, nhóm tác giả người Indonesia gồm Nina Artani, Yelli Ma’arifa và
Muhammad Hanafi đã tách được hợp chất chống oxy hóa là quercitrin

7


(C21H20O11) và querceti (C15H10O7) từ cao ethanol của cây TGNN Dendrophthoe
pentandra (L.) Miq ký sinh trên cây Khế (Averrhoa carambola)[12].

Hình 1.3. Cấu trúc hợp chất quercitrin (C21H20O11) và querceti (C15H10O7)
1.4.2. Các cơng trình nghiên cứu tại Việt Nam
Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, thời gian qua có một số cơng
trình nghiên cứu về Tầm gửi đã được cơng bố. Năm 2009, nhóm nghiên cứu của
Nguyễn Hồng Hạt đã tách được 2 hợp chất là β-sitosterol, β-sitosteryl arachidate
từ lá Tầm gửi ký sinh trên cây Mít (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Đây là lần
đầu tiên hợp chất β-sitosteryl arachidate được cô lập trong chi Dendrophthoe .
Dung dịch của β-sitosteryl arachidate ở nồng độ 10-3 M đến 10-4 M được biết có
tác dụng bảo vệ tế bào MT-4 khỏi sự tấn cơng của virut HIV[7] .

Hình 1.4. Cấu trúc hợp chất β-sitosterol và β-sitosteryl arachidate
Năm 2010, Phạm Văn Ngọt và cộng sự nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của

loài này; bước đầu cho thấy cao ethyl acetate được điều chế từ Dendrophthoe
pentandra ký sinh trên cây Xồi (Mangifera indica) có hoạt tính kháng khuẩn đối
với Staphylococcus aureus ATCC 29213, Staphylococcus aureus kháng
8


methycilin (MRSA) ATCC 43300 và Bacillus subtilis PY 79 ở nồng độ 1024
µg/ml [6].
Năm 2011, Phạm Văn Ngọt và cộng sự cho biết: - Nước sắc của loài TGNN
ký sinh trên cây Mít, Xồi, Dâu Tằm khơng có khả năng kháng Escherichia coli,
Klensiella pneumoniae; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Dâu tằm có hoạt
tính kháng Bacillus subillis, Staphylococus aureus ở mức yếu; khơng có hoạt tính
kháng Pseudomomas aeruginosa; - Nước sắc loài TGNN ký sinh trên cây Mít,
Xồi có hoạt tính kháng khuẩn Bacillus subillis ở mức yếu; kháng Staphylococus
aureus và Pseudomomas aeruginosa ở mức trung bình; - Cao khơ li trích từ lồi
TGNN kí sinh trên cây Mít, Xồi, Dâu tằm ở nồng độ 1.000µg/ml đều có hoạt
tính gây độc dịng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa, dòng tế bào ung thư phổi NIC
– H460 và tế bào ung thư vú MCF – 7[6] .
Năm 2015 nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng và Trần Thị Thanh Xuân khi nghiễn
cưu hoạt tính kháng khuẩn kháng ung thư của loại Tầm gửi Nam nhỉ cho biết : lồi
tầm gửi Năm nhị thể hiện hoạt tính kháng khuẩn ở 100 /ml của các mẫu cao nước và
cao etanol . Tuy nhiên loại Tầm gửi năm nhị chưa thể hiện hoạt tính gây độc tế bào
ung thư tại nồng đồ khảo sát này Trong khi đó cơng trình nghiên cứu về loài Tầm
gửi Đại cán Nam bộ ( Macrosolen cochinchinnesis (lour) Van tiegh) ký sinh trên
cay mít rất hạn chế. Theo tơi biết thì năm 2010 ,tác giả Khuất Thư Nga đã nghiên
cứu đặc điểm và thành phần hóa học của cây tầm gởi ( Macrosolen cochinchinnesis
(lour) Van tiegh) họ Tầm gửi ( Lourantheceae) ký sinh trên cây mít . Song kết quả
cơng trình nghiên cứu chưa đề cập được thành phần hóa học của các dich chiết từ lá
và thân Tầm gửi[7].


9


CHƯƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu
Nguyên liệu để nghiên cứu là lá cây Tầm gửi được thu hái tại quận Liên
Chiểu, TP. Đà Nẵng. Lựa chọn thu hái dạng lá tươi. Nguyên liệu sau khi thu hái
được phơi khô và xay mịn.

Hình 2.1. Lá tươi, lá khơ và bột lá xay mịn (từ trái sang phải)
sau khi thu hái
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
 Hóa chất
Bảng 2.1. Tên các hóa chất đã sử dụng
STT

Tên hóa chất

Độ tinh khiết

Nguồn gốc

1

Hexane

Tinh khiết


Trung Quốc

2

Ethyl acetate

Tinh khiết

Trung Quốc

3

Ethanol 96%

Tinh khiết

Trung Quốc

4

Diclometan

Tinh khiết

Trung Quốc

5

Dung dịch H2SO4 (98%)


Tinh khiết

Trung Quốc

6

(Bi(NO3)3.H2O

98%

Trung Quốc

7

KI

Tinh khiết

Trung Quốc

8

Dung dịch HCl đậm đặc

Tinh khiết

Trung Quốc

9


HgCl2

Tinh khiết

Trung Quốc

10

Dung dịch NaOH

Tinh khiết

Trung Quốc

11

AgNO3

99,8%

Trung Quốc

10


12

Dung dịch NH4OH

Tinh khiết


Trung Quốc

13

Vanillin

Tinh khiết

Trung Quốc

14

Methanol

Tinh khiết

Trung Quốc

 Dụng cụ, thiết bị nghiên cứu
- Các thiết bị: Tủ sấy, cân phân tích, máy cơ quay chân khơng, bếp điện, bếp cách
thủy.
- Thiết bị phân tích: Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS, máy đo phổ UVVIS, Đèn UV bước sóng 254 và 365 nm.
- Các dụng cụ thí nghiệm khác như: Cốc thủy tinh, bình tam giác, bếp cách thuỷ,
cốc sứ, phễu chiết, các loại pipet, cối chày sứ, giấy lọc, bình hút ẩm, bản mỏng, ống
đong,...

Hình 2.2. Thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ GC-MS

Hình 2.3. Tủ sấy


11


2.1.3. Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
LÁ CÂY
ẦM
XayGỬI
Bột lá cây tầm gửi
Chiết ngâm dầm 4 lần với ethanol

Dịch chiết ethanol
Lọc, cô đuổi dung môi

Tổng cao ethanol
Lắc, chiết phân bố lỏng – lỏng 3
lần với n-hexane

Dịch chiết n-hexane

Dịch chiết còn lại
Lắc, chiết phân bố lỏng – lỏng 3
lần với diclometane

Dịch chiết diclometane

Dịch chiết cịn lại

Cơ đuổi dung môi


Cao diclometane

Phân lập
phân đoạn

Đo GC/MS

12


2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chiết ngâm dầm tạo tổng cao ethanol từ bột lá cây
Tầm gửi trên cây khế chua
Phương pháp chiết là phương pháp chuyển một chất ở trạng thái hòa tan hay
huyền phù từ pha lỏng (hoặc pha rắn) này sang pha lỏng khác. Chiết những chất từ
hỗn hợp rắn gọi là chiết rắn – lỏng, chiết những chất hòa tan trong dung dịch hoặc ở
dạng huyền phù gọi là chiết lỏng – lỏng.
Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration) được thể hiện ở Hình 2.4

Hình 2.4. Kỹ thuật chiết ngâm dầm (Maceration)
Kỹ thuật chiết ngâm dầm thiết bị đơn giản hơn, có thể thao tác với một lượng lớn
mẫu nguyên liệu.
 Nguyên tắc :
Ngâm bột ngun liệu ngập trong dung mơi trong bình chiết xuất. Giữ yên ở
nhiệt độ phòng trong một đêm hoặc một ngày, để cho dung môi xuyên thấm vào cấu
trúc tế bào thực vật và hòa tan các hợp chất tự nhiên. Sau đó rút lấy dịch chiết (lọc
hoặc gạn) và rửa ngun liệu bằng lượng dung mơi thích hợp, lặp đi lặp lại quá
trình rửa nhiều lần cho đến khi chiết kiệt mẫu cây.
 Cách tiến hành:


13


Lấy 1 kg bột khô lá cây Tầm gửi trên cây khế chua vào bình thủy tinh có nắp
đậy ngâm chiết bằng 8000 ml ethanol 960 ở nhiệt độ phòng, đậy nắp bình lại và để
yên trong khoảng 24 giờ, sau đó lắc đều sau mỗi 15 phút trong 8h để đảm bảo sự
khuếch tán tốt. Lọc gạn lấy phần dịch chiết rồi tiếp tục lọc qua giấy lọc trên phễu
Buschle. Lặp lại 2 lần, lần đầu dùng 8000ml ethanol, những lần sau mỗi lần dùng
7000ml ethanol. Gộp các dịch chiết và cất loại ethanol trên bếp cách thủy ta thu
được cao ethanol của lá cây tầm gửi.
Cân xác định khối lượng cao thu được và tính % khối lượng cao chiết so với khối
lượng ban đầu.
2.2.2. Phương pháp chiết phân bố lỏng-lỏng tạo tổng cao ethanol từ bột lá
cây Tầm gửi trên cây khế chua
Kỹ thuật chiết lỏng lỏng được thể hiện trên Hình 2.5.

Hình 2.5. Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng


Nguyên tắc: là sự phân bố của một chất tan vào hai pha lỏng và hai pha lỏng

này khơng hịa tan vào nhau. Hằng số phân bố của một chất tan cho biết khả năng
hòa tan của chất này với hai pha lỏng tại thời điểm cân bằng, được biểu diễn bằng
hằng số phân bố K.
K= Ca/ Cb
Trong đó:
Ca: nồng độ chất tan trong pha (a) tại giai đoạn cân bằng.
Cb: nồng độ chất tan trong pha (b) tại giai đoạn cân bằng
 Dung môi chiết phải đảm bảo các yêu cầu sau:

14


- Có độ tinh khiết cao.
- Hịa tan tốt các chất được chiết.
- Khơng hịa tan lẫn với dung mơi cũ, nghĩa là có tỉ khối khác nhiều với dung
mơi cũ.
- Khơng tương tác với chất cần chiết và có nhiệt độ sôi tương đối thấp.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết:
- Ảnh hưởng của quá trình chiết.
- Vai trò của sự tạo phức.
- Ảnh hưởng của sự tạo thành hợp chất ít tan.


Cách tiến hành:
Lấy 75g cao ethanol đem hòa tan bằng một lượng ethanol tối thiểu, tiếp theo

cho nước cất vào, lắc kỹ để cao phân tán đều trong nước rồi chiết lỏng-lỏng nối tiếp
bằng 2 dung mơi có độ phân cực tăng dần, đó là n-hexane và diclometane
Chiết 3 lần, mỗi lần 400 ml dung môi. Thời gian lắc chiết mỗi lần là 3 giờ,
sau đó chuyển lên phễu chiết chờ tách lớp và chiết riêng phần dung môi. Gộp dịch
chiết 3 lần rồi cô đuổi dung môi dưới áp suất giảm ta thu được cao n-hexane và cao
diclometane. Cân xác định khối lượng cao diclometane thu được và tính % khối
lượng cao chiết so với khối lượng của tổng cao ethanol
2.2.3. Phương pháp GC-MS


Ngun tắc: Nhờ có khí mang có trong bơm khí, mẫu từ buồng bơm hơi được

dẫn vào cột tách nằm trong buồng điều nhiệt. Quá trình sắc ký được diễn ra tại đây.

Sau khi rời khỏi cột tách tại các thời điểm khác nhau, các cấu tử lần lượt đi vào
detector,

tại

đó

chúng

được

chuyển

thành

tín

hiệu

điện.

Tín hiệu này được khuếch đại rồi chuyển sang bộ phận ghi.Các tín hiệu được xử lý
ở đó rồi chuyển sang bộ phận in và lưu kết quả.
Phương pháp sắc ký khí – khối phổ GC-MS là một trong những phương pháp sắt
ký khí hiện đại nhất hiện nay với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, được sử dụng trong
việc nghiên cứu và phân tích kết hợp. Thiết bị được cấu thành bởi 2 thành phần:
phần sắc ký khí (GC) dùng để phân tích hỗn hợp các chất và tìm ra chất cần phân
tích, phần khối phổ (MS) mơ tả các hợp phần riêng lẻ bằng cách mô tả số khối.
15



×