Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vai trò của nhân tố chủ quan trong định hướng nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.78 KB, 11 trang )

Lời mở đầu
Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế như hiện nay, việc định hướng nghề
nghiệp quan trọng hơn bao giờ hết. Định hướng nghề nghiệp khơng chỉ có ý nghĩa
đối với mỗi cá nhân mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng nguồn nhân
lực của đất nước. Bởi định hướng nghề nghiệp chính xác sẽ giúp cá nhân hứng thú
với công việc, phát huy hết năng lực của bản thân, nhờ đó làm tăng hiệu quả công
việc. Đồng thời việc định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp cá nhân đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội.
Định hướng nghề nghiệp của mỗi cá nhân là hết sức cần thiết. Việc mỗi cá
nhân chọn cho mình một ngành nghề phù hợp là đã tạo nền tảng thành công trong
tương lai. Và trong cuộc sống có rất nhiều nhân tố có vai trị quan trọng trong việc
định hướng và chọn nghề nghiệp, đặc biệt là các nhân tố chủ quan. Vì vậy, tơi chọn
đề tài “Vai trò của nhân tố chủ quan trong định hướng nghề nghiệp” để nghiên
cứu, tìm hiểu và đúc rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc lựa chọn công việc
trong thời gian tới.


Nội dung
I. Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của
con người
1. Khái niệm nhân tố chủ quan
Mọi quá trình xã hội diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều kiện
khách quan” và “nhân tố chủ quan” đó là hình thức phổ biến của sự vận động và
phát triển của xã hội.
Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố chủ quan” được xác định
trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trong q trình đó chủ thể hoạt
động là những con người có ý thức.
Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các
khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “khách quan”, “chủ quan”, “điều kiện khách
quan và điều kiện chủ quan”…và được hình thành phát triển trong quá trình nghiên
cứu, hoạt động của con người. Vì vậy, để hiểu nhân tố chủ quan trước hết chúng ta


cần nghiên cứu các khái niệm trên.
“Khách thể” được hiểu là những sự việc, hiện tượng mà chủ thể hướng tới
trong hoạt động của mình; là bộ phận nhất định của thế giới đã và đang tác động
qua lại với chủ thể, tham gia vào mối quan hệ với chủ thể. Phạm trù “khách quan”
dùng để chỉ tất cả những tồn tại không phụ thuộc vào một chủ thể xác định, hợp
thành một hoàn cảnh hiện thực, thường xuyên tác động đến việc xác định mục tiêu,
nhiệm vụ và phương thức hoạt động của chủ thể đó. Nói đến khách quan là nói đến
tất cả những gì tồn tại độc lập, bên ngồi và không lệ thuộc và chủ thể hoạt động.
Kết cấu của khách quan bao gồm cả vật chất và tinh thần của cả loài người và của
những người trong cùng một thời đại, có thể phân thành khách quan tự nhiên và
khách quan xã hội. Qua đó, ta có thể hiểu “điều kiện khách quan” là những nhân tố
và các quy luật mà chủ thể cần và phải sử dụng hoặc phải tính đến trong q trình
hoạt động của mình.
“Chủ thể” là người hay tập thể, tập đoàn người thực hiện nhiệm vụ cải tạo
thế giới. Phạm trù “chủ quan” dùng để chỉ tất cả những gì cấu thành phẩm chất và


năng lực của một chủ thể nhất định, phản ảnh vai trị của chủ thể ấy đối với những
hồn cảnh hiện thức khách quan trong hoạt động nhận thức và cải tạo khách thể.
Nói đến chủ quan là nói đến sức mạnh hiện thực bên trong của chủ thể. Qua đó, ta
có thể hiểu “nhân tố chủ quan” là hệ thống các yếu tố của chủ thể được chủ thể sử
dụng trong quá trình hoạt động của mình. Kết cấu của “nhân tố chủ quan” gồm tư
liệu xã hội (là những thói quen, cảm xúc, trạng thái tâm lý, tập tục, lề thói và
truyền thống), trí thức (là những tri thức về tự nhiên và về xã hội, tri thức kinh
nghiệm và tri thức lý luận…), thể lực, năng lực vận động tri thức, sử dụng thể
lực,,,trong hoạt động. Nhân tố chủ quan nhấn mạnh yếu tố tinh thần, tri thức.
Giữa nhân tố chủ quan và chủ thể có sự thống nhất nhưng không đồng nhất.
Sự thống nhất thể hiện ở chỗ nhân tố chủ quan là thuộc về chủ thể, nhưng khác
nhau ở chỗ: nhân tố chủ quan là khái niệm chung để chỉ những yếu tố, đặc trưng
cấu thành phẩm chất của chủ thể, được chủ thể huy động và trực tiếp tạo ra năng

lực, cũng như động lực của chủ thể nhằm để nhận thức hoặc biến đổi khách thể cụ
thể. Do đó, đặc trưng cơ bản của “nhân tố chủ quan” chính là “tính tích cực sáng
tạo” của chủ thể hoạt động.
Trong cấu trúc của nhân tố chủ quan, các nhân tố cấu thành đều có vai trị rất
quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó đa số các nhà nghiên cứu
cho rằng nhân tố tri thức là cơ bản nhất vì nó là nhân tố chính tạo nên sức mạnh
của ý thức chủ thể.
Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định nhân tố chủ quan và điều kiện khách
quan có quan hệ biện chứng với nhau. Cùng một khách thể, một hiện tượng, trong
mối quan hệ này thuộc vào những điều kiện khách quan còn trong những điều kiện
và mối quan hệ khác lại thuộc vào nhân tố chủ quan. Việc xác định điều kiện khách
quan và nhân tố chủ quan phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào
việc xác định chủ thể hành động. Do đó, ranh giới giữa điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan chỉ là tương đối, tùy thuộc vào việc xác định đâu là chủ thể, đâu
là khách thể…Sự tác động lẫn nhau giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan
tạo nên động lực thường xuyên thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
2. Vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người
Lịch sử xã hội là lịch sử của con người, do con người, Để đáp ứng các nhu
cầu của mình con người tiến hành tác động, cải tạo với tự nhiên: “Thế giới không


thỏa mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của
mình”. Chính trong q trình đó con người tạo nên mối quan hệ khách quan giữa
người với người – đó là quan hệ xã hội và tạo thành xã hội.
Xã hội luôn luôn vận động và phát triển, q trình phát triển đó bao giờ cũng
tồn tại sự thống nhất và tác động qua lại giữa cái khách quan và chủ quan, giữa
điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Theo quan điểm Mác-xít, trong mối
quan hệ biện chứng giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan thì suy đến
cùng, điều kiện khách quan bao giờ cũng là cơ sở, tiền đề và giữ vai trò quyết định
đối với nhân tố chủ quan. Điều kiện khách quan quy định mục đích, phương tiện và

phương pháp hành động của chủ thể. Tuy nhiên khơng vì thế mà nhân tố chủ quan
hồn tồn bị lệ thuộc, thụ động mà nó có tính độc lập tương đối. Nhân tố chủ quan
có thể chuyển hóa được các điều kiện khách quan thành nội dung hoạt động tự do
sáng tạo của mình.
Nói đến vai trị của nhân tố chủ quan là nói đến vai trị của con người trong
hoạt động (nhận thức và thực tiễn) để cải biến và thống trị thế giới của họ. Con
người, do bản chất xã hội của họ quy định, nên ln có nhu cầu và khả năng tổ
chức các hoạt động khám phá thế giới khách quan. Trên cơ sở đó, con người nâng
cao tri thức, phát triển ý chí, tình cảm của mình theo hướng ngày càng phù hợp hơn
với điều kiện, khả năng và quy luật khách quan của hiện thực.
Thứ nhất, vai trò của nhân tố chủ quan là nhận thức được điều kiện khách
quan, trên cơ sở những điều kiện phương tiện vật chất của hoàn cảnh khách quan
để tác động và biến đổi nó theo quy luật.
Mặc dù mọi hoạt động của con người đều phải dựa vào những điều kiện
khách quan nhất định, nhưng con người khơng thụ động chờ đợi sự chín muồi của
điều kiện khách quan, mà trái lại, có thể dựa vào năng lực chủ quan của mình để
phát hiện các điều kiện khách quan và dựa vào các điều kiện đó để tổ chức, xúc
tiến tạo ra những điều kiện khách quan khác cần thiết cho những mục đích, những
nhiệm vụ cụ thể khác của mình. Bằng cách đó, con người có thể thúc đẩy nhanh
hơn tiến trình biến khả năng thành hiện thực.
Ngoài ra, trong đời sống xã hội, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội bao giờ
cũng đan xen với nhau. Quy luật tự nhiên ảnh hưởng đến xã hội thơng qua tác dụng
của chính quy luật xã hội. Vì vậy, vai trị của nhân tố chủ quan còn thể hiện ở việc,


dựa vào năng lực nhận thức các quy luật khách quan (tự nhiên-xã hội), các chủ thể
điều chỉnh một cách tự giác tác động tổng hợp của nhiều quy luật khách quan, làm
cho các quy luật phát huy tác dụng có lợi nhất cho chủ thể. Nhân tố chủ quan biết
vận dụng sự liên hệ lẫn nhau của các quy luật từ đó tăng cường tác dụng cuả mỗi
quy luật bằng cách tạo ra những điều kiện khách quan làm cho sự thích ứng phát

huy tác dụng tổng hợp của các quy luật đó.
Thứ hai, vai trị của nhân tố chủ quan còn được thể hiện đặc biệt rõ trong
việc đề ra những mục tiêu, phương thức phát triển của tồn xã hội. Vai trị của nhân
tố chủ quan ở đây là xác định những mục tiêu phát triển chiến lược và các giải
pháp kinh tế - chính trị thích hợp trong từng thời kỳ. Đồng thời với việc tổ chức,
huy động các lực lượng xã hội để thực hiện các nhiệm vụ to lớn do lịch sử đặt ra
mà vai trò của nhân tố chủ quan ngày càng tăng.
Thứ ba, vai trò của nhân tố chủ quan là khai thác tiềm lực khách quan và tập
trung các nguồn lực để giải quyết những nhiệm vụ do thực tế đặt ra nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của chủ thể và đáp ứng những nhu cầu của đời sống.
Mặc dù khơng xóa bỏ hoặc sáng tạo ra bất cứ quy luật khách quan nào,
nhưng bằng năng lực chủ quan của mình, con người có thể điều chỉnh hình thức tác
động của quy luật khách quan và kết hợp một cách khéo léo sự tác động tổng hợp
của nhiều quy luật theo hướng phục vụ tốt nhất cho mục đích của mình. Sở dĩ như
vậy là vì tính tất yếu về sự tác động của quy luật khách quan không mâu thuẫn với
tính phong phú về hình thức và trật tự tác động của nó trong điều kiện cụ thể khác
nhau; mà việc làm biến đổi những điều kiện này lại nằm trong khả năng thực tế của
con người.
Thực chất của q trình này, để phát huy vai trị nhân tố chủ quan trong sự
phát triển xã hội nói chung thì trước hết phải nâng cao trình độ, tri thức của con
người, khả năng nhận thức và vai trò cải tạo thế giới của con người. Sự vận động
xã hội bao giờ cũng gắn liền với việc giáo dục, vận động quần chúng tham gia vào
các công cuộc xây dựng, phát triển đất nước với tư cách là lực lượng cơ bản. Bởi lẽ
sức mạnh của quần chúng là sức mạnh vật chất và mọi sự vận động lịch sử đều do
quần chúng trực tiếp tạo ra. Chính điều này đã làm cho quần chúng nhân dân ngày
càng thể hiện rõ vai trị chủ thể của họ và do đó vai trò của nhân tố chủ quan ngày
càng được nâng lên.


II. Nhân tố “Sở thích cá nhân” và vai trị của nhân tố đó trong việc

định hướng nghề nghiệp trong tương lai
1. Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay
Ngày nay, có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của mình,
vì vậy ai cũng băn khoăn về việc nên lựa chọn như thế nào cho phù hợp, ngành
nghề nào là tốt cho tương lai của mình. Việc chọn nghề có một tầm quan trọng đặc
biệt vì nó khơng chỉ liên quan đến mỗi người mà cịn liên quan đến cả gia đình,
cộng đồng và xã hội. Chọn nghề cũng là một phương diện quan trọng thể hiện quan
điểm sống, lý tưởng của bản thân. Mỗi người đều có một lý do riêng để lựa chọn
nghề nghiệp riêng cho mình, nhưng xu hướng chung đang được hướng đến là chọn
nghề có thu nhập cao, chọn nghề để có cơng việc ổn định và chọn nghề theo sở
thích…
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng
cao, nên họ cần tìm kiếm nghề nghiệp có thể giúp họ đảm bảo cuộc sống cho bản
thân và gia đình. Vì vậy, xu hướng phần lớn của người lao động hiện nay là dựa
trên thu nhập hàng tháng để quyết định chọn nơi làm việc là điều tất yếu. Chọn
nghề theo xu hướng này sẽ đảm bảo được những yêu cầu về vật chất của bản thân
và gia đình nhưng nghề ấy mình khơng u thích, khơng phù hợp thì sẽ khơng đạt
được hiệu quả công việc cao và công việc mỗi ngày sẽ trở thành gánh nặng suốt
đời.
Ngoài ra, rất nhiều lao động hiện nay đang muốn tìm kiếm những cơng việc
có tính ổn định cao, phát triển bền vững cả về thu nhập và mơi trường làm việc. Họ
muốn có sự ổn định trong cơng việc để n tâm làm việc và có thời gian quan tâm
đến gia đình, đặc biệt là nữ giới.
Tuy nhiên, hiện nay cũng có khơng ít người lao động muốn tìm những cơng
việc theo sở thích, đam mê của bản thân. Họ muốn được làm công việc mà họ
thích, theo đuổi đam mê và tâm huyết với nghề. Việc chọn nghề theo sở thích bản
thân sẽ giúp chọn được nghề mà mình u thích. Được làm cơng việc mà mình
thích sẽ giúp bản thân có niềm vui, sự say mê và chắc chắn nâng cao hiệu quả công
việc. Nhưng , cuộc sống được tạo ra bởi muôn vàn mối quan hệ, khơng phải bao
giờ cái “tơi” sở thích của mình cũng đáp ứng, hài hịa được với cái “ta” của gia

đình, cộng đồng và xã hội. Và nếu chỉ chọn nghề theo sở thích của bản thân mà


không chú ý đến những mặt khác sẽ không thể đáp ứng được những nhu cầu của
cuộc sống.
2. Vai trò của nhân tố “sở thích cá nhân” trong việc định hướng nghề
nghiệp cho tương lai
Sở thích cá nhân là những hoạt động thường xuyên đem lại cho con người
niềm vui, sự hứng khởi khi tham gia và mong muốn tham gia vào hoạt động đó.
Định hướng nghề nghiệp là việc xác định hướng đi cho nghề nghiệp của bản
thân trong tương lai. Việc định hướng nghề nghiệp rất quan trọng đối với bản thân
mỗi người nói riêng và tồn xã hội nói chung. Vì vậy, định hướng đúng ngành
nghề là điều rất cần thiết.
Sở thích cá nhân có vai trị quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của
bản thân mỗi người. Nói đến vai trị của “sở thích cá nhân” là nói đến yếu tố tinh
thần mà nó tạo ra ảnh hưởng đến quyết định nghề nghiệp của mình.
Thứ nhất, “sở thích cá nhân” giúp bản thân mỗi người nhận thức được cơng
việc mà mình u thích, nghề nghiệp mà mình muốn làm. Để từ đó khơng ngừng
trau dồi, học hỏi thêm những kiến thức liên quan đến công việc đó để nâng tầm và
phát triển cơng việc khơng chỉ là công việc mang đến niềm vui, sự hứng khởi khi
làm việc mà còn đáp ứng được những nhu cầu đời sống của bản thân.
Thứ hai, “sở thích cá nhân” giúp bản thân xác định được mục tiêu, tạo động
lực thúc đẩy bản thân phấn đấu tự hồn thiện mình nhiều hơn nữa để theo đuổi
được đam mê, được ngành nghề mình thích. Xác định được những việc cần làm,
những kiến thức cần học, những khó khăn và thách thức cần phải vượt qua để có
thể theo đuổi ngành nghề đó.
Thứ ba, việc định hướng nghề nghiệp theo “sở thích cá nhân” tạo nên yếu tố
tinh thần lạc quan. Họ tin tưởng vào sự lựa chọn cơng việc của mình sẽ thành cơng
khi họ được làm việc bản thân thích. Họ sẽ làm việc hết mình với niềm say mê để
vượt qua mọi khó khăn và nâng cao hiệu quả công việc.

Thứ tư, việc lựa chọn nghề nghiệp theo “sở thích cá nhân” sẽ tạo nên làn
sóng thay đổi tư tưởng lựa chọn ngành nghề của giới trẻ. Tạo động lực cho mỗi


người mạnh dạn phá bỏ rào cản của bản thân và xã hội để theo đuổi đam mê, theo
đuổi công việc mà mình u thích.
Việc chọn nghề nghiệp theo “sở thích cá nhân” sẽ tạo ra cho xã hội nguồn
nhân lực có chất lượng khi mỗi cá nhân chọn được cho mình ngành nghề phù hợp
với bản thân.
Ngày nay, xã hội càng phát triển thì cái “tơi” của bản thân mỗi người càng
lớn. Con người thường muốn thể hiện mình, phát huy năng lực của bản thân; muốn
đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, mạo hiểm để tơi luyện mình. Vì vậy, lựa
chọn nghề nghiệp theo “sở thích cá nhân” theo đúng với quy luật khách quan của
xã hội.
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội và cá nhân ngày càng
cao. Vì vậy, khi định hướng ngành nghề phải kết hợp xem xét nhiều nhân tố chủ
quan trong điều kiện khách quan của xã hội để chọn được nghề phù hợp với bản
thân và sự phát triển xã hội. Và trên hết, cần học hỏi, bổ sung kiến thức và trau dồi
tri thức nhiều hơn nữa để phát triển bản thân, đáp ứng được yêu cầu công việc của
xã hội.


Kết luận
Qua nghiên cứu và tìm hiểu trên có thể thấy nhân tố chủ quan có vai trị
quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là “sở thích cá nhân”. Khi
định hướng nghề nghiệp cần phải có sự kết hợp xem xét nhiều nhân tố chủ quan
trong điều kiện khách quan của xã hội để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với
bản thân và sự phát triển của xã hội.
Khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp, đầu tiên phải tìm hiểu kỹ về những gì
bản thân thích, nắm bắt rõ những thách thức và khó khăn của nghề nghiệp cần phải

vượt qua. Tìm hiểu những ngành nghề phù hợp với tố chất, khả năng của bản thân
và hình thành những hứng thú đầu tiên với những ngành nghề này. Tích cực học
hỏi, trau dồi kiến thức để đáp ứng được nhu cầu của ngành nghề mình lựa chọn. Từ
đó lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân.
Qua nghiên cứu, tôi đúc rút được nhiều kinh nghiệm để lựa chọn cho bản
thân một ngành nghề phù hợp trong thời gian tới. Bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót
mong nhận được sự hướng dẫn của cơ nhiều hơn.


Mục lục

Lời mở đầu
Nội dung
I. Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con
người
1. Khái niệm nhân tố chủ quan
2. Vai trò của nhân tố chủ quan trong hoạt động của con người
II. Nhân tố “Sở thích cá nhân” và vai trị của nhân tố đó trong việc định hướng
nghề nghiệp trong tương lai
1. Thực trạng định hướng nghề nghiệp hiện nay
2. Vai trị của nhân tố “sở thích cá nhân” trong việc định hướng nghề nghiệp cho
tương lai
Kết luận


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình triết học của nhà xuất bản đại học sư phạm (Dùng trong đào tạo trình
độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chuyên ngành triết
học).
2. Tài liệu nghe giảng dạy trên giảng đường

3. Luận văn: Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
quốc gia ở Việt Nam hiện nay



×