MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục 1
Mở đầu 2
I.Lí do chọn đề tài 3
II.Mục đích nghiên cứu 3
III.Đối tượng nghiên cứu 3
IV.Câu hỏi nghiên cứu 3
V.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
VI.Phương pháp nghiên cứu 4
VII.Cấu trúc tiểu luận 4
Chương I: Cơ sở lý luận 5
I.Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông
5
II.Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục 5
Chương II: Nội dung 6
I.Khái niệm “Giáo án điện tử” 6
II.Bài soạn “Giáo án điện tử xu hướng kích thích hoạt
động của học sinh”
6
Chương III: Kết luận 19
I.Về mặt lí luận 19
II.Về mặt thực tiễn 19
III.Hướng mở rộng của tiểu luận 19
Tài liệu tham khảo 20
1
MỞ ĐẦU
I.Lí do chọn tiểu luận:
Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang
tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội.
Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp
thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy
học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học
theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ
tư duy sáng tạo, kỹ năng thực thành của học sinh.Với thông tin con người có thể
tích hợp thông tin trong những “kho tin” khổng lồ được liên kết tích hợp với
nhau, biến chúng thành nguồn tài nguyên quý giá, có thể chia sẻ, trao đổi thông
tin trong phạm vi toàn cầu một cách dễ dàng thông qua Internet.
Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước ta đã có
những ưu tiên hàng đầu cho giáo dục “Giáo dục là Quốc sách hàng đầu”. Xuất
phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW
của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng
CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm
của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng
CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính
phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số
81/2001/QĐ-TTg;
Năm học 2008-2009, Bộ GDĐT quyết định chọn chủ đề là “Năm
học ứng dụng công nghệ thông tin” để nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy
“Giáo án điện tử” trong giảng dạy là cách làm có thể đáp ứng nhu cầu giáo dục
một cách có hiệu quả.
Dạy học trực quan bằng “Giáo án điện tử” là một phương pháp có
2
hiệu quả cao, có tác dụng nhiều mặt nhưng hiện nay vẫn chưa được sử dụng
rộng rãi và thường xuyên hoặc chưa khai triển hết tác dụng hoặc chỉ sử dụng
mang tính chất đối phó ở các ài giảng biểu diễn như các tiết hội giảng, dự giờ,
thanh tra,…
Vậy nếu ai cũng ngại sử dụng “Giáo án điện tử”, hoặc các thiết bị
dạy học hiện đại do phải chuẩn bị mất thời gian và khó khăn. Thử hỏi những
thiết bị đó sẽ không phát huy hết tác dụng của nó và gây lãng phí tiền của.
Chính điều đó đã thôi thúc tôi viết đề tài “Bài soạn điện tử theo xu hướng kích
thích hoạt động của học sinh”.
II. Mục đích nghiên cứu:
-Nghiên cứu sự hoạt động tích cực các hoạt động của học sinh trong tiết
dạy “Giáo án điện tử”.
-Nghiên cứu khả năng của giáo viên trong việc khơi gợi các hoạt động
chiếm lĩnh tri thức của học sinh.
-Thiết kế một số mẫu “Giáo án điện tử” trong chương trình toán THPT.
III.Đối tượng nghiên cứu:
-Học sinh THPT.
-Máy chiếu, máy vi tính,….
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo.
-Cách tiếp cận dạy học theo quan điểm mới.
IV. Câu hỏi nghiên cứu:
Bài soạn điện tử theo xu hướng kích thích hoạt động của học sinh.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu việc tiếp thu kiến thức, cách chiếm lĩnh kiến thức của học
3
sinh thông qua các tiết dạy “Giáo án điện tử”.
-Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động đến việc tiếp thu tri thức của
học sinh.
VI. Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu, phân tích sách giáo viên, sách giáo khoa THPT và các sách
tham khảo môn Toán.
-Nghiên cứu qua nội dung bài dạy “Giáo án điện tử” học sinh tiếp thu
kiến thức toán THPT.
-Nghiên cứu các hoạt động trong tiết dạy cho học sinh.
VII. Cấu trúc tiểu luận:
Mục lục
Mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Nội dung
Chương III: Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.Căn cứ pháp lí của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông:
Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ
thông; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức
đánh giá kết quả giáo dục với các môn học mỗi lớp và mỗi cấp học của
giáo dục phổ thông.
(Điều 29-mục II-Luật giáo dục-2005)
II.Căn cứ khoa học và thực tiễn của đổi mới giáo dục:
-Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội dối với việc đào tạo
nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
-Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của
khoa học công nghệ.
-Đối tượng giáo dục cũng có sự thay đổi do những tác động rất lớn
của xã hội.
-Do xu thế hội nhập trên thế giói hiện nay.
Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng “Giáo án điện tử” còn nhiều hạn
chế do: Phương tiện còn thiếu so với nhu cầu, năng lực và nhiệt tình của
một số giáo viên chưa cao, chưa triển khai rộng rãi trong các trường…Do
đó tôi đã mạnh dạng nghiên cứu và từ kinh nghiệm của bản thân nêu ra
một số kinh nghiệm trong đề tài này.
5