Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng vi nấm trichoderma đối với nấm fusarium gây bệnh héo vàng và collectotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt (capsicum frutescens l)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------

LÊ TỐ NGA

Nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng
vi nấm Trichoderma đối với nấm Fusarium gây
bệnh héo vàng và Collectotrichum gây bệnh
thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


LỜI CẢM ƠN

Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn
TS. Đỗ Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt nhiều kiến thức q báu
trong q trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Sinh – Môi trường – ĐH Sư
Phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em
trong 4 năm học.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ln giúp đỡ,
động viên em trong suốt thời gian làm khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Lê Tố Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................8
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ......................................................................................9
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 10
1.1. Sơ lược về thành phần bệnh nấm hại trên cây ớt ............................................ 10
1.1.1. Nấm Fusarium gây bệnh héo vàng trên cây ớt ............................................. 11
1.1.2. Nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt .................................... 12
1.2. Sơ lược về nấm Trichoderma ................................................................................ 14
1.2.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma ...................................................................... 14
1.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma ................................................... 15
1.2.3. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh của Trichoderma ...................................... 15
1.2.4. Hoạt động tiết enzim của nấm Trichoderma .................................................. 17
1.2.4.1. Hệ enzim thủy phân chitin ............................................................................... 17
1.2.4.2. Hệ enzim thủy phân cellulose.......................................................................... 18
1.2.4.3. Các hợp chất kháng nấm từ Trichoderma .................................................... 18
1.2.5. Vị trí phân loại ..................................................................................................... 19
1.2.6. Tình hình nghiên cứu về nấm Trichoderma ................................................... 19
1.2.6.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 19
1.2.6.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 20
1.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm và một số chế phẩm từ nấm
Trichoderma đã được sản xuất, ứng dụng ................................................................. 21
1.3.1. Phương pháp lên men xố p tạo chế phẩm nấm Trichoderma .................... 21
1.3.2. Một số chế phẩm từ Trichoderma đã được sản xuất và ứng dụng ............ 22


CHƯƠNG 2...................................................................................................................... 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG............................................................................................................ 24
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU................................................... 24
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 24

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 24
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 03/2012. ................... 24
2.3. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT....................................................................... 24
2.3.1. Nguyên liệu............................................................................................................ 24
2.3.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị ............................................................................ 24
2.3.2.1. Hóa chất .............................................................................................................. 24
2.3.2.2 Dụng cụ và thiết bị ............................................................................................. 25
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 25
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu đất [3], [5] .......................................................... 25
2.4.2. Phương pháp phân lập các chủng vi nấm Trichoderma.............................. 26
2.4.3. Phương pháp giữ giống ...................................................................................... 27
2.4.4. Phương pháp thử tính đối kháng của Trichoderma đối với các chủng nấm
gây bệnh trên cây ớt [9],[12] ........................................................................................ 27
2.4.5. Phương pháp khảo sát khả năng đối kháng của chế phẩm Trichoderma
đối với nấm bệnh [4] ...................................................................................................... 30
2.3.6. Phương pháp lên men trên môi trường xốp [9] ............................................ 31
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ............................................................... 33
3.1. Phân lập nấm Trichoderma ................................................................................... 33
3.2. Tuyển chọn các chủng nấm Trichoderma cókhả năng đối kháng mạnh đối
với các chủng nấm Fusarium và Colletotrichum gây bệnh trên cây ớt ............... 37
3.2.1. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma đối với nấm bệnh Fusarium37
3.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma đối với nấm bệnh
Colletotrichum.................................................................................................................. 40
3.3. Kết quả quá trình l ên men xốp của các chủng nấm Trichoderma có khả
năng đối kháng mạnh với các chủng nấm gây bệnh trên cây ớt.......................... 45


3.4. Kết quả thử khả năng đối kháng giữa chế phẩm nấm Trichoderma và nấm
gây bệnh cây trồng ......................................................................................................... 46

3.4.1. Kết quả theo dõi khả năng đối kháng của chế phẩm nấm Trichoderma
đối với nấm bệnh Fusarium.......................................................................................... 46
3.4.2. Kết quả theo dõi khả năng đối kháng của chế phẩm nấm Trichoderma
đối với nấm bệnh Collectotrichum .............................................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 52
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 52
2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 54
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT .............................................................................................. 54
TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................................... 56


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Sự phát triển của các chủng nấm Trichoderma ...................................... 34
sau 5 ngày nuôi cấy. ........................................................................................................ 34
Bảng 3.4:Mức độ đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với các chủng nấm
gây bệnh ............................................................................................................................ 43
Bảng 3.5: So sánh số lượng bào tử thu được trong 3 công thức lên men tạo chế
phẩm nấm Trichoderma ................................................................................................. 45
Bảng 3.6 : Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh Fusarium sau khi rắc ..................... 47
chế phẩm nấm Trichoderma ......................................................................................... 47
Bảng 3.7: Đường kính khuẩn lạc nấm bệnh Collectotrichum sau khi rắc chế
phẩm nấm Trichoderma ................................................................................................. 49


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Phương pháp đánh giá tính kháng của nấm Trichoderma trên đĩa
peptri với các chủng nấm gây bệnh,A: Trichoderma, B: các loại nấm gây bệnh 29
Hình 2.2:Sơ đồ khảo sát khả năng đối kháng của chế phẩm nấm Trichoderma
đối với nấm bệnh.............................................................................................................. 30

Hình 2.3: Sơ đồ quy trình lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma ............. 32
Hình 3.1: Hình ảnh cành bào tử nấm Trichoderma ................................................. 33
Hình 3.2: Hình ảnh khuẩn lạc các chủng nấm Trichoderma ................................. 35
(T.01, T.03, T.14, T.15, T.18) ......................................................................................... 35
Hình 3.3: Hình ảnh khuẩn lạc các chủng nấm Trichoderma (T.02 , T.04, T.05,
T.06, T.07, T.08, T.09, T.10, T.11, T.12, T.13, T.16, T.17, T.19, T.20) ................... 36
Hình 3.4: Mức độ đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với nấm bệnh
Fusarium ........................................................................................................................... 38
Hình 3.5: Khả năng đối kháng của một số chủng nấm Trichoderma ................... 39
Hình 3.6: Mức độ đối kháng của các chủng nấm Trichoderma với nấm bệnh
Colletotrichum.................................................................................................................. 41
Hình 3.7: Khả năng đối kháng của một số chủng nấm Trichoderma đối với nấm
bệnh Collectotrichum (NB2:Collectotrichum) ........................................................... 42
Hình 3.8: Hình ảnh cành bào tử và ống giống của nấm Trichoderma T.01 ........ 44
Hình 3.9: Hình ảnh cành bào tử và ống giống của nấm Trichoderma T.02 ........ 44
Hình 3.10: Hình ảnh cành bào tử và ống giống của nấm Trichoderma T.16 ...... 44
Hình 3.11: Chế phẩm nấm Trichoderma sản xuất bằng phương pháp lên men
xốp sau 5 ngày nuôi cấy ở 3 công thức........................................................................ 45
Hình 3.12: Chế phẩm nấm Trichoderma dạng bột sản xuất bằng phương pháp
lên men xốp theo công thức 2 ........................................................................................ 46
Hình 3.14: Khả năng đối kháng của chế phẩm nấm Trichoderma đối với nấm
bệnh Collectotrichum...................................................................................................... 50


MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền nơng nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến
vượt bậc, ngoài việc đáp ứng được nhu cầu lương thực- thực phẩm trong nước, sản
lượng nhiều loại nông sản xuất khẩu ở nước ta được xếp hàng đầu thế giới. Tuy
nhiên, chất lượng và hiệu quả của việc sản xuất nông sản ở nước ta còn nhiều hạn

chế so với các nước trong khu vực. Một trong những vấn đề phải đối mặt là các
bệnh cây trồng do vi sinh vật đặc biệt vi nấm gây ra. Để khắc phục tình hình dịch
bệnh trên cây trồng các biện pháp phịng trừ bệnh bằng phương pháp hóa học đã
được áp dụng, tuy hiệu quả nhanh chóng song đã làm ảnh hưởng tới chất lượng
nông sản, gây ra hàng loạt vấn đề ảnh hưởng tới môi trường như ô nhiễm nguồn
nước, đất và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá ngưỡng cho phép, mất cân
bằng hệ sinh thái. Vì vậy, phương pháp đấu tranh sinh học đang là hướng mở tích
cực cho nông nghiệp để bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và phịng chống ơ
nhiễm mơi trường, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Hiện nay, các chế phẩm sinh học ngày càng được lựa chọn trong cơng tác bảo
vệ thực vật. Trong đó, nấm Trichoderma đã được nghiên cứu và sử dụng để phòng
trừ bệnh hại trên nhiều loại cây trồng. Trichoderma là vi nấm được phân lập từ
trong đất, thường hiện diện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây. Đây là loại nấm
hoại sinh có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nấm bệnh hại cây trồng.
Nhờ vậy, nhiều loài Trichoderma được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ
sinh học và đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học
(biofungicides), phân sinh học (biofertilizers) và chất cải tạo đất (soil amendments)
[31]. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma
khơng ảnh hưởng đến các lồi thiên địch có lợi trên đồng ruộng, các sinh vật có ích
trong đất, nước và mơi trường.
Để tìm hiểu khả năng ứng dụng của các chủng nấm Trichoderma trong việc
phòng trừ các bệnh hại cây trồng do vi nấm gây ra, từ đó góp phần nâng cao năng
suất và chất lượng cây trồng, tăng sản lượng nông nghiệp, chúng tôi tiến hành chọn
đề tài: “Nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng vi nấm Trichoderma đối


với nấm Fusarium gây bệnh héo vàng và Collectotrichum gây bệnh thán thư trên
cây ớt (Capsicum frutescens L.)”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng với

nấm Fusarium gây bệnh héo vàng và Collectotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt
tại thơn Lộc Mỹ, xã Hịa Bắc, thành phố Đà Nẵng, là cơ sở khoa học để sản xuất
chế phẩm nấm Trichoderma phòng trừ các tác nhân vi nấm gây hại cây trồng.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Phân lập các chủng nấm Trichoderma trong đất tại thơn Lộc Mỹ, xã Hịa
Bắc, thành phố Đà Nẵng.
- Tuyển chọn các chủng nấm Trichoderma có khả năng đối kháng cao với các
chủng nấm Fusarium, Collectotrichum gây bệnh trên cây ớt.
- Nghiên cứu thử nghiệm quy trình lên men xốp thu chế phẩm nấm
Trichoderma.
- Nghiên cứu thử nghiệm khả năng đối kháng của chế phẩm nấm Trichoderma
với các chủng nấm Fusarium, Collectotrichum gây bệnh trên cây ớt.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về thành phần bệnh nấm hại trên cây ớt
Theo Thomas A. Zitter (1989) [57] bệnh do nấm và lớp phụ nấm gây nên trên
cây ớt gồm: Bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh đen rễ, bệnh héo Fusarium, bệnh
đốm xám lá, bệnh mốc xám, bệnh mốc trắng, bệnh sương mai, bệnh phấn trắng.
Theo Ken Pernezny và Tim Momol (2006) [44] bệnh nấm gây hại trên cây ớt
gồm có:
Bệnh chết rạp cây con (do nấm Pythium spp. và Rhizoctonia solani): Cây con
trồng từ hạt khi bị nhiễm nấm sẽ xuất hiện vết chết hoại ở trụ lá mầm và cổ rễ, làm
cho cây đổ gập xuống và chết.
Bệnh đốm trắng lá (Cercospora capsici): Vết đốm trên lá có hình trịn thơ
giáp, ở giữa vết bệnh có màu nâu, vàng nhạt tới trắng và có viền màu nâu đen. Bệnh
đốm trắng lá gây hại nặng là nguyên nhân gây rụng lá và làm giảm năng suất ruộng
ớt.
Bệnh đốm xám lá (Stemphylium solani): Vết đốm trên lá có dạng gần giống
hình trịn, các vết đốm ban đầu có màu nâu sau chuyển sang màu nâu sáng tới sáng

trắng với thương tổn bị lõm ở giữa vết bệnh và viền vết bệnh có màu nâu tới đo đỏ.
Các vết đốm có thể xuất hiện trên thân, cuống lá hoặc cuống quả nhưng không xuất
hiện trên quả và cánh hoa.
Bệnh sương mai do nấm Phytophthora capsici là một bệnh phổ biến và gây
hại nghiêm trọng ở Floria. Bệnh có thể xâm nhiễm vào các bộ phận khác nhau trên
cây ớt. Bệnh làm chết cây con cũng như thối rễ, thối thân, héo lá và thối quả ớt. Sự
lây nhiễm của bệnh lên thân qua tiếp xúc với đất là phổ biến. Cây trồng bị nhiễm
bệnh héo và chết ngay sau đó. Vết bệnh ban đầu trên lá, thân và quả, màu xanh tối
và sũng nước nhưng chuyển sang màu nâu khi cây chết. Giai đoạn cây ớt ra hoa bị
nhiễm nấm, tồn bộ các cành có thể bị nhiễm bệnh. Các vết đốm nhỏ trên lá có dạng
hình trịn tới hình khơng xác định có thể liên kết với nhau gây cháy lá.
Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii): Bệnh gây hại trong điều kiện
thời tiết ấm và ẩm ướt. Cây trồng bị nhiễm bệnh thường bị héo do rễ và thân bị chết.


Trong điều kiện thời tiết có ẩm độ cao, sợi nấm trắng xuất hiện trên thân ở vị trí tiếp
giáp với mặt đất. Nhiều hạch nấm nhỏ xuất hiện trên hệ sợi nấm, ban đầu hạch nấm
có màu trắng sau chuyển sang màu nâu [44].
Bệnh thối hạch do nấm Sclerotinia sclerotiorium gây hại nặng trên cây ớt
những năm có điều kiện thời tiết mát mẻ, mùa đông ẩm ướt và đặc biệt những cánh
đồng ớt có trồng các cây trồng mẫn cảm với bệnh. Nấm thường xâm nhiễm lên thân
từ phần thân, cuống lá và đôi khi cả trên quả khi các bộ phận này tiếp xúc với bề
mặt đất. Sự lây nhiễm nấm xung quanh thân thường là nguyên nhân làm cây héo và
chết. Khi điều kiện thời tiết có ẩm độ cao sợi nấm trắng thường xuất hiện nhiều trên
bề mặt thân thậm chí lên cả mặt đất xung quanh thân [57].
Bệnh phấn trắng hại ớt (do nấm Leveillula taurica): Bệnh gây hại trên cả ớt
cay, ớt ngọt và ớt chuông ở tất cả các tỉnh ở California từ những năm 1990 [47].
1.1.1. Nấm Fusarium gây bệnh héo vàng trên cây ớt
Nấm Fusarium thuộc lớp Hyphomycetes, nhóm nấm bất tồn Fungi imperfecti,
đây là loại nấm có thành phần phong phú, đa dạng, sự biến động số lượng loài phụ

thuộc cơ bản vào điều kiện khí hậu các vùng khác nhau trên thế giới. Loài nấm này
gây hại trên nhiều cây trồng, ở tất cả các bộ phận của cây, đặc biệt là các bộ phận
gốc, rễ. Nấm bệnh (Fusarium oxysporum) xâm nhiễm qua rễ vào cây và phát triển
trong cây cản trở sự vận chuyển nước trong cây làm lá bị héo vàng. Triệu chứng của
bệnh thường xuất hiện muộn thông qua hiện tượng các lá già bị rụng. Tiếp theo là
sự lây nhiễm nấm sang các lá non và cuối cùng là cây bị chết. Trong nhiều trường
hợp, chỉ có một cành hoặc một phần của cây có triệu chứng héo [23].
Theo nhiều nghiên cứu thì nấm Fusarium gây bệnh trên cây ớt thì chúng gây
thối trên gốc và quả[40]nhưng theo nghiên cứu năm 1999 thì bệnh héo vàng gây hại
trên tồn cây mà khơng gây hại trên quả. Khi cây bị bệnh thì năng suất thu hoạch
giảm sút trong điều kiện nhà kính, khoảng 25% các cây cho năng suất thu hoạch
thấp. Bệnh héo vàng này gây ảnh hưởng nhiều mức độ khác nhau trên các loại cây
ớt [29].
Vào năm 1990, theo báo cáo của Hashami, các mẫu ớt thu thập được từ Ấn Độ
đều có các triệu chứng bệnh. Qua quá trình giám định đã xác định được nhiều loài
nấm trên cây như Alternaria, Collectotrichum, Fusarium,…gây bệnh trên cây, ảnh


hưởng lớn đến năng suất trong đó một số các loài nấm thuộc chi Fusarium như F.
moniliforme, F. oxysporum, F. pallidoresium và F. solani phân lập từ cây ớt
Capsicum annuum L.. Hashira, MH và U. thrane (1990) [48].
Theo nghiên cứu của Phạm Đình Quân thì thành phần bệnh nấm hại ớt tại Hải
Dương vụ hè thu và vụ đông xuân gồm có 5 loại bệnh, vụ xuân hè gồm 4 bệnh,
trong đó Fusarium sp. gây bệnh héo ớt trên cả 3 vụ và gây hại trên toàn cây ớt.
Bệnh nấm đã gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng tại vùng sản xuất [11].
Ở nước ta kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, khả năng xâm
nhiễm các loài nấm gây bệnh cây còn hạn chế, đặc biệt là nấm Fusariumgây bệnh
héo vàng trên cây ớt.
1.1.2. Nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt
Bệnh thán thư trên cây ớt đã được nghiên cứu là do các loài nấm

Colletotrichum gây ra bao gồm nấm C. acutatum (Simmonds), Colletotrichum
capsici (Syd.) Butler và Bisby, Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Penz. và
Sacc., và C. coccodes [38].
Bệnh thán thư do các loài Colletotrichum gây nên thuộc Giới Nấm; Ngành
Ascomycota; Lớp Deuteromycetes; bộ Melanconiales, họ Melanconiaceae. Giai
đoạn hữu tính là Glomerella. Bệnh thán thư ớt được Halsted (1890)[58] báo cáo đầu
tiên tại New Jersey, USA vào năm 1980, Halsted đã mô tả các tác nhân gây ra là
Gloeopsorium piperatum và Colletotrichum nigrum. Bệnh thán thư gây hại chủ yếu
trên quả ớt chín, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quả ớt cả trước và sau khi thu
hoạch.
Năm 1989 tại Đài Loan, Suryaningsih xác định các loài nấm Colletotrichum
capsici, Colletotrichum gloeosporioides, Glomerellacingulata gây hại trên quả ớt
chín, trong đó 2 lồi Colletotrichum capsici và Colletotrichum gloeosporioides là
quan trọng hơn cả [56].
Theo Park và Kim [40], [41] xác định các loài gây bệnh thán thư trên ớt ở Hàn
Quốc là Colletotrichum gloeosporioides ; C. acutatum ; C. coccodes ; C.
dematium ; Glomerellacingulata. Trong đó lồi Colletotrichum gloeosporioides là
phổ biến hơn.
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Kasetsart Kamphaeng Saen Campus,


Nakhom Pathom, Thái Lan (2007) đã xác định 5 loài trong chi Colletotrichum gây
bệnh loét trên ớt là: C. acutatum, C. coccodes, Colletotrichum gloeosporioides,
Colletotrichum capsici, C. graminicola [54].
Kim et al (2004) [41] cho rằng, các loài khác nhau gây bệnh ở những bộ phận
khác nhau của cây ớt: Ví dụ, nấm C. acutatum và Colletotrichum gloeosporioides
xâm nhiễm vào quả ở tất cả các giai đoạn phát triển, nhưng thường không gây hại
trên lá và thân, trong khi lá và thân bị nấm C. coccodes và C. dentium gây hại mạnh.
Nấm C. coccodes gây bệnh thán thư trên lá cây ớt con được trồng trên đồng ruộng
lần đầu tiên được Hong và Hwang báo cáo ở tỉnh Chungnam Hàn Quốc vào năm

1988. Cũng theo Hong và Hwang năm 1998 và Kim et al vào năm 1999 các loài
Colletotrichum khác nhau cũng có thể hiện vai trị quan trong khác nhau trong các
giai đoạn quả chín khác nhau. Ví dụ, nấm Colletotrichum capsici phổ biến trên quả
ớt đỏ, nhưng ngược lại nấm C. acutatum và Colletotrichum gloeosporioides được
xem là phổ biến trên cả quả xanh non và chín. Nấm C. coccodes gây bệnh thán thư
không được xem là bệnh nguy hiểm trên quả ớt [37].
Tác giả Pring et al (1995) [52] nhận định nấm Colletotrichum có thể qua đơng
trên các cây ký chủ khác như các cây họ cà hoặc các cây họ đậu, tàn dư thực vật và
các quả bị bỏ lại trên đồng ruộng. Các loài Colletotrichum sản sinh ra các hạch nấm
nhỏ để tồn tại ở trạng thái ngủ nghỉ trong đất giữa mùa đông hoặc khi gặp điều kiện
bất lợi và những hạch nhỏ này có thể sống sót nhiều năm. Trong điều kiện nóng ẩm
thơng qua mưa và tưới tiêu bào tử đính từ trong các đĩa cành và các hạch nhỏ bị bắn
tung tóe từ các quả bệnh tới quả khoẻ và lá cây. Quả bệnh như là một nguồn lây
nhiễm cho phép bệnh phát tán từ cây này sang cây khác trên đồng ruộng. Sự xâm
nhiễm ban đầu bởi các lồi nấm Colletotrichum có liên quan đến một loạt các quy
trình bao gồm sự tiếp xúc bào tử lên bề mặt cây trồng, sự nảy mầm của bào tử, sự
hình thành giác bám, sự xâm nhập vào biểu bì của cây, sự phát triển và định vị vào
mô cây, sự sản sinh ra đĩa cành và bào tử phân sinh.
Đối với bệnh thán thư những nghiên cứu ở nước ta cịn chưa nhiều. Theo Ngơ
Bích Hảo (1991)[19] nguyên nhân gây bệnh thối quả ớt là do 2 loài nấm
Colletotrichum nigrum và Colletotrichum capsici. Bệnh thường xuất hiện và gây hại
nặng vào giai đoạn đang thu hoạch quả. Theo Trần Thị Miên (2008) [18] cho rằng


trong vụ xuân hè năm 2008, tại vùng Hà Nội và phụ cận đã xác định có hai lồi gây
bệnh thán thư trên ớt đó là lồi Colletotrichum capsici và Colletotrichum
gloeosporioides. Theo Ngơ Bích Hảo bệnh thán thư hại ớt là một loại bệnh nguy
hiểm và khó phịng trừ, do đó hướng chọn tạo giống ớt chống chịu bệnh là một yêu cầu
cấp bách hiện nay.
Theo Vũ Triệu Mân và CTV bệnh do hai loại nấm Colletotrichum nigrum Ell

et Hals và Colletotrichum capsici (Syd.) Butler và Bisby gây ra. Hai loài nấm trên
thường song song phá hại làm quả ớt bị thối nhanh chóng [20].

1.2. Sơ lược về nấm Trichoderma
1.2.1. Đặc điểm của nấm Trichoderma
* Đặc điểm hình thái: Trichoderma là một lồi nấm bất tồn, sinh sản vơ tính
bằng đính bào tử từ khuẩn ty. Khuẩn ty của vi nấm không màu, cuống sinh bào tử
phân nhánh nhiều, ở cuối nhánh phát triển thành một khối tròn mang các bào tử trần
khơng có vách ngăn, khơng màu, liên kết nhau thành chùm nhỏ ở đầu cành nhờ chất
nhầy. Bào tử của hầu hết nấm Trichoderma có hình bầu dục với kích thước khoảng
(3 – 5μm) x (2 – 4μm), rất hiếm khi bào tử của nấm này có hình cầu. Vách bào tử
trơn láng, tuy nhiên ở một vài lồi Trichoderma (như T. viride) bào tử có vách xù xì
như có nhiều mụn cơm. Khuẩn lạc nấm có màu trắng hoặc từ lục trắng đến lục,
vàng xanh, lục xỉn đến lục đậm. Các chủng của Trichoderma có tốc độ phát triển
nhanh, chúng có thể đạt đường kính khuẩn lạc từ 2-9 cm sau 4 ngày nuôi cấy ở
20 0C [53].
*Sự hình thành bào tử trên mơi trường: Phần lớn các lồi Trichoderma có
cảm quang, dễ nảy mầm ở nhiều điều kiện môi trường tự nhiên và nhân tạo dưới
điều kiện sáng tối lẫn lộn, hay bào tử có thể xuất hiện trong điều kiện sáng.
Các hỗn hợp như azaguanine, 5- fluorouracil, actiomycin D, Cycloheximide,
phenethyl alcohol và ethidium bromide ngăn cản sự hình các hậu mơ bào tử, đây là
một cấu trúc đặc biệt của cơ thể rất quan trọng trong hình thái học, làm tăng tiềm
năng trong phịng trừ sinh học. T. hamatum, T. hazianum, T. viride và T. viirens ở
cả trong mơi trường lỏng và rắn có acid thích hợp cho bào tử nảy mầm hơn là mơi
trường trung tính [55].


* Sự phân bố của Trichoderma
Nấm Trichoderma spp. có khu vực phân bố rất rộng, chúng hiện diện khắp nơi
trong đất, trên bề mặt rễ, trên vỏ cây mục nát. Khi quan sát hạch nấm hay chồi mầm

của nhiều loài nấm khác cũng có thể tìm thấy các lồi Trichoderma [44]. Sự phân
bố và điều kiện môi trường sống của các lồi Trichoderma có liên hệ mật thiết với
nhau. Nhìn chung các loài Trichoderma xuất hiện ở vùng đất acid nhiều hơn ở vùng
đất trung tính hoặc kiềm [53].
1.2.2. Khả năng đối kháng của nấm Trichoderma
Nấm đối kháng là một trong những thành viên phổ biến của hệ vi sinh vật
đất. Chúng thường tiết ra các men, kháng sinh gây độc cho nấm gây bệnh hoặc nấm
kháng cạnh tranh điều kiện sống với nấm gây bệnh. Sự phân biệt của chúng phụ
thuộc vào vùng địa lý, loại đất, điều kiện khí hậu và thảm thực vật ở từng khu vực.
Nấm đối kháng có thể kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển của nấm gây bệnh, giúp
cây hồi phục, sinh trưởng và phát triển. Một số loài nấm đối kháng đã được tìm
thấy: Penicillium axalicum, P. frequetans, P. vermiculata, P. nigricans, P.
chregsogetum là đối kháng của nấm Pythium spp.,Rhizoctonia solani, Sclerotium
cepivorum, Verticillium alboatrum [40]. Nấm Aspergillus niger đối kháng với nấm
Fusariumsokeni, Rhizoctonia solani, Aeteriana alternata. Nấm Aureobasidium
pollulans và Kikuchii là đối kháng của nấm Diaporthe phaseolorum var. Sojage
[22].
Đối với nấm Trichoderma, cũng là một trong những loại nấm có khả năng ức
chế một số nấm gây bệnh khác như: Sclerotium rolfsii, Phytopthora, Fusarium,
Pythium, Rhizoctonia gây bệnh trên nhiều loại cây trồng: Cây họ đậu, cây ăn trái,
hịa thảo, cây cơng nghiệp và cây hoa kiểng.
1.2.3. Cơ chế đối kháng nấm gây bệnh của Trichoderma
- Theo Harman (1996) [33] nấm Trichoderma spp. có nhiều cơ chế đối kháng,
cơ chế ký sinh lên nấm bệnh, cơ chế tiết kháng sinh (antibiosis), cơ chế cạnh tranh
dinh dưỡng và không gian sống.
- Theo Kredics (2003) [43] quá trình đối kháng của nấm Trichoderma spp. với
nấm bệnh chủ yếu bằng 2 cơ chế:


* Thứ nhất: Nấm Trichoderma spp. bao quanh và cuộn lấy nấm bệnh.

* Thứ hai: Nấm Trichoderma spp. tiết ra các loại enzyme thủy phân.
- Theo Elad (2000)[28], có nhiều cơ chế được ứng dụng trong phòng trừ sinh
học của Trichoderma spp. đối với nấm gây bệnh, nhưng chỉ có 3 cơ chế quan trọng
là ký sinh, cạnh tranh và tiết ra kháng sinh. Okigbo và Ikediugw (2000)[46], cho
biết những lồi Trichoderma spp. có hệ sợi nấm nhỏ, mảnh là một nhân tố có triển
vọng trong phịng trừ sinh học chống bệnh thối hạt, thối rễ và quản lý bệnh hại sau
thu hoạch.
Nấm Trichoderma spp. được sử dụng rộng rãi trong phòng trừ sinh học để
quản lý bệnh hại do R. solani gây ra [34]. Nấm Trichoderma spp. tấn công trực tiếp
bằng cách cuộn quanh và tiết ra enzyme phân hủy chitin của nấm gây hại thành
những phân tử nhỏ dễ hấp thu, đồng thời giúp cây trồng kháng lại bệnh[42]. Nấm
Trichoderma spp. sống ở rễ cây giúp biến đổi vật chất vô cơ, giúp tăng cường khả
năng sản xuất hormone ở cây trồng, làm tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng.
Bailey và Lumsden (1998) [25] cho rằng khi dùng dịch huyền phù nấm
Trichoderma hazianum vào trong đất làm tăng sự nảy mầm, tăng khả năng ra hoa,
tăng sinh khối và chiều cao cây bắp, ớt, hoa cúc, cà chua, thuốc lá.
Vào năm 1932 Weinding đã mô tả hiện tượng nấm Trichoderma ký sinh lên
nấm gây bệnh và đặt tên cho hiện tượng đó là “giao thoa sợi nấm”.
Hiện tượng giao thoa gồm 3 giai đoạn như sau:
(1) Sợi nấm Trichoderma vây quanh sợi nấm gây bệnh
(2) Sau sự vây quanh, sợi nấm Trichoderma thắt chặt lấy các sợi nấm gây
bệnh cây.
(3) Cuối cùng là sợi nấm Trichoderma đâm xuyên làm thủng lớp tế bào của
nấm gây bệnh, làm cho chất nguyên sinh trong nấm gây bệnh bị phân hủy
và dẫn đến nấm bệnh bị chết.
Sau này quan sát dưới kính hiển vi, hiện tượng ký sinh của nấm Trichoderma
được mô tả như sau: Tại những điểm nấm Trichoderma tiếp xúc với nấm gây bệnh
đã làm cho nấm gây bệnh teo lại và chết. Ngược lại ở những điểm khơng có sự tiếp
xúc của nấm Trichoderma với nấm gây bệnh, nấm gây bệnh vẫn chết thì các nhà



nghiên cứu cho là tác động của chất kháng sinh từ nấm Trichoderma sinh ra gây độc
cho nấm gây bệnh [34].
Một vấn đề quan trọng trong sự hình thành cơ chế đối kháng được trình bày ở
nhiều báo cáo là: tùy thuộc vào dòng vi sinh vật đối kháng, nguồn gốc của chúng và
điều kiện mơi trường, vì thế khi chọn một tác nhân sinh học nên quan tâm đến
hướng áp dụng, nguồn gốc của mầm bệnh.
1.2.4. Hoạt động tiết enzim của nấm Trichoderma
1.2.4.1. Hệ enzim thủy phân chitin
Chitin là một trong những polymer phong phú nhất trong sinh học, enzim
phân giải chitin được tìm thấy ở tất cả mọi sinh vật: nguyên sinh, vi khuẩn, nấm,
thực vật, động vật có xương sống và khơng xương sống, kể cả con người.
Enzim thủy phân chitin là chitinase xúc tác sự phân cắt giữa nối C1 và C4
của hai đơn vị N-acetyl- -D-glucosamin (GlcNAc) liền nhau. Chúng được chia ra
làm 3 nhóm: 1,4--N- acetylglucosaminidase, có thể cắt chitin ở dạng exo thành
những đơn phân GlcNAc; endochitinase, thường cắt ở những vị trí bên trong dọc
theo sợi chitin và exochitinase hay chitobiosidase. Theo Harman và cộng sự (1993)
thì exochitinase hay chitobiosidase chỉ cho ra các đơn vị diacetylchitobiose theo con
đường không tạo các phân tử saccharide đơn hay đa.
Hoạt động kháng nấm của chitinase được tăng cường bởi sự trợ lực của chất
kháng sinh. Enzim chitinase của Trichoderma được xem là enzim có hoạt tính
kháng khuẩn mạnh nhất. Hoạt động của chitinase phối hợp mạnh mẽ với các hợp
chất có liên quan đến kiểm soát sinh học như kháng sinh. Sự phối hợp với các
enzim phân giải chitin và glucan khác đã dẫn đến sự tăng cường kỳ lạ của hoạt động
thủy phân và ức chế ngay cả trong các trường hợp các enzim này có hoạt tính thấp
hay khơng có hoạt tính khi chúng được sử dụng riêng lẻ [25].
Tuy nhiên quan trọng hơn nữa là khả năng chitinase làm tăng hiệu quả kháng
nấm của các hợp chất khơng có bản chất enzim hay các vi sinh vật khác. Chẳng hạn,
Lorito và các cộng sự (1993) đã cho thấy sự phối hợp hoạt động của các enzim thủy
phân chitin với các hợp chất tự nhiên cũng như tổng hợp có ảnh hưởng lên màng tế

bào.


1.2.4.2. Hệ enzim thủy phân cellulose
Cellulose là chất trùng hợp của

-1,4-glucan được sử dụng như một nguồn

năng lượng bởi rất nhiều vi sinh vật tiết ra cellulase. Hệ enzim thủy phân cellulose
của Trichoderma bao gồm 3 lớp enzim: enzim thủy giải 1,4- -D-glucan, cắt các sợi
cellulose thành các đơn vị cellobiose; endo 1,4- -D-glucanase, cắt các nối
glucoside và 1,4- -D-glucosidase phân cắt các cellooligosaccharide để tạo glucose.
T.reesei RUT C30 được biết là chủng có khả năng tạo cellulase mạnh nhất và hệ
enzim cellulase của nó cũng mạnh nhất. Có sự phối hợp của ít nhất là 2 enzim
cellobiohydrolase, 2 enzim endoglucanase và 1 enzim

-glucosidase trong quá trình

thủy phân cellulose [37].
Bên cạnh sự tác động qua lại trong quần thể giữa nấm đối kháng và nấm
bệnh, nấm Trichoderma cịn có tác động trực tiếp lên sự phát triển của cây trồng, do
trong hoạt động sống, nấm này sản sinh ra các men phân hủy glucose, cellulose.
Nhờ các men này mà các chất hữu cơ có trong đất được phân hủy nhanh hơn, làm
tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng, tạo điều kiện cho cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt [27].
1.2.4.3. Các hợp chất kháng nấm từ Trichoderma
Theo Dennis và Webster (1975), T.viride và T. polysporum có khả năng tiết
độc tố trichodermin, T.hamatum tạo ra các polypeptide có bản chất kháng sinh.
Okuda cho rằng nhiều lồi Trichoderma tiết isonitrite có bản chất kháng sinh.
Trichozianine là kháng sinh peptaibol có hoạt tính kháng nấm được phát hiện

nhiều ở lồi T.hazianum. Trichozianine B (TB) là kháng sinh có bản chất acid,
Trichozianine A(TA) là kháng sinh trung hòa. Rebuffat S và Hajji M đã tách chiết
và xác định trình tự axit amin của 7 loại TB chính, Hegnig P, Davoust D, Bodo B
cũng tách chiết được 9 loại TA. Trichozianine kết hợp với những enzim thủy phân
vách tế bào trong quá trình ức chế sự nảy mầm và kéo dài tơ nấm trong quá trình ký
sinh nấm [47].
Trichothecene từ T.hazianum có hoạt tính kháng nấm thấp nhất. Trichotoxin A
là kháng sinh thuộc nhóm peptaibol được tách chiết từ T.viride. Viridin là một
protein kháng nấm có kích thước 65kDa được tách chiết từ T.viride. Ergokonin A là


một chất có hoạt tính kháng nấm có khả năng ức chế sinh tổng hợp glucan được
tách chiết từ T. longibrachiatum.
Harzianin HA và saturnisporin SA IV là 2 peptide thuộc nhóm peptaibol chứa
aminoisobutyric có khả năng biến đổi tính chất màng tế bào được tách chiết từ
nhiều loài Trichoderma.Tricholin là protein bất hoạt riboxom do T.viride tiết ra
chúng làm giảm sự hình thành chuỗi polysome [34].
1.2.5. Vị trí phân loại
Trichoderma spp. là giống nấm khá phổ biến trong tự nhiên, tuy nhiên hệ
thống phân loại của chúng chưa rõ ràng và khá phức tạp, do đó có nhiều ý kiến khác
nhau khi phân loại giống nấm này.
Nấm Trichoderma spp. thuộc ngành nấm Mycota, lớp nấm bất toàn (imperfect
fungi) Deuteromycetes, bộ nấm bông Moniliales, họ Moniliaceae, chi Trichoderma
[20].
Theo hai nhà khoa học Elisa Esposito và Manuela da Silva [27], Trichoderma
thuộc họ Hypocreaceae, lớp Nấm túi Ascomycetes; các loài Trichoderma được phân
thành 5 nhóm: Trichoderma, Longibrachiatum, Saturnisporum, Pachybasium và
Hypocreanum. Trong đó, 3 nhóm Trichoderma, Pachybasium, Longibrachiatum có
giai đoạn teleomorph (hình thái ở giai đoạn sinh sản hữu tính) là Hypocrea; nhóm
Hypocreanum hiếm khi gặp dưới dạng teleomorph độc lập; nhóm Saturnisporum

khơng tìm thấy hình thức teleomorph.
Phương pháp phân loại truyền thống là dựa trên sự khác nhau về hình thái chủ
yếu là ở bộ phận hình thành bào tử vơ tính.Gần đây nhiều phương pháp phân loại
dựa trên cấu trúc phân tử được sử dụng. Kubicek và Harman (1998) [42] đã mô tả
chi tiết 33 lồi Trichoderma spp., ơng cho rằng: tùy từng lồi nấm mà chúng có
hình dạng và kích thước khác nhau.
1.2.6. Tình hình nghiên cứu về nấm Trichoderma
1.2.6.1. Trên thế giới
Được quan sát và mô tả đầu tiên bởi Person ex Gray năm 1801.
Theo Bliss (1959), công bố Trichoderma có khả năng thiết lập quần thể và tái
hoạt động rất nhanh trên đất đã được xử lý khử trùng xông hơi bằng carbon


disulfide để diệt nấm Armillariamellea trên cây cam, quýt, nhưng khơng cơng bố
bằng chứng quần thể nấm Trichoderma phịng chống bệnh.
Ohr và cộng tác viên (1973), cung cấp bằng chứng thuyết phục nhất quần thể
nấm Trichoderma trong đất có khả năng phòng trừ nấm Armillariamellea trên đất
đã được xử lý xông hơi bằng methyl bromide.Trichoderma kháng methyl bromide
hơn A.mellea , vì A.mellea sản xuất ra ít chất kháng .
Khả năng hoạt động phòng trừ sinh học của Trichoderma ở các thể tiềm sinh
và sợi nấm được công bố không chỉ trong phịng thí nghiệm mà cịn trong đất
(Hubbard và cộng tác viên, 1983) [36].
Ngoài ra, khả năng thứ hai của nấm Trichoderma là nấm kháng T. hamatum
có rất nhiều trong đất hữu cơ tại vườn ươm ở Colombia có khả năng ngăn chặn nấm
R.solani (Chet và Baker,1980) [26].
Dưới nhiệt độ và tia phóng xạ gamma khơng thể diệt được nấm R.solani,
ngược lại trên môi trường T. hazianum diệt được nấm này (Nelson và cộng tác
viên,1983) [49], đây là vai trò chính của Trichoderma trong phịng trừ sinh học.
Ngồi ra, cịn một số chế phẩm khác từ nấm Trichoderma đang được các quốc
gia trên thế giới sử dụng.

1.2.6.2. Ở Việt Nam
Ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu sản
xuất chế phẩm Trichoderma.
Năm 1996, Tạ Kim Chi ở viện công nghệ sinh học của trung tâm khoa học tự
nhiên và công nghệ quốc gia Hà Nội đã mơ tả vai trị của nấm Trichoderma trong đề
tài “Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng vi nấm diệt côn trùng gây hại ở Viện
Nam và khả năng ứng dụng”[13].
Hai tác giả Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Thị Hương Giang vào năm 1997 đã
mơ tả vai trị của nấm Trichoderma

trong tác phẩm “ Bảo vệ cây trồng bằng các

chế phẩm từ vi nấm”[8].
Tác giả Trần Thị Thuần vào năm 1998 cũng đã cơng bố trên tạp chí bảo vệ
thực vật về hiệu quả đối kháng của nấm Trichoderma đối với nấm gây bệnh hại cây
trồng [15].


Đỗ Tấn Dũng và các cộng tác viên vào năm 2001 đã mơ tả đặc tính sinh học
và khả năng phòng chống một số bệnh nấm hại rễ cây trồng cạn của nấm đối kháng
Trichoderma trên Tạp chí Bảo vệ Thực vật [2].
Gần đây nhất, PGS.TS Phạm Thị Ánh Hồng và ThS. Đinh Minh Hiệp ở khoa
sinh, trường ĐH KHTN ĐHQG-HCM đã tiến hành đề tài điều tra khảo sát sự phân
bố của các chủng nấm Trichoderma tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đơng Nam Bộ
[12].

1.3. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm và một số chế phẩm từ
nấm Trichoderma đã được sản xuất, ứng dụng
Lên men xốp sẽ thu nhận được chế phẩm sinh học dạng đính bào tử
(conidiospore) của các nấm kháng, ổn định và bền vững hơn dạng Chlamydospores

(bào tử chồi), vì vậy phương pháp này đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới
quan tâm từ lâu.
Khi nuôi nấm kháng trên môi trường xốp (hạt) theo Solivey F.F (1984) đã đạt
hiệu suất bào tử so với các phương pháp lên men khác để chống sâu bệnh. Tuy
nhiên, theo ông khả năng sống của bào tử trong chế phụ thuộc không chỉ vào điều
kiện bảo quản mà còn phụ thuộc vào sự sấy khô và cơ chất dinh dưỡng. Kết quả cho
thấy các chế phẩm sinh học nấm diệt sâu Metarrhizium anisopliae và Beauveria
basiana nếu bảo quản ở nhiệt độ 5-10 0C có thể giữ được hoạt tính trong 6-8 tháng.
Ngược lại bảo quản ở nhiệt độ phịng thì chỉ giữ được 6- 8 tuần. Như vậy các chế
phẩm sinh học từ nấm được sản xuất ra cần phải được bảo quản ở điều kiện lạnh,
nơi khơ ráo và sẽ có khả năng giữ được hoạt tính của chế phẩm trong khoảng thời
gian 6-8 tháng [40].
1.3.1. Phương pháp lên men xốp tạo chế phẩm nấm Trichoderma
Người ta thường sử dụng phương pháp lên men xốp để tạo sinh khối, đã áp
dụng rộng rãi trong sản xuất để diệt các loài nấm gây hại cây trồng. Bởi vì, mơi
trường lên men xốp cho lượng bào tử / gram chế phẩm cao, quy trình đơn giản, dễ
thực hiện, giá thành sản phẩm tạo ra thấp, đáp ứng được nhu cầu của người nơng
dân.
Để có được sản phẩm tạo ra có nhiều bào tử, các điều kiện mơi trường như độ
ẩm khơng khí Rh=95%; nhiệt độ đạt: 30-320 C và thời gian nuôi cấy là 5-8 ngày.


Thành phần các loại môi trường dùng để lên men xốp, cũng là tạo chế phẩm
nấm Trichoderma như sau:
(1)

Bột ngô+ Bã đậu phộng

(2)


Cám gạo+ Bột ngô mảnh

(3)

Cám gạo+ bột ngô+bã đậu nành

(4)

Cám gạo+ bột ngơ+ bã đậu khơ

(5)

Lúa nấu chín

(6)

Gạo nấu chín

Ngồi ra, các nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú (1997) [8] cịn thí nghiệm trên
3 loại mơi trường khác để nhân sinh khối Trichoderma đó là: (1) mơi trường gồm
các thành phần là cám, trấu; (2) môi trường than, bùn; (3) môi trường bột thạch cao
tẩm một rỉ 10%.
Chế phẩm Trichoderma tốt nhất là không nên để quá 9 tháng. Với chế phẩm
nấm chưa bảo quản số lượng bào tử/ gram là cao nhất nhưng sau quá trình bảo quản,
lượng bào tử giảm dần, nhất là sau 12 tháng thì lượng bào tử trong chế phẩm giảm
đáng kể. Như vậy, thời gian bảo quản càng lâu thì càng ảnh hưởng tới chất lượng
của chế phẩm nấm.
1.3.2. Một số chế phẩm từ Trichoderma đã được sản xuất và ứng dụng
Với sự ra đời của thuốc trừ sâu sinh học, việc ô nhiễm và thay đổi môi trường
đã được cải thiện. Các chế phẩm sinh học có độ độc cao đối với các loại gây hại cho

cây trồng và an toàn đối với những loài khác kể cả con người, hiệu quả sử dụng cao
nên được ứng dụng nhiều trong nông nghiệp.
Từ những thực tại đó, trên thế giới hiện nay đã có nhiều quốc gia sử dụng chế
phẩm vi sinh để trừ sâu bệnh hại cây trồng. Theo Dunin (1979) ở Liên Xô (cũ) đã sử
dụng chế phẩm Trichoderma (từ nấm Trichoderma lignorum) trên cây bông vải
làm giảm 15-20% bệnh hóe do nấm Verticillium và làm tăng năng suất lên 3-9 tạ
bông / hecta. Sử dụng chế phẩm Trichoderma cũng làm giảm 2,5-3 lần bệnh thối rễ
cây con ở thuốc lá và rau màu. Trong những năm giữa thập kỷ 80, chế phẩm
Trichoderma ở Liên Xô cũ đã sử dụng trên diện tích 3000 hecta, sử dụng 3040g/m2 chế phẩm.


Chế phẩm nấm Trichoderma
Trichoderma

ở Liên Xơ (cũ) có tên thương mại là

với 4 dịng chế phẩm, Trichodermin-1: nấm nhân ni trên môi

trường dinh dưỡng giàu chất đạm và chất bột; Trichodermin-2: nấm nhân nuôi trên
môi trường các phế liệu thực vật; Trichodermin-3: nấm nhân trên môi trường than
bùn sấy khô và Trichodermin-4 là nấm đươc nhân theo phương pháp cây sâu các
nguồn nấm Trichoderma lignorum (Trần Thị Thuần, 1999) [16].
Ngoài ra, còn một số chế phẩm khác từ nấm Trichodermia đang được các
quốc gia trên thế giới sử dụng.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu sản
xuất chế phẩm Trichoderma. Một số sản phẩm của Viện Sinh Hoc Nhiệt Đới đưa
vào thử nghiệm trên cây rau ở Củ Chi- Thành Phố Hồ Chí Minh; Chế phẩm của Bộ
mơn Bảo Vệ Thực Vật- Trường Đại học Cần Thơ thử nghiệm trên cây xà lách
xoong ở Vĩnh Long, đều cho kết quả rất khả quan.



CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG
- Các chủng nấm Trichoderma phân lập từ các mẫu đất ( đất thịt nhẹ, đất thịt
trung bình, đất cát pha,…) trên đất trồng ớttại thơn Lộc Mỹ, xã Hịa Bắc, thành phố
Đà Nẵng.
- Nấm Fusarium gây bệnh héo vàng và Colletotrichum gây bệnh thán thư trên
cây ớt (Capsicum frutescens L.).
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Mẫu đất thu thập tại Lộc Mỹ- Hòa Bắc - Đà Nẵng.
- Phân lập, nghiên cứu tại phịng thí nghiệm Sinh lý- Hóa sinh, Khoa SinhMơi trường, Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Đà Nẵng.
- Phịng thí nghiệm trường Cao Đẳng lương thực thực phẩm Đà Nẵng.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng đối kháng của các chủng vi nấm Trichoderma đối với
nấm Fusarium gây bệnh héo vàng và Collectotrichum gây bệnh thán thư trên cây ớt
(Capsicum frutescens L.) tại thơn Lộc Mỹ, xã Hịa Bắc, thành phố Đà Nẵng.
- Các thí nghiệm được thực hiện tại phịng thí nghiệm.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2011 đến tháng 03/2012.
2.3. NGUYÊN LIỆU VÀ HÓA CHẤT
2.3.1. Nguyên liệu
- 60 mẫu đất ( đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất cát pha,…) trên đất trồng ớt
tại thơn Lộc Mỹ, xã Hòa Bắc, thành phố Đà Nẵng.
- Cám, trấu.
2.3.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị
2.3.2.1. Hóa chất
- Các loại muối: K2HPO4, KH2PO4, KI, MgSO4. 7H2 O, KNO3, NaCl, FeSO4.
7H2O, (NH4)2 SO4 , CaCO3, MnCl2, Na2CO3, ZnCl2, ZnSO4....



- Các loại cao: Cao thịt, cao nấm men, cao malt, peptone...
- Các loại hóa chất khác: thạch, tinh bột tan, casein, CMC (Carboxyl Methyl
Cellulose)...
- Các dung môi: etanol, iso-propanol, metanol, aceton.. của Trung Quốc.
2.3.2.2 Dụng cụ và thiết bị
- Máy cất nước Hamilton.

- Tủ ấm, tủ sấy

- KHVĐT Joel (Nhật)

- Cân phân tích, cân kỹ thuật

- Máy lắc

- Nồi khử trùng

- Box cấy vô trùng

- Máy đo pH 151 Martini

- Các dụng cụ thủy tinh của Trung Quốc, Đức, Việt Nam...
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu đất [3], [5]
- Dụng cụ:
+ Các túi nilon đã được khử trùng
+ Xẻng xúc đất
+ Cồn khử trùng
+ Nhãn, bút chì

+ Găng tay dùng một lần
+ Yêu cầu chung: tuân thủ các nguyên tắc chung của phương pháp lấy mẫu
về tính điển hình, tính ngẫu nhiên và tính chất của mẫu khơng bị thay đổi trước khi
đến được phịng thí nghiệm.
+ Thu mẫu:
Nguyên tắc:để đảm bảo mẫu đại diện, các điểm lấy mẫu phải được phân bố
ngẫu nhiên trong diện tích đất điều tra, theo phương pháp lấy điểm theo đường
chéo.
Mẫu đất được lấy xa đường đi, lấy ở tầng canh tác bề mặt từ 5 – 20cm ở các vị
trí khác nhau (4 - 5 vị trí). Chọn một ơ vng diện tích 1m2, xác định 4 điểm ở các
góc vng của ơ và tâm của ơ vng.
Dùng xẻng đã rửa sạch và lau cồn để lấy mẫu đất. Đầu tiên loại bỏ lớp đất dày
2-3 cm trên cùng vì lớp đất này có thể đã bị xâm nhiễm bởi các vi sinh vật bên
ngồi. Sau đó lấy những tảng nguyên vẹn theo độ sâu của lớp đất nghiên cứu. Mỗi


×