Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Hình tượng nhân vật rama trong ramayana

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.15 KB, 58 trang )

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

NGUYỄN THỊ LUYẾN

Hình tượng nhân vật Rama trong
Ramayana

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đi dọc vùng Nam Á ta bắt gặp một đất nước xinh đẹp, đất nước của
những đóa sen trắng tinh khiết: Ấn Độ - một bán đảo hình tam giác mênh
mơng, vắt ngang qua đường xích đạo với đáy là dãy Himalaya hùng vĩ và
hai bên là biển cả bao la. Nằm trong lòng tam giác rộng lớn ấy là đồng bằng
Ấn Hằng màu mỡ và cao nguyên Đêcan cổ kính.
Đến với Ấn Độ ta không những được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ,
thơ mộng của lâu đài tuyết trắng; sự ngọt ngào, linh thiêng của những dịng
sơng mà ta cịn được gặp những con người hiền hòa và được tiếp thu những
đặc sắc về văn hóa. Tất cả đã tạc nên dáng hình Ấn Độ .
Nhưng có lẽ sẽ là chưa đủ nếu chúng ta quên đi những thành tựu của
văn học nhất là sự đồ sộ, vĩ đại của hai bộ sử thi: “Mahabharata và
Ramayana - hai viên ngọc báu luôn luôn lấp lánh từ những thế kỉ thứ V TCN


cho đến nay” trong đó “ánh” hơn cả là bộ sử thi Ramayana.
Với người dân Ấn Độ “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mịn thì
Ramayana cịn làm say mê lịng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”. Đúng
như vậy, Ramayana đã ăn sâu vào trong đời sống tâm linh, văn hóa của mỗi
người dân Ấn Độ. Đặc biệt, bộ sử thi đã tạc nên hình tượng Rama - một
“Nhân vật kiểu mẫu của đạo Hinđu và đẳng cấp vương công quý tộc (...) một


3

vị minh quân, một anh hùng tài ba, đức độ và dũng cảm để bảo vệ mình, giải
thốt mình ra khỏi đau khổ và đem lại cơng lí và hạnh phúc cho xã hội” [14,
68], là khuôn vàng thước ngọc của người Ấn Độ.
Tìm hiểu và nghiên cứu đề tài Hình tượng Rama trong sử thi
Ramayana khơng những làm tốt lên vẻ đẹp của con người anh hùng lí
tưởng thời cổ đại mà ta còn thấy được những nét văn hóa, sự ảnh hưởng
cũng như tài nghệ bậc thầy của Valmiki. Chúng tôi mong rằng với đề tài này
sẽ đi sâu khám phá nét đẹp trong tín ngưỡng văn hóa Ấn Độ cũng như thấy
được ngòi bút vĩ đại của Valmiki.
Đó là lí do chúng tơi chọn đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước đến nay cùng với những thể loại văn học khác sử thi nhất là
sử thi nước ngồi ln là vấn đề thu hút khơng ít sự quan tâm của các dịch
giả cũng như những nhà phê bình và nghiên cứu văn học. Lịch sử nghiên
cứu phê bình văn học đã minh chứng cho điều này.
Ở Việt Nam hầu như những bộ sử thi lớn đều được dịch, giới thiệu và
nghiên cứu khá phổ biến như: Iliat và Ôđixê do Phan Thị Miến dịch, Hồng
Thiếu Sơn giới thiệu. Anh hùng ca Hơmerơ của tác giả Nguyễn Văn Khỏa.
Sử thi Ấn Độ cũng vậy. Đầu tiên phải kể đến cơng trình nghiên cứu của Tiến
sĩ Phan Thu Hiền - người đã dịch và đi sâu nghiên cứu sử thi Mahabharata.

Bên cạnh đó sử thi Ramayana cùng một số tác phẩm khác của Ấn Độ đã
được chọn lọc dịch, tập hợp trong cuốn Hợp tuyển văn học Ấn Độ của Lưu
Đức Trung. Đặc biệt trong cuốn Văn học Ấn Độ, Lưu Đức Trung và Phan
Thu Hiền đã cho ta thấy tiến trình phát triển cũng như đặc điểm của nền văn
học Ấn Độ từ thời kì cổ đại cho tới ngày nay. Những cơng trình trên một
phần nào cho ta có cái nhìn sơ lược, tổng thể cũng như là cơ sở đầu tiên trên
con đường đến với văn chương Ấn Độ.


4

Nói đến Ramayana, một trong hai bộ sử thi vĩ đại của Ấn Độ, là viên
ngọc báu lấp lánh, là khn vàng thước ngọc của Ấn Độ. Vì thế Ramayana
khơng những được dịch trích dẫn một vài chương chọn lọc như Hồ Pampa,
Hanuman, Rama buộc tội…trong Hợp tuyển văn học phương Đông do Lưu
Đức Trung dịch và giới thiệu. Mà nó cịn được Đào Xn Q giới thiệu
tóm tắt qua bản Ramayana do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 1985.
Song có lẽ bản dịch đầy đủ nhất về Ramayana phải nói đến cơng trình của
Phạm Thủy Ba do nhà xuất bản Văn học phát hành năm 1988. Công trình
này như thỏa mãn lịng mong ước của bạn đọc trong việc tìm hiểu chi tiết
diễn biến câu chuyện.
Bên cạnh những cơng trình dịch thuật thì sử thi Ramayana nói chung,
hình tượng nhân vật Rama nói riêng cũng thu hút khơng ít sự quan tâm,
nghiên cứu của giới phê bình và nghiên cứu văn học.
Trong cuốn Văn học nước ngoài - phần 1 do Trường CĐSP Nghệ An
xuất bản năm 1994 đã đánh giá cao về Ramayana “Ramayana là một trong
những tác phẩm đạt đến độ điển hình của thể loại sử thi cổ đại” [17, 162].
Đồng thời, cơng trình này cũng có nhận xét khái quát về nhân vật Rama
“Một tín đồ đạo Hindu phải trải qua bốn giai đoạn trong cuộc đời mới đạt
được sự hoàn thiện lý tưởng: thực hiện Đácma (đạo đức); Actha (quản lý tài

sản); Kama (tình nghĩa vợ chồng); Moska (tu luyện siêu thốt). Nhân vật
Rama được xây dựng theo chuẩn mực lí tưởng đó”, “Cùng với Asin, Hecto
(Sử thi Hơme), Rama là hình tượng người anh hùng lý tưởng thời đại sử thi
trong văn học nhân loại” [17, 159].
Hay trong cuốn Văn học Ấn Độ của Lưu Đức Trung do nhà xuất bản
Giáo dục xuất bản năm 1997, tác giả cho ta cái nhìn khái qt nhất về vị trí,
nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm “nó bao la như Ấn Độ Dương
tràn đầy ánh nắng mặt trời rực rỡ. Đó là tác phẩm chan chứa những âm


5

điệu du dương, tốt ra một bầu khơng khí n lành và một tình u thương
vơ bờ bến trong một hoàn cảnh xã hội đầy mâu thuẫn và xung đột” [14, 64].
Khơng những thế tác giả cịn khẳng định “Đặc điểm nổi bật làm cho
Ramayana sống mãi trong lòng người đọc từ đời này qua đời nọ là sức gợi
cảm của nó. Sức gợi cảm đó khơng phải vì trong tác phẩm có thiên tình sử
éo le của Rama và Sita mà còn do tài nghệ của nhà thơ dân gian đã biết vận
dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc (…) Ramayana đã thật sự trở thành
bài ca xúc động lòng người ở mọi thời đại” [14, 73]. Bên cạnh đó, cơng trình
này cũng có phân tích khái qt về hình tượng nhân vật Rama. Đặc biệt tác
giả có nhận xét khá khách quan về nhân vật này “Hình tượng Rama mặc dầu
cịn có những hạn chế do quan niệm đạo đức của đẳng cấp đặt ra, nhưng có
thể nói tồn bộ ý chí, tình cảm, tài năng và sức mạnh chiến thắng của nhân
dân được khái quát thành người anh hùng này. Con người luôn bênh vực
những điều thiện, chống lại điều ác, cứu người hiền đặc biệt là người phụ
nữ” [14, 69 – 70].
Hoặc trong bài Thử so sánh sử thi Ramayana cổ đại của Ấn Độ với
Riêm Kê của Campuchia trong tạp chí văn học số 3 năm 1998 Đỗ Thu Hà
cũng đã khẳng định sức ảnh hưởng lớn của bộ sử thi này “sử thi Ramayana

đã khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật trở thành kiểu mẫu sáng tác cho các tác
giả khu vực Đông Nam Á” và cũng đã chỉ ra một vài đặc điểm về hệ thống
nhân vật trong tác phẩm.
Đến năm 2000, nhà xuất bản ĐHQG TP Hồ Chí Minh xuất bản Giáo
trình đại cương văn hóa phương Đơng do Lương Duy Thứ chủ biên đã nhận
xét “Cũng giống như Mahabharata trong thế giới hình tượng của
Ramayana, chiến tranh xâm lược, chiến tranh mở rộng bờ cõi và thống trị
không phải là cái chủ đạo. Ramayana xoay quanh trục bộ ba nhân vật trung
tâm: Rama – Sita - Ravana rất điển hình cho đề tài Anh hùng diệt Ác quỷ


6

cứu người đẹp”. và đánh giá “Rama về cơ bản là người anh hùng tiêu diệt
cái ác, bảo vệ cái thiện, chiến tranh Lanka là chiến tranh cứu nhân độ thế ”
[13, 226].
Trong Thi pháp của huyền thoại do Trần Nho Thìn và Song Mậu dịch
được nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội phát hành đã đánh giá về Ramayana và
nhân vật anh hùng Rama “đến Ramayana của Ấn Độ trong đó Rama lưu giữ
các đặc điểm của anh hùng văn hóa với sứ mệnh tiêu diệt bọn quỷ...” [12,
317].
Đến năm 2009 Nguyễn Thị Bích Hải có cơng trình Đến với tác phẩm
văn chương phương Đông do nhầ xuất bản Giáo Dục phát hành cũng có nói
một vài nét về sử thi Ấn Độ trong đó có Ramayana.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (2010) của Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định và xếp nó vào những bộ sử thi bất
tuyệt cịn sót lại của nhân loại “Những tác phẩm sử thi nổi tiếng trong văn
học thế giới cịn lưu được đến nay khơng nhiều. Có thể kể tên những tác
phẩm tiêu biểu như I- li- át và Ô- đi- xê của Hi lạp, Ê- nê- ít của La Mã, Maha- bha- ra- ta và Ra- ma- y- a- na của Ấn Độ, Bê- ô- vun- phơ của Anh…”
Như vậy, những cơng trình dịch thuật hay nghiên cứu về sử thi

Ramayana khơng ít. Những cơng trình trên dù là cơng trình lớn hay những
cơng trình nhỏ đều cho ta thấy vị trí, giá trị cũng như một vài điểm sơ lược
về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhưng có lẽ chưa có cơng trình nào
lớn nghiên cứu một cách cụ thể, trọn vẹn về “Hình tượng nhân vật Rama
trong Ramayana”. Vì vậy trên cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi
trước, chúng tơi mạnh dạn đi tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về đề tài này. Nhưng
do sự hạn chế về việc tiếp cận nguồn tài liệu nên ắt hẳn bài nghiên cứu của
chúng tơi sẽ cịn nhiều thiếu sót. Hi vọng rằng đây sẽ là những kiến thức bổ
ích cho những ai u thích sử thi Ấn Độ nói chung cũng như Ramayana.


7

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hình tượng nhân vật Rama trong

Ramayana.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào khám phá vẻ đẹp anh
hùng lí tưởng và con người trần thế của nhân vật Rama trong bộ sử thi
Ramayana gồm 3 tập do Phạm Thủy Ba dịch, Phan Ngọc giới thiệu, được
nhà xuất bản Văn học Hà Nội phát hành năm 1988 để làm nổi bật đối tượng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng một số phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, thu thập tài liệu qua sách vở, các cơng
trình nghiên cứu, các bài viết và các trang thơng tin khác có liên quan.
- Phương pháp phân tích, xử lí.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.

- Phương pháp tổng hợp, đánh giá.
5. Bố cục
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục và tài liệu tham khảo
thì phần nội dung nghiên cứu chúng tơi gồm 2 chương:
Chương 1: Ramayana - thiên anh hùng ca trường cửu
Chương 2: Rama - hình tượng con người lí tưởng của nhân dân Ấn Độ


8

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: RAMAYANA - THIÊN ANH HÙNG CA TRƯỜNG CỬU
1.1. Vài nét về sử thi
Xuất hiện tiếp nối sau thần thoại, sử thi phát huy vai trị tích cực của
mình trong việc ghi lại và ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất tồn dân
trong buổi giao thời của lịch sử với quy mô đồ sộ.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học “Sử thi còn gọi là anh hùng ca – là
thể loại tác phẩm tự sự dài (thường là thơ) xuất hiện rất sớm trong lịch sử
văn học của các dân tộc nhằm ngợi ca sự nghiệp anh hùng có tính chất tồn
dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch
sử” [7, 285].
Bước ra khỏi quá khứ để bước vào thời đại văn minh, sử thi phản ánh
hiện thực về lịch sử của các bộ lạc, các cuộc chiến tranh giành đất đai và
người đẹp của các thủ lĩnh bộ lạc. Cũng như thần thoại, sự tưởng tượng
trong sử thi nhằm lý giải về nguồn gốc của vũ trụ và con người, thần thánh,
lí tưởng hóa những nhân vật khai sáng. Vì vậy, ta bắt gặp trong sử thi những
anh hùng mang trong mình những vẻ đẹp, tài năng tuyệt hảo mà người
thường khơng bao giờ có. Các dũng sĩ khơng những có sức mạnh chiến đấu
mà cịn có năng lực siêu nhiên, ma thuật, cịn kẻ địch ln hiện diện dưới
dạng qi vật. Đó chính là đặc điểm của nhân vật sử thi và cũng chính là ước

vọng của người dân về một vị thủ lĩnh với vẻ đẹp trác tuyệt, hồn hảo. Đó là
vẻ đẹp lí tưởng, điển hình, đại diện cho bộ tộc và cộng đồng.


9

Do ra đời sau nên so với thần thoại và truyền thuyết nên cốt truyện
của sử thi có phần đa dạng và phức tạp hơn, có quy mơ lớn hơn. Nếu như
truyền thuyết đi lý giải về nguồn gốc dân tộc, anh hùng trong một phạm vi
hẹp thì sử thi không chỉ dừng lại ở một anh hùng, không chỉ dừng lại ở khía
cạnh đấu tranh bảo vệ và mở rộng đất đai mà sử thi đi lí giải và ca ngợi tập
thể anh hùng, ca ngợi cả những chiến cơng trong lao động và cuộc sống. Vì
vậy, sử thi hướng đến ngợi ca những anh hùng văn hóa, anh hùng chiến trận.
Những con người với vẻ đẹp kì vĩ và rạng ngời, không những anh dũng, kiêu
sa trong trận mạc mà còn rất lãng mạn, thân ái trong đời thường. Ở họ hội tụ
những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp nhất mà nhân dân ta mơ ước. Vẻ đẹp đó
là vẻ đẹp của lí tưởng, của ước mơ, của cộng đồng.
Luôn lấy tinh thần cộng đồng làm căn cứ cho nên từ không gian cho
đến nhân vật trong sử thi đều mang tính tập thể. Ta thường bắt gặp trong sử
thi những khơng gian vơ cùng rộng lớn. Đó là không gian của núi rừng, của
chiến trận hay không gian trong những buổi hội hè đình đám…Cùng với
khơng gian đó, nhân vật trong sử thi hiện lên với những đặc điểm nổi bật
nhưng cũng rất chung vì vẻ đẹp, phẩm chất đó mang tính cộng đồng, tập thể.
Vì vậy nhân vật anh hùng trong sử thi từ ngoại hình cho đến hành động, tính
cách đều đại diện cho cộng đồng. Có lẽ thế mà trong sử thi chưa miêu tả rõ
nét cá tính của nhân vật.
Cho đến nay, sử thi anh hùng còn lại trong văn học nhân loại dưới
dạng các thiên anh hùng ca cỡ lớn không nhiều. Có thể kể tên những tác
phẩm tiêu biểu như: Iliat và Ôđixê của Hi Lạp, Ênêit của La Mã,
Mahabharata và Ramayana của Ấn Độ…Bên cạnh những tác phẩm độ sộ

đó cịn có những tác phẩm ngắn gọn hơn như bài ca Rôlăng của Pháp, Ilia
Murômet của Nga…


10

Ở Việt Nam cũng có những tác phẩm mang những đặc trưng rõ nét
của thể loại sử thi tiêu biểu là Trường ca Đam Săn.
1.2. Khái niệm hình tượng nhân vật
Nếu như các nhà khoa học khác diễn đạt tư duy, tình cảm một cách
trực tiếp bằng những định lí, định đề, khái niệm thì người nghệ sĩ dùng hình
tượng để bộc bạch tâm trạng và thể hiện thái độ, quan điểm, cách nhìn nhận
hiện thực của mình.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Hình tượng nghệ thuật chính là các
khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng sáng tạo trong
những tác phẩm nghệ thuật” [7, 147].
Bằng cảm nhận tinh tế, sự nhạy cảm cùng với tài năng trác tuyệt,
người nghệ sĩ đã cảm nhận hiện thực và đưa nó vào tác phẩm của mình, làm
sống lại một cách cụ thể và sinh động những sự việc, hiện tượng khiến
chúng ta phải suy nghĩ về tình đời và tình người.
Hình tượng nghệ thuật tồn tại dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng
nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới con người. Hình
tượng đó có thể là tập thể người hay một con người. Nhưng dù tồn tại qua
chất liệu nào thì nói tới giá trị của hình tượng nghệ thuật ta nghĩ ngay đến
giá trị tinh thần.
Đến với văn học ta như chứng kiến cuộc sống sinh động trong các tác
phẩm cũng như chứng kiến sự mn màu của hình tượng nghệ thuật. Ở đây,
hình tượng nghệ thuật khơng phản ánh, tái hiện hiện thực một cách y nguyên
mà trước khi đi vào tác phẩm nó đã được chọn lọc thậm chí sáng tạo qua
lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Vì vậy, đọc tác phẩm ta nhận thấy

hiện thực đó vừa quen nhưng cũng thật lạ. Đó cũng chính là cơ sở tạo nên
phong cách và cá tính thẩm mĩ của nhà văn. Cho nên, hình tượng nghệ thuật
thể hiện tập trung các giá trị thẩm mĩ nghệ thuật là vì vậy.


11

Hình tượng nghệ thuật khơng những mang những giá trị cụ thể, cá
biệt, khơng lặp lại mà nó cịn mang tính khái quát, đại diện cho một loại
người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng
nghệ thuật khơng chỉ đơn thuần phản ánh chân thực cuộc sống mà nó cịn
thể hiện tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Vì vậy, bức tranh
hiện thực trong tác phẩm vừa chân thực nhưng lại hàm chứa nhiều giá trị
nhân văn hơn.
Như đã nói ở trên, nhắc đến hình tượng nghệ thuật là ta nói đến con
người tức là các nhân vật hiện diện trong tác phẩm. Nhân vật đó có thể có
tên riêng (Tấm, Cám, Chí Phèo), cũng có thể khơng có tên như thằng bán tơ,
mụ dì ghẻ…Đó có thể là nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện nhưng
phải mang tính khái qt, điển hình tốt lên được chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Bởi chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con
người và thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của tác giả.
Cùng với bi kịch, sử thi thường xây dựng lên những nhân vật chính
diện để thể hiện lí tưởng xã hội và lí tưởng thẩm mĩ trong thời đại của mình.
Đó là những nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp
đẽ, những hành vi cao cả của con người. Vì vậy nhân vật chính diện đều là
nhân vật lí tưởng hóa nhất là trong văn học cổ.
Từ đó ta có thể hiểu một cách khái quát rằng hình tượng nhân vật là
hình tượng trung tâm của tác phẩm, ở đó hội tụ và thể hiện chủ đề của tác
phẩm và lí tưởng thẩm mĩ của thời đại.
1.3. Sử thi Ramayana

Cũng như các nước khác, Ấn Độ đã để lại cho nhân loại một khối
lượng tài sản vô giá nhất là ở phương diện văn chương. Với sử thi, Ấn Độ là
một trong những quốc gia có những tác phẩm được xếp vào hàng cổ điển.


12

Có thể nói, sau giai đoạn Vêđa, sử thi đã tạo nên nền tảng vĩ đại của
nền văn học Ấn Độ hình thành hơn 1000 năm trước cơng ngun. Sử thi ra
đời trên cơ sở xã hội Ấn Độ phát triển qua chế độ quân chủ phong kiến,
nhiều vương quốc đã được hình thành. Nếu như thần thoại ra đời và phát
triển dựa trên giai đoạn xã hội nguyên thủy, khi con người đang sống trong
thời kì mơng muội thì sử thi ra đời dựa trên giai đoạn cuối của chế độ công
xã thị tộc đến giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nơ lệ khi nhà nước hình
thành và có sự phân chia giai cấp. Do đó, sử thi Ấn Độ là bức tranh hiện
thực rộng lớn của xã hội Ấn Độ xa xưa, là bài ca vĩ đại ca ngợi chiến cơng
và khí phách của những anh hùng thần thoại, mẫu người lí tưởng cao cả và
thiêng liêng.
Nếu so sánh với sử thi Hy lạp thì sử thi Ấn Độ có quy mơ đồ sộ và
phức tạp hơn mà Mahabharata và Ramayana là ví dụ tiêu biểu. Đây là hai
bộ sử thi được xem là bộ bách khoa toàn thư của xã hội Ấn Độ cổ đại. Đặc
biệt, sử thi Ấn Độ có sự thống nhất mật thiết giữa tôn giáo, triết học và thi
ca. Xét về hình thức thì các sử thi đều được viết theo thể Sloka - câu thơ đơi,
một hình thức thơ văn xi. Về nội dung thì sử thi Ấn Độ chứa đựng nhiều
tư tưởng, triết lí nhân sinh sâu sắc về lẽ sống chết, mối quan hệ giữa con
người và vũ trụ…Vì vậy, sử thi Ấn Độ có nhiều đoạn được xem như là
thánh kinh và các nhân vật lý tưởng được nhân dân tơn kính rất mực và được
thờ phụng.
Cùng với Mahabharata, Ramayana là bộ sử thi đồ sộ và có sức ảnh
hưởng lớn trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân Ấn Độ. Mặc dù ra

đời muộn hơn, kém đồ sộ hơn, dù không thâm trầm, không phong phú bằng
Mahabharata nhưng có thể nói Ramayana có ảnh hưởng lớn và phổ biến
rộng hơn hẳn Mahabharata. Ramayana là bộ sử thi cổ đại được viết dưới
dạng trường ca tiếng Sanskrit và là một phần quan trọng của bộ kinh Ấn Độ


13

giáo. Nó được truyền tụng từ thế kỉ thứ III – II trước công nguyên, là tác
phẩm tuyệt tác của văn học Ấn Độ. Theo truyền thuyết tác giả đầu tiên của
Ramayana là Vanmiki, một vị đạo sĩ Balamôn sống vào khoảng thế kỉ V
trước cơng ngun. Vì bị cha mẹ ruồng bỏ nên ông phải trốn vào rừng sâu
làm nghề trộm cướp. Trong lúc ông sa vào con đường tội lỗi thì gặp thần
Narađa đến khuyên răn nên cải tà quy chính và bày cho phép tu hành. Sau
một thời gian dài Valmiki được tôn làm đạo sĩ. Nhờ trí nhớ kì diệu cùng tài
năng thiên bẩm về thơ ca, Valmiki đã được Narađa kể cho nghe về kì tích
của hồng tử Rama. Để rồi, sau khi nhập tâm câu chuyện, ông đã đem kể
cho các môn đệ của mình bằng những vần thơ tuyệt diệu. Tuy nhiên cho đến
nay Ramayana đã được trau chuốt, gọt giũa bởi rất nhiều thi sĩ vô danh. Mặc
dù vậy, Ramayana vẫn được xem là tác phẩm “cùng tồn tại với trời đất”.
Toàn bộ Ramayana nguyên bản bằng tiếng Sanskrit, có độ dài 24
nghìn câu thơ đơi và được chia thành 7 khúc ca lớn.
Khúc ca I: Khúc ca BaLa (Dòng dõi và tuổi trẻ của hoàng tử Rama)
Khúc ca II: Khúc ca Ayođhya (14 năm lưu đầy trong rừng sâu)
Khúc ca III: Khúc ca Aranya (Nàng Xita bị quỷ vương Ravana bắt
mất và đưa về đảo Lanka)
Khúc ca IV: Khúc ca Kikinhya (Rama và em trai tiêu diệt khỉ Vali
giành lại ngôi báu cho vua khỉ Xugriva. Cuộc liên minh thần thánh)
Khúc ca V: Khúc ca Xunđara (Tướng Hanuman do thám đến đảo
Lanka)

Khúc ca VI: Khúc ca Yuđha (Cuộc chiến đấu dữ dội, ác liệt giữa
Rama và Ravana. Ravana bị tiêu diệt. Nàng Xita được cứu thoát)
Khúc ca VII: Rama nổi cơn ghen. Xita nhảy vào lửa. Thần Anhi soi
sáng lòng kiên trinh chung thủy cho nàng. Rama cùng vợ trở về vương quốc
Kôxala và lên ngôi vua.


14

Sau này để kể thêm lòng chung thủy của nàng Xita và nhằm gây thêm
xúc động cho người đọc, Ramayana được người đời sau thêm vào và được
chia thành 12 cuốn, phụ bản bằng tiếng Sanskrit gọi là Cutarakanda.
Ramayana là bộ sử thi có sức lan tỏa lớn trong đời sống của nhân dân
Ấn Độ. Không ai trên đất nước Ấn Độ lại khơng say mê nó. Mỗi người dân
Ấn Độ đều say mê Ramayana ở nhiều mức độ khác nhau. Bất cứ tuổi nào,
bất cứ quan điểm nào, học hành, giáo dục ra sao hoặc vị trí xã hội như thế
nào, ai cũng biết những phần chủ yếu trong bộ sử thi này và khâm phục,
kính trọng những nhân vật chính của tác phẩm. Ban đêm vào giờ đi ngủ,
người ta kể chuyện này cho các cháu bé nghe. Thậm chí có người xem việc
nghiên cứu tác phẩm như một phần trong cơng trình thể nghiệm tơn giáo của
mình.
Có thể nói, Ramayana có sức ảnh hưởng lớn tới đời sống văn hóa của
người dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau qua các thời đại. Nó có
thể là một cuộc nói chuyện trong phịng họp cơng cộng, hoặc được kể theo
lối truyện cổ ngoài trời, hoặc được diễn trên sân khấu dưới dạng kịch hay vũ
kịch. Bất cứ ở trình độ nào, người nghe, người xem đều say mê nó một cách
nồng nhiệt. Nhiều người đã nghe rồi nhưng cũng muốn nghe lại. Mỗi người
tiếp nhận tác phẩm ở những góc độ, mức độ khác nhau: là một truyện kể
thông thường, một tác phẩm văn học kiệt xuất, thậm chí là một bản kinh
thánh. Vì vậy, Ramayana được xem là một quyển sách triết lí trường cửu.

Ramayana khơng những trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất cho các
nhà thơ Ấn Độ qua các thế kỉ mà nó cịn có sức ảnh hưởng lớn đối với các
nước đặc biệt là Đông Nam Á. Nhiều nước thuộc Đông Nam Á đã mượn cốt
truyện Ramayana để sáng tác ra những trường ca bất hủ mang màu sắc tơn
giáo dân tộc mình như: Ramakiên ở Thái Lan, Seri Rama ở Inđônêxia, kịch
Rama ở Mianma, trường ca Riêng kê ở Campuchia, Xỉn xây ở Lào...Rồi từ


15

văn học, Ramayana còn tỏa ảnh hưởng sang các lĩnh vực khác nữa nhất là
trên các phương tiện truyền thông như điện ảnh, phim truyền hình, áp phích,
quảng cáo, trị chơi...
Vậy nhân tố nào khiến cho Ramayana có sức ảnh hưởng đến như vậy?
Có lẽ chúng ta khơng thể dùng những nhân tố như: tơn giáo, văn hóa, phong
tục, thời đại để lí giải được bởi đạo Balamơn khơng vượt ra ngoài Ấn Độ,
thời đại bây giờ khác xa thời đại của Valmiki, thậm chí phong tục, văn hóa
giờ cũng đổi thay nhiều. Như vậy, cách giải thích duy nhất chỉ có thể tìm
ngay trong tác phẩm. Đúng như vậy, Ramayana có một cốt truyện rất giản dị
nhưng giá trị của nó thì vơ biên. Tuy cốt truyện nói đến thời xa xưa, các anh
hùng thần linh và quái vật nhưng thực chất là đang nói tới mối quan hệ giữa
con người với con người bất chấp thời gian và khoảng cách. Cách diễn đạt
của nó cũng thật hồn mĩ, thật chân thực và sâu sắc đến mức từng người một
khơng có cách nào bộc lộ tình cảm của mình hay hơn và đúng hơn được. Bởi
vậy, Ramayana trở thành món ăn tinh thần khơng thể thay thế được của rất
nhiều người.
Ramayana là câu chuyện kể lại công đức và sự nghiệp của hồng tử
Rama được xem là hóa thân thứ bảy của thần Visnu, là nhân vật lí tưởng của
đẳng cấp Ksatrya - tầng lớp thứ hai gồm vua chúa, các võ sĩ quý tộc và các
chiến binh. Họ chính là tầng lớp cai trị, quản lí nhà nước, chinh chiến bảo vệ

đất nước. Rama là con trai đầu của nhà vua Đaxaratha. Lên mười sáu tuổi
chàng lấy nàng Xita xinh đẹp và hiền thục về làm vợ. Nhà vua đã chuẩn bị
nhường ngơi cho Rama thì ngay trước hôm nhường ngôi Kekêyi, một bà vợ
được vua yêu quý đã được vua hứa sẽ thực hiện bất kỳ yêu cầu gì của bà,
đưa ra hai yêu cầu là nhà vua phải trao lại ngai vàng cho con trai bà và
Rama phải vào rừng sống mười bốn năm khổ hạnh. Rama vâng theo lời hứa
vào rừng sống cùng vợ và người em cùng cha khác mẹ là Lakmana. Khi thời


16

hạn lưu đày sắp hết thì một tai biến lớn đã đến với Rama. Xita bị quỷ vương
Ravana lập mưu bắt cóc và đưa về đảo Lanka. Mất Xita Rama đau buồn
khôn xiết, không biết vợ ở đâu. Chàng đến vương quốc khỉ gặp khỉ vương
Xugriva và tướng khỉ Hanuman thì biết tin. Hanuman nhảy từ đất liền qua
biển cả đến Lanka báo tin cho Xita yên tâm chờ đợi. Trong lúc đó được sự
giúp đỡ của nước khỉ, Rama sai xây dựng một cây cầu bắc qua biển tới
Lanka, rồi đem quân vây hãm Lanka. Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra trong
đó nổi bật cơng lao và sự tận tụy của Hanuman. Cuối cùng, Rama hạ thủ
được Ravana trong giao tranh và giải cứu Xita. Nhưng khi đã phí bao cơng
sức, mất bao bạn chiến đấu mới đem được Xita trở về, sau chiến thắng vẻ
vang, Rama lại nghi ngờ tiết hạnh của Xita và nổi cơn ghen dữ dội, không
muốn nhận lại nàng làm vợ. Xita vô cùng đau xót, để chứng minh cho tấm
lịng trinh bạch, thủy chung của mình Xita đã bước lên giàn lửa thiêu nhưng
được thần Anhi che chở. Thấy vậy, Rama vô cùng sung sướng dang tay đón
nàng. Hai người về kinh đơ trong cảnh chào đón nồng nhiệt của dân chúng.
Cốt truyện của Ramayana thật giản dị nhưng chặt chẽ vô cùng. Một
chàng hoàng tử dùng võ lực để giành lại vợ. Đây chính là tính chất hết sức
cần thiết đối với một bản trường ca dài như Ramayana. Chỉ có như thế mới
giúp bạn đọc dễ dàng nhận diện được vị trí của từng đoạn trong từng khúc ca

đồng thời tạo ra được tính thống nhất, nhất qn trong tồn bộ thiên sử thi.
Mỗi chương, mỗi đoạn trong tác phẩm rất gọn nhưng lại bao hàm vơ số tình
huống trong đó các các nhân vật, tâm lí, địa vị xung đột nhau quyết liệt. Các
xung đột này khiến cho bản chất nhân vật hiện lên một cách rõ ràng và chân
thật hơn bao giờ hết. Bởi khi dục vọng của con người tràn ra ngồi thì con
người khơng thể nào kiềm chế được mình mà phải bộc lộ bản chất mà ngay
chính bản thân họ cũng khơng thể biết được. Một đoạn như vậy tự nó trở
thành một tấm kịch vô biên. Ta hãy xét đoạn Rama bị tước quyền làm vua.


17

Nó gồm các biến cố: Đaxaratha đã chuẩn bị nhường ngôi cho con trai đầu là
Rama – nữ tỳ Manthara cho Kekêyi biết tin – Kekêyi cho đó là dĩ nhiên –
Manthara dọa nạt Kekêyi, xui Kekêyi nhắc lại lời hứa trước đây của nhà vua
– Kekêyi nghe theo – Kekêyi gặp vua đưa ra hai yêu cầu – nhà vua sửng sốt
nhưng đành bất lực – khi đến cung định làm lễ đăng quang thì gặp Kekêyi,
bà nhắc lại hai yêu cầu của mình – Rama vì thương cha từ bỏ ngai vàng
chuẩn bị vào rừng bắt đầu cuộc đời khổ hạnh. Riêng đoạn này thôi cũng đã
thấy sự chặt chẽ của Ramayana như một bi kịch Hy Lạp rồi. Có lẽ thế mà nó
là kho tàng vơ tận cho chuyện kể, thơ, kịch.
Đọc Ramayana ta không khỏi khâm phục trí tưởng tượng kì diệu và
bút pháp miêu tả tuyệt vời của Valmiki. Phải nói rằng đó là trí tưởng tượng
mang dáng vóc của thần thoại. Nhà thơ có thể miêu tả một bước nhảy của
Hanuman trong một ngàn câu thơ đẹp đẽ mà không một chi tiết nào lặp lại,
có thể miêu tả cung điện Ravana tráng lệ bằng một ngơn ngữ phong phú,
vượt xa trí tưởng tượng của chúng ta đến như vậy. Nhưng có lẽ điều kì diệu
và tinh tế hơn chính là tài phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của Valmiki.
Bằng cái tài mà “chỉ đến lúc Sêchxpia xuất hiện mới có đối thủ”, Valmiki đã
làm hiện lên một cách chân thực đến tài tình những xao động, biến đổi trong

tâm trạng các nhân vật. Làm cho nhân vật hiện lên vừa thần thánh nhưng rất
đời thường, rất “Người”.
Ramayana còn là tập thơ giáo dục tinh thần cao thượng. Rama, Xita,
Lakmana, Hanuman...đều hết sức cao thượng. Ngay cả đến Ravana, một tên
Raksaxa độc ác, dâm dục tuy bắt được Xita vẫn không đụng chạm đến thể
xác của nàng khi nàng không đồng ý. Bharata, em trai cùng cha khác mẹ với
Rama, con ruột của Kekêyi tuy được làm vua nhưng cũng vượt đường xa tới
gặp Rama cầu khẩn anh lên ngơi thay mình. Để rồi khi Rama không chấp
nhận chàng lột đôi dép của anh đặt lên ngai vàng để chứng minh anh là vua


18

chính thức cịn mình chỉ làm nhiếp chính...Từ đó Ramayana muốn giáo dục
chúng ta bất chấp mọi hoàn cảnh phải sống cho chính nghĩa, phải ln sống
vì tình thương và đồng loại.
Ramayana luôn sống mãi cùng tháng năm và ăn sâu trong tâm hồn
người đọc “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mịn thì Ramayana cịn làm
say mê lịng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”.
CHƯƠNG 2: RAMA - HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI LÍ TƯỞNG
CỦA NHÂN DÂN ẤN ĐỘ
Rama chính là hình tượng con người được dựng lên từ những mơ ước,
khát vọng của nhân dân Ấn về một vị vua thiên tài, nhân đức, giàu lòng
thương yêu. Một con người toàn diện, toàn mĩ từ nguồn gốc xuất thân cho
đến lời nói, hành động...nhưng khơng vơ cảm, vơ hồn mà rất đỗi gần gũi,
bình dị và rất “Người”. Đó là sự kết hợp hài hịa giữa con người thần thánh
và con người trần thế.
2.1. Con người thần thánh
Con người thần thánh trong Rama được biểu hiện ở rất nhiều điểm
đặc biệt là ở nguồn gốc xuất thân, ngoại hình và sức mạnh.

2.1.1. Nguồn gốc xuất thân
Có thể nói khi đánh giá, nhận định về một con người hay một nhân
vật nào đó thì nguồn gốc xuất thân chính là một trong những điểm góp phần
thể hiện tính cách, bản chất của con người đó. Bởi vì lẽ đó mà khơng ít tác
giả gửi gắm bản chất, sứ mệnh của nhân vật qua việc thể hiện nguồn gốc
xuất thân. Điều này đặc biệt được thể hiện rõ trong các tác phẩm văn học
dân gian trong đó có sử thi.
Sử thi là thể loại ra đời và phát triển tiếp nối sau thần thoại. Chính vì
vậy, ước mơ xây dựng một nhân vật anh hùng mang trong mình dịng máu
thần linh là rất phổ biến. Có lẽ thế mà ta thường bắt gặp trong sử thi những


19

nhân vật anh hùng là những con người xuất chúng, những con người có
nguồn gốc xuất thân kì lạ, là con cháu hoặc là hóa thân của cá vị thần, của
những đấng cứu thế.
Ta bắt gặp trong sử thi Mahabharata các nhân vật đều có nguồn gốc
thần linh. Năm anh em nhà Panđava đều là “con của các thần nhưng Panđu
nhận làm con mình cho hưởng mọi quyền của dịng họ Panđava” [4, 24].
Trong đó, Yuhitira mang trong mình dịng máu của thần công lý đạo đức
Đácma, Bhima là con của thần gió Vayu, Acgiuna là con của thần Inđra cịn
Nakula và Xahađêva là hai con trai sinh đơi của Mađri với thần mặt trời
“Yuhitira con trưởng rất giỏi đánh giặc chính là con trai thần Đácma
(Dharma) thần cơng lý đạo đức. Bhima, con thứ là con trai thần gió Vayu,
rất khỏe mạnh, can đảm, ăn nhiều, tính nết thơ bạo, nóng nảy và lỗ mãng. Vì
ăn nhiều nên Bhima có tên là Vrikađa (vụng chó sói). Con thứ ba là Acgiuna
(nghĩa là sáng như bạc) chính là con thần Inđra (thần của các thần (…).
Nakula và Xaha đêva người thứ tư và thứ năm là hai con trai sinh đôi của
nàng Mađri với thần mặt trời” [4, 24].

Đến Ramayana cũng vậy, các nhân vật cũng là hiện thân của những vị
thần tối cao. Song, nếu như trong Mahabharata các nhân vật anh hùng có
nguồn gốc nửa trần tục - nửa thần linh vì mỗi người trong số họ đều là con
của một người mẹ trần thế và một người cha thần thánh thì trong Ramayana
các nhân vật là hóa thân của các vị thần. Vali đo Inđra sinh ra, Mặt Trời sinh
ra Xugriva, Vioakacma sinh Nala, Hanuman là con của thần gió. Đặc biệt
Gianaki chính là hóa thân của nữ thần may mắn Laksơmi, vợ của Visnu. Và
nhất là Rama, nhân vật anh hùng trung tâm của tác phẩm là hóa thân thứ bảy
của Visnu.
Theo thần thoại kể rằng Visnu là thần bảo tồn, mỗi khi thế giới gặp
nguy hiểm Visnu lại “hạ giới” để cứu giúp loài người thốt khỏi vịng trầm


20

luân đau khổ trong chiến tranh loạn lạc. Cứ mỗi chu kì của vũ trụ, Visnu sẽ
giáng thế một lần. Mỗi lần giáng thế có khi Visnu mang hình thái Người, có
khi mang hình thái động vật hoặc nửa người, nửa thú. Ước tính Visnu có tất
cả 10 lần hạ giới, mỗi lần mang một hình thái và đảm nhiệm những vai trị to
lớn khác nhau.
Cá Matsya là hóa thân đầu tiên của Visnu có phần trên giống Visnu,
phần dưới giống cá, có bốn tay với các biểu tượng đặc biệt. Cá Matsya giúp
tổ tiên loài người là Manu lấy lại kinh Vêđa đã bị quỷ của tạo hóa ăn cắp và
mang xuống đại dương.
Nếu như hóa thân thành cá Matsya để giúp lồi người lấy lại kinh
thánh thì với hóa thân thành rùa Kurna, Visnu chấp nhận hình dáng của một
con rùa ở vào kỷ nguyên đầu tiên của vũ trụ để tìm lại những châu báu đã bị
mất trong trận đại hồng thủy.
Tiếp theo sau đó, Visnu từng hóa thân thành heo rừng Varaha, nhân
sư Narasimha, người lùn Vamana, Parashu Rama - Rama cầm rìu, Rama,

Krisna, Budda và ngựa Kalkin để cứu giúp nhân loại.
Mang trong mình trách nhiệm bảo vệ nhân loại, giúp nhân loại có
được cuộc sống hạnh phúc, tiêu diệt cái ác. Vì lẽ đó cũng như những lần hóa
thân khác, lần này Visnu mang trong mình trách nhiệm vơ cùng to lớn đó là
tiêu diệt con quỷ Ravana, một Raksaxa 10 đầu độc ác, tự phụ, coi thường tất
cả. Hắn chính là mối nguy hại cho cõi trời và lồi người “Có một u tinh
Raksara tên là Ravana, do nhờ ơn huệ của Người mà y trở nên hùng mạnh;
chúng tôi bị y áp bức mà khơng có cách nào chống lại (…). Y tâm địa ác
độc, đang hành hạ, áp chế cả ba cõi và y ghen tị sự phồn vinh của kẻ khác.
Quyền lực và ơn huệ của Người đã khiến y mù quáng; bởi vậy hiện nay y
đang tính chuyện chiến thắng Ngọc Hồng Thượng Đế Inđra và khơng
ngừng quấy rối các vị thánh đạo sĩ, Yaksa, Ganhacva, Bramana và Axura .


21

Vầng thái dương không dám thiêu đốt y bằng những tia nắng của mình ; gió
khơng dám liều lĩnh thổi ào ạt xung quanh y” [1, 38]. Hắn có khả năng làm
cho hành tinh quay chậm lại, thậm chí khiến đấng Brama lo lắng đành chấp
nhận mọi yêu cầu của hắn để cứu lấy vũ trụ. Điều đặc biệt là trong tồn vũ
trụ khơng ai có thể tiêu diệt hắn trừ con người và mng thú. Chính vì vậy
để cứu rỗi cõi trời và lồi người thốt khỏi những tai ương do Ravana gây ra,
Visnu đã hạ giới và hóa thân thành hoàng tử Rama, con vua Đaxaratha và
hoàng hậu Kơxalya “Hãy xua đuổi mọi nỗi sợ hãi đi. Vì sự tốt lành cho các
vị, ta sẽ tiêu diệt gã Ravana ghê gớm đó cùng tất cả dịng giống nhà hắn. Ta
sẽ trị vì trên trần thế trong một ngàn một trăm năm” [1, 39].
Như vậy, từ nguồn gốc cho đến xuất thân đều toát lên sự cao quý, vĩ
đại của Rama. Nếu như về nguồn gốc Rama chính là hóa thân của thần
Visnu, giáng trần để thực hiện nhiệm vụ vĩ đại là tiêu diệt tên Raksaxa độc
ác để bảo vệ mn lồi “Người là Gađahara tự hiện tay cầm tù ốc, đĩa và

chùy. Người là con gấu một ngà. Người là Chân lý và là Brama bất hạn h.
Luật lệ của Người được tuân thủ khắp nơi nơi. Người có bốn tay và cầm cây
cung Xanga như chính thần chết vậy (…) Ta là trái tim của Người, nữ thần
Xaraoati là lưỡi của Người, thần linh là tóc của Người, đêm là lúc Người
nhắm mắt, ngày là lúc Người mở mắt, kinh Vêđa là những xác tin: ngoài
Người ra khơng có cái gì hết. Vũ trụ là thân thể Người (…) Người chính là
Visnu. Người đã mang hình hài một con người để tiêu diệt Ravana” [3, 241]
thì với xuất thân cao quý là hoàng tử của đất nước Kôxala, Rama sẽ là người
kế vị ngai vàng của vua Đaxaratha và là “cha mẹ” của những “con dân”
trong đất nước Kơxala. Người mang trong mình trọng trách to lớn, bảo vệ và
đem lại hạnh phúc cho mọi người dân trong đất nước Kơxala.
Có lẽ vì thế mà Valmiki đã miêu tả khá tỉ mỉ về nguồn gốc xuất thân
và sự ra đời của Rama. Đây chính là dụng ý nghệ thuật của tác giả trong việc


22

giúp người đọc nhận ra được mối quan hệ mật thiết giữa hoàn cảnh xuất thân
với những trách nhiệm và chiến công trong cuộc đời của Rama sau này.
Rama ra đời khơng như những con người bình thường. Để có con nối dõi
Đaxaratha đã rất vất vả cầu khẩn thần linh, Người đã tiến hành lễ tế sinh
Aoamêđa. Thế là với một bát chè do các thần ban cho Đaxaratha đã thỏa
mãn được mong ước của mình, Rama cũng ra đời từ đó “nhà vua trao cho
bà nửa bát chè, rồi theo lời yêu cầu của đức vua, Kôxalya san nửa chè cịn
lại làm đơi, trao một nửa cho Xumitra (…) Chẳng bao lâu sau, các hoàng
hậu thụ thai” [1, 41]. Như vậy, Rama ra đời thấm đẫm tính chất hoang
đường, thần bí. Điều này chứng tỏ nguồn gốc, xuất thân thần thánh của
chàng.
2.1.2. Vẻ đẹp ngoại hình
Con người thần thánh của Rama không những được thể hiện qua

nguồn gốc xuất thân mà còn thể hiện khá rõ qua vẻ đẹp ngoại hình. Có thể
nói, sự kì lạ, cao q về nguồn gốc xuất thân cho ta dự đoán phần nào về vẻ
đẹp ngoại hình của người anh hùng Rama.
Bất kì một nhân vật anh hùng sử thi nào đều là nơi hội tụ những vẻ
đẹp tinh túy nhất, là hình tượng lí tưởng cho vẻ đẹp của thời đại và dân tộc.
Đó là ước mơ, khát vọng của người dân về một con người lí tưởng, một con
người với vẻ đẹp tồn diện, tồn mỹ. Có lẽ thế mà ta bắt gặp khơng ít những
nhân vật anh hùng sử thi mang vẻ đẹp phi thường, cường tráng và rạng ngời.
Đọc sử thi Đam Săn của dân tộc Tây Nguyên chúng ta không khỏi
ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của chàng Đam Săn “Mặt chàng như hừng hơi men,
như đã hầm trong nước vang, trông như đang tức đang giận. Khi chàng hé
cười, miệng chàng trông như gieo hạt dưa hấu. Tay chàng đung đưa khác
nào lá nén lay trước gió. Cổ chàng trơng như quả cà chín, nhìn một vài lần
khơng thấy đã thèm. Râu mép to bằng sợi móc, râu hàm to bằng đọt song,


23

râu ria quanh miệng mọc xoắn mọc xít đến tận quanh tai”. Trong Iliat và
Ôđixê cũng vậy, người anh hùng Asin và Uylixơ hiện lên với “khuôn mặt
tuấn tú”, “mắt sáng long lanh”, “tấm thân vạm vỡ”. Một vẻ đẹp vẻ đẹp sánh
tựa thần linh. Với Mahabharata cũng thế, các nhân vật được miêu tả với
dáng vóc, hình dáng tuyệt mĩ.
Nhưng có lẽ đến Ramayana các nhân vật anh hùng mà đặc biệt là anh
hùng Rama được Valmiki miêu tả một cách rất tỉ mỉ, chi tiết và rạng ngời
nhất “đôi mắt như cánh hoa sen và một vẻ mặt như trăng trịn. Ngay từ lúc
sinh ra, chàng đã khơi ngô tuấn tú, và chân thật. Chàng rực sáng như mặt
trời, khoan hồng như trái đất, thông tuệ như Brihaxpati, và tiếng tăm lừng
lẫy như Vaxava (…). Chàng có vai rộng, tay dài và đẹp, cổ như ốc xà cừ, và
vẻ mặt xinh đẹp. Mắt chàng sắc đỏ. Tiếng nói của chàng trầm như tiếng kèn.

Nước da chàng xanh bóng láng. Chân tay chàng cân đối. Bắp vế, nắm tay
của chàng rắn chắc. Lơng mày, cánh tay và bìu dái của chàng dài, đầu gối
phẳng. Rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lơng tơ. Khóe mắt, móng tay
và lóng bàn tay sắc đồng. Dáng đi khoan thai, đường vệ. Bụng và cổ họng
có ba ngấn. Đế bàn chân có nhiều đường nét. Lưng ngắn. Trên đầu chàng
để ba bím tóc. Có bốn ngấn ở ngón tay cái chỉ rõ chàng có kiến thức dồi dào
về bốn bản kinh Vêđa. Thân mình chàng to cao bốn cubit, cánh tay, bắp vế
trịn trĩnh, má đầy đặn; lơng mày, lỗ mũi, mơi, nắm tay, đầu gối, hông, cánh
tay và bàn chân đều cân đối. Chàng được phú cho những quí tướng. Dáng đi
của chàng như sư tử, hổ, voi và bò mộng. Đôi môi và lợi răng đầy đặn, mũi
nhọn” [2, 191]. Ngoại hình của Rama được vẽ lên bằng những nét vẽ rất đẹp
và lộng lẫy. Từ khn mặt, mái tóc, dáng đi cho đến đôi mắt, đôi môi, cánh
tay đều rất cân đối. Dường như những gì đẹp nhất, hồn mĩ nhất đều hội tụ ở
Rama khiến cho chàng hiện lên thật lung linh, sáng ngời và thật đẹp đẽ. Đó
là vẻ đẹp tuyệt mĩ, vẻ đẹp “hiếm tìm thấy ở kẻ chúng sinh bình thường” . Vẻ


24

đẹp đó sánh tựa Inđra, Ngọc Hồng Thượng Đế. Vẻ đẹp đó làm chống ngợp
tất cả mọi thứ mà chàng đi qua “Đó là một cậu bé khơi ngơ, tuấn tú, nước da
xanh dịu (…). Chàng chỉ độc một chiếc áo thụng, mái tóc đen nhánh lượn
sóng và cổ chàng đeo một chiếc dây chuyền bằng vàng. Giống như mặt
trăng mới mọc, chàng làm cho cả khu rừng rực sáng bằng vẻ đẹp chói lọi
của mình” [1, 297]; làm thu hút mọi cặp mắt mà chàng gặp “Nom thấy
Rama đẹp như trăng mới lên, có Lakmana và Gianaki đi theo, các nhà tu
bèn chào đón họ bằng những lời lẽ ân cần. Họ kinh ngạc sửng sốt trước vẻ
đẹp duyên dáng của Rama cũng như vẻ ngoài thanh tú của chàng , họ dán
mắt chăm chú nhìn chàng” [1, 249]; khiến cho cả loài Raksaxi cũng phải say
mê. Ngay từ lần đầu tiên gặp Rama “nom thấy chàng Rama xinh đẹp, nước

da như một bông sen xanh, mắt bông sen, tỏa ánh sáng rực rỡ đế vương mà
vẻ đẹp riêng sánh ngang với thần Cupid, hùng mạnh như Xiva, để tóc bết và
có dáng đi của lồi voi” [1, 268]. Ngay lập tức Xuapanakha, em gái của
Ravana yêu chàng mê mệt. Đến Hanuman ngay từ lần đầu tiên gặp Rama
cũng phải thốt lên “Nom các Ngài phương phi như thần, và các Ngài là các
bậc Thánh dốc tâm hành đạo; quả thật các ngài trơng như thần linh (…).
Hình như các ngài từ trên cõi trời giáng thế, chẳng khác gì mặt trời mặt
trăng từ trên trời hạ xuống! Các ngài ngực nở, vai rộng chẳng khác vai sư
tử. Các ngài nom như hai con bò mộng, rạng rỡ với sức cường tráng dồi
dào. Các ngài là thần linh mang hình người....” [2, 13]. Để rồi chính vẻ đẹp
đó cũng khiến Xita phải xao xuyến, bồi hồi khi thống nhìn thấy Rama “Ơi,
hỡi đơi vai bằng ngọc bích, hỡi đơi mắt như những cánh hoa sen, chàng là
ai? Chàng đã chiếm lĩnh trái tim tôi và làm cho tôi không cịn biết thẹn
thùng nữa?”.
Có thể thấy, từ khn mặt cho đến dáng hình đều tốt lên vẻ sang
trọng, lịch thiệp của Rama. Đó là vẻ đẹp khơng ai sánh bằng, một vẻ đẹp


25

vượt trội. Vẻ đẹp đó khơng những làm say mê con người, những bậc tu sĩ,
anh tài mà nó cịn cuốn hút cả những loài Raksaxi, một loài độc ác, lạnh
lùng và khát máu. Ở chàng hội tụ tất cả vẻ đẹp mà mọi người dân Ấn Độ lúc
giờ mơ ước. Đó là một con người với sức khỏe cường tráng, thân hình cân
đối, khn mặt thanh tú đặc biệt rất đỗi thơng minh và q phái. Đó là vẻ
đẹp lí tưởng, là niềm ước vọng của biết bao người. Có lẽ thế, Rama nhận
được sự yêu mến, ngưỡng mộ của mọi người xung quanh là vậy.
2.1.3. Sức mạnh phi thường
Rama khơng những đẹp về ngoại hình, cao q về nguồn gốc xuất
thân mà chàng cịn mang trong mình một sức mạnh phi thường, sức mạnh

sánh tựa thần linh. Chính sự phi thường về sức mạnh khiến cho hình tượng
Rama hiện lên càng đẹp đẽ, rạng ngời trong mắt mọi người. Đây cũng chính
là một trong những đặc trưng của nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng
trung tâm trong sử thi. Bất kì một tác phẩm sử thi nào đều dựng lên những
nhân vật anh hùng mang trong mình tất cả vẻ đẹp của thời đại. Đó khơng
những là vẻ đẹp về hình thể mà cịn là vẻ đẹp của trí tuệ, của sức mạnh.
Chính sự hội tụ đó tạo nên vẻ đẹp tồn diện, tồn mĩ khơng ai sánh được của
các nhân vật sử thi.
Trong sử thi Đăm San, nhân vật Đăm San được miêu tả là người có
sức mạnh vượt trội. Chàng ln là người dẫn đầu, giành thắng lợi trong các
trị chơi mặc dù một mình chàng thi đấu với nhiều người “anh em vợ của
Đăm San sáu người đứng một đầu, đầu gốc. Còn một mình Đăm San đứng
một đầu, đầu ngọn. Hai bên đẩy nhau, Đăm San thắng”. Chính sức mạnh đó
là cơ sở cho những chiến công và sự giàu mạnh của Đăm San, khiến cho tên
tuổi và uy quyền của chàng cùng dòng tộc mãi ngân vang.
Trong Iliat cũng vậy, anh hùng Asin hiện lên thật phi thường, với sức
mạnh “cuồn cuộn của đơi cánh tay rắn chắc”, “mình đồng da sắt” Asin


×