Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua môn khoa học lớp 4, 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.85 KB, 77 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

HOÀNG THỊ MƠ

Giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng
lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua mơn
Khoa học lớp 4, 5

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Năng lượng là thành phần không thể thiếu trong sinh họat, sản xuất và hầu
hết mọi hoạt động của sự sống. Sự thiếu hụt năng lượng trong thời gian dài sẽ là
nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, gây hiệu ứng xấu đối với
tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nguồn năng lượng truyền thống có thể khai
thác để cung cấp cho nhu cầu xã hội không phải là vô tận. Nước Việt Nam vốn
được thiên nhiên ưu đãi, nguồn tài nguyên năng lượng rất phong phú, đa dạng
nhưng thực tế lại cho thấy rằng sự khai thác, chế biến và sử dụng cịn có nhiều hạn
chế và đạt hiệu quả thấp. Nếu như tình trạng này còn tiếp tục kéo dài sẽ gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Do vậy việc giáo
dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm đang là một yêu cầu cấp thiết
đối với nền giáo dục của nước ta hiện nay. Hành động và ứng xử của con người đối
với các nguồn năng lượng quý giá bị điều chỉnh bởi thái độ và nhận thức của họ mà
giáo dục có vai trị to lớn và nhiệm vụ này cần phải được thực hiện ngay từ bậc Tiểu


học.
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng, tạo cơ sở ban đầu vững chắc cho việc
đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước. Mục tiêu đặt ra hiện nay của nền
giáo dục là làm sao để học sinh phải thực sự tích cực, chủ động, tự giác, ln trăn
trở tìm tịi, suy nghĩ và sáng tạo trong q trình lĩnh hội tri thức và lĩnh hội cả cách
thức để có được tri thức ấy nhằm hình thành, phát triển và hồn thiện nhân cách đạo
đức của mình. Các em chính là nịng cốt quyết định đến sự tồn vong của xã hội sau
này. Thế nên việc giáo dục nói chung và giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng
lượng tiết kiệm nói riêng ở bậc Tiểu học giúp các em có ý thức đúng đắn ngay từ
lúc cịn nhỏ. Chương trình giáo dục Tiểu học đã có lồng ghép nội dung giáo dục cho
học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua nhiều môn học như
thủ công - kĩ thuật, lịch sử - địa lí, tự nhiên - xã hội và khoa học. Tuy nhiên, trên
thực tế việc tiếp cận chương trình và nắm nội dung giáo dục trong bài học của học
sinh còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt yêu cầu. Một trong những nguyên nhân

2


dẫn đến tình trạng trên là do ý thức của học sinh chưa nhận thức đủ về vấn đề này
và sự quan tâm của giáo viên cịn ít.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên nói trên tôi chọn đề tài: “Giáo dục
cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua môn Khoa
học lớp 4, 5”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung về giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm trong môn Khoa
học lớp 4, 5.
- Xác định các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được dùng để giáo dục
cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua môn học này.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc giáo dục ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm cho học sinh Tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh Tiểu học qua
môn Khoa học lớp 4, 5.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Các bài học có nội dung tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm trong môn Khoa
học lớp 4, 5.
- Các phương pháp và hình thức dạy học được dùng để tích hợp giáo dục ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm qua môn Khoa học lớp 4, 5.
- Giáo viên và học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – thành phố Đà
Nẵng.
4. Giả thuyết khoa học
Việc nghiên cứu nội dung tích hợp giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết
kiệm cho học sinh Tiểu học qua môn Khoa học sẽ là điều kiện quan trọng trong việc
tạo ra những hiệu quả dạy học, giúp cho giáo viên thực hiện được những mục tiêu
chung, cụ thể của môn học để từ đó học sinh biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày
của mình.

3


5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
cho học sinh Tiểu học.
- Nghiên cứu các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giáo dục ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh Tiểu học.
- Tìm hiểu tình hình thực tế dạy và học các bài học có nội dung tích hợp để giáo dục
sử dụng năng lượng tiết kiệm qua môn Khoa học lớp 4, 5. Tìm hiểu ý thức sử dụng
năng lượng tiết kiệm của học sinh ở trường học và địa phương.

- Thiết kế một số bài giảng để giáo dục học sinh Tiểu học biết sử dụng năng lượng
tiết kiệm trong cuộc sống.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giáo dục sử
dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống cho học sinh Tiểu học qua môn Khoa
học lớp 4, 5.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về điều kiện khách quan và chủ quan, tôi chỉ nghiên cứu việc
giáo dục ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm cho học sinh khối lớp 4, 5 trường
Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi qua môn Khoa học.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận, phân tích – tổng hợp
- Nghiên cứu tài liệu sau đó phân tích và tổng hợp thông tin cần thiết phục vụ cho
đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra bằng anket
- Dùng hệ thống câu hỏi để thu thập thơng tin, cơ sở lí luận cho đề tài.
6.3. Phương pháp thống kê
- Để phân tích kết quả ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
- Quan sát các giờ dạy học môn Khoa học ở trường Tiểu học và ý thức sử dụng
năng lượng của học sinh ngoài giờ học.

4


6.5. Phương pháp thực nghiệm
- Đề xuất giáo án và thực hiện giảng dạy các bài học có nội dung giáo dục ý thức sử
dụng năng lượng tiết kiệm trong mơn Khoa học.
6.6. Phương pháp đánh giá và xử lí kết quả
- Đánh giá, phân tích và xử lí kết quả thu được sau khi thực nghiệm.
6.7. Phương pháp phỏng vấn

- Phỏng vấn giáo viên về việc tích hợp giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng năng
lượng tiết kiệm trong q trình dạy học mơn Khoa học.
7. Cấu trúc khóa luận: Gồm 3 phần:
Phần mở đầu: Lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, khách thể và đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu
Phần nội dung: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Nội dung dạy học, các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để
giáo dục học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống qua môn Khoa
học lớp 4, 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Khái quát về năng lượng
1.1.1.1. Khái niệm năng lượng
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lượng, sau đây tôi xin trình bày một
số khái niệm phổ biến:
Hiểu theo nghĩa thơng thường, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng
thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất [14, tr.1].
Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều
dạng năng lượng như: cơng năng, thế năng, động năng, nội năng, nhiệt năng [14,

tr.1].
Năng lượng bao gồm nhiên liệu, điện năng, nhiệt năng thu được trực tiếp
hoặc thông qua chế biến từ các nguồn tài nguyên năng lượng không tái tạo và tái
tạo. Tài ngun năng lượng khơng tái tạo gồm than đá, khí than, dầu mỏ, khí thiên
nhiên, quặng urani và các tài ngun năng lượng khác khơng có khả năng tái tạo.
Tài nguyên năng lượng tái tạo gồm sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt,
nhiên liệu sinh học và các tài nguyên năng lượng khác có khả năng tái tạo [16, tr.1].
Tổ tiên của chúng ta đã biết sử dụng lửa từ hàng trăm nghìn năm trước. Khi
con người cịn sinh hoạt trong hang động thì lửa được sử dụng để chiếu sáng, sưởi
ấm và nấu nướng. Nguồn năng lượng động lực trong thời kỳ đó là sức người và gia
súc.
Sau đó, nhờ sử dụng lửa, tổ tiên chúng ta đã làm ra được đồ gốm và các công
cụ bằng kim loại. Với những cơng cụ đó, con người đã thực hiện được các hoạt
động sản xuất như canh tác, trồng trọt và chăn ni, qua đó các cộng đồng xã hội
được hình thành. Có thể nói rằng lửa chính là xuất phát điểm của nền văn minh
nhân loại.
Vào cuối thể kỷ XVIII, máy hơi nước dùng nhiên liệu than đá được phát
minh ở Anh. Từ đó, cuộc cách mạng về năng lượng động lực bùng nổ và dẫn đến

6


cuộc cách mạng công nghiệp. Hơn nữa, với kỹ thuật của động cơ đốt trong và sử
dụng điện ở thế kỷ XIX, nhiều phát minh có tính bước ngoặt đã ra đời, đẩy mạnh sự
phát triển của khoa học kỹ thuật, tạo ra một xã hội phong phú và tiện lợi như ngày
nay.
Thế nhưng từ giữa thế kỷ XX, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên một
cách nhanh chóng, nhưng những loại năng lượng đó khơng phải là vơ hạn; đây là
nguyên nhân khiến chúng ta không thể thờ ơ với vấn đề ô nhiễm môi trường trái
đất. Hơn nữa, dân số tăng lên càng làm tăng thêm lo lắng về sự cạn kiệt của tài

nguyên năng lượng. Để duy trì cuộc sống văn minh của mình, con người cần sử
dụng năng lượng, nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa
năng lượng và môi trường.
Ngày nay, việc khai thác, sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng đang trở
thành một vấn đề cấp bách mang tính tồn cầu. Sở dĩ như vậy là do nhân loại đang
đứng trước hàng loạt nguy cơ mà ngun nhân của nó chính là vấn đề khai thác, sử
dụng năng lượng: những nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng hố thạch)
đang ngày một cạn kiệt, nạn ơ nhiễm mơi trường và sự nóng lên của khí hậu trái đất
do chất thải trong quá trình sử dụng năng lượng. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề năng lượng đối với sự phát triển bền vững, các quốc gia đã xây dựng cho
mình một chương trình phát triển năng lượng mà trọng tâm là hướng đến nguồn
năng lượng sạch và sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.1.2. Phân loại năng lượng
a. Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng
Phân loại theo nguồn gốc vật chất của năng lượng, có thể chia năng lượng
thành hai loại: năng lượng vật chất chuyển hóa tồn phần và năng lượng tái tạo [18,
tr.1].


Năng lượng vật chất chuyển hố tồn phần:
Đây là một dạng năng lượng mà nhiên liệu sinh sản ra nó khơng có khả năng

tái sinh và vĩnh viễn mất đi. Đại diện cho nhóm này bao gồm các dạng năng lượng
đến từ nhiên liệu hóa thạch và năng lượng nguyên tử.
- Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch:

7


Các nguồn nhiên liệu chính cho nhóm này gồm có than, dầu và khí đốt. Các

lọai nhiên liệu này hình thành thơng qua sự hóa thạch của độngvật, thực vật dưới
một thời gian rất dài tính trên hàng triệu năm. Chính vì vậy việc bổ sung cho loại
nhiên liệu này gần như là khơng có, và một ngày nào đó chúng sẽ vĩnh viễn khơng
cịn để phục vụ đời sống con người. Ngoài ra, năng lượng đến từ nhiên liệu hóa
thạch cịn là tác nhân chính trong việc tác hại đến môi trường như làm tăng độ ấm
của trái đất thông qua chất thải CO2 phát sinh từ việc đốt than, dầu và khí. Cũng
như SO2 là nhân tố chính của những cơn mưa axit được hình thành từ việc đốt than.
Nếu không được quan tâm đúng mức từ cơ quan quản lý và chính quyền, mơi
trường cục bộ địa phương cũng như trên toàn bề mặt của quả đất sẽ bị tàn phá một
cách nghiêm trọng và đời sống của con người sẽ bị ảnh hưởng rất lớn [18, tr.3].
- Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử:
Năng lượng nguyên tử được sản sinh từ Uranium thông qua những quá trình
phản ứng chuỗi liên kết. Một lượng nhiệt khổng lồ được sinh ra trong quá trình
phân hạch của phân tử Uranium-235 được dùng để đun sôi nước. Hơi nước sinh ra ở
nhiệt độ cao tạo thành luồng hơi di chuyển, tác động vào những cánh quạt của
tuabin để quay máy phát điện. Dòng điện được sản sinh ra và truyền tải đến người
tiêu dùng để phục vụ các nhu cầu của đời sống [18, tr.3].


Năng lượng tái tạo
Đây là dạng năng lượng mà nguồn nhiên liệu của nó liên tục được tái sinh từ

những quá trình tự nhiên và là nguồn năng lượng vô cùng tận cũng như không sản
sinh ra chất thải hủy họai môi trường, bao gồm:
- Năng lượng Mặt Trời:
Đây là một dạng năng lượng tự nhiên. Nhờ ánh sáng của mặt trời mà chúng
ta có thể nhìn thấy vạn vật cũng như nhờ sức nóng mà con người bao đời qua có thể
phơi khơ quần áo, phơi lúa, trồng cây… Cho đến gần đây, sức nóng mặt trời được
chú trọng trong việc ứng dụng vào việc chuyển hóa sang nhiệt năng, điện năng phục
vụ nhu cầu của cuộc sống. Sức nóng của ánh nắng mặt trời được tập trung lại bằng

những thiết bị đặc biệt để đun nóng nước sử dụng trong gia đình hay tạo ra hơi nước
để sản xuất điện. Năng lượng mặt trời lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, không đủ ổn

8


định để những thiết bị điện và điện tử có thể sử dụng một cách an toàn và hiệu quả
[18, tr.3].
- Năng lượng Gió:
Sự chuyển động của khơng khí dưới sự chênh lệch áp suất khí quyển tạo ra
gió, nên đây cũng là một nguồn năng lượng vô cùng tận đối với đời sống con người.
Năng lượng gió đã được dùng để bơm nước và chạy thuyền buồm từ hàng ngàn năm
trước. Tuy nhiên gần đây sức gió đang được dùng để đẩy cánh quạt chạy máy phát
điện phục vụ đời sống con người [18, tr.3].
- Năng lượng Thủy triều:
Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để quay cánh quạt
chạy máy phát điện. Đây cũng là một dạng năng lượng có nguồn nhiên liệu vơ tận
và miễn phí. Loại mơ hình này khơng sản sinh ra chất thải gây hại mơi trường và
khơng địi hỏi sự bảo trì cao. Khác với mơ hình năng lượng mặt trời và năng lượng
gió, năng lượng thủy triều khá ổn định vì thủy triều trong ngày có thể được dự báo
chính xác.
Nhược điểm của lọai năng lượng này là địi hỏi một lượng đầu tư lớn cho
thiết bị và xây dựng và đồng thời làm thay đổi điều kiện tự nhiên của một diện tích
rất rộng. Ngồi ra mơ hình này chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn trong ngày
khi có thủy triều lên xuống và cũng rất ít nơi trên thế giới có địa hình thuận lợi để
xây dựng nguồn năng lượng này một cách hiệu quả [18, tr.4].
- Năng lượng Sức nước:
Nhiều người vẫn cho rằng đây là một dạng năng lượng cổ điển vì nó xuất
hiện cùng với con người hàng ngàn năm qua và được ứng dụng rộng rãi cho việc
cung cấp điện tiêu dùng bên cạnh các loại hình năng lượng nhiên liệu chuyển hóa

hồn tồn. Nước được lưu trữ lại trong hồ bởi những đập ngăn nước khổng lồ. Khi
nước được rơi tự do từ độ cao sẽ tạo một khối năng lượng nhất định tượng ứng với
khối lượng của nước và tỷ lệ với lực hút trái đất và độ cao. Khối năng lượng đó sẽ
quay cánh quạt của máy phát điện (thế năng của nước lúc này chuyển hóa thành
động năng) và tạo ra điện năng để sử dụng.

9


Tuy nhiên, nhược điểm của lọai mơ hình năng lượng này là đầu tư ban đầu
khá cao. Đồng thời việc xây đập ngăn nước thay đổi rất lớn đền môi trường sinh
thái của thượng nguồn và hạ nguồn. Loại mô hình này thường mang theo một số tác
dụng phụ như điều tiết nước và chống lũ nhưng chính bản thân nó cũng tiềm ẩn
những ảnh hưởng tiêu cực đến việc điều tiết nước và gây lũ không cần thiết nếu
không được thiết kế hợp lý. Ngoài ra, sự thiếu hụt điện năng trên toàn cầu đã đẩy
mạnh việc xây dựng nhà máy thủy điện trong những năm qua khiến nguồn nước có
thể sử dụng bắt đầu trở nên khan hiếm. Nếu khơng có những biện pháp thích hợp để
cải thiện thì những ưu điểm của mơ hình này sẽ trở thành những tác nhân gây ảnh
hưởng xấu đến xã hội [18, tr.4].
- Năng lượng từ Sóng biển:
Gió thổi trên mặt biển tạo ra những cơn sóng khơng ngừng. Đây là một
nguồn năng lượng dồi dào nhưng lại trải rộng nên khó gom tựu chúng lại để chuyển
đổi sang năng lượng hữu ích. Tuy nhiên sóng biển gần như khơng thể dự đốn nên
sự lệ thuộc của loại mơ hình này vào tự nhiên q lớn. Ngồi ra khơng phải nơi nào
cũng thích hợp xây dựng mơ hình năng lượng này cũng như tiếng ồn của nó sẽ rất
cao [18, tr.4].
- Năng lượng từ Lòng đất:
Năng lượng đến từ lòng đất đã xuất hiện lâu đời qua các trạng thái như núi
lửa, hồ nước nóng, suối nước nóng.... Nước được bơm xuống khu vực có nhiệt độ
cao và luồng hơi nước đi lên từ lịng đất sẽ đóng góp vào q trình chuyển hóa năng

lượng từ nhiệt sang điện năng để sử dụng hoặc được sử dụng trực tiếp nguồn nhiệt
đó.
Đây là dạng tài nguyên hồi phục được nhưng chậm, do quá trình tự nhiên tái
tạo chúng cần thời gian dài. Vì thế, nếu khai thác q mức có thể dẫn đến không
phục hồi được nữa [18, tr.5].
- Năng lượng từ Sinh khối:
Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp (rơm rạ, bã mía, vỏ, xơ bắp v..v..),
phế phẩm lâm nghiệp (lá khô, vụn gỗ v.v...), giấy vụn, mêtan từ các bãi chôn lấp,
trạm xử lý nước thải, phân từ các trại chăn nuôi gia súc và gia cầm. Nhiên liệu sinh

10


khối có thể ở dạng rắn, lỏng, khí... được đốt để phóng thích năng lượng. Sinh khối,
đặc biệt là gỗ, than gỗ cung cấp phần năng lượng đáng kể trên thế giới. Ít nhất một
nửa dân số thế giới dựa trên nguồn năng lượng chính từ sinh khối. Con người đã sử
dụng chúng để sưởi ấm và nấu ăn cách đây hàng ngàn năm. Hiện nay, gỗ vẫn được
sử dụng làm nhiên liệu phổ biến ở các nước đang phát triển và được ứng dụng cho
nhu cầu năng lượng ở quy mơ gia đình (biogas) [18, tr.5].
b. Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường:
Phân loại theo mức độ ô nhiễm môi trường thì năng lượng bao gồm năng
lượng sạch và năng lượng gây ô nhiễm môi trường.
- Năng lượng sạch:
Năng lượng sạch là những năng lượng không gây ô nhiễm môi trường. Có
thể kể ra những loại năng lượng sạch: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời,
năng lượng sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng sức nước…[18, tr.6].
- Năng lượng gây ô nhiễm môi trường:
Năng lượng gây ô nhiễm môi trường là loại năng lượng nếu khơng được sử
dụng một cách hợp lí sẽ gây ơ nhiễm mơi trường [18, tr.6].
1.1.1.3. Vai trị của năng lượng

a. Vai trò của năng lượng trong đời sống con người
Năng lượng là một nhân tố của chất lượng đời sống con người. Năng lượng
có vai trị sống cịn đối với cuộc sống con người, nó quyết định sự tồn tại, phát triển
và chất lượng cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng năng
lượng ngày càng cao. Các dạng năng lượng được sử dụng hiện nay ngồi năng
lượng tự nhiên như mặt trời, nước, gió, than, … con người biến đổi những năng
lượng ấy thành năng lượng nhân tạo, góp phần làm giàu thêm nguồn năng lượng
phục vụ cuộc sống.
Từ thời kì sơ khai, loại năng lượng đầu tiên được tổ tiên của chúng sử dụng
là mặt trời. Mặt trời mang đến ánh sáng, sự sống, giúp cho con người và vạn vật
tiến hóa; từ đó con người đã nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng và biết
sử dụng một số loại năng lượng để phục vụ cho đời sống hàng ngày của mình: dùng
lửa để chiếu sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn và đốt xua đuổi thú dữ.

11


Năng lượng có trong tự nhiên như mặt trời cho con người ánh sáng, sức nóng
làm khơ quần áo, giúp vạn vật phân biệt ngày và đêm. Và cũng nhờ năng lượng mặt
trời con người sáng tạo ra những ứng dụng kĩ thuật, sử dụng năng lượng ấy, phục vụ
cho nhu cầu của mình như bình nước nóng…
Ngồi ra, con người cũng đã biết tận dụng năng lượng gió vào việc chạy
thuyền buồm, sáng chế ra những chiếc quạt xoay nhờ gió giúp phát triển mùa màng.
Và có lẽ, thật là thiếu sót nếu ta khơng nhắc đến nguồn năng lượng phong phú có
trong tự nhiên là nước. Nước giúp cho con người khỏe hơn, vì 70% cơ thể con
người là nước. Bên cạnh đó, nó phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như ăn uống,
tắm, giặt, … sức nước còn được con người tận dụng để làm thành những nhà máy
thủy điện cung cấp ánh điện chiếu sáng mọi nơi khi mặt trời khuất bóng. Nhờ năng
lượng điện mà con người có thể sử dụng các phương tiện thông tin dễ dàng, gắn kết
mọi vùng miền với nhau.

Những nguồn năng lượng gần gũi, ta có thể bắt gặp trong cuộc sống cịn có
các loại năng lượng chất đốt như: than, dầu khí…. Than giúp ta nấu chín thức ăn,
làm sơi nước uống, nó cịn giúp sưởi ấm ta vào mùa đơng giá lạnh. Dầu khí sau khi
chế tạo cho ta xăng, dầu, để hoạt động máy móc, phục vụ cuộc sống.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, mỗi loại năng lượng đều có lợi ích và vai
trị riêng của mình trong đời sống. Mỗi loại năng lượng ở mỗi lĩnh vực, nhu cầu
khác nhau. Nhưng tất cả chúng đều giúp con người có cuộc sống tốt đẹp, tươi vui
hơn. Nó đảm bảo năng lượng cho hoạt động tiêu dùng, sinh hoạt. Cho đến ngày nay
với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhu cầu năng lượng cao lên, do đó ngồi các
nguồn năng lượng truyền thống cần phải chú ý nghiên cứu sử dụng các nguồn năng
lượng mới, phát huy tối đa hết vai trò của năng lượng trong đời sống con người.
b. Vai trò của năng lượng trong hoạt động sản xuất
Khi năng lượng trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống con người, giúp
con người hoạt động và phát triển thì năng lượng đã góp phần vào các hoạt động
sản xuất. Vì nhờ các hoạt động sản xuất ấy, cuộc sống con người mới ngày phát
triển và nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tăng.

12


Chúng ta hãy tưởng tượng một ngày nào đó khơng có năng lượng thì con
người sẽ ra sao? Sự sống trên trái đất này như thế nào? Vạn vật có phát triển được
khơng nếu khơng có ánh sáng mặt trời? Con người sẽ như thế nào nếu như khơng có
điện, khơng có nước? Thật sự cuộc sống chúng ta sẽ chìm trong một sự bình lặng,
khơng thể phát triển. Điều đó có thể thấy sự quan trọng của năng lượng không chỉ
trong đời sống mà ngay cả trong sản xuất.
Mặt trời có thể gây hạn hán, nhưng ánh sáng đó làm cây cối quang hợp, nhả
khí O2, thải khí CO2, giúp con người thêm khơng khí để thở. Cây xanh sinh trưởng
mạnh, nông nghiệp phát triển. Nông nghiệp phát triển ngoài việc cung cấp nhu yếu
phẩm hằng ngày như rau, quả, gạọ cho người dân thì cịn xuất khẩu, giúp phát triển

kinh tế đất nước.
Nếu ta xem khoa học kĩ thuật và điện là “máu” của ngành cơng nghiệp thì
đối với giao thông vận tải xăng dầu là “xương sống”. Trong cơng nghiệp, máy móc
giúp làm nhanh các khâu, giảm sức lao động con người, sản phẩm làm ra đúng quy
trình và kĩ thuật. Máy móc có thể hoạt động ngồi xăng dầu thì điện giúp chúng vận
hành một cách dễ dàng. Đối với ngành giao thơng vận tải thì xăng dầu giúp xe cộ di
chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách thuận lợi. Và ta không thể không nhắc đến
ngành du lịch với sự giúp đỡ của các năng lượng tự nhiên như nắng, gió, nước,.. đã
tạo ra mỗi vùng có một khơng khí riêng, sức hút riêng, giúp thu hút nhiều sự tị mị,
thích thú, thu hút khách du lịch nhiều nơi.
Ta có thể thấy vai trị của năng lượng khơng chỉ giúp cho cuộc sống con
người mà nó cịn đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu đối với hoạt động sản
xuất. Năng lượng giúp cho nơng nghiệp phát triển, năng lượng điện, dầu khí, than
giúp các ngành cơng nghiệp có thể hoạt động ngày một mạnh mẽ, giao thơng vận
tải, du lịch, khống sản,... được tăng trưởng.
Kinh tế phát triển đã và đang đẩy nhu cầu năng lượng tăng lên từng ngày. Để
đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho phát triển đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh
các nguồn năng lượng sơ cấp đang dần cạn kiệt, hướng đi mới mà nước ta đã và
đang hướng tới là đưa vào khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới. Ưu
điểm lớn nhất của các nguồn năng lượng này là an toàn với môi trường và không

13


giới hạn trữ lượng. Việt Nam đã bắt đầu những bước đầu tiên của việc phát triển
nguồn năng lượng này bằng việc bắt đầu triển khai nghiên cứu, xây dựng những nhà
máy điện hạt nhân, các dự án điện mặt trời, gió…. Tất cả sẽ làm nên một diện mạo
mới phát triển đầy đủ hơn, toàn diện hơn.
1.1.1.4. Thực trạng việc sử dụng, khai thác năng lượng hiện nay
Hiện nay, trên thế giới sự giới hạn nguồn năng lượng tỷ lệ nghịch với nhu

cầu ngày càng tăng của của khu vực và trên thế giới. Vấn đề an ninh năng lượng của
thế giới đang trở nên bức bách hơn bao giờ hết. Việc sử dụng năng lượng hiện nay
đang tập trung ở nguồn năng lượng hóa thạch. Theo thống kê, các nguồn năng
lượng con người đang tiêu thụ 41,7% dầu mỏ, 24,7% than, 21,% ga, 6,% năng
lượng nguyên tử, 6,% thủy điện và năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, năng lượng
sinh học, thủy triều,… chỉ chiếm khoảng gần 1% nhu cầu năng lượng của con người
[23, tr.2].
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, nếu lượng tiêu thụ năng lượng
của thế giới tiếp tục giữ mức như hiện nay, nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 30%
vào năm 2030, riêng về nhu cầu của dầu lửa có thể tăng đến 41%. Trong bối cảnh
hiện nay, đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ sự phát triển bền vững, giảm sự phụ
thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ, trở thành
vấn đề đặc biệt quan tâm ở mỗi quốc gia. Sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng
tập trung vào các nước đang phát triển. Dự kiến các nước này nhu cầu năng lượng
sẽ đạt 50% nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2030. Các dạng năng lượng
truyền thống như than, dầu mỏ, khí đốt,… đang ngày càng cạn kiệt. Nhiều nước
trong khu vực ASEM có nguồn dầu khí, trong đó Brunei, Inđơnêsia thuộc nhóm
các nước xuất khẩu dầu. Nhưng nhu cầu năng lượng của khu vực như hiện nay sẽ
dẫn đến nguy cơ phải chịu sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Theo nghiên
cứu dự báo của giám đốc Trung tâm năng lượng ASEM, mức độ phụ thuộc này có
thể đạt khoảng 49% đến 58% [23, tr.3].
Việt Nam là một nước hiện đang xuất khẩu than. Năm 2004, tổng công ty
than Việt Nam đã khai thác và tiêu thụ 25 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 10,5
triệu tấn. Việc xuất khẩu than của Việt Nam chưa đảm bảo tính bền vững. Theo

14


chiến lược phát triển ngành điện, xi măng, phân bón, hóa chất,… đến năm 2010 khả
năng tiêu thụ than trong nước có thể lên đến 80 triệu tấn. Điều đó cảnh báo cho biết,

nếu chúng ta khơng có chiến lược khai thác than hợp lí thì trong tương lai, chúng ta
sẽ là một nước nhập khẩu than hoặc phải đóng cửa một số nhà máy.
Bên cạnh đó, theo số liệu từ Viện Năng lượng (Bộ Cơng nghiệp), nếu khơng
có đột biến lớn về khả năng khai thác từ sau năm 2010 thì nguồn tài ngun trong
nước sẽ khơng cịn đáp ứng được nhu cầu năng lượng. Dự tính năm 2015 lượng
thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 9 tỉ KWh (ở phương án cao), tương tự
năm 2020 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 35-64 tỉ KWh ở phương án
cơ sở và phương án cao. Và vào năm 2030 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện lên
tới 59-192 tỉ KWh. Các nhà hoạch định chính sách cịn cho biết, vào các năm sau
đó, khả năng thiếu hụt điện năng còn nhiều hơn; các giải pháp nhập khẩu điện, than,
khí để sản xuất có thể khơng đáp ứng được lượng thiếu hụt [23, tr.3].
Việc khai thác nguồn năng lượng này tác động rất lớn đến môi trường như: ô
nhiễm môi trường, rừng bị tàn phá đất bị xói mịn, tăng hiệu ứng nhà kính, băng tan,
biến đổi khí hậu,…. Khai thác nguồn năng lượng như than, dầu tác động xấu đến
môi trường và sức khỏe con người. Vận chuyển than, đất đá gây bụi, làm ô nhiễm
khơng khí, đặc biệt là dân cư trong vùng và xuất hiện các bệnh nghề nghiệp do bụi
than gây nên. Trong quá trình khai thác đã gây nhiều sự cố, làm tổn thất cho con
người. Những người thợ mỏ, hàng ngày luôn luôn đối mặt với rủi ro. Hàng trăm đại
xa trọng tải từ 40 đến 96 tấn, xe cẩu, máy xúc, máy nổ, bom mìn, điện cao thế,… tai
nạn ln rình rập, nguy hiểm đến tính mạng.
Trước tình hình nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt, nhu cầu
sử dụng ngày càng tăng và các vấn đề về mơi trường đang là vấn đề thách thức đối
với tồn cầu. Điều đó đã dẫn đến những cuộc tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế.
Một số nước tìm nguồn năng lượng nguyên tử, một số nước tìm đến nguồn năng
lượng có nguồn gốc từ mặt trời, gió, nước, thủy triều, năng lượng địa nhiệt, sinh
khối,.… Những nguồn năng lượng này có khả năng vơ tận và khai thác sử dụng
khơng gây ô nhiễm môi trường.

15



Việt Nam có vị trí địa lí ở trong vùng quanh năm gió, nắng và bờ biển dài
suốt chiều chiều dài của đất nước. Với vị trí địa lí như vậy, chúng ta đã có nguồn tài
nguyên năng lượng tái sinh vơ tận: năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, thủy
triều,…. Địa hình của nước ta có nhiều núi cao, dốc đứng rất thuận lợi để xây dựng
các nhà máy thủy điện. Đồng thời, nước ta có tiềm năng lớn về nguyên liệu để sản
xuất khí sinh học. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tên trên bản đồ địa nhiệt thế
giới. Tuy vậy, Việt Nam mới chỉ khai thác được 25% nguồn năng lượng tái sinh
(trong đó có năng lượng mặt trời) và còn lại 75% vẫn chưa được khai thác [23, tr.4].
Một thực tế không thể tránh khỏi đang diễn ra là nhu cầu năng lượng cho
những nền công nghiệp đang phát triển cũng như các xã hội tân tiến đã phát triển
liên tục tăng, do đó sự chuyển hướng sử dụng sang những nguồn năng lượng tái tạo
trong tương lai trở thành tất yếu. Giữ gìn những nguồn năng lượng hiện có và sử
dụng chúng một cách hiệu quả là giải pháp kết hợp để giải quyết triệt để vấn đề
năng lượng, một vấn đề mang tính cấp thiết của thời đại ngày nay.
1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Tiểu học
1.1.2.1. Q trình nhận thức
Quá trình nhận thức của học sinh Tiểu học bao gồm 5 yếu tố: tri giác, chú ý,
tư duy, trí nhớ, tưởng tượng.
a. Tri giác
Ở bậc tiểu học, tri giác của các em mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và
mang tính khơng chủ định. Do đó, các em phân biệt những đối tượng cịn chưa
chính xác, dễ mắc sai lầm, có khi cịn lẫn lộn. Tuy vậy khơng nên nghĩ học sinh
Tiểu học chưa có khả năng phân tích, tách các dấu hiệu, các chi tiết nhỏ của một đối
tượng nào đó. Vấn đề là ở chỗ khi tri giác sự phân tích một cách có tổ chức và sâu
sắc ở học sinh ở các lớp đầu tiểu học còn yếu [8, tr.47].
Ở các lớp đầu tiểu học, tri giác thường gắn với hành động, với hoạt động
thực tiễn, trẻ chỉ cảm nhận được cái nó cầm nắm. Tính xúc cảm thể hiện rõ trong tri
giác. Những dấu hiệu, những đặc điểm nào của sự vật gây cho các em cảm xúc thì
được các em tri giác trước hết. Vì vậy trẻ thích quan sát các sự vật hiện tượng có

màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn.

16


Tri giác khơng tự bản thân nó phát triển được. Trong quá trình học tập tri
giác trở thành hoạt động có mục đích đặc biệt, trở nên phức tạp và sâu sắc, trở thành
hoạt động có phân tích, có phân hóa hơn thì tri giác sẽ mang tính của sự quan sát có
tổ chức. Trong sự phát triển của tri giác, vai trò của giáo viên tiểu học là rất lớn.
Giáo viên khơng những dạy cho các em cách nhìn mà cịn hướng dẫn cho các em
quan sát, khơng chỉ dạy nghe mà còn dạy trẻ biết lắng nghe; tổ chức một cách đặc
biệt hoạt động của học sinh để tri giác đối tượng nào đó [8, tr.48].
b. Chú ý
Chú ý khơng chủ định phát triển hơn chú ý có chủ định ở học sinh tiểu học.
Những gì mang tính mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, khác thường dễ dàng lôi cuốn sự chú
ý của các em. Sự chú ý không chủ định càng trở nên mạnh mẽ khi giáo viên sử dụng
đồ dùng dạy học đẹp, mới lạ, ít gặp, gợi cho các em cảm xúc tích cực. Vì vậy việc
sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, hình vẽ, biểu đồ,… là điều kiện quan trọng
để tổ chức sự chú ý. Tuy vậy cần nhớ rằng học sinh tiểu học rất mẫn cảm. Những ấn
tượng trực quan quá mạnh có thể tạo ra một trung khu hưng phấn mạnh ở vỏ não,
kết quả là sẽ kìm hãm khả năng phân tích và khái quát tài liệu học tập. Sự tập trung
chú ý của học sinh lớp 1, 2 cịn yếu, thiếu bền vững. Vì vậy, các em có thể qn lời
cơ dặn, qn làm bài tập do đó giáo viên cần điều chỉnh nhịp độ học tập phù hợp,
quá nhanh hoặc quá chậm đều không thuận lợi cho tính bền vững và sự tập trung
chú ý [8, tr.53].
c. Tư duy
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể mang tính hình thức bằng cách
dựa vào những đặc điểm trực quan của những đối tượng và hiện tượng cụ thể. Khả
năng phân biệt dấu hiệu bản chất, thuộc tính bản chất cịn hạn chế. Khi phân loại,
khái quát đối tượng hầu hết các em đều dựa vào các dấu hiệu tác động mạnh (các

dấu hiệu bề ngồi) và các giác quan như màu sắc, kích thước, hình dáng,.... Nhờ ảnh
hưởng của việc học tập, học sinh tiểu học dần dần chuyển từ mặt nhận thức các mặt
bên ngoài của sự vật, hiện tượng đến nhận thức các thuộc tính bên trong và dấu hiệu
bản chất của sự vật, hiện tượng. Điều này tạo khả năng tiến hành những so sánh,

17


khái quát hóa đầu tiên, xây dựng những suy luận sơ đẳng. Trên cơ sở đó học sinh
dần dần học tập được các khái niệm khoa học [8, tr.48].
Hoạt động phân tích – tổng hợp cịn sơ đẳng, các em thường gặp khó khăn nhất
định khi phải xác định và hiểu mối quan hệ nhân quả. Đặc điểm tư duy của học sinh
tiểu học không tuyệt đối mà chỉ tương đối. Nhờ hoạt động học tập, tư duy dần mang
tính khái qt hóa, trừu tượng hóa.
d. Trí nhớ
Do hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất ở học sinh tiểu học tương đối
chiếm ưu thế nên trí nhớ trực quan – hình tượng và trí nhớ máy móc chiếm ưu thế
hơn trí nhớ logic. Các em ghi nhớ và giữ gìn chính xác những sự vật, hiện tượng cụ
thể nhanh hơn và tốt hơn những định nghĩa, những lời giải thích dài dịng. Hay là
học thuộc lịng tài liệu học tập theo đúng từng câu, từng chữ mà không diễn đạt
bằng lời nói của mình. Vì vậy, giáo viên cần gây dựng tâm thế học tập cho học sinh
để ghi nhớ, hướng dẫn cho các em thủ thuật ghi nhớ, chỉ cho các em đâu là điểm
chính, điểm quan trọng của bài học để tránh trường hợp các em ghi nhớ một cách
máy móc, học vẹt [8, tr.52].
e. Tưởng tượng
Tưởng tượng của học sinh Tiểu học phát triển và phong phú hơn so với trẻ mầm
non. Đây là lứa tuổi thơ mộng giúp cho tưởng tượng phát triển.
Ở các lớp đầu cấp, hình ảnh tưởng tượng cịn đơn giản, chưa bền vững, tản mạn
và dễ thay đổi. Ở các lớp cuối cấp, tưởng tượng của các em càng gần hiện thực hơn.
Đặc biệt tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các

xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung
động tình cảm của các em. Vì vậy, người giáo viên phải phát triển tư duy và trí
tưởng tượng của học sinh bằng cách biến các kiến thức “khơ khan” thành những
hình ảnh có cảm xúc; điệu bộ, ngơn ngữ giàu nhạc điệu, chính xác, biểu cảm của
giáo viên là phương tiện quan trọng. Giáo viên nên đặt ra những câu hỏi mang tính
gợi mở, thu hút các em vào các hoạt động nhóm để các em có cơ hội phát triển tồn
diện và sáng tạo [8, tr.51].

18


1.1.2.2. Nhân cách học sinh Tiểu học
a. Tính cách
Tính cách của trẻ được hình thành từ rất sớm, từ thời kì trước tuổi học nhưng
những nét tính cách này chưa ổn định, chưa hình thành rõ ràng và có thể thay đổi.
Những hoạt động thần kinh cấp cao biểu lộ rõ ràng trong hành vi của các em. Hành
vi của học sinh tiểu học có tính xung động, các em có khuynh hướng hành động
ngay lập tức dưới ảnh hưởng của kích thích bên ngồi hay bên trong, do đó hành vi
các em dễ có tính tự phát.
Tính cách của học sinh tiểu học thường là bướng bỉnh và thất thường.Vì thế
các em hay phản ứng lại yêu cầu của người lớn mà các em cho là cứng nhắc. Bên
cạnh đó, học sinh tiểu học có nhiều nét tính cách tốt như lịng vị tha, tính hồn nhiên,
tính chân thực, lịng thương người…vì q hồn nhiên nên các em thường rất cả tin,
tin vào mọi điều xung quanh mình, chưa có lí trí soi sáng.Tính bắt chước cũng là
một đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này. Các em thích bắt chước hành vi của các
nhân vật trong truyện, phim…Cho nên người giáo viên cần xem xét, tận dụng
những điểm có lợi để giáo dục học sinh và ln ln là tấm gương mẫu mực cho
các em noi theo.
Học sinh tiểu học sớm đã có thái độ và thói quen tốt đối với lao động. Lao
động đã rèn cho các em những phẩm chất tốt như tính kỉ luật, sự cần cù, óc tìm tịi,

khả năng sáng tạo [8, tr.56].
b. Tình cảm
Xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học gắn liền với đặc điểm trực quan,
hình ảnh cụ thể, sinh động. Các em dễ xúc cảm, xúc động và khó kìm hãm xúc cảm
của mình. Vì thế các em yêu mến một cách chân thực cây cối, chim muông, cảnh
vật,.… Khi được khen thì niềm vui sướng thể hiện ngay trên nét mặt, nụ cười, cử
chỉ, hành vi; ngược lại nếu bị chê trách thí các em buồn ra mặt, có thể khóc ngay
trước mọi người.
Học sinh tiểu học cịn chưa biết kiềm chế những tình cảm của mình, chưa
biết kiểm sốt sự thể hiện tình cảm ra bên ngồi. Các em bộc lộ tình cảm của mình
một cách chân thực, hồn nhiên.

19


Tình cảm của các em cịn mong manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc và
không ổn định. Do đặc điểm này mà tình bạn của các em dễ thành lập có thể chỉ vì
một cái kẹo, một cái thước kẻ bạn cho,… dễ dàng bất hịa với nhau chỉ vì một trục
trặc nho nhỏ nhưng cũng lại làm lành ngay sau đó. Tất cả những đặc điểm này cần
phải được củng cố, liên kết với nhau, thể nghiệm trong các hoạt động mới hình
thành nên tình cảm bền vững [8, tr.60].
c. Nhu cầu nhận thức
Nhu cầu nhận thức của học sinh Tiểu học phát triển rất rõ nét đặc biệt là nhu
cầu tìm hiểu thế giới xung quanh, khát vọng hiểu biết. Trẻ có nhu cầu tìm hiểu các
sự vật, hiện tượng riêng lẻ (lớp 1, 2). Đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân,
quy luật và các mối quan hệ (lớp 3, 4, 5). Nhu cầu nhận thức ảnh hưởng đến sự phát
triển trí tuệ của trẻ. Nếu các em khơng có nhu cầu nhận thức thì khơng có tính tích
cực trí tuệ. Q trình nhận thức ln gắn liền với những sự vật, hiện tượng trong
thực tiễn đời sống của trẻ. Vì thế, nhu cầu nhận thức được thỏa mãn trong hành
động. Từ đây, giáo viên cần tổ chức tốt hoạt động học của trẻ, làm học sinh tin vào

khả năng bản thân, khắc phục được khó khăn, tự mình chiếm lĩnh tri thức để phát
triển tồn diện [8, tr.57].
1.1.3. Tìm hiểu việc giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm
trong cuộc sống
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
Theo Nghị định số 102/2003/NĐ-CP của chính phủ về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả: “sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là sử dụng năng
lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi phí năng
lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mà vẫn đảm
bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt”
[19, tr.1].
Ta có thể hiểu giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm nghĩa là nâng cao ý
thức cho học sinh trong việc sử dụng năng lượng sao cho giảm bớt số năng lượng sử
dụng bằng cách loại bỏ việc tiêu thụ năng lượng lãng phí khơng cần thiết và khơng

20


đúng cách. Điều đó cịn có nghĩa là sử dụng năng lượng phù hợp với mục đích sử
dụng, khơng lãng phí, sử dụng những thiết bị ít tiêu hao năng lượng.
Bằng việc tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, các
cá nhân, hộ gia đình, tập thể, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí
đồng thời góp phần tiết kiệm được tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường.
1.1.3.2. Mục tiêu của việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
- Xây dựng cho học sinh ý thức, trách nhiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm gắn liền
với việc bảo vệ sự tồn tại của môi trường sống của bản thân và xã hội.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học cơ bản về năng lượng và vai trò
của năng lượng trong đời sống, cho các em biết được nguy cơ cạn kiệt nguồn tài
nguyên hóa thạch trên tồn cầu, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ mơi trường của
mỗi cá nhân để giảm thiên tai.

- Trang bị cho học sinh kiến thức khoa học của một số biện pháp thông thường giúp
sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn năng lượng hiện có, giáo dục để mỗi học sinh
trở thành tuyên truyền viên về sử dụng năng lượng tiết kiệm trong gia đình và cộng
đồng.
- Góp phần đào tạo cơng dân có kĩ năng sống thân thiện cùng mơi trường, có năng
lực giải quyết các vấn đề thiết yếu từ yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm, gắn liền
với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho Quốc gia [20, tr.2].
1.1.3.3. Nguyên tắc của việc giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm trong cuộc sống
Để giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống
cần dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không
biến bài học bộ môn thành bài học giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm có chọn
lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định không tràn lan tuỳ tiện.
- Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức của học sinh và
kinh nghiệm thực tế của các em.

21


1.1.3.4. Ý nghĩa của việc giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm
trong cuộc sống
Sự thiếu hiểu biết về năng lượng và tầm quan trọng của việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả của con người là một trong những nguyên nhân chính
gây nên sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên năng lượng và hủy hoại môi trường
sinh thái. Do vậy cần phải giáo dục cho mọi người biết và hiểu về năng lượng, tầm
quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sự phát triển
bền vững [21, tr.1].
Hiện nay, số lượng học sinh, sinh viên và giáo viên tại Việt Nam có khoảng

trên 20 triệu người. Theo số liệu thống kê đầu năm 2008, cả nước hiện có gần 7
triệu học sinh tiểu học, khoảng trên 323.000 giáo viên ở gần 15.000 trường Tiểu
học. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cuộc sống cho học sinh Tiểu học
tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết các vấn đề về năng lượng và sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu học sinh Tiểu học
thực hiện tốt việc tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm trong cộng đồng.
Đây là lực lượng đóng vai trị hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, giáo
dục, vận động các đối tượng khác trong xã hội thực hiện sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả. Hành động của các em học sinh sẽ là hình ảnh tốt nhất để cho
những người lớn phải suy nghĩ và làm theo…. Mặt khác, việc đầu tư đối với công
tác tuyên truyền cho các em học sinh còn mang ý nghĩa lớn hơn, đó chính là sự đầu
tư lâu dài cho thế hệ tương lai về hình thành nhân cách về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả nhằm tiết kiệm tài ngun, bảo vệ mơi trường,...[22, tr.4].
Vì thế, việc giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
cuộc sống thông qua chủ đề Vật chất và năng lượng trong mơn Khoa học có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển của học sinh Tiểu học, bởi lẽ năng lượng đang là
một vấn đề nóng hiện nay đối với tồn xã hội. Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm là
trách nhiệm, là nghĩa vụ đối với mỗi người dân yêu nước. Những học sinh đang
ngồi trên ghế nhà trường nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng chính là tương
lai của đất nước. Nếu như các em khơng có được những nhận thức đúng đắn về điều
này sẽ nảy sinh những hành vi, thói quen xấu, những tác động xấu đến mơi trường

22


sống của chính các em hiện tại và cả tương lai sau này. Ngoài ra, giai đoạn lứa tuổi
Tiểu học là giai đoạn các em bắt đầu hình thành nhân cách, thói quen nên việc tích
hợp giáo dục nhằm hình thành thói quen tốt như sử dụng năng lượng tiết kiệm trong
cuộc sống cho các em trong lúc này là an toàn, hiệu quả và bền vững nhất.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Nội dung chương trình mơn Khoa học ở Tiểu học
Môn Khoa học ở lớp 4, 5 được xây dựng trên cơ sở tiếp nối những kiến thức
về tự nhiên của môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3. Nội dung chương trình
được cấu trúc đồng tâm, mở rộng và nâng cao theo bốn chủ đề:
- Con người và sức khoẻ
- Vật chất và năng lượng
- Thực vật và động vật.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Trong đó, mơn khoa học lớp 4 gồm ba chủ đề:
- Con người và sức khoẻ
- Vật chất và năng lượng
- Thực vật và động vật.
Môn khoa học lớp 5 gồm bốn chủ đề:
- Con người và sức khoẻ
- Vật chất và năng lượng
- Thực vật và động vật.
- Mơi trường và tài ngun thiên nhiên.
Trong q trình dạy học, giáo viên cần gắn những kiến thức về sức khoẻ và khoa
học tự nhiên với thực tiễn đời sống, sản xuất ở địa phương; phát huy vốn kinh
nghiệm sống của học sinh.
Ở chương trình lớp 4, mơn học được phân bố 2 tiết / tuần (35 tuần = 75 tiết)
theo những chủ đề sau:
a. Con người và sức khoẻ
b. Vật chất và năng lượng

23


- Nước: Tính chất của nước, ba thể của nước, sự chuyển thể, vịng tuần hồn của
nước; Vai trị của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống; sự ô

nhiễm nước; cách làm sạch nước; sử dụng nước hợp lí, bảo vệ nguồn nước.
- Khơng khí : Tính chất, thành phần của khơng khí; vai trị của khơng khí đối với sự
sống, sự cháy; sự chuyển động của khơng khí, gió, bão, phịng chống bão; sự ơ
nhiễm khơng khí; bảo vệ bầu khơng khí trong sạch.
- Âm : Các nguồn âm, sự truyền âm, âm thanh trong đời sống, chống tiếng ồn.
- Ánh sáng : Các nguồn sáng, sự truyền ánh sáng; vai trò của ánh sáng.
- Nhiệt : Cảm giác nóng, lạnh, nhiệt độ, nhiệt kế, các nguồn nhiệt; vai trò của nhiệt.
c. Thực vật và động vật
Đối với chương trình lớp 5, mơn Khoa học gồm có các chủ đề:
a. Con người và sức khoẻ
b. Vật chất và năng lượng
- Đặc điểm và ứng dụng của một số vật liệu thường dùng : tre mây, song, kim loại
(sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép), đá vơi, gốm (gạch, ngói), xi măng, thuỷ
tinh, cao su, chất dẻo, tơ sợi.
- Sự biến đổi hoá học của một số chất.
- Sử dụng một số dạng năng lượng : Than đá, dầu mỏ, khí đốt; Mặt Trời, gió, nước;
năng lượng điện (thắp sáng, đốt nóng, chạy động cơ).
c. Thực vật và động vật
d. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.2.2. Mục tiêu môn Khoa học ở Tiểu học
1.2.2.1. Về kiến thức
Môn Khoa học ở tiểu học nhằm giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản,
ban đầu và thiết thực về :
- Sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người. Cách
phịng tránh một số bệnh thơng thường và bệnh truyền nhiễm.
- Sự trao đổi chất, sự sinh sản của thực vật, động vật.
- Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng
thường gặp trong đời sống và sản xuất [6, tr.86].

24



1.2.2.2. Về kĩ năng
Giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng :
- Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản
thân, gia đình và cộng đồng.
- Quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời
sống, sản xuất.
- Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thơng tin để giải đáp. Biết
diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,....
- Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện
tượng đơn giản trong tự nhiên [6, tr.87].
1.2.2.3. Về thái độ, hành vi
Hình thành và phát triển những thái độ và thói quen :
- Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh, an tồn cho bản thân, gia đình và cộng
đồng.
- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống.
- Yêu con người, thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp. Có ý thức và hành động bảo vệ
môi trường xung quanh [6, tr.87].
1.2.3. Mục tiêu của việc giáo dục cho học sinh biết sử dụng năng lượng tiết
kiệm qua môn Khoa học
1.2.3.1. Về kiến thức
- Giúp cho học sinh có sự hiểu biết ban đầu về năng lượng và lợi ích của việc tiết
kiệm năng lượng với cuộc sống của con người.
- Học sinh biết được một số biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng ở lớp, trường
học và ở nhà.
1.2.3.2. Về kĩ năng, hành vi
- Tích cực tham gia các hoạt động chống lãng phí, tiết kiệm năng lượng.
- Vận động, kêu gọi mọi người xung quanh cùng nhau chung tay sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả trong cuộc sống.

1.2.3.3. Về thái độ, tình cảm
- Biết quý trọng những nguồn năng lượng, có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.

25


×