Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Cấu trúc cú pháp câu thơ thanh thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.76 KB, 66 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

TRẦN THỊ BÍCH HẠNH

Cấu trúc cú pháp câu thơ Thanh Thảo

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cấu trúc cú pháp câu là vấn đề
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đây là con đường đúng đắn và cần thiết
để tìm được giá trị đích thực của tác phẩm. Mặt khác, đây cũng là hướng đi
vừa có sự chuyên sâu vừa có sự liên ngành hiện nay.
Thanh Thảo là một nhà thơ sớm khẳng định được chỗ đứng trong dòng
chảy văn học Việt Nam. Bằng tài năng và nỗ lực không ngừng, Thanh Thảo
đã đem đến một tiếng thơ, một cách khám phá hiện thực cũng như một phong
cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo. Theo thời gian, thơ và trường ca của ông đã
thực sự làm phong phú và tạo nét đặc sắc cho nền thơ dân tộc.
Cấu trúc cú pháp câu thơ là một nét hấp dẫn và độc đáo của thơ và
trường ca Thanh Thảo. Tuy nhiên, hầu như các cơng trình, bài viết nghiên cứu
về Thanh Thảo lại chưa quan tâm thỏa đáng đến vấn đề này.



3

Là một sinh viên sư phạm Văn, thực hiện đề tài này, chúng tơi hi vọng
góp phần lí giải nét riêng của thơ Thanh Thảo về mặt cấu trúc câu, tạo cơ sở
cho việc xác định vị trí và những đóng góp của nhà thơ cho nền thơ ca nước
nhà cũng như tạo tư liệu cho việc giảng dạy thơ Thanh Thảo được tốt hơn.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài Cấu trúc cú pháp
câu thơ Thanh Thảo.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Lúc còn là người lính trẻ, Thanh Thảo đã gây xơn xao thi đàn dân tộc
bởi những bài thơ mang dáng dấp riêng, giọng điệu riêng. Cho đến nay,
Thanh Thảo vẫn không ngừng khẳng định bản thân qua hàng loạt tập thơ,
trường ca, những bài tiểu luận phê bình. Chính vì thế, hơn ba mươi năm trơi
qua, đã có biết bao cơng trình lớn nhỏ viết về Thanh Thảo, đặc biệt là mảng
trường ca. Riêng về thơ Thanh Thảo, cũng có khá nhiều
bài viết.
Đa số các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi đánh giá về Thanh
Thảo- nhà thơ tiêu biểu sau 1975- đều cho rằng Thanh Thảo là một bản lĩnh
thơ luôn ý thức cách tân thơ ca rõ nét. Có thể kể đến một số bài viết như Nhà
thơ Thanh Thảo – Người lập kỉ lục guinness cho thơ Việt của Nguyễn Việt
Chiến, 1 2 3 của Thanh Thảo và ba bậc tư duy thơ trong quá trình hiện đại
hóa thơ ca của Mai Bá Ấn, Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân của Chu Văn
Sơn…
Bên cạnh đó, khi nhận định về những vần thơ Thanh Thảo viết trong
chiến tranh các nhà nghiên cứu đã đề cao “chất nghĩ”, cách nhìn mới, lạ, rất
riêng về hiện thực trong thơ ông. Chẳng hạn như các bài Dấu chân những
người lính trẻ và thơ Thanh Thảo của Lại Nguyên Ân, Thanh Thảo- gương
mặt tiêu biểu sau 1975 của Bích Thu , Thơ Thanh Thảo – Chống lại ngày
quên lãng của Boey Kim Cheng (Lương Lê Giang dịch).



4

Về câu thơ Thanh Thảo cũng có một số bài viết, cơng trình đề cập đến.
Trong cơng trình Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 Lê Lưu Oanh đã
đưa ra một vài nhận xét về câu thơ Thanh Thảo. Theo tác giả, câu thơ Thanh
Thảo mang nhiều định nghĩa, nhiều đối thoại và có tính triết lí. Đó là “những
câu thơ trần trụi đầy suy nghĩ và lí sự, tỉnh táo và rạch rịi” [11, tr.74]. Do đó,
kiểu câu thơ này tác động mạnh đến lí trí người đọc và tạo nên một phong
cách riêng cho thơ Thanh Thảo.
Chu Văn Sơn với bài nghiên cứu Thanh Thảo - nghĩa khí và cách tân đã
đề cập khá sâu về những cách tân hình thức trong thơ Thanh Thảo. Tác giả
cho rằng “Thanh Thảo đã tập trung nỗ lực cách tân của mình đột phá vào cấu
trúc thơ, tìm kiếm các mối kết hợp, các dạng liên kết cho thơ mình” [13]. Và
Thanh Thảo đã đột phá cấu trúc bằng cách “gia tăng” chất nghĩ, say mê kiếm
tìm cái trật tự trong sự hỗn loạn. Để rồi, những vần thơ của ông “tiến gần hơn
với dịng chảy có thực của mạch tâm tư cá thể. Đó là dịng sống thực của tinh
thần con người từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc với tât cả những bất định
của nó. Điều này đem lại cho câu thơ diện mạo có phần phi trật tự. (...) khước
từ cái trật tự được sắp đặt bởi lý tính truyền thống thường liên kết theo mạch
ý, mạch tứ, mạch cốt, mạch tình..., nó có cơ xáo trộn tất cả những cái đó thành
một dịng chảy càng lúc càng bất định” [13]. Chu Văn Sơn cũng đi sâu vào
phân tích một số bài thơ của Thanh Thảo để chứng minh về mạch liên kết
lỏng, tính hỗn loạn trong thơ Thanh Thảo.
Trong bài viết 1 2 3 của Thanh Thảo và ba bậc tư duy thơ trong q
trình hiện đại hóa thơ ca, Mai Bá Ấn đã chỉ ra sự thay đổi của câu thơ Thanh
Thảo từ những bài thơ đầu tiên đến các bài thơ trong tập 1 2 3. Ở giai đoạn
đầu, tư duy thơ Thanh Thảo vẫn “nằm nguyên trong cách diễn ý theo cảm xúc
trình tự. Các câu thơ nối tiếp nhau theo vần (dù rất mờ) với rậm rạp dịng thơ

in, chữ in, khơng chứa nhiều khoảng trắng bí ẩn của thơ đương đại” [3]. Đến


5

13 bài thơ trong tập 1 2 3, tư duy thơ Thanh Thảo nghiêng hẳn về lối sáng tác
của chủ nghĩa hậu hiện đại nên câu thơ được cấu trúc theo “nguyên tắc cắt
mảnh rời rạc” [3]. Và “ở cấp độ câu thơ trong từng đoạn thơ, ta có thể đọc
ngược từ dòng cuối lên dòng đầu mà bài thơ vẫn khơng mất đi vẻ tự nhiên,
tính chỉnh thể của nó, lại khơng hề bọ vần điệu trói buộc” [3].
Với đề tài Cấu trúc ru-bic trong “Đàn ghita của Lor-ca, Lương Thị
Hoàng Anh cũng bày tỏ quan điểm về câu thơ Thanh Thảo thơng qua việc tìm
hiểu cấu trúc bài thơ trên tinh thần của nguyên lí ru-bic. Theo tác giả, cấu trúc
ru-bic biểu hiện ở việc “tổ chức tác phẩm theo sự liên tưởng tự do” [1]. Từ
mạch liên tưởng này, “mỗi câu thơ như một chuỗi tổ chức hỗn độn, không
liên tục về ngữ nghĩa, gồm nhiều chữ ghép lạ, mỗi chữ gợi một hình ảnh, một
ý nghĩa khác nhau” [1]. Mặt khác, Lương Thị Hoàng Anh cho rằng việc coi
ru-bic là cấu trúc của thơ còn là “sự giản lược tối đa và gợi mở tối đa của hình
thức thơ” [1]. Đây là nhận định khá thú vị, nêu lên được những đặc trưng
riêng của câu thơ Thanh Thảo.
Hồng Thị Minh Hóa trong luận văn thạc sĩ Kết cấu và ngơn ngữ thơ
Thanh Thảo nhìn từ lí thuyết thi pháp học của Roman Jakobson đã nhận xét
rằng Thanh Thảo có “những câu thơ bị tháo rời, xé lẻ” [9]. Và khi làm thơ,
Thanh Thảo bng mình để “từ ngữ gọi từ ngữ, nhịp điệu đưa đẩy nhịp điệu”
[9] nên câu thơ phát triển theo mạch liên tưởng tự do, “khơng viết hoa đầu
dịng, khơng chấm câu, những dịng thơ thoải mái chảy tn mà khơng vướng
vào cái khuôn câu chữ, vần điệu” [9].
Điểm qua những ý kiến đánh giá về thơ Thanh Thảo nói chung, chúng
ta có thể thấy các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao những giá trị của thơ Thanh
Thảo. Riêng về câu thơ Thanh Thảo, có thể thấy, đây là vấn đề khơng mới, đã

được một số nhà nghiên cứu quan tâm. Các ý kiến đều nhận định câu thơ
Thanh Thảo có những kết hợp bất ngờ, liên kết lỏng lẻo, tạo không gian rỗng


6

cho thơ. Tuy nhiên, do quy mô bài viết cũng như do mục đích nghiên cứu nên
vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách độc lập. Hơn nữa, chưa có cơng
trình nào nghiên cứu câu thơ Thanh Thảo ở quy mơ một tập thơ hay tồn bộ
thơ Thanh Thảo mà chỉ dừng lại ở một bài thơ cụ thể.
Tuy nhiên, những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu thực sự là những
phát hiện mới mẻ và có tính chất gợi mở giúp chúng tơi trong q trình xác
định cách thức tổ chức cấu trúc câu thơ của nhà thơ Thanh Thảo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cấu trúc cú pháp câu thơ Thanh
Thảo.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 47 bài thơ do nhà thơ Thanh Thảo gửi
tặng vào ngày 9/12/2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
5. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn được người viết triển khai qua 3 chương :
Chương Một : Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương Hai : Khảo sát và miêu tả cấu trúc cú pháp câu thơ Thanh Thảo
Chương Ba : Vai trò của cấu trúc cú pháp câu thơ Thanh Thảo



7

CHƯƠNG MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Câu tiếng Việt
1.1.1. Định nghĩa
Cho đến nay, khái niệm về câu vẫn là vấn đề đáng được bàn thảo.
Chú ý đến mặt nội dung của câu, Nguyễn Kim Thản tán đồng với khái
niệm về câu của V.V.Vinogradov: “Câu là đơn vị hồn chỉnh của lời nói được
hình thành về mặt ngữ pháp theo các quy luật của một ngôn ngữ nhất định,
làm công cụ quan trọng để cấu tạo, biểu thị tư tưởng. Trong câu, khơng phải
chỉ có sự truyền đạt về hiện thực mà cịn có cả mối quan hệ của người nói với
hiện thực” (dẫn theo [10, tr.100]).
Nguyễn Minh Thuyết cũng đưa ra định nghĩa tương tự : “Câu là đơn vị
ngơn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một sự việc, một ý kiến, một tình
cảm hoặc một cảm xúc” [7, tr.266].
Ngược lại, bỏ qua mặt nội dung của câu, L.C. Thompson đưa ra định
nghĩa về câu ở phương diện hình thức. Theo tác giả, “trong tiếng Việt các câu


8

được tách ra khỏi nhau bởi những ngữ điệu kết thúc. Một đoạn có một hay
nhiều nhóm nghỉ, kết thúc bằng một ngữ điệu, kết thúc và đứng sau một sự im
lặng hay tiếp một đoạn khác cũng như vậy là một câu. Sự độc lập của những
yếu tố như vậy, được phù hiệu hóa trong chữ viết bởi cách dùng một chữ hoa
ở đầu câu và một dấu kết thúc (dấu chấm, dấu hỏi, dấu chấm than cuối câu)”
(dẫn theo [10, tr.101]).
Còn Diệp Quang Ban lại đưa ra định nghĩa: “Câu là đơn vị của nghiên

cứu ngơn ngữ có cấu trúc ngữ pháp tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý
nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể
kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói giúp hình thành và biểu hiện,
truyền đạt tư tưởng, tình cảm” [4, tr.125].
Có thể thấy, định nghĩa về câu của Diệp Quang Ban đã nêu bật các đặc
điểm của câu trên các phương diện hình thức cú pháp, ngữ điệu, nghĩa sự tình,
nghĩa tình thái, vai trị của câu. Các đặc điểm đó cũng là các tiêu chí nhận
dạng câu.
1.1.2. Phân loại câu
Câu tiếng Việt được phân loại dựa vào các tiêu chí như cấu trúc, mục
đích phát ngơn, đặc điểm quan hệ giữa nội dung của chúng với hiện thực. Với
đề tài này, chúng tôi tập trung vào việc phân loại câu theo cấu trúc cú pháp.
Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống, Nguyễn Minh Thuyết phân
biệt “câu đơn phần (câu đặc biệt) với câu song phần (câu bình thường), câu
đơn (câu đơn giản) với câu phức (câu phức hợp, câu ghép)” [7, tr. 272].
Diệp Quang Ban trong Ngữ pháp tiếng Việt lại phân thành 3 loại : câu
đơn, câu ghép, câu phức.
(i) Câu đơn: bao gồm câu đơn hai thành phần, câu đơn đặc biệt, câu
dưới bậc, câu đơn mở rộng nòng cốt câu.


9

“Câu đơn hai thành phần là câu đơn có một cụm chủ - vị duy nhất làm
thành nòng cốt câu” [5, tr.120].
Ví dụ:
Anh này // là sinh viên
CN

VN


“Câu đơn đặc biệt là kiến trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể
có thêm trung tâm cú pháp phụ), khơng chứa hay không hàm ẩn một trung
tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị
ngữ” [5, tr.153].
Ví dụ:
Mưa
Câu đơn đặc biệt khác với câu đơn hai thành phần ở chỗ nó chứa một
trung tâm cú pháp chính và trong nó không cần và không thể xác định đâu là
chủ ngữ và vị ngữ.
Nói đến câu đơn đặc biệt, người ta chủ yếu chia ra làm hai kiểu lớn: câu
đặc biệt
- danh từ (có trung tâm cú pháp chính là danh từ hoặc cụm danh từ), câu đặc
biệt - vị từ (có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hoặc cụm động từ,
tính từ)
Câu đơn mở rộng nịng cốt là câu đơn có chứa thành phần phụ của câu.
(thành phần phụ của câu là “thành phần phụ thuộc vào tồn bộ nịng cốt câu
và có tác dụng mở rộng nòng cốt câu để bổ sung những chi tiết cần thiết cho
nòng cốt câu” [5, tr.165]. Vấn đề này chúng tơi sẽ làm rõ ở mục thành phần
câu).
Ví dụ:
Ngày mai, tơi //sẽ đi nước ngồi
TPP

CN

VN


10


Câu dưới bậc là những biến thể dưới bậc của câu hay biến thể của
câu “có ngữ điệu kết thúc, tự lập, nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và
về ngữ nghĩa” [5, tr. 193].
Ví dụ:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
Theo Diệp Quang Ban, câu đơn thuộc bất kì kiểu nào, câu đơn hai
thành phần hay câu đơn đặc biệt đều phải có tính vị ngữ. Dựa vào đó, để phân
loại câu dưới bậc có thể căn cứ vào sự có mặt hay vắng mặt của vị ngữ. Như
vậy, câu dưới bậc sẽ được chia làm hai loại: câu dưới bậc có tính vị ngữ tự
thân (câu dưới bậc có chứa vị ngữ) và câu dưới bậc có tính vị ngữ lâm thời
(câu dưới bậc khơng chứa vị ngữ).
(ii) Câu ghép: “Là câu gồm từ 2 cụm chủ - vị trở lên, mỗi cụm trong số
đó có tư cách (tương đương) một nịng cốt câu đơn (2 thành phần) tức là
không cụm chủ - vị nào bao hàm cụm chủ - vị nào. Các cụm chủ - vị đang bàn
ở đây dường như được “ghép” lại, kết nối lại để làm thành một câu” [5, tr.
201].
Câu ghép được chia thành 2 loại lớn: loại có từ liên kết gồm có kết từ
và phụ từ với tác dụng liên kết và loại khơng có từ liên kết (câu ghép chuỗi).
Trong loại thứ nhất chia ra làm 3 loại nhỏ: câu ghép chứa kết từ bình đẳng
(câu ghép đẳng lập), câu ghép chứa kết từ chính phụ (câu ghép chính phụ),
câu ghép chứa phụ từ liên kết (câu ghép qua lại).
Ví dụ về câu ghép khơng có từ liên kết
Mây // tan, mưa // tạnh
Ví dụ về câu ghép có từ liên kết
Tuy tơi // đã nói nhiều nhưng anh ấy // vẫn không nghe
K

K



11

(iii) Câu phức: “Là câu gồm từ 2 cụm chủ - vị trở lên, trong đó chỉ có
một cụm làm nòng cốt câu, những cụm chủ - vị còn lại đều bị bao hàm bên
trong nòng cốt câu” [5, tr. 201].
Ví dụ:
Cây này // lá vàng

CN

VN

Câu phức được chia làm các loại : câu phức chủ ngữ, câu phức vị ngữ,
câu phức bổ ngữ, câu phức trạng ngữ, câu phức định ngữ.
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo phân loại câu
theo cấu trúc cú pháp như sau :
Câu loại câu phân loại theo cấu trúc cơ bản gồm câu hai phần, câu một
phần, câu đặc biệt. Các loại câu phân theo số lượng cấu trúc cơ bản gồm :câu
đơn, câu ghép.
Tùy vào quan niệm của mình mà mỗi tác giả có những cách phân loại
câu theo cấu trúc riêng. Trong luận văn này, chúng tôi dựa và cách phân loại
của Diệp Quang Ban làm cơ sở để nghiên cứu.
1.1.3. Thành phần câu
“Thành phần câu là những thành tố tham gia nòng cốt câu hoặc phụ
thuộc trực tiếp vào tồn bộ nịng cốt câu” [14, tr.376]. Vấn đề phân định các
thành phần câu là một vấn đề phức tạp và lâu đời. Ở Việt Nam, mặc dù cịn
nhiều cách giải thích, cách phân chia khác nhau nhưng đa số các nhà Việt ngữ
học đều cho rằng câu tiếng Việt gồm hai thành phần: thành phần chính và
thành phần phụ.

* Thành phần chính của câu


12

Hầu hết các nhà Việt ngữ học đều cho rằng câu có hai thành phần chính
là chủ ngữ và vị ngữ trừ L.C Thompson và Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Minh
Thuyết. L.C Thompson khẳng định “cấu trúc câu tiếng Việt là cấu trúc tiêu
điểm với một vị từ làm trung tâm; các thể từ, thậm chí là vị từ khác, xuất hiện
như là các bổ ngữ tiêu điểm” (dẫn theo [14, tr. 58]). Còn Nguyễn Văn Hiệp,
Nguyễn Minh Thuyết trong chuyên luận Thành phần câu tiếng Việt thì đưa ra
quan điểm : “Thành phần chính của câu là những thành tố cú pháp bắt buộc
phải có mặt trong câu để đảm bảo cho câu có tính trọn vẹn. Đó là vị ngữ cùng
các tham tố của nó - chủ ngữ và bổ ngữ bắt buộc” [14, tr.59]
- Vị ngữ :
“Vị ngữ nói lên cái đặc trưng (quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động)
vốn có ở vật nêu ở chủ ngữ hoặc có thể áp đặt một cách hợp lí vật đó và
thường đứng sau chủ ngữ” [5, tr.137].
Ví dụ :
Cây này// lá vàng
VN
- Chủ ngữ
“Chủ ngữ nêu ra cái đối tượng mà câu nói đề cập đến và hàm chứa hoặc
có thể chấp nhận các đặc trưng (tức là quan hệ, tính chất, trạng thái, hành
động) sẽ được nói lên trong vị ngữ và thường đứng trước vị ngữ” [5, tr.137].
Chủ ngữ có thể là một từ, cụm từ
Ví dụ :
+ Chủ ngữ là một từ
Mưa // rơi tí tách
CN

+ Chủ ngữ là cụm từ
Mai và Lan // là đôi bạn thân


13

CN
Xét về quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ, đa số các ý kiến đều khẳng
định vị ngữ đóng vai trò chủ yếu và là hạt nhân của câu. “Vị ngữ quyết định
số lượng chủ ngữ, số lượng biến thể của câu, ý nghĩa và khả năng thay đổi vị
trí của chủ ngữ, thậm chí quyết định cả kiểu loại chủ ngữ. Và trong những
trường hợp câu được mở rộng bằng các thành phần thứ yếu hay được kết hợp
với các câu khác thì chỉ có thể lược bỏ chủ ngữ chứ không thể lược bỏ vị
ngữ” [14, tr.15].
Với Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp khi dựa trên khái niệm về
“tính trọn vẹn” của câu để xác định nịng cốt câu, bổ ngữ cũng được xếp vào
số các thành phần chính của câu, cùng với vị ngữ và chủ ngữ tạo thành nòng
cốt trong một số kiểu câu mà vị ngữ là động từ ngoại động. So sánh:
+ Vị ngữ là động từ nội động, không yêu cầu bổ ngữ trong nịng cốt
câu.
Ví dụ:
Anh ấy buồn.
CN

VN

+ Vị ngữ là động từ ngoại động, yêu cầu có bổ ngữ trong nịng cốt
câu.
Ví dụ:
Tơi đọc sách.

CN VN BN
Ở câu trên, “đọc” là động từ ngoại động, địi hỏi phải có bổ ngữ thuyết
minh. Do đó, bổ ngữ trong trường hợp này phải thuộc nòng cốt câu.
* Thành phần phụ của câu
Việc phân chia thành phần phụ của câu cũng là vấn đề phức tạp và lí
thú. Ở đây, chúng tơi dựa vào quan điểm của Diệp Quang Ban trong Ngữ


14

pháp tiếng Việt (1998) để phân chia thành phần phụ của câu. Theo Diệp
Quang Ban, thành phần phụ của câu gồm: trạng ngữ, đề ngữ, phụ ngữ câu,
giải ngữ, liên ngữ.
- Trạng ngữ: Là thành phần phụ của câu, “thường đứng trước nịng cốt
câu, tuy nhiên vẫn gặp nó sau nòng cốt câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ” [5,
tr.166], bổ sung ý nghĩa về không gian, thời gian, nguyên nhân, mục
đích…cho nội dung được biểu hiện trong câu.
Ví dụ:
Hôm qua, tôi bị ốm.
TN
- Đề ngữ: “là loại thành phần phụ của câu đứng trước nòng cốt câu,
được dùng để nêu lên một vật, một đối tượng, một nội dung cần bàn bạc, với
tư cách chủ đề của câu chứa nó” [5, tr.169, 170].
Ví dụ :
Giàu, tơi cũng giàu rồi. (Nguyễn Công Hoan)
ĐN
- Phụ ngữ câu: “Phụ ngữ của câu nhìn chung khơng có vị trí xác định
trong câu. Phụ ngữ của câu được dùng để nêu các ý nghĩa về quan hệ có liên
quan với nội dung phần câu cịn lại” [5, tr.172].
Ví dụ :

Có lẽ, chiều nay mưa.
PNC
- Giải ngữ : “Giải ngữ của câu thường đứng giữa hoặc đứng sau nịng
cốt câu, cũng có kiểu thường đứng trước nòng cốt câu. Giải ngữ câu được
dùng để làm sáng tỏ thêm về một phương diện nào đó liên quan gián tiếp đến
câu làm cho người ta hiểu câu nói đúng hơn, rõ hơn” [5, tr.174]
Ví dụ :


15

Cơ bé nhà bên (có ai ngờ)
GN
Cũng vào du kích.
(Giang Nam)
- Liên ngữ: “Liên ngữ thường đứng đầu câu, tuy nhiên cũng có khi liên
ngữ đứng sau chủ ngữ. Liên ngữ được dùng để nối ý của câu chứa nó với ý
của câu đứng trước hoặc đứng sau câu ấy, với ý của cả cụm gồm nhiều câu
đứng trước hoặc đứng sau câu ấy” [5, tr.176].
Ví dụ:
Đất nước đẹp vơ cùng. Nhưng Bác phải ra đi.
LN
1.2. Thanh Thảo - cuộc đời và sự nghiệp
1.2.1. Thanh Thảo - cuộc đời
Thanh Thảo là một đời thơ có nhiều cống hiến cho thi đàn dân tộc. Sự
thành công của Thanh Thảo được quyết định bởi nhiều yếu tố nhưng không
thể không kể đến ảnh hưởng của cuộc đời nhà thơ đối với sự nghiệp văn học
của ông.
Cứ như là sự sắp đặt của số phận để tài hoa nối tiếp tài hoa trên quê
hương Quảng Ngãi, năm 1946, Bích Khê – nhà thơ có “những câu thơ hay

vào bực nhất trong thơ Việt Nam” [6, tr.234] ra đi cũng chính là năm Thanh
Thảo chào đời trên quê hương Quảng Ngãi.
Thanh Thảo, tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh tại xã Đức Tân,
huyện Mộ Đức. Ngay sau khi tốt nghiệp khoa ngữ văn, trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội (1970) Thanh Thảo xung phong vào công tác ở chiến trường
miền Nam. Tại đây, nhà thơ vừa tham gia chiến đấu, vừa làm phóng viên,
cơng tác tại Đài phát thanh giải phóng và Đài tiếng nói Việt Nam.


16

Những năm tháng khốc áo lính, đi qua bão lửa chiến tranh, theo dấu
chân những người lính trẻ, đến tận những con đường qua lầy lội của đồng
bằng Nam Bộ, Thanh Thảo đã thấm thía hơn thực tế chiến tranh. Kể từ đây,
ngọn lửa đấu tranh cách mạng của dân tộc đã tôi luyện cho Thanh Thảo cũng
như thế hệ các nhà thơ trẻ cùng thời với ông một niềm tin, một bản lĩnh và ý
thức, trách nhiệm của thế hệ mình. Để rồi, nhà thơ có thời gian trải nghiệm về
những mất mát hi sinh của đồng đội, nhân dân, suy cảm về trách nhiệm và số
phận thế hệ mình, về đất nước, nhân dân và ý thức rằng
Người ta không thể chọn để được sinh ra
nhưng chúng tôi đã chọn cánh rừng phút giây năm tháng ấy
(Những người đi tới biển)
Những năm hoạt động tại chiến trường miền Nam, Thanh Thảo đã
được mảnh đất đượm tình, đau thương này bồi đắp cho tâm hồn. Đây thực sự
là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của ơng. Do đó, khơng
khó để ta có thể hiểu vì sao những cuộc chiến đấu ở dọc Trường Sơn và đồng
bằng Nam Bộ, những con người và vùng đất nơi đây đã để lại thương nhớ
nhiều trong thơ ông.
Là thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
sau ngày đất nước thống nhất, Thanh Thảo lại tiếp tục tập trung hoạt động văn

học nghệ thuật và báo chí. Hiện nay, Thanh Thảo là Chủ tịch Hội Văn học
nghệ thuật Quảng Ngãi, phó chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam.
Với những cống hiến lớn của mình, Thanh Thảo đã khẳng định vị trí trong
nền thi ca dân tộc. Năm 1979, Thanh Thảo nhận giải thưởng của Hội nhà văn
Việt Nam, năm 1995 nhận giải thưởng văn học Ban Văn học Quốc phòng An
ninh, Hội nhà văn Việt Nam, năm 2001 được trao giải thưởng Nhà nước về
văn học nghệ thuật (đợt 1).


17

Trải qua những giai đoạn khác nhau, Thanh Thảo lại có những độ lùi cần
thiết để có cái nhìn sâu hơn về cuộc sống, về văn chương. Mặc dù cuộc sống
hiện nay vẫn tồn tại nhan nhản bao nhiêu cái ác, cái xấu khiến thi nhân phải
chạnh lịng
Có những lúc ra về lịng rỗng khơng
vì phải gặp trong cơ quan một thằng cặn bã
(Tôi chào đất nước tôi)
nhưng con người “giàu nghĩa khí” (chữ dùng của Chu Văn Sơn) ấy vẫn giữ
vững niềm tin vào con người, vẫn hoạt động nghệ thuật một cách đam mê và
nghiêm túc.
1.2.2. Thơ Thanh Thảo - những chặng đường sáng tạo
1.2.2.1. Thơ Thanh Thảo trước 1975
Nhập cuộc vào thi đàn chống Mĩ khi các nhà thơ đi trước đã “bước vào
khoảng giữa cuộc đọ sức” [2], tạo được tiếng vang với những bài thơ “chấn
động”, Thanh Thảo chọn cho mình một lối riêng
đi con đường người trước đã đi
bằng rất nhiều lối mới
(Một người lính nói về thế hệ mình)
Lối mới ấy được đánh dấu bằng Thử nói về hạnh phúc (1972). Nhưng

“bài thơ hay mà xót quá” nên đành lỗi hẹn với bạn đọc. Thử nói về hạnh phúc
mở đầu cho một cách nghĩ mới, đầy táo bạo và gai góc của Thanh Thảo về số
phận của con người trong chiến tranh, về hi sinh mất mát.
chúng tơi khơng muốn chết vì hư danh
khơng thể chết vì tiền bạc
chúng tơi lạ xa với những tin tưởng điên cuồng
những liều thân vơ ích


18

Nói như chính Thanh Thảo: “Nó gây ngạc nhiên thì đúng hơn, vì nó viết
rất thật về chiến tranh, về những hy sinh mất mát, về cả quan điểm của một
người lính trẻ khơng chịu chết cho bất cứ tín điều mù quáng nào, mà chỉ sẵn
sàng chết cho đất nước mình” [15]. Để rồi chẳng bao lâu sau, nó được nhắc
đến cùng 13 bài thơ trong Dấu chân qua trảng cỏ.
Giữa tiếng thơ “ồn ào”, hào hùng lúc bấy giờ, Thanh Thảo lặng lẽ chọn
chất giọng trầm lắng và nhiều suy tư cho những vần thơ về cái chết, về những
gian khổ, về sự tự ý thức của thế hệ trẻ. 13 bài thơ trong Dấu chân qua trảng
cỏ viết từ chiến trường miền Nam ác liệt, dữ dội, trần trụi này đã tạo được nét
riêng, gây ấn tượng với Chế Lan Viên. Đó là những vần thơ chân thành, đầy
chất suy tư làm rung cảm biết bao thế hệ người đọc, là những vần thơ đượm
mùi khói lửa chiến trường, những vần thơ “nói được tới ngày mai” khi mà
một thời đại đau thương và vĩ đại của dân tộc dần lùi vào quá khứ.
Dẫu vậy, ta vẫn gặp ở tập thơ này một niềm tin vào tương lai, những
phút dây thanh thản, bình n của người lính trẻ khi nghĩ về mùi vị quê
hương, về những yêu thương đơi lứa, những hạnh phúc đang chờ phía trước:
ơi mùi vị quê hương
con quên làm sao được
mẹ già và đất nước

chia đều nỗi nhớ thương.
(Gặt lá cơm nếp)
Giai đoạn này thơ Thanh Thảo chủ yếu mang đến “chất nghĩ” mới mẻ
và chân thực về những vấn đề nhân sinh trong chiến tranh. Thi sĩ lặng lẽ bộc
bạch những suy tư, sự ý thức của một người lính mới chạm mặt chiến trường
khốc liệt. Đọng lại trong những vần thơ của Thanh Thảo là “chất người” lấp
lánh, là một bản lĩnh thơ “cháy tận sức mình”.
1.2.2.2. Thơ Thanh Thảo sau 1975


19

Bắt đầu với Dấu chân qua trảng cỏ, Thanh Thảo đã tạo nên một dáng
dấp riêng trên thi đàn chống Mĩ nhưng nhà thơ không dừng lại. Là một cây
bút ham tìm tịi và đổi mới, Thanh Thảo vẫn miệt mài cách tân, sáng tạo mang
đến những cái mới cho thơ, cái mới cho nghệ thuật.
thì cứ đi cứ đi và đi mãi
như nước kia chảy không bến không bờ
ta đã ném thơ mình vào thác xiết
một sợi chỉ mành mỏng mảnh treo chuông
(Đêm trên cát)
Lần lượt nhiều tập thơ được xuất bản Khối vuông ru-bic (1985), Tàu
sắp vào ga (1986), Bạch đàn gửi bạch dương (1987), Từ một đến một trăm
(1988), 1 2 3 (2007),Thanh Thảo 70 (2008)…như minh chứng cho sức sáng
tạo không ngừng nghỉ của ông.
Về mặt nội dung, thơ Thanh Thảo giai đoạn này một mặt tiếp tục
hướng về đề tài chiến tranh với cái nhìn chiệm nghiệm của người lính đã thấm
đẫm nỗi đau trận mạc. Thơ ông là sự đan xen giữa ký ức chiến tranh và những
di chứng đầy mâu thuẫn cùng đau khổ của nó. Mặt khác, mang đậm hơi thở
cuộc sống với những vấn đề thường nhật, thơ Thanh Thảo phản ánh hết sức

chân thực những góc khuất, những đổi thay của cuộc sống cả hướng tích cực
và tiêu cực. Hướng ngòi bút vào cuộc sống, Thanh Thảo phát hiện và thể hiện
những ngổn ngang khiến ta phải giật mình:
Những tấm tôn nhà nghèo vèo sang nhà giàu
Những tấm tôn nhà giàu càu nhàu về nhà nghèo
Và trong cơn bão một bác nông dân moi nhà sập đỡ dậy ba
người.
Một thanh niên lẻn vào nhà hàng xóm đâm suýt chết một người
(Sau cơn bão – Tàu sắp vào ga)


20

Thơ Thanh Thảo còn là những dòng nội tâm đậm đặc những suy tư trằn
trọc về quê hương, về người mẹ hiền, về kí ức buồn, về những giấc mơ ngày
xưa vắng. Ta bắt gặp trong thơ ông, tiếng buồn lặng trong đêm bụi bặm, hình
ảnh quả chuối ngọt trên bàn tay má ngọt trên lưng, tiếng cười trẻ con như hịn
bi ve lóng lánh, nắng lấp lánh trên những đài mây trắng…Đôi khi chúng ta
gặp lại cái nhẹ nhàng, bình yên của ngọn lửa chiều cùng những ước mơ bình
dị của người lính :
giặc giã tan rồi con được đắp chăn bông
được trôi theo đường làng mùa này tre đổ lá
nghe nao nao lửa bếp mùi rơm rạ
(Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng)
Từ những hướng ngoại của thời kì đầu, Thanh Thảo dần chuyển sang
những vần thơ hướng nội, đào sâu vào giấc mơ, vào những vùng mờ của kí
ức. Cũng từ đây, nhà thơ đã “tập trung nỗ lực cách tân của mình đột phá vào
cấu trúc thơ, tìm kiếm các mối kết hợp, các dạng liên kết cho thơ mình”
(Thanh Thảo – nghĩa khí và cách tân CVS). Chính Thanh Thảo đã phát biểu
Ru-bic- đó là cấu trúc của thơ. Nhà thơ chọn một trục chính cho thơ của mình

để rồi “xoay” những ơ màu hỗn loạn mà “châu tuần rất trật tự xung quanh cái
trục bí mật của ru-bic” [13]. Cấu trúc tác phẩm như thế, liên kết thơ Thanh
Thảo lỏng hơn, chất thơ chìm hơn và tiến gần về dịng chảy của đời sống tâm
tình với tất cả những bất định của nó.
Sống hết mình với thơ văn, sống thật lịng với những vần thơ trăn trở,
Thanh Thảo đã thể hiện tiếng lòng sâu nặng với cuộc sống, nỗi trăn trở, suy tư
trước những đổi thay của cuộc sống và niềm tin bất diệt vào “chất người” lấp
lánh, vào cái đẹp, sự phục thiện.


21

CHƯƠNG HAI
KHẢO SÁT VÀ MIÊU TẢ
CẤU TRÚC CÚ PHÁP CÂU THƠ THANH THẢO
2.1. Cách tổ chức câu thơ, dòng thơ trong thơ Thanh Thảo
Dòng thơ là đơn vị nhỏ nhất có giá trị độc lập trong tổ chức của một tác
phẩm thơ. Do vậy, với đề tài này, chúng tôi lấy dòng thơ làm chuẩn để khảo
sát.
Trên cơ sở thống kê 47 bài thơ của Thanh Thảo chúng tơi có kết quả
sau:
Bảng thống kê số lượng dòng thơ, câu thơ
Số lượng Số lượng Số lượng
bài thơ

dòng thơ

câu thơ

Câu trọn nghĩa


Câu trải ra nhiều

trong một dòng

dòng

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng Tỉ lệ


22

47

913

584

408

69,86%

176

30,14%


Tất cả những bài thơ Thanh Thảo mà chúng tôi khảo sát đều được viết
theo thể thơ tự do nên độ dài ngắn của các dòng thơ, số lượng dòng thơ không
tuân theo quy luật. Trong mỗi bài, tùy thuộc vào cảm xúc, nội dung…mà tác
giả lựa chọn số lượng dịng cho bài thơ. Có những bài, số lượng dịng thơ khá
lớn như Thử nói về hạnh phúc (122 dịng), Một người lính nói về thế hệ mình
(130 dịng), có bài chỉ dừng lại ở 4 dịng (Khơng nói được), 5 dòng (Chiếc lá).
Tuy nhiên, những bài thơ như thế này không nhiều. Trong 47 bài thơ mà
chúng tôi khảo sát, chủ yếu là những bài thơ từ 7 đến 20 dòng (35 bài), từ 20
đến 35 dòng (8 bài). Qua đó, dễ dàng nhận thấy, Thanh Thảo có xu hướng
viết những bài thơ ngắn.
2.1.1. Câu trọn nghĩa trong một dịng
Trong 913 dịng thơ mà chúng tơi khảo sát, số lượng dịng thơ trùng với
câu thơ có tỉ lệ rất cao : 408 câu, chiếm 69,86%.
bóng nắng cũ
cơn mưa rào chiều hè
bom rơi phía cầu Đuống rền như sấm cũ
(Chợt nhớ)
3 dòng thơ tương ứng với 3 câu thơ. Theo đó, hình ảnh về cuộc chiến
tranh với âm thanh vang rền được đặt kề bên hình ảnh nhẹ nhàng của thiên
nhiên.
Mặt khác, số lượng bài có dịng thơ trùng với câu thơ rất ít, chỉ 6 bài
(0,12%). Cịn lại, bài nào cũng có sự đan xen giữa những câu thơ trọn nghĩa
một dòng với những câu thơ trải ra nhiều dòng.
Số lượng tiếng ở câu trọn nghĩa trong một dòng dao động từ 5 đến 8
tiếng. Tuy nhiên, vì được viết theo thể thơ tự do nên có những câu thơ chỉ
dừng lại ở 1, 2 tiếng như :


23


đừng đuổi theo tôi
lửa trắng
cục nước đá tan trong chiếc ly
cơn gió nhân tạo mùi sắt gỉ
(Lửa trắng)
lại có những câu thơ kéo dài đến 12 tiếng
ta đi xe bus chật chội mắng chửi gào thét ngu đần
(Bán báo dạo)
Hiện tượng này, một mặt tạo ấn tượng về hình thức. Mặt khác, nó góp
phần tạo nên sự thay đổi nhịp điệu thơ, tạo khoảng lặng riêng cho từng bài
thơ.
Như vậy, ở một chừng mực nào đó, có thể thấy, câu thơ Thanh Thảo
hướng đến sự ngắn gọn.
2.1.2. Câu trải ra nhiều dòng
Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng câu thơ trải ra nhiều dịng khơng
lớn, chỉ 176 câu, chiếm tỉ lệ 30,14%. Trong số đó, phần lớn là câu trải ra 2, 3
dịng.
chiến tranh cưa ngang
bằng cưa máy
hịa bình đốn ngã
bằng đủ thứ
(Chợt nhớ)
Ở ví dụ trên, mỗi câu thơ đều đột ngột ngắt thành hai dòng thơ, cân
xứng, hài hòa. Bom đạn chiến tranh cướp đi sinh mạng của bao người trong
khoảnh khắc. Đau đớn. Hịa bình lập lại, bao nhiêu người bị đốn ngã giữa đời
thường. Nỗi đau khơng chỉ là thể xác mà cịn là nỗi đau dai dẳng, âm ỉ trong
tâm hồn.


24


Tuy nhiên, ở những vần thơ viết giai đoạn đầu, nội dung chủ yếu là
những suy tư của tác giả về số phận của nhân dân, Tổ quốc, của người lính
trong chiến tranh khốc liệt thì câu thơ có xu hướng mở rộng. Câu thơ trải ra
đến 4, 5 thậm chí 6 dịng thơ.
với những thằng con trai mười tám tuổi
đất nước là nhịp tim có thể khác thường
là một làn mây mỏng đến bâng khuâng
là mùi mồ hôi thật thà của lính
đơi khi là một giọng nữ cao nghe từ Hà Nội
hay một bữa cơm rau rừng
(Thử nói về hạnh phúc)
Cùng với sự mở rộng dòng thơ, ý thức về đất nước của người lính trẻ
hiện lên dần lên qua những hình ảnh cụ thể và gần gũi nhất.
Như đã nói ở phần trên, trong từng bài thơ, có sự đan xen nhịp nhàng
giữa những câu thơ trọn nghĩa một dòng và những câu thơ trải ra nhiều dòng.
giặc giã tan rồi con được đắp chăn bông
được trôi theo đường làng mùa này tre đổ lá
nghe nao nao bếp lửa mùi rơm rạ
(Giấc ngủ trưa của người lính an dưỡng)
Ở ví dụ trên, đan xen vào câu thơ trải ra hai dịng, có độ dài đến 19
tiếng (giặc giã tan rồi con được đắp chăn bông/được trôi theo đường làng
mùa này tre đổ lá) là câu thơ ngắn (nghe nao nao bếp lửa mùi rơm rạ), trọn
nghĩa trong một dịng tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng, bình lặng. Chiến tranh đi
qua, người lính trở về quê nhà, trở về với những điều giản dị, được đắp chăn
bơng, được hịa mình vào khơng gian n bình, đượm tình u thương của
mẹ. Khơng gian trở nên lắng đọng cho tình người miên man, lan tỏa theo
ngọn lửa yêu thương và hi vọng của mẹ.



25

Nhìn chung, ở mỗi bài thơ số lượng câu thơ trọn nghĩa một dịng ln
lớn hơn câu trải ra nhiều dòng. Mặt khác, những câu trọn nghĩa trong một
dòng từ 1 đến 3 tiếng thường là câu đơn đặc biệt hoặc câu dưới bậc. Ngược
lại, những câu thơ dài thường là câu ghép, câu đơn nhiều vị ngữ. Những loại
câu này khá nhiều, mang lại nét riêng cho thơ Thanh Thảo. Điều này góp
phần quan trọng trong việc tạo nên giọng điệu cũng như thể hiện nội dung của
từng bài thơ. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ làm rõ hơn ở chương 3.
2.2. Khảo sát, miêu tả cấu trúc cú pháp các kiểu câu trong thơ Thanh
Thảo
Do sự liên hệ sâu xa với ngữ pháp trong nhà trường, chúng tôi chọn cấu
trúc chủ-vị làm cấu trúc cú pháp cơ bản để miêu tả cấu trúc cú pháp câu thơ
Thanh Thảo.
Trong nghiên cứu cú pháp, có một thơng lệ là khi miêu tả cấu trúc của
câu, người ta chỉ trình bày cấu trúc cú pháp của kiểu câu đơn hai thành phần.
Đây là ‘‘kiểu câu có cấu trúc ứng với cấu trúc cú pháp cơ bản được chọn làm
công cụ để miêu tả’’ [8], được sử dụng rộng rãi nhất và được dùng làm cơ sở
cho những kiểu câu có cấu tạo lớn hơn.
Mặt khác, qua khảo sát 584 câu thơ trong 47 bài thơ của Thanh Thảo,
chúng tôi nhận thấy, câu đơn, đặc biệt là câu đơn hai thành phần xuất hiện với
tần số nhiều nhất, các câu ghép, câu phức có tần số ít hơn.
Vì vậy, để thuận tiện cho q trình nghiên cứu, chúng tơi tập trung làm
rõ cấu trúc cú pháp của câu đơn hai thành phần trong thơ Thanh Thảo và các
kiểu câu đơn khác như câu đơn mở rộng nòng cốt: thành phần phụ của câu,
câu đơn đặc biệt, câu dưới bậc. Riêng kiểu câu ghép, câu phức chúng tôi chỉ
dừng lại ở mức khái quát nhất.
Bảng phân loại câu theo cấu trúc cú pháp trong thơ Thanh Thảo
Phân loại câu


Câu đơn

Câu ghép

Câu phức


×