Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Nâng cao chất lượng dạy học vật lí nhờ việc phát hiện, xử lí quan niệm sai lầm của học sinh thể hiện qua chương các định luật bảo toàn vật lí lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.29 KB, 64 trang )

1

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học Vinh
===== =====

nâng cao chất lợng dạy học vật lí
nhờ việc phát hiƯn - xư lý quan niƯm sai lÇm
cđa häc sinh
(ThĨ hiện qua chơng Các định luật bảo toàn
Vật l lớp 10) lớp 10)

Luận văn cử nhân s phạm
Chuyên ngành: Phơng pháp giảng dạy Vật lí

Cán bộ hớng
dẫn
Sinh viên thực
hiện
Lớp

:
:

PGS.TS. Nguyễn Quang
Lạc
Ngô Thị Phơng Điệp

:

46A - Vật lớ



Vinh - 2009
MC LC
M đầu.........................................................................................................4
1.

Lí do chọn đề tài............................................................................4

2.

Mục đích chọn đề tài.....................................................................5

3.

Đối tượng nghiên cứu....................................................................5

4.

Giả thuyết khoa học.......................................................................5

5.

Nhiệm vụ của đề tài.......................................................................5

6.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................6


7.


2
Cấu trúc luận văn...........................................................................6

Nội dung.......................................................................................................7
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài..................................7
1.1.

Cơ sở lí luận....................................................................................7

1.1.1. Quan niệm của HS đối với chất lượng dạy học.............................7
1.1.1.1. Quan niệm...................................................................................7
1.1.1.2. Quan niệm của HS......................................................................7
1.1.1.3. Ảnh hưởng của quan niệm HS đến chất lượng dạy học..............8
1.1.2. Khai thác những quan niệm của HS trong dạy học vật lí...............9
1.2.

Cơ sở thực tiễn................................................................................9

1.3.

Đề xuất biện pháp phát hiện, xử lí những quan niệm sai lầm
của HS............................................................................................10

1.3.1. Biện pháp chung.............................................................................10
1.3.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho giờ học diễn ra.................................10
1.3.1.2. Phát hiện quan niệm của HS........................................................11
1.3.1.3. Làm cho HS thấy được sự vô lí của các quan niệm sai lệch và
hướng dẫn cho các em tìm kiến thức mới.....................................12
1.3.1.4. Tạo điều kiện cho HS tự HĐ để đến với kiến thức mới...............13

1.3.1.5. Liên hệ vận dụng. ........................................................................14
1.3.2. Giải pháp của đề tài.........................................................................15
1.4.

Kết luận chương 1...........................................................................15

Chương 2: Phát hiện và xử lí những quan niệm sai lầm của HS trong
dạy học vật lí chương “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN”- vật lí lớp 10,
nhờ việc sư dơng BTVL..........................................................................17
2.1. BTVL................................................................................................17
2.1.1. Vai trị, chức năng của BTVL........................................................17
2.1.2. Tác dụng của BTVL trong việc phát hiện và xử lí quan niệm sai lầm
của HS...........................................................................................20


2.2.

3
Vai trị, ý nghĩa của các định luật bảo tồn trong chơng trình vật lớ ph
thụng.................................................................................................22

2.3. Cỏc nh lut bo ton trong chơng trình vật lí 10 cơ bản...............23
2.3.1. Định luật bảo toàn động lợng...........................................................23
2.3.2. Định luật bảo toàn cơ năng...............................................................23
2.4. Những sai lầm phổ biến của HS khi vận dụng kiến thức về các
định luật bảo toàn..............................................................................23
2.4.1. Một số sai lầm khi xác định hệ kín...................................................23
2.4.2. Một số sai lầm khi sử dụng định luật bảo toàn động lợng................26
2.4.3. Một số sai lầm khi xác định thế năng...............................................33
2.4.4. Một số sai lầm khi giải bài tập về công............................................34

2.4.5. Một số sai lầm khi giải bài tập về động năng...................................38
2.4.6. Một số sai lầm khi vận dụng định luật bảo toàn cơ năng
và bảo toàn năng lợng.......................................................................40
2.4.7. Một số sai lầm khi giải các bài tập về va chạm................................42
2.5.

Thc trng của việc khai thác các quan niệm HS trong dạy học
chương “Các định luật bảo toàn” vËt lÝ 10 bằng việc sử dụng
BTVL................................................................................................44

2.6.

Kết luận chương 2............................................................................46

Chương 3: Soạn thảo tiến trình dạy học của một số bài, mục
trong chương “Các định luật bảo tồn” - vật lí 10 cơ bản, theo định
hướng của đề tài.....................................................................................47
3.1. Giáo án số 1......................................................................................47
3.2. Giáo án số 2......................................................................................52
3.3. Giáo án số 3......................................................................................56
3.4. NhËn xÐt vÒ việc phát hiện và khắc phục quan niệm của HS............60
3.5. Kết luận chơng 3...............................................................................61
Kt lun........................................................................................................63
Tài liệu tham khảo......................................................................................65


4


5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới, và loài người
đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học cơng nghệ. Sự nghiệp
cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đÊt nước là nhiệm vụ đang được đặt lên hàng
đầu. Trước tình hình đó xã hội đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với
con người xã hội chủ nghĩa. Đó phải là những người lao động có phẩm chất
đạo đức tốt, có tri thức khoa học, biết vận dụng kĩ thuật vào công cuộc xây
dựng và phát triển đÊt nước ngày càng giàu mạnh. Chính vì vậy mà sự nghiệp
giáo dục của nước ta đã, đang và sẽ được nhà nước ta xem như quốc sách
hàng đầu.
Vật lí là cơ sở của nhiều ngành khoa học kĩ thuật. Những ứng dụng của
nó là vơ cùng to lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực hiện đại. Nó cịn là một
phương tiện quan trọng để con người chinh phục vũ trụ, khám phá thế giới.
Nhận thức được tầm quan trọng của khoa học vật lÝ, yêu cầu cấp bách
của xã hội, những con người đóng vai trò là nhà giáo dục cần đưa thế hệ trẻ
đến với khoa học vật lÝ bằng cả sự say mê đến từng bạn trẻ, từng HS của
mình.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, việc học vật lÝ ở trường THPT chưa thực
sự có chất lượng hoặc chất lượng chưa cao. Một trong những nguyên nhân
của tình trạng này là do trong q trình học vật lÝ các em vẫn cịn mang trong
mình những quan niệm, những hiểu biết sai lầm. Vì vậy, để nâng cao chất
lượng dạy học môn vật lÝ một trong những công việc mà nhà giáo dục cần
phải làm đó là tìm ra những biện pháp để phát hiện, xử lý những quan niệm
của HS.


6
Từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài này, hi vọng các biện pháp

mà đề tài đưa ra sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lÝ ở trường
THPT.
2. Mục đích của đề tài
§Ị xt một số bin phỏp khi sử dụng bài tập để phát hiện, xử lý những
quan niệm của HS góp phần nõng cao cht lng dy hc phần Các định luật
bảo toàn vt lớ 10 ban cơ bản nói riêng và d¹y häc vËt lÝ ở trường THPT nãi
chung.
3. Đối tượng nghiờn cu
- Vai trò, chức năng của BTVL trong dạy häc.
- C¸c quan niƯm cđa HS khi häc vËt lÝ ë trêng THPT.
- Nội dung chương “ Các định luật bảo tồn ” vật lí lớp 10 cơ bản.
- Ph¬ng pháp dạy học chơng Các định luật bảo toàn khi cã sù ph¸t
hiƯn, xư lÝ quan niƯm cđa HS.
- Vai trũ chc nng ca BTVL đối với việc phát hiƯn vµ xư lÝ quan niƯm
cđa HS trong dạy học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu biết cách sử dụng, khai thác vai trò, chức năng của BTVL như một
phương tiện giúp chúng ta phát hiện và xử lý quan niệm của HS thì có thể góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn vËt lÝ ë trêng THPT.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hưởng của quan niệm HS đối với chất lượng dạy học
vật lí.
- Nghiên cứu tác dụng của BTVL.
- Đề xuất biện pháp để phát hiện, xử lý quan niệm của HS bằng việc sử
dụng BTVL.
- Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài, mục trong chương “Các định
luật bảo tồn” vật lí lớp 10 cơ bản theo định hướng của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu



7
- Nghiên cứu lí luận: tâm lý học, giáo dục học, tâm lý sư phạm, lý luận
dạy học,…
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Tổng kết kinh nghiệm bản thân, tham khảo ý kiến thầy cô, bạn bè để
phát hiện những quan niệm của HS vµ có biện pháp xử lý thích hợp.
+ Xây dựng tiến trình dạy học một số bài, mơc trong chương “ Các định
luật bảo tồn ” lớp 10 cơ bản theo hướng của đề tài.
7. Cấu trúc luận văn:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung.
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
+ Chương 2: Phát hiện và xử lý những quan niệm của HS trong dạy học
vật lí chương “Các định luật bảo toàn” lớp 10 cơ bản nhờ việc sử dụng
BTVL.
+ Chương 3: Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài trong chương “Các
định luật bảo tồn” vật lí 10 cơ bản theo định hướng của đề tài.
- Phần kết luận

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


8
1.1.

Cơ sở lý luận:

1.1.1. Quan niệm của HS đối với chất lượng dạy học

1.1.1.1. Quan niệm
Quan niệm là sự hiểu biết có được của con người về các sự vật hiện
tượng và các quá trình trong thế giới tự nhiên và trong xã hội thông qua cuộc
sống và lao động sản xuất hàng ngày. Những quan niệm này tiềm ẩn trong bộ
não và được tái hiện khi bị kích thích hay có nhu cầu bộc lộ. Quan niệm có
tính cá biệt rất cao. Mỗi người sẽ có một cách hiểu, cách nhìn nhận riêng,
dưới những góc độ riêng đối với cùng một sự vật, một hiện tượng hay một
quá trình. Quan niệm của cá nhân thường mang tính chủ quan, tự phát nên
thường thiếu khách quan và thiếu khoa học. Đối với HS người ta gọi đó là
quan niệm của HS (để phân biệt với quan niệm khoa học). Những quan niệm
của HS mà không phản ánh đúng bản chất sự vật, hiện tượng vật lí thì được
gọi là các quan niệm sai lầm của HS.
1.1.1.2. Quan niệm của HS
Quan niệm của HS là những hiểu biết của họ về những sự vật hiện
tượng, quá trình của tự nhiên và xã hội nói chung, của vật lÝ nói riêng mà các
em đã có được thơng qua sinh hoạt và đời sống thường ngày trước khi họ
được nghiên cứu trong giờ học.
Như vậy, HS luôn mang theo những quan niệm đời thường đến trường
khi học vật lí. Những quan niệm này là khác nhau đối với những HS khác
nhau.
Những quan niệm này có nguồn gốc rất phong phú, đa dạng: qua kinh
nghiệm sống hàng ngày, qua HĐ thực tiễn, xuất phát từ ngôn ngữ cuộc sống,
… và qua cả những giờ học trước.
Cũng như quan niệm nói chung, quan niệm của HS cũng mang tính bảo
thủ, cố hữu và mang tính cá biệt cao. Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng phần
lớn những quan niệm đó là chưa phản ánh đúng hoặc phản ánh một cách sai


9
lệch bản chất của các sự vật hiện tượng hay một q trình vật lÝ. Tuy nhiên

cũng có những quan niệm khơng sai lệch nhưng chưa hồn chỉnh hoặc chưa
thật chính xác với bản chất khoa học. Chúng ta phải đi xem xét, nghiên cứu
ảnh hưởng của những quan niệm đó đến q trình dạy học như thế nào để có
biện pháp xử lý thích hợp.
1.1.1.3. Ảnh hưởng của quan niệm HS đến quá trình dạy học
Chúng ta đã biết vật lÝ học là bộ môn mà đối tượng nghiên cứu của nó
gắn liền chặt chẽ với các sự kiện trong đời sống hàng ngày của HS. Đặc điểm
này đã cho thấy tại sao HS chúng ta thường có những quan niệm phong phú
về các hiện tượng, các quá trình vật lÝ. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho GV có
thể khai thác những quan niệm phù hợp víi tri thøc khoa häc phục vụ cho
việc dạy học của mình. Mặt khác, những quan niệm sai lệch của HS về các
hiện tượng, quá trình vật lÝ sẽ được nghiên cứu trong giờ học thường gây khó
khăn cho các em trong q trình nhận thức. Bởi đặc điểm của nó là cố hữu,
bảo thủ và đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các em. Đó chính là những trở ngại
trong dạy học vật lÝ ở trường THPT. Bởi vậy, nếu không có biện pháp khắc
phục, giúp các em tự xóa bỏ đi những quan niệm sai lầm thì những kiến thức
mà các em thu nhận được trong giờ học sẽ trở nên méo mó, sai lệch với bản
chất vật lÝ. Kết quả là dần dần trong cấu trúc tư duy của HS sẽ hình thành và
tồn tại những hiểu biết sai lệch và bằng những hiểu biết này các em sẽ nhìn
nhận, giải thích các sự kiện, hiện tượng và q trình theo cách riêng của mình.
Đến một lúc nào đó, các em nhận được câu trả lời từ chính sự vật, hiện tượng,
kết quả của q trình (nó trái ngược với cách nhìn nhận của các em) thì các
em sẽ cảm thấy hoang mang, nghi ngờ những gì mình đã được học. Từ đó lại
dẫn đến việc các em sẽ mất đi niềm tin vào chính mình, mất đi niềm tin vào
khoa học vật lÝ. Đó là một hậu quả vơ cùng tai hại nếu ta khơng có biện pháp
xử lý, khắc phục kịp thời.
1.1.2. Khai thác những quan niệm HS trong dạy học vật lÝ


10

Một người GV giỏi chuyên môn đã đành, để thành cơng trên con đường
giảng dạy cịn phải nắm và biết khai thác những quan niệm của HS. Trước khi
cung cấp kiến thức mới cho các em, người GV cần biết được các em đã có
những hiểu biết gì về vấn đề đó và những hiểu biết đó như thế nào? Sai, đúng
hay chưa đúng?
Từ những phân tích ở trên, ta thấy rằng, trong q trình dạy học người
GV khơng được chồng chất kiến thức mới lên những quan niệm các em đã có,
mà phải biết cách tận dụng, phát huy những quan niệm đúng; bổ sung, chuẩn
hóa lại những quan niệm chưa đúng, chưa thật chính xác; đồng thời phải có
biện pháp để đưa những quan niệm sai lệch ra khỏi nhận thức và nếp nghĩ của
các em.
1.2.

Cơ sở thực tiễn
Thực trạng cho thấy, trong các tiết học vật lÝ ở các trường THPT việc

khai thác các quan niệm của HS trong dạy học là chưa thực sự được quan tâm
chú ý. Vấn đề này có thể có nhiều nguyên nhân: Sự bó hẹp của thời gian,
lượng kiến thức trong một tiết học khá nhiều, bản thân người GV chưa quan
tâm, chú ý, chưa biết cách tận dụng, khai thác những phương tiện dạy học để
thực hiện điều đó… Kết quả là chất lượng dạy học vật lÝ ở các trường THPT
là chưa cao. Điều này thể hiện rất rõ ở số lượng HS u thích mơn vật lÝ, kết
quả học tập môn vật lÝ của các em trong các bi thi, bi kim tracòn thấp so
với các môn học kh¸c.
1.3.

Đề xuất biện pháp phát hiện, xử lý những quan niệm của HS

1.3.1. Biện pháp chung
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học, cơ sở lí luận và thực tiễn

về quan niệm của HS, căn cứ vào nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
và phương tiện dạy học vật lÝ ở trường phổ thông hiện nay, một số nhà giáo
dục đà xut mt s biện pháp phát hiện và xử lý quan niệm của HS trong
quá trình dạy học vật lÝ:


11
1.3.1.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho giờ học diễn ra
Tạo những điều kiện tâm lý thuận lợi cho giờ học diễn ra là tiền đề cho
tiến trình dạy học được triển khai một cách có hiệu quả. Thơng thường trong
lớp học, người GV là người quyết định mọi vấn đề, do đó dễ tạo ra khơng khí
nặng nề, căng thẳng trong giờ học, tạo ra khoảng cách giữa GV và HS. Điều
đó dẫn đến sự thiếu hợp tác giữa thầy và trị trong dạy học. Khơng khí căng
thẳng sẽ làm cho tư duy của HS bị ức chế bởi những lo sợ khơng đáng có. Tất
cả những điều đó sẽ làm giảm hứng thú học tập, năng lực nhận thức, năng lực
tư duy sáng tạo của HS. Bởi vậy, trước hết người GV phải bằng những hiểu
biết và kinh nghiệm sư phạm của mình để tạo ra một mơi trường thuận lợi,
khơng khí thoải mái cho giờ học diễn ra, cụ thể:
- Người GV có thể xóa đi khoảng cách giữa thầy và trò bằng sự cởi mở,
chân thành và thân thiện đối với HS. Trong giờ học cần sự nghiêm túc nhưng
khơng có nghĩa là lúc nào cũng cần cứng nhắc, đôi khi cần một chút khôi hài
(trong khn khổ cho phép) làm xóa tan khơng khí mệt nhọc, căng thẳng,
thay vào đó là một khơng khí vui tươi làm cho các em có hứng thú và u
thích mơn học hơn.
- Biết cách động viên, khích lệ nhiệt tình các em trong học tập.
- Tạo cho HS niềm tin, sự yêu mến và tôn trọng thầy cô giáo…
1.3.1.2. Phát hiện quan niệm của HS
Chúng ta đã biết HS khi đến lớp đã có sẵn những quan niệm về các
hiện tượng và các quá trình vật lÝ được nghiên cứu trong giờ học. Vì vậy GV
cần phải khai thác được các quan niệm đó trong q trình dạy học. Muốn vậy,

trước hết cần phải có biện pháp để có thể phát hiện những quan niệm đó, phải
biết HS của mình có những quan niệm như thế nào về các hiện tượng, các quá
trình vật lÝ sắp được nghiên cứu trong giờ học, làm cơ sở cho việc đề xuất các
giải pháp sư phạm nhằm khắc sâu những quan niệm phù hợp, bổ sung những
quan niệm chưa đầy đủ và khắc phục những quan niệm sai lệch của HS.


12
Tuy nhiên việc phát hiện ra các quan niệm của HS không phải lúc nào
cũng đơn giản, thuận lợi, bởi HS thường nhút nhát khi nói lên quan điểm của
mình do nhiều nguyên nhân, có thể là do thiếu tự tin, do bản tính, khơng
quen, hay cũng có thể là do sợ hãi,… Chính vì vậy, để phát hiện ra những
quan niệm của HS người GV phải dùng đến tài nghệ sư phạm của mình một
cách phù hợp, khéo léo để có thể đạt được mục đích của mình, cụ thể:
- Tạo mơi trường sư phạm thích hợp, khơng khí chân thành, thân thiện
(như đã phân tích ở trên) là điều kiện thuận lợi để HS tự bộc lộ quan niệm của
mình một cách tự nhiên.
- Thơng qua các bài tập, chuyện kể, phim ảnh, các thí nghiệm hợp lí
nhằm đặt HS đối diện với những tình huống học tập để các em tự bộc lộ quan
niệm của mình. Tốt nhất là đưa HS vào tình huống học tập dưới dạng tình
huống có vấn đề.
- Phương pháp đánh giá có thể khuyến khích hoặc ức chế tư duy của HS,
khuyến khích hoặc hạn chế việc tự bộc lộ quan niệm của HS. Điều này ta rất
hay gặp trong các giờ học nói chung và giờ học vật lÝ nói riêng. Thường thì
người thầy giáo chỉ quan tâm đến những ý kiến đúng mà gạt qua những ý kiến
mà được coi là “ngây ngô”. Điều này là rất sai lầm, không chỉ riêng việc
người thầy sẽ không phát hiện và khai thác được các quan niệm của HS mà
còn làm cho HS khơng dám tự bộc lộ quan điểm của mình. Bởi vậy, người
GV phải biết lắng nghe, chịu đựng trước những ý kiến của HS, biết cách nhận
xét và đánh giá nhằm khuyến khích hứng thú và nhiệt t×nh học tập của HS.

- Cho HS làm các bài kiểm tra về nhà, trình bày cách hiểu của mình về
một vấn đề một vấn đề nào đó (nếu có thể).
- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về một đề tài vật lÝ nào đó. Qua
tranh luận, các em sẽ phải tự bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề được nói
đến, đồng thời họ sẽ phải đưa ra những lập luận, chứng cứ của mình để bảo vệ


13
quan điểm của mình. Qua đó GV sẽ dễ dàng phát hiện được những quan niệm
của HS.
1.3.1.3. Làm cho HS thấy được sự vơ lí của các quan niệm sai lệch và
hướng dẫn cho các em tìm kiếm kiến thức mới
Sau khi phát hiện được các quan niệm của HS, làm sao để HS có thể tự
xóa bỏ được những quan niệm sai lầm của mình?
Để làm được điều đó, trước hết người thầy giáo phải khai thác sâu, tìm
nguyên nhân chỗ sai của các em. Qua đó giúp các em nhận ra rằng quan niệm
của mình về những gì sắp được nghiên cứu hoàn toàn trái ngược với tri thức
khoa học. Từ đó tạo ra trong tư duy của các em sự xung đột tâm lý giữa quan
niệm cũ và kiến thức mới, giữa những điều các em đang nghĩ với thực tế đang
diễn ra. Kết quả là các em rơi vào trạng thái ngạc nhiên và lúc này tính tị mị
vốn rất nhạy cảm đối với tuổi HS đã được kích thích, thơi thúc các em đi tìm
câu giải đáp. Đó chính là tiền đề để hình thành động cơ và hứng thú học tập
của HS, là nhân tố phát huy tính tích cực, tự giác và sáng tạo của các em trong
học tập. Các em sẽ không ngại khó khăn, thậm chí sẽ hăng hái đi tìm kiếm
câu trả lời cho thắc mắc của mình. Qua sự tự vận động đó các em thu nhận
được kiến thức mới tức là tư duy của các em được phát triển. Vì thế kiến thức
mới các em có được (dưới sự hướng dẫn của GV nếu cần) hoàn toàn là do sự
nỗ lực, tự giác của bản thân, mà không phải do ép buộc, miễn cưỡng. Từ đó
các quan niệm sai lệch của HS cũng dần được khắc phục một cách triệt để. Cụ
thể:

- Bằng thí nghiệm, bằng câu hỏi gắn với thực tế, bằng những tình
huống có vấn đề, GV cho HS nắm được các hiện tượng và các q trình vật lí.
Qua đó chỉ cho HS thấy được sự vơ lí trong các quan niệm sai lệch của HS
một cách thuyết phục, từ đó dẫn dắt các em đi tìm kiến thức mới. Bởi những
gì các em thấy các em mới tin, nhất là những điều trái ngược với quan niệm
sẵn có của các em.


14
- Logic bµi học cũng cần phải được chú ý khi giảng dạy, nhằm giúp HS
theo dõi bài học một cách dễ dàng và những kết luận rút ra hợp logic sẽ dễ
thuyết phục. Bởi vậy người GV cần xây dựng logic dạy học một cách chặt chẽ
và hợp lí.
- Tăng cường sử dụng hệ thống câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi nªu
vấn đề nhằm kích thích tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS.
Hiện nay, trong q trình dạy học, các biện pháp theo hướng tích cc
húa hoạt động ca HS nh trờn ó v ang bước đầu được áp dụng mang lại
kết quả khả quan. Tuy nhiên, phần lớn ta vẫn thường thấy trong các tiết học
vật lÝ ở trường phổ thơng vẫn cịn tình trạng: trò sai, thầy sửa kết hợp với
những chú ý “suông”. Biện pháp này sẽ không đem lại kết quả cao trong dạy
học (xét về cả mặt lí luận và thực tiễn). Tốt nhất hãy hướng dẫn các em để các
em tự nhận ra sai lầm đồng thời cũng tự mình khắc phục những sai lầm đó.
1.3.1.4. Tạo điều kiện cho HS tự HĐ để đến với kiến thức mới
Sau khi các em đã gạt bỏ được những quan niệm sai lầm của mình thì
sẽ có một “khoảng trống” cần được bổ sung. Người GV cần phải tạo điều kiện
để kiến thức khoa học mới lấp vào “khoảng trống” đó. Có nhiều cách để làm
việc này, nhưng tốt nhất (như đã phân tích ở trên) thì nên cho HS tự HĐ (dưới
sự hướng dẫn, định hướng của GV). Những kiến thức mà các em tự chiếm
lĩnh được sẽ có sức bền, sâu sắc hơn so với việc GV cung cấp kiến thức cho
họ.

Trong quá trình xây dựng kiến thức mới bằng việc thảo luận thì câu trả
lời của những thắc mắc chính là những kiến thức mới HS cần thu nhận. Để có
kết luận hồn chỉnh, GV cần bổ sung, điều chỉnh những chỗ chưa chính xác
và chỉ ra cho HS những kiến thức cần lĩnh hội. Cụ thể:
- Đàm thoại với HS: Để đạt được mục đích vừa nêu trên, GV cần chuẩn
bị một hệ thống câu hỏi, chú ý đến các câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi phụ, câu
hỏi gợi ý,… Vai trị của nó khơng phải là ở chỗ giúp HS trả lời hoặc giải bài


15
tập mà ở chỗ luyện cho các em cách suy nghĩ, cách phân tích tỉng hợp kiến
thức để giải quyết vấn đề. Cho nên cần coi trọng gợi ý và gợi ý sao cho khéo,
có tác dụng gợi mở thực sự.
- Tiếp đó, GV phải giải thích ý nghĩa của các thuật ngữ, các ghi chú,
thuật ngữ chun mơn có liên quan đến kiến thức.
- Cuối cùng là nêu rõ ý nghĩa các đại lượng, các hằng số vật lí, cũng như
mối tương quan giữa các đại lượng có mặt trong công thức, phạm vi ứng dụng
của định luật, … vừa được nghiên cứu.
1.3.1.5. Liên hệ vận dụng
Đây là bước rất quan trọng, nó giúp HS chun những kiến thức thu
nhận được thành vốn kiến thức của mình nhằm khắc phục triệt để những quan
niệm sai lệch, hạn chế khả năng phục hồi của các quan niệm sai lệch trong tư
duy HS. Ngồi ra, nó cịn góp phần rèn luyện cho HS kỹ năng và thói quen
thường xun vận dơng lý thuyết vào thực tiễn, thực hiện “học đi đôi với
hành”. Cụ thể:
- Liên hệ với thực tế nhằm giúp HS có cái nhìn về thế giới tự nhiên
dưới một quan điểm vật lí thống nhất.
- Trong giờ học GV có thể đặt thêm các câu hỏi về lĩnh vực kinh tế, xã
hội, đạo đức,…. nếu bài học cho phép.
- Cho HS liên hệ kiến thức mới với kiến thức đã học nhằm nối kết kiến

thức thành một khối chặt chẽ (có thể thơng qua việc làm bài tập, thí nghiệm,
…).
1.3.2. Giải pháp của đề tài
Nói chung, tùy điều kiện, tùy từng đối tượng HS mà người GV chän ra
mét hc mét sè phương tiện, biện pháp thích hợp để đạt được mục đích của
mình một cách có hiệu quả nhất.
Dựa vào vai trò, chức năng của BTVL, dựa vào logic đã nêu ở phần
biện pháp chung, đề tài này đưa ra giải pháp: Sử dụng BTVL vào việc phát


16
hiện và xử lí quan niệm của HS. Do điều kiện thời gian có nhiều hạn chế,
trong đề tài này em xin được cụ thể hóa giải pháp này cho chương “Các định
luật bảo tồn” vật lí lớp 10 cơ bản.
1.4. Kết luận chương 1
Trong chương này đề tài đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn
của sự ảnh hưởng và tác động từ các quan niệm HS đến q trình dạy học,
trong đó chú ý nhiều hơn đến các quan niệm sai lầm. Từ đó đề ra các hướng,
các biện pháp chung nhằm khai thác, phát hiện và xử lí các quan niệm của HS
một cách chi tiết theo logic:
- Tạo khơng khí sư phạm cởi mở và tạo điều kiện thuận lợi cho giờ học
diễn ra thoải mái. Từ đó kích thích HS bộc lộ quan niệm của họ một cách sôi
nổi, tự nhiên.
- Làm cho HS thấy được sự vơ lí của các quan niệm sai lệch và hướng
dẫn các em đi tìm kiến thức mới.
- Tạo điều kiện cho HS tự vận động để đi đến kiến thức mới.
- Liên hệ vận dụng.
Dựa trên logic này, đề tài cũng đã đề xuất ra phương án sử dụng BTVL
vào việc phát hiện, xử lí quan niệm của HS nói chung và quan niệm sai lầm
của HS nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ

thơng.


17


18
CHƯƠNG 2
PHÁT HIỆN VÀ XỬ LÍ NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM CỦA HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
LỚP 10 CƠ BẢN NHỜ VIỆC SỬ DỤNG BTVL
2.1. BTVL
2.1.1. Vai trò, chức năng của BTVL
BTVL là một trong những phương tiện dạy học vật lÝ rất quan trọng.
Thời gian dành cho việc sử dụng loại phương tiện này chiếm một tỷ trọng lớn
so với tồn bộ chương trình. Nhiều tài liệu lí luận dạy học vật lÝ coi BTVL là
một trong những phương tiện thực hành. Có tài liệu coi BTVL như là một
phương pháp dạy học vật lÝ. Đề tài này đề cập đến BTVL với sự kết hợp cả
hai cách hiểu trên.
BTVL được hiểu là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi được giải quyết nhờ
vận dụng những suy luận logic, những phép toán và những thí nghiệm dùa
trên cơ sở các định luật và các phương pháp vật lÝ. Theo nghĩa rộng thì một
vấn đề xuất hiện khi nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa cũng được xem là một
bài tập đối với HS.
- Xét theo lí luận dạy học thì BTVL có những chức năng sau:
+ Củng cố trình độ tri thức và kĩ năng xuất phát cho HS:
Để thực hiện chức năng này thì BTVL là một phương tiện rÊt có hiệu
quả. Bằng cách giao cho HS giải những bài tập có nội dung và phương pháp
gắn với nội dung và phương pháp của vấn đề sắp được nghiên cứu, GV có thể
giúp HS nhớ lại, củng cố kiến thức đã học một cách vững chắc. Do đó họ sẽ

vững vàng hơn khi bước vào tiếp thu bài mới. Hơn nữa, khi thấy được sự liên
quan logic giữa tri thức và kỹ năng cũ với vấn đề mới, HS càng hứng thú hơn
với việc tham gia xây dựng bài mới. Bởi vì một mặt họ thấy tính hữu ích của
tri thức đã học, mặt khác họ vững tin hơn vào khả năng của mình.


19
+ Đặt vấn đề nhận thức:
Nhiều loại bài tập thực hiện chức năng này rất tốt như bài tập nghịch
lý, bài tập thí nghiệm, bài tập - câu hỏi thực tế,… trước khi vào bài học,
nghiên cứu một vấn đề mới, GV có thể đặt ra cho HS các bài tập có dạng trên
và liên quan đến hiện tượng, quá trình vật lÝ sắp được nghiên cứu, vừa tạo cho
các em cảm giác hưng phấn, kích thích tính tị mị, ham học, vừa định hướng
cho các em cái đích mà các em cần đạt được sau khi nghiên cứu vấn đề đó.
Khi đã định hướng được thì sự quan sát, chú ý có chủ định sẽ được nâng cao
mà khơng bị “lỗng”, khắc phục được tình trạng GV giảng bài, HS khơng biết
thầy cơ đang làm gì? Tại sao lại làm như thế? Bài học này có mục đích gì? …
+ Hình thành tri thức, kỹ năng mới cho HS:
Một số bài tập thực hiện được chức năng này nhưng khơng phải nhiều.
Có lúc trong dạy học một số đề tài mà việc hình thành tri thức mới thực chất
là hệ thống hóa nhiều vấn đề riêng lẻ đã học để khái qt hóa quy nạp mà có
(ví dụ như bài “Định luật bảo tồn cơ năng” vật lí lớp 10 cơ bản). Kết quả của
những bài tập loại này sẽ được khái quát hóa lại thành định luật, hệ quả, tri
thức mới cho HS. Cũng có trường hợp ngược lại, có những đề tài, bài học mà
nội dung của nó chính là sự diễn dịch: vận dụng trường hợp tổng quát cho
từng trường hợp cụ thể (ví dụ khi dạy kiến thức “Động cơ phản lực” vật lÝ lớp
10 cơ bản).
+ Ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng cho HS:
Đây là lĩnh vực mà BTVL phát huy tác dụng tốt nhất. Bởi vì BTVL là
phương tiện để GV giao cho HS những nhiệm vụ gắn liền với việc củng cố

các đường mòn liên hệ tạm thời của thần kinh trung ương về tri thức và kỹ
năng vừa học ở lớp, để họ tập dượt việc tìm kiếm các mối liên hệ giữa kiến
thức đã học và vận dụng chúng vào các tình huống: từ quen biết, quen biết có
biến đổi đến tình huống mới lạ.


20
Qua việc làm bài tập, không những rèn luyện cho HS năng lực ghi nhớ,
củng cố tri thức, kỹ năng đã học mà cịn bắt buộc họ phải có những HĐ sáng
tạo, như tìm ra mối liên hệ, những kỹ năng mà trong dạy học vật lÝ họ chưa có
điều kiện thực hành, thử nghiệm,…
+ Tổng kết, hệ thống hóa kiến thức của từng chương, từng phần và cả
chương trình bộ mơn:
Các bài học có nhiệm vụ củng cố tri thức lý thuyết đơn thuần, nhưng
BTVL vẫn có thể được sử dụng rất có hiệu quả trong những trường hợp: Một
là, GV ra bài tập theo một chuỗi liên kết với nhau. Để giải được loại bài tập
đó, HS sẽ phải lần lượt sử dụng đến tất cả các tri thức đã học của chương hoặc
phần tri thức lý thuyết định tổng kết và hệ thống hóa. Hai là, qua từng phần
nhỏ tri thức đã tổng kết, GV đưa ra những bài tập điển hình mà phải nhờ vào
những tri thức ấy mới giải quyết được. Làm như vậy vừa đỡ nhàm chán vừa
giúp các em ghi nhớ được lâu hơn, hiểu rõ bản chất vật lÝ hơn là việc bắt HS
nhắc đi nhắc lại lý thuyết.
+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng tri thức, kỹ năng của HS:
BTVL giúp GV kiểm tra được trình độ lĩnh hội tri thức của HS, kỹ
năng thực hành, kỹ năng tính tốn, kỹ năng vận dụng lý thuyết để giải quyết
những tình huống cụ thể của thực tiễn. Ngoài ra khi dùng BTVL dưới dạng tự
luận nó cịn giúp GV kiểm tra và đánh giá được năng lực tư duy và kỹ năng
sử dụng ngôn ngữ của HS.
- Xét theo chức năng thực hiện nhiệm vụ bộ môn:
+ Giáo dưỡng: BTVL là một phương tiện khơng thể thiếu. Bởi vì

BTVL giúp HS khắc sâu nội dung kiến thức, giúp họ đào sâu và xây dựng các
mối liên hệ giữa các bộ phận kiến thức với nhau. Nhờ đó mà kiến thức trở nên
sống động, có ý nghĩa trong việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
+ Phát triển: BTVL là phương tiện giúp HS phát triển năng lực nhận
thức. Thông qua việc giải BTVL, HS có được khả năng hình thành và phát



×