Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết cõi người rung chuông tận thế của hồ anh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.12 KB, 75 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

PHAN THỊ TÂM

Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cõi
người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
6. Cấu trúc đề tài....................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN .............. 9
ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 9
1.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học và phong cách ngôn ngữ nhà văn ........ 9
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học ........................................................... 9
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn ....................................................... 10
1.2. Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt........................................ 13
1.2.1. Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng ........................................ 14
1.2.2. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa .................................... 15


1.2.3. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp ....................................... 15
1.3. Giọng điệu trong tác phẩm văn học ................................................. 16
1.3.1. Khái niệm giọng điệu trong văn học .............................................. 16
1.3.2. Phân loại các loại giọng điệu trong các thể loại ............................. 17
1.4. Nhà văn Hồ Anh Thái và tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế .. 18
1.4.1. Nhà văn Hồ Anh Thái.................................................................... 18
1.4.2. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế ................................... 21


2

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN
NGỮ VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIỂU THUYẾT CÕI NGƯỜI
RUNG CHUÔNG TẬN THẾ CỦA HỒ ANH THÁI ................................ 23
2.1. Các lớp từ ngữ nổi bật trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận
thế ........................................................................................................... 23


2.1.1. Từ hội thoại ................................................................................... 23
2.1.2. Từ lóng .......................................................................................... 26
2.1.3. Từ vay mượn ................................................................................. 28
2.1.4. Thành ngữ ..................................................................................... 29
2.1.5. Từ láy ............................................................................................ 31
2.2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa tiêu biểu trong tác phẩm ................. 34
2.2.1. So sánh tu từ .................................................................................. 34
2.1.2. Ẩn dụ tu từ .................................................................................... 37
2.2.3. Nhân hóa ....................................................................................... 39
2.2.4. Vật hóa .......................................................................................... 41
2.3. Kết hợp đa dạng các kiểu cấu trúc câu ............................................ 42
2.3.1. Câu đặc biệt................................................................................... 43

2.3.2. Câu dưới bậc ................................................................................. 44
2.3.3. Câu có cấu trúc sóng đơi................................................................ 46
* Tiểu kết ................................................................................................ 49
CHƯƠNG 3: HÌNH THỨC LỜI NÓI VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU
THUYẾT CÕI NGƯỜI RUNG CHNG TẬN THẾ.............................. 50
3.1. Hình thức lời nói .............................................................................. 51
3.1.1. Lời nói trực tiếp............................................................................. 51
3.1.2. Lời nói gián tiếp............................................................................. 55
3.2. Giọng điệu ........................................................................................ 57
3.2.1. Giọng hài hước, giễu nhại.............................................................. 57
3.2.2. Gọng điệu trữ tình, giàu cảm xúc .................................................. 60
3.2.3 Giọng điệu chiêm nghiệm giàu triết lý............................................ 62
* Tiểu kết ................................................................................................ 65
KẾT LUẬN ............................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 69


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đến với lĩnh vực văn chương, ngôn ngữ là cửa ngõ để bạn đọc tiếp
nhận chiều sâu tư tưởng, tình cảm của nhà văn gửi gắm trong mỗi tác phẩm.
Bởi lẽ, văn học là nghệ thuật ngơn từ. Tìm hiểu về ngơn ngữ là cách để ta
nhìn nhận về khả năng sáng tạo, những nét đặc trưng trong phong cách nhà
văn. Từ đó, khẳng định vị trí của nhà văn trong sự phát triển chung của nền
văn học dân tộc.
Nhìn lại sự vận động của văn học Việt Nam từ sau 1975, đặc biệt là từ
thập niên 90 của thế kỷ XX, đã diễn ra sự đổi mới trên tất cả các thể loại. Và
Hồ Anh Thái được đánh giá là cây bút có sức viết dồi dào, ln có ý thức tơi

luyện để tìm được “tiếng nói riêng” cho mình. Với một số lượng tác phẩm đồ
sộ và một phong cách nghệ thuật đặc sắc, Hồ Anh Thái đã khẳng định được vị
thế của mình trên văn đàn. Tác phẩm của ơng khơng chỉ nổi bật bởi sự phong
phú về đề tài, chủ đề mà cịn có sự biến hóa khơn lường về mặt ngôn ngữ.
Trong nhiều tác phẩm của Hồ Anh Thái, tiểu thuyết Cõi người rung chng
tận thế có thể coi là sự tổng hợp sức sáng tạo của nhà văn về thế giới tư tưởng
cũng như sự đa dạng, độc đáo về mặt ngôn ngữ nghệ thuật, một thành công
lớn của nhà văn trong sự vận động của tư duy tiểu thuyết hiện đại giai đoạn
hiện nay.
Là một sinh viên khoa Ngữ văn, chúng tơi hiểu nhiệm vụ khó khăn nhất
trong giờ giảng văn là cần tránh được những khuyết điểm lan man, mơ hồ,
đồng thời tạo được sự thuyết phục và để lại ấn tượng lâu dài trong tâm thức
học sinh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào bản lĩnh cùng sự trau dồi kiến thức
về ngôn ngữ của người dạy. Với đề tài này, chúng tơi muốn góp phần đưa
hoạt động nghiên cứu ngôn ngữ tiếp cận gần hơn với đời sống văn học trong
hoạt động nghiên cứu và giảng dạy.


2

Tất cả những lí do trên đã thơi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm
ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái”
những mong có cơ hội được tìm hiểu và khám phá những điều thú vị ẩn chứa
bên trong tác phẩm qua góc nhìn ngơn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, Hồ Anh Thái đã trở thành một
thành viên xuất sắc bởi cây bút có sức viết dồi dào với những cách tân nghệ
thuật đáng trân trọng. Đến nay, ông là tác giả của trên 30 đầu sách bao gồm cả
tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm của ông từ rất sớm đã được độc giả đón
nhận nồng nhiệt, đã gây tiếng vang rất lớn cho đời sống văn học trong nước

và đặc biệt cịn khẳng định được vị trí của mình đối với nền văn học thế giới.
Vì vậy Hồ Anh Thái và tác phẩm của ông đã trở thành “miền đất hứa” cho rất
nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu, đánh giá về tiểu thuyết Hồ Anh Thái
nói chung
Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn được dư luận cả trong và
ngoài nước quan tâm. Nhiều cơng trình nghiên cứu quan tâm khai thác tác
phẩm của nhà văn từ nhiều cấp độ từ khái quát đến cụ thể. Những đổi mới về
nghệ thuật cũng như sự sâu sắc về nội dung đã được đề cập đến ở nhiều bài
báo, bài viết, lời giới thiệu về tác phẩm của ơng.
Có thể nói, ngơn ngữ là một trong những thế mạnh của Hồ Anh Thái.
Trong bài viết “Hồ Anh Thái - người mê chơi cấu trúc” Nguyễn Đăng Điệp
đã có cái nhìn khái qt: “Cấu trúc ngôn ngữ của Hồ Anh Thái không bằng
phẳng mà “lổm nhổm” một cách cố ý. Điều này khiến cho hình ảnh đời sống
trong tác phẩm của anh gần gũi hơn với hơi thở cuộc đời” [3, tr.367]. Theo
Nguyễn Đăng Điệp thì “Cùng với những cây bút khác như: Nguyễn Huy
Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ… Hồ Anh Thái đã góp phần tạo


3

nên một động hình ngơn ngữ mới và giọng văn xuôi khác hẳn so với văn xuôi
giai đoạn 1945 – 1975”. [1, tr. 367]
Trong bài viết “Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Anh Thái” Bùi
Thanh Truyền, Lê Biên Thùy đã nhận xét: “Gần 30 năm lao động cật lực,
cùng vốn từ tiếng Việt phong phú, đa dạng, kiến thức, tài năng, tâm huyết với
cõi người, cõi nghề, sự dụng công và khắt khe, nhạy cảm trong sử dụng, tổ
chức chất liệu văn học, văn sĩ họ Hồ đã tạo ra những “ma trận” ngôn từ cuốn
hút”. [35]
Điểm qua gia tài văn học của Hồ Anh Thái, có thể thấy ông là một

trong không nhiều nhà văn tạo được thành công trong cuộc chạy tiếp sức vắt
qua hai thế kỷ. Cho đến nay, giới nghiên cứu tiếp cận sáng tác của người “phu
chữ” này trên nhiều góc độ như hệ thống đề tài, chủ đề, nhân vật và thi pháp
biểu hiện. Nhưng theo Bùi Thanh Truyền, Lê Biên Thùy thì điều làm cho văn
ơng khơng thể lẫn với bất kì ai chính là thứ ngơn ngữ ơng dùng, khẩu khí,
giọng điệu được ông lựa chọn được co rút tối đa về dung lượng con chữ, sự
nén chặt về hiện thực đời sống. Trong đó: “Ngơn ngữ đời thường, ngơn ngữ
giàu chất thơ và ngôn ngữ mới lạ về giọng điệu là những động hình tiêu biểu,
góp phần quan trọng tạo nên vị thế Hồ Anh Thái nói riêng, tiểu thuyết đương
đại nói chung”. [35]
WayneKarlin – trong lời giới thiệu cho bản in của NXB Washington đã
khẳng định: “Với lịng kính trọng và tình yêu, anh chấp nhận điểm xuất phát
của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cũng mở hướng ra cho
những ảnh hưởng khác – nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ La tinh
và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech, Milan Kundera – và tác phẩm của
anh đã góp phần đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo hướng mới” (Lời
giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản Đại học Washington 2011). Có thể
nói, trong những sáng tác của mình, Hồ Anh Thái đã làm sáng rõ hơn những
tập tục, những thái độ và những định kiến của xã hội Việt Nam đương đại.


4

Tác phẩm của ơng được đón nhận rộng rãi và thường kích thích tranh luận vì
những lý do ấy và cũng vì văn phong đa dạng đầy chất thơ.
Có thể nói, Hồ Anh Thái là một hiện tượng tiểu thuyết trong văn học
Việt Nam đương đại. Trong những năm gần đây, nhiều báo cáo khoa học,
khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ quan tâm đến nhà văn này, trong đó có
nhiều cơng trình đề cập đến phương diện ngơn ngữ trong tác phẩm của nhà
văn như: Nguyễn Bá Thạc với “Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Hồ

Anh Thái”; Nguyễn Thị Minh Hoa với “Ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu
thuyết Mười lẻ một đêm” của Hồ Anh Thái…
Nghiên cứu về tiểu thuyết Hồ Anh Thái nói chung đã có rất nhiều cơng
trình và bài viết bởi cùng với truyện ngắn, tiểu thuyết là một thể loại làm nên
tên tuổi của Hồ Anh Thái. “Chính những cố gắng để “luyện đan” ngơn ngữ
văn xi nói chung, tiểu thuyết nói riêng đã góp phần đem lại thành cơng lớn
cho tác giả, khẳng định vị thế của anh trên văn đàn văn chương đương đại”.
[35]
2.2. Những cơng trình nghiên cứu, bài viết tìm hiểu về ngơn ngữ trong
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
Sang đến Cõi người rung chuông tận thế sức viết của Hồ Anh Thái
càng trở nên dồi dào. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ khẳng
định rằng chủ đề nổi bật của tác phẩm là cuộc đấu tranh dữ dội, dai dẳng giữa
cái thiện và cái ác của con người. Còn về mặt nghệ thuật, cuốn tiểu thuyết này
được coi là mốc đánh dấu một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của
Hồ Anh Thái. Đây là tác phẩm thể hiện sự đổi mới, sự sáng tạo không mệt
mỏi của nhà văn đặc biệt là về mặt ngôn ngữ, giọng điệu.
Trong bài “Ám ảnh và dự cảm” đăng trên báo Văn nghệ ngày 22/ 11/
2003 Phạm Chí Dũng đã khẳng định rằng: “Cõi người rung chng tận thế có
lẽ là một trong số ít những sự phơi bày được văn học hóa thành cơng, bởi
ngồi yếu tố mạch truyện chuyển động nhanh, hiện đại, đi thẳng vào các vấn


5

đề của xã hội hôm nay như nhà văn Tô Hồi nhận xét; cịn vì bút pháp châm
biếm trào lộng, mặc dù có đơi chỗ hơi thái q, nhưng quả tình là đặc biệt và
đặc sắc, với cả một kho văn hóa dân gian ẩn dụ và tả thực phải nói là rất
phong phú,... đã làm cho cuốn tiểu thuyết này trở nên cuốn hút”. [1, tr.301]
Đáng chú ý là ý kiến của Nguyễn Thị Minh Thái “Có một sự tương

phản đặc biệt và nổi bật trong cuốn tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
xuất bản cuối năm 2002 của nhà văn Hồ Anh Thái: tương phản giữa một bên
là sự khơng dày dặn gì về số trang (241) trang, với một bên là sự đa thanh
đáng ngạc nhiên trong giọng điệu tiểu thuyết của một nhà văn từng trải, bắt
đầu dày dặn trong cách viết của mình”. [1, tr.268]
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế không phải ngay từ khi ra
đời đã được cơng chúng đón nhận nhiệt tình. Nét nổi bật ở tiểu thuyết này
theo nhiều người đánh giá là chất giọng đa thanh nhưng cũng khơng ít người
nhận ra chất giọng trào lộng hài hước. Trong bài viết “Cái ảo trên nền thực”
tác giả Vân Long viết: “Về mặt này Hồ Anh Thái đặc biệt mài sắc được giọng
kể trào lộng, châm biếm có duyên... giọng văn trào lộng, hóm hỉnh nhà văn
như chỉ dành cho nhân vật phản diện”. [24, tr.53]
Ghi nhận tài năng của lớp trẻ, nhà văn Ma Văn Kháng khẳng định trong
“Cái mà văn chương ta cịn thiếu” rằng: “Tơi thích giọng văn của Hồ Anh
Thái. Nó có cái thơng minh, hóm hỉnh vừa sâu sắc vừa có tính truyền thống.
Hơn nữa. Cái này mới là cái thật thích đây: chất trào phúng, giễu nhại, cay
chua mà tâm thiện, chất này văn chương ta cịn thiếu q! Khơng có tài, chịu
đấy!”. [1, tr. 298]
Nhìn từ vài con số thống kê Phan Văn Tú đưa ra kết luận: “Trong Cõi
người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái đã sử dụng rất nhiều thành ngữ, tục
ngữ, ca dao... Xét ở góc độ ngơn ngữ tiểu thuyết, mới thoạt đọc, có cảm giác
đây là ngôn ngữ sự kiện, văn thông tấn, nhưng càng về sau, càng thấy văn


6

chương của Hồ Anh Thái thấm đẫm chất phương Đông, hồn văn hóa dân tộc”.
[1,tr. 316 - 317]
Cõi người rung chuông tận thế là một tiểu thuyết minh chứng hùng hồn
cho luận điểm của nhà văn Nga Lêônid Lêônôv: “Tác phẩm nghệ thuật đích

thực, nhất là tác phẩm ngơn từ bao giờ cũng là một phát minh về hình thức và
một khám phá về nội dung”. [1,tr.320]
Một số luận văn thạc sĩ tìm đến với Trong Cõi người rung chng tận
thế để khẳng định phong cách văn chương của Hồ Anh Thái như Hồng Thu
Thủy với “Điểm nhìn trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái”. Tuy nhiên đối
tượng khảo sát, tìm hiểu của luận văn này là ba tiểu thuyết mà ba tiểu thuyết
này có vai trị ngang nhau trong việc khảo sát, phân tích rút ra kết luận của đề
tài. Do đó sự tập trung khai thác sâu vào mỗi tác phẩm chỉ có thể thực hiện ở
một mức độ nhất định. Mặc dù sự chi phối của điểm nhìn tới các yếu tố khác
trong tác phẩm, trong đó có yếu tố ngơn từ, giọng điệu, cấu trúc lời nói nghệ
thuật... Các khía cạnh này, luận văn mới chỉ dừng lại ở sự khái quát trên
những nét chính và đưa ra một số dẫn chứng điển hình trong dung lượng một
đoạn văn ngắn mà chưa thể hiện thành một đề mục lớn, chưa nghiên cứu làm
rõ những biểu hiện cụ thể.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về Hồ Anh Thái đều ghi
nhận những sáng tạo và thành công của nhà văn trong chặng đường sáng tác
văn chương. Tuy nhiên những cơng trình này hầu như mới chỉ nghiên cứu ở
cấp độ rộng để đưa ra những nhận định khái quát về các phương diện nghệ
thuật. Cũng có nhiều ý kiến bàn về một tác phẩm cụ thể trong đó có ý kiến về
Cõi người rung chng tận thế song hầu như đó chỉ là những nhận định mang
tính chất “điểm” với một góc nhìn hẹp nào đó, tức là mới chỉ dừng lại ở cấp
độ “ý kiến” với tính chất nhỏ lẻ chứ khơng phải là một cơng trình nghiên cứu
mang tính chất quy mơ và hệ thống.


7

Như vậy, theo tìm hiểu của chúng tơi mặc dù chưa có một cơng trình
nào mang tính chất hệ thống đi sâu tìm hiểu các vấn đề ngơn ngữ và các yếu
tố liên quan đến tiểu thuyết Cõi người rung chng tận thế của Hồ Anh Thái

nhưng những cơng trình nghiên cứu trên đã phần nào hé mở cho chúng tôi
định hướng quan trọng khi nghiên cứu đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu
thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái”. Hi vọng phần trình
bày trong luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói làm rõ đặc điểm ngôn ngữ
tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, khẳng định thành cơng của tác
phẩm. Từ đó khẳng định cái mới, cái sáng tạo cũng như đóng góp của nhà văn
về phương diện ngơn ngữ đối với văn chương hậu hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm ngôn ngữ trong tiểu thuyết Cõi người rung
chuông tận thế của Hồ Anh Thái bao gồm các phương tiện ngôn ngữ và biện
pháp tu từ, các hình thức lời nói và giọng điệu trong tác phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu: văn bản tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế, chủ
yếu là các hiện tượng ngơn ngữ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân loại, phân tích đặc điểm từ ngữ, câu văn, giọng điệu, các
hình thức lời nói trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh
Thái.
- Chỉ ra vai trò của các phương thức biểu hiện trên trong việc làm nên thành
công của tác phẩm và định hình phong cách nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu sau đây:
– Phương pháp thống kê, phân loại
– Phương pháp phân tích, chứng minh
– Phương pháp so sánh, đối chiếu


8

– Phương pháp tổng hợp, khái quát

6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo và phần mục
lục, nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài
Chương 2: Đặc điểm sử dụng các phương tiện ngôn ngữ và biện pháp tu từ
trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
Chương 3: Các hình thức lời nói và giọng điệu trong tiểu thuyết Cõi người
rung chuông tận thế


9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học và phong cách ngôn ngữ nhà văn
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ văn học
Trong giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ được dùng một cách tự nhiên,
thơng dụng, tồn dân với nhiều sắc thái phong phú, đa dạng, diễn tả nhiều
cung bậc cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ khác nhau của con người. Loại ngôn
ngữ mang tính tự nhiên, ngun sơ mà ai cũng có thể sử dụng đó được quan
niệm là ngơn ngữ phi nghệ thuật.
Cịn trong văn học “Ngơn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.
Gorki). Có thể nói, khơng có ngơn ngữ thì khơng thể có tác phẩm văn học
(phi ngôn ngữ bất thành văn). Trong tác phẩm văn học, ngơn ngữ là phương
tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng tác
phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện,…
Tuy nhiên trong văn học, ta bắt gặp một thế giới ngơn ngữ có sự phân
biệt rõ nét so với ngơn ngữ tồn dân. Ngơn ngữ trong tác phẩm văn học là
ngơn ngữ tồn dân đã được “chế biến” của những nghệ sĩ thiên tài.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm ngôn ngữ văn học trong tác phẩm là
một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài
năng của nhà văn. Mỗi nhà văn bao giờ cũng là một tấm gương sáng về mặt
hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân để trao dồi ngơn ngữ trong q trình sáng
tác. Tính chính xác, tính hàm xúc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và biểu cảm là
một trong những thuộc tính của ngôn ngữ văn học.
Trong cuốn Thi pháp học tác giả Nguyễn Phong Nam phân tích: “Ngơn
từ trong tác phẩm văn học thoạt nhìn có vẻ giống như lời nói được dung trong
giao tiếp hằng ngày. Tuy nhiên đấy là sự giống nhau ở vẻ ngoài. Thực chất
đây là những dạng khác hẳn nhau về mục đích và cấu trúc. Lời nói trong giao


10

tiếp hàng ngày được nảy sinh do nhiều nhu cầu khác nhau trong đó chủ yếu là
chuyền tải thơng tin. Nó mang tính thực dụng và được vận hành trên ngun
tắc “thơng tin ngữ cảnh”. Trong khi đó, ngơn từ nghệ thuật lại được nảy sinh
trên nguyên tắc “mô phỏng”, là lời nói được sử dụng một cách có dụng ý vào
mục đích diễn đạt tư tưởng với tất cả vẻ đẹp, phẩm chất thẩm mỹ, khả năng
nghệ thuật của nó”. [13, tr.29]
Có nhiều quan niệm khác nhau về ngơn ngữ trong tác phẩm văn học.
Theo chúng tôi, ngôn ngữ trong tác phẩm là “thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc,
gọt giũa, trau chuốt, có tính gợi hình, gợi cảm, đem lại cho người đọc những
cảm xúc thẩm mỹ thông qua những rung động tình cảm”. [26, tr.9]
Được sáng tạo từ kho tàng tiếng nói dân tộc, ngơn ngữ trong tác phẩm
văn học không tách rời chủ thể thẩm mỹ, do đó đã hình thành nên phong cách
ngơn ngữ nghệ thuật riêng trong các tác phẩm của mỗi nhà văn. Nói cách
khác, đối với văn chương ngơn ngữ khơng chỉ là “cái vỏ của tư duy” mà còn
là phong cách ngôn ngữ nhà văn.
1.1.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn

1.1.2.1. Phong cách ngôn ngữ nhà văn theo quan niệm của các nhà lí luận
văn học
Trong những năm gần đây, vấn đề phong cách ngôn ngữ nhà văn đã bắt
đầu được các nhà lí luận văn học chú ý đến. Điểm lại những ý kiến tiêu biểu
sẽ giúp cho chúng ta tìm thấy một hướng tiếp cận mới cho việc giải mã các
tác phẩm văn học trong việc tìm hiểu về phong cách ngôn ngữ nhà văn.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đưa ra một hệ thống quan niệm tồn diện về
phong cách ngơn ngữ nhà văn. Theo đó, “Phong cách nghệ thuật là một phạm
trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của
các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác
của một nhà văn… Ngoài thế giới quan, những phương tiện tinh thần khác


11

như tâm lí, khí chất, cá tính đều có ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách
nhà văn, phong cách nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và của thời đại”
[9, tr.255]
Trong cuốn Lí luận văn học Đỗ Văn Khang đã đi từ phân tích “năm
nguồn gốc quan trọng nhất làm nảy sinh phong cách sáng tạo văn học” đến
việc rút ra kết luận “Phong cách sáng tạo văn học là tổng thể những đường nét
riêng biệt của một chân dung văn học, được nảy sinh trên cơ sở một phương
pháp sáng tác nhất định; đó là chiều sâu bản chất nhất của một cá tính sáng
tạo, là những giá trị thẩm mĩ “tối ưu” mà tác giả, tác phẩm văn học, khuynh
hướng văn học, nền văn học đã đạt được; là sức tỏa, sức phát sáng, sức chiếm
lĩnh đối với bạn đọc”. [8, tr.257]
Trong cuốn Phong cách thời đại Nguyễn Khắc Sính thì cho rằng:
“Khơng phải lúc nào nhà văn cũng có phong cách mà chỉ có ở những nhà văn
lớn, nhà văn ưu tú mới làm nên chỗ độc đáo có phẩm chất thẩm mĩ và cái độc

đáo ấy là nét xuyên suốt, thống nhất, ổn định trong sự phong phú, đa dạng và
đổi mới ở trong tất cả các sáng tác của nhà văn đó”. [18, tr.65]
Trong cơng trình nghiên cứu của mình, M.B.Khrapchenco cũng đã đề
suất ý kiến: “Mỗi một nhà văn có tài đều đi tìm những biện pháp và phương
tiện độc đáo để thể hiện những tư tưởng và hình tượng của mình, những biện
pháp và những phương tiện cho phép nhà văn đó làm cho những tư tưởng và
những hình tượng ấy trở thành hấp dẫn, đễ lôi cuốn gần gũi với cơng chúng
độc giả. Và điều đó cũng có nghĩa là nhà văn đã tạo ra được phong cách của
mình”. [11, tr.152]. Cùng chung một vốn ngôn ngữ nhưng mỗi nhà văn lại có
sự vận dụng khơng giống nhau vì theo M.B.Khrapchenco: “Bản thân đặc
trưng của cách nhìn nhận hình tượng có tính chất cá nhân đối với thế giới,
cũng như vẻ đặc thù của phong cách chủ đạo, đã quy định việc nhà văn lựa
chọn những phương tiện ngôn ngữ cho phép anh ta biểu hiện rõ những ý đồ
sáng tạo của mình”. [11, tr.195]


12

Chung quy lại, khi thừa nhận phạm trù phong cách ngơn ngữ nhà văn,
các nhà lí luận văn học cịn khẳng định ngôn ngữ nghệ thuật là nơi biểu hiện
một cách tập trung những nét độc đáo trong cá tính sáng tạo của tác giả. Tuy
nhiên, những nhận định trên chưa thật sự tiếp cận trọn vẹn vấn đề phong cách
ngôn ngữ nhà văn.
1.1.2.2. Phong cách ngôn ngữ nhà văn theo quan niệm của các nhà ngôn
ngữ học
Như đã biết, nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương là nghiên
cứu ngôn ngữ theo quan điểm của người dùng. Và phong cách ngôn ngữ của
nhà văn luôn là vấn đề quan tâm của các nhà ngơn ngữ học .
Theo nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái
Hịa trong Phong cách học tiếng Việt (1982): “Ngơn ngữ là chung, nhưng vận

dụng ngôn ngữ là cái riêng của từng người. Mỗi người do sở trường thị hiếu,
tập qn, tâm lí, cá tính hoặc do cơng phu luyện tập mà hình thành những
cách diễn đạt khác nhau. Người này thích từ mà người khác khơng thích, nhà
văn nọ có những cách đặt câu mà người khác khơng có”. [13, tr.66]
Trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt Cù Đình Tú
đã trình bày một cách hệ thống về phong cách ngơn ngữ nhà văn. Ơng đưa ra
ý kiến xác đáng “Dấu ấn phong cách tác giả là cái thuộc về bản thể, thuộc về
điều kiện bắt buộc của ngôn ngữ văn chương”. [20, tr.189]. Muốn hiểu phong
cách tác giả cũng như muốn nghiên cứu phong cách ngơn ngữ nhà văn, theo
Cù Đình Tú phải căn cứ vào hai dấu hiệu cơ bản: Khuynh hướng ưa thích và
sở trường sử dụng những loại phương tiện ngơn ngữ nào đó của nhà văn, sự đi
lệch chuẩn mực của tác giả.
Để xác định chuẩn xác và giải thích đúng đắn phong cách ngôn ngữ của
nhà văn, nhà phong cách học Đinh Trọng Lạc cho rằng “Dấu ấn phong cách
tác giả là cái thuộc về đặc điểm bản chất, thuộc về điều kiện bắt buộc của
ngôn ngữ nghệ thuật”. [13, tr.150] vì “Ngơn ngữ riêng của một nhà văn, bút


13

pháp riêng của một nhà văn không phải là một sự kiện rời rạc bao gồm một số
lượng đổi mới ở các cấp độ. Nó là sự đi chệch của một cái tồn thể có hệ
thống, so với cái tồn thể của ngôn ngữ chung”. [13, tr.153]
Đáng quan tâm hơn cả là ý kiến của nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong
cơng trình Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”. Ơng khẳng
định “Một tác giả chỉ có được một phong cách riêng khi đọc một vài câu
người ta đoán biết tác giả là ai, khi cái phong cách mà tác giả gây dựng lên
góp phần vào truyền thống văn học, trở thành mẫu mực cho nhiều người noi
theo và học tập. Muốn làm được điều đó, tác giả phải thực hiện được một việc
đổi mới trong việc kế thừa, để đẩy sự kế thừa sang một bước mới. Nếu như

tác giả chỉ kế thừa đơn thuần thì tác giả chỉ có được phong cách thời đại,
phong cách thể loại, mà khơng có được phong cách riêng của mình”. [16,
tr.34]. Như vậy, theo Phan Ngọc nhà văn phải là người biết tiếp thu một cách
có chọn lọc phong cách thời đại, phong cách thể loại để hình thành nên phong
cách riêng của mình, đóng góp những đổi mới quan trọng cho ngôn ngữ văn
học dân tộc.
Trên đây là một số vấn đề cốt yếu về khái niệm phong cách chức năng
ngôn ngữ của nhà văn theo quan niệm của các nhà ngôn ngữ học. Học tập
quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi cho rằng: phong cách
ngôn ngữ nhà văn là thứ ngôn ngữ đã được xây dựng nên từ hệ thống ngôn ngữ
tự nhiên qua thao tác lựa chọn của người nghệ sĩ để tạo nên một lối đi riêng. Và
một trong những biểu hiện quan trọng của phong cách ngôn ngữ nhà văn là việc
sử dụng và phát huy khả năng diễn tả của các phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt.
1.2. Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Để có được những câu chữ trong văn chương sống động, biến hóa linh
điệu, các nhà văn đã khai thác kho tàng tiếng nói dân tộc cùng các phương
thức tạo màu sắc mới cho ngôn ngữ đầy ý thức. Về vấn đề này trong 99


14

phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt Đinh Trọng Lạc cho rằng: “người sử
dụng ngôn ngữ như một phương tiện quan trọng nhất cần ln ý thức rằng
mình có trong tay hai loại phương tiện ngơn ngữ trung hịa và phương tiện
ngơn ngữ tu từ; đồng thời cũng biết rằng ngồi những biện pháp sử dụng ngơn
ngữ theo cách thơng thường cịn có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một
cách đặc biệt, gọi là những biện pháp tu từ”. [12, tr.5]
Ở cả phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, ngơn ngữ đều có ý nghĩa bổ
sung, đều có một sắc thái ý nghĩa khác bên cạnh sắc thái ý nghĩa thông

thường. Phương tiện và biện pháp tu từ được thể hiện ở mọi cấp độ ngôn ngữ,
mỗi cấp độ ngôn ngữ là một nấc bậc khẳng định sự phong phú của các
phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt. Do đó, để hỗ trợ một cách thiết
thực cho việc triển khai đề tài, chúng tơi đi vào tìm hiểu các phương tiện và
biện pháp tu từ tiếng Việt ở ba cấp độ: từ vựng, ngữ nghĩa và cú pháp.
1.2.1. Phương tiện và biện pháp tu từ từ vựng
1.2.1.1. Phương tiện tu từ từ vựng
“Phương tiện tu từ từ vựng là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa
cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra, chúng cịn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc
tu từ”. [12, tr.6]
Trong ngôn ngữ tiếng Việt (cũng như hầu hết các ngơn ngữ) đều có các
lớp từ như: tiếng lóng, tiếng địa phương, khẩu ngữ, thành ngữ, từ cổ, từ vay
mượn,… Các lớp từ này chứa đựng những thành tố nhất định của màu sắc tu
từ như: hình tượng, cảm xúc, bình giá,… do đó đây là các phương tiện tu từ từ
vựng.
1.2.1.2. Biện pháp tu từ từ vựng
“Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, trong chỉnh
thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ trong ngữ
cảnh”. [12, tr.6]


15

Tác giả Đinh Trọng Lạc đã phân loại các biện pháp tu từ từ vựng thành:
biện pháp hòa hợp, biện pháp tương phản, biện pháp quy định. Để khẳng định
văn bản vận dụng kiểu biện pháp tu từ từ vựng nào nhất thiết phải đặt ngôn
ngữ trong cả một hệ thống mới có thể nhận diện được.
1.2.2. Phương tiện và biện pháp tu từ ngữ nghĩa
1.2.2.1. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa

“Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là những định danh thứ hai mang màu sắc
tu từ, của sự vật, hiện tượng”. [12, tr.7]
Căn cứ vào hình ảnh được sử dụng Đinh Trọng Lạc đã phân loại các
biện pháp tu từ ngữ nghĩa thành: Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về lượng
(phóng đại, thu nhỏ, nói giảm,…) và phương tiện dùng hình ảnh tu từ về chất
(ẩn dụ, cải danh, tượng trưng, phúng dụ, hoán dụ, uyển ngữ,…)
1.2.2.2. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
“Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là tồn bộ các cách kết hợp có hiệu quả tu
từ, theo trình độ nối tiếp của các đơn vị từ vựng trong phạm vi của một đơn vị
khác thuộc bậc cao hơn như: so sánh, đồng nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản
ngữ, nghịch ngữ, …”. [12, tr.7]
Theo cách phân loại của tác giả Đinh Trọng, biện pháp tu từ ngữ nghĩa
được chia ra: Biện pháp tu từ dùng các hình ảnh tương đồng (so sánh, đồng
nghĩa kép, thế đồng nghĩa), biện pháp tu từ dùng các hình ảnh đối lập (phản
ngữ, nghịch ngữ, đột giáng), biện pháp tu từ dùng các hình ảnh khơng ngang
bằng (tăng dần, giảm dần, chơi chữ, nói lái).
1.2.3. Phương tiện và biện pháp tu từ cú pháp
1.2.3.1. Phương tiện tu từ cú pháp
“Các phương tiện tu từ cú pháp chính là những kiểu câu mang màu sắc
tu từ do được cải biến từ kiểu câu cơ bản (C – V), như các kiểu câu rút gọn,
mở rộng thành phần hay đảo trật tự từ”. [12, tr.8]


16

Đinh Trọng Lạc đã tập hợp các phương tiện tu từ cú pháp vào ba nhóm
là: thu gọn cấu trúc cơ bản, mở rộng cấu trúc cơ bản và đảo trật tự các thành
phần câu.
Nhóm tác giả trong Phong cách học tiếng Việt đã đi từ một số kiểu câu
thường dùng trong các phong cách đến các kiểu câu chuyển đổi tình thái như:

câu ghép, câu ngắn, câu dài.
1.2.3.2. Biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu
để đạt được hiệu quả tu từ.
Các tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học đã dẫn ra các kiểu biện pháp
tu từ cú pháp phổ biến như: mở rộng các thành phần cú pháp, thay đổi trật tự
các thành phần, tỉnh lược cú pháp, trùng điệp cú pháp (lặp cấu trúc cú pháp),
dùng cấu trúc sóng đơi (song hành), dùng câu hỏi tu từ, tách biệt cú pháp,…
Như vậy, các phương tiện và biện pháp tu từ rất phong phú và đa dạng.
Các tác giả có thể vận dụng tồn bộ khả năng biểu đạt của các phương tiện và
các biện pháp đó hoặc vận dụng có chọn lọc để đạt được mục đích nghệ thuật .
Và mỗi thời đại cũng có một sự vận dụng khác nhau làm nên nét đặc thù về
trong văn học của mỗi thời kỳ.
1.3. Giọng điệu trong tác phẩm văn học
1.3.1. Khái niệm giọng điệu trong văn học
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra giọng
điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi giọng điệu là một trong những
yếu tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng riêng cho mỗi loại hình lời văn
nghệ thuật và tạo nên phong cách nhà văn.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì giọng điệu chính là “Thái độ, tình
cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu
tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu


17

tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân, sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay
châm biếm…”. [9, tr.134]
Trong quá trình sáng tác, mỗi nhà văn đều phải trăn trở tìm ra giọng
điệu nghệ thuật cho tác phẩm của mình. Bởi theo M.B.Khrapchenco “Đề tài,

tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong môi trường giọng điệu nhất
định”. [11, tr.167]
Nếu như khơng có giọng điệu thì tác phẩm ấy cùng nhà văn ấy sẽ bị
lãng quên. Không phải đợi đến lúc tác phẩm hồn thành thì giọng điệu mới
được hình thành. Thật ra, khi các nhân vật biểu lộ cảm xúc thì giọng điệu đã
tham gia rồi. Vì vậy giọng điệu như một vẻ riêng xác định tiêu chí nghệ sĩ
đích thực.
Trong sáng tác văn học, giọng điệu khơng chỉ thể hiện ở chỗ nói cái gì
(nội dung nói) mà cịn thể hiện ở chỗ nói như thế nào (hình thức nói). Tuy
nhiên giữa nội dung nói và hình thức nói có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Chính nhờ mối quan hệ qua lại này mà từ giọng nói có thể nhận ra tác giả.
Giọng điệu trong những trường hợp như vậy đã trở thành nền tảng cốt lõi để
có thể “thẩm thấu” tác phẩm.
1.3.2. Phân loại các loại giọng điệu trong các thể loại
Có thể nói, giọng điệu trong văn học Việt Nam rất phong phú và đa
dạng. Các sắc thái giọng điệu đã trở thành phương tiện tham gia chuyển tải
bức tranh hiện thực vào trong tác phẩm và thể hiện thái độ của nhà văn trước
cuộc sống.
Bàn về vấn đề này, Nguyễn Đăng Điệp trong cơng trình Giọng điệu
trong thơ trữ tình đã rất có lí khi cho rằng “Mỗi một thể loại, do bản chất của
nó, mang sẵn trong mình những tiền đề để tạo ra giọng điệu phù hợp với nó”.
[7, tr.59]. Chẳng hạn, “Nếu thơ ca là thể loại “khép kín”, đơn giọng thì tiểu
thuyết là thể loại “chưa bị đơng cứng” lại, đa giọng”. [7, tr.59]. “Nếu như ở
thể loại sử thi, giọng điệu chính là giọng ngợi ca thì ở thể loại đạo đức thế sự,


18

đời tư lại hoàn toàn khác. Ở thể loại đời tư, giọng điệu chủ yếu là giải bày,
đồng cảm, tự trào, cảm thán… Còn ở thể loại đạo đức thế sự lại chủ yếu là

giọng tố cáo, cảm thán, châm biếm, chế giễu…”. [7, tr.61]
Trong thực tế sáng tác văn chương đã xuất hiện nhiều kiểu giọng điệu
như giọng châm biếm, giọng hài hước, giọng triết lý, giọng lạnh lùng, tỉnh
táo, giọng hồi nghi, giọng tâm tình cảm thương,…Tìm được một giọng điệu
phù hợp sẽ giúp cho nhà văn kể chuyện hay hơn, thể hiện được sâu sắc hơn ý
tưởng thẩm mỹ của mình. Do đó, khi nghiên cứu sáng tác của nhà văn, đặc
biệt nghiên cứu phương diện ngôn từ không thể không nghiên cứu giọng điệu
văn chương của họ.
1.4. Nhà văn Hồ Anh Thái và tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
1.4.1. Nhà văn Hồ Anh Thái
1.4.1.1. Hồ Anh Thái và những bước đi trải nghiệm
Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội. Ngun
qn ơng ở Nghệ An. Ơng đã từng theo học bậc Đại học ngành Quan hệ Quốc
tế. Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo và làm công tác ngoại giao ở
nhiều quốc gia Âu – Mỹ, đặc biệt là Ấn Độ. Hiện nay ông là Tiến sĩ ngành
Văn hóa phương Đơng, cơng tác tại Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Là nhà văn thời hậu chiến nhưng sinh ra và lớn lên trong hồn cảnh đất
nước có chiến tranh, Hồ Anh Thái thấu hiểu được sự tàn khốc của nó. Những
kí ức đầu đời về chiến tranh đã ảnh hưởng đến cách viết của Hồ Anh Thái,
nhưng không phải viết theo lối hiện thực giản đơn mà khám phá những vỉa
tầng của nó.
Năm 1998, Hồ Anh Thái chuyển sang công tác nghiên cứu và làm việc
ở Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ. Chính những trải nghiệm trong giai đoạn
này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sáng tác văn chương về sau của ông. Ở Nhà
văn này luôn có sự gặp gỡ giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại. Bởi


19

vậy, đề tài Ấn Độ trong cách viết của ông vẫn gần gũi với bạn đọc Việt Nam

và thế giới.
Hồ Anh Thái rất thích sưu tầm băng hát chèo, hát ca trù. Ơng lại mê hát
sẩm, thích đi xem những vở kịch mới dựng trong nước. Như một phần máu
thịt ăn sâu vào con người nhà văn, sở thích này chính là một niềm đam mê,
thể hiện ý thức dân tộc. Nó chắp cánh thổi hồn cho lời văn nghệ thuật trong
sáng tác của ông.
Năm 1988, Hồ Anh Thái trở thành Hội viên Hội nhà văn Việt Nam,
được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1998 là
một năm Hồ Anh Thái gặt hái được khá nhiều thành công. Nhận lời mời của
trường Đại học Washinton, ơng đến thuyết trình về văn hóa phương Đơng và
văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trong chuyến đi thính giảng đó ơng được
Ủy ban tổ chức mời sang dự liên hoan các tác gia quốc tế ở Canada. Cùng lúc,
NXB Curbstone Ness xuất bản cuốn tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra
của Hồ Anh Thái và mời ông đi Washinton, San Franscisco, San Joe, Seattle
Maryland giao lưu với bạn đọc Mĩ. Năm 2000, ông được bầu làm chủ tịch
Hội nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác văn chương với tất cả nhiệt huyết và
niềm đam mê, khẳng định được vị thế trên văn đàn văn học dân tộc.
1.4.1.2. Hồ Anh Thái – một sự nghiệp văn chương đa dạng, giàu thành
tựu
Trong khi nhiều cây bút, gây được sự chú ý của dư luận bằng một vài
tác phẩm rồi im hơi lặng tiếng, thì Hồ Anh Thái đã chứng tỏ được một sức
viết dồi dào. Ở tuổi ngoài năm mươi với hơn ba mươi năm cầm bút, Hồ Anh
Thái đã cho ra đời hơn 30 cuốn sách gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn, trong
đó có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngồi. Đó là những con số đáng
khâm phục và là niềm mơ ước của bất cứ nhà văn nào.
Sự nghiệp viết văn của Hồ Anh Thái được khởi đầu bằng những truyện
ngắn đăng trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội. Năm 1985, ông xuất


20


bản tập truyện ngắn Chàng trai ở bến đợi xe. Năm 1986, tiểu thuyết Vẫn chưa
tới mùa đông ra đời. Nhưng phải đến khi tác phẩm Người và xe chạy dưới
trăng (1986) được tặng giải thưởng tiểu thuyết 1986 – 1990 của Hội nhà văn
Việt Nam và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì Hồ Anh Thái mới gây
được tiếng vang lớn trên văn đàn văn học nước nhà. Ông nổi lên như một hiện
tượng bởi cái nhìn táo bạo về đời sống sau chiến tranh. Có thể coi, đây như
một mốc son trên con đường văn chương của ông, cổ vũ ông tiếp tục đi trên
con đường ấy.
Đầu những năm 1990, sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc ở nhiều
nước Âu – Mỹ, ông đã cho ra mắt độc giả những tác phẩm độc đáo, hài hước
mà thâm trầm về Ấn Độ như: Người đứng một chân (1995), Tiếng thở dài qua
rừng kim tước (1998), Đức phật, nàng Savitri và tôi (2007),…
Chiến tranh đã qua lâu, song những tổn thương mà nó gây ra vẫn chưa
lên da non. Nỗi đau vẫn còn đeo bám, hành hạ những người trở về sau cuộc
chiến; dù với họ, quá khứ ấy vẫn luôn cao đẹp, hào hùng. Bằng giọng thương
cảm, Hồ Anh Thái đã thể hiện chân thực một phương diện khác của chiến
tranh gắn liền với kiểu con người cô đơn trong Người đàn bà trên đảo (1986).
Những người bạn trẻ chơi bời sa đọa, sống tầm gửi, những số phận mang nỗi
đau chiến tranh trong tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế (2002).
Bằng nỗ lực và sáng tạo khơng ngừng nghỉ, tìm kiếm những hình thức
mới, những thể nghiệm mới, người nghệ sĩ tài hoa này đã đem đến cho đời
nhiều tác phẩm hấp dẫn khác như: tiểu thuyết Trong sương hồng hiện ra
(1989), tiểu thuyết Mai phục trong đêm hè (1990), truyện ngắn Mảnh vỡ của
đàn ông (1993), truyện ngắn Lũ con hoang (1995), truyện ngắn Tiếng thở dài
qua rừng kim tước (1998), chân dung văn học Họ trở thành nhân vật của tôi
(2000), truyện ngắn Tự sự 265 ngày (2001), truyện ngắn Bốn lối vào nhà cười
(2005), tiểu thuyết Mười lẻ một đêm (2006), … đã tạo được dư luận trong đời



21

sống văn chương nước nhà. Đồng thời ơng cịn là tác giả của nhiều bài bút ký,
hồi ký đăng trên báo, tạp chí.
Với q trình lao động cật lực, khơng mệt mỏi cùng vốn từ tiếng Việt
phong phú, đa dạng, kiến thức, tài năng tâm huyết sẵn có, Hồ Anh Thái xứng
đáng là một nghệ sĩ chân chính, có nhiều cống hiến đối với nền văn học nói
chung và văn xi đương đại nói riêng.
1.4.2. Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế
Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế của nhà văn Hồ Anh Thái –
cuốn sách gây xôn xao dư luận ngay khi xuất bản lần đầu (NXB Đà Nẵng,
2002). Với dung lượng ít (241) trang, lối viết hàm súc, nén chặt, Hồ Anh Thái
đã vạch ra mặt trái của cõi người hiện đại: sự xuống cấp về nhân cách, đạo
đức của nhiều lớp người; lối sống buông thả của những kẻ có tiền, có quyền;
sự thiếu trách nhiệm của con người, sự dung túng của xã hội; những bất cơng
trong cuộc sống và đặc biệt dục tính, thói dâm ơ của con người được tác giả
khai thác như là nguyên nhân, là bàn đạp của cái ác, cái xấu mà con người
gây ra cho nhau. Nhà văn rung chng báo động về một ngày tận thế, đó là
ngày cái ác sẽ chế ngự con người.
Tiểu thuyết gồm tám chương và một chương cuối. Ba chương đầu mỗi
chương là một cái chết của một gã trai. Ba cái chết ấy diễn ra liên tiếp, cái
chết trước là nguyên nhân dẫn tới cái chết sau. Trong ba cái chết, Cốc chết vì
ham dục, Bóp và Phũ chết vì nóng giận đến mê muội muốn trả thù. Như vậy,
kẻ làm ác sẽ bị trừng phạt bằng chính điều ác mà chúng gây ra, lấy ốn trả
ốn thì càng sinh ra hờn ốn, con người rơi vào cái vịng luẩn quẩn khó mà
thốt ra được. Nhưng nội dung chính của tác phẩm khơng chỉ dừng lại ở đó,
trong Cõi người rung chuông tận thế để thể hiện được tột cùng các vấn đề mà
nhân loại đang đề cập (thiện – ác) tác giả đã chọn cách đứng trên cỗ xe của
cái ác để có thể gần gũi được với cái ác, tịng phạm với nó, với mong muốn có
thể chỉ ra được căn nguyên sâu xa của sự hình thành cái ác.



×