Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Cách xây dựng hình tượng thơ trong tập không bao giờ là cuối của xuân quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.6 KB, 72 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ BĂNG THANH

Cách xây dựng hình tượng thơ trong tập
Khơng bao giờ là cuối của Xuân Quỳnh

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài.

“Nghệ thuật là sự mơ phỏng tự nhiên” (Aristote), tái hiện cuộc sống bằng
hình tượng. Văn học là một loại hình nghệ thuật, nó cũng lấy hình tượng làm
phương tiện đặc thù để phản ánh hiện thực khách quan. Đó là kết quả của q
trình tư duy sáng tạo tưởng tượng và hư cấu của nhà văn. Dấu ấn chủ quan của
người nghệ sĩ cũng bộc lộ qua hình tượng theo ngun lí phản ánh lại hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Nghiên cứu hình tượng là hướng đi đầy hứa
hẹn giúp chúng ta hiểu rõ về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm cũng như phong
cách nghệ thuật của mỗi nhà văn, nhà thơ.
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ có


phong cách và bản sắc riêng khá rõ nét. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu
thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di
sản văn học thật đáng quý. Có nhiều ý kiến đánh giá thơ Xuân Quỳnh phần nhiều
là những vần thơ thiên về cảm tính hơn là lí tính. Có lẽ điều đó khơng sai nhưng
cũng khơng chính xác bởi thơ Xn Quỳnh xuất phát từ những cảm nhận tinh tế
trong tâm hồn đa cảm, nhiều rung động của chị nhưng đó lại là những vần thơ
giàu hình ảnh và giàu những giá trị biểu trưng. Chúng tôi chọn hướng tiếp cận
thơ Xuân Quỳnh từ góc độ ngơn ngữ cụ thể là qua Cách xây dựng hình tượng
trong tập thơ Khơng bao giờ là cuối để khẳng định những giá trị của thơ Xuân
Quỳnh một cách khoa học chứ không chỉ là “nhận thấy vậy”, “cảm thấy vậy”.


3

Thành quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để khẳng định rằng một trong
những nhân tố làm nên thành công nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh là việc sử dụng
sáng tạo chất liệu ngôn từ thông qua các biện pháp tu từ ngữ nghĩa.
Nghiên cứu hình tượng cũng là hướng đi giúp chúng ta có thể nắm bắt
được những giá trị biểu trưng nhiều tầng bậc ẩn chứa trong những hình ảnh thơ
độc đáo của thơ Xuân Quỳnh nói riêng cũng như thơ ca nói chung. Qua việc
nghiên cứu đề tài này, chúng tôi học tập được cách tiếp cận một vấn đề một cách
khoa học, đồng thời là điều kiện củng cố kiến thức về ngôn ngữ, lí luận văn học.
Bên cạnh đó, chúng tơi tin tưởng với tính lí thú và mới mẻ của đề tài sẽ tạo nền
tảng quan trọng cho việc nghiên cứu chuyên sâu hơn trong quá trình học tập và
giảng dạy sau này.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

Hình tượng và cách xây dựng hình tượng trong văn học là một vấn đề

khơng mới. Có rất nhiều cơng trình đã nghiên cứu về hình tượng và cách xây
dựng hình tượng trên bình diện lí luận học và cả trên bình diện phong cách học.
Các nhà lí luận: Trần Đình Sử, Bùi Minh Đức, Hà Minh Đức, Lê Lưu Oanh đề
có các cơng trình mang tính chất quy mơ nghiên cứu về vấn đề này. Nhìn chung,
các nhà lí luận đều có cái nhìn tương đối thống nhất trong cách xây dựng hình
tượng: Trần Đình Sử khẳng định: hình tượng văn học được xây dựng bằng chất
liệu ngôn từ, trước hết bao gồm các “hình ảnh ngơn từ”, các “ý tượng”, “hình
tượng” tạo thành bởi các phép tu từ” và “hình tượng là những cấu tạo văn học
sáng tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị như những tín hiệu thẩm mĩ. (14,
tr.41). Lê Lưu Oanh cũng khẳng định: hình tượng nghệ thuật với những quan h ệ
dồn nén: ảo – thực, có – khơng, có lí – phi lí, tự nhiên, nhân tạo tạo thành những
phức hợp quan hệ mang nội dung khái qt là cho hình tượng mang tính đa


4

nghĩa, hàm súc như lời người xưa nói: lời hết mà ý khơn cùng (13, tr.153). Nhìn
chung các nhà lí luận đều có các ý kiến thống nhất trong việc nghiên cứu hình
tượng đó là cách xây dựng hình tượng từ những hình ảnh giàu giá trị biểu trưng
trong mối quan hệ thực - ảo, tưởng tượng.
Các nhà ngôn ngữ học cũng có những nhận định tương đối tương đồng về
cách xây dựng hình tượng trong văn học. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu,
chúng tơi có một số nhìn nhận chung như sau: Các nhà ngôn ngữ như Đinh
Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Hữu Đạt,... đều bắt đầu nghiên cứu hình
tượng từ các phương tiện tu từ cấu tạo nên hình tượng bao gồm các phép tu từ
cấu tạo theo quan hệ liên tưởng: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.
Xuân Quỳnh là thi sĩ tiêu biểu cho gương mặt các nhà thơ nữ trong nền
thơ hiện đại Việt Nam. Xuất hiện vào đầu những năm sáu mươi và trưởng thành
từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thơ chị đã trở thành đối tượng nghiên
cứu, tìm hiểu của nhiều độc giả và nhà lí luận phê bình uy tín. Các nhà nghiên

cứu, phê bình như Hà Minh Đức, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Nguyễn
Xuân Nam, Lưu Quỳnh Thơ…đều có nhiều cơng trình nghiên cứu về Xn
Quỳnh. Ngồi ra còn rất nhiều cây bút tiêu biểu khác cũng có những nghiên cứu
khá đặc sắc về đời và thơ Xuân Quỳnh. Những bài viết, chuyên luận nghiên cứu
về thơ văn và cuộc đời Xuân Quỳnh đã được chọn lọc, tập hợp chủ yếu trong ba
cơng trình: Xn Quỳnh thơ và đời (1998), NXB Phụ Nữ; Xuân Quỳnh, cuộc đời
và tác phẩm (2003), Lưu Khánh Thơ và Đông Mai tuyển chọn; Thơ Xuân Quỳnh
và những lời bình (2003), Ngân Hà biên soạn và tuyển chọn. Sau khi điểm qua
các bài viết tiêu biểu, chúng tơi nhận thấy rằng: nhìn một cách tổng quan, các tác
giả quan tâm tới thơ Xuân Quỳnh từ góc độ phê bình văn học hơn là nghiên cứu
nghệ thuật, cũng như đứng từ góc độ lí luận văn học để tiếp nhận hơn là lí thuyết


5

ngơn ngữ. Vì thế trong phần lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tơi sẽ khơng nhắc
đến những cơng trình, bài viết không liên quan trực tiếp đến đề tài mà chỉ xin
xâu chuỗi lại một số ý kiến, nhận xét tiêu biểu về phong cách thơ Xuân Quỳnh
đặc biệt là những cơng trình, bài viết về hình tượng trong thơ Xn Quỳnh nhìn
từ góc độ ngơn ngữ.
Về Thơ Xn Quỳnh: Nguyễn Xuân Nam với bài viết: Vẻ đẹp thơ Xuân
Quỳnh trong Thơ - tìm hiểu và thưởng thức đã nhận xét về ngôn ngữ trong thơ
Xuân Quỳnh: từ ngữ như gọi nhau, như say sưa, như tỉnh, biến hóa thông minh,
như bản chất những đồng dao xưa cũ nhất. Quả thật, ngôn ngữ của Xuân Quỳnh
trở nên mềm mại, duyên dáng hẳn khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của
ngôn ngữ ca dao, dân ca (16, tr.148)
Tác giả Nguyễn Quân trong bài viết Phong cảnh mười bảy đã nhận xét
Xuân Quỳnh là … nhà thơ chuyên hội hoạ và thích thoả mãn con mắt, chuyển
mọi cảm giác về thị giác. (16, tr.140)
Riêng về vấn đề hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh là một vấn đề không

mới, đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Các ý kiến đều đồng quy ở một
điểm: thơ Xuân Quỳnh giàu hình ảnh, và hình tượng là một loại hình rất đặc biệt
trong thơ chị. Tuy nhiên do quy mô bài viết cũng như do mục đích nghiên cứu,
vấn đề này vẫn chưa được đi sâu nghiên cứu như một vấn đề độc lập. Thực sự
vẫn chưa có cơng trình nào đi vào phân tích hình tượng nghệ thuật trong một tập
thơ của Xn Quỳnh chứ chưa nói đến một cơng trình lớn hơn là nghệ thuật xây
dựng hình tượng trong toàn bộ tác phẩm thơ của tác giả này. Những kết quả chỉ
dừng lại ở việc thừa nhận sự có mặt của hình tượng hoặc đi vào phân tích một số
hình tượng cụ thể như hình tượng sóng, hình tượng biển, con tàu…Từ tình hình
trên có thể thấy rằng, việc nghiên cứu thơ Xn Quỳnh từ góc độ ngơn ngữ học


6

vẫn còn là một mảnh đất chưa được khai phá nhiều. Chính vì vậy, chúng tơi tin
rằng nghiên cứu về cách xây dựng hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh cụ thể
trong tập thơ Không bao giờ là cuối là một việc làm có nhiều ý nghĩa từ đó có
cái nhìn tồn diện và khoa học hơn đối với hình ảnh thơ độc đáo trong ngôn ngữ
thơ Xuân Quỳnh.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

-

Cách xây dựng hình tượng thơ của Xuân Quỳnh trong tập thơ

Không bao giờ là cuối.
-


Tập thơ Không bao giờ là cuối trong mối quan hệ với toàn bộ thơ

Xuân Quỳnh.
4.

Phương pháp nghiên cứu.

-

Phương pháp thống kê, phân loại.

-

Các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh đối chiếu

để xử lí tư liệu và nêu nhận xét các kết quả nghiên cứu.
5.

Bố cục đề tài.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Chương 2: Khảo sát, miêu tả.
- Chương 3: Vai trị của hình tượng trong tập thơ Khơng bao giờ là cuối.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN

ĐỀ TÀI

1.1.

Hình tượng nghệ thuật.

Hình tượng nghệ thuật khơng phải là khái niệm riêng của văn học. Các
loại hình nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, múa… cũng xây dựng cho
mình nhiều hình tượng nghệ thuật. Điều này cũng có nghĩa là hình tượng cũng
được hình thành từ những chất liệu khác nhau như: với hội họa là màu sắc và
đường nét, với điêu khắc là hình khối, với múa là động tác, điệu bộ…Vì xét
trong phạm vi một tác phẩm văn học nên hình tượng nghệ thuật ở đây được mặc
định đồng nghĩa với hình tượng văn học nghĩa là chất liệu để xây dựng nên hình
tượng là ngơn từ. Chính từ “nghệ thuật” đi kèm được chúng tơi hạn định lại ý
nghĩa của từ hình tượng khơng theo cách hiểu của triết học và tâm lí học (chỉ
một giai đoạn cao hơn của nhận thức so với cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật
cịn giữ lại trong đầu khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã kết thúc) mà
theo cách hiểu của lí luận học và phong cách học.
1.1.1. Quan niệm về hình tượng thơ.
1.1.1.1. Hình tượng theo quan niệm của các nhà lí luận văn học.
Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống, thể
hiện tư tưởng và tình cảm của mình, giúp cho người đọc thể nghiệm ý vị của
cuộc đời, hiểu được những quan hệ có ý nghĩa mn màu mn vẻ của bản thân
và thế giới xung quanh. Nhưng khác với nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt


8

trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lí, cơng thức
mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách làm sống lại một cách cụ thể, cảm tính

những sự việc, hiện tượng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời,
tình người. Có thể nói rằng, hình tượng nghệ thuật là khách thể đời sống được
nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực
quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Nó làm cho
người ta có thể ngắm nghía, thưởng thức, đó có thể là một đồ vật, một phong
cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm nhận .
Trên bình diện lí luận văn học, hình tượng là một khái niệm khơng mới đã
được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa. Xét về cơ bản, đa số các ý kiến là thống
nhất với nhau và mang tính bổ sung cho nhau.
Hêghen định nghĩa : Hình tượng với tư cách là tượng trưng mà biểu hiện
ra là một tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo, một mặt vừa cho thấy đặc điểm
của nó, mặt khác lại bộc lộ ý nghĩa phổ biến sâu rộng hơn cái sự vật cá biệt
được miêu tả. Do đó hình tượng tượng trưng giống như câu đố địi hỏi chúng ta
tìm ý nghĩa nội tại đằng sau hình tượng”. (9, tr.121).
Hà Minh Đức quan niệm: khác với các khái niệm trừu tượng, hình tượng
nghệ thuật tái hiện đời sống trong các hiện tượng riêng biệt của nó, hình tượng
bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính chung và cá biệt. Nó biểu
hiện ra một cách cụ thể, độc đáo, khơng lặp lại nhưng chứa đựng thuộc tính
chung của hiện tượng, sự vật, chứa đựng quy luật của đời sống. (6, tr.29).
Trần Đình Sử quan niệm: hình tượng nghệ thuật là cái tính chất làm cho
tác phẩm trở thành tác phẩm nghệ thuật. Chất văn, tính văn học mà các cấu trúc
đề ra như là phẩm chất thiết yếu của tác phẩm văn học, chỉ khi nào gắn với tình
hình tượng nghệ thuật thì mới thể hiện được đặc trưng của văn học (14, tr.55) .


9

Từ đó tác giả khẳng định: Hình tượng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà
văn, làm cho văn bản ngôn từ trở thành văn bản nghệ thuật .
Lại Nguyên Ân xem hình tượng văn học: là dạng hình nghệ thuật thể hiện

bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, cũng gọi là hình tượng ngơn từ (1, tr.149)
Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi định nghĩa: “Hình tượng
nghệ thuật chính là các khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng
tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật” (7, tr.147).
Nhìn chung, mỗi định nghĩa, quan niệm về hình tượng nghệ thuật lí giải
theo một cách riêng hoặc là nhấn mạnh khách thể đời sống được tái tạo qua lăng
kính của nhà văn hoặc là chú ý đến sự thống nhất biện chứng của các yếu tố bên
trong hình tượng. Tuy nhiên, về cơ bản, các nhà lí luận văn học đều thống nhất ở
quan niệm xem hình tượng văn học là phương diện đặc thù của văn học nghệ
thuật để phản ánh hiện thực đời sống.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện cuộc sống nhưng khơng phải sao chép y
ngun những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thơng qua
trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ, làm cho các hình tượng truyền được ấn
tượng sâu sắc, từng làm cho người nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác.
Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt,
không lặp lại vừa có khả năng khái quát, làm bộc lộ được bản chất của một loại
người hay một quá trình của đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng
nghệ thuật không phải phản ánh những khách thể thực tại tự nó mà phản ánh
tồn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và khách thể. Người đọc không chỉ
thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức các nét vẽ, sắc màu, cả nụ
cười, sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy.


10

Như vậy, có thể thấy rằng, theo quan niệm của các nhà lí luận học, hình
tượng nghệ thuật là kết quả hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng
với những nhu cầu và định hướng về tinh thần của con người, ứng với hoạt động
có chủ đích với lí tưởng của con người.
1.1.1.2. Hình tượng theo quan niệm của phong cách học.

Theo Đinh Trọng Lạc: trong ngôn ngữ học đặc biệt là trong phong cách
học, tính hình tượng, theo nghĩa rộng nhất, có thể xác định là thuộc tính của lời
nói nghệ thuật, truyền đạt khơng chỉ có thơng tin lơgic mà cịn cả thơng tin được
tri giác một cách cảm tính nhờ vào hệ thống hình tượng ngôn từ (10, tr.105) .
Các từ ngữ trong văn bản nghệ thuật không thể được coi ngang bằng như từ ngữ
trong ngơn ngữ tự nhiên, vì từ ngữ trong ngơn ngữ nghệ thuật có hai bình diện
nghĩa có mối tương quan, đồng thời với hệ thống ngôn ngữ chung và cả những
yếu tố trong cấu trúc ngôn từ của văn bản nghệ thuật.
Lê Anh Hiền, trong Phong cách học Tiếng Việt đã đưa ra nhận định: hình
tượng lời nói xuất hiện với chức năng giao tiếp cịn hình tượng nghệ thuật nằm
trong một chỉnh thể nghệ thuật. Hình tượng ngơn ngữ là hình tượng âm thanh
xuất hiện trong sự liên tưởng, tưởng tượng của con người (2, tr.144).
Nguyễn Thái Hịa quan niệm: khác với phong cách ngơn ngữ khoa học
mang tính trừu tượng, đặc trưng thứ nhất của phong cách ngơn ngữ nghệ thuật
là tính hình tượng vì nhà nghệ thuật tư duy và biểu đạt bằng hình tượng nghệ
thuật. Chất liệu của ngơn ngữ nghệ thuật là hình tượng ngơn ngữ. Hình tượng ấy
được các tín hiệu ngơn ngữ xây dựng nên, gợi ra trong liên tưởng và tưởng
tượng của người nghe, người đọc. Từ đó, tác giả định nghĩa: Hình tượng là
phương tiện sáng tạo đồng thời cũng là mục đích của sáng tạo nghệ thuật (8,


11

tr.186) và hình tượng được xem như là những tính hiệu thẩm mĩ phức hợp mang
tính hình hiệu (8, tr.100).
PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt định nghĩa: Hình tượng thơ là một bức tranh
sinh động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng hệ thống
các đơn vị ngôn ngữ có tính vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh
giá của người nghệ sĩ (4, tr.100).
1.1.2. Cách xây dựng hình tượng thơ.

1.1.2.1. Cách xây dựng hình tượng theo quan niệm của các nhà lí luận
văn học.
Văn học phản ánh thế giới bằng hình tượng. Hình tượng chính là những
hình thức đời sống, là một tồn tại cụ thể, cảm tính, tồn vẹn, khơng lặp lại và
mang hơi thở của sự sống. Tiếp xúc với hình tượng nghệ thuật là tiếp xúc với
một thế giới đời sống sinh động, có phong cảnh thiên nhiên với cỏ cây, hoa lá,
núi sơng, có đồ vật với nhà cửa, đồ dùng, có con người với ngoại hình, hành
động, cảm xúc, tư tưởng, quan hệ.
Khái niệm hình tượng nghệ thuật, nói lên phương thức nhận thức và sáng
tạo lại hiện thực theo cách riêng biệt, độc đáo và chỉ có ở nghệ thuật. Bất cứ một
sự vật, hiện tượng khách quan nào có trong đời sống hiện thực, nếu được mơ
phỏng lại một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật đều trở thành hình tượng
nghệ thuật. Nhìn chung, hình tượng thường được hình thành trong mối quan hệ
giữa thế giới hiện thực khách quan với nhận thức chủ quan của con người.
Song, hình tượng khơng là bản sao chép máy móc theo đúng nguyên mẫu của thế
giới hiện thực, bởi vì nó thuộc về thế giới của tinh thần – thế giới của sự sáng
tạo. Hình tượng khơng chỉ phản ánh hiện thực mà cịn khái qt hóa, điển hình
hóa tồn bộ thế giới hiện thực, nhằm tìm ra được những yếu tố cốt lõi nhất của


12

hiện thực khách quan. Nhưng, hình tượng khơng giống với các khái niệm mang
tính trừu tượng, mà nó mang tính biểu hiện hết sức sinh động và độc đáo để làm
nên tác phẩm nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật vừa có giá trị thể hiện những nét
cụ thể, cá biệt, khơng lặp lại vừa có khả năng khái qt, làm bộc lộ được bản
chất của một loại người hay một quá trình của đời sống theo quan niệm của nghệ
sĩ. Hình tượng nghệ thuật khơng phải phản ánh những khách thể thực tại tự nó
mà phản ánh tồn bộ mối quan hệ sống động giữa chủ thể và khách thể. Người
đọc không chỉ thưởng thức bức tranh hiện thực mà còn thưởng thức các nét vẽ,

sác màu, cả nụ cười , sự suy tư ẩn trong bức tranh ấy.
Các nhà lí luận học đều đưa ra quan niệm hình tượng nghệ thuật là được
xây dựng dựa trên hoạt động tưởng tượng, nhằm tạo ra một thế giới ứng với
những nhu cầu và định hướng về tinh thần của con người, ứng với hoạt động có
chủ đích với lí tưởng của con người. Trần Đình Sử khẳng định: Hình tượng văn
học được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ, trước hết bao gồm các “hình ảnh
ngơn từ”, các “ý tượng”, “hình tượng” tạo thành bởi các phép tu từ” và “hình
tượng là những cấu tạo văn học sáng tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có giá trị
như những tín hiệu thẩm mĩ. (14, tr.41). Lê Lưu Oanh lại khẳng định: trong hình
tượng, có phần chúng ta thấy được (thấy bằng tưởng tượng, hình dung) và phần
cịn lại chúng ta khơng nhìn thấy được đó là cảm xúc, nỗi niềm, quan hệ…Vì
vậy, ngơn từ phải giàu hình ảnh mới có thể tái hiện được cuộc sống tươi nguyên,
sinh động nghĩa là tạo dựng cho hình tượng một khơng gian, thời gian, nhịp điệu,
màu sắc, sự kiện và quan hệ y như thật mà muốn có được những điều đó phải
nhờ đến nghệ thuật tạo hình: Tạo hình để tái tạo hình tượng”, khơng có tạo hình
thì khơng có tính hình tượng bởi bản chất của hình tượng là một hoạt động tinh
thần nên nó phải mượn hình hài cụ thể để xuất hiện và tồn tại (13, tr.201) . Điều


13

đó khẳng định vai trị quan trọng của tạo hình trong việc xây dựng hình tượng.
Tạo hình là việc làm cho khách thể có được một tồn tại cụ thể cảm tính bên
ngồi qua chất liệu, là phú cho thế giới hình tượng khái quát một sự cụ thể. Cơ
sở của tạo hình là sự tương đồng của cái miêu tả so với cái được miêu tả thơng
qua q trình tưởng tượng. Những chi tiết tạo hình trong hình tượng là kết quả
của quá trình chọn lọc, tái tạo, mang tính thẩm mĩ cao, những chi tiết đó có ý
nghĩa định hướng cho liên tưởng, cho tư duy về đối tượng. Chính vì vậy thơng
qua ngữ nghĩa của từ với các phương tiện hình thức của nghệ thuật tạo hình
chúng ta có thể nắm bắt khả năng của tạo hình của hình tượng văn học.

Như vậy, lí luận học xây dựng hình tượng dựa trên những hình ảnh giàu
giá trị biểu trưng và có khả năng gợi lên những sự thống nhất, tương đồng giữa
hình ảnh với giá trị hình tượng được hướng đến. Hình ảnh biểu trưng cũng phải
đảm bảo tối đa tính tạo hình dựa trên những nét giống nhau giữa những hình ảnh
biểu trưng tạo ra sự liên tưởng, tưởng tượng hình thành nên hình tượng.
1.1.2.2. Cách xây dựng hình tượng theo quan niệm của phong cách
học.
Hình tượng nghệ thuật không phải là “bức tranh đời sống đứn g yên mà
luôn sống động, lung linh, huyền ảo vừa giống, vừa khơng giống cuộc đời thực,
vừa vơ hình vừa hữu hình, cụ thể đấy mà mơ hồ đấy, như mặt trăng đáy nước,
như bóng người trong gương, như không gian ba chiều nay thu hẹp trong không
gian hai chiều của hội họa…” (13, tr.129). Cái ta nhìn thấy trong nghệ thuật vừa
là nó lại vừa khơng phải chính nó. Hình tượng nghệ thuật ln có xu hướng
mang ý nghĩa vượt ra ngồi nó và ln bị ảo hóa, cái được biểu đạt ln vượt xa
ngồi cái biểu đạt. Cái biểu đạt là mặt vật chất của kí hiệu học, có thể nghe thấy,
nhìn thấy, nó thuộc về bề mặt ngữ âm còn cái được biểu đạt là ẩn chứa đằng sau


14

đó, nó thuộc về mặt ngữ nghĩa. Do vậy, về mặt cảm thụ, hình tượng văn học chỉ
sống lại trong trí tưởng tượng, trong hình dung, liên tưởng của con người. Bản
chất của q trình hình thành hình tượng chính là quá trình liên tưởng. Một trong
những dạng của cơ chế cấu tạo hình tượng là cơ chế cấu tạo theo quan hệ liên
tưởng tương đồng và tương cận. Một trong những dạng của liên tưởng tương
đồng là so sánh. Với kiểu cấu tạo theo quan hệ liên tưởng từ cơ chế so sánh, một
tình yêu thủy chung được cụ thể hóa bằng hình tượng:
…Nhớ anh em vẫn để trong lịng
Như con sơng nhỏ ngày xưa ấy
Cứ chảy trăm năm chẳng đổi dòng.

(Tố Hữu)
Bên cạnh phương thức liên tưởng theo cơ chế so sánh, ẩn dụ và hoán dụ
cũng là phương thức cơ bản để biểu trưng giá trị của hình ảnh từ đó xây dựng
nên hình tượng. Ẩn dụ là một liên tưởng kín đáo để diễn tả những hàm ý mang
giá trị biểu trưng.
Từ những hình ảnh, sự vật cụ thể, liên tưởng khái quát góp phần đưa hình
tượng thơ đến mức điển hình. Từ một hiện tượng, một cảm xúc ban đầu, nghệ sĩ
vận dụng những suy tưởng khái quát thông qua các phương thức tu từ ngữ nghĩa
suy tưởng, khái quát, nâng lên thành những vấn đề mang giá trị biểu trưng tạo
thành hình tượng. Nhờ liên tưởng, hình ảnh được mở rộng, khái quát đi tới
những hình ảnh mới giàu sự tượng trưng. Xung quanh những hình ảnh ban đầu,
nếu tứ thơ phát triển theo quan hệ liên tưởng, dùng hình ảnh làm hình tượng cho
những nhân vật, những ý tình khác, sẽ xuất hiện hai hệ thống hình ảnh và cảm
xúc song song bổ sung cho nhau dần dần một cặp hình tượng hay cịn gọi là hình
tượng kép: Trong thơ hiện đại, để diễn tả những đặc điểm của tính yêu nam nữ,


15

hình ảnh anh em được triển khai song song bằng hệ thống hình tượng: biển –
thuyền, trời – đất, cây – đường cũng như trong ca dao sử dụng các ẩn dụ kép:
thuyền – bến, sen – hồ, dâu – tằm, cây đa – bến nước…Sự vận động của hình
tượng thơ rất cần những điểm tựa cụ thể và xác định, mọi ý nghĩa, tình cảm đều
được liên kết lại trong một chỉnh thể thống nhất và giàu giá trị biểu trưng. Một
bài thơ có thể mở đầu bằng:
Em là Sơng Mã
Anh là núi Mường Hung
Hình tượng dần được bổ sung và nâng cao thành hình tượng kép:
Chiều, bóng anh che sơng
Sớm, mặt sơng lóng lánh.

Như vậy, hình tượng khơng chỉ được xây dựng mang tính chất đơn thuần
mà cịn xuất hiện với tư cách là các cặp hình tượng. Từ hình tượng đơn lẻ, qua
quá trình tư duy và nhận thức thế giới, hình tượng mang những đặc điểm của
nhau, tạo nên hệ thống hình tượng tồn tại song song, bổ sung cho nhau tạo thành
hệ thống hình tượng kép.
Theo Đinh Trọng Lạc: hình tượng xuất hiện là do kết quả của sự đối chiếu
hai khái niệm hoặc do kết quả của sự thay thế một khái niệm này bằng khái niệm
khác. Những phương tiện của tính hình tượng trong nghĩa hẹp là những phương
tiện tu từ và những biện pháp tu từ. Vai trò quyết định trong việc diễn đạt hình
tượng nghệ thuật thuộc về những đơn vị ngôn ngữ mà sự phức hợp chức năng
của chúng thể hiện trong sự biến đổi nội dung khái niệm của chúng. Ví dụ trong
Nước non ngàn dặm của Tố Hữu:
Con thuyền rời bến sang Hiên
Xi dịng sơng Cái, ngược dịng sông Bung.


16

Chập chùng thác Lửa, thác Chơng
Thác Dài, thác Khó, thác Ông, thác Bà.
Thác bao nhiêu thác cũng qua,
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
Thuyền ở câu thơ cuối là đơn vị ngơn ngữ đã có sự biến đổi về mặt nội
dung khái niệm. Do cách kết hợp độc đáo giữa “chiếc thuyền” (chỉ sự cụ thể) với
“trên đời” (chỉ khái niệm trừu tượng) mà tạo nên sự liên tưởng cho người đọc từ
đó chuyển sang bình diện nghĩa thứ hai với ý nghĩa hình tượng có tính ẩn dụ
(thuyền = con đường cách mạng).
Như vật có thể thấy rằng, các nhà phong cách học đều có cái nhìn chung
trong cách xây dựng hình tượng. Theo đó, bản chất của q trình hình thành hình
tượng chính là q trình liên tưởng: nghệ thuật xây dựng hình tượng bằng ngơn

ngữ cũng là nghệ thuật khêu gợi liên tưởng, tưởng tượng (2, tr.94). Liên tưởng
(tương đồng hoặc tương cận) sẽ dẫn đến sự ra đời của các nghĩa bóng, nghĩa
chuyển thơng qua phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ, hoán dụ và so sánh. Đó là
con đường hình thành nghĩa biểu trưng đạt hiệu quả cao nhất. Phong cách học
cũng khẳng định: tượng trưng là phương thức là phương thức chuyển nghĩa dựa
vào những ẩn dụ hay hoán dụ đã trở thành quen thuộc đến mức hễ nói tới cái
này là người ta hiểu ngay sang sự vật khác mà nó muốn biểu thị (2, tr.166).
1.1.3. Quan niệm của người viết.
Dựa vào các quan niệm của lí luận và phong cách, chúng tơi xây dựng cho
mình một cách hiểu về hình tượng: Hình tượng là một hình ảnh cụ thể được dùng
để khái quát cho một nội dung trừu tượng nào đó vừa có liên quan mật thiết theo
quan hệ liên tưởng vừa có tồn tại độc lập với hình ảnh dùng làm hình tượng.


17

Hình tượng trong văn học bao giờ cũng ẩn chứa những quan điểm thẩm mĩ,
những giá trị tư tưởng của người sáng tạo.
Qua quá trình nghiên cứu về hình tượng và cơ chế cấu tạo hình tượng
tượng trên hai khía cạnh lí luận và ngơn ngữ, chúng tơi nhận thấy rằng hình
tượng được chia thành hai loại cơ bản phân theo phương thức biểu hiện:
1. Hình tượng chân thực: những hình tượng này được biểu hiện trực tiếp
trên bề mặt câu chữ, nó được tái hiện từ những hiện tượng có thật qua sự tái hiện
có chọn lọc, sáng tạo thơng qua trí tưởng tượng và tài năng của nghệ sĩ. Với đặc
trưng đặc biệt về thể loại, hầu như bài thơ nào cũng xuất hiện hình tượng chân
thực. Đó là những hình tượng về con người, hiện tượng, quang cảnh, cảm
xúc…Những hình tượng này khơng địi hỏi chúng ta vận dụng liên tưởng mà nó
thường được xuất hiện một cách trực tiếp không đánh đố khả năng tưởng tượng,
liên tưởng của người đọc. Ví như, trong bài thơ Mẹ Suốt, Tố Hữu trực tiếp xây
dựng hình tượng người mẹ anh hùng giữa mưa bom bão đạn những ngày kháng

Mỹ. Hình tượng mẹ Suốt đi vào lịng người một cách chân thực và giản dị nhất
có thể, khơng địi hỏi q trình tư duy, liên tưởng, người đọc vẫn có thể cảm
nhận được hình tượng người mẹ anh hùng:
Một tay lái chiếc đị ngang
Bến sơng Nhật Lệ, qn sang đêm ngày
Sợ chi sóng gió tàu bay
Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua!
Kể chi tuổi tác già nua
Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng!
Ngẩng đầu, mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung, trắng bờ...


18

Hình tượng về mẹ Suốt người mẹ anh hùng được tác giả khắc họa một
cách chân thực và rõ nét, được biểu hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ. Mẹ Suốt
là một hình tượng hết sức chân thực của người phụ nữ Việt Nam anh hùng bất
khuất trong những ngày kháng chiến chống Mỹ.
2. Hình tượng biểu trưng: hình tượng biểu trưng tức là những hình tượng
khơng được biểu hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ, ngôn ngữ văn bản là A
nhưng nội dung hình tượng lại là B. Để hiểu hết giá trị biểu trưng của hình tượng
phải địi hỏi đến q trình tư duy tưởng tượng của người đọc mà muốn làm được
điều đó thì bản thân hình tượng phải được xây dựng một cách gián tiếp, những
giá trị biểu đạt sâu sắc của hình tượng thường được xác lập dựa theo quan hệ liên
tưởng, suy ý và biểu trưng. Trong thơ Chế Lan Viên, chúng ta thường bắt gặp
kiểu hình tượng được xây dựng dựa trên mối quan hệ này:
Tây Bắc ư có riêng gì Tây Bắc
Khi lịng ta đã hóa những cịn tàu.
(Tiếng hát con tàu)

Ở đây, chúng ta có thể thấy được phép tu từ liên tưởng đã làm cho hình
ảnh thơ được nhận thức một cách sâu sắc hơn. Hình ảnh Tây Bắc chỉ một vùng
đất thực của nhân dân ta trong mười năm kháng chiến gian khổ mà anh dũng
nhưng Tây Bắc ở đây không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tả thực nó cịn là hình tượng
tượng trưng cho sức mạnh của nhân dân ta trong kháng chiến, cho sức vươn
mình của nhân dân ta sau cuộc kháng chiến. Cái nội dung biểu hiện đã vượt ra
ngoài cái biểu hiện để thể hiện những giá trị biểu trưng sâu sắc một cách đầy tinh
tế và đầy sức thuyết phục. Và một điều hiểu nhiên muốn xây dựng được những
hình tượng biểu trưng như vậy, chúng ta không thể không cần đến sự tương hỗ


19

của các biện pháp tu từ cấu tạo theo quan hệ liên tưởng. Chỉ có liên tưởng, tưởng
tượng mới có khả năng tạo tính biểu trưng cho hình tượng.
Qua q trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tơi đã định hình được hai loại
hình tượng tiêu biểu trên tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và khả
năng cho phép, chúng tơi chỉ đi vào tìm hiểu, nghiên cứu về hình tượng tượng
trưng tức nhìn nhận về cách xây dựng hình tượng được cấu tạo từ các phép liên
tưởng, suy ý, khơng bao gồm những hình tượng chân thực. Chúng tơi cũng mặc
định cách gọi hình tượng ở đây là cách gọi của những hình tượng tượng trưng.
Bản chất của q trình hình thành hình tượng chính là q trình liên tưởng.
Quá trình liên tưởng bao giờ cũng thúc đẩy sự hình thành của các nghĩa bóng, đó
là một điều tất yếu. Những nghĩa bóng này được hình thành thông qua phương
thức chuyển nghĩa so sánh, ẩn dụ hoặc hoán dụ. Phong cách học cũng khẳng
định: Tượng trưng là phương thức chuyển nghĩa dựa vào những so sánh, ẩn dụ
hay hốn dụ. Vì vậy chúng tơi quan niệm, hình tượng được xây dựng dựa trên
các quan hệ liên tưởng. Để hiểu rõ hơn về q trình này, chúng tơi đi vào làm rõ
hơn về so sánh, ẩn dụ và hốn dụ.
So sánh là cách cơng khai đối chiếu các đối tượng khác loại có cùng nét

giống nhau nào đó nhằm diễn tả một cách hình ảnh và biểu cảm đặc điểm của
một đối tượng. Phương thức so sánh là một hình thức biểu hiện đơn giản nhất
của lời nói hình ảnh. Các nhà ngơn ngữ học cho rằng hầu như bất cứ sự biểu đạt
nào cũng có thể chuyển thành hình thức so sánh. Theo Nguyễn Thái Hịa: Giá trị
của so sánh tu từ là ở sự liên tưởng, sự phát hiện và gợi cảm xúc thẩm mĩ và là
phương tiện quan trọng nhất để xây dựng hình tượng nghệ thuật bằng các tín
hiệu ngơn ngữ (8, tr.197). So sánh là một biện pháp rất hiệu quả để miêu tả đối


20

tượng sự vật. Nhờ các hình ảnh dùng để so sánh mà các ý tưởng, các yếu tố trừu
tượng được cụ thể hóa và giàu giá trị biểu trưng:
Nhân dân là sóng
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xơ sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên.
(Tố Hữu)
So sánh xét ở góc độ tạo nghĩa theo yêu cầu thẩm mỹ của đặc trưng văn
chương không đơn thuần chỉ là hình thức mang tính kĩ xảo mà trái lại đây là một
vấn đề mở rộng các trường liên tưởng để trực giác hóa, làm phong phú thế giới
hình ảnh nhằm đưa đến cho người đọc nhiều sắc thái xúc cảm thẩm mỹ khi tiếp
nhận văn chương trong cơ chế tư duy hình tượng.
Ẩn dụ tu từ thực chất chính là thủ pháp so sánh ngầm, trong đó cái được so
sánh không xuất hiện, trên bề mặt câu chữ chỉ xuất hiện cáí dùng để so sánh. Ẩn
dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi đối tượng này gọi tên đối tượng kia dựa
vào sự giống nhau của hai đối tượng. Những đối tượng đem ra so sánh thường là
đối tượng khác loại: từ trục cú đến trục vị, từ bình diện biểu vật sang bình diện
biểu niệm, từ các yếu tố trong văn bản đến các yếu tố ngồi văn bản,… tuy nhiên
chúng lại có mối quan hệ với nhau bằng những đặc điểm giống nhau nào đó theo

mối quan hệ liên tưởng. Giải mã ẩn dụ là thông qua cái dùng để so sánh để cảm
nhận giá trị cái được so sánh. Có thể nói ẩn dụ là sự chuyển đổi chức năng quy
chiếu, lấy tên gọi đối tượng này để gọi tên đối tượng khác.
Ẩn dụ mang ý nghĩa hình tượng dựa trên sự giống nhau hay tương đồng –
có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra – giữa đối tượng này với đối tượng


21

khác. Sức mạnh đặc biệt của ẩn dụ là biểu cảm, thơng qua lối nói hình ảnh, kín
đáo gợi nên sự liên tưởng, tưởng tượng tạo hình tượng nghệ thuật độc đáo. Ví dụ
“Hoa” thường là hình tượng chỉ người phụ nữ đẹp:
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Một trường hợp đáng chú ý ở đây là các những biến thể của ẩn dụ. Theo
T.S Bùi Trọng Ngỗn, nhân hóa, vật hóa và phúng dụ đều là những biến thể đặc
biệt của ẩn dụ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tơi xin nói rõ thêm về ba
phương thức tu từ này. Nhân hóa và vật hóa thực chất là những ẩn dụ được xây
dựng trên mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên xung quanh. Nhân
hóa là cách lấy những từ ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối tượng khơng
phải con người khiến cho đối tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn. Ví dụ:
Vì sương nên núi bạc đầu
Biển lay bởi gió hoa sầu vì mưa.
(Ca dao)
Nhân hóa khiến cho ngoại giới trở nên gần gũi với thế giới con người vì
vậy trong thơ hiện đại, nhân hóa là một phương thức tu từ đắc dụng. Đối lập với
nhân hóa là vật hóa. Cụ thể hơn, vật hóa là cách dùng những từ ngữ vốn biểu thị
về sự vật, thực vật để biểu thị con người. Phúng dụ cũng là một biến thể của ẩn
dụ; trong đó người ta dùng hình ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một triết lí

nhân sinh hay một bài học luân lí đạo đức nhằm làm cho nội dung vấn đề thâm
thúy hơn. Ví dụ:
Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở sách xem ngày làm ma


22

Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bị ra lấy phần
(Ca dao)
Như vậy có thể thấy rằng, nhân hóa, vật hóa, phúng dụ đều là những hình
ảnh đặc biệt, những biến thể của ẩn dụ. Ba phương thức tu từ này vừa có chức
năng nhận thức vừa có chức năng biểu cảm kích thích những liên tưởng, tưởng
tượng của con người. Thống nhất với quan điểm xem nhân hóa, vật hóa, phúng
dụ là những biến thể đặc biệt của ẩn dụ, trong quá trình khảo sát, những hình
tượng được xây dựng từ các phương thức trên sẽ được chúng tơi xếp vào nhóm
các hình tượng được xây dựng từ cơ chế chuyển nghĩa ẩn dụ.
Hoán dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng để
biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng lôgic khách quan giữa hai
đối tượng. Hốn dụ giống ẩn dụ về mặt hình thức, vế dùng để biểu hiện xuất hiện
trên bề mặt câu chữ cịn vế được biểu hiện thì khơng xuất hiện. Hốn dụ khác ẩn
dụ ở chỗ nó khơng dựa vào sự giống nhau giữa hai đối tượng để so sánh mà dựa
vào sự gần nhau để biểu hiện mối quan hệ logic, ngầm chỉ ra mối liên hệ giữa hai
đối tượng.
Tác giả xây dựng hình tượng nhưng giá trị biểu đạt của đối tượng lại phụ
thuộc rất nhiều và người tiếp nhận. Hình tượng có được nhận ra hay khơng, có
phát huy hết giá trị biểu trưng mà người viết gửi gắm hay khơng chủ yếu do
người tiếp nhận. Có thể một hình ảnh chỉ mang một giá trị biểu trưng nhưng có
hình ảnh lại mang nhiều giá trị biểu trưng khác nhau. “Hoa” có khi là hình tượng

biểu trưng cho hình ảnh người phụ nữ đẹp như trong trường hợp trên (Giá đành
trong nguyệt trên mây/ Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa) khi lại là hình tượng


23

được ví phẩm chất cao đẹp, đối lập với cỏ với hạng thấp hèn trong cuộc đời éo
le, đầy nghịch cảnh:

Phượng những tiếc cao, diều hay liệng
Hoa thường hay héo, cỏ thường tươi.
(Nguyễn Trãi)

Tuy nhiên cũng rất nhiều trường hợp những ý nghĩa biểu trưng được biểu
đạt trong những hình ảnh khác nhau, nó tác động vào trực giác của người nhận
và để lại khả năng cảm thụ sáng tạo tùy thuộc vào năng lực liên tưởng, tưởng
tượng của người tiếp nhận:
Nghe rào rạt người bốn triệu miền Nam đang thức tỉnh.
Không! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc.
Khơng! Hàng nghìn triệu ngơi sao sáng anh em đang chiếm
lĩnh bầu trời.
Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.
(Chế Lan Viên)
Ngôi sao, kim cương là nhưng biểu hiện cái quý giá nhất của phẩm chất
con người. Sự liên tưởng bất ngờ, kì thú ở đây như ẩn dấu một sự ngạc nhiên, và
đó cũng chính là những hình tượng biểu trưng cho sự vững chãi, hài hịa kì diệu
của con người Việt Nam. Mùa gặt lớn ngày mai là ẩn dụ tượng trưng biểu trưng
cho sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng ở một tương lai không xa.
Khi xây dựng hình tượng thì ý nghĩa biểu trưng là cái đích cuối cùng của
người phát tin nhưng hình tượng có được nhận ra hay khơng, nhận ra ở mức độ

nào và sự nhận ra đó có trùng hợp với mục đích ban đầu của tác giả hay khơng
thì nó cịn phục thuộc rất nhiều vào người tiếp nhận. Đó là chưa kể một hình ảnh
khơng nhất thiết chỉ mang một nghĩa biểu trưng và ngược lại một hình tượng
nhưng được chuyển tải trong nhiều hình ảnh khác nhau như công ơn của các thầy


24

cơ giáo có khi được chuyển tải qua hình ảnh của người lái đị, có khi được
chuyển tải qua hình ảnh người trồng cây. Tất cả những điều này khiến cho việc
xác định nghĩa của hình tượng là cơng việc không phải đơn giản. Nếu dễ dãi
trong việc xác định hình tượng e rằng sẽ làm mất đi tính đặc thù trong cách xây
dựng hình tượng nhưng nếu gị bó thì làm giảm đi một số lượng đáng kể hệ
thống hình tượng được tác giả hình thành. Theo các tác giả của Từ điển thuật
ngữ văn học, thì ẩn dụ, hốn dụ hay so sánh có thành tượng trưng hay không là
do các yếu tố:
- Độ cô đúc của sự khái quát nghệ thuật.
- Dụng ý của tác giả muốn vạch ra ý nghĩa tượng trưng của những điều
mình miêu tả.
- Văn cảnh tác phẩm, hệ thống các sáng tác của các nhà văn cho ta thấy một ý
nghĩa tượng trưng độc lập với dụng ý miêu tả của tác giả.

- Văn cảnh văn học của thời đại. (7, tr.132)
Đây là bốn dấu hiệu quan trọng trong việc xác định hình tượng từ đó tìm
hiểu cơ chế cấu tạo hình tượng. Kết hợp với các phân tích, chúng tơi xây dựng
một hệ thống tiêu chí xác định, một hình tượng thơ được xây dựng thành công
khi đảm bảo các yếu tố:
- Được xây dựng từ phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ hoặc so sánh, mang ý nghĩa
thay thế cho một ý niệm nào đấy.
- Hình tượng phải được xây dựng phù hợp với văn cảnh và nội dung tác

phẩm.
- Tính hợp lí giữa cái biểu trưng và cái dùng để biểu trưng khiến cho hình
tượng khi thốt khỏi văn cảnh người ta vẫn cảm nhận được giá trị biểu trưng của
nó.


25

Đây cũng là bốn tiêu chí giúp chúng tơi xác định hệ thống hình tượng
trong tập thơ Khơng bao giờ là cuối từ đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu cách
xây dựng hình tượng trong tập thơ nói riêng và trong ngơn ngữ thơ Xn Quỳnh
nói chung.
1.2.

Xn Quỳnh và tập thơ Không bao giờ là cuối.

1.2.1. Xuân Quỳnh – một đời thơ, một đời yêu.
Một hành trình miệt mài kiếm tìm, sáng tạo như nghiệp dĩ: Vừa thống
tiếng cịi tàu, lòng đã Nam đã Bắc. Một tiếng thơ đậm đà nữ tính, ln ln phấp
phỏng lo âu:

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều
Những cửa sổ con tàu chẳng đóng.

Một trái tim thiết tha nhân hậu giữa những phân lập, tương tranh: Khát
khao đi hồi hộp mỗi khi về. Một tình yêu mặn nồng, bỏng cháy: biết yêu anh cả
khi chết đi rồi... Đó chính là cuộc đời và thơ của Xuân Quỳnh – nữ thi sĩ với
những vần thơ dung dị, nồng nàn như khơng có tuổi đã bao lần làm trái tim
người đọc bồi hồi, thổn thức.
Cất tiếng chào đời trên quê lụa Hà Tây nhưng lại lớn lên trên mảnh đất

Thăng Long văn vật, cô bé Xuân Quỳnh sớm trở thành một diễn viên múa ở tuổi
13. Nhưng, gần như một định mệnh có tính nghiệp dĩ: Cơ gái ấy cứ nặng lịng
với văn chương! Thế rồi sau đó, giã từ ánh đèn màu rực rỡ nơi sân khấu, Xuân
Quỳnh bước hẳn sang lãnh địa thi ca và gắn bó với mảnh đất ấy cho đến lúc phải
từ giã cõi đời khi tài năng đang vào độ chín.
Văn chương đã làm cho tài năng của Xuân Quỳnh bộc lộ một cách toàn
diện và rực rỡ. Năm 1962 – 1963 Xuân Quỳnh học ở trường bồi dưỡng những
người viết văn trẻ (khóa 1) của hội nhà văn và ngay sau đó chị đã cho xuất bản
tập thơ đầu tay Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai). Từ năm 1964 trở đi, Xuân


×