Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước Huyện Nhà Bè TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 80 trang )

Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Sau hơn 15 năm triển khai xây dựng các khu cơng nghiệp (KCN), trong cả nước
đã hình thành một mạng lưới các KCN, và đã có những đóng góp quan trọng vào sự
phát triển kinh tế của các địa phương, vùng và cả nước, thể hiện vai trò đi đầu trong
tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, nâng cao năng lực cạnh
tranh và thúc đẩy sự phát triển của ngành cơng nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Tính đến 12/2009, cả nước đã có 183 KCN được thành lập với tổng diện tích đất
tự nhiên là 43.687 ha, phân bố trên 54 tỉnh, thành phố trên cả nước; trong đó, diện
tích đất cơng nghiệp có thể cho th theo quy hoạch đạt 29.179 ha, chiếm 66,8%;
thu hút trên 3.020 dự án có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) với tổng vốn đầu tư 29.872
triệu USD và 3.070 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 197.382 tỷ
đồng, chưa kể 31 dự án FDI và 152 dự án đầu tư trong nước vào phát triển kết cấu
hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 1.872 triệu USD và 57.600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự phát triển của các KCN ở nước ta chưa thực sự vững chắc, việc
xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ mơi
trường, chống ơ nhiễm, vai trị thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ cịn yếu, liên kết
kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả
năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế. Vì thế, cần xây dựng
một hệ thống tiêu chí đánh giá các KCN theo yêu cầu phát triển bền vững, từ đó,
đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam.
Bảo vệ MT bền vững là nhiệm vụ hàng đầu của các nước trên thế giới, Chính
phủ Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết đó. Cùng với cả nước KCN Hiệp
Phước – Nhà Bè, TPHCM trong nhiều năm vừa qua đã thực hiện tốt công tác nêu
trên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt u cầu đề
ra,trong đó cơng tác bảo vệ mơi trường….cịn chưa được chú trọng.Chính vì vậy,


việc khảo sát và đánh giá hiện trạng MT, đánh giá tình hình cơng tác BVMT của

SVTH: Võ Thị Sang

1


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

KCN HP.Từ đó đề xuất biện pháp BVMT thích hợp, tồn diện, khả thi và mang tính
bền vững là việc làm cần thiết và mang nhiều ý nghĩa thiết thực.
Xuất phát từ những luận điểm trên, em chọn đề tài “QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ, TPHCM THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” để làm đồ án tốt nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
 Nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi
trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm
thiểu các tác động xấu đến mơi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của
khu vực hướng đến sự phát triển bền vững…
 Đề xuất các giải pháp BVMT cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong
cụm KCN Hiệp Phước –Nhà Bè, TPHCM. Đồng thời khắc phục tình trạng
ơ nhiễm MT do việc sản xuất của các nhà máy trong KCN.
1.3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
 Khảo sát hiện trạng ô nhiễm môi trường và đánh giá công tác quản lý
BVMT của KCN Hiệp Phước – Nhà Bè, TP.HCM.
 Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường tại KCN Hiệp Phước.
 Đánh giá tác động của các chất thải trong hoạt động sản xuất của KCN đối
với môi trường.
 Đề xuất các giải pháp quản lý MT cho KCN Hiệp Phước nhằm BVMT
cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất hướng đến sự phát triển

bền vững.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tượng nghiên cứu: Khu công nghiệp Hiệp Phước – Nhà Bè, TP.HCM.

SVTH: Võ Thị Sang

2


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

 Phạm vị nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện giới hạn ở các đối tượng
và hoạt động liên quan tới công tác bảo vệ mơi trường đối với KCN Hiệp
Phước – Nhà Bè,TPHCM.
1.5. TÍNH KHOA HỌC VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
 Cơ sở khoa học: Áp dụng các giải pháp quản lý môi trường để xây dựng
một khu công nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
 Cơ sở thực tiễn:
+ Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương
lai.
+ Phát triển bền vững là một mơ hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích
kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của
những lợi ích tương tự trong tương lai.
+ Hướng tới một khu công nghiệp thân thiện với môi trường. Xây dựng,
phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ mơi trường.
1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
 Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường cho KCN Hiệp Phước – Nhà Bè,
TP HCM nói riêng và cho các KCN trong cả nước nói chung.
 Cơng tác BVMT đối với KCN được đảm bảo sẽ là một trong những điều

kiện thuận lợi để KCN mở rộng và đầy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh
doanh theo hướng phát triển bền vững.
 Cải thiện hiệu quả kinh tế của các cơng ty thành viên trong khi tối thiểu
hóa các tác động môi trường của các công ty này.
 Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạ
tầng và cây xanh; sản xuất sạch hơn, phịng chống ơ nhiễm; sử dụng năng
lượng hiệu quả và hợp tác liên công ty. Một KCN hoạt động theo hướng

SVTH: Võ Thị Sang

3


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

phát triển bền vững cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung
quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực.
 Đứng ở góc độ nào đó, đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở tham khảo
cho các nhà máy, doanh nghiệp khác trong khu vực.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
KCN HIỆP PHƯỚC – NHÀ BÈ, TP. HCM
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KCN HIỆP PHƯỚC –
NHÀ BÈ:
 Công ty Cổ phần KCN Hiệp Phước chính thức được thành lập vào tháng
6/2007 từ một bộ phận trực thuộc dự án KCN Hiệp Phước của Công ty
Phát triển công nghiệp Tân Thuận.
 Công ty được thành lập bởi 02 cổ đông chính có uy tín và quy mơ lớn là:
+ Cơng ty phát triển công nghiệp Tân Thuận
+ Quỹ đầu tư Jaccar của Pháp

 Về dự án Khu công nghiệp Hiệp Phước: KCN Hiệp Phước có tổng diện
tích quy hoạch là 2.000 ha, được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 – 311,4ha (đã được chuyển đổi thành công ty Cổ phần Khu
Công nghiệp Hiệp Phước)
+ Giai đoạn 2 – 597ha
+ Giai đoạn 3 – hơn 1.000ha
Bên cạnh đó, khoảng 1.600ha cũng sẽ được quy hoạch và xây dựng thành khu
đô thị cảng – Tạo nên một phức hợp khu công nghiệp và khu đô thị lớn nhất
TP.HCM.

SVTH: Võ Thị Sang

4


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Hình 2.1: Văn phịng cty cổ phần công nghiệp Hiệp Phước

KĐT cảng Hiệp Phước giai đoạn 1 (huyện Nhà Bè, TP.HCM) vừa được 3 công
ty cùng làm chủ đầu tư xây dựng.
- Tên dự án

: Khu đơ thị cảng Hiệp Phước

- Loại hình

: Khu đơ thị

- Địa điểm, khu vực


: Xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM

- Chủ đầu tư

: Cty TNHH MTV Cảng Sài Gịn, Cty Phát triển Cơng
nghiệp Tân Thuận (IPC) và Cty CP Long Hậu.

- Đơn vị thiết kế

: Cty Nikken Sekkei Civil Engineering (Nhật Bản)

- Đơn vị quản lý, thi công: Cty TNHH MTV Cảng Sài Gịn, Cty Phát triển
Cơng nghiệp Tân Thuận (IPC) và Cty CP Long Hậu
- Quy mô dự án

: Khu đô thị cảng Hiệp Phước thuộc xã Hiệp Phước,

huyện Nhà Bè có quy mơ khoảng 200 ngàn dân, với diện tích 3.912 ha, trong đó
khu cơng nghiệp và dịch vụ là 2.000 ha, còn lại là khu đô thị.
Giới thiệu:
SVTH: Võ Thị Sang

5


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Hình 2.2:Khu đơ thị Cảng Quốc tế Hiệp Phước
 Khu đô thị cảng Hiệp Phước, huyện Nhà Bè có diện tích khoảng 3.912 ha

và quy mô dân số dự kiến khoảng 200.000 dân (vào năm 2020).
Đô thị cảng Hiệp Phước là khu đô thị cảng biển



quốc tế quy mô lớn, khu đô thị công nghiệp, khu đô thị dịch vụ logistics và
là khu đô thị hiện đại.
 Khu đô thị cảng Hiệp Phước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khu cảng và
khu công nghiệp - dịch vụ cảng - logistics và phục vụ các nhu cầu của cư
dân địa phương, công nhân, người lao động, nhân viên kỹ thuật, chuyên
gia đến cư trú và làm việc tại khu công nghiệp - cảng.
 Khu công nghiệp - dịch vụ cảng – logistics Hiệp Phước ưu tiên phát triển
đa dạng các ngành dịch vụ cảng, phục vụ có hiệu quả các hoạt động của
tàu, thủy thủ và hành khách.

SVTH: Võ Thị Sang

6


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

 Khu đơ thị cảng Hiệp Phước sẽ được giữ nguyên mặt sông Kênh lộ hiện
hữu (khơng mở rộng), bổ sung quy hoạch diện tích hồ chứa nước nhân tạo,
bổ sung 50 ha đất cây xanh tập trung để đảm bảo chỉ tiêu đất cây xanh từ 9
- 10m2/người. Đồng thời Khu đô thị cần dành 100ha đất dự trữ cho Thành
phố. Khu trung tâm dịch vụ du lịch khách sạn, văn phòng cao cấp sẽ được
gắn với khu cảng hành khách...

Hình 2.3:Bản đồ tổng quan khu đô thị Cảng Quốc tế Hiệp Phước dưới dạng vệ tinh

Đô thị cảng Hiệp Phước sẽ là đô thị cửa ngõ phía



nam TP.HCM, với 4 khu chức năng: cảng, khu công nghiệp - dịch vụ cảng,
khu trung tâm thương mại - hành chính - văn phịng và khu dân cư.
Cuộc thi "Ý tưởng quy hoạch tổng thể khu đô thị cảng Hiệp Phước" do Công ty
phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM

SVTH: Võ Thị Sang

7


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

phát động, với sự tham gia của 3 đơn vị trong nước và 5 đơn vị nước ngoài, vừa kết
thúc. Phương án quy hoạch của Nikken Sekkei Civil Engineering (Nhật Bản) đoạt
giải nhất; hai phương án của Viện Quy hoạch đô thị nông thôn (Bộ Xây dựng) và
trường Đại học Kiến trúc TP.HCM đoạt giải hai và giải ba. Đa số các phương án đề
xuất ý tưởng một khu đơ thị cảng có cảnh quan hài hịa với thiên nhiên và mơi
trường sinh thái, có khu cảng nằm dọc sơng Sồi Rạp về phía đơng và đông nam
của khu đô thị, bên trong là khu công nghiệp - dịch vụ cảng. Khu đô thị nằm ở phía
tây và tây nam, lõi trung tâm khu đơ thị được tổ chức tập trung thành cụm xung
quanh ngã ba sông Kinh Lộ hoặc thành trục dọc Bắc - Nam hai bên đường Nguyễn
Văn Tạo hiện hữu. Các khu nhà ở bố trí phía tây và tây nam, với mật độ dày và cao
tầng ở khu lõi, thưa và thấp dần về phía tây và tây nam.

Hạ tầng - dịch vụ:


Hình 2.4:Cảng Container trung tâm Sài Gịn đang được xây dựng ở khu đô
thị - cảng Hiệp Phước để phát triển KCN Hiệp Phước

SVTH: Võ Thị Sang

8


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Ơng Phạm Xn Bình, Phó tổng giám đốc IPC cho biết, khu đô thị cảng Hiệp
Phước sẽ có vai trị, chức năng quan trọng khơng chỉ đối với TP.HCM mà cịn với
miền Đơng và Tây Nam Bộ. Bởi khu đơ thị này có hệ thống cảng biển hiện đại, quy
mô lớn. Đây là đầu mối trung chuyển phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa
của TP.HCM, vùng Đơng Nam Bộ và đồng bằng sơng Cửu Long. Nơi đây cịn có
khu cơng nghiệp, chú trọng phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao và các
ngành liên quan đến lĩnh vực hàng hải. Khu đô thị sẽ phát triển đa dạng các ngành
dịch vụ cảng phục vụ hoạt động của tàu, thủy thủ và hành khách. Một khu liên hợp
các trường cao đẳng - dạy nghề, trung cấp kỹ thuật cũng sẽ hình thành phục vụ nhu
cầu phát triển của TP.HCM và miền Đông, miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là các
chuyên ngành đào tạo về cảng và hàng hải.
Theo ông Phan Hồng Quân, Tổng giám đốc IPC: KĐT Cảng Hiệp Phước có
diện tích 3.912 ha, gồm KCN, KĐT và cảng. Trong tổng thể KĐT này, cụm cảng
Hiệp Phước, nằm trong KCN Hiệp Phước là một dự án quan trọng trên bờ phải sơng
Sồi Rạp và trong KCN Hiệp Phước, cách khu chế xuất Tân Thuận 17km.
Theo quy hoạch, cụm cảng trải rộng trên 336,24ha với chiều dài cầu cảng
5.000m, sau khi hoàn thành sẽ có cơng suất khoảng 200 triệu tấn/năm, có khả năng
cứu nguy cho hệ thống cảng TP.HCM đang trong tình trạng quá tải trầm trọng (công
suất chỉ 40 triệu tấn/năm).
Cùng với khả năng vượt trội và lợi thế về mặt vị trí của cụm cảng, KĐT Hiệp

Phước cũng được coi là tâm điểm thu hút của nhiều cư dân do mật độ xây dựng ở
đây thấp, tiêu chuẩn sống cao hơn KĐT Phú Mỹ Hưng. Theo thiết kế, tất cả các
cơng trình xây dựng đều được khống chế từ tầng 5 trở xuống, chỉ một vài cơng trình
có tầng cao trên 10 tầng để tạo điểm nhấn.
Khu đô thị công nghiệp Cảng (khu đô thị Cảng Hiệp Phước) được thiết lập với
cụm cảng hàng hải phục vụ vận chuyển hàng hóa cho TP.HCM và khu vực; các cụm
cơng nghiệp bao gồm các ngành cơng nghiệp nặng như cơ khí và vận tải thủy, hàng
hải, cơng nghiệp hóa dầu và năng lượng,… các khu vực dịch vụ cảng và dịch vụ
hàng hải và các cụm dân cư.

SVTH: Võ Thị Sang

9


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Cảng Hiệp Phước được hình thành đưa vào hoạt động với chiều dài mặt sông
hơn 10km sẽ trở thành hệ thống Cảng thay thế cảng Sài Gịn hiện nay. Cảng Hiệp
phước dọc theo sơng Sồi Rạp có mặt sơng rộng hơn gấp 3 lần sơng Lòng Tàu và
qua 2 giai đoạn nạo vét nên khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn trên 10.000 tấn
trở lên sẽ tốt hơn hệ thống cảng hiện hữu.

Hình 2.5: Cảng quốc tế Hiệp Phước ngay sơng Sồi Rạp
Khu đơ thị Cảng Hiệp Phước sẽ có tổng diện tích 3.912 ha bao gồm toàn bộ xã
Hiệp Phước (Nhà Bè), trong đó 2.000ha đã được duyệt quy hoạch chi tiết 1/5000 là
khu cơng nghiệp và 1.600ha cịn lại sẽ được quy hoạch là khu đơ thị.

Vị trí dự án:


SVTH: Võ Thị Sang

10


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Hình 2.6: Bản đồ quy hoạch tổng thể KĐT cảng Hiệp Phước huyện Nhà Bè
Vị trí Khu đơ thị cảng Hiệp Phước cách trung tâm TP.HCM chưa đầy 20km,
vùng đất tận cùng phía Đơng Nam TP này bao gồm xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè,
TP.HCM và xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Hiệp Phước - Nhà Bè vừa là cửa ngõ ra biển Đông của TPHCM, đồng thời cũng
là vùng tiếp giáp với một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giao thông đường thủy
và đường bộ vô cùng thuận lợi, TP đã xây dựng trục lộ Bắc-Nam nối vùng Hiệp
Phước vào nội thành và sẽ hoàn tất cầu Phú Mỹ, nối đại lộ Nguyễn Văn Linh qua
quận 2, hình thành tuyến vành đai ngoài của TP, tạo sự kết nối với khu vực đồng
bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:
2.2.1. Vị trí địa lý:
 Vị trí: Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh (cách trung tâm thành phố 15
km)
SVTH: Võ Thị Sang

11


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Tổng diện tích: 311,4 ha (giai đoạn 1)

Tỷ lệ đất đã cho thuê: 100%
 Cơ sở hạ tầng:
 Giao thông: Đường giao thông nội bộ hoàn chỉnh
 Cấp điện: Nhà máy điện Hiệp Phước 675MW
 Cấp nước: Hệ thống cấp nước của thành phố với dung lượng 3.000
m3/ngày đêm
 Thông tin liên lạc: Quốc tế và Nội địa
 Giá thuê đất: 100% đã sử dụng
 Giá điện:Điện sản xuất: 0,07 USD/KWh
Điện dịch vụ: 0,1 USD/KWh
 Giá nước: 4.500 đ/m3
 Công ty đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ Phần KCN Hiệp Phước
 Địa chỉ: Đường số 6, KCN Hiệp Phước, xã Long Thới, huyện Nhà Bè,
TP. Hồ Chí Minh.
 Điện thoại: (84.8) 7800345 / 7800351
 Fax: (84.8) 7800341
 Email:
 Website: www.ipcvn.com
Vị trí chiến lược Nằm ở xã Long Thới và Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP. HCM.
So với các Khu công nghiệp khác tại TP. HCM cũng như ở các tỉnh lân cận, KCN
Hiệp Phước có vị trí hết sức thuận lợi:
 Giao thơng đường bộ:
 KCN Hiệp Phước có hệ thống giao thơng nội khu kết nối trực tiếp vào
trục đường xuyên tâm Bắc - Nam TP.Hồ Chí Minh với qui mơ 8 làn xe
( giai đoạn 1 gồm 4 làn xe đã hoàn tất xây dựng ).
 Cách trung tâm TP. HCM 15 km, thời gian di chuyển 25 phút.

SVTH: Võ Thị Sang

12



Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

 Cách khu đơ thị mới Phú Mỹ Hưng : 10 km, thời gian di chuyển 10
phút
 Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 21 km, thời gian di chuyển 40
phút.
 Cách sân bay quốc tế Long Thành : 42 km, thời gian di chuyển 50 phút.
 Từ KCN Hiệp Phước có thể dễ dàng tiếp cận đến các tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long thông qua các tuyến đường vành đai số 3 và số 4 của
thành phố Hồ Chí Minh cũng như hệ thống đường cao tốc liên vùng
phía Nam.

Hình 2.7:Đại lộ Nguyễn Văn Linh đến khu công nghiệp Hiệp Phước- Nhà Bè
 Giao thơng đường thủy :Từ KCN Hiệp Phước có thể kết nối đến các
tuyến vận tải thủy nội địa trọng yếu sau :

SVTH: Võ Thị Sang

13


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

 Sơng Sồi Rạp bao bọc tồn bộ phía Đơng và Nam của KCN Hiệp
Phước, hệ thống sơng Sồi Rạp là luồng tàu biển rộng nhất và ngắn
nhất từ biển Đông vào hệ thống cảng TP.HCM. Luồng tàu này đang
được nạo vét sâu đến -12m để các tàu có trọng tải đến 50.000 DWT có
thể ra vào dễ dàng vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển quốc tế trong

KCN Hiệp Phước đi các nước trong khu vực.
 Hệ thống sông Đồng Nai kết nối KCN Hiệp Phước đến các tỉnh miền
Đơng (Đồng Nai, Bình Dương...)
 Hệ thống sông Vàm Cỏ kết nối KCN Hiệp Phước đến các tỉnh Đồng
Bằng sông Cửu Long ( Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long...)

Hình 2.8: Sơ đồ chỉ dẫn đường đến khu cơng nghiệp Hiệp Phước-Nhà Bè
2.2.2. Địa hình:

SVTH: Võ Thị Sang

14


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Địa hình khu vực nhìn chung thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với hai
dạng địa hình chính: dạng địa hình gị có độ cao từ 1,6-3,0m và dạng địa hình thấp
có độ cao từ 0,6-1,5m.
2.2.3. Nhiệt độ:
Chế độ nhiệt độ tương đối điều hịa. Nhiệt đồ trung bình hàng năm vào khoảng
270C. Thời kỳ nóng nhất là tháng 3,4,5 do ảnh hưởng của hệ thống vành áp thấp
nóng phía Tây, trong đó tháng 4 là tháng cực đại của nhiệt độ 29,10C.
2.2.4. Chế độ mưa và độ ẩm:
2.2.4.1. Chế độ mưa:
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên lượng mưa trung bình
2.2.4.2. Đ ộ ẩm:
Độ ẩm tương đối của khơng khí dao động từ 75 -86%, cao nhất đư ợc ghi nhận
vào mùa mưa.
2.3. Hiện trạng kinh tế xã hội:

Mục tiêu phát triển là: đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở khai thác
tốt nhất thế mạnh của địa bàn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, phát triển giáo dục nhằm nâng cao trình độ
dân trí và góp phần giải quyết việc làm, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, lành
mạnh hố môi trường sống.
Cơ cấu kinh tế chủ yếu trong tương lai của quận là công nghiệp - tiểu thụ công
nghiệp – giáo dục đào tạo – thương mai dịch vụ.
Công nghiệp đóng vai trị trọng yếu, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế của quận
phát triển nhanh chóng.
Ngành cơng nghiệp: Ưu tiên phát triển các ngành thiết bị điện tử, sản xuất thực
phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục thuộc da, sản xuất giấy bao bì vật liệu xây
dựng, sản phẩm khoáng phi kim loại.
Thương mại - dịch vụ - du lịch: Phát triển dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu,
các dịch vụ tài chính ngân hàng, vận tải hàng hoá trên cơ sở khái thác những thế

SVTH: Võ Thị Sang

15


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

mạnh về hệ thống KCN tên địa bàn quận. Phát triển các loại hình vui chơi, giải trí,
các dịch vụ khoa học, kỹ thuật.

2.4. Giới thiệu sơ lược về hiện trạng công nghiệp ở nước ta:
2..4.1. Hiện trạng phát triển công nghiệp và khu
công nghiệp tập trung:
Theo các tài liệu tham khảo, hiện trạng phát triển

công nghiệp Việt Nam có thể được khái quát hoá như
sau:
(a). Hiện trạng phát triển công nghiệp ở quy mô
cả nước:
Tính đến đầu năm 2009, cả nước có 219 KCN, với diện tích hơn 61.000ha. Các
KCN thu hút 2.250 dự án đầu tư nước ngoài, với vốn thực hiện 16,2 tỷ USD, bằng
38% tổng vốn đăng ký; 2.258 dự án đầu tư trong nước, vốn thực hiện hơn 120 nghìn
tỷ đồng, bằng 49% tổng vốn đăng ký. Ngồi những đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo kinh tế nhiều địa phương, tạo việc làm
cho hàng triệu lao động... sự phát triển của các KCN đã bộc lộ nhiều bất cập. Đó là
tình trạng ơ nhiễm mơi trường do chất thải cơng nghiệp khơng được xử lý triệt để,
nước thải, khí thải chưa qua xử lý với độ ô nhiễm vượt hàng trăm lần so với tiêu
chuẩn cho phép... Được biết, mỗi ngày các KCN xả gần 225.000m3 nước thải công
nghiệp, chỉ có 30% đã qua xử lý; khoảng 30.000 tấn chất thải rắn... Trong khi đó,
việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại vẫn chưa đạt hiệu quả, do số
lượng cơ sở xử lý quá ít, chỉ tập trung chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Hà
Nội. Tại Hải Phòng, qua kết quả quan trắc của ngành chức năng, nước các hồ An
Biên, Hồ Sen, Tam Bạc, kênh An Kim Hải… đang bị ô nhiễm nặng. Nguồn cung
cấp nước thô phục vụ sản xuất nước sinh hoạt như sông Giá, sông Đa Độ, sơng Rế
đều có dấu hiệu ơ nhiễm. Tại TP Cần Thơ, nước ở sông Hậu đã ô nhiễm cấp độ 2.
Tại Long An, các KCN hiện có mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 363 tấn rác,
151.000m3 nước thải... Lượng chất thải này đã gây ô nhiễm nước các con sông vốn
là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư trong vùng. Bên cạnh đó, tình trạng ơ

SVTH: Võ Thị Sang

16


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững


nhiễm khơng khí do khí thải công nghiệp như các chất SO2, CO, NO2… ở các khu
vực quanh KCN đều vượt quá giới hạn cho phép. Tại các nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng, khí thải độc hại vượt giới hạn cho phép từ 20 đến 435 lần... .
(b). Hiện trạng phát triển CN ở Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam :
Vùng KTTĐ phía Nam (gọi tắt là TĐPN) bao gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Long An, Tiền Giang. Diện tích tự nhiên tồn vùng trên 30 ngàn km2, chiếm 9,2%
diện tích cả nước. Dân số tồn vùng năm 2005 có 14,7 triệu người, chiếm 17,7%
dân số cả nước. Tỷ lệ đơ thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
TĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát
triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH); đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, cơng nghiệp điện tử,
tin học, cơng nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch
vụ du lịch, dịch vụ viễn thơng, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển
khai khoa học và cơng nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Vùng có hệ thống kết cấu hạ tầng khá đồng bộ, tập trung các cơ sở đào tạo,
nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế; nguồn nhân lực dồi dào và có kỹ năng khá
nhất, do đó là địa bàn có mơi trường đầu tư hấp dẫn nổi trội. Đây là trung tâm đầu
mối dịch vụ và thương mại tầm cỡ khu vực và quốc tế, đặc biệt là dịch vụ du lịch,
dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thơng, dịch vụ cảng…. Đã hình thành mạng lưới
đơ thị vệ tinh phát triển xung quanh thành phố Hồ Chí Minh, liên kết bởi các tuyến
trục và vành đai thơng thống.
TĐPN là một vùng công nghiệp trọng yếu lớn nhất của cả nước, đã hình thành
và liên kết mạng lưới các KCN tập trung và phát triển các ngành công nghiệp mũi
nhọn và cơ bản như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện,

SVTH: Võ Thị Sang


17


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

cơng nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu… làm nền tảng cơng
nghiệp hóa của vùng và của cả nước.
Đã hình thành hệ thống đào tạo và trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm y
tế có trình độ cao, đảm bảo đào tạo và cung cấp dịch vụ y tế cho cả vùng. Là một
trong 2 vùng có khu cơng nghệ cao và trung tâm tin học, đào tạo và sản xuất phần
mềm của cả nước.
Đây là vùng duy nhất hiện nay của cả nước hội tủ đủ điều kiện và lợi thế cho
phát triển công nghiệp và dịch vụ để có tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.
(c). Hiện trạng phát triển các KCN tập trung :
Công tác tổ chức xây dựng và phát triển các KCN &
KCX tập trung bao gồm những nét chính như sau:
 Các thành tựu cơ bản:
 Nhiều KCN mới được thành lập và mở rộng diện
tích quy hoạch;
 Bên cạnh các KCN đã triển khai xây dựng và đưa
vào sử dụng các công trình hạ tầng trong và
ngoài KCN, thì các địa phương vẫn tiếp tục đẩy
mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước
 Nhiều dự án đầu tư vào KCN được thực hiện, tăng
năng lực sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch
xuất khẩu và tạo thêm việc làm cho người lao
động
 Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu
quả khá cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu

kinh tế theo hướng CNH – HĐH .

 Các nhược điểm

tồn tại trong việc phát triển khu

công nghiệp tập trung:

SVTH: Võ Thị Sang

18


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

 Hoạt động của một số KCN tập trung còn nhiều
khó khăn và phát triển không đồng đều giữa
các vùng.
 Quá trình thực hiện quy hoạch chưa hợp lý cả trong
khâu xây dựng cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, xã hội…
trong và ngoài KCN).
 Việc thu hút đầu tư thường chậm tiến độ, thiếu
cân đối và đồng bộ…đã hạn chế sức hấp dẫn
các nhà đầu tư.
 Cơ chế quản lý và một số chính sách KCN tập
trung chưa được hoàn thiện.
 Những phương hướng tiếp tục phát triển KCN theo
thời kỳ 2001 – 2005:
 Phát triển KCN phải tuân thủ quy hoạch đã được
phê duyệt, ưu tiên phát triển các KCN có vai trò

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội, phải có kế hoạch thực hiện chi tiết các nội
dung quy hoạch, phát triển. Đặt biệt, chú trọng :
 Lấp đầy các KCN đã được thành lập, đẩy
mạnh thu hút đầu tư .
 Đối với KCN thuận lợi (có đầu tư tốt, xây dựng
cơ sở hạ tầng đúng tiến độ), còn quỹ đất
phát triển, ngoài việc hoàn thiện cơ sở hạ
tầng có thể xem xét việc mở rộng KCN
 Đối với KCN có khó khăn trong triển khai, cần
tập trung giải quyết các vướng mắc để hoàn
thành xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư.
Nếu KCN không có triển vọng thì có thể rút

SVTH: Võ Thị Sang

19


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

giấy phép đầu tư, chuyển đổi mục đích sử
dụng, tránh dư luận xã hội.
 Xây dựng KCN phải gắn với xây dựng hạ tầng kỹ
thuật trong và ngoài KCN
 Tăng cường công tác vận động xúc tiến đầu
vào KCN, thu hút sự quan tâm của cộng đồng các
nhà đầu tư, huy động thêm vốn đầu tư của xã
hội.
 Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và hoàn

thiện các chính sách liên quan về KCN theo nhu
cầu “ một cửa và tại chỗ “, trong đó :
 Hoàn thiện cơ chế uỷ quyền của các bộ,
ngành cho ban quản lý (BQL) KCN, Ban Quản Lý
KCN là đại diện Nhà nước ở phạm vi KCN.
 Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa BQL KCN với
chính quyền địa phương, giảm tối đa ảnh hưởng
của chế độ hành chính đối với hoạt động kinh
tế, tính quan liêu của bộ máy quản lý.
 Nghiên cứu và trình Chính phủ ban hành quy
chế mới về KCN (các đổi mới, sửa đổi, cụ
thể hoá trong luật và chính sách Nhà nước
đối với KCN).
 Dành ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng hạ
tầng KCN, khuyến khích doanh nghiệp chủ động
tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN.
 Chính sách ưu đãi về đất đai, về tín dụng ngân
hàng, cần áp dụng cho phát triển hạ tầng và
các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, nhằm

SVTH: Võ Thị Sang

20


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

tháo gỡ khó khăn và hấp dẫn đầu tư vào
KCN.
 Phát triển các cơ sở đào tạo nghề gắn với

nhu cầu lao động KCN, nhất là đào tạo nghề
cho lao động nông nghiệp, có đất chuyển đổi
sang sản xuất công nghiệp.
2.4.2. Hiện trạng môi trường công nghiệp và khu
công nghiệp tập trung:
Quá trình CNH – HĐH đất nước, nhằm xây dựng nền
sản xuất công nghiệp mới, đã tất yếu kéo theo tình
trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi
trường. Cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có sự cải
thiện, chưa có chiều hướng suy giảm, ngược lại còn có xu
hướng gia tăng. Kết quả quan trắc và giám sát về hiện
trạng chất lượng môi trường cho thấy :
 Ô nhiễm môi trường không khí do khí thải, nước
thải, rác thải.
 Ô nhiễm môi trường đất do nước thải, rác thải,
các loại hoá chất (thuốc trừ sâu, BVTV, nhiệt dư xả
thải vào môi trường..).
 Ô nhiễm môi trường nước do nước thải, rác thải
và các loại hoá chất độc hại .
 Ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động sản xuất, sinh
hoạt .
 Ô nhiễm môi trường đô thị do ô nhiễm môi trường
công nghiệp và do hiện tượng đô thị hóa.

SVTH: Võ Thị Sang

21


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững


 Ô nhiễm môi trường nông thôn do các loại hoá
chất BVTV, rác thải, quá trình đô thị hóa, CNH nông
thôn hay các hoạt động sản xuất, làng nghề.
 Hệ sinh thái bị suy giảm do các hoạt động khai thác
bừa bãi, quá mức…
 Đa dạng sinh học bị suy giảm

do sự tàn phá tài

nguyên thiên nhiên…
Hiện nay, đã có nhiều cảnh báo về nguy cơ gia
tăng nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta, như :
 Diện tích rừng ngập mặn suy giảm tới mức báo
động (80%); mật độ rừng che phủ năm 2003 chỉ
còn 37.5%; diện tích rừng già và rừng nguyên sinh
chỉ còn 13% (giảm 30% so với trước đây).
 Kết quả khảo sát ở Hà nội và TP.HCM cho thấy
rằng, 90% số doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn về
nước thải; 60% công trình xử lý nước thải không
đạt yêu cầu; TP. HCM còn có 3.000 cơ sở gây ô
nhiễm, trong đó 1.000 cơ sở phải di dời; Cả hai
thành phố còn 1.200 m3 rác thải không được thu gom
và xử lý, được xả thải tự do xuống kênh, mương và
ven hồ.
 Vùng nông thôn đang có nguy cơ ô nhiễm nặng nề
về MT sống. Tỷ lệ được cấp nước sạch chiếm 40%
số dân và mới chỉ có 30% số dân có nhà vệ
sinh đạt tiêu chuẩn. Tình trạng người lao độïng làm
việc trong các điều kiện độc hại (bụi, hoá chất, độ

nóng và không có thiết bị bảo hộ lao động) gia
tăng tới mức 60 – 90%.

SVTH: Võ Thị Sang

22


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Đối với các vấn đề ô nhiễm môi trường công
nghiệp và đô thị cũng xuất hiện những nhu cầu rất
bức xúc và cấp bách, như :
 Ô nhiễm nước thải công nghiệp, tập trung ở các
ngành như giấy, chế biến mủ cao su, dệt nhuộm,
sản xuất hoá chất, chế biến thực phẩm,.. gây ô
nhiễm nguồn nước mặt và tầng nước mạch nông.
 Ô nhiễm khí thải, bao gồm các chất ô nhiễm như
bụi khói, các khí thải phát sinh từ quá trình đốt củi,
dầu trong các cơ sở sản xuất gốm sứ, gạch ngói,
cao lanh, các nhà máy cơ khí, thực phẩm, nhựa, cao
su, sơn, thuỷ tinh…thường nằm xen lẫn với các khu
dân cư, gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng môi
trường và sức khỏe nhân dân ở các khu vực dân
cư.
 Ô nhiễm chất thải rắn công nghiệp, đặt biệt chất
thải nguy hại chưa xử lý.
 Các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh, gây
ô nhiễm môi trường .
 Vấn đề quy hoạch môi trường còn chưa lồng ghép

tốt với phát triển kinh tế – xã hội, các ngành, đô
thị và các khu vực dân cư tập trung.
 Vấn đề cải tạo và phục hồi môi trường sinh thái
trong khai thác khoáng sản chưa tốt, thực hiện ký
quỹ môi trường chưa nghiêm chỉnh.
 Bộ máy quản lý môi trường quá nhỏ, thiếu nhân
lực và thiếu khả năng.

SVTH: Võ Thị Sang

23


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Cụ thể, ở thành phố Hồ Chí Minh vấn đề quản lý và
xử lý chất thải rắn công nghiệp đang là nhu cầu rất
bức xúc, do :
 Đa phần các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp ở
thành phố đều chưa áp dụng các công nghệ xử
lý, tái sử dụng, tái chế hay giảm thiểu chất thải.
 Đa phần chất thải rắn không được xử lý hữu ích,
chủ yếu áp dụng phương pháp chôn lấp, gây nên
hiện tượng ô nhiễm đất, nước ngầm, không khí, …
Trong khi đó, kết quả dự báo về tổng lượng chất thải
rắn công nghiệp của thành phố sẽ không ngừng gia
tăng trong khoảng thời gian từ 10 đến 20 năm tới như
được trình bày sau đây :
Bảng2.1 Tổng tải trọng chất thải rắn công
nghiệp thành phố HCM (2010, 2020).

ST

Nguồn chất thải rắn công

T
1

nghiệp
khả sinh
Khu chế xuất và KCN tập trung

Tải

trọng

ô

nhiễm (T/năm)
2010
2020
641.800,

1.664.6

2

Các nhà máy lớn hoạt động 152.625,

56
395.86


3

độc lập
Các cơ sở công nghiệp vừa 1.183.132,

7
3.068.6

4

và nhỏ
Chất thải công nghiệp trong 166.400,

98
381.00

chất thải sinh hoạt
Chất thải bệnh viện
Tổng số

0
9.855
5.519.9

5

3.650,
2.147.655,


85
SVTH: Võ Thị Sang

24


Quản lý khu công nghiệp Hiệp Phước-Huyện Nhà Bè, TPHCM theo hưóng phát triển bền vững

Nguồn: Dự án giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp TP.HCM”Các
trường hợp nghiên cứu điển hình về SXSH”

Như vậy, dự kiến tổng lượng chất thải rắn công
nghiệp của thành phố sẽ tăng khoảng gấp ba lần vào
năm 2010 và gấp chín lần vào năm 2020 so với tổng
lượng phát thải đã xác định cho năm 2000, với các
nguồn xả thải và nguy cơ ô nhiễm môi trường như sau :
Bảng 2.2: Ảnh hưởng và nguy cơ ô nhiễm môi
trường.
Nguồn

xả Các ảnh hưởng môi trường Nguy

thải
xung quanh

Chất thải rắn
-Lượng thải trung bình, song
từ

các


KCN&KCX

tập

trung

số lượng gia tăng nhanh.

C

ao

-Mức độ ô nhiễm trung
bình



-Dễ kiểm soát và giám
sát



-Có thể xử lý trước và
tái sử dụng


Chất thải rắn
từ
vùng

nghiệp

-Tiềm năng ảnh hưởng
vùng biên trung bình
-Lượng chất thải cao

những
công
xung

quanh KCN&KCX





-Mức độ ô nhiễm cao
-Dễ kiểm soát và giám
sát
-Có thể xử lý trước và
tái sử dụng

SVTH: Võ Thị Sang

25

ca
o



×