Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án stem về giáo dục địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.52 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT THỊ XÃ MƯỜNG LAY

Lịch sử địa phương
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, LỊCH SỬ, KINH TẾ, VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC
THỊ XÃ MƯỜNG LAY – TỈNH ĐIỆN BIÊN
I. Quy trình xây dựng bài học STEM
1. Lựa chọn nội dung dạy học
- Căn cứ nội dung kiến thức trong chương trình lịch sử lớp 10, nhóm giáo viên lịch sử
lựa chọn nội dung giáo dục Lịch sử địa phương để xây dựng bài học. Lịch sử địa
phương gắn liền với học sinh, các em có thể tìm tịi, nghiên cứu, trải nghiệm và vận
dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
2. Xác định vấn đề cần giải quyết
- Học sinh tham gia giờ học Lịch sử địa phương cần tìm hiểu và nắm được kiến thức
về các vấn đề sau của Thị xã Mường Lay:
+ Vị trí địa lý
+ Lịch sử hình thành (có sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên)
+ Các ngành kinh tế chủ yếu
+ Đời sống văn hóa (chọn một khía cạnh nhỏ của đời sống văn hóa để giải quyết vấn
đề, cụ thể là tìm hiểu về trang phục dân tộc Thái, Mông, Kinh).
3. Xây dựng giải pháp giải quyết vấn đề
- Đối với ba nội dung đầu về vị trí địa lý, lịch sử hình thành và các ngành kinh tế chủ
yếu của nhân dân Thị xã, học sinh thông qua thực tiễn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
kết hợp với tra cứu thông tin từ Internet, sách trên thư viện để nắm được những kiến
thức cơ bản.
- Đối với nội dung đời sống văn hóa, giáo viên định hướng cho học sinh lựa chọn một
khía cạnh trong yếu tố văn hóa để trình bày cụ thể là trang phục dân tộc của một số dân
tộc trên địa bàn.
+ Trên địa bàn Thị xã Mường Lay có nhiều dân tộc sinh sống nhưng đơng nhất là
người dân tộc Thái trắng, sau đó là người Kinh và ít hơn nữa là người Mơng. Do đó
giáo viên chia học sinh thành ba nhóm, mỗi nhóm lựa chọn trang phục một dân tộc để
tìm hiểu và trình bày.


+ u cầu mỗi nhóm học sinh cần trình diễn trang phục dân tộc trên lớp (hoặc dùng
hình ảnh minh họa trình chiếu) kết hợp giới thiệu nét đặc sắc của trang phục, phân biệt
được sự khác nhau về trang phục của các nhóm người trong cùng một dân tộc như Thái
trắng, Thái đen, Mông xanh, Mông hoa…; ý nghĩa của việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
4. Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1


- Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thực hiện theo các phương pháp dạy học
giải quyết vấn đề, phương pháp nhóm…
II. Thiết kế tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
- Mục đích: Giao cho học sinh nhiệm vụ học tập học tập chứa đựng vấn đề. Đưa ra
các vấn đề để học sinh tìm hiểu và nắm được kiến thức về các nội dung cần chuẩn bị
cho bài học Lịch sử địa phương Thị xã Mường Lay.
- Nội dung: Học sinh cần giải quyết các vấn đề về Lịch sử địa phương Thị xã Mường
Lay gồm:
+ Vị trí địa lý
+ Lịch sử hình thành (có sự hướng dẫn và trợ giúp của giáo viên)
+ Các ngành kinh tế chủ yếu
+ Đời sống văn hóa (chọn một khía cạnh nhỏ của đời sống văn hóa để giải quyết vấn
đề, cụ thể là tìm hiểu về trang phục dân tộc Thái, Mông, Kinh).
- Dự kiến sản phẩm học tập: phiếu học tập.
- Cách thức tổ chức hoạt động: giao nhiệm vụ học tập trên lớp từ tiết học trước để học
sinh chuẩn bị.
2. Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp
- Mục đích: Nghiên cứu kiến thức nền để đề ra các giải pháp phù hợp cho học sinh
thực hiện tìm hiểu các nội dung theo tiến trình bài học. Tổ chức cho học sinh thực hiện
hoạt động tích cực

- Nội dung:
Vị trí địa lý, diện tích
- Thị xã Mường Lay nằm ở phía bắc tỉnh Điện Biên, trong một thung lũng hẹp, dài,
nơi giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và Suối Nậm Lay.
Đất đai thị xã phân bố dọc hai bên bờ suối Nậm Lay, nay là một phần của hồ thủy
điện Sơn La.
Thị xã Mường Lay nằm ở phía bắc tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên
Phủ 103 km về phía bắc, cách thủ đơ Hà Nội 576 km về phía tây bắc.
- Địa giới hành chính thị xã Mường Lay:
+ Phía bắc giáp tỉnh Lai Châu qua sơng Đà
+ Các phía cịn lại đều giáp huyện Mường Chà.
- Diện tích tự nhiên là 11403,50 ha
- Thị xã Mường Lay có 3 đơn vị hành chính.
+ Phường Na Lay
+ Phường Sơng Đà
2


+ Xã Lay Nưa
Thị xã Mường Lay là thị xã có dân số thấp nhất và cũng là thị xã có số phường, xã
ít nhất nước. Tại thời điểm năm 2007, thị xã Mường Lay có 11.403,5 ha diện tích tự
nhiên và 14.379 người.
Trước năm 1990, thị xã Lai Châu khi đó có số dân lên đến 80.000 người. Khu dân
cư tập trung tại khu vực Đồi Cao, Bản Xá, khu vực Nậm Cản kéo dài đến thị trấn
Mường Lay. Sau trận lũ quét kinh hoàng vào mùa mưa năm 1990, toàn bộ khu vực hai
bên bờ suối bị lũ quét tàn phá làm trôi cầu Sắt và hầu hết chợ, bến xe cũng như các cơng
trình hạ tầng khác. Sau khi tỉnh Lai Châu chuyển các cơ quan hành chính, Đảng bộ tỉnh
về Điện Biên Phủ thì dân cư đã chuyển đi gần hết, chỉ còn dân bản xứ và một số ít
người Kinh, Hoa, Hà Nhì và Dao cịn sinh sống ở đó. Hiện nay hầu hết vùng thấp của
thị xã Mường Lay nằm dưới lòng hồ thủy điện Sơn La. Hồ có diện tích khoảng 50 km²

và kéo dài hàng chục km.
Lịch sử và quá trình phát triển
- Thời Hùng Vương, thị xã Mường Lay thuộc bộ Tân Hưng
- Thời Lý thuộc châu Lâm Tây
- Thời Trần thuộc lộ Đà Giang.
- Năm 1463, thị xã Mường Lay thuộc châu Lai, phủ An Tây, trấn Hưng Hóa
- Năm 1841, châu Lai thuộc phủ Điện Biên.
- Ngày 12-12-1953, huyện Châu Lai và thị trấn Mường Lay được bộ đội chủ lực
giải phóng
- Ngày 8-10-1971, thị xã Lai Châu được thành lập (tỉnh lị tỉnh Lai Châu).
- Tháng 10-2003, thị xã Lai Châu trực thuộc tỉnh Điện Biên.
- Tháng 3-2005, thị xã Lai Châu được đổi tên thành thị xã Mường Lay.
Đời sống kinh tế
- Hiện nay, nền kinh tế đang phát triển theo cơ cấu: nông – lâm – cơng nghiệp – dịch
vụ, du lịch.
Đời sống văn hóa (chọn một khía cạnh nhỏ của đời sống văn hóa để giải quyết vấn
đề, cụ thể là tìm hiểu về trang phục dân tộc Thái, Mông, Kinh).
- Dự kiến sản phẩm học tập: trang phục được trình diễn, bài thuyết trình của học
sinh.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động trên lớp.
3. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp
- Mục đích: Tổ chức cho học sinh trình bày, giải thích nêu ý tưởng về sản phẩm học
tập.
- Nội dung: Mỗi nhóm tìm hiểu về một loại trang phục dân tộc: chất liệu, kiểu dáng,
các loại trang phục khác nhau trong cùng một dân tộc Thái hoặc, Mông, Kinh.
3


- Dự kiến sản phẩm học tập: bài thuyết trình của học sinh.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động ở trường.

4. Hoạt động 4: Trình bày nội dung và đánh giá
- Mục đích: Tổ chức cho học sinh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về nhiệm vụ học
tập đã giao.
- Nội dung: Học sinh nêu ý tưởng bài thuyết trình về trang phục truyền thống
+ Lựa chọn trang phục (nam, nữ; mặc vào những dịp nào, sự khác biệt của trang
phục của các ngành khác nhau trong cùng một dân tộc)
+ Trình diễn trang phục.
+ Giới thiệu trang phục.
- Dự kiến sản phẩm học tập: bài thuyết trình của học sinh.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động trên lớp.
5. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh
- Mục đích: Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi,
thảo luận, đánh giá để tiếp tục hoàn thiện.
- Nội dung:
Trang phục dân tộc Thái
Trang phục nữ
+ Áo cóm của người Thái đen có cổ cao cịn áo của người Thái trắng thì cổ hình trái
tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn tay dành cho người
phụ nữ có tuổi, cịn loại áo cộc dành cho thiếu nữ. Đằng trước trang trí viền cổ đen, áo
thì màu trắng, như vậy để tơn lên cái cổ trắng ngần của cô gái Thái. Ngay hàng cúc áo
bằng bạc hình con bướm “mák pém” trong áo cóm cũng có tiếng nói và ý nghĩa nhân
sinh tinh tế. Một bên là hàng cúc hình bướm đực, một bên là hàng bướm cái. Con gái
chưa chồng hàng cúc mang số lẻ, con gái có chồng hàng cúc mang số chẵn. Hàng khuy
này làm cho đẹp. Ngồi trang trí để cho đẹp cịn có ý nghĩa tâm linh của các cụ là trước
khi về nhà chồng thì bố mẹ làm cho bộ cúc bằng vàng hay bạc và áo cóm để sau này già
mất đi thì phải mặc áo cóm và sở lng dài.
+ Phụ nữ Thái trắng cịn cịn một loại trang phục truyền thống nữa là áo sở luông
dài. Áo sở luông dài được phụ nữ Thái trắng mặc trong dịp lễ cưới, nhà làm lý (làm lễ)
hay nhà có đám. Áo sở lng có màu đen may dài đến đến mắt cá chân. Sở luông dành
cho người già được may thụng không chiết eo như áo của người trẻ. Trong đám cưới, cô

dâu khi về nhà chồng bắt buộc phải mặc áo sở luông.
+ Đi kèm với áo cóm, áo sở lng dài là chân váy. Váy của người Thái trắng có màu
đen, mặt trong gấu váy táp vải màu rực rỡ. Mỗi bước đi chân váy thấp thống màu sắc,
lượn sóng kín đáo mà dun dáng. Phần eo giữa váy và áo được trang trí bằng chiếc thắt
lưng bằng vải gọi là Se eo. Se eo thường được làm bằng vải có màu xanh. Chỉ có màu
xanh mới hợp với chiếc áo cóm màu trắng, váy đen.
4


Trang phục nam
+ Trang phục của nam người Thái đơn giản và ít chứa đựng sắc thái, gồm: Áo, quần,
thắt lưng và các loại khăn. Áo nam giới có hai loại: áo cánh ngắn và áo dài. Áo ngắn
may bằng vải chàm, kiểu xẻ ngực, tay dài hoặc ngắn, cổ tròn. Khuy áo làm bằng đồng
hay tết thành nút vải. Áo khơng có trang trí hoa văn, chỉ trong dịp trang trọng người ta
mới thấy nam giới Thái mặc tấm áo cánh ngắn mới, lấp ló đơi quả chì ở đầu đường xẻ tà
hai bên hông áo.
…………..
- Dự kiến sản phẩm học tập: sản phẩm hoàn chỉnh của học sinh sau bài học.
- Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động trên lớp.

5



×