Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghệ thuật truyện ngắn nguyễn huy thiệp qua con gái thủy thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------

LÊ THỊ ANH

Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
qua Con gái thủy thần

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sống trong thời đại xã hội mà con người luôn phải đối mặt với biết bao
bộn bề lo toan của cuộc sống, để giữ được cho mình một cái tâm bình ổn,
khơng ít người đã tìm đến những tác phẩm văn học như tìm đến một sự cứu
rỗi tâm hồn. Vì thế, truyện ngắn - những “lát cắt của cuộc sống” lại càng trở
nên gần gũi, thân thuộc hơn với đời sống tinh thần con người.
Nói đến truyện ngắn Việt Nam đương đại khơng thể không nhắc đến một
nhà văn, một “hiện tượng văn học” mà tác phẩm của ông đã trở thành “mắt
bão”, trở thành cái mà người ta gọi là “trường văn, trận bút”. Đó là hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp. Tiếp nhận hiện thực một cách nhanh nhạy, táo bạo trong
cách viết, vận dụng một cách tối đa ngơn ngữ và hình tượng như một phương
tiện biểu đạt cao nhất ý tưởng và tình cảm của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã
mang đến cho văn đàn Việt Nam một luồng gió lạ, một sự khởi sắc thực sự
mà các nhà văn trước đó chưa làm được hoặc nếu có cũng chưa thể đạt đến
thành cơng như ơng. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà


văn có nhiều đóng góp nhất trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học
dân tộc nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX.
Trên cơ sở tràn đầy tinh thần cách tân đó, Nguyễn Huy Thiệp đã cho
chúng ta thấy rõ kỹ thuật viết rất riêng, rất “lạ” của ông. Mỗi tác phẩm của
ông là một sự sáng tạo độc đáo cả về nội dung và nghệ thuật. Con gái thủy
thần là một trong những tác phẩm như thế. Sự thành công của Con gái thủy
thần được khẳng định ở chỗ tác phẩm đã đi vào khai thác và thể hiện xuất sắc


2

một dạng đề tài quen thuộc bằng một phương thức sáng tác mới lạ: phản ánh
đời sống con người trong xã hội hiện đại qua những câu chuyện huyền thoại,
huyễn hoặc với những thủ pháp nghệ độc đáo như: nghệ thuật kể chuyện,
nghệ thuật sáng tạo thế giới hình tượng và nghệ thuật sử dụng ngôn từ, giọng
điệu đặc sắc. Có thể khẳng định rằng Con gái thủy thần là một trong những
tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghệ thuật
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua Con gái thủy thần” với mong muốn có
thể đi vào khám phá truyện ngắn này một cách sâu sắc hơn ở phương diện
nghệ thuật – phương diện nổi bật nhất của tác phẩm. Đồng thời, qua đó góp
phần khẳng định tài năng nghệ thuật của một trong những cây bút truyện ngắn
độc đáo nhất của văn chương Việt Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp đã từng quan niệm rằng: “Khi viết một tác phẩm, tơi
ln cho rằng nó gây một cảm giác cho người đọc, cảm giác gì cũng được,
khó chịu, giận dữ, buồn cười nhưng không cho người ta yên ổn. Tôi dị ứng
với thứ văn chương mà người ta đọc rồi úp sách lên mặt ngủ khị”. Chính
quan niệm độc đáo mà Nguyễn Huy Thiệp đã sáng tạo nên những truyện ngắn
có khả năng làm khuấy động cả một khơng khí văn chương nước nhà, gây xơn

xao dư luận. Ít nhà nghiên cứu nào có thể làm ngơ trước một hiện tượng văn
học độc đáo như Nguyễn Huy Thiệp. Các ý kiến xung quanh hiện tượng
Nguyễn Huy Thiệp có thể chia làm hai khuynh hướng: khẳng định và phủ
định. Người khen, khen khơng ngớt cịn người chê cũng chê không tiếc lời.
Tuy nhiên, qua thời gian, những cảm xúc nóng bỏng về những gì ơng viết ở
người đọc đã dần chuyển sang sự suy ngẫm. Người ta khơng cịn vội quy
chụp ông bởi những “cách tân quá đáng” mà những đóng góp của Nguyễn
Huy Thiệp đối với nền văn học hiện đại Việt Nam đã được đánh giá một cách


3

thận trọng và khách quan hơn. Đó có lẽ cũng là một điều tất yếu bởi một tài
năng nghệ thuật như Nguyễn Huy Thiệp hồn tồn xứng đáng có một vị trí
cao trên văn đàn hiện đại. Về lịch sử nghiên cứu về Nguyễn Huy Thiệp và các
sáng tác của ơng có thể kể đến một số cơng trình tiêu biểu như:
Nguyễn Thị Tuyết Nhung trong bài viết “Nguyễn Huy Thiệp – Hợp lưu
giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại” bên cạnh việc khẳng định
vai trò của Nguyễn Huy Thiệp trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại: “Có
thể nói khơng q rằng, một mình Nguyễn Huy Thiệp không làm nên diện
mạo của nền văn học Việt Nam sau 1975 đến nay, nhưng một mình Nguyễn
Huy Thiệp có thể đào xới lên nhiều vấn đề thuộc về bản chất văn học, tạo nên
sức bật khỏi ảnh hưởng văn học trước 1975, từ đó đưa văn học Việt Nam sau
1975 đi xa hơn, vững vàng hơn trên hành trình đổi mới văn học dân tộc, hịa
nhập vào biển cả văn học hiện đại của thế giới”[9]. Tác giả cũng đã có những
đánh giá rất xác đáng về cả nội dung lẫn nghệ thuật về các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp: “Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vẫn thấm thía cảm
giác lo âu và bi quan dội lên từ những mảnh vỡ hiện thực phi lí. Ngơn ngữ
trần thuật và ngôn ngữ đối thoại đều bị “biến dạng”, đều có xu hướng khép
kín, triệt tiêu mọi dấu hiệu của cảm xúc, cảm giác, từ đó tạo nên những ốc đảo

cô đơn trong thế giới nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp”[9]. Không những thế,
trong bài viết này trên cơ sở nghiên cứu những ảnh hưởng của văn học dân
gian và mối quan hệ giữa văn học dân gian với những sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp, tác giả đã đúc kết nghiên cứu của mình về những truyện ngắn
huyền thoại, cổ tích của Nguyễn Huy Thiệp bằng những nhận xét rất tinh tế:
“Những trang văn của nhà văn độc đáo này lại bàng bạc và bảng lảng một
màu sắc dân gian, dân tộc mà chìm dưới bề sâu của những thiên truyện ấy là
hạt nhân triết học dân gian, là lớp trầm tích văn hóa tồn tại trong thẳm sâu kho
“ký ức tập thể” và “ký ức cộng đồng” dưới dạng những “siêu mẫu”” [9]. Và


4

“Nguyễn Huy Thiệp đã dùng huyền thoại để hóa giải huyền thoại, dùng cổ
tích để giải cổ tích, đã viết lại và cắt nghĩa lại cổ tích, huyền thoại, truyền
thuyết xưa bằng con mắt và tâm thế của một nhà văn Việt Nam những năm
cuối thế kỉ XX” [9]. Nhìn chung, ở bài viết này, tuy chỉ tập trung nghiên cứu
về mối quan hệ giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại trong sáng tác
của Nguyễn Huy Thiệp, tuy nhiên trên cơ sở đó tác giả đã mở rộng đối tượng
và phạm vi để có thêm những nhận xét, đánh giá về Nguyễn Huy Thiệp và
các sáng tác của ơng ở phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật.
Nguyễn Vi Khanh trong bài viết “Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại”, trên cơ sở nghiên cứu,
phân tích, đánh giá những nhận định của các nhà nghiên cứu đi trước, đi sâu
vào nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ở mảng đề tài lịch sử, tác giả
đã thể hiện được chính kiến của mình về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
“Một điều dễ nhận thấy là những người tâm đắc với sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp tuy chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân trong kỹ thuật kể
chuyện một cách có hệ thống song rất đề cao những cái mới trong nghệ thuật
kể chuyện của tác giả (…) Những chi tiết đó khơng chỉ là dấu hiệu đổi mới

trong kỹ thuật mà còn đổi mới trong cả tư duy…”[6]. Điều này cho thấy tác
giả của bài viết này khơng những rất đồng tình, ủng hộ đối với những nhận
xét tích cực về sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mà còn đánh giá rất cao tài
năng nghệ thuật Nguyễn Huy Thiệp.
Lã Nguyên trong “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài” đã
nghiên cứu và đi đến khẳng định ở phương diện đề tài, chủ đề lẫn ngôn ngữ
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đều có những dấu hiệu của chủ nghĩa
hậu hiện đại. Tác giả đã khẳng định “Nguyễn Huy Thiệp có biệt tài trong việc
sử dụng một số môtip chủ đề tương đối ổn định để kể câu chuyện về cái vô


5

nghĩa của đời sống. Những môtip ấy vừa lạ vừa quen, vừa giống như được
khai thác trực tiếp từ hiện thực đương đại, lại vừa gợi nhớ những gì đã được
khuôn đúc trong các sáng tác dân gian, tồn tại trong ý thức cộng đồng, trong
thành ngữ, tục ngữ” [8]. Đặc biệt, nghiên cứu về mảng đề tài huyền thoại, cổ
tích của Nguyễn Huy Thiệp tác giả đã khẳng định “Đọc Nguyễn Huy Thiệp ta
thấy hóa ra “khơng khí huyền thoại” chính là khơng khí của một mơi trường
hoang sơ, trì đọng. Mơi trường trì đọng ni dưỡng những định kiến bằng
những lời đồn đại. “Lời đồn” vừa là nguồn cội sản sinh huyền thoại, vừa là ký
ức cộng đồng lưu giữ huyền thoại của đời sống hoang sơ” [7]. Và tác giả cũng
đã không quên dẫn tập truyện ngắn Con gái thủy thần để làm dẫn chứng cho
nhận định của mình. “Chương trong Con gái thủy thần sống quá nửa đời
người vẫn mải miết đi tìm Mẹ Cả, nhưng Mẹ Cả chỉ là câu chuyện bịa đặt
nhảm nhí, những lời đồn thổi đã thêu dệt cái nhảm nhí ấy thành câu chuyện về
một nhân vật huyền thoại” [8].
Nghiên cứu về phương diện nghệ thuật, tác giả Phạm Phú Phong với bài
viết “Giọng điệu văn chương Nguyễn Huy Thiệp” đã đi sâu vào phân tích yếu

tố giọng điệu trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Giọng điệu
Nguyễn Huy Thiệp được thực hiện như một phép ứng xử đơn giản là dùng kể
kết hợp với tả, đó là thi pháp truyền thống của văn xuôi phương Đông. Song,
theo tác giả, chính nhờ sự trần thuật giản đơn, có khi lại là của ngơn ngữ nhân
vật, nhằm thúc đẩy cho tình tiết phát triển, tạo cho giọng điệu văn chương của
ông linh hoạt khôn lường” [10]
Đi sâu vào truyện ngắn Con gái thủy thần tác giả của bài viết “Yếu tố
huyền thoại trong truyện ngắn Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp” trên
cơ sở khai thác tác phẩm từ phương diện yếu tố huyền thoại, tác giả cũng đã
đánh giá cao vai trò của yếu tố huyền thoại đối với việc thể hiện giá trị tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm: “Tất cả đều toát lên ý nghĩa hiện đại và nhân bản.


6

Yếu tố huyền thoại trong truyện ngắn đã cho thấy sự đổi mới của văn học trên
nhiều bình diện. Trước hết, đó là sự mở rộng đề tài phản ánh của văn học. Nó
là một hình thức đắc dụng giúp nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết
sức trừu tượng khó nắm bắt của con người, để từ đó hiểu rõ hơn phần thế giới
bên trong con người rất huyền diệu ấy. Bên cạnh đó, nó hướng người đọc đến
thế giới tâm linh. Thế giới tâm linh trong cuộc sống hiện đại ngày nay được
thừa nhận như một phần không thể thiếu trong cuộc sống của con người” [2].
Khơng dừng lại ở đó, trong bài viết này tác giả cịn phát hiện và đọc được
những thơng điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong truyện ngắn này: “Con
người phải biết thích nghi và cải biến chính hồn cảnh sống của mình, đừng
qua mơ mộng vào những điều huyễn hoặc mà hãy biết sống tỉnh táo hơn, lý trí
hơn, đừng vì ảo vọng mà đánh mất một thời tuổi trẻ”[2].
Ngồi ra, chắc chắn vẫn cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác về
Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn Con gái thủy thần mà do những giới hạn
về thời gian chúng tơi chưa có cơ hội để tìm hiểu. Tuy nhiên riêng về đề tài

Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua Con gái thủy thần thì đa số
các cơng trình trên chỉ mới đề cập đến một cách khái qt, chưa có một cơng
trình nghiên cứu chi tiết cụ thể, chi tiết về đề tài này. Các cơng trình nghiên
cứu trên sẽ là nguồn tư liệu quý giá phục vụ cho chúng tơi trong q trình tìm
hiểu và nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp qua tập truyện ngắn Con gái thủy thần. Ở đây chúng tôi sử dụng
văn bản truyện ngắn Con gái thủy thần được trích trong Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp, Nxb văn học (2003).
3.2 Phạm vi nghiên cứu


7

Trọng tâm của đề tài là những biểu hiện về phương diện nghệ thuật
trong truyện ngắn Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp
Trong q trình nghiên cứu chúng tơi có liên hệ với một số truyện ngắn
khác của Nguyễn Huy Thiệp để có cơ sở so sánh, đối chiếu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành cơng trình này, xun suốt q trình nghiên cứu chúng tơi
đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp cấu trúc - hệ
thống. : Bởi vì đối tượng mà chúng tơi nghiên cứu – “Nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp qua tập truyện ngắn Con gái thủy thần” là một chỉnh thể
trong đó có rất nhiều yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phương pháp
này sẽ giúp chúng tôi có thể hệ thống được các yếu tố trong chỉnh thể đó,
đồng thời cũng có thể sắp xếp và tổ chức các yếu tố để đối tượng có được tính
thống nhất.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu và trình bày chúng tơi cịn sử dụng

kết hợp với một số thao tác như phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp…
để phục vụ cho quá trình đi đến hệ thống lại các yếu tố để tạo thành một chỉnh
thể của đối tượng được nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Công trình khóa luận này của chúng tơi ngồi phần mở đầu, phần kết luận,
mục lục và tài liệu tham khảo, phần nội dung chúng tôi chia làm 3 chương:
Chương I: Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – Một hiện tượng độc đáo
của văn học Việt Nam đương đại
Chương II: Đặc sắc về thế giới hình tượng trong Con gái thủy thần
Chương III: Đặc sắc về ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong Con gái
thủy thần


8

CHƯƠNG I
NGUYỄN HUY THIỆP – MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN
HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1 Vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
1.1.1 Vài nét về cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950. Quê ở Thanh Trì –
Hà Nội. Thế nhưng phần lớn quãng đời tuổi thơ của nhà văn lại sống ở nông
thôn. Thủơ nhỏ ơng cùng gia đình lưu lạc khắp nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ
từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên. Năm 1960, gia đình Nguyễn Huy
Thiệp chuyển về định cư tại xóm Cị, làng Khương Hạ - Hà Nội.
Cuộc đời của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trải nghiệm qua rất nhiều
nghề khác nhau. Năm 1970, ông tốt nghiệp khoa Sử Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội rồi lên Tây Bắc dạy học suốt 10 năm. Cũng trong thời gian này,
Nguyễn Huy Thiệp đã bắt đầu với sự nghiệp văn chương. Với vốn sống khá
phong phú sau những ngày tháng lăn lộn với đời, Nguyễn Huy Thiệp đã có

được những tác phẩm táo bạo khơng thể hịa lẫn với bất kì ai. Đến năm 1980
ơng chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rồi sau đó ông ra làm
cho Công ty kĩ thuật trắc đại bản đồ cho đến khi về hưu. Riêng với nghề văn
thì cho đến nay ngòi bút văn chương Nguyễn Huy Thiệp vẫn chưa bao giờ
ngừng nghỉ, ông vẫn sáng tác và lần lượt gửi đến bạn đọc những tác phẩm độc
đáo, đậm chất nhân văn. Với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, hồn tồn khơng
phải do hồn cảnh kinh tế khiến ơng phải lăn lộn và trải nghiệm qua nhiều
nghề như thế, có thể nói ơng đã tự nguyện dấn thân, tự nguyện đối mặt với
những vất vả và bơn ba đó là để tự trang bị cho mình vốn sống, vốn hiểu biết
để phục vụ cho nghề văn – nghề mà nhà văn cho là “duyên nghiệp” của mình.


9

Như chính ơng đã từng nói: “Tơi trải nghiệm cuộc sống, đi liền với các nghề
nghiệp: dạy học, làm viên chức, vẽ tranh, bán quán ăn đặc sản, làm gốm…
nhưng chỉ nghề viết văn là cịn lại. Tơi làm mỗi nghề khơng q ba năm;
giống như mở ra, đóng lại những cuộc chơi. Có thể đứng ngồi quan sát
nhưng tơi thực sự muốn là người trong cuộc. Muốn mình phải trải qua những
vật lộn sinh tồn của mỗi nghề. Tôi làm tất cả để có vốn sống thực đầy ắp cho
nghề viết”. Chính vì được sống và làm việc giữa cuộc đời, Nguyễn Huy Thiệp
đã tự trang bị cho mình những kinh nghiệm sống dồi dào và phong phú, ông
đã tổng kết chúng qua những trang văn đậm chất nhân văn. Mọi tác phẩm ông
viết ra đều bắt nguồn từ cuộc sống và những cảm nhận rất táo bạo nhưng cũng
rất sâu sắc của chính bản thân ơng về hiện thực cuộc sống.
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn đã hoạt động nghệ thuật bằng chính
cái tâm của một người nghệ sĩ. Hoạt động nghệ thuật đối với ơng đó là một
q trình khơng ngừng nghỉ, ơng đã được nhận huy chương “Chevalier des
arts et des lettres” của Pháp ngày 09 tháng 7 năm 2007 và nhận giải thưởng
văn chương “Nonino” tại Ý năm 2008.

1.1.2 Sự nghiệp văn học
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện
ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt
Nam năm 1986. Nhưng chỉ vài năm sau đó, cả làng văn học trong nước lẫn
ngồi nước xơn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ơng, có những ý
kiến trái chiều, có người lên án tác phẩm của ơng gay gắt, nhưng cũng có
người lại hết lời ca ngợi tác phẩm của ơng và cho rằng ơng có trách nhiệm cao
với cuộc sống hiện nay. Dù được khen hay chê thì bằng khả năng sáng tạo
nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã khẳng định được vị trí
của mình trong nền văn học dân tộc.


10

Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là viết truyện ngắn. Truyện ngắn của
ơng có thể chia làm bốn đề tài chính: Về lịch sử văn học: Kiếm sắc; Vàng lửa;
Phẩm tiết; Nguyễn Thị Lộ; Mưa Nhã Nam; Chút thoáng Xuân Hương ; Về đề
tài mang hơi hướng huyền thoại hoặc cổ tích: Những ngọn gió Hua Tát; Con
gái thủy thần; Giọt máu; Muối của rừng; Chảy đi sông ơi; Trương Chi; Về xã
hội đương đại: Khơng có vua; Tướng về hưu; Cún; Sang sông; Tội ác và
trừng phạt; Về đồng quê và những người dân lao động: Thương nhớ đồng
quê; Những bài học nơng thơn; Những người thợ xẻ... Ngồi ra, ơng cịn viết
tiểu thuyết, kịch, thơ, đặc biệt thơ xuất hiện rất nhiều trong truyện ngắn của
ông, ông viết tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước.
Cuối những năm 1980, khi truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy
Thiệp được xuất bản, tác phẩm này đã gây tiếng vang lớn, kéo theo nhiều
cuộc tọa đàm, tranh cãi và đến nay vẫn được coi là một trong những sáng tác
lớn, mở đầu cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
Năm 1988, ba truyện ngắn Kiếm sắc; Vàng lửa; Phẩm tiết của Nguyễn
Huy Thiệp đăng trên báo Văn Nghệ. Đây là những tác phẩm viết về đề tài lịch

sử nhưng được khai thác dưới cái nhìn, cách tiếp cận hoàn toàn khác trước.
Khi các tác phẩm này ra mắt bạn đọc đã khiến nhiều người ngỡ ngàng trước
cách viết của Nguyễn Huy Thiệp, thậm chí có nhiều người chỉ trích ơng rằng
viết như thế là “bắn súng lục vào lịch sử” (Nguyễn Thúy Ái). Tuy nhiên, với
những bạn đọc tiến bộ thì cách viết đó lại khiến họ phải khâm phục, đồng tình
và cỗ vũ.
Với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết, nhiều bút kí và phê
bình văn học… Nguyễn Huy Thiệp đã là một “hiện tượng” đặc biệt, một nhà
văn tên tuổi trong nền văn học Việt Nam đương đại, các sáng tác của ông sẽ
là khởi nguồn bất tận cho văn học dân tộc mãi về sau. Cho đến nay sự nghiệp
sáng tạo văn chương của Nguyễn Huy Thiệp vẫn chưa ngừng nghỉ, ông vẫn


11

đem hết tâm huyết, tài năng và tâm lòng của mình để tiếp tục sáng tạo bởi
vậy, người đọc có quyền hi vọng và chờ đợi từ cây bút này những tác phẩm
đặc biệt giá trị, đậm chất nhân văn.
1.2 Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp – những giá trị đồng hành cùng công
cuộc đổi mới văn xuôi Việt Nam
Sau 1975, hiện thực đất nước ta bước sang một thời kì mới – thời kì đất
nước hịa bình, thống nhất. Cùng với sự thay đổi trên tất cả các lĩnh vực diễn
ra trên đất nước ta thì văn học cũng kịp thời có những bước chuyển biến để
phù hợp với hiện thực, với xu thế chung của thời đại và với nhu cầu của bạn
đọc.
Sự đổi mới của văn chương sau 1975 được diễn ra trên tất cả các mặt
nhưng phải kể đến đầu tiên đó là sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật về con
người. Có thể khẳng định rằng sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người
đã tác động, ảnh hưởng và tạo ra sự biến đổi tồn diện của cả nền văn xi
sau 1975.

Có thể nhận thấy sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người
trong văn xuôi sau 1975 qua các sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,
Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài… Những mặt khác nhau, những
tâm trạng, cảm xúc khác nhau của con người đều được các nhà văn chú ý khai
thác. Đó có thể là con người luôn sống trong nỗi ân hận, dằn vặt lương tâm vì
một lỗi lầm nào đó từ q khứ trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Quang Lập. Con người cô đơn đầy cay đắng trong các sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp, Chu Lai. Con người luôn sống trong ảo mộng trong sáng
tác của Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo. Cịn có cả những con người hầu như chỉ
biết làm những việc xấu nhưng cũng có khi họ khiến người đời cảm thương
và quý trọng trong các truyện ngắn của Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp…


12

Nhìn chung, có thể thấy rằng văn xi sau 1975 đã mở rộng cái nhìn đối
với quan niệm nghệ thuật về con người, con người được nhìn nhận dưới cái
nhìn đa diện, nhiều chiều với đầy đủ những tính chất phức hợp của nó. Sự
thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người đã tạo ra sự thay đổi, đổi
mới ở những khía cạnh khác như tư duy nghệ thuật, thể tài, bút pháp, giọng
điệu…
Sự đổi mới trong văn xi sau 1975 cịn được ghi nhận ở sự đổi mới ở
phương diện thể tài. Nếu như trong văn xuôi giai đoạn 1945-1975 thể tài lịch
sử - dân tộc chiếm vị trí chủ đạo, quyết định tồn bộ diện mạo thể tài, hệ
thống thể loại của văn xi thì trong văn học thời kì sau 1975, thể tài đời tư
và thể tài thế sự phát triển mạnh mẽ và dần dần trở thành thể tài chính yếu của
văn xi thời kì này. Rất nhiều những tác phẩm văn xi thể hiện một sự nếm
trải, suy tư, chiêm nghiệm, đi vào mổ xẻ, phanh phui sự vật hiện tượng để đi
đến cùng cái bản chất của nó.
Có thể thấy rằng khi đi vào khai thác thể tài đời tư – thế sự văn học đã

thực sự đi sâu vào mọi ngõ ngách trong đời sống của con người do đó cũng có
thể nói văn học đã thực sự quan tâm và hướng đến con người.
Cùng với việc đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới về tư
duy nghệ thuật, về thể tài thì văn xi sau 1975 cần thiết và tất yếu phải có sự
đổi mới về kết cấu, giọng điệu, ngôn ngữ… Kết cấu trong văn xuôi sau 1975
thường là các kiểu kết cấu đơn tuyến đa thanh, cốt truyện thường được phân
mảnh, mỗi mảnh phản ảnh một mặt của đời sống hiện thực và các mảnh đó
được kết cấu với nhau bằng nghệ thuật lắp ghép. Chính vì kiểu kết cấu phân
mảnh này mà tác phẩm trở thành một phức thể lỏng lẻo, rời rạc, lộn xộn, khó
tóm tắt. Ngơn ngữ văn xi lại có xu hướng đời thường hóa, ngơn ngữ đươc
sử dụng hết sức tự do, mang đầy dấu ấn cá nhân. Giọng điệu đơn thanh, đa
thanh đều được nhà văn sử dụng. Chính nhờ những đổi mới trong kết cấu,


13

ngôn ngữ, giọng điệu mà các tác phẩm văn xuôi sau 1975 bên cạnh việc có
thể thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau từ hiện thực cuộc sống thì tác phẩm
cịn có khả năng tạo cho người đọc có những cảm nhận riêng, quá trình đồng
sáng tạo của người đọc nhờ đó cũng được nhân lên. Đây cũng được xem là
một thành cơng lớn trong qua trình đổi mới nền văn xi.
Trên hành trình cách tân mạnh mẽ đó của văn học dân tộc, có một nhà
văn mà mỗi sáng tác của ông ra đời lại đánh dấu một bước “đột phá”, làm
thay đổi một cách sâu sắc đến cả nhận thức và tư duy của bạn đọc. Đó là nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp.
Mặc dù xuất hiện muộn mằn trên văn đàn Việt Nam nhưng sự xuất hiện
của Nguyễn Huy Thiệp trong văn học đương đại đã mang đến một làn gió
mới, một sự khởi sắc trong văn chương nước nhà. Theo dõi suốt thế kỷ XX,
có thể thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một hiện tượng của sáng
tạo văn học và đồng thời cũng là hiện tượng của những cuộc trao đổi, tranh

luận quyết liệt giữa những người đọc, người phê bình và trong chính giới sáng
tác. Bằng những nét độc đáo trong các sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp
đã đưa người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đem đến cho họ sự
say mê và thích thú đọc, cảm nhận và đồng thời giúp họ tự đưa ra những kiến
giải riêng.
Sự độc đáo trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là tổng hòa của
nhiều yếu tố quen mà lạ. Quen là bởi trong truyện ngắn của ơng có sự tiếp
nối, bảo lưu nguồn mạch văn học dân gian, sự tiếp thu những luồng văn hóa,
văn học, lịch sử của dân tộc, còn lạ là bởi bên cạnh những yếu tố quen thuộc
đó Nguyễn Huy Thiệp cịn đón nhận những luồng gió mới từ văn học thế giới
và viết theo những cảm nhận và lối viết riêng của mình. Trong một số truyện
ngắn “giả cổ tích”, “giả huyền thoại” như Những ngọn gió Hua Tát, Muối của
rừng, Trương Chi… mặc dù hệ thống nhân vật, chi tiết, sự kiện có thể mang


14

dáng dấp cổ tích, truyền kì nhưng tất cả lại được đặt trong mối quan hệ hiện
tại, được soi chiếu dưới ánh sáng tinh thần hiện đại nên vẫn chứa nhiều nét
mới mẻ. Sự kết hợp giữa yếu tố dân gian và tinh thần hiện đại đã mang đến
cho tác phẩm sức hấp dẫn và cuốn hút người đọc.
Bên cạnh đó, đứng trước một hiện thực, một vấn đề của đời sống Nguyễn
Huy Thiệp ln có một cách nhìn, cách tiếp cận và lí giải riêng. Hiện thực đó
được nhà văn giới thiệu đến bạn đọc từ nhiều điểm nhìn, nhiều cách tiếp cận
khác nhau. Bởi thế hiện thực cuộc sống trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp khơng chỉ có cái đẹp, cái cao cả như một thời văn học ta ngợi ca mà
cuộc sống còn là một cõi tục hoang sơ, trì đọng, một thế giới hỗn tạp xơ bồ. Ở
đó có những con người bạc ác, đểu cáng, con người vụ lợi, dối trá. Đọc những
truyện ngắn như Tướng về hưu, Khơng có vua, Những người thợ xẻ, Huyền
thoại phố phường… người đọc có thể thấy đằng sau cốt truyện ngắn gọn, giản

dị của mỗi tác phẩm là cả một sân khấu cuộc đời. Ở đó người đọc buộc phải
đối mặt với thực trạng xã hội phi lí, đầy bất cập thời hậu chiến, với cơ chế thị
trường thực dụng làm tha hóa tính người, với trạng thái cơ độc, lạc lồi của cá
nhân trong một cộng đồng đã bị tha hóa, đánh mất đi những nét đẹp truyền
thống.
Chính bởi cách tiếp cận và khai thác hiện thực độc đáo đó mà thế giới
nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng rất đa dạng, tiêu biểu cho
nhiều loại người, nhiều nét tính cách, nhiều số phận khác nhau. Đó là những
nhân vật được nhà văn khai thác theo chiều sâu tâm hồn, những đấu tranh
phức tạp của thế giới nội tâm. Người đọc có thể bắt gặp kiểu nhân vật đê tiện,
thực dụng, bị thối hóa về nhân cách, bị vấy bẩn về tâm hồn, sống độc ác và
tàn nhẫn. Họ lấy đồng tiền, lấy quan hệ vật chất làm thước đo cho mọi giá trị.
Họ tham lam, ích kỉ, thực dụng một cách tỉnh táo và vụ lợi một cách bỉ ổi.
Đọc Khơng có vua cả gia đình lão Kiền là một xã hội thu nhỏ, ở đó có sự góp


15

mặt của đầy đủ những hạng người đê tiện nhất. Một người bố vơ trách nhiệm
có thể hồn tồn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “Chúng mày giết
nhau đi, ông càng mừng”, cũng là ông bố chồng trơ trẽn bắc ghế lén xem con
dâu tắm. Đoài – em chồng chòng ghẹo, đòi ngủ với chị dâu, ghen cả với bố.
Người đọc cứ rờn rợn trước cái lối biểu quyết bố chết của Đoài: “Ai đồng ý
bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”. Sự sa đọa về phẩm chất đã đẩy con người
đến chỗ đốn mạt. Đọc Tướng về hưu người đọc khơng thể khơng cay đắng,
xót xa và kinh tởm trước sự trục lợi tỉnh táo đến mức đáng sợ ở nhân vật Thủy
“Hằng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ơng Cơ
nấu lên cho chó, cho lợn… Cha tơi dắt tơi xuống bếp, chỉ vào nồi cám, trong
đó có các mẩu thai nhi bé xíu. Tơi lặng đi. Cha tơi khóc…Vợ tơi đi vào nói
với ơng Cơ: Sao khơng cho vào máy xát? Sao để ơng biết?”[14, tr.23]. Chính

tâm lý vụ lợi, thực dụng đã khiến con người đánh mất lương tri. Khơng có
vua, Tướng về hưu như một tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự xuống cấp trầm
trọng của đạo đức con người.
Một kiểu nhân vật nữa được Nguyễn Huy Thiệp khai thác là kiểu người
cô đơn, lạc lõng trong xã hội. Có thể đó là những con người cơ đơn, lạc lõng
vì khơng thể thích ứng được với sự biến đổi quá nhanh của xã hội khi mà nền
kinh tế thị trường, nền văn minh công nghiệp mở ra, lối sống thực dụng như
một cơn gió lốc tràn vào từng ngóc ngách của cuộc sống thì con người càng
trở nên cơ đơn, lạc lồi. Ơng Thuần - vị tướng trong Tướng về hưu sau khi giã
từ con đường binh nghiệp để trở về cuộc sống đời thường, ông phải đối mặt
với bao nhiêu bộn bề, ngang trái ngay trong chính gia đình mình. Ơng khơng
hịa hợp được với cái lạnh lùng của lối sống thực dụng. Cuộc sống khơng cịn
chỗ cho ơng, ơng trở thành người thừa, xa lạ, lạc lõng ngay cả khi sống trong
gia đình mình. Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cịn có kiểu cơ đơn của
những con người mải mê đi tìm điều thiện, đi tìm cái cao đẹp của cuộc đời. Vì


16

cái đẹp, cái thiện mong manh xa vời quá trong cuộc sống đó nên con người lại
chìm vào bi kịch cơ đơn, vơ vọng. Nhân vật chính trong Chảy đi sơng ơi
ngây thơ đi tìm huyền thoại về con trâu đen nhưng chỉ chứng kiến được sự
lạnh lùng và tàn nhẫn của người đời và thất vọng, đau khổ khi nhận ra “Con
người vô tâm nhiều như bụi bặm trên đường”[14, tr.14].
Đến với truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp người đọc cịn có thể tìm được
cho mình một cách cảm nhận mới về lịch sử dân tộc qua một số nhân vật lịch
sử trong tác phẩm của ông. Những nhân vật lịch sử như Quang Trung,
Nguyễn Ánh, Nguyễn Trãi… hiện lên dưới ngịi bút của nhà văn hồn tồn
mới mẻ, khơng theo những chuẩn mực, những quy ước thẩm mĩ truyền thống.
Họ xuất hiện thuần nhất với tư cách là một con người, được nhìn từ nhiều

phía, được đánh giá theo quan điểm riêng của người viết chứ không phải theo
quan điểm phổ biến, được biến thành đối tượng nghiền ngẫm, thậm chí thành
hình tượng nghệ thuật và phương tiện thể hiện chứ khơng phải chỉ như những
gì thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đây là một nét độc đáo thể hiện sự táo bạo
và dũng cảm trong cách xây dựng nhân vật lịch sử mà trước Nguyễn Huy
Thiệp chưa có ai dám làm.
Chính những nét độc đáo này đã làm cho các tác phẩm của Nguyễn Huy
Thiệp gần gũi hơn với cuộc sống của con người, người đọc như tìm thấy được
một phần nào của mình trong các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp. Và cũng
chính vậy mà càng về sau các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại được độc
giả đón nhận đơng đảo.
Giọng điệu văn chương trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng
có rất nhiều nét độc đáo. Có thể nói rằng Nguyễn Huy Thiệp đã đem đến cho
văn học đương đại một cách viết mới mẻ, một lối văn đa giọng điệu: Có khi
giọng văn như lời ăn tiếng nói ngồi cuộc sống (Những người thợ xẻ, Khơng
có vua…), có khi giọng văn nhẹ nhàng sâu lắng như một bài thơ (Thương nhớ


17

đồng quê, Chảy đi sông ơi, Những bài học ở nơng thơn …), có khi lại là giọng
văn dằn vặt, sắc sảo, chiêm nghiệm (Tướng về hưu, Sang sông…) để từ đó
giúp người đọc nghiệm ra những triết lí được bắt nguồn từ cuộc sống, bắt
nguồn từ hiện thực. Cũng chính từ cách viết như vậy mà các sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp có sức gợi, có được sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp người đọc con được khám phá một
hệ thống ngôn ngữ sắc cạnh, giàu sắc gợi mà nhà văn đã vận dụng hết tiềm
năng của tiếng Việt dân tộc để thể hiện trong tác phẩm của mình. Ngơn ngữ
trần thuật và ngơn ngữ đối thoại đều bị “biến dạng”, có xu hướng khép kín,
triệt tiêu mọi dấu hiệu của cảm xúc, cảm giác. Từ ngữ được nhà văn chọn lọc

một cách kĩ lưỡng, đó khơng phải là thứ từ ngữ mà nhà văn gọt giũa để làm
sang cho tác phẩm của mình, mà đó là những từ ngữ được nhà văn chọn lọc từ
đời sống thường ngày, chính vì vậy mà các tác phẩm ông vừa gần gũi về ngôn
từ, lại vừa thể hiện sự sắc sảo của nhà văn trong cách dùng từ.
Những độc đáo trong cả nội dung lẫn nghệ thuật đã mang đến cho truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp sức sống và những giá trị đặc biệt, giúp ơng khẳng
định được vị trí của mình trong văn học đương đại Việt Nam, cũng như trên
văn đàn văn chương thế giới. Có thể xem Nguyễn Huy Thiệp là một điểm
sáng trong văn học đương đại, người đã góp phần làm nên một diện mạo mới
cho văn học đương đại và cũng là người đại diện cho thế hệ nhà văn đương
đại Việt Nam thực hiện sứ mệnh kết nối văn học Việt Nam đến gần hơn với
văn học thế giới.


18

CHƯƠNG II
NÉT ĐẶC SẮC VỀ THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG
CON GÁI THỦY THẦN
2.1 Hình tượng nhân vật trong Con gái thủy thần
2.1.1 Hình tượng nhân vật huyền thoại trong cách tiếp cận hiện đại
Hình tượng Mẹ Cả - người con gái thủy thần trong tác phẩm chính là
một sản phẩm nghệ thuật được nhà văn sáng tạo dựa trên cơ sở tiếp nhận
những yếu tố từ văn học dân gian và đặt những yếu tố đó trong bối cảnh hiện
đại, nhìn nhận và đánh giá chúng bằng con mắt và tâm thế của một nhà văn
Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX.
Chính vì được tiếp nhận từ những yếu tố trong văn học dân gian nên hình
tượng nhân vật Mẹ Cả cũng hiện lên trong dáng dấp của một nhân vật huyền
thoại. Ngay từ khi xuất hiện trong tác phẩm, qua lời kể của người dân bãi Nổi
mà nhân vật Chương được nghe, nhân vật Mẹ Cả đã khiến cho người đọc có

cảm giác mình đang gặp lại trong văn học hiện đại một nhân vật cổ tích, sống
trong một thế giới cổ tích có nhân vật Mẫu Thoải – người mẹ của các nguồn
nước. Mẫu Thoải coi sóc biển, vào mùa mưa thì mẹ ngăn nước lũ chống lụt,
lúc trời khơ hạn thì mẹ làm mưa, mỗi khi người dân cầu viện đến sự phù hộ
của mẹ thì mẹ đều xuất hiện. Tương truyền, mẹ nước còn giúp cho đội quân
của Lê Thánh Tông đánh giặc. Mẹ Cả trong Con gái thủy thần qua lời đồn
cũng đã từng hóa phép thành con rái cá ra sức đào bới cứu hai cha con ơng
Hội bên Đồi Hạ đang bị vùi lấp trong cát. Lần khác, Mẹ Cả ngồi trên mặt
trống đánh thùng thùng làm sấm tan, mưa tạnh, rồi ôm trống lặn xuống đáy
sông. Thế là Mẹ Cả cứu được những người ở phịng Văn hóa huyện. Những
hành động và nghĩa cử đó của Mẹ Cả đã thực sự tạo được một ấn tượng đẹp
về một nhân vật huyền thoại. Nhờ vậy mà mặc dù qua lời miêu tả của Nguyễn
Huy Thiệp Mẹ Cả không đẹp như hầu hết những nhân vật huyền thoại trong


19

truyện dân gian “Thoạt nhìn, nàng thậm chí đen đúa và lãnh cảm. Nàng khơng
đẹp” [14, tr.106] nhưng trong trí tưởng tượng của người đọc thì Mẹ Cả ln
“đẹp một cách kinh dị” (Hoàng Ngọc Hiến) và đặc biệt mặc dù chỉ xuất hiện
mơ hồ qua những lời đồn nhưng Mẹ Cả vẫn luôn tồn tại trong niềm tin và trí
tưởng tượng của những người dân nghèo như một đấng cứu thế. Câu chuyện
huyễn hoặc về Mẹ Cả trong Con gái thủy thần cũng có thể được xem là
phương tiện để nhà văn tiếp cận và khai thác hiện thực, khám phá chiều sâu
tâm hồn con người, đồng thời gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc của
nhà văn. Mẹ Cả - người con gái thủy thần được xem như là hiện thân của tinh
thần vị tha và đức hi sinh, của cái đẹp, cái thiện mà con người luôn khát khao
vươn tới.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng nên một hình tượng nhân vật
huyền thoại như trong ngun mẫu các sáng tác dân gian thì có lẽ truyện ngắn

Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp sẽ khơng nhận được sự chào đón
đặc biệt như thế từ đọc giả. Có thể nói cái mới, cái sáng tạo của Nguyễn Huy
Thiệp để tạo nên sức hút của tác phẩm, khiến những bạn đọc hiện đại say mê
chính là ở chỗ nhà văn đã đặt nhân vật huyền thoại của mình trong bối cảnh
hoang sơ, tù đọng, ngột ngạt của xã hội hiện đại. Quay trở lại với những sáng
tác dân gian, những câu chuyện huyền thoại để thấy rằng những huyền thoại
đó là cách để con người xa xưa lí giải hiện thực và thể hiện những ước mơ,
khát vọng của họ. Còn trong văn học hiện đại những câu chuyện cổ tích, thần
thoại được đưa vào trong tác phẩm lại trở thành một hình thức đắc dụng giúp
nhà văn đi sâu khám phá thế giới tinh thần hết sức trừu tượng, khó nắm bắt
của con người, từ đó hiểu rõ hơn phần thế giới bên trong rất huyền diệu ấy.
Khó để có thể lí giải được rằng con người hiện đại có thể tin vào sự tồn tại
của một nhân vật huyền thoại là con gái thủy thần nhưng nếu đặt toàn bộ
những điều mà ta cho là khơng thể đó vào chính cái bối cảnh xã hội mà


20

Nguyễn Huy Thiệp đang phản ánh thì những điều đó lại hồn tồn có thể xảy
ra. Nếu như những con người nơi đây có thể được sống trong một điều kiện
tốt, cuộc sống có thể ươm mầm cho họ những ước mơ và khát vọng cao đẹp
thì sẽ rất khó để khiến họ tin vào những câu chuyện huyễn hoặc như thế. Mẹ
Cả - con gái Thủy thần chỉ tồn tại một cách mơ hồ trong lời đồn của những
người lao động nghèo, lam lũ, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, thậm chí
chuyện Mẹ Cả chỉ có thể trở thành niềm tin và gây nỗi ám ảnh cho duy nhất
một người trong tác phẩm như là sự chờ đợi, là ước mơ sẽ được gặp một đấng
cứu thế có thể giúp họ thoát khỏi những lầm than cơ cực của con người nơi
đây mà thơi. Bởi vậy, có thể nói xây dựng lại một nhân vật huyền thoại trong
một tác phẩm hiện đại nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho mình một
phương tiện để phản ánh lại xã hội một cách hiệu quả và đắc lực nhất.

Đồng thời khi xây dựng lại hình tượng nhân vật Mẹ Cả, nhà văn Nguyễn
Huy Thiệp đã thay đổi hình thái, cụ thể hóa nhân vật này qua ba nhân vật nữ ba cô Phượng khác nhau mà nhân vật Chương gặp trên hành trình đi tìm con
gái Thủy thần, những “mảnh” của Mẹ Cả. Cô Phượng đầu tiên đến với
Chương trong tình huống đặc biệt, “Tơi u, tơi bị phản bội”. Tâm sự của cô
đã gieo vào anh cái khát khao yêu đương nhưng không bao giờ để anh gặp lại.
Cô rời khỏi anh cũng đột ngột nhưng đã kịp cho anh hiểu rằng cuộc đời thật
đẹp và tình yêu thật thú vị, hấp dẫn biết bao. Cô Phượng thứ hai lại đến, cưu
mang, cứu vớt anh khỏi cơn đói khát, giành cho anh một tình yêu chân thành
và muốn anh ở lại. Nhưng sức hút của “những tia hào quang lấp ló ở một góc
biển” ln ám ảnh và thúc giục, gọi mời anh đến. Với anh, nơi đó có con gái
Thủy thần - ước mơ suốt đời anh theo đuổi nên cô đã không thể giữ anh ở lại.
Cô Phượng thứ ba lại đòi hỏi anh về thể xác. Có thể xem cơ gái này như hiện
thân cho tinh thần “nổi loạn”. “Nổi loạn” trong hưởng thụ hạnh phúc, tình
yêu, tình dục. Đây là một con người thực tế ln sống thật với mình, sống cho


21

bản thân mình. Cơ cơng khai bênh vực quyền hưởng thụ, nhất là quyền thỏa
mãn nhu cầu tình dục của bản thân mình và của giới nữ mặc dù lí lẽ của cơ có
lúc cực đoan và ngụy biện: “Cuộc sống là một quá trình suy đồi, một quá
trình hưởng thụ”, “Tôi thưởng thức anh, tôi nhắm anh như thể người ta nhắm
món ăn”[14, tr.122].
Ba người phụ nữ tên Phượng mà Chương gặp trên hành trình đi tìm Mẹ
Cả - người con gái Thủy thần đều để lại trong anh những ấn tượng đặc biệt.
Có người mang đến cho anh tình u thương, có người lợi dụng anh vì dục
vọng. Nhưng tất cả họ đều không phải là Mẹ Cả, không phải là con gái Thủy
thần mà anh đang kiếm tìm mà họ chỉ là những “mảnh” của Mẹ Cả mà thơi.
Chính nhờ sự cụ thể hóa thành những “mảnh” khác nhau mà nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên một nhân vật huyền thoại hiện đại có sức

hấp dẫn lớn. Trong con người nàng không chỉ tồn tại những nét đẹp được lí
tưởng hóa như trong truyện xưa mà Mẹ Cả trong Con gái thủy thần đã tồn tại
như một con người bình thường nhất. Nàng cũng có những khát khao yêu
thương, có những dục vọng tự nhiên và nàng cũng có thể giúp người khác
nhận ra giá trị, vẻ đẹp cuộc sống nhưng cũng có thể khiến người khác đau
khổ, thất vọng. Điều này đã cho thấy quan niệm, cách tiếp cận và khai thác
hiện thực, cách nhìn nhận con người bằng cái nhìn sâu sắc, đa diện, nhiều
chiều và đậm chất nhân văn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời,
thông qua những mảnh ghép trên, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bộc lộ quan
điểm về một thế giới đa chiều, phức tạp. Thế giới đó cịn quá nhiều điều bí ẩn,
những điều con người chưa thể biết trước được, thậm chí có cả những bất
trắc. Thế giới ấy có thể sẽ đem đến cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng
cũng có thể mang đến cho họ nỗi đau, niềm bất hạnh, thậm chí là những bi
kịch. Trước thế giới đa chiều, phức tạp đó, con người, đặc biệt là những người
sáng tạo nghệ thuật không được nhìn nhận đơn giản như trước nữa mà phải


22

nhìn vào nó bằng tất cả những nỗi niềm lo âu, trăn trở, lí giải nó ở mọi khía
cạnh, mọi khả năng có thể có được.
2.1.2 Hình tượng con người lam lũ, cô đơn
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn xuất hiện vào thời điểm mà Đảng chủ
trương cải tổ đất nước, cải chính nền văn nghệ. Trong khơng khí “cởi trói” đó,
Nguyễn Huy Thiệp đã thả sức viết và nói. Vì sao có được điều đó? Vì Nguyễn
Huy Thiệp đã sống và chứng kiến những thực cảnh trước 1975. Bản thân ơng
là người phải bơn ba nhiều nơi vì cuộc sống. Đi nhiều cùng với việc ham mê
đọc, ông đã có những nhận thức khá sâu sắc về cuộc sống. Chính cũng vì lí do
đó mà ơng nhận thấy cảnh sống lúc bấy giờ là ngột ngạt, oi bức và con người
vẫn đang sống trong những thách thức, có thể vấp ngã và tha hóa bất cứ lúc

nào. Con người háo hức trước cuộc sống mới mở ra nhưng tình cảm đó rồi
cũng nhanh chuyển thành ngập ngừng, bỡ ngỡ. Đặc biệt là những người lao
động ở nông thôn, trong bối cảnh chuyển sang nền kinh tế thị trường liệu họ
sẽ thế nào, sẽ thay đổi ra sao cho thích ứng với chiều hướng chung? Có lẽ
chính điều này cũng đã khiến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp luôn day dứt và
trăn trở. Con gái thủy thần đã thể hiện sự suy tư, trăn trở của nhà văn về hiện
thực cuộc sống, về số phận con người trước bối cảnh phát triển chung của
toàn xã hội.
Trong thế giới nhân vật được nhà văn xây dựng để thể hiện quan niệm
nghệ thuật về con người với những cách tân mới mẻ, hình tượng người lao
động nghèo, lam lũ và cô đơn, lạc lõng trên hành trình kiếm tìm cái đẹp chính
là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp trong Con
gái thủy thần. Cảnh thôn quê nghèo nàn, cái nghèo lại luôn đi cùng với sự vất
vả kiếm sống. Cuộc sống suốt ngày chỉ quanh đi quẩn lại bên những công
việc quen thuộc và nhàm chán như “làm ruộng, đào đá tổ ong và làm thêm
nghề lột giang đan mũ” để kiếm sống qua ngày. Cuộc sống đó đã uốn nắn con


23

người nơi đây gồng mình lên để sống như Chương: “Mười bốn tuổi, tôi là thợ
cày chủ lực trong hợp tác xã”. Buổi sáng sớm đã phải “bổ dậy, ăn vội ăn vàng
bát cơm nguội rồi đi”, “cày một mạch đến trưa, thấy đứng bóng thì tháo trâu
về”. Đến buổi chiều “Tôi vác thuổng đi lên đồi Sậy. Ðá ong đồi Sậy thường
chỉ đào được sáu lớp thì hết một vỉa, đến lớp đất thịt. Ðá ong chỉ đào được
những hơm nắng. Hơm mưa thì bùn nhão nht, đỏ cành cạch, đá bở. Thường
một buổi chiều cật lực, tôi đào được hai chục viên”. Tối đến lại phải “ngồi lột
nan đan mũ” [14, 89]. Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, quanh quẩn, lam lũ và
ngột ngạt như chính cuộc đời họ vậy. Chính vì thế mà những giấc mơ của họ
cũng khơng thốt khỏi khn khổ của sự đói nghèo mà cũng chỉ là “Có lần

mơ thấy đi cày, cày hết chân ruộng Gị mả ngụy thì đến xã, cứ cày mãi, dân
thị xã phải dắt nhau chạy. Có lần mơ thấy đào đá ong, xắn phải ngón chân cái,
một lúc sau ngón chân lại tự mọc ra, lại xắn lần nữa, cứ thế vài chục lần, lần
nào cũng đau lắm. Lại có lần mơ thấy lột giang, dao cứa đứt cả năm ngón tay,
khi ăn cơm phải vục mặt xuống như chó” [14, tr.91]. Có lẽ cuộc sống của con
người nơi đây sẽ khó có thể thốt ra được khỏi sự tù túng, ngột ngạt. Đến cả
giấc mơ tốt đẹp cũng khơng thể có được mà chỉ tồn mơ thấy những ác mộng
mà thôi.
Tuy vậy, các nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp nói chung
và nhân vật con người lao động lam lũ trong Con gái thủy thần nói riêng vẫn
ln thể hiện một khát khao vươn đến cái đẹp, cái thiện trong cuộc sống. Khát
vọng đó được cụ thể hóa trong niềm tin của họ về một thế giới siêu nhiên chỉ
có trong huyền thoại.
Thật khó để có thể tin rằng trong xã hội hiện đại ngày nay biển lại có
thủy thần, vậy mà ít nhất vẫn có một người đang sống trong xã hội hiện đại đó
lại tin rằng có sự tồn tại của con gái thủy thần trong cuộc sống. Đó là nhân vật
Chương trong tác phẩm. Câu chuyện về nhân vật huyền thoại Mẹ Cả - con gái


24

Thủy thần trở thành nỗi ám ảnh đối với anh khiến anh ngày đêm ấp ủ khát
vọng sẽ tìm được nàng.
Nhân vật Chương trong tác phẩm đã khát khao một ngày kia sẽ đạt được
điều anh đang tin. Sức mạnh niềm tin của anh cực kỳ mãnh liệt, anh tin tưởng
một ngày kia huyền thoại đang ám ảnh anh sẽ trở thành hiện thực. Cả đời
Chương đi tìm Mẹ Cả trong mải miết và vô vọng. Vô vọng nhưng mải miết
dù cho đã có người nói với anh rằng chuyện Mẹ Cả chỉ là chuyện bịa. Anh
cũng đã từng lấy chiếc mai ra chỗ nấm đất, nơi người ta chỉ cho anh là mộ của
Mẹ Cả, đào theo kiểu người ta đào khi bốc mộ nhưng kết cục chỉ lôi lên được

khúc gỗ chẳng ra hình thù gì. Nhưng anh vẫn tin. Giả định rằng khơng có Mẹ
Cả, khơng có Giana Đồn Thị Phượng thì cả đời anh vẫn chỉ quanh quẩn
trong cuộc sống buồn tẻ như bố anh, như ông Nhiêu, ông Hai Thìn, như
những người dân nghèo hiền lành nơi q anh. Chính sự mịn mỏi, ngột ngạt
của cuộc sống đã khiến Chương bỏ lại cả quê hương, gia đình và quyết tâm đi
tìm Mẹ Cả như trong lời đồn mà anh được nghe "Mẹ tôi bảo: "Chương ơi, thế
con bỏ mẹ đi à?". Tôi không trả lời, tôi vụt ra ngõ như chạy. Tôi biết, nếu tôi
dừng lại lúc này thì tơi sẽ khơng bao giờ đi nữa. Tôi sẽ quay lại công việc của
mười năm trước; tôi sẽ cứ thế cho đến suốt đời: sáng kéo cày, chiều đào đá
ong, tối lột giang đan mũ. Tôi sẽ kéo mịn kiếp sống của tơi như thế. Như thể
bố tơi, như ơng Nhiêu, như ơng Hai Thìn, như những người dân hiền lành,
lam lũ ở quê hương tôi". Bởi thế nên anh càng không muốn từ bỏ mục tiêu đã
xác định.
Hành trình đi tìm Mẹ Cả - đi tìm lẽ sống cho cuộc đời mình, nhân vật
Chương cũng buộc phải đối mặt và vượt qua rất nhiều những khó khăn, gian
nan. Anh đã phải lao động cật lực nhưng vẫn khơng thể đảm bảo cho mình
cuộc sống cho ra sống, anh vẫn phải chịu đói khát, mưa rét “Tơi đói. Tơi đói
như một con hắc tinh. Tơi đói như một con lợn rừng. Tơi đói như một con vật


×