Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm bằng dung dịch NaOH 0,5n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 51 trang )

SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-1-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA

LÊ THỊ TƯỜNG OANH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHẨM MÀU ANNATTO
THEO ĐỘ CHÍN CỦA QUẢ ĐIỀU NHUỘM
BẰNG DUNG DỊCH NaOH 0,5N

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN KHOA HỌC

Đà Nẵng, tháng 05/2012

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-2-



GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy GS.TS Đào Hùng Cường đã tận tình hướng dẫn,
động viên em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận này.
Em xin cảm ơn tất cả thầy, cơ giáo trong khoa Hóa đã giảng dạy cho em các bộ
mơn trong 4 năm qua giúp em có kiến thức chun mơn để nghiên cứu khóa luận. Cảm ơn
các thầy cơ cơng tác tại phịng thí nghiệm của trường ĐH Sư Phạm, ĐH Bách Khoa – ĐH
Đà Nẵng đã chỉ dẫn em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Em cũng xin cảm ơn các cán bộ tại phịng thí nghiệm phân tích MTKV – Trung tâm
khí tượng thủy văn khu vực Trung trung bộ đã tạo điều kiện cho em hồn thành khóa luận
này.

Đà Nẵng, ngày 20 tháng 04 năm 2012
Lê Thị Tường Oanh

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-3-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

....................................................................... 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 9
ĐIỀU NHUỘM

....................................................................... 9

1. Đặc điểm sinh thái

....................................................................... 9

1.1.

Tên gọi

....................................................................... 9

1.2.

Phân loại khoa học

....................................................................... 10

1.3.

Nguồn gốc phân bố


....................................................................... 10

I.

2. Đặc tính thực vật

....................................................................... 10

3. Thành phần hóa học

....................................................................... 11

II.

KHÁI QUÁT VỀ ANNATTO ....................................................................... 12

1. Công thức phân tử, công thức cấu tạo: ................................................................. 12
2. Một số tính chất

....................................................................... 13

3. Hoạt tính sinh học

....................................................................... 13

4. Ứng dụng trong thực tế

....................................................................... 14

4.1.


Tác dụng dược học

....................................................................... 14

4.2.

Trong thực phẩm

....................................................................... 14

4.3.

Annatto – Thuốc nhuộm tự nhiên ................................................................... 15

III.

SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT MÀU .................................................................. 18

1. Cấu tạo phân tử và màu sắc

....................................................................... 18

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

2. Phân loại các hợp chất màu

-4-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

....................................................................... 19

3. Phương pháp đánh giá độ bền màu của vật liệu. .................................................. 22
IV.

KHÁI QUÁT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: .......................... 23

1. Phương pháp phân tích trọng lượng ..................................................................... 23
2. Phương pháp vật lý

....................................................................... 27

2.1.

Đo quang phổ hấp thụ phân tử UV – VIS ....................................................... 27

2.2.

Đo quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS ........................................................... 30

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 33
I.

NGUYÊN LIỆU


II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 34

....................................................................... 33

1. Phân tích trọng lượng

....................................................................... 34

2. Phương pháp vật lý

....................................................................... 34

III.

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 35

IV.

THUYẾT MINH SƠ BỘ

....................................................................... 36

1. Thu nguyên liệu

....................................................................... 36

2. Phân loại nguyên liệu


....................................................................... 36

3. Xử lý nguyên liệu

....................................................................... 37

4. Xác định một số tính chất vật lý: ....................................................................... 37
4.1.

Xác định độ ẩm

....................................................................... 37

4.2.

Xác định hàm lượng tro

....................................................................... 38

4.3.

Xác định hàm lượng một số kim loại .............................................................. 39

5. Xác định hàm lượng phẩm màu annatto trong 4 mẫu phân loại ........................... 39
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”



SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-5-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

6. Khảo sát các điều kiện chưng ninh tối ưu............................................................. 40
6.1.

Khảo sát tỉ lệ R/L

6.2.

Khảo sát thời gian chiết tối ưu ....................................................................... 40

6.3.

Khảo sát nhiệt độ chiết tối ưu ....................................................................... 40

....................................................................... 40

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 41
I.

Một số tính chất vật lý

....................................................................... 41

1. Độ ẩm


....................................................................... 41

2. Hàm lượng tro

....................................................................... 42

3. Hàm lượng một số kim loại

....................................................................... 43

4. Hàm lượng phẩm màu annatto trong 4 mẫu phân loại ......................................... 44
5. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng

....................................................................... 45

5.1.

Khảo sát tỷ lệ R/L tối ưu

5.2.

Khảo sát thời gian chiết tối ưu ....................................................................... 46

5.3.

Khảo sát nhiệt độ chiết tối ưu ....................................................................... 47

....................................................................... 45


KẾT LUẬN

....................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

....................................................................... 50

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-6-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cây điều nhuộm

....................................................................... 9

Hình 1.2. Hoa cây điều nhuộm

....................................................................... 10

Hình 1.3. Quả điều nhuộm xanh


....................................................................... 11

Hình 1.4. Quả điều nhuộm chin

....................................................................... 11

Hình 2.1. Quả và hạt điều nhuộm già ....................................................................... 33
Hình 2.2. Hạt điều nhuộm chín

....................................................................... 33

Hình 2.3. Hạt điều tươi trước và sau khi bóc vỏ ........................................................ 36

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-7-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục các bảng

I.


Bảng 3.1. Bảng độ ẩm

....................................................................... 41

Bảng 3.2. Hàm lượng tro

....................................................................... 42

Bảng 3.3. Hàm lượng một số kim loại ....................................................................... 43
Bảng 3.4. Mật độ quang của dịch chiết trong 4 mẫu phân loại .................................. 44
Bảng 3.5. Mật độ quang của dịch chiết theo khối lượng ........................................... 45
Bảng 3.6. Mật độ quang của dịch chiết theo thời gian ............................................... 46
Bảng 3.7. Mật độ quang của dịch chiết theo nhiệt độ ................................................ 47
II.

Danh mục các biểu đồ

Đồ thị 3.1. Biễu diễn mật độ quang của 4 mẫu điều nhuộm phân loại ................... 44
Đồ thị 3.2. Biễu diễn mật độ quang theo khối lượng .............................................. 46
Đồ thị 3.3. Biễu diễn mật độ quang theo thời gian.................................................. 47
Đồ thị 3.4. Biễu diễn mật độ quang theo nhiệt độ ................................................... 48

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD


-8-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

MỞ ĐẦU
Chất màu thực phẩm là một phụ gia thực phẩm (PGTP) quan trọng, được sử dụng
không chỉ trong chế biến thực phẩm, mà cả trong công nghiệp mỹ phẩm (kem trang điểm,
thuốc nhuộm tóc,…), dược phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác.
Hiện nay ở nước ta và hầu hết các nước trên thế giới vẫn còn phải sử dụng nhiều
chất màu được tổng hợp bằng con đường hoá học. Khi chất màu nhuộm công nghiệp được
đem vào sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt của nhân dân thì người ta đã phát hiện ra các
nhược điểm của sản phẩm chất màu cơng nghiệp vì chúng có thể gây nên các tác dụng phụ
(chúng có thể là tác nhân gây ung thư, rối loạn thần kinh, tiêu hoá hoặc ngộ độc gây tử
vong...). Vì vậy trong những năm gần đây con người càng thấy được tính ưu việt của các
sản phẩm tự nhiên và đã quan tâm nghiên cứu các chất nhuộm màu có nguồn gốc thực vật
để sử dụng chúng nhất là trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Và
các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh được chất màu chiết từ hạt điều nhuộm là
Bixin và Norbixin hai thành phần chính của annatto có màu vàng và đỏ khơng gây độc hại
tới sức khỏe con người. CODEX đã đưa chất màu chiết từ hạt điều vào danh mục các loại
phẩm màu tự nhiên được sử dụng an toàn cho thực phẩm và dược phẩm.Ở Việt Nam, trong
dân gian hạt điều được dùng để tạo màu cho thức ăn bằng cách cho trực tiếp vào thức ăn
hoặc đun nóng dầu ăn rồi cho hạt điều nhuộm vào đó để lấy dung dịch màu. Các bộ phận
của cây cũng có thể sử dụng để làm thuốc chống say nắng, viêm amiđan, bỏng, hủi, viêm
màng phổi, ngừng thở, các rối loạn trực tràng và đau đầu trong y học cổ truyền của một số
quốc gia trong khu vực Nam Mỹ. Nhựa từ quả cũng được sử dụng để điều trị bệnh đái
đường típ II hay chống nhiễm nấm. Hạt cây làm thuốc tẩy giun.
Bixin và Norbixin có hoạt tính sinh học cao nên được dùng để chữa sốt, kiết lị, viêm
gan, ho và các bệnh về tiêu hố. Ngồi ra cịn có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm


Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

-9-

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Cholesterol trong máu, chống ung thư và là một chất chống oxi hố mạnh, có khả năng tiêu
diệt các gốc tự do và các loại men hại gây ung thư trong thức ăn, nước uống.
Trước những nghiên cứu ứng dụng rộng rãi của phẩm màu annatto nói riêng và hạt điều nói
chung ở nước ta đã có nhiều nhà hóa học quan tâm nhưng đến nay vẫn chưa có một quy
trình cơng nghệ sản xuất ổn định và hiệu quả để triển khai quy mơ cơng nghiệp. Vì vậy
việc nghiên cứu chiết tách chất màu và xác định thời điểm thu hoạch quả có chứa hàm
lượng chất màu cao nhất là một việc làm cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa lớn nhằm ứng
dụng rộng rãi chất màu tự nhiên trong thực phẩm, góp phần tích cực phát triển cây cơng
nghiệp ở nước ta. Với mong muốn có thể góp phần vào việc nghiên cứu trên nên em chọn
đề tài: “Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều
nhuộm bằng dung dịch NaOH 0,5N” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH

LỚP : 08CHD

- 10 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. ĐIỀU NHUỘM: [2], [3], [6], [8]
1.

Đặc điểm sinh thái:

1.1.Tên gọi
 Tên thường gọi: Cây Điều nhuộm, điều màu, cà-ri.
 Tên khoa học: Bixa Orellana. L.
 Các tên khoa học cũ đã từng gọi: Bixa acuminata, B.americana, B.odorata,
B.platycarpa, B.purpurea, B.tinctoria, B.upatensis, B.urucurana, Orellana
americana, O.orellana.
 Những tên gọi khác: annatto, anatto, lip stick tree, annatto tree (tiếng Anh);
Rocouyer, annato, orelana (tiếng Pháp); Kam tai (Thái); Kesumba (Indonesia);
Acafroa-do-brasil hoặc anato (Bồ Đào Nha); Jarak belanda (Malay); Anotto (Ý).

Hình 1.1. Cây điều nhuộm

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH

LỚP : 08CHD

- 11 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

1.2. Phân loại khoa học
- Giới: Plantae.
- Ngành: Magnoliophyta.
- Lớp: Magnoliopsida.
- Bộ: Malvales (cùng bộ với cây bông vải, giâm bụt, đậu bắp, đay cách…).
- Họ: Bixaceae.
- Chi: Bixa.
1.3. Nguồn gốc và phân bố
Có nguồn gốc ở Tây Ban Nha và được đưa vào châu Á và Nam Mỹ (Brazil) vào thế kỉ 17.
Nó là cây trồng tự nhiên ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Caribe, Tây Ấn Độ và được
phân bố rộng từ Mexico đến Brazil, một số nước Đơng
Nam Á.
2. Đặc tính thực vật
Điều nhuộm là cây trồng nhiệt đới, cây cao
5 – 10m, dạng bụi. Lá đơn mềm, nhẵn, hình ba cạnh, đầu
nhọn. Hoa tương đối lớn, có màu tía hay trắng, mọc thành
chùy ngắn ở đầu cành.

Hình 1.2. Hoa cây điều nhuộm
Quả mọc chùm, hình tim, đỏ tươi đến nâu khơ khi chín, trên mặt có gai mềm, mở
bằng hai van, mỗi mảnh mang chứa nhiều hạt. Hạt hơi có dạng lập phương trên một cuống
ngắn, xung quanh tẽ nở thành áo hạt ngắn màu đỏ, có mùi hạnh nhân đặc trưng.

Đề tài:

“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 12 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Khi quả non vỏ quả màu xanh thẫm, mềm dễ bóp, các hạt ở trong có màu đỏ tươi,
ướt mềm trơn. Khi quả già vỏ quả có màu xanh hơi vàng, hạt phía trong cứng, khơ, khó
bóp, hạt khơ và có màu đỏ thẫm. Khi quả chín mà khơng thu hoạch kịp thời thì quả bị khơ
và nứt ra làm khô các hạt ở trong và hạt tự rơi xuống đất. Vì vậy hạt rất dễ phát tán để phát
triển thành cây điều khác.
Ở nước ta, cây điều được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên và có thể trồng vào bất
kì thời điểm nào trong năm, sau 2 năm điều có quả và có thể thu hoạch. Điều bắt đầu ra hoa
từ tháng 9, một cây có thể cho tối đa 270 kg hạt màu.

Hình 1.3. Quả điều xanh

Hình 1.4. Quả điều chín

3. Thành phần hóa học:
Trong phần cơm của hạt điều có chứa 40-50% cellulose; 3,5-5,5% sucrose; 0,30,9% tinh dầu; 3% fixed oil; 4,5-5,5% sắc tố và 13-16% protein, trong đó có nhiều alphavà beta-carotenoids. Hạt điều cũng chứa tannin, tinh dầu, saponin, mono – and
sesquiterpene.
Chất nhuộm màu chủ yếu trong phần cơm hạt điều nhuộm là cis-bixin (este
monomethyl của acid dicarboxilic norbixin), thành phần chiếm hơn 80% phần cơm của hạt
điều. Khi cung cấp nhiệt thì cis-bixin biến đổi thành chất đồng phân bền hơn là trans-bixin,

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 13 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

nếu tiếp tục tăng nhiệt độ cao hơn nữa thì sẽ có sự thối biến hợp chất về cấu tạo. Ngồi
bixin cịn có norbixin (acid dicarboxilic) cũng là chất tạo ra màu đỏ (nhưng ở trong dung
môi là nước thì norbixin là thành phần chủ yếu). Phần cơm của hạt điều còn chứa
bixaghanene, bixein, bixol, crocetin, ellagic acid, ishwarane, isobixin, phenylalanine,
salicylic acid, threonine, tomentosic acid, tryptophan.
Bên cạnh bixin một số lượng lớn các chất màu khác được nghiên cứu tính chất từ
phần chiết của cây điều nhuộm bao gồm 6 apocarotenoids (C30 và C32), 8
diapocarotenoids (C19, C22, C24, C25) và một dẫn xuất của carotenoid (C14). Chúng chỉ
chiếm một tỷ lệ nhỏ.
II.
1.

KHÁI QUÁT VỀ ANNATTO: [2], [6], [8]
Công thức phân tử, công thức cấu tạo

 CTPT: C24H28O4
 CTCT:
CH3


CH3

O

COOCH3
CH3

OH

CH3

Bixin

CH3

OH

CH3

O

O
CH3

HO

H3C

Norbixin


Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD
2.

- 14 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Một số tính chất:

 Có màu vàng, đỏ
 Bị biến đổi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao, thời gian kéo dài.
 Norbixin bị kết tủa trong môi trường pH thấp, khi Norbixin kết tủa nó có thể liên kết
với protein, tinh bột và thành phần khác để tạo ra sự đồng đều màu sắc trong sản
phẩm. Annatto rất bền trong môi trường kiềm.
 Annatto nhạy cảm đối với sự oxy hóa.
 Annatto có khả năng kháng lại sự tấn công của vi sinh vật.
3.

Hoạt tính sinh học

 Một số nơi dùng lá chữa lị, sốt, sốt rét.
 Các bộ phận của cây có thể sử dụng để làm thuốc chống say nắng, viêm amiđan,
bỏng, hủi, viêm màng phổi, ngừng thở, các rối loạn trực tràng và đau đầu trong y

học cổ truyền của một số quốc gia trong khu vực Nam Mỹ.
 Nhựa từ quả cũng được sử dụng để điều trị bệnh đái đường típ II hay chống nhiễm
nấm.
Hạt cây làm thuốc tẩy giun.
4.

Ứng dụng trong thực tế:

4.1. Tác dụng dược học:
Ngày nay, dạng bột nhão hoặc dạng dầu của hạt điều nhuộm được sử dụng rộng rãi,
nhưng toàn bộ cây điều đã được các bộ lạc rừng nhiệt đới dùng trong y học từ nhiều thế kỉ
trước. Lá có tác dụng tốt với hệ thống cơ quan bài tiết và tăng thêm thể tích của nước trong
trường hợp thiếu hụt thận. Nó cịn có tác dụng bảo vệ gan và giảm choletrol. Trà từ chồi
non dùng làm thuốc chống kiết lị, bệnh sốt. Hoa được bộ lạc Cojede làm thuốc xổ, chống
đờm dãi ở trẻ em mới sinh. Nước chiết từ hạt chống sâu bọ và bảo vệ tia tử ngoại mặt trời.
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 15 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

Annatto được phát hiện bởi người Ấn Độ maynan cổ, sử dụng như một màu thiết yếu của
thức ăn, màu nghệ thuật. Người Mỹ gốc da đỏ bôi lên tóc và cơ thể phần cơm hạt điều để
tránh nắng và sâu bọ. Y học truyền thống Braxin dùng annatto cho chứng ợ nóng, đau dạ

dày do gia vị của thức ăn…Y học Peru dùng nó để chống nhiễm trùng da, giúp da kéo da
non, chữa các bệnh về gan và dạ dày. Nước chiết từ rễ làm giảm huyết áp ở chuột và phục
hồi cơ thể ở lợn. Rượu của quả khơ và lá được tìm thấy tác dụng chống vi khuẩn tụ cầu.
Nước chiết từ hạt điều làm giảm cholesterol trong máu ở chuột, thỏ, chó. Trong
những thí nghiệm lâm sàng, kết quả được xác nhận trong vịng mười ngày tiêu thụ (thay vì
mười lăm ngày như đã định trước) bởi lượng chất béo trong máu giảm nhanh so với mức
bình thường. Nó làm tăng q trình trao đổi chất của chất béo, kết quả làm giảm lượng
triacylglycerol và cholesterol. Ngồi ra, nó cịn được dùng để điều trị bệnh đái đường hay
chống nhiễm nấm.
4.2 Trong thực phẩm:
Annatto còn được dùng làm chất nhuộm màu thực phẩm. Nó tạo cho thức ăn và đồ
uống một màu vàng tới màu vàng cam sâu. Nó giống như màu của lòng đỏ trứng gà trong
bột nhão của bánh và làm tăng màu vàng của dầu salad, nước cam quýt, đồ uống nhiệt đới,
kẹo thạch, kẹo cứng và ngũ cốc nảy mầm.
Theo truyền thống, những hạt điều được ép, ngâm trong nước, để bay hơi được bột
nhão màu tươi. Bột này được thêm vào súp, phomat, những loại thức ăn nhẹ cho màu vàng
hoặc màu cam tươi. Chúng được xuất khẩu qua Bắc Mỹ, Châu Âu, trở thành màu của bơ,
phomat (màu cam của phomat cứng, màu đỏ của phomat edam Hà Lan…). Màu này dùng
thay thế cho màu vàng của nghệ (rất đắt). Annatto đã từng được dùng để làm chất để sâu
màu chocola ở Châu Âu. Chúng được dùng để tô màu cho thịt lợn quay, nước xốt ở Trung
Quốc. Còn ở Việt Nam, màu này được dùng trong cari, bột bánh, gà quay mật ong, làm
màu cho món chim nướng để tạo được sự lôi cuốn về màu sắc. Ở Mexico, annatto được
trộn với thứ gia vị khác tạo thành gia vị màu đỏ gạch gọi là: achiote paste và adobo, gia vị
này là thứ yêu thích của người dân Mexico. Đầu bếp Mexico thường sử dụng achiote với
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH

LỚP : 08CHD

- 16 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

axit axetic để ướp thịt hoặc thêm vào nước xốt. Hạt điều nhuộm được sử dụng làm phụ gia
màu gần như không vị trong ẩm thực châu Mỹ Latinh, Jamaica và Philipines. Vì annatto
khơng có nguồn gốc động vật, cũng không được chế biến với các nguyên liệu động vật nên
nó an tồn cho việc ăn kiêng.
Annatto có giá trị thương nghiệp ở dạng hòa tan trong dầu và dạng hòa tan trong
nước, tùy thuộc vào phương pháp chiết, sự pha loãng tiếp theo, sự kết tủa, sự pha trộn và
q trình làm khơ.
Khi làm việc với annatto phải chú ý đến tính bền vững của nó. Annatto thành công
trong việc chế biến thực phẩm nhiều nhiệt và vơ trùng. Tuy nhiên, sự đốt nóng q mức và
kéo dài sẽ làm phân hủy chất màu. Vì vậy, người ta khuyến cáo rằng đối với những trường
hợp đó nên thêm annatto vào cuối quá trình. Hai đặc điểm khác cũng làm ảnh hưởng đến
sắc thái màu của annatto là tính hịa tan và độ pH. Các sản phẩm hồ tan trong dầu cho màu
vàng hơn so với thực phẩm dùng cho bữa ăn nhẹ hoặc trong quá trình sản xuất phomat.
Nếu chất màu được kết tủa trong thực phẩm, tính hịa tan giảm hoặc pH giảm thì màu sắc
sẽ đỏ hơn.
4.3. Annatto – Thuốc nhuộm tự nhiên:
 Annato, một nguồn màu sáng tự nhiên cho chất liệu silk.
Việc nhuộm màu tự nhiên đang tiến tới một thời kỳ phục hưng sau hơn 3/4 thế kỷ
do ý thức về môi trường, hệ sinh thái và sự kiểm sốt tình trạng ô nhiễm tăng lên cả trong
từng quốc gia lẫn trên phạm vi tồn thế giới. Chúng thích hợp với mơi trường do đặc tính
khơng gây nguy hiểm và tạo ra màu dịu, nhẹ và tinh tế.
Annato (Bixa orellana) là một nguồn chất màu thực phẩm rất lâu đời. Nó tạo ra màu
cam ở bơ và pho mát. Mặc dù nó có thể đem lại màu sáng cho sợi nhưng cơng dụng của nó
chỉ giới hạn trên phạm vi thực phẩm do thuốc nhuộm không thể tồn tại lâu dài với thời

gian. Người ta phát triển các qui trình làm cho chất nhuộm bền trên chất liệu tơ sợi hơn và
điều này đã dẫn đến một sự mở đầu của một kỷ nguyên mới đối với thuốc nhuộm annato
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 17 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

bởi nó có thể dùng một cách tiết kiệm để tạo ra màu sáng của chất nhuộm tự nhiên trên vải
sợi, đặc biệt là silk.
Màu cam mà chất nhuộm annatto đem lại bắt nguồn từ sự kết hợp giữa hai chất tạo
màu đó là Bixin và Norbixin. Bixin là thành phần chính của chất nhuộm và chiếm 80%
trong khi Norbixin chất nhuộm vàng chiếm tỷ lệ còn lại. Annato tạo ra chất nhuộm màu
cam dựa trên cấu trúc carotenoid. Tỷ lệ chất nhuộm có thể thay đổi từ 10-12% tuỳ theo số
cân nặng của hạt. Vì vậy, có thể làm thuốc nhuộm ở dạng bột bằng cách làm mềm phần hạt
và bột trong nước và lọc, phơi khô rồi nén thành dạng thích hợp.
Thuốc nhuộm khơng thấm vào tơ sợi nhiều. Nhưng chúng lại thấm ở một mức độ
nhất định đối với tơ sợi protein. Vì vậy, chúng ta cần phải sử dụng chất cắm màu để giúp
chất
nhuộm tồn tại lâu trên tơ sợi. Những chất cắm màu có sẵn như kali nhơm sunfat
(K2SO4.Al2(SO4)3), kali dichromate (K2Cr2O7), đồng sunfat (CuSO4) và sắt sunfat
(Fe2(SO4)3) thường được sử dụng để kéo dài tuổi thọ cuả thuốc nhuộm trên tơ sợi. Tuỳ vào
từng giai đoạn các chất cắm màu được thêm vào tơ sợi, 3 phương pháp cắm màu trước,
cắm màu đồng thời và cắm màu sau đang được sử dụng rộng rãi.

Các thuốc nhuộm khác nhau về cấu trúc và vì vậy có những dạng hố học khác
nhau. Rất khó để tiêu chuẩn hoá những điều kiện nhuộm đối với một nhóm chất nhuộm nào
giống như trong nhuộm sợi tổng hợp. Vì vậy, cần thiết phải thiết lập qui trình tiêu chuẩn
đối với mỗi chất nhuộm trên mỗi loại vải sợi. Những qui trình đối với thuốc nhuộm annatto
trên vải silk đã được tiêu chuẩn hoá.
Đã từng được xem là chỉ dùng được trong thời gian ngắn, nay thuốc nhuộm annatto có
thể bền hơn với sự lựa chọn thích hợp và hiệu quả được nâng lên mức cao nhất với việc sử
dụng các phương pháp nhuộm phù hợp. Màu cam rực rỡ lưu lại trên vải silk là một bước
đột phá đối với đặc tính tinh tế của thuốc nhuộm màu tự nhiên. Cây annatto có thể được

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 18 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

trồng trong vườn hoặc trong nhà để phục vụ cho cả hai mục đích trang trí và nhuộm màu
cho thực phẩm và vải sợi.

 Nhuộm màu vàng đỏ trên nilơng và polyester.
Thuốc nhuộm annatto có độ ái lực tương đối cao đối với cả sợi nilông và polyester.
Màu sắc trên sợi nilơng và polyester có độ bền tương đối trong khi giặt.
Quá trình nhuộm thu nhiệt khi tỷ lệ hấp thụ thuốc nhuộm tăng lên cùng với độ tăng
của nhiệt độ. Một phát hiện nữa cũng rất thú vị đó là thuốc nhuộm annatto bixin có khả

năng nhuộm sợi ion hố và khơng ion hố bằng những cơ chế khác nhau. Trên nilơng,
thuốc nhuộm nhìn bề ngồi có vẻ như được hấp thụ vào những vị trí tuyệt đối và lực ion
kiểm sốt sự hấp thụ đó, trong khi đối với polyester sự hấp thụ tương ứng với mơ hình
dung dịch rắn mà điều đó có nghĩa là sự hấp thụ chủ yếu phụ thuộc vào sự tiếp xúc không
ion.
Màu của thuốc nhuộm annatto thay đổi giữa màu đỏ và vàng. Bixin không bền ở
nhiệt độ cao (trên 800C), ánh sáng và khơng khí. Do đó, trong q trình nhuộm, khi tiếp
xúc với nhiệt độ cao, quá trình oxi hóa và phản ứng đồng phân hóa có thể xảy ra dẫn đến
sự loại bỏ một lượng lớn màu vàng. Một số nghiên cứu cho rằng có thể thiết lập được cân
bằng đỏ/vàng với nhiệt độ và một quá trình gia nhiệt thích hợp.
Ngồi ra, annatto cịn được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, nó được
thêm vào để tạo ra màu nắng trong dầu gội, kem, mỹ phẩm nước dùng cho da.
Hạt điều nhuộm đã được thổ dân châu Mỹ sử dụng từ rất lâu để làm thuốc màu vẽ
lên cơ thể, đặc biêt là mơi, vì thế mà đơi khi nó cịn được gọi tại khu vực này như là “cây
son môi”.

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

SƠ KƯỢC VỀ HỢP CHẤT MÀU: [1], [2], [7]

III.
1.


- 19 -

Cấu tạo phân tử và màu sắc
Ta đã biết có những chất hấp thụ chọn lọc ánh sáng trong vùng nhìn thấy mới có

màu, hấp thụ các vùng tử ngoại, hồng ngoại và các vùng khác vẫn khơng có màu.
Năng lượng bức xạ phụ thuộc vào tần số bức xạ và bước sóng. Vùng nhìn thấy khá
hẹp có năng lượng từ 110 – 69 kcal/mol.
Trong hóa học hữu cơ, phân tử các hợp chất có màu thường được tạo thành từ liên
kết p và liên kết d.
Các hợp chất có màu có liên kết p liên hợp, phân tử của chúng có những nhóm đặc
biệt có tác dụng mở rộng hệ liên kết làm kéo dài hệ liên hợp p.
Nhóm
-CH=CH-Nhóm etylen
-N=N-Nhóm azo
-CH=N-Nhóm azometyl
-N=ONhóm Nitrozo

nhóm tạo màu hay
nhóm hàm sắc.

-NO2Nhóm Nitro
=C=ONhóm Cacbonyl
Các nhóm khơng tạo màu nhưng làm tăng cường màu gọi là nhóm trợ màu (trợ sắc).
Thí dụ: -OH,-NH2, -SH, -OCH3, -NHCH3
Các chất chỉ có nhóm hàm sắc nhưng chưa có tính hấp thụ chọn lọc cao, chỉ khi đưa
các nhóm trợ sắc vào thì màu các hợp chất mới trở nên thuần nhất, có đủ cường độ.

Đề tài:

“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 20 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

2. Phân loại các chất màu
Các chất màu gồm có các chất màu hữu cơ và vơ cơ, mỗi loại đều có chất màu thiên
nhiên và tổng hợp.
2.1.

Màu vơ cơ:

Thường có cấu tạo đơn giản là muối hoặc oxit kim loại: PbCrO4, HgS màu đỏ, vàng
chanh ZNCrO4 + K2Cr2O7.
Các chất màu vô cơ rẻ, bền với nhiệt và ánh sang, kém bền với axit, bazơ, cường đọ
màu không cao, dùng để chế tạo sơn, mực in công nghiệp, màu cho thủy tinh, đồ sứ, cao
su.
2.2.

Màu hữu cơ:

2.2.1. Màu hữu cơ thiên nhiên:
Ngày nay các chất màu hữu cơ được sử dụng rộng rãi và đa dạng, có nhiều chủng
loại màu sắc tươi đẹp, cường độ màu cao, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế khác

nhau.
Các màu thiên nhiên thường có sẵn, chủ yếu trong thực vật.
 Ví dụ:
Màu đỏ của hạt điều nhuộm
Màu vàng măng cụt: vỏ măng cụt chứa 13% tannin và nhựa nangostin C23H24O6
màu vàng tươi tan nhiều trong kiềm và ete, không tan trong nước.
Màu nghệ: củ nghệ chứa 4% cuacumyl, đem nghệ nghiền nhỏ trích ly với ligroin
loại chất hữu cơ, sau đó trích ly với ete và kết tinh lại trong benzene được cuacumyl.

Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 21 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

2.2.2. Màu hữu cơ tổng hợp:
Hiện nay, có hàng ngàn loại màu hữu cơ tổng hợp khác nhau được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực kinh tế như: sơn, in, nhuộm, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, cao su,
nhựa …
 Các chất hữu cơ không tan trong nước thường sản xuất ở dạng bột, hạt nhỏ ỡ micro,
loại này gọi là Pigment. Pigmen là chất màu không tan trong nước và không tan
trong môi trường sử dụng.
 Các chất màu tan trong nước hoặc có khả năng biến dạng, tan trong nước hoặc dung
môi khác gọi là các phẩm màu.

 Các chất màu chứa nhóm –COOH, -SO3H dễ tan trong nước, có chứa nhóm =C=O
có thể biến dạng thành tan được …
 Người ta có thể biến Pigment thành phẩm màu và ngược lại, bằng cách đưa vào
phân tử Pigment nhóm tan hoặc khóa nhóm tan lại.
 Phân loại các Pigment : thường người ta không phân loại mà thường mã hóa các
Pigment dưới dạng các số ( như CI, Sh ).Trong nghiên cứu về cấu tạo và tổng
hợp các thể phân Pigment thành 15 loại :
 Pigment azo axetoaxetacrylic
 Pigment azo pyrazolone
 Pigment azo b – naphtol
 Pigment azo axit 2 – hydroxy 3 – naphtholc
 Pigment azo axit 2 – hydroxy 3 – naphthorilic
 Pigment axit naphthoic
 Pigment triphenyl metan
...
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 22 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

 Phân loại thuốc nhuộm (phẩm nhuộm): 2 cách phân loại.
 Phân loại theo cấu tạo hóa học về nhóm mang màu, có 9 loại :
 Phẩm nhuộm nitro

 Phẩm nhuộm nitrosơ
 Phẩm nhuộm azo
 Phẩm nhuộm phenyl metan
 Phẩm nhuộm tryphenyl metan
 Phẩm nhuộm xeton, quinon
 Phẩm nhuộm indigo
 Phẩm nhuộm lưu huỳnh
 Phẩm nhuộm cơ nguyên tố
Phân loại theo cách này giúp cho người nghiên cứu về cấu tạo, tính chất và phương
pháp tổng hợp chúng.
 Phân loại theo kỹ thuật: thuận lợi cho người tiêu dùng.
Khi nói đến tên thuốc nhuộm người ta có thể biết được cần dùng phương pháp nào
để nhuộm, có thể nhuộm được những loại sợi vải nào, độ bền ra sao …
Theo cách phân loại này, mỗi thuốc nhuộm gồm có 3 phần:
 Phần 1: ký hiệu bằng chữ cho biết tên thuốc nhuộm.
 Phần 2: chỉ màu của thuốc nhuộm thường viết là chữ (vàng, xanh, đỏ
…).
 Phần 3: kí hiệu bằng chữ cái đứng cuối mỗi tên gọi cho biết sắc màu,
hình thể, trạng thái của màu.
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 23 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG


Trong thực tế, người ta còn quy định thuốc nhuộm theo % so với nồng độ mẫu.
3. Phương pháp đánh giá độ bền màu của vật liệu
3.1 Kiểm tra độ bền màu với giặt:
Mẫu kiểm tra được chuẩn bị theo đúng tiêu chuẩn, sau đó tiến hành giặt mẫu trong
dung dịch gồm: xà phòng 4 – 5 g/l, Na2CO3 2 – 3 g/l, M = 50.
Tiến hành giặt ở 35 – 400C (30 phút), 50 – 600C (45 phút), 93 – 1000C (30 phút) sau
đó sấy ở nhiệt độ < 600C.
3.2. Kiểm tra độ bền mà với mồ hôi:
Dung dịch thử gồm: 5 g/l NaCl, dd NH4OH 25% 6 ml/l. Nhiệt độ giặt 37 ± 20C
trong 30 phút (10 lần). Cho thêm 7 ml/l CH3COOH băng, làm như trên 10 lần và sấy khô ở
< 600C.
3.3. Kiểm tra độ bền màu với nước biển:
Dung dịch NaCl 30 g/l, nhiệt độ giặt 37 ± 20C (trong 4h). Sau đó sấy ở nhiệt độ < 600C.
3.4. Kiểm tra độ bền màu với clo:
Dung dịch thử NaOCl 1 – 2 g/l, nhiệt độ môi trường trong 1h. Trước và sau khi giặt
bằng dung dịch trên thì phải giặt bằng nước cất.
Tiếp tục giặt bằng Na2SO3 ở nhiệt độ môi trường trong 10 phút và sấy khô rồi đánh
giá sự phai màu của mẫu thử theo tiêu chuẩn bảng màu ghi.
3.5. Kiểm tra độ bền màu với cọ xát:
Nguyên tắc chung là cho vải màu chuyển động cọ xát với vải trắng dưới tác dụng
của lực 1kg (lực tác dụng lên đầu hình trụ đè lên vải là 1kg)
Nếu thử độ bền màu với ma sát ướt thì phải nhúng ướt vải màu và vải trắng trong
nước cất rồi vắt đến hàm ẩm 100%. Đánh giá độ bền màu bằng sự thay đổi màu ban đầu
(phai màu) và dây màu sang vải trắng theo bảng chuẩn màu ghi.
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”



SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 24 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

3.6. Kiểm tra độ bền màu với H2O2:
Mẫu thử được chuẩn bị theo mẫu phức tạp rồi cuộn lại theo chiều ngang 4cm, cho
mẫu vào ống nghiệm và đổ dung dịch tẩy vào để tiến hành thí nghiệm.
Sau thí nghiệm lấy mẫu ra giặt 10 phút trong nước sạch rồi sấy ở < 60 0C hoặc phơi
khô.
3.7. Kiểm tra độ bền màu với ánh sáng:
Dựa vào bảng chuẩn màu xanh gồm 8 mẫu len được nhuộm bằng các loại thuốc
nhuộm có độ bền ánh sáng khác nhau do viện nghiên cứu tiêu chuẩn Anh đã xác định.
Cách làm dựa trên sự phai màu của mẫu thử ở ngoài ánh sáng trong 24h với các cấp độ che
khuất mẫu khác nhau.
3.8. Kiểm tra độ bền màu với ánh sáng và thời tiết:
Tiến hành kiểm tra đồng thời độ bền màu với ánh sáng, với ánh sáng và thời tiết trên
cùng một bộ mẫu chuẩn. Có những thiết bị chuyên dụng để kiểm tra độ bền màu với ánh
sáng, với ánh sáng và thời tiết cho kết quả nhanh và chính xác.
IV. Khái quát một số phương pháp nghiên cứu: [2], [4], [5], [6]
1. Phân tích trọng lượng
1.1. Bản chất của phương pháp phân tích trọng lượng
Phương pháp phân tích trọng lượng là phương pháp phân tích định lượng dựa vào kết
quả cân khối lượng của sản phẩm, hình thành sau phản ứng kết tủa bằng phương pháp hoá
học hay bằng phương pháp vật lý. Do chất phân tích chiếm một tỷ lệ xác định trong sản
phẩm đem cân nên dựa vào khối lượng của sản phẩm đem cân dễ dàng suy ra lượng chất
phân tích trong đối tượng phân tích.


 Nguyên tắc: Dựa trên nguyên tắc sấy đến khối lượng không đổi.
 Cơ sở của phương pháp: Nguyên liệu ẩm có thể xem như hỗn hợp cơ học
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


SVTH: LÊ THỊ TƯỜNG OANH
LỚP : 08CHD

- 25 -

GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƯỜNG

gồm chất khô tuyệt đối và chất bay hơi tự do
m = m0 + w
Trong đó: m: khối lượng chung của nguyên liệu.
m0: khối lượng của chất khô tuyệt đối (khơng có ẩm).
w: khối lượng của nước chứa trong nguyên liệu.
1.2 Phân loại các phương pháp phân tích trọng lượng
Có thể chia tất cả các phương pháp phân tích trọng lượng thành 3 nhóm lớn:
 Các phương pháp tách: trong các phương pháp này, cấu tử cần xác định được tách ra
từ chất phân tích dưới dạng tự do và được cân trên cân phân tích.
 Các phương pháp kết tủa: trong các phương pháp này người ta kết tủa định lượng
cấu tử cần xác định bằng phương pháp hóa học dưới dạng hợp chất hóa học ít tan có
thành phần hóa học nghiêm ngặt. Kết tủa tách ra được rửa, sấy hoặc đem nung. Khi
đó kết tủa thường được chuyển thành một chất mới có thành phần biết chính xác.
Hợp chất này được cân trên cân phân tích.
 Các phương pháp cất: trong các phương pháp này, người ta cất một cách định lượng
cấu tử cần xác định dưới dạng hợp chất bay hơi. Phần cần xác định được tách ra

bằng cách đốt nóng chất phân tích hoặc bằng tác dụng của các thuốc thử thích hợp
làm tách ra các sản phẩm bay hơi. Các phương pháp cất thường là các phương pháp
trực tiếp và gián tiếp.
1.3. Một số kỹ thuật của phương pháp phân tích trọng lượng
1.3.1. Lấy và hòa tan mẫu cân:
Độ lớn của lượng cân chất lấy để nghiên cứu ảnh hưởng tới độ chính xác của sự
phân tích. Lượng cân của chất phân tích càng lớn, độ chính xác tương đối của các kết quả
phân tích càng cao.
Đề tài:
“Nghiên cứu xác định hàm lượng phẩm màu annatto theo độ chín của quả điều nhuộm
bằng dung dịch NaOH 0,5N”


×