Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự (khảo sát qua trường hợp truyện ngắn nguyễn huy thiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
------o0o------

PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
(KHẢO SÁT QUA TRƯỜNG HỢP TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn:
PGS.TS. Bùi Trọng Ngỗn

Người thực hiện:
Hồng Thị Thanh Thúy
(Khóa 2014 – 2018)

Đà Nẵng, tháng 4 – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi Hồng Thị Thanh Thúy xin cam đoan:
1. Những nội dung trong luận văn này do tôi nghiên cứu, thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Bùi Trọng Ngoãn
2. Mọi tham khảo trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả,
tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong cơng trình này.


Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thanh Thúy


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn,
cán bộ giảng dạy Khoa Ngữ Văn, Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành
khóa luận.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa, các thầy, cơ giáo khoa Ngữ
Văn, gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ đang công tác tại thư viện trường Đại
Học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng đã cung cấp, giúp đỡ tơi trong q trình tìm
kiếm tư liệu để bổ ích nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và hồn thành khóa luận
này.
Do trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu và thời gian có hạn nên mặc dù chúng
tơi đã có nhiều cố gắng, khóa luận vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của q thầy cơ và các bạn
để khóa luận được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thanh Thúy


CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

1. PC: Phong cách

2. PCCNNN: Phong cách chức năng ngôn ngữ
3. PCCNNNSHHN: Phong cách chức năng ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày
4. VD: ví dụ
5. đd: đã dẫn


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................................3
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI .............................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................7
1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................................................................7

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................................8

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................10

3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................................10
4.

Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................10


5.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................11

6. Bố cục ................................................................................................................................................11
NỘI DUNG.............................................................................................................................................12
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...............................................12
1.1.

Các đặc trưng của phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật.................................................12

1.1.1.

Tính hình tượng ....................................................................................................................12

1.1.2.

Tính thẩm mỹ........................................................................................................................12

1.1.3.

Tính cá thể.............................................................................................................................13

1.1.4.

Tính tổng hợp ........................................................................................................................13

1.2.

Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày ........................................................14


1.2.1.

Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày .................................14

1.2.2.

Các đặc trưng của PCCNNNSHHN ..................................................................................16

1.2.3.

Đặc điểm ngôn ngữ của PCCNNNSHHN .........................................................................18

1.3.

Giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp và tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” ............................19

1.3.1.

Tổng quan về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp .........................................................................19

1.3.2.

Giới thiệu về tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” ................................................................21

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRONG TẬP
MƯA NHÃ NAM ...................................................................................................................................24
2.1. Đặc điểm ngữ âm..............................................................................................................................24
2.2. Đặc điểm từ vựng .............................................................................................................................25

2.2.1. Sử dụng các lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm........................................................25


2.2.2. Sử dụng thán từ, tình thái từ, ngữ khí từ .................................................................................37
2.2.3. Sử dụng thành ngữ, quán ngữ ...................................................................................................41
2.2.4 Từ thơng tục, từ địa phương, tiếng lóng....................................................................................45
2.2.5. Từ dùng theo nghĩa khẩu ngữ ...................................................................................................56
2.3. Đặc điểm ngữ pháp .......................................................................................................................61
2.3.1. Yếu tố tỉnh lược trong hội thoại ................................................................................................62
2.3.2. Yếu tố dư, sự nhấn mạnh nội dung giao tiếp ...........................................................................65
2.3.3. Hiện tượng vi phạm logic khách quan......................................................................................67
2.3.4. Sử dụng các phương tiện tình thái ở đầu câu ..........................................................................68
2.4.

Đặc điểm diễn đạt ....................................................................................................................70

2.4.1.

Thường có hiện tượng nói láy ............................................................................................70

2.4.2.

Ưa dùng cách nói ví von, giàu hình ảnh ............................................................................71

2.4.3.

Lối diễn đạt ẩn dụ, hốn dụ ...............................................................................................72

CHƯƠNG 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH
HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN HUY THIỆP ............................................75

3.1.
Tầm tác động của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với thế giới
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..........................................................................................................75
3.1.1.

Một bức tranh hiện thực xù xì, trần trụi như bản thân cuộc sống .................................75

3.1.2.
Một bức tranh hiện thực đời sống với tất cả mọi góc cạnh, mọi kiểu tính cách, mọi loại
người hiển hiện trên trang sách ..........................................................................................................76
3.2.
Tầm tác động của phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với nghệ
thuật cá tính hóa nhân vật ...................................................................................................................78
3.2.1.

Kiểu người nào cách nói nấy ..............................................................................................78

3.2.2.

Những chân dung sinh động ..............................................................................................79

3.3.
Tầm tác động của ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày đối với ngôn ngữ văn chương Nguyễn
Huy Thiệp .............................................................................................................................................80
3.3.1.
Ngôn ngữ người kể chuyện chân thực, sống động như là lời tâm tình, như chuyện kể
thường nhật giữa những người thân thiết ..........................................................................................80
3.3.2.

Một thứ ngôn ngữ mang hơi thở của đời sống hiện đại...................................................82


3.3.3.
Một phong cách ngôn ngữ sắc nhọn, tỉnh táo như là người ngoài cuộc nhưng lại là sự
nhập cuộc ............................................................................................................................................. 83
PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................87


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc sống ln mn màu mn trạng, chính vì thế, hiện thực cuộc sống
cũng ln có nhiều những nỗi niềm, những tâm trạng, những góc nhìn khác nhau.
Qua lăng kính đa chiều của cuộc sống, hiện thực hiện lên ở nhiều khía cạnh, nhiều
lát cắt riêng biệt, đó có thể những mẩu chuyện bình dị thường nhật, cũng có thể
là những vấn đề nóng tồn tại trong xã hội. Ta thấy rằng, mỗi con người đều là một
vai giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, cũng chính là thực thể truyền đạt thơng
tin từ cá thể này sang cá thể khác thông qua ngơn ngữ. Dưới ngịi bút của người
viết, hiện thực là một mảnh đất màu mỡ, được vun xới, bồi đắp mỗi ngày, là đề
tài để các nhà văn khai thác một cách chân thực từ chất liệu cuộc sống, khiến cho
văn học và con người gần gũi và sinh động hơn. Trong đó, ngơn ngữ sinh hoạt
hàng ngày được sử dụng nhiều trong các tác phẩm văn học, mang lại những cảm
giác thân thuộc đối với bạn đọc.
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày (phong cách khẩu
ngữ hay phong cách hội thoại) được các nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình
qua những lời ăn, tiếng nói hàng ngày của các nhân vật trong truyện. Phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày miêu tả chân thực bức tranh đời sống, mang đậm
màu sắc hiện thực, cũng chính là nét đẹp bình dị, giàu bản sắc dân tộc của ngơn
ngữ Tiếng Việt. Chính vì vậy, việc vận dụng Phong cách chức năng ngôn ngữ
sinh hoạt hàng ngày đã thổi hồn vào các tác phẩm văn học, góp phần tạo nên thành
công cũng như thể hiện được dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Văn học Việt Nam sau năm 1975 là giai đoạn tạo nên diện mạo mới cho tiến
trình văn học Việt Nam hiện đại. Đây là giai đoạn văn học có những chuyển biến
rõ rệt cả về nội dung và hình thức. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà
văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trong thời kì này. Ơng khẳng định
được vị thế của mình trên văn đàn nước nhà bằng nhiều tác phẩm truyện ngắn nổi
tiếng đã gây được những hiệu ứng mạnh mẽ cho độc giả, với những lối viết sắc
sảo, tinh tế. Đặc biệt là sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật, phong cách sáng tác và


lối viết phong phú, mới mẻ với những góc nhìn đa chiều, đã được Nguyễn Huy
Thiệp đào sâu, bóc tách từng ngóc ngách vào những khía cạnh của cuộc sống đời
thực để đưa vào những trang viết của ông. “Mưa Nhã Nam” là một tập truyện viết
về hiện thực mà nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã dày công xây dựng. Ngôn ngữ
sinh hoạt hàng ngày trong “Mưa Nhã Nam” là một phần linh hồn của tập truyện,
thể hiện được cá tính sáng tạo và quan niệm văn chương của nhà văn một cách
đặc sắc, tinh tế; cũng như khơi nguồn những giá trị đích thực của cuộc sống, của
cuộc đời thơng qua những truyện ngắn có trong tập truyện một cách chân thực và
sâu cay.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Phong cách chức
năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự khảo sát qua
trường hợp truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp đại học với hi vọng góp thêm một góc nhìn mới về tác phẩm cũng như tác
giả.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật đã được đề cập chi tiết trong các cơng trình
phong cách học. Trong đó, một trong những đặc điểm có tính đặc thù là tính tổng
hợp. Nghĩa là, Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật dung nạp, bao chứa tất
cả các phong cách ngơn ngữ khác, trong đó có ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày.
Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện như một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Văn
học Việt Nam thời kì đổi mới với phong cách văn chương mới lạ. Sự đặc sắc đó

tốt ra từ cả nội dung lẫn nghệ thuật trong các tác phẩm của ông. Cho đến thời
điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các cơng trình nghiên cứu phê bình và giới
thiệu về Nguyễn Huy Thiệp cũng như những truyện ngắn của ông đã có một số
lượng đáng kể.
Theo thống kê của Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Thị Bình thì từ khoảng giữa
năm 1987 đến giữa năm 1989 có hơn 70 bài viết về sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp. Năm 2001, Phạm Xuân Nguyên đã tập hợp các bài viết tiêu biểu về Nguyễn
Huy Thiệp thành cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp gồm 54 bài với rất nhiều tên tuổi


uy tín như: Hồng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, GregLockhart, Lại Nguyên Ân,
Đặng Anh Đào,… Ngoài ra, trong 54 bài viết kể trên, đa phần các tác giả đều chỉ
nhận xét về nội dung, chưa một bài viết nào chạm đến ngơn ngữ.
Vương Trí Nhàn – một nhà phê bình sắc sảo của văn học, trong bài viết “Khuôn
mặt nhàu nát - Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp” đã nêu: “Nếu có một thứ “quả
bóng vàng” hay là “cây bút vàng” dành để tặng cho cây bút xuất sắc nhất hàng
năm thì trong năm 1987 và cả nửa đầu 1988 nữa – người xứng đáng được giải
trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp”, nhà phê bình cịn khẳng định rằng:
“Nguyễn Huy Thiệp hai lần làm lạ, vì nó mang tới cái chất mà lâu nay văn học
Việt Nam hơi thiếu – chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”.
Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp được xem là hồi chuông cảnh báo trước
những vấn đề của đời sống hiện thực. Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Đặng Anh
Đào cho rằng: “Nguyễn Huy Thiệp viết nên những truyện ngắn báo động lịch sử
những tín hiệu thức tỉnh”, Hồng Ngọc Phiến cũng nhận xét rằng, truyện Nguyễn
Huy Thiệp “mang ý nghĩa cảnh tỉnh”.
Trong cơng trình “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp”, Phạm Xuân Nguyên đã nhận
định: “Thật hiếm trong văn chương Việt Nam xưa nay, tơi dám chắc là chưa có
một nhà văn nào vừa viết ra đã gây được dư luận, càng viết dư luận càng mạnh,
truyện chưa ra thì người ta đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì tranh luận tìm đọc,
đọc rồi thì gặp nhau bình luận, bàn tán, chốn phòng văn cũng như chốn vỉa hè,

đâu cũng kháo chuyện…”.
Phan Cự Đệ đã từng nhận xét: “Lịch sử văn học còn ghi: Vào những năm tám
mươi của thế kỉ XX, khi “hiện tượng Nguyễn Minh Châu”bùng lên và sau đó tạm
lắng xuống thì phát lộ “hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp”.
Đơng La trong cơng trình Biên độ của trí tưởng tượng đã viết về Cái ma lực
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khẳng định: “Nguyễn Huy Thiệp đã viết về
cái tơi, cái lõi tâm lí, cái tâm lí thật của con người.”
Bên cạnh những đánh giá tích cực, ghi nhận những đóng góp của Nguyễn Huy
Thiệp với việc đổi mới nền văn học nước nhà, vẫn tồn tại những ý kiến trái chiều


về đề tài và văn phong của nhà văn này. Các tác phẩm của ông khi ra mắt trên văn
đàn văn học nước nhà, đã gặp phải rất nhiều luồng ý kiến tranh cãi khác nhau,
khen có, chê có, đề cao có, phê phán có. Hầu hết là bởi nội dung các sáng tác của
ông truyền đạt đến độc giả thường mang đậm màu sắc hiện thực đến mức trần
trụi, nhạy cảm, xoáy vào đúng những nỗi nhức nhối của xã hội mà lâu nay chưa
một ai dám đề cập trong các trang viết của mình. Cũng chính vì lẽ đó, mà những
cơng trình khoa học, nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp thường được các nhà
nghiên cứu, các nhà phê bình khai thác một cách chung chung ở bình diện nội
dung truyện. Hầu như chưa có một cơng trình nghiên cứu hay bài báo khoa học
nào, chọn khía cạnh PCCNNNSHHN trong truyện của ông để thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp với những giá trị độc
đáo, đặc sắc trong văn chương của mình, ln thu hút được sự quan tâm, chú ý
của nhiều nhà phê bình, nghiên cứu. Tuy nhiên, xét về bình diện PCCNNNSHHN
trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, vẫn cịn rất hiếm hoi các cơng trình
nghiên cứu, bài viết đào sâu vấn đề này một cách có hệ thống và tồn diện. Vì thế,
khi thực hiện đề tài này chúng tơi gặp khơng ít những khó khăn khi nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh
hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự khảo sát qua tập truyện ngắn
“Mưa Nhã Nam” của Nguyễn Huy Thiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài tập trung chủ yếu vào sáu truyện ngắn: Chảy đi sông ơi,
Cún, Tướng về hưu, Khơng có vua, Sang sơng, Mưa Nhã Nam được in trong tập
truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” của Nguyễn Huy Thiệp.
4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận hướng tới khảo sát, phân tích các đặc điểm của phong cách chức
năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” của


Nguyễn Huy Thiệp, nhằm có được cái nhìn chính xác hơn về đặc điểm của phong
cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong tập truyện ngắn “Mưa Nhã
Nam”. Đồng thời góp phần bổ sung những lí thuyết về phong cách chức năng
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày trong văn bản nghệ thuật tự sự cũng như giá trị của
nó đối với văn bản nghệ thuật tự sự, giúp bạn đọc có thêm tư liệu, nguồn tham
khảo khoa học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Thủ pháp tổng hợp, thống kê: phương pháp này giúp chúng tôi khảo sát,
thống kê tần suất xuất hiện của các từ ngữ, cú pháp thuộc PCCNNNSHHN trong
một số truyện ngắn được in trong tập Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp. Từ
đó là cơ sở cho những đánh giá rút ra được cụ thể và chính xác hơn.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: Trong một số trường hợp để xác định đây là
đơn vị khẩu ngữ hay thuộc về bình diện khẩu ngữ, chúng tơi phải so sánh đơn vị
từ vựng tương đương hoặc so sánh, đối chiếu với cú pháp tương cận.
- Phương pháp phân tích và miêu tả ngơn ngữ học: Đây là phương pháp được
sử dụng nhiều nhất trong khóa luận. Phương pháp này nhằm rút ra những nhận
xét, đánh giá khái quát nhất về những giá trị nghệ thuật ngôn ngữ đã phân tích,

chứng minh.
6. Bố cục
Ngồi phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, TÀI LIỆU THAM KHẢO, nội dung chính
được triển khai gồm ba chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 2: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG
NGÔN NGỮ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN NGHỆ THUẬT
MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRONG TẬP “MƯA NHÃ NAM”
Chương 3: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN
NGỮ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN XUÔI NGUYỄN HUY THIỆP


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.

Các đặc trưng của phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật
Theo PGS.TS. Bùi Trọng Ngỗn trong Giáo trình Phong cách học Tiếng Việt có

viết: “Phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật (hay cịn gọi là PC ngôn ngữ văn
học, PC ngôn ngữ văn chương) là PC ngơn ngữ được sử dụng trong các loại hình văn
chương, được xây dựng trên cơ sở tư duy hình tượng.” [14, 21]
Phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật có các đặc trưng như: Tính hình
tượng, tính thẩm mỹ, tính cá thể và tính tổng hợp.
1.1.1. Tính hình tượng
Theo Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt có nhắc đến tính hình
tượng như sau: “Trong Phong cách học, tính hình tượng theo nghĩa rộng nhất có thể
xác định là thuộc tính của lời nói thơ (lời nói nghệ thuật) truyền đạt khơng chỉ thơng tin
logic mà cịn cả thơng tin tri giác một cách cảm tính (cảm giác, tri giác, biểu tượng)
nhờ hệ thống những hình tượng ngơn từ.” [10, 134]

Do đó, tính hình tượng thể hiện ở cách diễn đạt thơng qua một số hệ thống
các hình ảnh, màu sắc, biểu tượng ... để người đọc dùng tri thức, vốn sống của
mình liên tưởng, suy nghĩa và rút ra những bài học nhân sinh nhất định. Trong PC
chức năng ngơn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng được xây dựng chủ yếu bằng các
biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hốn dụ, điệp ngữ …
1.1.2. Tính thẩm mỹ
Theo Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt: “Chức năng thẩm mỹ
của một yếu tố ngôn ngữ được xác định bởi vị trí và vai trị của nó trong hệ thống các
hình tượng của tác phẩm cũng như trong hệ thống của phong cách cá nhân tác giả. Tức
là, chức năng thẩm mỹ dựa vào tính hệ thống của phong cách với tư cách là một phàm
trù thẩm mỹ với những thông số và những thước đo gắn với phong cách cá nhân, của
phong cách tác phẩm, của phong cách khuynh hướng, của phong cách trường phái văn
học.” [10, 125]


Văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ, là sự thể hiện giá trị thẩm mĩ của ngơn
ngữ. Do đó, tính thẩm mỹ trong Phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ thuật được
thể hiện qua sự hoà phối của ngữ âm và ngữ nghĩa, sự tổng hịa của các lớp ngơn
ngữ, để từ đó trở thành chất liệu xây dựng hình tượng của văn bản nghệ thuật.
1.1.3. Tính cá thể
Theo Đinh Trọng Lạc trong Phong cách học Tiếng Việt: “Ngôn ngữ là chung
nhưng sự vận dụng ngôn ngữ tùy thuộc cá nhân. Mỗi nhà văn do xu hướng, sở thích, thị
hiếu, tập qn, tâm lí xã hội, cá tính mà hình thành giọng nói riêng, cái vẻ riêng của
ngơn ngữ khi tác giả kể, dẫn chuyện hoặc nói với mình… Mỗi tác giả lớn đều có một
thứ ngơn ngữ riêng, khơng thể lặp lại trong lịch sử văn học.” [10, 140]. Đây được gọi
là tính cá thể trong Phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật.
Tính cá thể được hiểu là dấu ấn riêng của mỗi tác giả, được lặp đi lặp lại
nhiều lần qua các trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng của mỗi người.
Tính cá thể hay cịn gọi là tính riêng trong phong cách của nhà văn được thể hiện ở cách
sử dụng và biểu đạt ngơn ngữ của chính tác giả đó. Bên cạnh đó, tính cá thể hóa của

ngơn ngữ cịn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm.
1.1.4. Tính tổng hợp
Tính tổng hợp là đặc trưng tiêu biểu của phong cách chức năng ngôn ngữ nghệ
thuật. Bởi ngôn ngữ nghệ thuật dung nạp tất cả mọi phong cách chức năng ngơn ngữ
khác, đa dạng trong hình thức thể hiện ngơn ngữ. Có người cịn cho rằng tính tổng hợp
chính là sự tổng hợp giữa các ý ngĩa biểu đạt của phương tiện ngôn ngữ và ý đồ nghệ
thuật của tác giả.
Từ đó, phong cách chức năng ngơn ngữ nghệ thuật đã hình thành nên các đặc
điểm ngơn ngữ như:
- Đặc điểm ngữ âm: là minh chứng tiêu biểu cho sự tận dụng mọi tiềm năng
của ngữ âm tiếng Việt.
- Đặc điểm từ vựng: sử dụng toàn bộ vốn từ tiếng Việt.
- Đặc điểm ngữ pháp: tận dụng mọi kiểu câu của tiếng Việt.


- Đặc điểm diễn đạt: sử dụng triệt để các hình thức tu từ.
1.2.

Phong cách chức năng ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày

1.2.1. Khái niệm phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày
Phong cách chức năng ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày còn được gọi là phong
cách khẩu ngữ tự nhiên, phong cách khẩu ngữ là phong cách ngôn ngữ giao tiếp
trong sinh hoạt ngày. Phong cách này tồn tại trong cộng đồng với tính cách là
một kiểu nói năng phổ thơng, phổ biến nhất. Nó được hình thành từ thói quen
ngơn ngữ của một dân tộc thơng qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa mọi người
trong gia đình, trong cộng đồng xã hội. [14, 8]
Đinh Trọng Lạc là nhà phong cách học Việt ngữ đầu tiên đã có ý thức tách
biệt hai biến thể của phong cách này: ngôn ngữ sinh hoạt tự nhiên và ngôn ngữ
sinh hoạt văn hóa (khẩu ngữ tự nhiên, khẩu ngữ văn hóa)

- Khẩu ngữ tự nhiên: Khơng theo nghi thức, tính thân mật cao hơn tính xã
giao. Nó mag tính chất tự nhiên, thoải mái và do đó nó trở nên sinh động, thân
mật, gần gũi. Do thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bằng nhau nhữa hai
người đối thoại, trong những hồn cảnh khơng theo nghi thức, do tâm trạng lúc
giao tiếp, họ có thể dùng cả những từ ngữ thô lỗ, tục tằn.
- Khẩu ngữ văn hóa: Theo nghi thức, tính xã giao rõ rệt. Đây là dạng tồn
tại của phong cách khẩu ngữ ở các nơi giao tiếp công cộng, công sở. Sự trao đổi
tuy diễn ra giữa các cá nhân với nhau nhưng thường vẫn có sự hiện diện của những
người xung quanh, vẫn được dùng trong hoàn cảnh theo nghi thức, trong tình thế
vai bằng nhau và vai khơng bằng nhau của các người giao tiếp, vẫn tuân theo
những qui tắc xã giao, ứng xử tối thiểu.
(1) Nhóm tác giả Võ Bình – Lê Anh Hiền – Cù Đình Tú – Nguyễn Thái
Hịa, đã xác định:
“Khẩu ngữ cịn gọi là ngơn ngữ hồn nhiên, ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ
thân mật … là thứ ngôn ngữ giao tiếp thông thường trong cuộc sống hàng ngày.
[2, 37]
(2) Cù Đình Tú quan niệm rằng:


“Phong cách khẩu ngữ tự nhiên còn gọi là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt,
phong cách khẩu ngữ hàng ngày vì nó được dùng trong sinh hoạt hàng ngày của
mỗi cá nhân: một mẩu tâm sự, một câu hỏi thăm người thân (…) một phản ứng
tức thì trước tin “sốt dẻo” trong cuộc sống hàng ngày, v.v. Tất cả đều được diễn
đạt bằng phong cách khẩu ngữ tự nhiên” [17, 92 – 93]
(3) Tác giả Đinh Trọng Lạc định nghĩa như sau:
“Phong cách sinh hoạt hàng ngày (PCSHHN) là khuôn mẫu thích hợp để
xây dựng lớp phát ngơn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia giao
tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai trị của người ơng, người
bà, người bà, vai của bố, mẹ, con (…) tất cả những ai với tư cách cá nhân trao
đổi tư tưởng, tình cảm của mình đối với người khác” [10, 102 – 103]

(4) Hồng Tất Thắng có quan niệm về PC khẩu ngữ tự nhiên gần giống với
tác giả Cù Đình Tú [đd]. Theo ông, “Phong cách khẩu ngữ tự nhiên giới hạn ngôn
ngữ được dùng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân như: một lời hỏi thăm
khi gặp gỡ, một điều tâm sự giữa những người thân, một lời đàm tiếu hay một
thơng tin về một sự kiện chính trị, thời sự sốt dẻo, … Những “mẫu” giao tiếp ấy
được thực hiện giữa những người nói, người nghe trong hồn cảnh khơng chính
thức, với tư cách là những cá nhân. Những mẫu giao tiếp ấy chủ yếu bằng lời
(bằng miệng) nhưng đơi khi bằng chữ viết như nhật kí, thư riêng” [18, 81 – 82]
(5) Tác giả Hữu Đạt cho rằng:
“Có người gọi phong cách khẩu ngữ tự nhiên là phong cách ngơn ngữ nói
hàng ngày hay phong cách ngơn ngữ sinh hoạt hàng ngày. Phong cách này tồn
tại trong cộng đồng người Việt với tư cách là một kiểu giao tiếp mang tính thống
nhất. Nó được hình thành từ tập qn, thói quen ngơn ngữ của cộng đồng và chủ
yếu là qua con đường tiếp xúc tự nhiên giữa các thành viên trong gia đình, trong
cộng đồng đối với nhau chứ không phải qua con đường sách vở” [6, 86]
(6) Tác giả Nguyễn Thái Hịa có quan niệm rằng:
“Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt cũng gọi là phong cách khẩu ngữ, phong
cách ngơn ngữ đối thoại…, có chức năng giao tiếp hằng ngày, phục vụ cho sinh


hoạt hàng ngày. Tuy là thứ ngôn ngữ tự phát, hồn nhiên, rất đa dạng và sinh động,
thường xuyên biến hóa ở các địa phương, ở lứa tuổi và các cá nhân giao tiếp,
nhưng nó có ba đặc trưng cơ bản (tính cá thể, tính cụ thể, tính cảm xúc) để phân
biệt với các phong cách ngôn ngữ khác.” [9, 188]
1.2.2. Các đặc trưng của PCCNNNSHHN
a) Tính cá thể
Theo Từ điển Tu từ - Phong cách – Thi pháp học của Nguyễn Thái Hịa: “Bất
cứ lời nói nào được một người nói ra đều mang dấu ấn chủ quan của người nói:
đặc điểm cấu âm, đặc điểm lứa tuổi, tính cách, … Vì vậy, khơng có những người
nói giống nhau, và ta nhận ra và phân biệt được ngôn ngữ của mỗi người như là

vẻ mặt điệu bộ của người đó. Lời nói cũng là một thứ diện mạo của con người và
ta có khả năng phân biệt con người này với người khác qua giọng nói, lời nói.”
[9, 188]
Theo Đinh Trọng Lạc [10, 113] tính cá thể của PCCNNNSHHN thể hiện ở vẻ
riêng của ngôn ngữ mỗi người khi giao tiếp, trao đổi, chuyện trị, … Người này
thường nói từ tốn, khoan thai, nhã nhặn, người kia thường nói vội vàng, hấp tấp,
qua loa; có người thích kiểu “diễn đạt” chính xác, rõ ràng, có người chuộng cách
nói bóng bẩy, đưa đẩy, tế nhị… Bởi vì, “trong mỗi lời nói đều thể hiện đặc điểm
sinh lí (âm thanh, giọng điệu…), đặc điểm tâm lí (vui, buồn, nóng nảy, điềm
đạm…), đặc điểm xã hội (địa phương, nghề nghiệp, vốn văn hóa,…) của riêng
từng người” [2, 37]. Trong thực tế, khơng ai nói giống ai, mỗi người một đặc điểm
riêng trong lời nói giao tiếp hàng ngày của mình.
b) Tính cụ thể
Theo Từ điển Tu từ - Phong cách – Thi pháp học của Nguyễn Thái Hòa: “Trong
giao tiếp hằng ngày, người nói, người nghe và tình huống đều là của cá nhân cụ
thể, do vậy ngơn ngữ mang tính cụ thể. Mặt khác, tư duy của người nói là tư duy
chiếu vật cụ thể nhằm chỉ một cá thể nhất định cho nên ngôn ngữ sinh hoạt là thứ
ngôn ngữ cụ thể, nhờ tính cụ thể này mà con người trong cộng đồng có thể giao
tiếp được với nhau.” [9, 188]


Theo Đinh Trọng Lạc [10, 113] tính cụ thể là đặc điểm nổi bật của
PCCNNNSHHN. PC này thường tránh lối nói trừu tượng, chung chung (trừ khi
có mục đích, động cơ giao tiếp đặc biệt), thích lối nói cụ thể, nổi bật, làm cho sự
vật không chỉ được gọi tên mà cịn hiện lên với những hình ảnh, âm thanh rõ rệt.
Trên thực tế, người ta còn dùng thêm cả cử chỉ, điệu bộ đi kèm lời nói để người
đối diện nhanh chóng hiểu được vấn đề. Chính đặc trưng này đã làm cho sự giao
tiếp trong sinh hoạt hằng ngày trở nên dễ dàng, thuận tiện.
c) Tính cảm xúc
Theo Từ điển Tu từ - Phong cách – Thi pháp học của Nguyễn Thái Hịa: “Bất

cứ lời nói nào được nói ra đều mang tính cảm xúc, thể hiện trạng thái tình cảm,
tâm thế của người nói. Ngơn ngữ con người khác ngơn ngữ của máy móc, của lồi
vật bắt chước tiếng người. Cảm xúc thể hiện ở ngữ điệu của lời nói (cao độ, cường
độ, trường độ,…) và nhiều khi có những yếu tố kèm ngơn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, vẻ
mặt, … Ngoài ra, sự lựa chọn từ ngữ cũng mang tính cảm xúc trong lời nói.” [9,
188]
Theo Đinh Trọng Lạc [10, 114] trong PCCNNNSHHN tính cảm xúc gắn chặt
với tính cụ thể. PCCNNNSHHN được sử dụng trong đời sống vô cùng cụ thể,
sinh động, truyền đạt những tư tưởng, tình cảm rất phong phú, đa dạng của con
người. Vì vậy lời nói trong PC này cũng mang đến tính cảm xúc tự nhiên. Những
cách diễn đạt đầy màu sắc tình cảm đã nảy sinh trực tiếp từ những tình huống giao
tiếp cụ thể trong cuộc sống mn hình mn vẻ. Chính thái độ, tình cảm, cảm xúc
làm thành nội dung biểu hiện bổ sung của lời nói, giúp người nghe có thể hiểu
nhanh chóng, hiểu chính xác nội dung vấn đề mà người nói nhắc đến. Theo Hữu
Đạt [6, 89] thì “đây là một phong cách chức năng rất giàu sắc thái biểu cảm, biến
hóa, linh động và phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể”.
Trên đây chúng tơi đã trình bày khái qt ba đặc trưng cơ bản của
PCCNNNSHHN. Các đặc trưng này giúp chúng ta nhận biết và phân biệt giữa
PCCNNNSHHN với PCCNNN khác trong tiếng Việt. Ở phần sau, chúng tôi sẽ


làm rõ ba đặc trưng của PC này thông qua việc phân tích đặc điểm từ vựng và đặc
điểm cú pháp.
1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ của PCCNNNSHHN
a. Đặc điểm ngữ âm
“Dạng chủ yếu trong phong cách sinh hoạt hàng ngày là dạng nói. Trong dạng
nói, người ta có thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm, những từ địa phương.”
[10, 115]
Theo PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn [14, 9] âm sắc của ngơn ngữ trong
PCCNNNSHHN thường mang tính cá thể. Cách phát âm chịu ảnh hưởng của đặc

điểm sinh lí ở từng cá nhân cụ thể, mà khơng hồn hoàn chuẩn xác so với những
quy ước chung. Ngoài ra, cách phát âm còn bị chi phối bởi tập quan địa phương.
Việc hình thành các vùng phương ngữ chính là sự biểu hiện của hiện tượng này.
b. Đặc điểm từ vựng
Thiên về dùng những từ ngữ có hình ảnh, có tính cụ thể và giàu sắc thái biểu
cảm. Thường hay dùng các thán từ, tình thái từ, quán ngữ, thành ngữ. Từ ở đây
thường được dùng theo nghĩa khẩu ngữ. Phong cách khẩu ngữ ưa dùng những từ
tượng thanh, từ tượng hình; có mặt nhiều từ địa phương, từ thơng tục, tiếng lóng.
Bên cạnh đó, cách gọi tên đối tượng bằng những cái tên chỉ rõ đặc điểm nhận diện
cũng được sử dụng phổ biến.
c. Đặc điểm ngữ pháp
“Đặc điểm nổi bật của Phong cách sinh hoạt hàng ngày về mặt ngữ pháp là
hay dùng những câu hỏi, những câu cảm thán, những câu nói trực tiếp, những
câu đưa đẩy” [10, 120]. Trong nhiều trường hợp, người nói khơng quan tâm nhiều
đến tổ chức câu nói, vì vậy hiện tượng vi phạm logic khách quan vẫn khá phổ
biến. Cũng do đối thoại trực tiếp, có ngữ cảnh nên thường có hiện tượng tỉnh lược
và trong cấu trúc cú pháp của phong cách này thường có yếu tố dư. Tuy vậy, song
người nói và người nghe vẫn hiểu và chấp nhận được.
d. Đặc điểm diễn đạt


Phong cách khẩu ngữ thường có hiện iếc hóa, nói láy, nói tắt. Ưa cách nói ví
von, khoa trương, ưa dùng các cách diễn đạt ẩn dụ, hoán dụ. Đề tài thường khơng
có chủ đề nhất định mà ln chuyển đổi. Do quan hệ của người nói và người nghe
trong thực tế nên trong khẩu ngữ phát ngơn thường có tính hàm ngơn.
1.3.

Giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp và tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”

1.3.1. Tổng quan về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950 tại huyện Thanh Trì, Hà
Nội. Lúc nhỏ ơng cùng gia đình lưu lạc khắp Bắc Bộ, từ Thái Ngun qua Phú
Thọ, Vĩnh Phúc. Năm 1960 gia đình ơng chuyển về q, định cư tại xóm Cị, làng
Khương Hạ, Hà Nội. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử của Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội. Ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Vì bố lúc
trước có làm việc cho Pháp nên lí lịch của Nguyễn Huy Thiệp bị xếp vào loại
không sạch. Đến năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo,
sau đó, làm việc tại Cơng ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến lúc về
hưu. Năm 1994, Nguyễn Huy Thiệp gác bút và xoay ra mở nhà hàng ở Hà Nội tên
là Hoa Ban, rất ăn khách.
Nguyễn Huy Thiệp được xem là một nhà văn đương đại thành cơng vì đã đóng
đinh tên tuổi của mình, trở thành một hiện tượng trên văn đàn Việt Nam. Là con
người đầy lạc quan và sự tỉnh táo nhưng sâu thẳm là một tâm hồn cơ đơn khơng
có gì khỏa lấp nổi như chính số phận rất nhiều nhân vật, nhiều con người trong
tác phẩm của ơng. Vì sống lưu lạc nhiều năm, gắn bó sâu sắc với đời sống của
người lao động nên nông thôn và những người lao động trở thành dấu ấn trong
khá nhiều trang viết của Nguyễn Huy Thiệp. Nguyễn Huy Thiệp cũng chịu ảnh
hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn
là người sùng đạo Phật. Vì vậy mà với ơng, cái Đẹp là điều kỳ diệu của nội tâm.
Trong văn chương cũng vậy, cái Đẹp là do con người nhận thức, tất nhiên nó có
một số tiêu chí chung. Song ơng khơng có quan niệm cố định, vì ơng cho rằng cái
Đẹp ln ln biến dịch. Có thể trong hồn cảnh ấy điều này là đẹp nhưng lại
không đẹp trong hoàn cảnh khác.


Sự nghiệp viết văn của Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện khá muộn trên văn đàn
Việt Nam với vài truyện ngắn đăng trên Báo Văn nghệ năm 1986. Nguyễn Huy
Thiệp là một trong những hiện tương văn học hiếm hoi. Ngay từ những truyện
ngắn đầu tay như Huyền thoại phố phường, Muối của rừng, Tướng về hưu… tên
tuổi của ông đã nổi bật trong và ngoài nước. Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi

là “tiểu thuyết đầu tay” – cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ơng được chính thức xuất
bản bởi Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn
học. Những tác phẩm tiêu biểu của đề tài này như: Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết,
Nguyễn Thị Lộ, Mưa nhã nam, Chút thoáng Xuân Hương,… Hơi hướng huyền
thoại và cổ tích gồm các tác phẩm: Những ngọn gió hua tát, Con gái thủy thần,
Giọt máu, Muối của rừng, Trương Chi, Chảy đi sông ơi,… Hay ở mảng xã hội
Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động cũng được đề cập
trong một vài tác phẩm: Tướng về hưu, Khơng có vua, Sang Sơng, Cún, Thương
nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Những người thợ xe,… Với mỗi một
truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp như đang làm một cuộc phiêu lưu cho ngòi bút
mà cũng là tự phác ra chân dung của bản thân. Văn chương của ông luôn hướng
vào một tầng cao hơn là chủ nghĩa nhân đạo. Đó là thân phận con người trong một
thời đại, trong một xã hội mà sức nặng duy lý ở chính trị, ở kinh tế, ở biết bao
chuẩn mực đã định sẵn, con người bị ném vào cuộc đời rồi bị biết bao tai biến,
ràng buộc nhưng khơng một lối thốt. Những con người đã được đánh thức bởi
những bản năng để tự mở đường ra đi và dũng cảm nhận lấy trách nhiệm về những
lựa chọn của mình. Ở những con người phàm tục ấy bị tha hóa bởi bao nhiêu lực
lượng xã hội xa lạ với mình và dường như khơng tránh né được, vẫn le lói một
tình thương. Họ thầm lặng đi với cái tốt và cũng là cái đẹp. Có thể nói, đây là quan
niệm quán xuyến toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, kể cả khi ông sử dụng
thi pháp phi huyền thoại hóa để nhận thức các nhân vật lịch sử, các nhân vật trong
cổ tích, truyền thuyết dân gian và cả khi ơng dân gian hóa các nhân vật hiện đại,
mang đời sống thực của con người trần tục, thô mộc đôi khi đến mức tàn nhẫn.


Ngồi ra ơng cịn viết kịch, thơ: Cịn lại tình yêu, Xuân hồng, Nhà tiên
tri,…Tuy chưa xuất bản tập thơ nào nhưng chúng xuất hiện khá nhiều trong các
truyện ngắn của ơng và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước.
Năm 2004, bài viết “Trị chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà

văn” đăng trên Tạp chí Ngày nay của ơng tạo ra những tranh luận sôi nổi trong
giới văn chương một thời gian dài.
1.3.2. Giới thiệu về tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”
Nguyễn Huy Thiệp cùng với những sáng tác nổi bật của mình, đã có những
đóng góp to lớn cho tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Ơng hiện lên như một
vì sao sáng trên bầu trời văn học hiện thực nước nhà, khi mà lối viết gị bó, khn
phép, với những đề tài muôn năm cũ đã nhẵn mặt với độc giả, thay vào đó là
những câu chuyện về thế sự đời tư, về chân dung hiện thực cuộc sống đầy mới lạ.
Xi theo dịng chảy văn học, Nguyễn Huy Thiệp đã ghi lại dấu ấn của mình bằng
một loạt những sáng tác vô cùng độc đáo, đặc sắc, được viết bằng ngịi bút đầy
táo bạo của ơng, để từ đó phản ánh hiện thực cuộc sống một cách chân thật và
sống động nhất.
Tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” là tập hợp những mảnh ghép cuộc sống của
nhiều thể loại người, tầng lớp trong xã hội Việt Nam qua nhiều thời kì lịch sử.
Những cuộc đời khác nhau, hiện diện qua từng câu chuyện mà Nguyễn Huy Thiệp
gửi gắm đến người đọc như một bức tranh toàn cảnh về xã hội nước ta, được ông
khai thác ở rất nhiều phương diện, từ khơng gian huyền thoại, cổ tích, lịch sử đến
khơng gian sinh hoạt đời thường.
Tồn bộ tập truyện “Mưa Nhã Nam” có 15 tác phẩm: Chảy đi sơng ơi, Tướng
về hưu, Cún, Khơng có vua, Muối của rừng, Con gái thủy thần, Những người thợ
xẻ, Những bài học nông thôn, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Sang sông, Thương
nhớ đồng quê, Mưa Nhã Nam, Những ngọn gió Hua Tát. Trong từng tác phẩm,
nội dung phản ánh được xây dựng trên những mẩu chuyện gắn liền với cuộc sống
thường nhật, mà bản chất của chúng chính là hiện thực cuộc sống. Đó có thể là
các nhân vật lịch sử như: Đề Thám, Xuân Hương, Nguyễn Thị Lộ hay nhân vật


cổ tích Trương Chi, ... đều được Nguyễn Huy Thiệp tái hiện và khai thác một
cách đặc biệt, ở họ tồn tại những góc khuất, những khuyết điểm như những con
người bình thường, khác hẳn với những gì chúng ta biết trước đó. Đó cịn là những

số phận con người đời thường với những tính cách, bề ngồi đậm chất con người
bình dân. Đó cũng có thể là khơng gian gia đình với sự hỗn độn, nhốn nháo, khơng
có tơn ti trật tự, những tình cảm tốt đẹp vốn có trong gia đình khơng cịn hiện hữu.
Đó cịn là sự lạc lồi, đau đớn của một ơng tướng về hưu khi trở về với cuộc sống
hiện tại tàn nhẫn, vô nhân đạo; chứng kiến cô con dâu bất chấp đạo đức để làm
giàu; để rồi đồng tiền làm mờ mắt con người, khiến cho các giá trị truyền thống
tốt đẹp bị mai một. Đó cịn là câu chuyện của những người lao động với đầy rẫy
những gam màu khác nhau, tốt đẹp có, xấu xa có, độc ác có, nhân hậu có,….
Chính vì lẽ đó, thế giới mà Nguyễn Huy Thiệp xây dựng trong tập truyện ngắn
“Mưa Nhã Nam” hiện lên vô cùng rộng lớn, như gom nhặt tất cả màu sắc của cuộc
sống, để rồi bằng ngòi bút tài hoa của mình, ơng đã tơ vẽ nó thật đặc sắc, tinh xảo
để đem đến cho bạn đọc những cảm nhận thật sâu sắc. Nguyễn Huy Thiệp tìm
kiếm và khai thác đề tài từ những góc tối của hiện thực, những khía cạnh mn
hình vạn trạng của cuộc sống, ơng đào sâu, bóc tách từng ngóc ngách mà ít người
quan tâm hoặc không đủ sức để quan tâm đến. Do đó, ta thấy những nhân vật
trong các sáng tác của ông thường rất mới mẻ, đặc biệt, mà chưa có nhà văn nào
đặt bút khắc họa. Tác phẩm của ông, xứng đáng để các nhà văn trẻ tiếp nối, học
hỏi, để ngày càng có nhiều tác phẩm xuất xắc thuộc dòng văn học hiện thực phê
phán phục vụ độc giả.
Trong tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam”, người kể chuyện được xây dựng rất
cụ thể và luân chuyển tài tình. Truyện ngắn của ông thể hiện rõ được bản chất của
nghệ thuật tự sự. Người trần thuật có khi là nhân vật xưng tôi – là người tham gia
vào câu chuyện, có khi là ngơi thứ ba với điểm nhìn tồn tri, ngồi cuộc kể lại
diễn biến câu chuyện… Từ đó, tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, thể hiện
được sự đa dạng trong sáng tác, cũng như sự sáng tạo trong ngôn ngữ nhân vật
của Nguyễn Huy Thiệp.


Tóm lại, ta thấy rằng, những truyện ngắn do Nguyễn Huy Thiệp nhào nặn nên
như thổi vào nền văn học hiện đại Việt Nam những luồng gió mới, những gam

màu mới, giúp cho văn học hiện thực của nước ta ngày một phát triển và đi vào
lòng người đọc. Hơn thế nữa, tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” với những câu
chuyện về bức tranh hiện thực đặc sắc và thông điệp đầy ý nghĩa của nó, đã khẳng
định được vị thế của Nguyễn Huy Thiệp trên văn đàn văn học nước nhà.


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH CHỨC
NĂNG NGÔN NGỮ SINH HOẠT HÀNG NGÀY TRONG VĂN BẢN NGHỆ
THUẬT MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN TRONG TẬP MƯA NHÃ NAM
Trong q trình thực hiện đề tài này, chúng tơi đã chọn ra 6 truyện ngắn: Chảy
đi sông ơi, Cún, Tướng về hưu, Khơng có vua, Sang sơng, Mưa Nhã Nam được in
trong tập truyện ngắn “Mưa Nhã Nam” của Nguyễn Huy Thiệp.
- Chảy đi sông ơi [19, 5 – 17]
- Cún [19, 44 – 58]
- Tướng về hưu [19, 18 – 43]
- Khơng có vua [19, 59 – 87]
- Sang sông [19, 255 – 269]
- Mưa Nhã Nam [19, 296 – 312]
2.1. Đặc điểm ngữ âm
Dạng chủ yếu trong PCCNNNSHHN là dạng nói. Trong dạng nói, người ta có
thể thấy được tất cả các biến thể ngữ âm, những từ địa phương. Sau khi tiến hành khảo
sát 6 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tơi đã nhận thấy có sự biến âm theo
màu sắc phương ngữ vùng miền như dưới đây:
Từ

Từ

Hiện tượng

Tần suất


khảo sát

từ điển

biến đổi

xuất hiện

1

mầu

màu

âu -> au

2

2

hăm

hai mươi

ăm -> ai

2

3


giời

trời

gi -> tr

10

4

bẩy

bảy

ây -> ay

1

5

giai

trai

gi -> tr

3

6


chả

chẳng

a -> ăng

1

STT


Hiện tượng biến đổi các từ mà chúng tôi khảo sát được ở trên trong 6 truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được cấu tạo theo kiểu biến âm. Chúng được hình thành
trong quá trình giao tiếp hằng ngày giữa các cá nhân. Thoạt đầu, đa số các từ đó thuộc
phạm vi của từ toàn dân (từ từ điển), nhưng qua biến đổi về ngữ âm, chúng dần chuyển
sang phương ngữ. Đa số chúng đều mang âm sắc vùng phương ngữ Bắc Bộ. Qua khảo
sát, chúng tôi nhận thấy, hiện tượng biến âm trong các từ trên biến đổi theo từng bộ phần
của từ như: biến đổi phụ âm đầu (giời, giai) và biến đổi phần vần (mầu, hăm, bẩy, chả).
Tuy có sự biến âm, song nét nghĩa của các từ trên vẫn không thay đổi so với từ nguyên
mẫu. Mặt khác, sự biến âm đó lại trở thành nét đặc trưng của địa phương, chỉ cần nghe
qua là người giao tiếp sẽ biết được đó là vùng phương ngữ nào.
2.2. Đặc điểm từ vựng
2.2.1. Sử dụng các lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm
Ở trong mục này, chúng tôi khảo sát các lớp từ ngữ giàu hình ảnh, giàu sắc thái
biểu cảm. Đây là một hướng nghiên cứu, phân tích năng lực biểu đạt của đơn vị ngơn
ngữ dưới góc nhìn Phong cách học. Theo đó, tiêu chí để tập hợp các kiểu lớp là phương
diện ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng. Chính vì vậy, các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ
thường được khảo sát là: từ láy; các từ ngữ mang tính khẩu ngữ được cấu tạo theo kiểu
thêm yếu tố, bớt yếu tố; các từ tượng thanh, từ tượng hình.

a. Từ láy
Trong quá trình tiến hành khảo sát 6 truyện ngắn ở trên, chúng tôi nhận thấy,
Nguyễn Huy Thiệp dùng rất nhiều từ láy trong trang viết của mình. Các từ láy đó được
sử dụng rất nhiều trong PCCNNNSHHN và có một vị trí quan trọng trong việc tạo ra
ngữ điệu, tiết tấu cho phát ngôn, cũng như hàm chứa những hình ảnh giàu sắc thái biểu
cảm. Các dạng từ láy được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong 6 truyện ngắn: Chảy đi
sơng ơi, Cún, Tướng về hưu, Khơng có vua, Sang sơng, Mưa Nhã Nam, bao gồm:
từ láy tồn bộ; từ láy bộ phận (láy phụ âm đầu và láy vần) và từ có bốn âm tiết cấu tạo
theo kiểu láy và lặp từ.


×