Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Luận văn tốt nghiệp khảo sát thành phần hóa học của hạt cau areca catechu l

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.75 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CỦA HẠT CAU ARECA CATECHU L.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Ts. Lê Thanh Phước

Nguyễn Hữu Thịnh
MSSV: 2064012
Ngành: Công Nghệ Hóa Học-Khóa 32

Tháng 12/2010


LỜI CẢM ƠN


Sau khoảng thời gian bốn tháng làm việc tại phịng thí nghiệm Hóa hữu cơ, khoa
Khoa học Tự nhiên, tuy có nhiều vất vả, khó khăn và giờ đây em cũng đã đạt được một
số kết quả nhất định. Qua đây, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến tồn thể q thầy
cơ Bộ mơn Cơng nghệ Hóa học, khoa Cơng nghệ và Bộ mơn Hóa, khoa Khoa học
Tự nhiên, cám ơn các thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng


bổ ích trong bốn năm học tại trường. Đây là hành trang q báu giúp em khơng chỉ
hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này mà còn giúp em thêm vững tin tiếp bước trên
con đường sự nghiệp sắp tới của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Lê Thanh Phước,
thầy đã tận tình giúp đỡ, dạy bảo, động viên em trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Thầy đã truyền đạt, tạo điều kiện cho em hiểu biết thêm về chuyên ngành Hóa học hợp
chất thiên nhiên, kiến thức Phổ nghiệm, những lĩnh vực hồn tồn mới với sinh viên
Cơng nghệ Hóa chúng em.
Đồng thời, em xin gửi lời cám ơn đến thầy Võ Hồng Thái, cô Bùi Thị Bửu Huê,
cô Tôn Nữ Liên Hương, thầy Lương Huỳnh Vũ Thanh, thầy Phạm Quốc Nhiên đã
tạo cho em điều kiện làm việc tốt nhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến anh Bành Nguyễn Anh Hào, học viên cao học
khóa 16, cùng các bạn cử nhân Hóa khóa 32 đã tận tình giúp đỡ, chia sẽ những kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Và em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã ln bên cạnh động viên, giúp
đỡ em về vật chất và tinh thần để đạt được kết quả như ngày hôm nay.

Xin chân thành cám ơn!


Trường Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khoa Công Nghệ
Bộ mơn: Cơng nghệ hóa học

Cần Thơ, ngày


tháng

năm 2010

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Thanh Phước
2. Tên đề tài: Khảo sát thành phần hóa học của hạt Cau Areca catechu L.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Thịnh

MSSV:2064012

Lớp Công Nghệ Hóa Học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..........................................................
................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: .......................................................................
................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng


năm 2010

Cán bộ hướng dẫn


Trường Đại Học Cần Thơ

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Khoa Công Nghệ
Bộ mơn: Cơng nghệ hóa học

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Lê Thanh Phước
2. Tên đề tài: Khảo sát thành phần hóa học của hạt Cau Areca catechu L.
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hữu Thịnh

MSSV:2064012

Lớp Công Nghệ Hóa Học – Khóa 32
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức luận văn tốt nghiệp:

................................................................................................................................
................................................................................................................................
b. Nhận xét về nội dung luận văn tốt nghiệp:
 Đánh giá nội dung thực hiện đề tài: ..........................................................
................................................................................................................................
 Những vấn đề còn hạn chế: .......................................................................
................................................................................................................................
c. Nhận xét đối với sinh viên tham gia thực hiện đề tài:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
d. Kết luận, đề nghị và điểm:
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Cán bộ phản biện


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÓM TẮT LUẬN VĂN
---------Cây Cau, tên danh pháp khoa học là Areca catechu L., là loại cây được trồng phổ
biến ở nhiều miền quê Việt Nam, hạt Cau là bộ phận có nhiều ứng dụng quan trọng
nhưng trong thực tế các cơng trình nghiên cứu trước đây về quá trình chiết, tách hay
xác định thành phần hố học, cấu trúc của các hợp chất chính trong hạt Cau rất ít và
chưa hệ thống. Theo các nghiên cứu khoa học trước đây thì thành phần hóa học của

hạt cau gồm một lượng lớn tannin, hợp chất có khả năng kháng oxy hóa cao và đang
được nghiên cứu nhiều trên thế giới. Ngồi ra cịn có các thành phần béo như lauric
acid, myristic acid, palmitic acid, stearic acid, phtalic acid, … Tuy nhiên hoạt chất
chính là 4 alkaloid, hàm lượng 2.38 mg/g: chủ yếu là arecoline (C8H13NO2), arecaidine
(C7H11NO2), một lượng nhỏ guvacine (C6H9NO2), guvacoline (C7H11NO2), ... đây là
những hợp chất có dược tính cao và được dùng để điều trị một số bệnh liên quan đến
miệng, bệnh huyết áp và tiêu hóa. Do đó, trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi sẽ
tập trung nghiên cứu quy trình tách chiết nhằm thu tannin và alkaloid tồn phần, đồng
thời xác định hàm lượng và thành phần các alkaloid trong hạt Cau.

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang i


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

MỤC LỤC
Chương 1 TỔNG QUAN ..................................................................................... 1
1.1 Khái quát về họ Cau ......................................................................................... 1
1.2 Đặc tính thực vật của cây Cau ............................................................................ 2
1.2.1 Phân loại khoa học.................................................................................... 2
1.2.2 Đặc tính thực vật ...................................................................................... 2
1.2.3 Phân bố và sinh thái .................................................................................. 4
1.2.4 Công dụng của hạt Cau ............................................................................. 5
1.2.5 Thành phần hóa học của hạt Cau .............................................................. 9
1.3 Khái quát về tannin .......................................................................................... 14
1.3.1 Phân loại................................................................................................. 14
1.3.2 Các phương pháp loại tannin .................................................................. 16
1.4 Khái quát về alkaloid ....................................................................................... 17

1.4.1 Khái niệm ............................................................................................... 17
1.4.2 Danh pháp .............................................................................................. 17
1.4.3 Phân bố alkaloid ..................................................................................... 17
1.4.4 Sự phân bố alkaloid trong tổ chức cây .................................................... 18
1.4.5 Cấu trúc và phân loại alkaloid .................................................................. 19
1.4.6 Tính chất chung của alkaloid ................................................................... 22
1.4.6.1 Lý tính ............................................................................................. 22
1.4.6.2 Hóa tính ........................................................................................... 23
1.4.7 Tách chiết alkaloid................................................................................... 24
1.4.7.1 Nguyên tắc lựa chọn dung môi ........................................................ 24
1.4.7.2 Tách chiết alkaloid .......................................................................... 24
1.5 Phương pháp tách chiết các hợp chất ra khỏi cây cỏ ......................................... 29
1.5.1 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng .......................................................................... 29
1.5.2 Kỹ thuật chiết rắn-lỏng ............................................................................ 30
1.5.2.1 Kỹ thuật chiết ngâm dầm ................................................................. 30
1.5.2.2 Kỹ thuật chiết bằng máy chiết Soxhlet ............................................. 32
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 35
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu..................................................................... 35
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang ii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

2.2 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................... 35
2.2.1 Nguyên liệu ............................................................................................ 35
2.2.2 Hóa chất và thiết bị thí nghiệm ............................................................... 36
2.2.2.1 Hóa chất .......................................................................................... 36
2.2.2.2 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ......................................................... 36

2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37
2.3.1 Thu hái và xử lý mẫu .............................................................................. 37
2.3.2 Phương pháp xác định độ ẩm hạt Cau ..................................................... 37
2.3.3 Thu và định lượng béo trong hạt Cau ...................................................... 37
2.3.4 Khảo sát tỷ lệ thể tích cao tổng và nước thu tannin cực đại ..................... 37
2.3.5 Tách chiết và định lượng alkaloid toàn phần ........................................... 38
2.3.6 Phương pháp sắc ký-khối phổ ................................................................. 38
Chương 3 KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN ................................ 40
3.1 Thu hái và xử lý mẫu ....................................................................................... 40
3.2 Xác định độ ẩm hạt Cau ................................................................................... 41
3.3 Xác định hàm lượng tannin trong hạt Cau ........................................................ 41
3.3.1 Khảo sát hàm lượng tannin trong hạt Cau xanh ....................................... 42
3.3.1.1 Xác định tỷ lệ thể tích cao tổng và nước tủa tannin cực đại .............. 43
3.3.1.2 Định lượng tannin trong hạt Cau xanh ............................................. 44
3.3.2 Khảo sát hàm lượng tannin trong hạt Cau già ......................................... 44
3.3.2.1 Xác định tỷ lệ thể tích cao tổng và nước tủa tannin cực đại .............. 44
3.3.2.2 Định lượng tannin trong hạt Cau già ................................................ 46
3.4 Tách chiết alkaloid trong hạt Cau già ............................................................... 48
3.4.1 Tách chiết alkaloid trong hạt Cau già ...................................................... 48
3.4.2 Định tính alkaloid tồn phần thu được .................................................... 52
3.4.3 Kết quả GC-MS ...................................................................................... 53
3.4.4 Định lượng alkaloid toàn phần trong hạt Cau già .................................... 65
3.4.5 Định lượng alkaloid toàn phần trong hạt Cau xanh ................................. 66
Chương 4 KẾT LUẬN ........................................................................................ 67
Chương 5 KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 70

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang iii



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PE

Petroleum ether

MeOH

Methanol

DCM

Dichloromethane

EtOH

Ethanol

Ea

Ethyl acetate

TLC

Thin Layer Chromatography

GC-MS


Gas chromatography mass spectrometry

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang iv


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1 Alkaloid có N ở dị vịng

19

Bảng 2 Giá tri pKb của một số alkaloid

24

Bảng 3 Số liệu tủa tannin của hạt Cau xanh

45

Bảng 4 Số liệu tủa tannin trong trong 2 mL cao tổng hạt Cau xanh

46

Bảng 5 Số liệu tủa tannin của hạt Cau già


47

Bảng 6 Số liệu tủa tannin trong 2.5 mL cao tổng hạt Cau già

48

Bảng 7 Cơ chế phân mảnh của arecoline

56

Bảng 8 Cơ chế phân mảnh của guvacoline

58

Bảng 9 Cơ chế phân mảnh của methyl nicotinate

60

Bảng 10 Cơ chế phân mảnh của ethyl N-methyl-l,2,5,6-tetrahydro-pyridine3-carboxylate

62

Bảng 11 Cơ chế phân mảnh của guvacine

64

Bảng 12 Cơ chế phân mảnh của arecaidine

66


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu tách chiết tannin, alkaloid tồn phần trong hạt Cau 40
Sơ đồ 2 Quy trình tách chiết tannin, alkaloid toàn phần trong hạt Cau

Nguyễn Hữu Thịnh

69

Trang v


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1 Một số lồi cây thuộc họ Cau

1

Hình 2 Hoa Cau, hạt Cau, trái Cau

2

Hình 3 Cây Cau vườn tại Hậu Giang

3

Hình 4 Cây Cau lùn

3


Hình 5 Cây Cau rừng

4

Hình 6 Kỹ thuật chiết lỏng-lỏng

30

Hình 7 Kỹ thuật chiết ngâm dầm

32

Hình 8 Chiết bằng máy Soxhlet

33

Hình 9 Địa điểm thu hái, buồng Cau

36

Hình 10 Hạt Cau sau khi tách vỏ, hạt Cau khơ

36

Hình 11 Máy sắc ký khí-khối phổ

39

Hình 12 Ngun liệu hạt Cau xanh, hạt Cau già


41

Hình 13 Hạt Cau trước và sau khi phơi khơ

41

Hình 14 Hệ thống chiết Soxhlet

43

Hình 15 Ngâm dầm hạt Cau đã loại béo

44

Hình 16 Tủa tannin trong 2.0 mL cao tổng

46

Hình 17 Tủa tannin trong 250 mL cao tổng

48

Hình 18 Định tính tannin bằng thuốc thử Gelatin mặn

49

Hình 19 Định tính tannin bằng thuốc thử Stiasny

49


Hình 20 Chiết cao tổng với hệ dung mơi DCM:Ea

50

Hình 21 Lắc dịch chiết với dung dịch H2SO4 2%

51

Hình 22 Lắc dịch chiết nước acid với hệ dung môi DCM:Ea

52

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang vi


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hình 23 Alkaloid tồn phần thu được gửi đo GC-MS

52

Hình 24 Định tính alkaloid bằng thuốc thử Dragendorff

53

Hình 25 Định tính alkaloid bằng thuốc thử Wagner


53

Hình 26 Định tính alkaloid bằng thuốc thử Mayer

53

Hình 27 Sắc ký đồ GC sản phẩm chiết hạt Cau già

54

Hình 28 Thành phần hóa học alkaloid tồn phần

54

Hình 29 Alkaloid toàn phần hạt Cau xanh gửi đo GC-MS

66

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Kết quả phân tích GC-MS sản phẩm chiết trong hạt Cau già

72

Phụ lục 2 Sắc ký đồ GC sản phẩm chiết trong hạt Cau già

73

Phụ lục 3 Phổ GC-MS của methyl nicotinate

74


Phụ lục 4 Phổ GC-MS của arecoline

75

Phụ lục 5 Phổ GC-MS của guvacoline

76

Phụ lục 6 Phổ GC-MS của arecaidine

77

Phụ lục 7 Phổ GC-MS của ethyl N-methyl-l,2,5,6-tetrahydro-pyridine-3-carboxylate,
guvacine

Nguyễn Hữu Thịnh

78

Trang vii


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LỜI MỞ ĐẦU
---------Nước ta là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên hệ thực vật rất phong
phú và đa dạng. Từ xưa đến nay, con người đã biết khai thác nguồn tài nguyên sinh
học quý giá này để làm thực phẩm, thuốc chữa bệnh, các vật liệu cũng như nhiên liệu
cho cuộc sống thường ngày. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc khai

thác và sử dụng những cây thuốc q khơng cịn đơn thuần chỉ dựa vào kinh nghiệm
mà cịn có những cơ sở khoa học nhất định.
Cau là loại cây trồng phổ biến ở các vùng quê của Việt Nam, hầu hết các gia đình
ở nơng thơn đều trồng một vài hàng Cau ở trước hoặc sau nhà vừa để lấy quả, vừa tô
điểm cho cảnh yên bình nơi miền quê. Cây Cau cũng gắn với nhiều tập tục của dân ta:
từ giao tiếp (miếng trầu là đầu câu chuyện), cưới hỏi (buồng cau và cơi trầu đi hỏi vợ),
đến các bài ca dao, khúc hát dân ca, những lời tỏ tình, cả đến việc thờ cúng tổ tiên, ....
Theo kinh nghiệm dân gian thì các bộ phận của cây Cau đều có tác dụng trị một số
bệnh. Hạt Cau là một trong những vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong dân gian với
công năng trị giun sán, bụng đầy chướng, tả lỵ, chữa bỏng, ... Quả Cau thường được
kết hợp với lá trầu, vôi sử dụng làm món nhai vui miệng rất đỗi thân quen với mỗi
người dân Việt. Nó là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Trên thế giới, một số
nghiên cứu cho thấy rằng thành phần tannin trong hạt Cau có khả năng giúp ngăn ngừa
các bệnh răng miệng, các alkaloid trong hạt Cau đã được kết hợp một số nguyên liệu
thiên nhiên khác tạo chất kháng oxy hóa dùng làm mỹ phẩm, làm thuốc chống bệnh
trầm cảm, bệnh cao huyết áp, ... Cau còn được chế biến thành cháo trị các chứng bệnh
ở trẻ em. Các công năng này chủ yếu dựa vào tác dụng các alkaloid có trong hạt Cau.
Cau có nhiều ứng dụng quan trọng nhưng trong thực tế các cơng trình nghiên cứu
trước đây về q trình chiết, tách hay xác định thành phần hố học, cấu trúc của các
hợp chất chính trong hat cau rất ít và chưa hệ thống. Với mong muốn tìm hiểu về hạt
cau nhằm làm sáng tỏ cơng dụng của nó, chúng tơi đã chọn đề tài “Khảo sát thành
phần hóa học của hạt Cau Areca catechu L.”.

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang viii


Chương 1 TỔNG QUAN


Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 Khái quát về họ Cau 1-3
Họ Cau (Arecaceae) (còn gọi là Palmae hay họ Cọ hoặc họ Dừa), là một họ thực
vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm và nằm trong bộ Arecales (bộ Cau). Hiện
nay, bộ Cau được biết có 202 chi với khoảng 2600 lồi, phần lớn sinh sống ở vùng
nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Trong các họ thực vật thì họ Cau có lẽ là dễ nhận biết
nhất. Lồi điển hình trong họ này là Cau, ngồi ra cịn có các lồi khác như chà là, cọ,
dừa, mây, … Các loài cây thuộc họ này đã được tìm thấy trong các hóa thạch có niên
đại khoảng 70÷80 triệu năm trước, trong thời kỳ cuối của kỷ Phấn trắng (Cretaceous).

Cây dừa

Cây chà là

Cây Cau

Cây mây

Hình 1 Một số loài cây thuộc họ Cau
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 1


Chương 1 TỔNG QUAN

1.2 Đặc tính thực vật của cây Cau 1-3
1.2.1 Phân loại khoa học
Cây Cau tên khoa học là Areca catechu L.. Ngồi ra nó cịn được gọi là Mạy làng

(Tày), Pơ lạng (K’ho), Tân lang hay Binh lang (Trung Quốc), Pinang (Malaysia),
Aréquier (Pháp), Arecanut (Anh), ...
Giới

: Plantae

Ngành : Magnoliophyta
Lớp

: Liliopsida

Bộ

: Arecales

Họ

: Arecaceae (Cau) hay họ Palmae (Dừa)

Chi

: Areca L.

Lồi

: Areca catechu

1.2.2 Đặc tính thực vật 1-3
Cây Cau là cây sống lâu năm, cây có thân mọc thẳng đứng. Thân mọc thẳng, hình
trụ rỗng, khơng chia cành, có nhiều vịng đốt là vết tích của những tàu lá rụng. Lá tập

trung ở ngọn, cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân, phiến lá to, rộng. Gốc thân hơi
phình ra, mang nhiều rễ nổi trên mặt đất. Ở ngọn cây có một chùm lá rộng, lá có cuống
và bẹ to, mang hai dãy lá chét xếp đều đặn dạng lơng chim, lá chét hẹp ngang, màu lục
bóng, có gân to.
Hoa tự mọc thành buồng, ngồi có mo bao bọc, hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới.
Hoa đực nhỏ màu trắng, thơm, màu lục. Hoa cái to, bao hoa khơng phân hố. Quả hạch
hình trứng, lúc cịn non có màu xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già có màu vàng, vàng cam
hoặc đỏ. Quả bì có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu tròn giữa
đáy hơi lõm, màu nâu nhạt, vị chát. Mùa hoa: tháng 5. Mùa quả: tháng 10.

Hình 2 Hoa Cau, hạt Cau, trái Cau
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 2


Chương 1 TỔNG QUAN

Cau có 2 loại chính: Cau vườn và Cau rừng.
Cau vườn cao độ 10÷20 m, đường kính khoảng 10÷15 cm, lá có bẹ to dài từ 1.5
m đến 2 m, hình lơng chim. Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm. Quả hạch hình trứng, to
gần bằng quả trứng gà, lúc non xanh, vỏ bóng nhẵn, khi già thành màu vàng đỏ. Quả bì
có sợi, hạt có nội nhũ xếp cuốn. Hạt hơi hình nón cụt, đầu trịn, màu nâu nhạt, vị chát.
Cau được trồng bằng quả, sau 5-6 năm mới thu hoạch.

Hình 3 Cây cau vườn tại Hậu Giang
Hiện nay, ở Việt Nam có trồng các giống Cau nhập từ Đài Loan đó là Cau lùn, cao
khoảng 2-3 m, ra trái quanh năm (cau tứ thời). Cau lùn cho năng suất cao, khi cịn non
có màu xanh và khi chín có màu đỏ.


Hình 4 Cây Cau lùn
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 3


Chương 1 TỔNG QUAN

Cau rừng (Areca laosensis O.Becc): cây bé, thân trụ mọc thẳng đứng đơn độc,
cao 2-6 m, có đốt đều đặn, cách xa nhau 8-10 cm, lá dài khoảng 1 m, dạng kép lông
chim, các lá chét xếp vào rất sát nhau, khơng đều hình cong liềm, mép hơi có răng, lá
tập trung ở ngọn, hoa vàng nhạt. Quả nhỏ, nhọn, chắc, hình trứng, khi chín có màu
vàng cam, có quả vào tháng 11-12. Nước ta, vùng núi Nghệ An, Thanh Hóa có nhiều
Cau rừng.

Hình 5 Cây Cau rừng
1.2.3 Phân bố và sinh thái

1-3

Chi Areca L. có khoảng 20 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới
Châu Á, Châu Đại Dương. Tuy nhiên, trung tâm đa dạng của chi này lại ở vùng nhiệt
đới Ấn độ - Malaysia.
Cau là lồi cây có nguồn gốc ở Malaysia, sau này được nhập trồng sang các nước
khác ở Đông Nam Á và Nam Á như Philippin, Thái Lan, Indonesia (Samatra, Java),
Srilanca, Mianmar và sang cả Madagasca và Đơng Phi.
Cây được trồng với nhiều mục đích, trong đó thường được lấy quả để ăn trầu và
hạt để làm thuốc.
Một số loài khác cũng cho quả được dùng để ăn trầu như Areca concinna (ở
Srilanca, Naga và Assam - Ấn độ); A.triandrac (ở đảo Andaman - Ấn độ và

Sumatra - Indonesia).
Cau là cây trồng lâu đời rất quen thuộc ở Việt Nam. Cây được trồng ở khắp nơi,
nhất là ở vùng trung du và đồng bằng. Các tỉnh phía nam trồng nhiều hơn các tỉnh phía
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 4


Chương 1 TỔNG QUAN

bắc. Cây thích nghi cao với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, ở nhiệt độ trung
bình 22-26C. Ở vùng núi cao trên 1000 m ở các tỉnh phía bắc, khơng trồng được Cau.
Cây trồng từ hạt sau 4-5 năm có thể có hoa quả lứa đầu. Các năm về sau hoa quả nhiều
hơn. Cây có thể sống được 60 năm, thậm chí 100 năm.
1.2.4 Công dụng của hạt Cau 1-3
Hạt Cau kết hợp với lá trầu là món vui miệng rất đỗi thân quen với mỗi người
dân Việt. Tục ăn Trầu tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một
chuyện cổ tích nổi tiếng-Chuyện Trầu Cau. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên trong
những ngày đông giá lạnh, làm vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được sẻ chia cảm
thơng bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm. Miếng trầu cịn là sự thể hiện lịng thành kính
của thế hệ sau với các thế hệ trước nên trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt
bao giờ cũng có Trầu Cau.
Theo các nghiên cứu trước đây, chất chát của hạt Cau làm cho chân răng co lại,
ôm sát răng. Răng trở nên chắc, không lung lay.
Hạt Cau chứa arecoline, guvacoline, đây là những chất gây độc hại cho gen
nhưng khi ăn trầu có vơi, Ca(OH)2 làm thủy phân arecoline thành arecaidine,
guvacoline thành guvacine khơng độc, làm kích thích thần kinh, tạo cảm giác sảng
khối. Vơi có khả năng ức chế methyl mercaptan tiết ra ngoài nên ăn trầu đỡ hơi miệng.
Các alkaloid trong hạt Cau có khả năng thay đổi màu (nhuộm đỏ nước miếng người ăn
trầu). Tuy nhiên, khơng nên ăn nhiều vì có thể làm tổn thương tế bào miệng thậm chí

có thể gây ung thư vùng miệng.
Người ta đã dùng dịch chiết từ hạt Cau để làm thuốc nhuộm vải. Tannin được
trộn với Na2SO4, Na2CO3 làm thuốc nhuộm tóc đen xám. Nhờ chất proanthocyanidin,
đặc biệt chất epicatechin-catechin, Cau được hòa với axetyl glutamin, butylen glycol
trong ethanol và nước thành thuốc kích thích tóc mọc.
Trong những năm gần đây, hạt Cau còn xuất khẩu sang Trung Quốc để làm kẹo
cau. Ăn kẹo Cau có tác dụng chống lạnh. Hiện nay, Trung Quốc đang cung cấp kẹo
Cau cho tồn bộ thị trường Nga và Đơng Nam Á.
Quả Cau, miếng trầu không chỉ là đầu câu chuyện, là vật kết nối xe duyên cho
hạnh phúc trăm năm của mọi lứa đơi mà chúng cịn là phương thuốc hữu dụng trong
mỗi gia đình. Hạt Cau trị giun sán cho người và súc vật, giúp sự tiêu hóa, chữa viêm
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 5


Chương 1 TỔNG QUAN

ruột, viêm túi mật cấp tính, bụng đầy chướng, tả, lỵ, trẻ con chốc đầu, hợp với trường
sơn, thảo quả trong đơn thuốc "trường sơn triệt ngược" chữa sốt rét. Hỗn hợp dầu
vừng-hạt Cau làm giảm nhanh phù nề, xung huyết quanh vết bỏng, giúp vết bỏng
không lan rộng, chóng khơ và liền sẹo.
 Một số bài thuốc có hạt Cau
* Trị bệnh giun, sán
Hạt Cau làm tê liệt thần kinh giun, sán; làm cho nó khơng bám vào thành ruột
được mà bị đẩy ra ngoài.
- Tẩy sán dây: Cau 30 g, hạt bí ngơ 30 g hoặc cau 60 g, sơn tra 500 g, sắc uống.
- Tẩy giun móc: Hạt Cau 20 g, vỏ lụa trắng rễ xoan 30 g, sắc đặc, thêm đường
chế thành 60 mL. Uống trước khi đi ngủ, lúc bụng đói. Dùng liền 2 ngày.
- Giun đũa, giun kim: Dùng 21 hạt Cau sao, tán nhỏ. Chia uống 2-3 lần trong

ngày, dùng với nước sắc vỏ quả Cau làm thang. Uống bụng đói.
Theo kinh nghiệm Đơng y, để tẩy giun sán, nên dùng hạt cau sống, cịn để tiêu
tích tuệ thì mới phải nấu chín.
* Chữa trùng roi
Cau 100 g cắt lát mỏng hoặc giã nát cho vào 500 mL nước ngâm trên 12 giờ.
Đun còn 200 mL chia làm 3 lần, uống trong buổi sáng sớm, đói bụng.
* Viêm túi mật cấp tính đơn thuần
Cau 10 g, hạt củ cải 10 g, trần bì 10 g. Cau tán bột, trần bì cắt nhỏ, cho nước vào.
Cau 10 g, hạt củ cải 10 g, trần bì 10 g. Cau tán bột, trần bì cắt nhỏ, cho nước vào
đun sơi một lúc là được. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn, có thể pha ít đường để dễ
uống.
* Chữa ăn khơng tiêu, đầy trướng, ợ chua
Hạt cau 200 g, đinh hương 10 g, đậu khấu 10 g, trần bì 20 g, sa nhân 10 g, muối
100 g. Nấu thành cao lỏng. Lấy hạt Cau ra thái nhỏ, uống 5-10 g sau bữa cơm chiều
bằng nước đã sắc.
* Chữa trẻ bị suy dinh dưỡng
- Hạt Cau 1/2 hạt, tim lợn 300 g, gạo nếp 100 g. Giã Cau nhỏ lọc lấy 300 mL
nước nấu sơi, rồi cho gạo nấu cháo chín mới cho tim lợn đã thái nhỏ vào nấu chín. Ăn
1 tuần 3 lần, ăn trong 2 tuần.
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 6


Chương 1 TỔNG QUAN

- Hạt Cau 1 hạt, cà rốt 50 g hai thứ nghiền thành bột, gạo nếp 150 g, gia vị vừa
đủ. Nấu cháo với 300 mL nước cho nhừ rồi cho Cau, cà rốt vào, nấu chín, ăn ngày 3
lần, ăn liền 3 ngày. Chữa trẻ đi tiêu phân xanh.
- Cau 15 g mài lấy nước, gừng tươi 12 g, giã lấy nước, gạo xay 100 g, mật ong 20

g. Nấu cháo nhừ rồi cho các thứ vào, đun sôi lại, ăn ngày 1 lần để tiêu tích trệ, sát
trùng ở đường tiêu hóa, trừ ho.
- Buồng Cau điếc đốt tồn tính (khơng để cháy thành than), tán nhỏ. Mỗi lần 4-6 g
ăn với cháo, chữa hen suyễn
* Chữa trị bỏng: hỗn hợp dầu vừng - bột hạt Cau (tỷ lệ khối lượng 1:1).
* Dùng ngoài, bột hạt Cau rắc làm thuốc cầm máu.
* Chữa băng huyết: buồng Cau điếc (40 g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái
nhỏ, phơi khô, nấu nước đặc uống trong ngày.
* Chữa hàn thấp, cước khí thời kỳ đầu, chân đùi sưng đau, hoặc tức ngực, buồn
nôn: hạt Cau 12 g, mộc qua 9 g, trần bì 4.5 g, cát cánh 6 g, gừng sống 6 g, tía tơ 3g.
* Chữa trẻ bị chốc đầu: hạt Cau xay nhỏ phơi trong bóng râm cho khơ, trộn dầu
vừng để bơi đắp lên đầu trẻ bị chốc.
* Liều dùng
Trong hạt Cau có arecoline. Ở liều nhỏ, chất này có tác dụng kích thích thần kinh.
Ở liều cao, nó làm tăng tiết nước bọt và dịch vị, thu nhỏ đồng tử, gây liệt thần
kinh. Đối với giun, hạt Cau gây độc đối với hệ thần kinh, 20 phút sau khi thuốc vào tới
ruột, giun bị tê liệt các cơ trơn, khiến chúng không bám được vào thành ruột và theo
phân ra ngoài. Để tẩy giun, dùng hạt Cau ở dạng bột không quá 4 g/lần/người; có thể
dùng sống hay sao lửa nhẹ, sắc uống.
Đối với người, dùng khơng q 0.0043 ÷ 0.0065 g arecoline/người/lần.
Để chữa bệnh cho ngựa, dùng 0.065 ÷ 0.097 g arecoline/lần/con
Người ốm yếu, trẻ em và phụ nữ có thai khơng nên dùng hạt Cau.
 Bài thuốc có rễ Cau
Rễ Cau treo (hay còn gọi là rễ Cau nổi - phần rễ Cau còn lơ lửng trên mặt đất) là
một vị thuốc có tác dụng bổ dương rất tốt.
Dùng dao lấy phần rễ Cau còn lơ lửng trên mặt đất, mỗi đoạn dài 1.5-2 cm, chẻ
nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Khi có nhu cầu: lấy 50 g sắc với 200 mL nước còn 50 mL, uống
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 7



Chương 1 TỔNG QUAN

30 phút sẽ thấy có hiệu quả. Nếu lấy rễ vào lúc trời sắp mưa (lúc đó đầu múc rễ sẽ có
màu trắng) tác dụng sẽ cao hơn.
Dùng độc vị rễ Cau nổi (20-30 g) thái nhỏ, sắc với 400 mL nước còn 100 mL,
uống làm hai lần trong ngày, chữa liệt dương.
Để chữa đái nhắt, đái són, lấy rễ Cau (10 g) phối hợp với rễ trầu khơng (10 g, có
thể dùng thân hoặc lá) thái nhỏ, sắc uống ngày một thang. Dùng vài ngày. Phụ nữ có
thai khơng được dùng rễ Cau.
Rễ Cau có trong thành phần của bài thuốc hạn chế sinh đẻ theo kinh nghiệm dân
gian. Rễ Cau phối hợp với rễ cây móc, rễ cây tre, rễ cây cọ (lượng bằng nhau), xắt
mỏng, phơi khơ, sắc với nước cịn 100 mL, uống làm hai lần trong ngày. Dùng 4-5
ngày. Kiêng chất tanh.
Để gây sẩy thai, người ta dùng rễ Cau phối hợp với rễ rau ngót, rễ thầu dầu tía, rễ
chua me đất, rễ chỉ thiên, rễ cây mắc cỡ.
 Bài thuốc có lá Cau
Lá Cau phối hợp với vỏ núc nác, mỗi thứ 20-30 g, xắt nhỏ, sắc uống; kết hợp lấy
lá đinh lăng lót giường nằm, chữa động kinh ở trẻ em.
 Bài thuốc có vỏ quả Cau
Vỏ quả Cau già (Pericarpium Arecae) phơi khơ, gọi là Đại phúc bì (Trung Quốc).
Đã được ghi vào Dược điển Việt Nam (1983), Dược điển Trung Quốc (1997).
Vỏ quả Cau tách ra đem đập cho tơi, ngâm vào nước, vớt ra phơi khô rồi lại đập
tơi, cho tróc lớp da ngồi.
Loại đại phúc bì vỏ khơ, mềm, màu vàng ngà, khơng lẫn tạp chất là tốt.
Đại phúc bì: Theo Đơng y, vị cay, tính hơi ấm, vào hai kinh Tỳ và Vị, có tác
dụng đưa hơi đi xuống, làm tiêu thoát nước.
Dùng chữa các chứng bệnh thủy thũng cước khí, bụng đầy tức (tác dụng chậm
nhẹ, không mạnh như Binh lang), đại tiện khơng thơng, tiểu tiện khó khăn. Ngày dùng

6-9 g dưới dạng nước sắc.
 Bài thuốc có buồng Cau
Buồng Cau đang ra hoa và hình thành quả non bị thui chột, không phát triển, tự
khô héo, màu vàng xám, gọi là buồng Cau điếc (tên dân gian) hay tua Cau rũ (tên
trong sách thuốc cổ).
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 8


Chương 1 TỔNG QUAN

Buồng Cau điếc đốt tồn tính (khơng để cháy thành than) tán nhỏ, mỗi lần 4-6 g
ăn với cháo hoa, chữa hen suyễn hoặc 8 g uống với nước tiểu trẻ em vào lúc đói, chữa
khí hư.
Buồng Cau điếc (40 g) phối hợp với gương sen (1-2 cái) thái nhỏ, phơi khô, nấu
nước đặc uống trong ngày, chữa băng huyết.
 Bài thuốc có mốc cây Cau
Mốc cây Cau hay phấn Cau, rêu Cau là những mảng mỏng màu trắng xám bám ở
gốc và thân cây Cau. Khi dùng, cạo lấy mốc, sao qua, lấy 40 g giã nhỏ với bồ hóng (20
g), xát vào vết thương đang chảy máu, máu sẽ cầm ngay.
Để chữa băng huyết, nôn ra máu, lấy mốc Cau (20 g), tinh tre (20 g), lá chuối hột
(10 g). Đốt tồn tính, tán nhỏ, sắc uống làm hai lần trong ngày.
1.2.5 Thành phần hóa học của hạt Cau 1,8-10
Các cơng trình nghiên cứu trước đây cho thấy hạt Cau chứa các hành phần sau:
 Hạt Cau chứa 10-15% dầu béo, trong dầu có các glycerid của lauric acid 50%,
myristic acid 21%, oleic acid 29%, protid 5-10%, glucid (mannan, galactan) 50-60%.
 Tannin hàm lượng có trong hạt xanh khoảng 70% nhưng trong hạt già chỉ còn
khoảng 15% đến 20%.
 Alkaloid dạng kết hợp với tannin 0.3-0.5%, các alkaloid là arecoline (alkaloid

chủ yếu) 0.2%, arecaidine (arecain), guvacine, isoguvacine, arecolidine, guvacoline.
Các alkaloid cũng có ở vỏ hạt Cau nhưng với hàm lượng thấp hơn trong hạt Cau.
 Hạt cau cịn chứa acid amin, một ít tryptophan, methionin, hơn 15% prolin,
hơn 10% tyrosin, phenylalanin arginin, muối vô cơ 5%, tinh dầu gôm, một lượng nhỏ
tinh dầu dễ bay hơi như lignin.
Ngồi ra cịn chứa saponin, sitosterol, carotene, ...
 Một số hợp chất tiêu biểu đã được cô lập từ cây Cau 1,8,9,11,13
(1) Arecoline (N-methyl-1,2,5,6-tetrahydropyridine-3-carboxylate)
Công thức phân tử: C8H13NO2
Arecoline là chất lỏng như dầu, khơng màu, khơng mùi, có tính kiềm mạnh, sơi ở
209C, có thể cất kéo được bằng hơi nước, dễ tan trong nước, cồn, ether, chloroform.

Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 9


Chương 1 TỔNG QUAN

Cho muối kết tinh với acid pK = 6.84. Arecoline được dùng dưới dạng chlohydrate,
bromhydrate.
O
H3C

N

O

CH3


H

N

N

CH3

OH

OH

O

(1)

O

(2)

(3)

(2) Arecaidine (1,2,5,6-tetrahydro-1-methyl-3-pyridine-carboxylic acid)
Arecaidine ở dạng kết tinh, nóng chảy ở 223-224C.
Cơng thức phân tử: C7H11NO2
(3) Guvacine (1,2,5,6-tetrahydronicotinic acid)
Guvacine dạng tinh thể nhỏ sáng bóng, nhiệt độ nóng chảy 271-272C. Guvacine
khơng tan trong ether, chloroform, benzene và ethanol, nhưng tan trong nước. Công
thức cấu tạo của guvacine được Freudenberg, K. xác định.
Công thức phân tử: C6H9NO2

H

H

N

N

OCH3
OCH3

OCH3
O

(4)

N

O

OH

(5)

CH3

(6)

(4) Guvacoline (N-methylguvacine)
Guvacoline là một chất dầu, nhiệt độ sơi 114C/13-14 mmHg, nhiệt độ nóng

chảy 27C.
Cơng thức phân tử: C7H11NO2
(5) isoguvacine
Winterstein, E. và Weinhagen, A. B. từ cao ban đầu sau khi cô lập được arecoline
đã cô lập được một base, nóng chảy ở 220C và khẳng định đó là isoguvacine.
Cơng thức phân tử: C6H9NO2
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 10


Chương 1 TỔNG QUAN

(6) Arecolidine
Arecolidine là đồng phân của arecoline. Arecolidine là tinh thể khơng màu hình
kim, kết tinh trong ether, nóng chảy ở 110C.
Cơng thức phân tử: C8H13NO2
(7) Methyl nicotinate
Là chất bột màu trắng, nhiệt độ nóng chảy 42-44C, nhiệt độ sôi 208-210C.
Công thức phân tử: C7H7NO2
Khối lượng phân tử: 137.14 g/mol
N

O

N

O

N

N

O

O

(7)

(8)

(9)

(8) Ethyl nicotinate
Công thức phân tử: C8H9NO2.
Khối lượng phân tử: 151.16 g/mol.
Nhiệt độ nóng chảy: 8-10C.
Nhiệt độ sơi: 223-224C.
Trọng lượng 1.107 g/mL ở 25C.
(9) Nicotine
Nicotine được D. K. Holdsworth, R. A. Jones và R. Self tìm thấy trong hạt cau
bằng phương pháp GC/MS.
Nicotine là một chất lỏng như dầu, hút ẩm và có thể trộn lẫn với nước trong dạng
base của nó. Là một base gốc nitơ, nicotine tạo ra các muối với các acid, thơng thường
có dạng rắn và hòa tan được trong nước. Nicotine dễ dàng thẩm thấu qua da.
Công thức phân tử: C10H14N2
Khối lượng phân tử: 162.23 g/mol
Tỷ trọng 1.01 g/cm 3
Nóng chảy ở -79C
Nhiệt độ sôi 247C
Nguyễn Hữu Thịnh


Trang 11


Chương 1 TỔNG QUAN

N

O

N

N

O

O

O

O

(10)

O

(12)

(11)


(10) Methyl N-methylpiperidine-3-carboxylate
Chất lỏng từ không màu đến màu vàng nhạt.
(11) Ethyl N-methylpiperidine-3-carboxylate
(12) Ethyl N-1,2,5,6-tetrahydro-pyridine-3-carboxylate
(13) Lauric acid
Dạng rắn màu trắng, nóng chảy ở 44C, sơi ở 298.9C.
Cơng thức phân tử: C12H24O2
Khối lượng phân tử: 200.3 g/mol
Độ hòa tan trong nước 0.481 g/100 mL.
Chiết suất nD 1.423
O

O

OH

(13)

OH

(14)

(14) Myristic acid
Dạng rắn màu trắng, nóng chảy ở 58.8C, sơi ở 250.5C (ở 100 mmHg)
Công thức phân tử: C14H28O2
Khối lượng phân tử: 228.37 g/mol
(15) Oleic acid
Là một acid béo có một nối đơi omega-9 được tìm thấy trong nhiều động và thực
vật.
Công thức phân tử: C18H34O2 (hay CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH). Theo

IUPAC, tên của oleic acid là cis-9-octadecenoic acid, và tên ngắn gọn là 18:1 cis-9.
Khối lượng phân tử: 282 g/mol.
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 12


Chương 1 TỔNG QUAN

Dạng bão hoà của oleic acid là stearic acid.
Oleic acid là chất lỏng như dầu màu vàng nhạt hay vàng hơi nâu. Có mùi giống
mỡ lợn. Khơng hồ tan trong nước. Nhiệt độ nóng chảy 13-14°C, nhiệt độ sôi 360°C
(760 mmHg). Tỷ trọng: 0.895-0.947 g/cm3.
O
OH

(15)
(16) (+)-Catechin
Chất rắn không màu.
Công thức phân tử: C15H14O6
Khối lượng phân tử: 290.3 g/mol
Nhiệt độ nóng chảy: 175-177C
[]D  +14.0
OH

HO

O

OH


OH

OH

OH

OH
HO

OH
OH

HO

O

O

OH

OH

OH

OH

(16)

(17)


OH

(18)

(17) Epicatechin
Nhiệt độ nóng chảy 237-245C
[]D  -69.0 (EtOH)
Công thức phân tử: C15H14O6
Khối lượng phân tử: 290.3 g/mol
(18) (+)-Leucocyanidin
Công thức phân tử: C15H14O7
Khối lượng phân tử: 306.26 g/mol
Nguyễn Hữu Thịnh

Trang 13


×