Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.7 KB, 61 trang )

-1-

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÝ
----------

VÕ THỊ THÚY NGA

Khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh
trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ thơng

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM VẬT LÝ


-2-

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng KH-CN sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt
trong thế kỉ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri
thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc
đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh KH-CN và
việc áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại, kho tàng kiến thức của nhân loại
ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.
Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến
năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành


một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá.
Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức
không nhỏ cho GD nước ta. Để có được những kết quả tối ưu trong việc dạy và học,
chúng ta phải xem xét QTDH trong một thể thống nhất dưới những tác động qua lại
biện chứng của tất cả các yếu tố chi phối nó. Các yếu tố đó có thể là những yếu tố
khách quan hay chủ quan, tiêu cực hay tích cực. Một trong các yếu tố đó là “Quan
niệm sai lệch của học sinh”.
Trước đây người ta cho rằng HS là những “tờ giấy trắng” mà thầy giáo là người
đầu tiên vẽ lên đó những tri thức khoa học. Nhưng hệ thống nhà trường trên toàn thế
giới hiện nay đang đứng trước một thử thách vô cùng lớn lao, bởi vì gần người học
hơn cả là trường học là truyền hình, internet, video và các loại tạp chí chun ngành,
các báo xã hội,…Ở nhiều nước trên thế giới, nghiên cứu những quan niệm của HS
nhằm nâng cao hiệu quả DH đã trở thành một lĩnh vực của khoa học dạy học bộ môn.
Ở nước ta, vấn đề này đã được một số người quan tâm. Ngay khi ngồi trên ghế nhà
trường, HS đã có trong đầu đủ loại thơng tin về thế giới xung quanh, khi đến trường
chúng đã mang theo mình một “tài sản riêng”, đó là những quan niệm của HS đã có
trước giờ học về những hiện tượng, khái niệm vật lý… mà các em sẽ được nghiên cứu
trong giờ học, đó là những tri thức kinh nghiệm, những vốn sống thực tế.
Trên thực tế không phải lúc nào cũng có sự phù hợp giữa những quan niệm của
HS và những kiến thức mà HS được học. Qua hàng trăm cuộc trắc nghiệm ở các HS


-3-

phổ thơng ở trong nước cũng như nước ngồi, đa số người ta nhận thấy HS mắc nhiều
lỗi lầm, sai lệch trong nhận thức về các khái niệm, hiện tượng Vật lý. Vì vậy trong khi
giảng dạy cần phải biết được HS đã có những quan niệm gì, những hiểu biết gì để từ
đó có thể phát huy tối đa tính tích cực học tập của học sinh, giáo dục lịng say mê u
thích mơn Vật lý.
Với các lí do trên đây, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khắc phục

một số quan niệm sai lệch của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học phổ
thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp khắc phục một số quan niệm sai lệch của học sinh
nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở trường
THPT.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Khách thể: quá trình dạy học vật lý ở nhà trường phổ thơng.
- Đối tượng: nội dung, phương pháp dạy học vật lý THPT.
- Phạm vi nghiên cứu: nội dung các bài dạy vật lý trung học phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học bộ môn về quan niệm của học
sinh đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lý.
Nghiên cứu về vai trò, nguồn gốc của quan niệm trong hoạt động nhận thức HS.
Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kỹ năng của các bài học cần đạt được sau khi DH.
Đề xuất một số biện pháp khắc phục những quan niệm sai lệch của học
sinh theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập.
Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào việc thiết kế một số bài dạy vật lý cụ
thể theo chương trình sách giáo khoa vật lý trung học phổ thông.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường trung học phổ thơng để đánh giá
tính khả thi của đề tài và rút ra kết luận.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu khắc phục được những quan niệm sai lệch của học sinh trong q trình dạy
học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
dạy học vật lý ở trường phổ thông.


-4-

6. Phương pháp nghiên cứu

* Nghiên cứu lí thuyết
Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học, lí luận dạy học hiện đại.
Tham khảo sách báo, tạp chí chuyên ngành về vấn đề phát triển tư duy vật lí và
các phương pháp dạy học tích cực…khai thác thông tin trên internet, trên đĩa CDRom…
* Phương pháp thực tiễn
Điều tra năng lực sử dụng phương tiện nghe nhìn (sử dụng tranh ảnh, phim dạy
học, máy vi tính...) của GV và HS ở trường phổ thông.
Điều tra thực trạng của việc DH bài thực hành thí nghiệm ở nhà trường phổ
thông.
* Phương pháp chuyên gia
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm
*Phương pháp thống kê tốn học
7.Những đóng góp của đề tài
Nghiên cứu một số biện pháp nhằm khắc phục một số quan niệm sai lệch của
học sinh nhằm tích cực hóa hoạt động của HS, nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở
trường trung học phổ thơng. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo thiết thực cho các sinh
viên khối sư phạm, GV ở các trường THPT, góp phần thực hiện tốt cơng việc học tập
và giảng dạy.
8. Cấu trúc của luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở tâm lí học và lí luận dạy học của việc hình thành quan niệm
của học sinh.
Chương 2: Những biện pháp khắc phục những quan niệm sai lệch của học sinh
trong quá trình dạy học vật lý.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo



-5-

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ TÂM LÍ HỌC VÀ LÍ LUẬN DẠY HỌC CỦA VIỆC HÌNH THÀNH
QUAN NIỆM CỦA HỌC SINH
1.1. Khái niệm quan niệm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Quan niệm là sự nhận thức như thế nào đó về một
vấn đề, một sự kiện” [1], [2], [3], [4].
Theo từ điển Petit của Paul Robert thì: “Quan niệm là sự hình thành một khái
niệm, một ý nghĩa khái quát trong óc con người, quan niệm là kết quả của hoạt động
trí tuệ” [1], [3].
Cịn trong từ điển Triết học thì thuật ngữ “Quan niệm” đã được định nghĩa:
“Quan niệm là đặc trưng ý thức con người, dựa trên việc đối lập nó về mặt nhận thức
luận với cái vật chất, với vật chất. Tri thức về thế giới là một hình thức quan niệm về
những mối liên hệ khách quan của sự vật, những hình thức khơng tồn tại độc lập mà
chỉ tồn tại trong mối quan hệ với thế giới khách quan. Vì vậy khác với thế giới đang
tồn tại một cách độc lập, khách quan, tri thức về thế giới và ý thức nói chung được đặ
trưng như cái quan niệm” [1], [2], [3].
Còn theo nhà tâm lý học Vinacke thì: “Quan niệm là hệ thống cấu trúc nhận
thức, nhờ nó những thuộc tính cịn lại của những kinh nghiệm đã trải qua có thể được
tái hiện nhờ những kích thích hiện tại…” [2].
Tóm lại có thể nói quan niệm là sự hiểu biết của con người về các sự vật, hiện
tượng, khái niệm và các quá trình tự nhiên thông qua đời sống, sinh hoạt và lao động
sản xuất hằng ngày mà có. Những hiểu biết này tiềm ẩn trong bộ não và được tái hiện
khi có những kích thích và có nhu cầu bộc lộ.
Quan niệm là hiểu biết của mỗi cá nhân, nên nó thể hiện tính cá biệt rất cao. Vì
mỗi người có một tầm hiểu biết khác nhau và có cách nhìn nhận dưới một góc độ
riêng, do đó đã có những quan niệm hoàn toàn khác nhau về cùng một sự vật hiện

tượng. Những quan niệm của cá nhân được hình thành một cách tự phát và mang yếu
tố chủ quan của mỗi người nên thường thiếu khách quan và không khoa học. Những
quan niệm đó là những quan niệm của cá nhân. Đối với HS người ta gọi là quan niệm
của HS để phân biệt với các quan niệm khoa học, quan niệm vật lý học. Trong những


-6-

quan niệm của HS có những quan niệm khơng phản ánh đúng với bản chất vật lý, bản
chất khoa học vốn có của sự vật, hiện tượng và khái niệm vật lý, người ta thường hay
gọi đó là những quan niệm sai lệch của HS.
1.2. Quan niệm của học sinh
1.2.1. Khái niệm quan niệm của học sinh
Những hiểu biết ban đầu mà người ta gọi là quan niệm của HS đã được R. Duit
định nghĩa: “Quan niệm của HS là những hiểu biết mà HS có trước giờ học” [1], [2],
[4].
Ví dụ 1:
Về âm thanh, SGK Vật lý lớp 8 ghi rõ: “Vật dao động là nguồn gốc của âm”.
Còn SGK lớp 12 Nâng cao ghi: “Sóng âm là những sóng cơ truyền trong các mơi
trường khí, lỏng, rắn.”.
Nhưng khi GV hỏi câu hỏi: Âm thanh là gì ?
Đa số HS trả lời là: Âm thanh là tiếng động, hoặc là tiếng nói, là tiếng va chạm,
là cái mà tai ta nghe được.
Ví dụ 2:
Về mơi trường truyền âm, SGK Vật lý 8 ghi: “…âm truyền tốt trong chất rắn,
chất lỏng rồi mới đến chất khí, truyền kém trong các chất xốp và không truyền được
trong chân không”.
Nhưng khi trả lời phiếu hỏi, nhiều HS đã giải thích là vì khơng khí lỗng có khe
hở, âm thanh dễ dàng truyền qua, trong chân khơng thì khơng có cản trở, trong nước
các phân tử sát nhau hơn nên khó truyền qua hơn. Âm truyền được trong len dạ vì

trong len dạ có lỗ hổng. Âm khơng truyền được trong thuỷ tinh, trong kim loại (vì thuỷ
tinh, kim loại là chất rắn, khơng có khe hở, âm khơng truyền qua được).
1.2.2. Nguồn gốc quan niệm của học sinh
- Do kinh nghiệm sống, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn đã góp phần quan
trọng vào việc hình thành quan niệm của HS về những hiện tượng, sự kiện và q trình
tự nhiên.
Ví dụ 3: Quan niệm sự lan truyền ánh sáng như sự chuyển động cơ học
Hằng ngày khi quan sát các chuyển động cơ học, chẳng hạn như: chuyển động
của xe ôtô, xe đạp, tàu hoả... những chuyển động này muốn đi từ A đến B thì đều cần


-7-

một khoảng thời gian xác định nào đó. Bởi vậy khi hỏi về ai trong 2 người sẽ nhận
được tín hiệu ánh sáng trước nếu 2 người đó ở cách nguồn phát sáng những khoảng
cách khác nhau?
Và đa số HS được hỏi đều trả lời người ở gần nhận được tín hiệu trước. Ở đây
suy nghĩ về chuyển động cơ học được vận dụng vào quyết định của các em.
- Sự phong phú của ngôn ngữ cũng là một nguyên nhân hình thành quan niệm
của HS.
Ví dụ 4:
Suất điện động

Hiệu điện thế

Hiệu điện thế

Độ sụt áp

Động lượng


Xung lượng

Đường đi

Độ dời

Công sức

Cơng cơ học

...
- Những kiến thức có được từ những giờ học trước hay từ mơn học khác cũng
có thể đưa đến cho HS những hiểu biết không đầy đủ về một khái niệm mới, một hiện
tượng mới.
Ví dụ 5:
Khi học bài “Dịng điện trong kim loại” thì HS được học là: Trong kim loại có
rất nhiều hạt mang điện (electron tự do), như vậy bản chất dòng điện trong kim loại là
dịng chuyển dời có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường.
Như vậy khi GV hỏi: “Trong chân khơng có dịng điện khơng ?” thì đa số HS
sẽ trả lời rằng: Trong chân khơng khơng có dịng điện vì trong chân khơng khơng có
các hạt mang điện.
1.2.3. Đặc điểm quan niệm của học sinh
Đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất là quan niệm của HS rất bền vững, khó
thay đổi.
Đa số các quan niệm của HS đều là sai lệch so với những cái mà HS cần phải
học.


-8-


Ví dụ 6:
HS thường quan niệm:
-

Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

-

Lực và vận tốc luôn đi đôi với nhau.

-

Lực và phản lực là hai lực cân bằng nhau.

-

Nước luôn luôn chảy từ nơi cao xuống nơi thấp.

-

Lực tác dụng làm vật chuyển động tức là sinh cơng.

.....
1.2.4. Vai trị quan niệm của học sinh trong dạy học Vật lý
Đối với những qua niệm khơng sai lệch, nhưng chưa hồn chỉnh hoặc chưa thật
chính xác thì chúng có vai trị tích cực trong DH. Trong những trường hợp như thế,
GV cần tổ chức thảo luận với HS nhằm bổ sung những phần chưa đầy đủ, điều chỉnh
những chỗ chưa chính xác để chỉ ra cho HS những kiến thức khoa học cần lĩnh hội.
Đối với những quan niệm sai lệch thì thường gây cho HS những khó khăn trong

q trình nhận thức. Đó chính là những trở lực trong việc DH Vật lý ở trường phổ
thông. Tuy nhiên, về phương diện nào đó, nó lại tạo thuận lợi trong việc tạo ra tình
huống có vấn đề trong DH. Bởi chính sự trái ngược giữa quan niệm của học sinh và
thực tế mà HS quan sát được qua thí nghiệm sẽ tạo ra sự ngạc nhiên, gây sự hứng thú
và làm cho HS có mong muốn giải thích những vấn đề mà GV đặt ra, từ đó có thể tích
cực hố được hoạt động học tập của HS.
1.3. Thái độ đối với quan niệm của học sinh
Nên có thái độ như thế nào đối với quan niệm của HS ? Trong QTDH, chúng ta
có thể khơng cần quan tâm đến các quan niệm của HS được không ? Hoặc nếu quan
tâm đến thì phải quan tâm như thế nào để nâng cao chất lượng DH ?
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi trên. Nhìn
chung, có 3 thái độ như sau:
1.3.1. Thái độ phủ nhận hoặc bỏ qua các quan niệm
Hiện nay, xu hướng thường gặp nhất là phủ nhận hoặc bỏ qua các quan niệm,
nhất là khi các “tín hiệu ngược” mà GV nhận được từ phía HS là rời rạc và khó xác
định. Trị thì diễn đạt vụng về và mơ hồ. Sai lầm thì đa dạng và theo đủ hướng. Thái


-9-

độ này biểu hiện thái độ cam chịu của GV và phương pháp thường dùng của GV là
phương pháp thuyết trình. Trị chưa hiểu thì thầy nhắc lại bài giảng.
1.3.2. Thái độ không phủ nhận quan niệm, song cho rằng quan niệm có thể
được phá huỷ một cách dễ dàng
Nhiều GV cũng xem quan niệm như những trở lực cho cơng việc DH. Biết
được những quan niệm của trị là có thể phá huỷ dễ dàng và hiệu quả, cuối cùng thay
thế chúng bằng những kiến thức đúng.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu nêu bật tính cực kỳ bền vững của những
quan niệm của học sinh, dai dẳng đến tận trình độ cao của đại học và gây nhiều trở lực
cho việc DH. Điều đó đã làm cho nhiều người từ bỏ ý nghĩ cho rằng có thể xố bỏ

những quan niệm của học sinh một cách dễ dàng.
1.3.3. Thái độ quan tâm đúng mức đến quan niệm của học sinh, cho rằng
quan niệm có một chỗ đứng trong QTDH, tạo tình huống cho nó cọ sát vận dụng,
bộc lộ nhược điểm, phá huỷ nó để rồi vượt qua nó
Nhiều nhà sư phạm trên thế giới ủng hộ thái độ này. Theo họ, phải dám trực
diện với những quan niệm, không coi những lầm lẫn của HS như là những sự cố cần
tránh và mang ý nghĩa rất tiêu cực như trước. Vì khơng thể tránh được những lầm lẫn
của HS, vậy thì để chúng bộc lộ ra thì có lợi hơn.


- 10 -

Kết luận chương 1
Mỗi HS khi đến trường đều mang theo một “tài sản riêng”, đó là những quan
niệm của HS đã có trước giờ học về những hiện tượng, khái niệm vật lý… mà các em
sẽ được nghiên cứu trong giờ học, đó là những tri thức kinh nghiệm và vốn sống thực
tế. Trong những quan niệm đó của HS có những quan niệm khơng phản ánh đúng với
bản chất vật lý, bản chất khoa học vốn có của sự vật, hiện tượng và khái niệm vật lý,
người ta thường hay gọi đó là những quan niệm sai lệch của HS. Đặc điểm quan trọng
và nổi bật nhất là quan niệm của HS rất bền vững, khó thay đổi. Và đa số các quan
niệm của HS đều là sai lệch so với những cái mà HS cần phải học. Yêu cầu đặt ra là
người GV cần có thái độ đúng đắn đối với quan niệm của HS thì những quan niệm sai
lệch này khơng cịn là khó khăn trong quá trình nhận thức của HS nữa, mà trái lại nó
lại tạo thuận lợi trong việc tạo ra tình huống có vấn đề trong DH, tạo sự hứng thú và
làm cho HS có mong muốn giải thích được những vấn đề mà GV đặt ra. Để đáp ứng
yêu cầu này, địi hỏi người GV cần có những biện pháp nhằm khắc phục những quan
niệm sai lệch của HS trong q trình dạy học Vật lý, từ đó có thể tích cực hố được
hoạt động học tập của HS.



- 11 -

Chương 2
NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG QUAN NIỆM SAI LỆCH CỦA
HỌC SINH TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC VẬT LÝ
2.1. Khắc phục những quan niệm sai lệch của học sinh
2.1.1. Chiến lược dạy học mới
Dạy học là một q trình đa dạng và phức tạp, để có những đề xuất nhằm khắc
phục những quan niệm sai lệch của học sinh một cách đúng đắn, chúng ta cần xem xét
QTDH trên nhiều mặt và trong một mối quan hệ biện chứng giữa các mặt khác nhau
của nó. Những điểm cơ bản của chiến lược này là:
a. Thảo luận những quan niệm được xem là điểm xuất phát.
b. Chỉ ra những điều kiện cần thiết để thay đổi quan niệm.
c. Tạo ra và duy trì khơng khí lớp học.
d. GV đóng vai trị chủ đạo trong việc hướng dẫn, tổ chức, giúp đỡ cho sự phát
triển của HS.
e. Tổ chức QTDH phải là những giờ học mở.
f. Trang bị cho HS những công cụ tư duy để HS tự tạo kiến thức cho chính
mình.
Chiến lược DH mới là một bước đột phá có tính chất quyết định đối với sự thay
đổi quan niệm về DH hiện nay. Chiến lược mới xem DH là một quá trình kiến tạo
nhằm làm thay đổi quan niệm sai lệch của học sinh để đưa đến cho người học những
kiến thức thực sự đúng đắn và khoa học. Một số điểm cụ thể của cách tiếp cận hướng
vào HS, lấy HS làm trung tâm là được vạch ra là:
- Chú ý đến kinh nghiệm, trình độ và kiến thức hiện có, đặc điểm nhận thức,
khả năng và điều kiện làm việc cụ thể của HS.
- Tìm mọi biện pháp và hình thức khác nhau để kích thích sự hứng thú, tính tích
cực của HS.
- Tăng cường cá nhân hoá hoạt động học tập.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS trong QTDH.

- Phát huy sức mạnh ý chí của HS bằng nhiều phương pháp khác nhau.


- 12 -

2.1.2. Một số đề xuất để góp phần khắc phục những quan niệm sai lệch của
học sinh.
Điều đầu tiên là phải tạo ra và duy trì khơng khí lớp học. Một khơng khí dạy
hoc tốt cho phép q trình dạy học diễn ra thuận lợi và đạt kết quả mong muốn. Tạo ra
một khơng khí lớp học tốt sẽ kích thích sự hứng thú, tạo động cơ học tập và khuyến
khích sáng tạo học tập của HS, khuyến khích sự tự tin và tự lực, khả năng tự thể hiện,
tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm của HS.
Trước mỗi bài giảng, không những chuẩn bị kỹ kiến thức mà mỗi GV cần phải
biết được các quan niệm của HS thông qua cách đặt vấn đề, cách tạo ra những tình
huống có vấn đề, thơng qua các phiếu hỏi, các bài tập… Điều này thật không đơn giản
một chút nào bởi khơng khó thực hiện nhưng nhiều lúc GV chúng ta hay bỏ qua điều
này.
Kế thừa những quan niệm phù hợp. Đối với những quan niệm đúng nhưng chưa
chính xác hồn tồn hoặc chưa đầy đủ và gần với bản chất vật lý của các khái niệm,
hiện tượng thì GV bổ sung, sửa chữa cho hồn chỉnh và trực tiếp chuyển chúng thành
những quan niệm vật lý.
Đối với những quan niệm sai lệch hoàn toàn với bản chất, khái niệm vật lý, GV
có thể đưa ra trước HS một trong những tình huống có vấn đề sau:
- Tình huống nghịch lý: Mâu thuẫn giữa lý thuyết với lý thuyết, mâu thuẫn giữa
lý thuyết với thực tiễn, giữa thực tiễn này với thực tiễn khác...
- Tình huống lựa chọn: HS đứng trước nhiều phương án giải quyết tối ưu.
- Tình huống bác bỏ: HS phải tìm lựa chúng để bác bỏ, phê phán một luận đề,
một luận điểm nào đó.
- Tình huống tại sao ?: Tình huống trong đó có những sự kiện, hiện tượng mà
với kiến thức, kinh nghiệm sẵn có HS chưa thể giải quyết được.

Vận dụng và phối hợp các PPDH nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức cho
HS, trong đó đặc biệt chú ý đến các PPDH tích cực như: PP nêu vấn đề, PP mơ hình,
PP tương tự, PP thực nghiệm, PPDH kiến tạo...
Tăng cường giờ thực hành, sử dụng các thí nghiệm tự tạo, nhất là những thí
nghiệm tự tạo đơn giản, rẻ tiền.


- 13 -

Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như: Máy vi tính kết hợp
với các phương tiện nghe nhìn hiện đại khác.
Tăng cường tính tự học, sáng tạo của HS, dạy học lấy HS làm trung tâm. Trong
giờ học, GV chỉ là người hướng dẫn, cịn HS mới chính là những người chủ động, tích
cực chiếm lĩnh tri thức.
2.1.3. Xây dựng tiến trình khắc phục những quan niệm sai lệch của học sinh
trong dạy học Vật lý
Tiến trình khắc phục những quan niệm sai lệch của học sinh trong dạy học được
trình bày như sau:
Tạo điều kiện tốt cho
giờ học diễn ra

Làm bộc lộ quan niệm
của học sinh

Làm cho học sinh thấy
được sự vô lý của các
quan niệm sai lệch

Đối chiếu với những
quan niệm của HS


Thảo luận để đi đến
kiến thức mới

Liên hệ thực tế và vận
dụng

2.1.4. Tạo điều kiện tốt cho giờ học diễn ra
Khơng khí DH là một điều kiện tâm lý của giờ học, nó có ảnh hưởng đáng kể
đến chất lượng của QTDH. Khơng khí DH là một điều kiện cần thiết và khơng thể
thiếu được để tiến hành QTDH có kết quả. Tạo ra một khơng khí DH tốt phụ thuộc rất
nhiều vào vai trò và năng lực sư phạm của người thầy.


- 14 -

Biện pháp:
- Tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho lớp học.
- Tạo ra và duy trì khơng khí lớp học.
- Chấm dứt khuynh hướng gia trưởng của GV: GV cần chân thành, cởi mở, vui
vẻ, khuyến khích, khơng nên độc đốn khi lên lớp.
- Khởi động tư duy và gây hứng thú học tập cho HS.
- Tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong lớp: giữa thầy và trò,
giữa trò và trị.
- Tạo ra sự tơn trọng và tin tưởng của HS đối với GV.
2.1.5. Làm bộc lộ quan niệm của học sinh
Quan niệm của học sinh được phát hiện thông qua các phiếu hỏi, các bài tập,
cách đặt vấn đề, cách tạo ra những tình huống có vấn đề của GV. Các quan niệm đó
cần được phân loại để:
- Quan niệm phù hợp thì tiếp tục phát triển.

- Quan niệm chưa thật đầy đủ, chưa thật chính xác thì cần bổ sung, sửa chữa.
- Quan niệm sai lệch thì cần loại bỏ.
Biện pháp:
- Tiếp tục duy trì khơng khí lớp học.
- Tạo tình huống có vấn đề để HS bộc lộ những quan niệm của mình.
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và phát biểu ý kiến của mình.
- Có những nhận xét, đánh giá HS đúng mức, chấp nhận những quan niệm ngây
ngô của HS.
2.1.6. Làm cho học sinh thấy được sự vô lý của các quan niệm sai lệch
Giáo viên chú ý khai thác sâu vào những chỗ mà HS hay sai lầm, làm cho HS
thấy được những quan niệm của mình là sai lệch đối với hiện tại.


- 15 -

Biện pháp:
- Tăng cường giờ dạy có sử dụng thí nghiệm, đặc biệt là những thí nghiệm tự
tạo đơn giản, rẻ tiền; các giờ dạy sử dụng các phương tiện nghe nhìn để giúp HS quan
sát trực tiếp các hiện tượng Vật lý diễn ra.
- Tăng cường đàm thoại và phát vấn.
2.1.7. Thảo luận để đi đến kiến thức mới
Khi HS thấy những quan niệm của mình là sai thì GV tổ chức thảo luận, bổ
sung và rút ra những kết luận chính xác nhất.
Biện pháp:
- GV phải có nghệ thuật sư phạm, biết dẫn dắt HS đi từ tình huống này đến tình
huống khác và đi vào vấn đề cụ thể một cách logic. Các tình huống, vấn đề đưa ra phải
vừa sức, không nên đưa ra những vấn đề q khó, khơng thể giải quyết được. Khi đó
HS sẽ cảm thấy chán nản, khơng muốn vượt qua nhưng chướng ngại đó và giờ học sẽ
rơi vào tình huống bế tắc.
- Tổ chức thảo luận, bổ sung và rút ra những kết luận chính xác.

- Giải thích rõ cho HS biết phạm vi ứng dụng của các định luật, ý nghĩa các đại
lượng, các công thức Vật lý.
- Để khẳng định sự đúng đắn của những kiến thức mới mà HS vừa lĩnh hội, GV
nên gợi ý để HS tự đưa ra những phương án thí nghiệm kiểm tra và tiến hành kiếm
chứng (nếu có).
2.1.8. Liên hệ thực tế và vận dụng
Đây là một bước quan trọng, giúp HS thực sự chuyển những kiến thức vừa mới
thu nhận được thành kiến thức của chính mình, khắc phục triệt để những quan niệm sai
lệch và hạn chế khả năng hồi phục của chúng trong tư duy HS. Ngoài ra cịn rèn luyện
cho HS thói quen thường xun vận dụng lý thuyết và thực tiễn.
Biện pháp:
- Liên hệ với thực tế thơng qua các ví dụ, thí nghiệm, những hiện tượng thực tế
xảy ra trong tự nhiên... nhằm giúp cho HS có cái nhìn thế giới tự nhiên dưới một quan
điểm vật lý thống nhất.


- 16 -

- Cho HS liên hệ kiến thức mới và kiến thức cũ nhằm kết nối kiến thức một
cách chặt chẽ.
- Liên hệ với các môn học khác, thông qua đó giáo dục tư tưởng và đạo đức cho
HS.
- Vận dụng các kiến thức vào việc giải bài tập, từ đó giúp HS rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo.
2.2. Một số quan niệm sai lệch của học sinh về kiến thức Vật lý
2.2.1. Những quan niệm sai lệch của học sinh trong phần Cơ học
- Quan niệm về lực:
+

Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.


+ Lực

và phản lực không cân bằng nhau.

+

Lực và vận tốc luôn đi đôi với nhau.

+

Lực hướng tâm là một loại lực trong tự nhiên, có bản chất khác hẳn với

các lực hấp dẫn, lực ma sát, lực đàn hồi.
+

Khơng có lực hấp dẫn giữa chúng ta và những vật xung quanh như bàn,

+

Đồng nhất hai khái niệm lực quán tính và lực quán tính li tâm.

ghế, tủ...

- Quan niệm thế năng chỉ phụ thuộc vào vị trí tương đối của vật so với mặt đất
chứ không phụ thuộc vào độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng.
- Quan niệm hướng của phản lực ln vng góc với mặt tiếp xúc.
- Quan niệm sự rơi của hai viên bi ở cùng một độ cao:
+ Viên


bi rơi thẳng thì sẽ rơi xuống đất nhanh hơn.

+ Viên

bi ném ngang rơi xuống đất sau vì phải đi quãng đường dài hơn.

- Quan niệm vật ném xuống có gia tốc lớn hơn vật được thả rơi tự do.
- Quan niệm vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- Quan niệm về lực ma sát:
+

Lực ma sát chỉ có khi vật chuyển động.


- 17 +

Lực ma sát ln ln có hại.

+

Lực ma sát phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc.

- Quan niệm về chuyển động:
+

Chuyển động có gia tốc: Lực phát động lớn hơn lực ma sát cản lại.

+

Chuyển động đều: Lực phát động lớn hơn lực ma sát


+ Dừng

lại: Lực phát động nhỏ hơn lực ma sát.

r
r
- Quan niệm biểu thức F12  F21 ( Định luật III Newtơn) tương đương biểu thức
r
r
F12  F21  0

- Đồng nhất hai khái niệm đường đi và độ dời.
- Quan niệm trọng lực và trọng lượng là một.
- Quan niệm về công của trọng lực phụ thuộc vào độ dài và dạng đường đi.
- Quan niệm KWh là đơn vị của công suất.
- Quan niệm về định luật Becnuli:
+ Khi

ta thổi luồng khí vào giữa hai tờ giấy thì hai tờ giấy tách ra hai bên.

2.2.2. Những quan niệm sai lệch của học sinh trong phần Nhiệt học
- Quan niệm nhiệt độ sôi của nước là 100 oC ở mọi điều kiện.
- Quan niệm sự sôi và sự bay hơi giống nhau.
- Quan niệm trong q trình sơi, nhiệt độ của chất lỏng tăng lên.
- Quan niệm chất lỏng dâng lên trong các ống hình trụ có đường kính khác nhau
là giống nhau khi ta nhúng chúng vào chậu chất lỏng.
- Quan niệm về sự biến dạng của vật rắn:
+


Vật rỗng ruột dễ uốn cong hơn vật đặc ruột.

2.2.3. Những quan niệm sai lệch của học sinh trong phần Điện học
- Quan niệm dịng điện tĩnh tại: Dịng điện ln có sẵn trong dây điện.
- Quan niệm muốn có dịng điện trong mạch thì phải có nguồn điện.
- Quan niệm về sự tiêu thụ dòng điện.


- 18 -

- Quan niệm khi nối dụng cụ điện với nguồn điện thì nguồn điện phải có suất
điện động bằng với hiệu điện thế định mức của dụng cụ đó, nếu khơng thì dụng cụ sẽ
bị hỏng.
- Quan niệm trong chân khơng và khơng khí khơng thể có dịng điện.
2.2.4. Những quan niệm sai lệch của học sinh trong phần Quang học
- Quan niệm ánh sáng truyền thẳng trong mọi môi trường.
- Quan niệm sự lan truyền ánh sáng giống như những vật thể trong chuyển động
cơ học, có ma sát, có tương tác, va chạm...
- Quan niệm nguồn âm thanh và nguồn sáng có vai trị quyết định đến vận tốc
lan truyền:
+ Ánh

chớp đi nhanh hơn ánh sáng một bóng đèn.

+

Ánh đèn pha ơtơ đi nhanh hơn ánh sáng một đèn dầu.

+


Âm thanh mạnh truyền nhanh hơn âm thanh yếu.

+ Âm

+

bổng truyền nhanh hơn âm trầm.

Siêu âm truyền nhanh hơn âm thanh bình thường.

- Quan niệm có tia nhìn, nghĩa là mắt nhìn thấy mọi vật là do mắt phát ra tia
chiếu vào vật.
- Quan niệm Mặt trăng khi mới mọc to hơn khi mọc đã lâu.
- Quan niệm những ngôi sao trên trời nhấp nháy (biết "chớp mắt").
- Chưa hiểu rõ ý nghĩa tường minh của nguồn sáng và vật sáng.
- Quan niệm về sự tạo ảnh qua gương phẳng:
+

Ảnh tạo bởi gương phẳng nằm trong gương (trong khoảng từ mặt trước

đến mặt sau của gương)
+

Ảnh nằm sau gương nhưng không xác định được ở đâu.


- 19 -

2.3. Tiến hành soạn thảo một số giáo án nhằm khắc phục những quan niệm
sai lệch của học sinh.

2.3.1. Giáo án 1 “HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. SUẤT ĐIỆN ĐỘNG
CẢM ỨNG (tiết 1)”.
Bài “Hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng.” là bài đầu tiên của
chương "Cảm ứng điện từ" thuộc chương trình Vật lý 11 Nâng cao. Trước khi học bài
này, HS thường có quan niệm rằng: Muốn trong vật dẫn có dịng điện thì phải nối hai
đầu vật dẫn với nguồn điện hoặc giữa hai đầu vật dẫn phải có một hiệu điện thế.
Để khắc phục quan niệm này, chúng tôi phối hợp sử dụng nhiều phương pháp,
trong đó phương pháp nêu vấn đề là chính.
Mục tiêu của bài:
- Kiến thức: Phát biểu được định nghĩa từ thông, ý nghĩa của từ thông, hiện
tượng cảm ứng điện từ, định luật Len-xơ.
- Kĩ năng: Giải thích một số hiện tượng trong thực tế, biết cách giải bài tập, biết
cách xác định chiều dòng điện cảm ứng.
Cấu trúc của bài này gồm 4 phần:
1. Thí nghiệm.
2. Khái niệm từ thơng.
3. Hiện tượng cảm ứng điện từ.
4. Chiều của dòng điện cảm ứng. Định luật Lenxơ.
Phần 2 và 4 dạy theo SGK. Chúng tôi chỉ xin trình bày phần 1 và 3 theo hướng
khắc phục quan niệm sai lệch của HS.
1. Tạo điều kiện tốt cho giờ học diễn ra
GV: Cơ có vịng dây A, muốn cho vịng dây này có dịng điện thì phải làm thế
nào?
HS: Phải nối hai đầu vòng dây với một nguồn điện.
GV: Nối vịng dây A với nguồn điện (Hình. 1).
A

A

G


K
Hình. 1

G

K
Hình. 2


- 20 -

Đóng khố K, HS quan sát thấy kim điện kế bị lệch => trong mạch có dịng
điện.
2. Làm bộc lộ quan niệm của HS
GV: Bây giờ cơ có mạch điện như (Hình.2) thì trong mạch có dịng điện khơng?
HS: Khẳng định là vịng dây A khơng thể có dịng điện.
GV: Cơ có thể tạo ra dịng điện trong vòng dây A bằng cách cho một nam châm
thẳng đi vào vịng dây được khơng?
HS: Khẳng định là khơng thể được.
3. Làm cho HS thấy được sự vô lý của các quan niệm sai lệch
GV: Làm thí nghiệm cho nam châm đi vào trong vòng dây, rồi đi ra xa vịng
dây.
Chiều dịch chuyển của NC
A

Chiều dịch chuyển của NC
A

G


G

K

K

Hình. 3

HS: Quan sát thấy kim điện kế bị lệch, chứng tỏ trong mạch có dịng điện. HS
hồn tồn bất ngờ.
GV: Tại sao trong vòng dây A xuất hiện dòng điện?
HS: Lúng túng.
HS: Do nam châm chuyển động so với vòng dây.
GV: Nếu bây giờ cho nam châm đứng yên thì trong vịng dây có dịng điện
khơng?
HS: Khẳng định là khơng.
GV: Tiếp tục làm thí nghiệm: cho nam châm đứng yên, dịch chuyển vòng dây.
HS: Quan sát thấy kim điện kế bị lệch, chứng tỏ trong mạch có dịng điện. HS
lại thấy bất ngờ.


- 21 Chiều dịch chuyển của vòng dây

Chiều dịch chuyển của vịng dây

A

A


G

G
Hình.4

GV: Vì sao trong mạch lại có dịng điện?
HS: Vì có sự chuyển động tương đối giữa nam châm và vòng dây.
GV: Nếu bây giờ cho nam châm và vịng dây đứng n thì trong vịng dây có
dịng điện khơng?
HS: Khẳng định là khơng.
GV: Làm thí nghiệm cho nam châm và dòng dây đứng yên nhưng làm thay đổi
hình dạng của vịng dây.

A

G

G
Làm thay đổi hình dạng của vịng dây
Hình.5

HS: Quan sát thí nghiệm, lại thấy kim điện kế bị lệch và lại bất ngờ.
GV: Vì sao trong vịng dây có dịng điện?
HS: Lúng túng.
4. Thảo luận để đi đến kiến thức mới
GV: Các em xem thử các thí nghiệm trên có điểm gì giống nhau?
HS: Lúng túng.
GV: Trong các thí nghiệm trên có sự hiện diện của từ trường không?



- 22 -

HS: Có sự hiện diện của từ trường.
GV: Xem xét các thí nghiệm trên, ta thấy từ thơng gởi qua vịng dây như thế
nào?
HS: Phân tích từng trường hợp và thấy từ thơng gởi qua vịng dây tăng hoặc
giảm.
GV: Như vậy do đâu trong vịng dây có dịng điện?
HS: Do từ thơng gởi qua vịng dây bị biến đổi.
GV: Rút ra kết luận: Khi từ thông gởi qua mạch kín bị biến thiên thì trong mạch
xuất hiện dịng điện.
GV: Để kiểm chứng thí nghiệm trên, ta có thể thay thế từ trường của nam châm
bằng từ trường của dòng điện chạy trong mạch điện nào mà chúng ta đã học?
HS: Dùng mạch điện có ống dây hoặc vịng dây.
HS: Lúng túng.
GV: Làm thế nào để không cần di chuyển vịng dây và mạch điện?
HS: Dùng khố K hoặc biến trở.

Hình 6
Sau đó GV cho HS thấy dịng điện này gọi là dòng điện cảm ứng điện từ rồi đưa
ra định luật cảm ứng điện từ.
Tiếp tục dạy các phần còn lại như SGK.
5. Liên hệ thực tế và vận dụng
Câu hỏi 1: Tại sao để phát hiện ra dịng điện cảm ứng trong dây dẫn kín, tốt
nhất là dùng cuộn dây mà không dùng dây dẫn thẳng?
Trả lời: Vì cuộn dây mới tạo thành mạch kín.


- 23 -


Câu hỏi 2: Có phải dịng điện cảm ứng luôn sinh ra từ trường ngược chiều với
từ trường ban đầu?
Trả lời: Khơng,vì chiều dịng điện cảm ứng cịn phụ thuộc vào từ thơng qua
mạch kín tăng hay giảm (định luật Len-xơ).
Câu hỏi 3: Cho biết ứng dụng thực tế của hiện tượng cảm ứng điện từ trong đời
sống và trong kỹ thuật?
Trả lời: Máy phát điện, đinamô…
2.3.2. Giáo án 2 “ĐỊNH LUẬT I NEWTON”
Bài “Định luật I Newton” là bài thứ hai của chương "Động lực học chất điểm.
Các lực trong cơ học" thuộc chương trình Vật lý 10 Nâng cao. Trước khi học bài này,
HS thường quan niệm: Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Để khắc phục quan niệm này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp, trong đó
phương pháp nêu vấn đề là chủ yếu.
Mục tiêu của bài:
- Kiến thức: Phát biểu được nội dung và ý nghĩa định luật I Newton.
- Kĩ năng: Vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng vật lý. Biết đề
phịng những tác hại có thể có của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phịng
tránh tại nạn giao thơng.
Cấu trúc của bài gồm 4 phần:
1. Quan niệm của Aristơt
2. Thí nghiệm Galilê
3. Định luật I Newton
4. Ý nghĩa của định luật I Newton.
Phần 4 trình bày như SGK. Chúng tơi chỉ trình bày phần 1, 2, 3 theo hướng
khắc phục quan niệm sai lầm của HS.
1. Tạo điều kiện tốt cho giờ học diễn ra
GV: Trong thực tế đời sống, nếu ta kéo một chiếc xe kéo thì nó chuyển động,
ngừng kéo thì xe lăn một ít rồi dừng lại. Bây giờ cơ có một quyển sách đặt trên bàn.



- 24 -

Nếu lấy tay tác dụng vào quyển sách, quyển sách sẽ chuyển động. Nếu tay không tác
dụng vào sách, sách khơng chuyển động.
GV: Một vật có thể tự nó duy trì chuyển động khơng?
HS: Khơng.
GV: Để duy trì chuyển động thì nó cần có điều gì?
HS: Cần phải có một vật khác tác dụng vào nó, hay nói cách khác là có lực tác
dụng.
2. Làm bộc lộ quan niệm của HS
GV: Thay quyển sách bằng viên bi. Để viên bi trên mặt phẳng nằm ngang, lấy
tay đẩy nhẹ. Nhận xét chuyển động của bi khi tay thôi tác dụng?
HS: Bi chuyển động thêm một đoạn ngắn nữa rồi dừng lại.
3. Làm cho HS thấy sự vô lý của các quan niệm sai lệch
GV: Vì sao bi khơng dừng lại ngay?
HS: Lúng túng.
GV: Bây giờ để viên bi trên hai máng nghiêng rất trơn và nhẵn, lấy tay đẩy nhẹ
bi. Nhận xét gì sau khi tay đã ngừng tác dụng vào bi?
HS: Bi vẫn tiếp tục chuyển động trên máng nghiêng 1 và 2.
GV: Hạ thấp góc nghiêng  ở máng 2, ta nhận xét gì về chuyển động của bi?
HS: Bi tiếp tục chuyển động thêm một đoạn dài hơn.

4. Thảo luận để đi đến kiến thức mới.
GV: Vậy nếu như máng 2 rất trơn và nhẵn, nằm ngang (góc  = 0 ) thì chuyển
động của viên bi như thế nào?
HS: Lúng túng


- 25 -


HS: Viên bi sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
GV: Như vậy nếu loại trừ các tác dụng cơ học lên vật, ban đầu vật đứng yên thì
vật sẽ đứng yên. Vật sẽ chuyển động đều mãi mãi nếu ban đầu vật chuyển động (nếu
mặt phẳng khơng có ma sát).
GV: Khái quát các kết quả và phát biểu định luật I Newton: Nếu một vật không
chịu tác dụng của các vật khác thì nó giữ ngun trạng thái đứng yên hoặc chuyển
động thẳng đều.
Tiếp tục dạy các phần còn lại như SGK.
5. Liên hệ thực tế và vận dụng
Câu hỏi 1: Rất nhiều tai nạn giao thơng có ngun nhân vật lý là qn tính. Em
hãy tìm một số ví dụ về điều đó và nêu cách phịng tránh tai nạn trong những trường
hợp như thế.
Trả lời: Nhiều HS đi xe đạp, khi rẽ khơng nhìn xem có xe đằng sau vượt lên
không, nếu rẽ trước mũi một ô tô đang lao tới thì rất dễ xảy ra tai nạn, vì ơ tơ có qn
tính lớn, khơng thể dừng lại tức thời để tránh HS đó được. Biện pháp phòng tránh:
Trước khi rẽ phải xin đường và quan sát cẩn thận phía sau. Hoặc khi đèo nhau trên xe
máy, nếu hãm đột ngột, có thể làm cho người ngồi sau ngã về trước. Vì vậy, người
ngồi sau cần chú ý ngồi thẳng, không nghiêng người sang hai bên [8].
Câu hỏi 2: Tại sao một vận động viên muốn đạt thành tích cao về mơn nhảy xa
thì lại phải luyện tập chạy nhanh?
Trả lời: Để nhảy được xa, vận động viên cần đạt được một vận tốc lớn khi dậm
nhảy. Nhưng cơ thể vận động viên có qn tính, nên không thể tức thời đạt được vận
tốc lớn, mà cần có một giai đoạn lấy đà. Vận động viên phải luyện tập chạy nhanh để
đạt được một vận tốc lớn khi dậm nhảy [8].
Câu hỏi 3: Một vật đang chuyển động nếu tất cả các lực tác dụng lên nó đều
mất đi thì chuyển động của vật sau đó sẽ như thế nào?
Trả lời: Theo định luật I Newton, nếu tất cả các lực tác dụng lên vật bằng 0 thì
vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. Do đó, khi vật
đang chuyển động nếu tất cả các lực tác dụng lên nó đều mất đi thì vật sẽ chuyển động
thẳng đều.



×