Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ võ quảng viết cho thiếu nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.04 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON
----------

VŨ THỊ DUNG

Khảo sát các phương tiện tu từ và biện
pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết
cho thiếu nhi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

i


LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận, xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến cô giáo - thạc sĩ Nguyễn Thị Thúy Nga, người đã ln
tận tình hướng dẫn, dìu dắt chúng tơi trong suốt q trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Giáo dục
Tiểu học - Mầm non đã dạy dỗ, trang bị cho chúng tôi những kiến
thức và kỹ năng trong suốt 4 năm học Đại học.
Xin cảm ơn các cán bộ và nhân viên thư viện Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
tham khảo tài liệu trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cám ơn những người thân, bạn bè, đặc biệt là các
thành viên lớp 08STH đã luôn gần gũi, quan tâm, giúp đỡ và động
viên chúng tơi hồn thành khóa luận này.
Do thời gian khơng cho phép và trình độ cịn hạn chế, đề tài


khơng tránh khỏi những sai sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Võ Thị Dung

ii


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................4
6.Giả thuyết khoa học………………………………………………………………..4
7. Cấu trúc đề tài .........................................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................5
1.1. Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng ..........................................................................5
1.1.1. Vài nét về tiểu sử...............................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ Quảng .......................................................5
1.2. Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học ..................................6
1.3. Phương tiện tu từ ..................................................................................................7
1.3.1. Định nghĩa .........................................................................................................7
1.3.2. Các phương tiện tu từ Tiếng Việt......................................................................7
1.4. Biện pháp tu từ ...................................................................................................11
1.4.1. Định nghĩa .......................................................................................................11

1.4.2. Các biện pháp tu từ Tiếng Việt .......................................................................13
1.5. Các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học......16
1.5.1. Các phương tiện tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học .................16
1.5.2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình tiểu học ......................17
1.6. Năng lực cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học .............................................18
1.6.1. Khái niệm cảm thụ văn học .............................................................................18
1.6.2. Một số yêu cầu rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học ..................................18
Chương 2. KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ VÀ
BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG THƠ VÕ QUẢNG VIẾT CHO THIẾU NHI ....23
2.1. Mục đích khảo sát ..............................................................................................23
2.3. Khảo sát các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng viết cho
thiếu nhi…………………………………………………………………………….23

iii


2.2.1. Bảng thống kê .................................................................................................23
2.2.2. Nhận xét ..........................................................................................................24
2.3. Khảo sát các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng viết cho
thiếu nhi .....................................................................................................................39
2.3.1. Bảng thống kê .................................................................................................39
2.3.2. Nhận xét ..........................................................................................................39
Chương 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CẢM THỤ VĂN HỌC
ĐỂ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC .........51
3.1. Mục đích xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học ......................................51
3.2. Nội dung xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học .......................................52
3.2.1. Bài tập phát hiện phương tiện tu từ và đánh giá giá trị của chúng trong việc
biểu đạt ......................................................................................................................52
3.2.2. Bài tập phát hiện biện pháp tu từ và đánh giá giá trị của chúng trong việc
biểu đạt ......................................................................................................................60

3.2.3. Bài tập yêu cầu học sinh chỉ ra giá trị biểu cảm của các phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ ......................................................................................................67
3.2.4. Bài tập vận dụng..............................................................................................70
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................73
1. Kết luận .................................................................................................................73
2. Một số ý kiến đóng góp .........................................................................................73
3. Một số triển vọng nghiên cứu sau đề tài ...............................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75
PHỤ LỤC .................................................................................................................76

iv


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Võ Quảng là một nhà văn, nhà thơ lớn trong nền văn học thiếu nhi. Ông là
tổng biên tập đầu tiên của nhà xuất bản Kim Đồng, và cũng là một trong những
người đặt những viên gạch đầu tiên cho lĩnh vực văn học này. Trong hơn bốn mươi
năm liên tục viết cho thiếu nhi, ông đã xuất bản trên hai mươi tập thơ, truyện, kịch
bản phim và dịch một số tác phẩm văn học nước ngồi ra tiếng Việt. Tác phẩm của
ơng được bạn đọc nhỏ tuổi rất u thích và đón nhận nhiệt tình. Trong suốt q
trình sáng tác, ơng ln tâm nguyện: “Viết cho thiếu nhi là tình yêu, lẽ sống của
tôi”. Bởi vậy, ông đã đem tất cả những tình cảm, tâm huyết và tài năng để phục vụ
cho thiếu nhi. Nhà phê bình văn học Phong Lê đã khẳng định: “ Võ Quảng - cả một
đời văn cho thiếu nhi”.
Thơ Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi mầm non và đầu tiểu học. Chính vì
vậy, ngơn ngữ trong thơ ông mang những nét đặc thù cho lứa tuổi này. Trong những
bài thơ, ông thường sử dụng những từ ngữ chọn lọc, trong sáng, dễ hiểu, đặc biệt
nhiều từ tượng hình, tượng thanh, nhiều động từ, tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu
sắc… tạo nên sắc thái vui tươi, nhộn nhịp tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm

của các em thiếu nhi. Đặc biệt, ơng thường dùng những câu thơ ngắn và sử dụng
vần trắc. Võ Quảng cũng tạo ra những từ tượng thanh đặc sắc để mô phỏng tiếng
kêu của các con vật và tiếng động của cỏ cây. Tất cả đã tạo cho thơ ơng khơng khí
vui tươi, nghịch ngợm phù hợp với tâm hồn trẻ nhỏ. Đặc biệt, cái tài của Võ Quảng
là cách sử dụng các phương tiện và biện pháp tu từ độc đáo.
Những phương tiện tu từ và biện pháp tu từ góp phần khơng nhỏ vào sự
thành cơng của thơ Võ Quảng. Với các biện pháp và phương tiện tu từ như: nhân
hóa, so sánh, điệp từ ngữ..v..v, ngôn ngữ trong thơ ông trở nên bay bổng, lung linh
đầy âm thanh, màu sắc, nhịp điệu. Những cái hay, cái đẹp do các phương tiện và
biện pháp tu từ mang lại làm cho nội dung của mỗi bài thơ thêm mới lạ, hấp dẫn, dễ
đi vào lòng trẻ thơ. Chúng kích thích trí tưởng tượng, óc tư duy của trẻ, bồi dưỡng
nhân cách đạo đức cũng như lòng đam mê nghệ thuật trong các em.
Đối với học sinh Tiểu học, việc hiểu và cảm nhận một tác phẩm văn chương
phụ thuộc vào năng lực cảm thụ văn học của các em. Cảm thụ văn học chính là việc
các em đọc, hiểu và phân tích cái hay cái đẹp của các giá trị nội dung cũng như

1


nghệ thuật của một tác phẩm. Việc phát hiện và phân tích giá trị của các phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng là cách giúp học sinh
hình thành khả năng cảm thụ văn học tốt nhất. Qua đó, học sinh tích lũy được vốn
từ ngữ cho bản thân, đồng thời biết vận dụng các phương tiện và biện pháp tu từ vào
bài viết của mình để làm cho bài viết thêm sinh động và có sức thuyết phục. Từ đó,
kích thích hứng thú viết văn trong các em, giúp các em thêm yêu tiếng Việt và biết
giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Khảo sát các phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi” để nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Những tác phẩm của Võ Quảng khơng chỉ có giá trị về mặt nội dung, nghệ

thuật mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc. Chính vì vậy, thơ văn của ơng được
nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Trong phần này, chúng tơi điểm lại một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
sau:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu trong bài viết Vài nét về ngôn ngữ cho thiếu nhi
của Võ Quảng được in trên báo Sài Gịn giải phóng số 2236, tháng 8/1982, đã phân
tích khá đầy đủ những yếu tố ngơn ngữ trong thơ Võ Quảng như: thể loại, vốn từ
vựng, ngôn ngữ đối thoại… Đặc biệt, tác giả cịn phân tích về đặc điểm cú pháp
như: kết cấu chủ vị, cách đảo trật tự danh từ (hoặc động từ) - danh từ… trong thơ.
Vân Thanh, Tác gia văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển Bách Khoa,
Hà Nội, 2006, đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời, con người nhà thơ Võ Quảng.
Đồng thời, tác giả cũng đã đề cập đến những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật
trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi như: vần trắc, từ tượng thanh, từ tượng hình,
nhịp điệu, âm thanh…
Các bài viết nghiên cứu về thơ của nhà thơ Võ Quảng trên các báo và tạp chí
như: Ngun An, Từ phó chủ tịch thành phố thành nhà thơ của thiếu nhi trên báo
Điện tử, tháng 7/2007; Vũ Tú Nam, Tài năng miêu tả của Võ Quảng, NXB Kim
Đồng, 1983; Nguyễn Nhã Tiên, Võ Quảng - nhà văn của tuổi thơ trên báo Quảng
Nam ngày 06/07/2007. Các tác giả này đều đề cập đến nội dung cũng như nghệ
thuật trong thơ Võ Quảng.
Phương Thảo, Võ Quảng - Con người, tác phẩm”, nhà xuất bản Đà Nẵng,
năm 2008, đã giới thiệu chi tiết về chân dung nhà thơ Võ Quảng. Đồng thời, tác giả

2


cũng đã giới thiệu một số bài viết của Võ Quảng về văn học thiếu nhi. Ngồi ra, tác
giả cịn tập hợp các bài tiểu luận, bình phẩm, phân tích… về tác phẩm thơ văn Võ
Quảng của các nhà nghiên cứu chuyên và không chuyên trên các báo và tạp chí.
Nhìn chung, tất cả các bài viết được tác giả Phương Thảo tập hợp đưa vào cuốn

sách đều đã đề cập đến nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng.
Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, NXB Đại học Sư phạm, 2009,
ngoài phần nghiên cứu về tiểu sử cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ
Quảng, tác giả cịn đi sâu phân tích các khía cạnh nội dung và nghệ thuật trong thơ
và văn xuôi. Theo tác giả, nội dung thơ Võ Quảng gồm hai phần chính là thế giới
thiên nhiên mới lạ, hấp dẫn và những bài học đầu tiên về cuộc sống. Về nghệ thuật
thơ, tác giả giới thiệu chi tiết các đặc điểm như: nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ và
nhạc điệu, những chi tiết hài hước và dí dỏm. Ngồi ra, tác giả cịn giới thiệu một số
bài thơ và truyện đồng thoại của Võ Quảng viết cho thiếu nhi.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đã đề cập đến những nét cơ
bản về nội dung cũng như nghệ thuật trong thơ Võ Quảng. Nhưng vấn đề về các
phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ được sử dụng trong thơ của ơng thì chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Song, đây cũng là
những tài liệu tham khảo bổ ích cho chúng tơi thực hiện đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu
nhi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong tập thơ Anh Đom
Đóm của nhà thơ Võ Quảng và Tuyển tập thơ văn Võ Quảng, Phong Lê, Nxb Văn
học, 1998.
Trong các phương tiện và biện pháp tu từ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
các phương tiện và biện pháp tu từ sau:
- Phương tiện tu từ: nhân hóa, điệp từ ngữ, đảo ngữ.
- Biện pháp tu từ: so sánh, sóng đơi, câu hỏi tu từ.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

3



- Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết
cho thiếu nhi.
- Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn
tiếng Việt ở Tiểu học.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận liên quan đến đề tài.
- Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết
cho thiếu nhi.
- Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học sinh giỏi môn
tiếng Việt ở Tiểu học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ
thể như sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: thống kê số lần sử dụng các
phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.
- Phương pháp phân tích, chứng minh: làm rõ ý nghĩa và giá trị biểu cảm của
phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ Võ Quảng viết cho thiếu nhi.
- Phương pháp tổng hợp, khái quát.
6. Giả thuyết khoa học
Việc nghiên cứu và thực hiện đề tài sẽ giúp cho người đọc, đặc biệt là các em
học sinh và giáo viên Tiểu học có cái nhìn tồn diện hơn về các phương tiện và biện
pháp tu từ được sử dụng trong thơ Võ Quảng. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo bổ
ích cho giáo viên tiểu học trong cơng tác hình thành và rèn luyện khả năng cảm thụ
văn học cho các em học sinh.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
- Chương 2: Khảo sát các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ trong thơ viết
cho thiếu nhi của Võ Quảng.
- Chương 3: Xây dựng hệ thống bài tập cảm thụ văn học để bồi dưỡng học
sinh giỏi môn tiếng Việt ở Tiểu học.

4


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giới thiệu về nhà thơ Võ Quảng
1.1.1. Vài nét về tiểu sử
Võ Quảng sinh ngày 1/3/1920 tại làng Thượng Phước, xã Đại Hòa, huyện
Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, bên dịng sơng Thu Bồn. Cha của ông là một nhà Nho.
Mẹ ông làm ruộng, chăn tằm.
Từ nhỏ, Võ Quảng là một cậu bé hiếu động, thông minh. Năm 1935, Võ
Quảng rời quê hương ra học tại trường Quốc Học Huế. Trong thời gian này, ông
tham gia tổ chức thanh niên Phản đế. Tháng 9/1941, ông bị chính quyền Pháp bắt
giam ở nhà lao Thừa Phủ, sau đó bị đưa đi quản thúc vơ thời hạn tại quê nhà.
Sau Cách mạng tháng Tám, ông được chính quyền Việt Minh cử làm ủy viên
Tư pháp thành phố Đà Nẵng. Khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ, ông được cử vào chức
vụ Phó chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1947 đến
1954, ơng làm Hội thẩm chính trị (tức là Phó Chánh án) tịa án qn sự miền Nam Việt
Nam. Thời gian này, ơng cũng có sáng tác một số tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi.
Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi
đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người
tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Một thời
gian sau đó, ơng được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm

1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về
công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm
chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này
đến khi về hưu.
Ông qua đời năm 2007 tại Hà Nội.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Võ Quảng
Võ Quảng sáng tác trên nhiều thể loại, cụ thể như: thơ, truyện, kịch bản phim
hoạt hình, dịch... Nhưng dù ở thể loại nào ông cũng là một Võ Quảng của thiếu nhi.
Ông đã xuất bản được các tác phẩm như:
* Thơ:
- Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom
đóm (1970), Măng tre (1972), Quả đỏ (1980), Ánh nắng sớm (1993), Tôi đi (2004)

5


* Văn xuôi
- Cái lỗ cửa (1959), Cái thăng (1961), Chỗ cây đa làng (1964), Cái mai (1967),
Những chiếc áo ấm (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng
(1978),Vượn hú (1993), Kinh tuyến, vĩ tuyến (1975), Chuyện kể ở Đầm vạc (2002),
Tuyển tập Võ Quảng - 2 tập (NXB Hội nhà văn), Tuyển tập Võ Quảng (NXB Đà
Nẵng).
* Kịch bản phim hoạt hình
- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Những chiếc áo ấm, Con 2
* Dịch: Đông kisốt (NXB Kim Đồng), Người anh hùng rừng Xecvut (NXB
Kim Đồng), Một số truyện ngắn của Marcel Proust
Ngoài những thể loại trên, Võ Quảng cịn viết những bài tiểu luận, phê bình,
phân tích. Hầu hết các thể loại của ông đều viết cho thiếu nhi.
Ông được Nhà nước trao tặng nhiều giải thưởng cao quý.
1.2. Thơ Võ Quảng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học

Theo khảo sát của chúng tôi, trong chương trình Tiểu học, thơ của Võ Quảng
xuất hiện khơng nhiều, cụ thể như sau:
Lớp 1: Bài Ai dậy sớm
Bài Cốc! Cốc! Cốc!
Lớp 3: Bài Anh Đom Đóm.
Lớp 2, 3, 4: Thơ Võ Quảng khơng được đưa vào chương trình.
Những bài thơ đưa vào sách giáo khoa đều là những bài thơ hay mang nhiều
tính giáo dục sâu sắc giúp các em tích lũy được cho mình những bài học q giá về
cuộc sống như: biết ngủ dậy sớm mỗi buổi sáng để đón những điều tốt đẹp nhất mà
thiên nhiên đang chào đón, biết khi người khác vào nhà chơi phải nói và có thái độ
như thế nào để thể hiện sự thân thiết, hiếu khách của mình hay sự chuyên cần, sự
lao động miệt mài để đem đến bình yên cho người khác.
Tuy nhiên, ba bài trong chương trình Tiểu học là một con số còn hạn chế.
Cho nên, thơ Võ Quảng chưa thực sự đến được với các em thiếu nhi đặc biệt là các
em vùng sâu, vùng xa - khơng có điều kiện để đọc và tìm hiểu thêm ngồi sách giáo
khoa. Chính vì vậy, giá trị trong thơ cũng như tình cảm của nhà thơ Võ Quảng dành
cho thiếu nhi chưa được khai thác sâu sắc.

6


1.3. Phương tiện tu từ
1.3.1. Định nghĩa
Hiện nay, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề định nghĩa
phương tiện tu từ.
Đinh Trọng Lạc cho rằng: Phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc
các cấp độ khác nhau được đánh giá tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào
đó của ngơn ngữ.
(Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học, NXB Giáo dục, 1999, tr.282)
Trong một cơng trình nghiên cứu khác, ơng lại cho rằng: Phương tiện tu từ

bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học với phương tiện tương liên có tính
chất trung hịa của hệ thống ngơn ngữ.
(Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ, NXB Giáo dục, 1995, tr.5)
Theo Hoàng Tất Thắng: Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ gồm các
đơn vị âm thanh, từ ngữ, các kết cấu cú pháp được vận dụng nhằm mục đích tu từ
biểu cảm.
(Hồng Tất Thắng, Phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2001, tr.28)
Phan Phương Dung cho rằng: phương tiện tu từ là phương tiện ngơn ngữ mà
ngồi ý nghĩa cơ bản, chúng cịn có màu sắc tu từ.
(Phan Phương Dung, Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, 2007, tr.102)
Tuy nhiên, chúng tôi chọn định nghĩa của Đinh Trọng Lạc để làm căn cứ, cơ
sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
“Phương tiện tu từ là phương tiện ngơn ngữ mà ngồi ý nghĩa cơ bản ( ý
nghĩa sự vật - logic ) ra, chúng cịn mang ý nghĩa bổ sung, cịn có màu sắc tu từ”.
(Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB GD Hà Nội, tr 58)
Ví dụ: Từ “đứa trẻ” là phương tiện trung hòa, từ “em bé” là phương tiện tu từ
(ở cấp độ từ vựng) vì ngoài ý nghĩa cơ bản là “đứa trẻ” ra, từ “em bé” còn bao hàm
một màu sắc tu từ là tỏ vẻ âu yếm. Ngồi ra, cịn có các phương tiện tu từ khác là
“đứa trẻ con, đứa con nít” tỏ vẻ xem thường, “ranh con, nhãi con” tỏ vẻ khinh thị,
ghét bỏ, “thằng nhóc, nhóc con” tỏ vẻ bỡn cợt.
1.3.2. Các phương tiện tu từ Tiếng Việt
a. Phương tiện tu từ từ vựng
Phương tiện tu từ từ vựng là những đơn vị từ vựng mà ngoài ý nghĩa cơ bản
ra, chúng cịn có ý nghĩa bổ sung, cịn có màu sắc tu từ.

7


Ví dụ: Từ chết mang ý nghĩa trung hịa, cịn các từ như: từ trần, hi sinh (tôn
trọng), nghẻo, toi mạng (khinh bỉ, coi thường) ngoài ý nghĩa cơ bản cịn có màu sắc

tu từ (ý nghĩa bổ sung).
Những phương tiện tu từ từ vựng bao gồm những từ ngữ thuộc nhiều lớp từ
trong Tiếng Việt hiện đại: từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ mượn, từ sách vở, từ hội
thoại, từ thơng tục, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ địa phương, từ láy, thành ngữ, thuật
ngữ, từ danh mục, từ lịch sử, từ ngoại lai…
b. Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
Phương tiện tu từ ngữ nghĩa là định danh thứ hai có tác dụng gợi hình, gợi
cảm. Và gơmg những phương tiện sau:
+ Phóng đại: là dùng những từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nhân lên gấp nhiều
lần những thuộc tính của khánh thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản
chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ.
Ví dụ: vơ cùng vĩ đại, hết sức khó khăn, trăm cơng nghìn việc…
+ Thu nhỏ: là cách cố ý thu nhỏ những thuộc tính của đối tượng hoặc hiện
tượng bằng cách đối chiếu hai đối tượng hoặc hiện tượng khác loại trên cơ sở một
dấu hiệu giữa chúng, nhằm mục đích nhấn mạnh thuộc tính nhỏ bé, ít ỏi, khơng
đáng kể của đối tượng được miêu tả.
Ví dụ: trong nháy mắt, bé tí bằng đầu mũi kim, sợi tóc chẻ làm tư…
+ Nói giảm: Nói giảm là phương tiện tu từ làm giảm nhẹ, làm yếu đi một đặc
trưng tích cực nào đó của đối tượng được nói đến.
Ví dụ: Học hành thì cậu ấy khơng dám lười đâu, nhưng thật sự chăm chưa thì
phải nói là chưa.
+ Ẩn dụ: Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự
tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được định danh với khách thể B có
tên gọi được chuyển sang dùng cho A.
Ví dụ:

Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
( Nguyễn Du)


+ Cải danh: Cải danh là một biến thể của lối nói chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ,
trong đó người ta dùng tên riêng thay cho tên chung hoặc dùng tên chung thay cho tên
riêng.

8


Ví dụ:

Những hồn Trần Phú vơ danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngần.
( Tố Hữu)

+ Nhân hóa: Nhân hóa là một biến thế của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ
ngữ biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối
tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần gũi, dễ
hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư, thái độ của
mình.
Ví dụ: Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
( Trần Đăng Khoa)
+ Vật hóa: Vật hóa là một biến thế ẩn dụ, là lấy những từ ngữ biểu thị thuộc
tính, dấu hiệu của lồi vật, đồ vật để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để
châm biếm, đùa vui và nhiều khi qua đó thể hiện tình cảm, thái độ sâu kín của mình.
Ví dụ:

Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tơi chọn kẻ vuốt nanh
(Nguyễn Trãi)

+ Phúng dụ: Phúng dụ là một biến thế của ẩn dụ, trong đó người ta dùng hình

ảnh cụ thể, sinh động để biểu thị một ý niệm về triết lí nhân sinh hay một bài học về
ln lí đạo đức, nhằm làm cho sự trình bày những nội dung đó trở nên sâu sắc, thâm
thúy.
Ví dụ: con cò mà đi ăn đêm, con mèo mà trèo cây cao.
+ Hoán dụ: Hoán dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này lâm thời gọi tên
đối tượng khác nhau dựa trên mối quan hệ liên tưởng hay tiếp cận logic giữa hai đối
tượng.
Ví dụ:

Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến q nửa thì chưa thơi.
(Nguyễn Du)

+ Nhã ngữ: Nhã ngữ là một biến thể của uyển ngữ, trong đó những từ ngữ
nhã nhặn, lịch sự được dùng thay thế những từ ngữ thơ lỗ, khó nghe, khơng đúng
mức.
Ví dụ: Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác - Lênin, thế giới người hiền.
(Tố Hữu)

9


c. Phương tiện tu từ cú pháp
Phương tiện tu từ cú pháp là những kiểu câu ngồi nội dung thơng tin cơ bản
ra cịn mang phần thơng tin bổ sung, cịn có màu sắc tu từ.
Các phương tiện tu từ cú pháp bao gồm:
+ Tỉnh lược: là lược bỏ một hay hai thành phần chính của câu mà ý nghĩa
của thành phần bị tỉnh lược vẫn có thể được khơi phục nhờ hồn cảnh hay ngữ cảnh.
Ví dụ: - Những ai ngồi đấy?

- Ơng lí cựu với ơng chánh hội.
(Ngơ Tất Tố)
+ Im lặng: là ngắt lời đột ngột do bị kìm nén về tình cảm, do lưỡng lự, trù
trừ, hoặc do khơng muốn tiếp tục câu chuyện, lời nói.
Ví dụ:

Tre xanh…xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh.
(Nguyễn Duy - Tre Việt Nam)

+ Câu đặc biệt: là câu có cấu tạo là một trung tâm cú pháp chính có ý nghĩa
khái qt chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật hoặc sự kiện.
Ví dụ:

Ở làng này, khó lắm.
(Nam Cao)

+ Điệp ngữ: là lặp lại có ý thức những từ, ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý,
mở rộng ý, gây ấn tượng ra những xúc cảm trong lịng người đọc.
Ví dụ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ
Tịch, người anh hùng đân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,
nhân dân ta và non sông đất nước ta.
(Lê Duẩn)
+ Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại.
Ví dụ: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy.
(Hồ Chí Minh)
+ Trùng điệp cú pháp: là lặp lại những đơn vị đồng nhất về nghĩa và đồng
nghĩa về ngữ pháp trong thành phần của câu.
Ví dụ: Anh Cóc ơi, Tây nó đánh chết thằng Năng rồi.

(Nguyễn Đình Thi)

10


+ Đảo ngữ: là hiện tượng vi phạm có chủ định trật tự chuẩn mực của các đơn
vị lời nói nhằm mục đích tách ra một thành tố nghĩa - cảm xúc nào đó.
Ví dụ: Thật vĩ đại, cái trầm lặng đầy tin tưởng của những con người.
(Thép Mới)
+ Cách quãng: là sự xếp đặt cách quãng những yếu tố cú pháp vốn thường
được dùng trong trình tự vị trí tiếp giáp nhau.
Ví dụ:

Tơi nhớ đàn anh tự thuở xưa
Thiết tha, tuy chưa gặp bao giờ.
(Tố Hữu)

+ Biệt lập: là tách ra về mặt cấu trúc và mặt ngữ điệu - nghĩa một trong các
thành phần câu nhằm đem đến cho nó một giá trị cú pháp và nghĩa nhất định.
Ví dụ:

Sẽ cố nhìn, ngơ ngác, lớp thanh niên
Xây thế giới cao quá trời xanh thẳm.
(Tố Hữu)

1.4. Biện pháp tu từ
1.4.1. Định nghĩa
Hiện nay, có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về vấn đề định nghĩa biện
pháp tu từ.
Theo Đinh Trọng Lạc: Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng các đơn vị

lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn.
(Đinh Trọng Lạc, 300 bài tập phong cách học Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1995, tr.5)
Trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ, ông lại cho rằng: Biện pháp tu từ là
những cách kết hợp ngơn ngữ đặc biệt trong một hồn cảnh cụ thể, nhằm mục đích
tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp tu từ sử dụng ngôn ngữ thơng thường
trong mọi hồn cảnh nhằm mục đích diễn đạt lí trí.
(Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ, NXB Giáo dục, 1995, tr.5)
Phan Phương Dung định nghĩa: Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng
trong lời nói các phương tiện ngơn ngữ khơng kể là có màu sắc tu từ hay khơng
trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ.
(Phan Phương Dung, Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, 2007, tr.106)
Theo Nguyễn Hữu Quỳnh: Biện pháp tu từ là việc vận dụng các từ, cụm từ,
quy tắc ngữ pháp chuẩn mực vào các hoàn cảnh giao tiếp.
(Nguyễn Hữu Quỳnh, Tiếng Việt hiện đại, TT Từ điển Bách khoa, 1994, tr.259)

11


Tuy nhiên, chúng tôi chọn định nghĩa của Đinh Trọng Lạc để làm căn cứ, cơ
sở lý luận để nghiên cứu đề tài.
“Biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng một cách khéo léo trong hoạt
động lời nói các phương tiện ngơn ngữ khơng kể là trung hịa hay tu từ trong một
ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ”.
(Đinh Trọng Lạc (1999), Phong cách học Tiếng Việt, NXB GD Hà Nội)
Ví dụ:

Da ngăm ngăm đen
Như hun trong khói.
(Võ Quảng - Cậu tơi)


Cách so sánh khéo léo của màu da người thợ rèn với hình ảnh của những vật
được hun trong khói mang lại hiệu quả tu từ: khơng những diễn tả được chính xác
màu da của những người thợ rèn mà còn thể hiện được sự vất vả, khổ nhọc của họ.
Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được tình cảm của tác giả với cậu của mình.
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là bộ phận thứ hai của phong cách học.
Giữa chúng có những khác biệt nhưng lại có mối quan hệ biện chứng với nhau: Sử
dụng biện pháp tu từ để thể hiện phương tiện tu từ hay ngược lại.
Ví dụ: Trong bài thơ Làm gạch có câu:
Các chú mồ hôi nhỏ giọt
Như tắm trong mưa.
(Võ Quảng)
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh rất đơn giản nhưng độc đáo. Đọc
câu thơ, các em nhỏ có thể dễ dàng tưởng tượng được mồ hôi của các chú làm gạch
đổ ra nhiều như đang tắm trong mưa. Từ đó thấy được sự vất vả của các chú làm
gạch. Nhưng hình ảnh tắm trong mưa cũng được xây dựng dựa trên phương tiện tu từ
phóng đại.
Có thể nói phương tiện tu từ và biện pháp tu từ góp phần khơng nhỏ để làm
nên những câu thơ, bài văn hay. Nó tạo nên những giá trị về mặt hình thức cho mỗi
tác phẩm. Vì vậy, để giúp các em học sinh chiếm lĩnh giá trị của một tác phẩm văn
chương thì cần hướng dẫn, rèn luyện các em phát hiện, phân tích, đánh giá được các
phương tiện và biện pháp tu từ.

12


1.4.2. Các biện pháp tu từ Tiếng Việt
a. Biện pháp tu từ từ vựng
Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị
từ vựng trong phạm vi một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, chỉnh thể trên
câu…) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ

vựng trong ngữ cảnh.
Các biện pháp tu từ từ vựng dựa trên các mối quan hệ:
- Quan hệ hòa hợp
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ quy định
b. Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
Biện pháp tu từ ngữ nghĩa là cách phối hợp sử dụng khéo léo, theo trình tự
nối tiếp các ý nghĩa của nhiều đơn vị thuộc một cấp độ trong giới hạn của một đơn
vị khác thuộc cấp độ cao hơn, có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do sự tác động của
lượng nghĩa trong ngữ cảnh.
Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa bao gồm:
+ So sánh: là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó người ta đối chiếu hai hay
nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó để đem đến
một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.
Ví dụ:

Trẻ em như búp trên cành.
(Hồ Chí Minh)

+ Đồng nghĩa kép: là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng hai hay nhiều từ
đồng nghĩa để diễn đạt một ý nghĩa giống nhau nào đó, nhằm nêu đặc trưng của đối
tượng một cách đầy đủ nhất.
Ví dụ: Bố tơi đã nâng niu, giữ gìn cẩn trọng cái tiểu đựng hài cốt bà suốt
dọc đường ô tô lên tới đây.
(Ma Văn Kháng)
+ Thế đồng nghĩa: là biện pháp tu từ trong đó người ta dùng từ ngữ đồng
nghĩa để gọi tên các đối tượng đã được nói đến, nhằm bổ sung cho đối tượng đó
những đặc trưng thuộc về một khía cạnh mới nào đó.
Ví dụ: Phụ nữ lại càng cần phải học. Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp
nam giới.

(Anh Đức)

13


+ Phản ngữ: là biện pháp tu từ trong đó người ta đặt trong cùng một chuỗi cú
đoạn những khái niệm hình ảnh đối lập nhau được diễn đạt bằng những đơn vị lời
nói khác nhau, nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả nhờ thế đối lập
tương phản.
Ví dụ:

Gặp em anh nắm cổ tay
Khi xưa em trắng, sao rày em đen.
(Ca dao)

+ Nghịch ngữ: là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt ở việc kết hợp liền nhau
hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau về nghĩa trong mối quan hệ ngữ
pháp chính phụ.
Ví dụ: Cơng việc khai hóa người Marốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.
(Nguyễn Ái Quốc)
+ Tăng dần: là việc sắp xếp các thành tố phát ngơn cùng nói về mặt quy
chiếu, theo trình độ tăng dần cường độ biểu cảm, cảm xúc.
Ví dụ: Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tịi, nhận xét và suy tưởng khơng biết
chán…
+ Giảm dần: là việc sắp xếp các thành tố phát ngôn theo trình tự giảm dần về
nghĩa.
Ví dụ: Ai có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, khơng gươm thì dùng
cuốc…
(Hồ Chí Minh)
+ Chơi chữ: là biện pháp tu từ dựa trên sự vận dụng linh hoạt tiềm năng về

ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt để tạo nên phần tin mới.
Ví dụ: Chữ tài liền với chữ tai một vần.
(Nguyễn Du)
+ Nói lái: là cách tráo phụ âm đầu và phần vần giữa các âm tiết để tạo nên
những từ ngữ khác có nội dung mới, bất ngờ, hiểm hóc.
Ví dụ: Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.
c. Biện pháp tu từ cú pháp
Biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong
một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn
vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói
do chúng cấu tạo nên.

14


Các biện pháp tu từ cú pháp bao gồm:
+ Sóng đôi: là biện pháp tu từ dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai hay
nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
Ví dụ: Trơng thấy Tổ quốc, trơng thấy đồng bào, lịng tơi thật là vui vẻ.
(Hồ Chí Minh)
+ Đảo đổi: là biến thể của sóng đơi, có đặc điểm là sự biến đổi của những
mối liên hệ cú pháp giữa các thành phần được lặp lại của cấu trúc sống đơi.
Ví dụ:

Ơng mặt trời óng ánh
Ơng mặt trời nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ơng.
(Võ Quảng)

+ Lặp đầu: là việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp

theo.
Ví dụ:

Đã nghe nước chảy trên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.
(Tố Hữu)

+ Lặp cuối: việc lặp lại một vài yếu tố ở cuối câu trong một số câu tiếp theo.
Ví dụ:

Tiếng hát ta làm vui cuộc đời
Có chúng ta làm vui cuộc đời.
(Tôn Thất Lập)

+ Câu hỏi tu từ: là biện pháp tu từ cú pháp trong đó người ta dùng hình thức
câu hỏi khơng phải để hỏi mà cái chính là để tăng cường tính diễn cảm của phát
ngơn.
Ví dụ:

Em là ai? Cơ gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay khơng có tuổi?
(Tố Hữu)

+ Tách biệt: là tách riêng có dụng ý từ một cấu trúc cú pháp thống nhất ra
một hay nhiều bộ phận biệt lập về mặt ngữ điệu, tách xa nhau bằng một chỗ ngắt.
Ví dụ: Nói xong, anh ta vùng đứng lên, giơ tay chào mọi người rồi đi ra cửa.
Mọi người nhìn theo anh ta. Im lặng.
+ Liên kết tu từ: là biện pháp tu từ cú pháp, trong đó người ta cố ý vi phạm
logic thông thường, quen thuộc trong việc kết hợp cú pháp các bộ phận của câu
ghép.


15


Ví dụ: Đồng bào thương tơi, chắc làm theo lời tơi.
(Hồ Chí Minh)
d. Biện pháp tu từ ngữ âm
Biện pháp tu từ ngữ âm là những cách sử dụng khéo léo các âm thanh, đem
đến cho phát ngôn một cơ cấu âm thanh nhất định, nhằm tạo ra những màu sắc biểu
cảm – cảm xúc nhất định.
Các biện pháp tu từ ngữ âm bao gồm: điệp phụ âm đầu, điệp vần, điệp thanh,
tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng…
1.5. Các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học
1.5.1. Các phương tiện tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học
Các phương tiện tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học là:
1.5.1.1. Nhân hóa
Ví dụ:
“Mặt trời gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác”.
(Anh Đom Đóm, TV3, tập 1, Tr. 143)
1.5.1.2. Điệp từ - ngữ.
Ví dụ:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơ mát
Những con đường bát ngát
Những dịng sơng đỏ nặng phù sa”
(Đất nước, TV5, tập 2, Tr. 95)

1.5.1.3. Đảo ngữ
Ví dụ:
Trong bài thơ Đi hội chùa Hương:
“Nườm nượp người, xe đi
Mùa xuân về trẩy hội.”
(TV3, tập 2, Tr. 68)
1.5.1.4. Ẩn dụ

16


Ví dụ:

“Mặt trời của bắp thì nằm trên núi
Mặt trời của mẹ, con nằm trên lưng.”
(TV4, tập 2, Tr.49)

1.5.1.5. Hoán dụ
Ví dụ:

“Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu”.
(Bầm ơi, TV5, tập 2, Tr.30)

1.5.1.6. Khoa trương
Ví dụ:

Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hơi thánh thót như mưa ruộng cày”.
(TV5, tập 1, Tr.168)


1.5.2. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình tiểu học
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong chương trình Tiểu học bao gồm:
1.5.2.1. So sánh
Ví dụ:
“Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những
chùm thảo quả đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm.
Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.”
(Rừng thảo quả, TV5, tập 1, Tr.114)
1.5.2.2. Sóng đơi
Ví dụ:

“Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu
Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban
Tìm nơi thăm thẳm sóng trào
Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Tìm nơi quần đảo khơi xa
Có lồi hoa nở như là khơng tên”
(Hành trình của bầy ong, TV4, Tr.117)

1.5.2.3. Câu hỏi tu từ
Ví dụ:

“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?”
(Tre Việt Nam, TV4, tập 1, Tr.41)

1.5.2.4. Tương phản

17



Ví dụ: “Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ
ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phủ, một hồi tạnh hẳn.
(Đất Cà Mau, TV5, tập 1, Tr.89)
1.6. Năng lực cảm thụ văn học của học sinh Tiểu học
1.6.1. Khái niệm cảm thụ văn học
Cảm thụ văn học được coi là một nhiệm vụ quan trọng của chương trình mơn
Tiếng Việt ở Tiểu học. Nó được tích hợp trong suốt q trình giảng dạy mơn học
này. Việc hình thành khả năng cảm thụ văn học sẽ giúp các em u thích mơn Tiếng
Việt hơn và từ đó học tập môn học ngày càng tốt hơn.
Theo Trần Mạnh Hưởng: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi
bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn
truyện, bài văn, bài thơ…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ…).
Nói một cách khác, cảm thụ văn học chính là q trình các em đọc, cảm nhận, phân
tích những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm để các em khơng
những hiểu mà cịn rung cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với
những gì đã đọc.
(Trần Mạnh Hưởng, Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học, NXB Giáo dục, 2007, tr. 5)
Học sinh Tiểu học, tuy còn nhỏ tuổi nhưng các em đều có thể cảm thụ văn
học. Bởi vậy, người giáo viên tiểu học cần chú ý rèn luyện, trau dồi để từng bước
nâng cao trình độ cảm thụ văn học trong các em để mỗi bài thơ, bài văn thực sự là
món ăn tinh thần mới lạ và hấp dẫn đối với các em.
1.6.2. Một số yêu cầu rèn luyện cảm thụ văn học ở Tiểu học
Muốn trở thành một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt, ngoài sự dẫn
dắt của giáo viên, học sinh cần phải có sự tự giác phấn đấu và rèn luyện về nhiều
mặt.
1.6.2.1. Trao dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn
Hứng thú là yếu tố quan trọng trong việc đưa các em đến với thơ văn. Có
hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn trở ngại, cố

gắng luyện tập để cảm thụ văn học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt.
Ở Tiểu học, để trao dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cho các em, người
giáo viên cần phải tích hợp trong tất cả các phân mơn của môn Tiếng Việt. Trong
giờ Tập đọc, giáo viên yêu cầu các em chú ý lắng nghe để tìm hiểu cái hay, cái đẹp
của nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện của bài, hướng dẫn các em tập đọc diễn

18


cảm bài thơ, bài văn đang học để các em thấy được tính nhạc, tính họa trong từng
câu văn, câu thơ. Trong giờ Tập làm văn, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tập
dùng những từ ngữ đúng và hay, nói và viết thành câu rõ ý, sinh động và gợi cảm.
Ngồi ra, giáo viên cần hình thành cho các em niềm đam mê đọc sách làm tăng
hứng thú của các em đối với thơ văn.
1.6.2.2. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học
Năng lực cảm thụ văn học phụ thuộc không nhỏ vào vốn hiểu biết của mỗi
người, đặc biệt là vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học. Vì vậy, người giáo
viên, và quan trọng nhất là các em phải biết tích lũy cái vốn đó cho mình.
Trước hết các em phải tập thói quen quan sát thường xuyên những cảnh vật, con
người, sự việc xảy ra xung quanh để có cảm xúc và ghi nhớ, phải quan sát bằng nhiều
giác quan: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi để cảm nhận hết các giá trị của cuộc sống.
Ngồi ra để tích lũy vốn sống cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức các cuộc tham quan,
dã ngoại, các tiết thực hành ngoài trời để các em có thêm cơ hội tìm hiểu thực tế cuộc
sống.
Bên cạnh tích lũy vốn hiểu biết về cuộc sống, các em cần tích lũy vốn hiểu
biết về văn học. Đọc sách là phương pháp hữu hiệu nhất. Mỗi cuốn sách là một thế
giới đầy lý thú và bổ ích. Nó giúp các em mở rộng tầm nhìn cuộc sống, khơi sâu
những suy nghĩ và cảm xúc góp phần khơi dậy năng lực cảm thụ văn học trong các
em. Giáo viên cũng phải chú ý hướng dẫn cho các em chọn lọc được những cuốn
sách phù hợp với lứa tuổi, có ích cho việc học tập và tu dưỡng. Ngoài ra cũng phải

cần hướng dẫn các em thái độ và phương pháp đọc. Khi đọc, các em cần tập trung
tư tưởng cao, luôn suy nghĩ về những điều đang đọc để thấy được cái hay của tác
phẩm.
Tích lũy được vốn hiểu biết sâu sắc về thực tế cuộc sống và văn học, các em
càng có khả năng tái hiện, tưởng tượng một cách phong phú với những cảm xúc
chân thực. Đó chính là điều kiện quan trọng để giúp các em cảm thụ văn học được
tốt hơn.
1.6.2.3. Nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt
Một yêu cầu quan trọng để rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh là các em
phải nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt. Đó là các kiến thức về ngữ âm - chữ
viết, từ ngữ, ngữ pháp…

19


Có kiến thức về âm thanh, chữ viết, các em mới thấy được sự đặc sắc trong
cách miêu tả tiếng kêu của các con vật trong thơ Võ Quảng. Ví dụ: Con gà mái khi
nhảy ổ kêu “tót, tót”, khi giật mình kêu “ốc, ốc”, khi đẻ xong kêu “tục, tục, tác”…
Nếu nắm vững các kiến thức về từ ngữ đã học, các em sẽ cảm nhận được sự thay
đổi mãnh liệt của những cây trong vườn khi mùa xuân đến bằng một hệ thống từ ngữ chỉ
màu sắc: đốm vàng, tim tím, trắng phau, xanh lơ, đỏ mọng, xanh ngắt của đoạn thơ sau:
“Hoa cải li ti
Đốm vàng óng ánh
Hoa cà tim tím
Nõn ruột hoa bầu
Hoa ớt trắng phau
Xanh lơ hoa đỗ
Cà chua vừa độ
Đỏ mọng trĩu cành
Xanh ngắt hàng hành

Xanh lơ cải diếp.”
Ngồi ra, để nói và viết tốt, các em phải nắm vững được kiến thức về ngữ
pháp. Tuy nhiên, nắm vững được các kiến thức ngữ pháp cũng giúp các em thấy
được cái hay của một tác phẩm qua những hình thức diễn đạt độc đáo, hấp dẫn. Đọc
các câu thơ nói về những nghệ sĩ, các em sẽ chú ý đến sự đảo trật tự cú pháp liên
tục trong những câu thơ sau của nhà thơ Võ Quảng:
“Xơn xao kì diệu
Tiếng hát Vàng Anh!
Rực rỡ, long lanh
Giọng anh Bồ Cát!
Vừa múa, vừa hát
Các chú Bồ Chao!
Vang lừng xơn xao
Giọng anh Chiền Chiện.”
Ngồi những kiến thức về ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, các em cần
phải làm quen và cảm nhận một số kiến thức về: hình ảnh, chi tiết, bố cục. Khơng
những thế các em cũng cần có kiến thức về các phương tiện và biện pháp tu từ như

20


so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…để hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài văn, bài thơ
và cảm thụ văn học được tốt hơn.
Những kiến thức và kỹ năng cơ bản về Tiếng Việt không những giúp các em
rèn luyện khả năng cảm thụ văn học mà còn phục vụ đắc lực cho việc học tập của
các em. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải chú ý tích hợp bồi dưỡng cho các
em trong tất cả giờ học Tiếng Việt cũng như các giờ học khác.
1.6.2.4. Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn và văn bản về cảm thụ văn học
Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn và văn bản về cảm thụ văn học là một trong
những bài tập để đánh giá kết quả học tập của học sinh giỏi mơn Tiếng Việt ở Tiểu

học. Đó cũng là một yêu cầu quan trọng để rèn luyện khả năng cảm thụ văn học cho
học sinh.
Để làm được bài tập về cảm thụ văn học đạt kết quả tốt, các em cần thực hiện
đầy đủ những việc sau:
- Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập.
- Đọc và tìm hiểu về câu thơ, câu văn hoặc đoạn trích được nêu trong đề bài.
- Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5 đến 7 dòng) hướng vào yêu
cầu của đề bài.
Tuy nhiên yêu cầu của loại bài tập này chỉ ở mức độ đơn giản, phù hợp với
khả năng của học sinh tiểu học.
Đoạn văn và văn bản có nội dung cảm thụ văn học ở tiểu học cần được diễn
đạt một cách hồn nhiên, trong sáng và bộc lộ cảm xúc, cần tránh mắc các lỗi về
chính tả, dùng từ, đặt câu, tránh diễn giải dài dòng về nội dung của đoạn thơ, đoạn
văn hay sa vào “phân tích” q kĩ bằng giọng văn khơng phù hợp với lứa tuổi thiếu
nhi.
Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiểu học, kiên trì rèn luyện từng
bước, các em sẽ viết được những đoạn văn và văn bản hay về cảm thụ văn học, sẽ
có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện bao điều đáng quý trong văn học
và trong cuộc sống.
Tiểu kết:
Võ Quảng vừa là một nhà thơ, nhà văn vừa là một nhà hoạt động cách mạng
lỗi lạc. Ông sáng tác trên nhiều thể loại như: thơ, kịch, truyện ngắn… nhưng đều
viết cho thiếu nhi.

21


×