Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường nước tại vịnh hạ long và ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái san hô các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái san hô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
----------

LÊ THỊ ANH

Nghiên cứu tình hình ơ nhiễm mơi trường
nước tại vịnh Hạ Long và ảnh hưởng của nó
đến hệ sinh thái san hô - các giải pháp bảo tồn
hệ sinh thái san hơ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM ĐỊA LÝ


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
5. Lịch sử nghiên cứu ..........................................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................2
B.PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ Ơ NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VÀ HỆ SINH THÁI SAN HÔ. .....................................................3
1.1 Tổng quan về ô nhiễm môi trường nước ....................................................................3
1.1.1.Khái niệm....................................................................................................................3
1.1.2 Nguồn gốc:..................................................................................................................3


1.1.3 Phân loại......................................................................................................................3
1.2 Tổng quan về hệ sinh thái rạn san hô .........................................................................4
1.2.1 Khái niệm về san hô ..................................................................................................4
1.2.1.1 Khái niệm hệ sinh thái: ..........................................................................................4
1.2.1.2 San hô: .....................................................................................................................4
1.2.2 Cấu trúc .......................................................................................................................4
1.2.3 Đặc diểm sinh thái .....................................................................................................5
1.2.4 Chức năng ...................................................................................................................5
1.2.4.1 Chức năng sinh thái đối với vùng biển ................................................................5
1.2.4.2 Chức năng Habitat .................................................................................................6
1.2.4.3 Chức năng bảo vệ ...................................................................................................6
1.2.5 Đặc điểm hình thái của san hơ ở vịnh Hạ Long .....................................................6
1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long ................6
1.3.1 Vị trí địa lí...................................................................................................................6


1.3.2 Điều kiện tự nhiên......................................................................................................7


1.3.2.1 Khí hậu .....................................................................................................................7
1.3.2.2 Địa hình ..................................................................................................................7
1.3.2.3 Sinh vật.....................................................................................................................7
1.3.2.4 Tài nguyên thiên nhiên ...........................................................................................8
1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................................................8
1.3.3.1 Dân cư, lao động ....................................................................................................8
1.3.3.2 Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................................9
1.3.3.3 Tốc độ đơ thị hóa ....................................................................................................9
1.4 Khái qt đặc trưng hải văn vùng biển Hạ Long ......................................................9
1.4.1 Sóng .............................................................................................................................9
1.4.2 Dòng biển................................................................................................................. 10

1.4.3 Thuỷ triều ................................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VỊNH
HẠ LONG ........................................................................................................................ 11
2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long ....................................................... 11
2.1.1 Nguyên nhân............................................................................................................ 11
2.1.1.1 Tự nhiên ................................................................................................................ 11
2.1.1.2 Nhân tạo................................................................................................................ 11
2.1.2 Hiện trạng môi trường vịnh Hạ Long................................................................... 14
2.1.2.1 Độ muối................................................................................................................. 14
2.1.2.2 Nhiệt độ ................................................................................................................. 15
2.1.2.3 Hàm lượng oxy hòa tan ( DO) ........................................................................... 15
2.1.2.4 Nhu cầu oxy sinh hóa .......................................................................................... 17
2.1.2.5 Hàm lượng TSS .................................................................................................... 17
2.1.2.6 Hàm lượng dầu .................................................................................................... 19
2.1.2.7 Ô nhiễm Amoni .................................................................................................... 20
2.1.2.8 Nitơrit .................................................................................................................... 21
2.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ............................................................. 23
2.2.1 Các giải pháp trước mắt ......................................................................................... 23
2.2.2 Các biện pháp lâu dài ............................................................................................. 23


2.2.2.1. Đẩy mạnh và đa dạng hố cơng tác tun truyền .......................................... 23
2.2.2.2. Về công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long ........... 23
2.2.2.3. Đổi mới và tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh: .............................................................................................. 23
2.2 2.4. Về quản lý cư dân. .............................................................................................. 24
2.2.2.5. Bảo vệ, tái tạo môi trường: ............................................................................... 24
2.2.2.6. Về chỉ đạo điều hành: ........................................................................................ 24
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỚI HỆ
SINH THÁI SAN HƠ. ................................................................................................... 26

3.1 Những nhân tố mơi trường ảnh hưởng đến hệ sinh thái san hô ........................... 26
3.1.1 Môi trường tự nhiên................................................................................................ 26
3.1.2 Các mối quan hệ trong quần xã............................................................................. 26
3.1.2.1 Quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo vàng .................................................... 27
3.1.2.2 Quan hệ cạnh tranh dành nơi bám có ánh sáng giữa san hơ với tảo và giữa
các lồi san hơ với nhau.................................................................................................. 27
3.1.2.3 Quan hệ giữa san hô với sinh vật ăn san hô .................................................... 27
3.1.2.4 Ảnh hưởng của nhân tố con người .................................................................... 27
3.2 Những tác động của ô nhiễm môi trường nước đến hệ sinh thái san san hô. ..... 28
3.2.1 Sự suy giảm về độ phủ ........................................................................................... 28
3.2.2 Sự suy giảm về thành phần loài ............................................................................ 32
3.2.3 Ảnh hưởng đến sự phân bố .................................................................................... 34
3.2.4 Sự suy giảm các loài sinh vật sống trên rạn san hơ ............................................ 35
3.3 Hậu quả của suy thối hệ sinh thái san hô đến môi trường tự nhiên và môi
trường kinh tế xã hội ........................................................................................................ 36
3.3.1 Tự nhiên ................................................................................................................... 36
3.3.1.1 Đối với môi trường vịnh ..................................................................................... 36
3.3.1.2 Đối với các hệ sinh thái khác ............................................................................. 36
3.3.2 Các hoạt động kinh tế............................................................................................. 37
3.3.2.1 Hoạt động du lịch ................................................................................................ 37
3.3.2.2 Hoạt động kinh tế khác ....................................................................................... 37


3.4 Giải pháp bảo tồn hệ sinh thái san hô ...................................................................... 37
3.4.1 Về chiến lược chính sách quản lí .......................................................................... 37
3.4.1.1 Chiến lược quản lí ............................................................................................... 37
3.4.1.2 Một số chính sỏch:............................................................................................... 38
3.4.2 K hoạch quản lý .......................................................................................... 39
3.4.2.1 Phõn vựng chức năng.......................................................................................... 39
3.4.2.2 Tăng cường năng lực cho Ban quản lý vịnh Hạ Long về đa dạng sinh học 39

3.4.2.3 Quan trắc cảnh báo và nghiên cứu khoa học. .................. 40
3.4.3 Giải pháp giáo dục truyền thông .......................................................................... 41
3.4.4 Giải pháp kĩ thuật công nghệ ................................................................................. 41
3.4.4.1 Hồi sinh san hô bằng điện:................................................................................. 41
3.4.4.2 Trồng san hô nhân tạo:....................................................................................... 41
3.4.4.3 Tiêu diệt sao biển gai:......................................................................................... 42
3.4.4.4 Trồng tảo kết hợp: ............................................................................................... 42
3.4.5 Xây dựng mơ hình bảo vệ đa dạng sinh học bao gồm cả bảo vệ HST rạn san
hô. ....................................................................................................................................... 43
3.4.5.1 Phân vùng sinh thái bao gồm: ........................................................................... 43
3.4.5.2 Xác định các trung tâm đa dạng sinh học bao gồm khu vực bảo vệ và phục
hồi các rạn san hô. ........................................................................................................... 43
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 44
1. Kết luận ......................................................................................................................... 44
2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 45
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 46
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất rắn lơ lửng (1998 -2010)........................ 18
tại Vịnh Hạ Long. ............................................................................................................. 18
Hình 2.2. Biểu đồ biến động hàm lượng dầu từ năm 1995 - 2010 ............................. 20
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mẫu phân tích hàm lượng amoni trong các khoảng
nồng độ qua các năm ........................................................................................................ 21
Hình 3.1 Sự Suy giảm độ phủ san hô ở vịnh Hạ Long qua các năm. ........................ 31
Hình 3.2 Biểu đồ sự suy giảm số lồi san hơ trên vịnh Hạ Long ............................... 34


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Sự phân tầng của độ muối tại một số địa điểm trong khu vực vịnh
Hạ Long ............................................................................................................................. 14
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của nước biển vịnh Hạ Long. .................. 15
Bảng 2.3: Hàm lượng DO của nước biển Vịnh Hạ Long qua các năm. .................... 16
Bảng 2.4: Hàm lượng TSS trong nước biển Vịnh Hạ Long qua các năm ................. 18
Bảng 2.5: Hàm lượng dầu trong nước biển Vịnh Hạ Long qua các năm .................. 19
Bảng 2.6 Tỉ lệ mẫu phân tích amoni trong các khoảng nồng độ qua các năm. ........ 21
Bảng 2.7: Hàm lượng nitorit của nước biển Vịnh Hạ Long qua các năm. ................ 22
B¶ng 3.1 Tû lƯ phđ cđa san hô và các dạng chất đáy khác
dọc theo mặt cắt đẳng sâu (WWF - Việt Nam, 1993)................ 28
Bảng 3.2 Tû lƯ % ®é phđ cđa mét sè u tè nền đáy trên
mặt cắt đẳng sâu ................................................................................................... 29
Bng 3.3 phủ san hô tại một số điểm năm 2008 .................................................... 30
Bảng 3.4: Sự suy giảm độ phủ san hô qua các năm ở Vịnh Hạ Long. ...................... 31
Bảng 3.5 Thành phần lồi của san hơ vịnh Hạ Long 2008 ......................................... 32
Bảng 3.6 Sự suy giảm thành phần loài cả san hụ trờn vnh Ha Long ........................ 33
Bng 3.7: Thành phần loài của quần xà rạn san hô vùng Hạ
Long ................................................... 35


DANH MỤC VIẾT TẮT
HST: Hệ sinh thái
RSH: Rạn san hô
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam


A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm trong vùng nhiệt đới, vùng biển nước ta có điều kiện sinh thái thuận lợi
cho sự phát triển của san hô. Từ lâu san hô là nguồn cung cấp hải sản quý, là nguồn

đá vôi xây dựng, là nơi trú ẩn của rất nhiều loài sinh vật biển. Chúng đã được khai
thác cho hoạt động du lịch, nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên sự phát triển kinh tế xã
hội kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường biển đã tác động đến hệ sinh thái nhạy cảm
này làm cho chúng bị thương tổn, suy thoái.
Nằm trong vịnh Bắc Bộ, Hạ Long được đánh giá là nơi có tiềm năng kinh tế
biển lớn của nước ta. Đây cũng là nơi có sự đa dạng sinh học cao. Hệ sinh thái đáy
cứng, rạn san hô - một trong những đặc thù của Vịnh Hạ Long - là hệ sinh thái có
năng suất sinh thái cao, giúp làm sạch môi trường nước, tập trung ở khu vực Hang
Trai, Cống Đỏ, Vạn Giị.... Rạn san hơ Hạ Long cũng là nơi cư trú của nhiều loài
sinh vật biển nơi đây.
Tuy nhiên hiện nay sự phát triển kinh tế biển với các hoạt động du lịch, sự di
chuyển của tàu bè, việc thải các chất ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên
vịnh, bên cạnh đó rác thải thải xả trực tiếp xuống vịnh và cả các nguồn xả thải từ
trên đất liền nước thải của các khu công nghiệp, khu dân cư hoạt động khai thác
than… đã làm ô nhiễm môi trường biển và từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến hệ sinh
thái san hơ.
Hiện nay trước tình trạng hệ sinh thái san hơ ở Hạ Long đang bị suy thoái
mạnh mẽ, các cấp chính quyền cũng đã có những giải pháp chiến lược để bảo vệ hệ
sinh thái này, tuy nhiên hiệu quả của những giải pháp này chưa cao, đặc biệt là mơi
trường nước đang bị khai thác thiếu qui hoạch.
Chính vì những lí do trên tơi đã chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình ơ nhiễm
mơi trường nước tại vịnh Hạ Long và ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái san hô
- các giải pháp bảo tồn hệ sinh thái san hơ”.
2. Mục đích nghiên cứu
-Đánh giá được hiện trạng môi trường của vịnh Hạ Long.


-Tìm hiểu được hiện trạng suy thối của HST san hô ở vịnh.
-Đề ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng suy thối của HST san
hơ tại vịnh.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
-Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
-Thu thập tài liệu và phân tích hiện trạng mơi trường của vịnh Hạ Long.
-Tìm hiểu tác động của mơi trường nước đến hệ sinh thái san hô.
-Đề xuất giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nước của vịnh và bảo tồn hệ sinh
thái san hô.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng của đề tài là việc suy thối hệ sinh thái san hơ do tình trạng ô nhiễm môi
trường hiện nay.
-Phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ nghiên cứu trên phạm vi vịnh Hạ Long.
5. Lịch sử nghiên cứu
Nghiên cứu về hệ sinh thái san hô đã có một số cơng trình như:
-Đề tài: “ Nghiên cứu khả năng phục hồi hệ sinh thái san hô và triển khai mơ hình
quản lí cộng đồng tại đảo san hô” được thực hiện từ năm 2007- 2009 của các cán bộ
thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
-Đề tài “Đánh giá hiện trạng phân bố san hô vùng biển ven bờ trên cơ sở tư liệu ảnh
vệ tinh và khảo sát ngầm”, Th.s Trần Văn Điện.
-Một số các dự án của Nhật bản trong khảo sát thăm dò nhằm phục hồi các rạn san
hô tại vịnh Hạ Long.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp thực địa
- Phương pháp điều tra phỏng vấn cộng đồng
- Phương pháp bản đồ
- Phương pháp chuyên gia


B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG NƯỚC VÀ HỆ SINH THÁI SAN HƠ.

1.1 Tổng quan về ơ nhiễm mơi trường nước
1.1.1.Khái niệm
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần tính chất của nước
gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự
thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt q một ngưỡng cho phép thì sự ơ
nhiễm nước đã ở một mức độ nguy hiểm và có thể gây ra một số bệnh cho người.
Theo hiến chương châu Âu “ Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do
con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho
việc sử dụng, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi - giải trí, cho động vật ni cũng
như các lồi hoang dại”.
1.1.2 Nguồn gốc:
Sự ơ nhiễm mơi trường nước có thể do tự nhiên hoặc nhân tạo.
Nguồn gốc tự nhiên là do mưa, băng tuyết tan, gió ,bão lụt…kéo theo các
chất bẩn xuống sông, hồ, hoặc các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật, kể cả
xác chết của chúng.
Nguồn gốc nhân tạo là do nước xả thải từ các khu công nghiệp, hoạt động
giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…vào môi trường nước.
1.1.3 Phân loại
Theo bản chất của các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân biệt: ô nhiễm vô
cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa hoc, ơ nhiễm vi sinh vật, cơ học hay vật lí, ơ
nhiễm phóng xạ.
Theo phạm vi thải vào mơi trường nước người ta phân ra: ô nhiễm điểm, ô
nhiễm diện.
Theo vị trí khơng gian, người ta phân biệt: ơ nhiễm sông, ô nhiễm hồ, ô
nhiễm biển, ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.


1.2 Tổng quan về hệ sinh thái rạn san hô
1.2.1 Khái niệm về san hô
1.2.1.1 Khái niệm hệ sinh thái:

Hệ sinh thái là tổ hợp của một quần xã sinh vật với mơi trường vật lý mà
quần xã đó tồn tại, trong đó các sinh vật tương tác với nhau và với mơi trường để
tạo nên chu trình vật chất (chu trình Sinh-địa-hóa) và sự chuyển hóa của năng
lượng.
1.2.1.2 San hô:
* San hô là lớp đặc sắc của ngành ruột khoang. Nó có khoảng 6000 lồi, tồn
tại dưới dạng các cá thể polyp nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể
gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra Cacbonat can xi để tạo bộ
xương cứng, xây nên các RSH tại các vùng biển nhiệt đới.
* Polyp san hô là các cá thể thành phần trong tập đồn san hơ do chúng hấp
thụ carbonat canxi hịa tan trong nước hình thành nên, chúng có thể sống đơn độc
hoặc sống thành tập đoàn. Hầu hết các polyp có kích thước nhỏ bé thường dưới
1mm. Tuy nhiên có một số polyp có kích thước lớn.
* Rạn san hơ
Là tên gọi chung của một loại rạn có nguồn gốc từ sinh vật đặc trưng cho
vùng biển nông nhiệt đới, thành phần quan trọng nhất tạo nên rạn là từ nhóm san hơ
cứng tạo rạn và rong san hơ- chính vì vậy gọi là rạn san hơ. Ngồi ra, tham gia tạo
rạn cịn có nhiều nhóm sinh vật khác, sau khi chết chúng để lại vỏ và xương làm
cho rạn san hô ngày càng lớn lên.
1.2.2 Cấu trúc
Rạn được xây dựng từ một lượng lớn đá vơi có nguồn gốc sinh vật, kết với
nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp với nhiều hang hốc lớn nhỏ, lớp trên là xương của
các sinh vật đang sống, lớp dưới là phần cịn lại của sinh vật đã chết. Khối đá vơi
giàu cơ thể sống này có thể kéo dài hàng ngàn cây số không chỉ là một quần cư sinh
vật mà cịn là một cấu trúc địa chất biển có nguồn gốc sinh vật.
Thành phần cấu trúc nên RSH là các lồi san hơ cứng gọi chung là san hơ tạo
rạn. Mỗi tập đồn san hơ có hàng ngàn cá thể dạng pôlyp bám trên một khung


xương đá vôi chung. Trong thành phần thịt san hô trung bình cứ trên 1cm2 có tới 15 triệu tảo vàng đơn bào.

1.2.3 Đặc diểm sinh thái
San hơ là nhóm sinh vật địi hỏi các yếu tố mơi trường xác định và ít biến
đổi, các RSH chỉ có ở vùng biển nước trong có độ muối cao trên 28 ‰, đáy đá.
Trong vùng biển Việt Nam san hô thường phân thành các dải hẹp tới độ sâu 5-20m
tùy từng vùng biển san hô cứng chỉ phân bố ở độ sâu khơng q 60m. Tuy san hơ
được tìm thấy ở cả các vùng biển nhiệt đới cũng như ôn đới, nhưng các rạn san hơ
chỉ hình thành ở khu vực hai bên đường xích đạo trải từ vĩ độ 30° Bắc đến 30°
Nam. Nhiệt độ có ảnh hưởng ít hơn đến phân bố của san hô, nhiệt độ thuận lợi cho
sự phát triển của san hô là từ 20°C- 30°C , khơng có san hơ sống trong những vùng
nước có nhiệt độ dưới 18 °C.
San hơ thường có quan hệ cộng sinh đặc sắc với các nhóm sinh vật khác, từ
tảo đơn bào đến tơm kí cư, cua, cá… Trong quan hệ cộng sinh với tảo, tảo sử dụng
các sản phẩm trao đổi chất của san hô như CO2 để quang hợp và các sản phẩm N, P
để tạo prôtêin, ngược lại san hô được tảo cộng sinh cung cấp O 2 trong quá trình
quang hợp.
1.2.4 Chức năng
1.2.4.1 Chức năng sinh thái đối với vùng biển
Các RSH là HST tự nhiên có năng suất sơ cấp cao khơng phụ thuộc vào năng
suất, độ phì nhiêu và dinh dưỡng của các vực nước biển bao quanh.
Khoảng 30%-40% sản phẩm sơ cấp của các RSH được thấm vào môi trường
biển dưới dạng các chất nhầy, làm cho dự trữ hữu cơ trong rạn cao hơn từ 1,5- 4 lần
so với lượng hữu cơ hịa tan trong nước biển. Thơng qua các hoạt động hấp thụ
chuyển hóa của vi sinh vật, các chất hữu cơ này được tham gia chu trình thức ăn
trong HST biển, làm cho các cơ sở vật chất và năng lượng vùng RSH và vùng biển
xung quanh phong phú. Vì thế HST RSH được coi là cơ sở dinh dưỡng hữu cơ, là
nguồn cung cấp thức ăn không chỉ cho chính bản thân sinh vật sống trong RSH mà
cịn có ý nghĩa đối với toàn vùng biển.


1.2.4.2 Chức năng Habitat

Cấu trúc của các kiểu rạn viền bờ tạo thành các đới: Lagoon ven bờ, mặt
bằng rạn, đới sóng vỗ, sườn dốc, sườn dốc và chân rạn đã tạo nên sinh cảnh địa
phương đa dạng là cơ sở habitat phong phú cho nhiều nhóm sinh vật với rất nhiều
lối sống khác nhau trú ngụ. Vùng đầm phá ven bờ thường tồn tại nhóm sinh vật nhỏ,
hoạt động nhanh hoặc nhóm rộng sinh thái. Đới mặt bằng phù hợp cho nhóm sinh
vật sống chui rúc…
Sự đa dạng về các dạng tập đoàn: Dạng khối, dạng cành, dạng phủ… tạo
nên một bề mặt lồi lõm đa dạng, là chỗ ở lý tưởng cho các sinh vật nhỏ bé biển khơi
đồng thời là nơi kiếm mồi lý tưởng của các nhóm sinh vật ăn thịt.
1.2.4.3 Chức năng bảo vệ
Các HST RSH có chức năng bảo vệ vùng bờ biển. Các q trình sói lở và
trượt lở sẽ bị giảm nếu như có san hơ bao phủ. Ngồi ra san hơ cịn có chức năng
bảo vệ mơi trường nước giúp cho môi trường nước trở lên trong sạch hơn.
1.2.5 Đặc điểm hình thái của san hơ ở vịnh Hạ Long
Các rạn san hơ ở Hạ Long đều có dạng viền bờ, song do địa hình phức tạp
nên hình thái của chúng cũng có sự khác nhau đáng kể, đặc biệt ở những khu vực
kín sóng hoặc trong các tùng áng rạn san hô chỉ là một dải hẹp ( bề ngang chỉ rộng
khoảng 2-3m. Ở các áng kín như Bù Xám, rạn san hơ bao quanh tạo thành một vịng
khép kín ôm lấy hồ nước ở giữa giống như dạng atoll, kiểu này có thể gọi là giả
atoll. Các rạn ở những nơi chịu tác động của sóng thì thường rộng hơn ( 10-20m) và
có dạng thoải đều đến độ sâu 5-6m.
1.3 Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long
1.3.1 Vị trí địa lí
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn với
phía Đơng Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía
Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120km kéo dài từ huyện
Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả đến hết huyện đảo Vân Đồn;
phía Đơng Nam và phía Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích 1.553km² gồm
vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106°58′-107°22′ Đông và 20°45′-



20°50′ Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên
và 980 đảo chưa được đặt tên.
1.3.2 Điều kiện tự nhiên
1.3.2.1 Khí hậu
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29°C và mùa đông khô lạnh với nhiệt độ 16-18°C,
nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25°C. Lượng mưa trên vịnh Hạ
Long vào khoảng từ 2.000mm–2.200mm tuy có tài liệu chi tiết hóa lượng mưa là
1.680mm với khoảng trên 300mm vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến
tháng 8) và dưới 30mm vào mùa khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm
sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng
3,5-4m/ngày. Độ mặn trong nước biển trên vùng Vịnh dao động từ 31 đến 34.5MT
vào mùa khơ nhưng vào mùa mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước biển trong
vùng Vịnh khá cạn, có độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều khơng lưu
giữ nước bề mặt.
1.3.2.2 Địa hình
Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vơi ngun là vùng
địa hình karst bị nước bào mịn tạo nên mn nghìn hình dáng bên ngồi và trong
lịng là những hang động kỳ thú.
Địa hình đáy biển Hạ Long, khơng bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m.
Có những lạch sâu là di tích các dịng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi
sinh trưởng các rạn san hơ rất đa dạng. Các dịng chảy hiện nay nối với các lạch sâu
đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu
kín gió Nhờ những hành lang đảo che chắn.
1.3.2.3 Sinh vật
Trong vùng Vịnh Hạ Long tồn tại 10 kiểu hệ sinh thái rất đặc thù của quần
đảo đá vôi vùng nhiệt đới: Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều đáy
mềm, vùng triều đáy cứng, bãi triều cát, rạn san hô, tùng-áng và vùng ngập nước
thường xuyên ven bờ, các thảm thực vật trên đảo và hang động. Giá trị các hệ sinh



thái Vịnh Hạ Long, ít nơi sánh kịp đặc biệt các giá trị bảo tồn của hang động, tùng
áng có thể coi là giá trị nổi bật của các hệ sinh thái Vịnh Hạ Long.
1.3.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên khoáng sản
Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên
vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là
trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đơng bắc Thành phố trên địa bàn các phường
Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong
vùng cấm hoạt động khoáng sản).
* Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng
diện tích đất rừng là 5.862,08 ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che
phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69 ha và rừng tự nhiên
416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94 ha, rừng tre nứa 17,31 ha, rừng ngập mặn 371,14
ha).
* Tài nguyên biển
Vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên tồn thế
giới…Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và
thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và
400 loài giáp xác, trong đó có nhiều lồi hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá
nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sị
huyết… 117 lồi san hơ thuộc 40 họ, 12 nhóm.
1.3.3 Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.3.1 Dân cư, lao động
Hiện trên vịnh Hạ Long có 635 hộ dân với 2.237 người sinh sống, trong đó
1672 người sống tại vùng trung tâm di sản và 542 người sống tại vùng đệm di sản.
Hiện tại có 3 khu dân cư trong vùng di sản gồm: Khu dân cư Ba Hang, khu dân cư
Cửa Vạn, khu dân cư Vông Viêng



Nghề nghiệp của ngư dân sống trên vịnh chủ yếu là: Đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản phục vụ du lịch và bán một số hàng tạp hóa như xăng dầu, lương thực,
thực phẩm, nước…
Thu nhập của các hộ dân giao dộng từ 0,8-3 triệu đồng/ tháng. Các hộ dân
sống gần các điểm du lịch thường có thu nhập cao hơn 1,3-3 triệu đồng/ tháng, tại
các điểm như: Ba Hang, Bồ Nâu, Cửa Vạn. Các hộ dân xa các tuyến, điểm du lịch
thu nhập thấp hơn.
1.3.3.2 Cơ sở hạ tầng
Vịnh có nhiều các cảng lớn nhỏ như: Cái Lân, Hịn Gai, Cẩm Phả… là những
đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh, trên vịnh có 420 chiếc tàu du lịch đang hoạt
động chất lượng tàu thuyền ngày càng cao phục vụ nhu cầu phát triển du lịch. Hạ
Long có hệ thống nhà hàng, khách sạn khá hoàn thiện với 468 cơ sở lưu trú chiếm
trên 50% lượng khách của toàn tỉnh. Thành phố có 38 nhà hàng phục vụ.
1.3.3.3 Tốc độ đơ thị hóa
Hiện nay thành phố cũng đã quy hoạch và xây dựng nhiều dự án xây dựng
khu đô thị mới và tạo quỹ đất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động
kinh tế xã hội khác. Các dự án san lấn biển được triển khai tập trung tại các khu vực
vùng đệm vịnh, trong đó tập trung chủ yếu tại 3 khu vực chính đó là : Đảo Tuần
Châu, khu đô thị mới Hùng Thắng và khu đô thị mới Lán Bè- Cột 8, gồm 31 dự án
với tổng diện tích san lấp là 755,87 ha. Khi dự án đã hồn thành, dự án có ảnh
hưởng rất lớn đối với môi trường vịnh Hạ Long như làm thu hẹp các bãi triều, diện
tích các rừng ngập mặn. Việc san lấn biển làm thay đổi kết cấu ven bờ làm cho vịnh
tăng nguy cơ sói lở, bồi lắng, tăng độ đục của nước ảnh hưởng đến các hệ sinh thái.
1.4 Khái quát đặc trưng hải văn vùng biển Hạ Long
1.4.1 Sóng
Độ cao sóng tương đối lớn, đạt trung bình 0,82 m cả năm và trung bình riêng
các tháng chưa tới 1,0 m, khoảng 0,75 – 0,95 m. Sóng hợp với trường gió theo mùa,
có hướng Đơng vào thời kỳ chuyển tiếp. Sóng hướng Tây, Tây Nam hay Tây Bắc

rất hiếm. Độ cao sóng lớn nhất có thể tới 4m trong bão.


1.4.2 Dịng biển
Trong vịnh Bắc Bộ có dịng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo
nước lạnh lại có gió mùa đơng bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ
có khi xuống tới 13°C.
1.4.3 Thuỷ triều
Chế độ thuỷ triều ở đây là nhật triều điển hình, biên độ tới 3-4 m. Nét riêng
biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi
chiều các tháng mùa hạ, buổi sáng các tháng mùa đơng những ngày có con nước
cường.
Các tháng 5 và 10 có biên độ triều lớn nhất. Khoảng từ tháng 4 tới tháng 8
nước lớn về đêm, cạn vào ban ngày; từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau nước thường
lớn vào ban ngày và cạn về đêm. Thời điểm nước lớn và mực nước cao, thấp là yếu
tố ảnh hưởng rất nhiều tới đặc tính sinh trưởng, phát triển của các loài thuỷ sản,
đồng thời cũng là yếu tố ảnh hưởng rất sâu sắc tới các hoạt động đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản, giao thông và dịch vụ du lịch


CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TẠI VỊNH HẠ LONG
2.1 Hiện trạng ô nhiễm môi trường vịnh Hạ Long
2.1.1 Nguyên nhân
Có 2 nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến mơi trường nước vịnh Hạ Long đó
là do tự nhiên và các hoạt động do con người gây ra.
2.1.1.1 Tự nhiên
*Khí hậu khu vực nghiên cứu mang tính nhiệt đới gió mùa. Mùa hè từ tháng 5 – 9,
nóng, ẩm và mưa nhiều
Lượng mưa lớn lại tập trung vào các tháng mùa hè gây xói mịn đất trên các

đảo, làm ngọt hóa và đục hóa vùng nước trong vịnh gây nên một số ảnh hưởng tiêu
cực đến hệ sinh thái san hơ.
*Bão
Trung bình hàng năm ở vịnh Hạ Long có khoảng 1,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp
vào khu vực Hạ Long và 3-4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới có ảnh hưởng đến khu
vực. Bão thường có mưa lớn kèm theo và gió mạnh làm xáo trộn nền đáy, tăng cao
độ đục và đánh dập nát các rạn san hơ.
* Trong khu vực vịnh Hạ Long có nhiều sông suối nhỏ đổ vào đáng chú ý là: Hệ
thống sông cửa Lục, sông Yên Lập, hệ thống sông Cấm- Bạch Đằng. Lưu lượng của
các con sông đổ vào vịnh sẽ vận chuyển một khối lượng lớn bùn, cát chất ô nhiễm
làm ảnh hưởng đến môi trường vịnh Hạ Long.
2.1.1.2 Nhân tạo
* Hoạt động khai thác than
Hoạt động khai thác than có ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường nước của vịnh
Hạ Long. Khu vực Hạ Long cũng là nơi tập trung các mỏ than quan trọng của tỉnh
như: mỏ Bình Minh, Suối lại, Hà Tu, Hà Lầm, Vàng Danh và Bắc Vàng Danh…
Hoạt động khai thác than đã tạo ra một số tác động đến môi trường biển như:
-

Chất thải rắn ( đất dá bóc, vụn than):tấn/ 6 tấn than.

-

Nước thải mỏ và sang tuyển: 1,2 m3 nước/tấn than.


-

Bụi, khí độc hại: Khoảng 7.500 hạt bụi/m3; khí độc hại gồm CO, CO2,
CH4, H2S, NO2 , đặc biệt sau khi nổ mìn phá đất đá.


-

Các chất phóng xạ: Hoạt động khai thác than đã giải phóng một lượng
lớn các chất phóng xạ ảnh hưởng đến mơi trường nước như Uranium,
Thali, Kali, Radon…

* Hoạt động dịch vụ và du lịch
Theo thống kê của Sở Giao thông – Vận tải, trên vịnh Hạ Long có 420 chiếc
tàu du lịch đang hoạt động. Công tác bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đối với tàu
thuyền du lịch được chú trọng. Các tàu du lịch hoạt động trên vịnh đều có thiết bị
thu gom nước và rác thải theo qui định. Khu vực cũng có khoảng 38 nhà hàng phục
vụ các món ăn, lượng nước thải của khu vực thành phố được thải vào Vịnh qua 3
cửa cống chính ( đoạn từ khu du lịch Thanh Niên đến bãi tắm Hoàng Gia).
Tuy nhiên, ý thức cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh
Hạ Long còn hạn chế, vẫn còn tình trạng khách du lịch vứt rác xuống biển, chưa có
tàu để thu gom rác thải của các tàu thuyền du lịch. Vấn đề xử lí chất thải rắn cịn có
nhiều bất cập như chưa có thiết bị hiện đại xử lí rác, vị trí xử lí cũng chưa phù hợp.
Hơn nữa sự hoạt động của các tàu thuyền cũng làm dị rỉ dầu xuống Vịnh Hạ Long
gây ơ nhiễm vịnh.
* Hoạt động du lịch
Hiện nay trên vịnh Hạ Long có nhiều hình thức du lịch : như du lịch tắm
biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm… Lượng khách
du lịch có sự thay đổi theo mùa, thường tập trung vào tháng 4 đến tháng 8 thu hút
một lượng khách lớn chính sự tập trung của khách du lịch kéo theo sự phát thải các
nước thải sinh hoạt, rác thải của khách du lịch xuống vịnh làm ô nhiễm môi trường
Vịnh.
* Nhà bè trên Vịnh Hạ Long.
Theo thống kê của UBND Thành phố Hạ Long có 618 nhà bè, số lượng nhà
bè khơng ngừng tăng trong khu vực di sản. Tác động của dân cư nhà bè đến môi

trường sinh thái Vịnh Hạ Long là không tránh khỏi. Nước thải sinh hoạt của các hộ
dân hiện chưa được thu gom và xử lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh


thái Vịnh. Các thức ăn thừa, thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây
ô nhiễm hữu cơ và hóa học cho các vùng nước trên Vịnh. Việc sử dụng phao xốp
làm vật nổi cho nhà bè, trong quá trình sử dụng góp phần gây ơ nhiễm mơi trường
cho mặt nước của vịnh. Một số ngư dân còn sử dụng các phương thức khai thác
mang tính hủy diệt như mìn, điện, chất độc.
* Giao thơng, cảng.
Hạ Long là đầu mối giao thông của tỉnh, cũng là nơi tập trung nhiều bến
cảng phục vụ cho việc xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải hàng hóa và nghề cá. Với
điều kiện quản lí như hiện nay, mặc dù đã được cải thiện, nhưng vẫn có những tác
động đến mơi trường vịnh làm ô nhiễm, tăng cao độ đục, do hằng hải và đổ bùn thải
cát nạo vét luồng, neo đậu tàu thuyền làm hủy hoại các rạn san hô và đặc biệt là các
tai nạn tàu thuyền gây tràn dầu và đổ các hóa chất xuống vịnh.
* Tốc độ đơ thị hóa tăng nhanh
Trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố dã được phê duyệt, UBND tỉnh
đã cho phép thực hiện các dự án san lấp tại một số khu vực ven bờ của Vịnh Hạ
Long để xây dựng các khu đô thị mới và tạo quỹ đất cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh và các hoạt động kinh tế xã hội khác. Các dự án san lấn biển được triển khai
tại khu vực vùng đệm khu di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, trong đó tập
trung tại 3 khu vực: Đảo Tuần Châu, Khu đô thị mới Hùng Thắng, Khu đô thị mới
Lán Bè- Cột 8, gồm 31 dự án với tổng diện tích san lấp là 755,87 ha. Do quy mô
triển khai lớn như vậy, nên ảnh hưởng của việc đơ thị hóa tới vịnh Hạ Long là rất
lớn. Việc san lấn biển làm cho thay đổi kết cấu của đất ven bờ Vịnh, tăng nguy cơ
xói lở, bồi lắng, tăng độ đục của nước, làm ảnh hưởng đến HST san hô.
* Mức độ định cư của cư dân trên vịnh ngày càng gia tăng
Hiện nay trên vịnh Hạ Long có 635 hộ dân với 2.237 người sinh sống, trong
đó có 1.672 người sống ở vùng trung tâm Di sản và 542 người sống tại vùng đệm

Di sản. Cư đân trên vịnh ngày càng tăng. Nghề nghiệp chủ yếu của họ là: Đánh bắt
và nuôi trồng thủy hải sản phục vụ du lịch và bán một số các loại hàng tạp hóa như
lượng thực, thực phẩm, nước, xăng dầu. Khi mức độ cư trú tăng thì kéo theo sự gia


tăng các chất thải sinh hoạt, chất thải trong quá trình sản xuất kinh doanh làm ơ
nhiễm mơi trường vịnh.
2.1.2 Hiện trạng môi trường nước vịnh Hạ Long
Hậu quả của các quá trình tự nhiên, hoạt động kinh tế xã hội có tác động to
lớn đến đa dạng sinh học của Vịnh. Đặc biệt sự ô nhiễm môi trường nước đã thể
hiện rõ trong những năm gần đây.
2.1.2.1 Độ muối
Sự phân bố độ muối của nước có đặc điểm phân dị theo không gian và biến
động theo thời gian rất rõ rệt:
Theo thời gian, độ muối biến động theo hai mùa chính trong năm, mùa mưa
và mùa khơ. Kết quả khảo sát tháng 12 đại diện cho mùa khô, độ muối thường tăng
cao và khá ổn định, dao động trong khoảng từ 29‰ đến 33‰, trung bình 31‰, nước
thuộc loại nước mặn. Tháng 7 đại diện mùa mưa, độ muối biến động mạnh, dao động từ
18,5‰ đến 30,5‰, trung bình 24,5‰, nước thuộc loại nước lợ đến lợ mặn .
Theo không gian, khu vực Cọc Chèo, Hang Trai xa bờ, giáp đảo Cát Bà, độ
muối cả hai mùa đều cao, dao động trong khoảng từ 28‰ đến 33‰, nước thuộc loại
nước mặn. Trong khi đó tại vùng biển Cửa Lục, hang Đầu Gỗ, độ muối chênh lệch
giữa hai mùa lớn, dao động từ 18‰ (mùa mưa) đến 33‰ (mùa khô).
Bảng 2.1 Sự phân tầng của độ muối tại một số địa điểm trong khu vực vịnh
Hạ Long
Địa điểm
Hòn Rều
Cửa Lục
Hòn Vều
Vạn Bội

Đầm Nam
Bồ Hòn

Tầng nước

Độ muối (S%o)

Độ muối (S%o)

Tháng 7

Tháng 12

Mặt

26

29.5

Đáy

28

31.5

Mặt

18

32


Đáy

27

33

Mặt

18,5

30.5

Đáy

30

32

Mặt

21

32

Đáy

27

33


Mặt

22

31.5

Đáy

30

32

Mặt

25

31


Đáy

28.5

31.5

(Nguồn: Ban quản lí Vịnh Hạ Long)
Như vậy độ muối ở khu vưc Hạ Long trong các mùa, ở mọi khu vực đều rất
thuận lợi cho sự phát triển của san hơ.
2.1.2.2 Nhiệt độ

Nhiệt độ nước có vai trị quan trọng đối với việc duy trì sự sống của các lồi
san hơ và các HST dưới nước. Mỗi một lồi sinh vật chỉ thích hợp với một khoảng
nhiệt độ nhất định. Ngồi khoảng nhiệt độ đó, sinh vật sẽ chết hoặc kém phát triển,
vì vậy quan trắc nhiệt độ nước biển thường xuyên giúp phát hiện những thay đổi bất
thường của mơi trường góp phần bảo vệ các hệ sinh thái.
Nhiệt độ thuận lợi cho sự phát triển của san hô là 20°C- 30°C. Nhiệt độ nước
biển ở Hạ Long qua nhiều năm khơng có biến động lớn.
Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của nước biển vịnh Hạ Long.
Khu vực

Nhiệt độ (°C)
Tầng mặt

Tầng đáy

Đảo Tuần Châu và lân cận

28,5

28,4

Ven bờ Bãi Cháy

27,8

27,7

Trung tâm vịnh Hạ Long

29,7


29,3

Đảo Vạn Bội, Hang Trai, Đầu Dê

28,7

28,3

Bên ngồi vịnh Hạ Long

28,8

29,0

Trung Bình

28,7

28,4

(Nguồn: Ban quản lí Vịnh Hạ Long)
Nhiệt độ cao, đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa
tầng mặt và tầng đáy là không đáng kể, giữa các khu vực cũng giao động nhiệt độ
không quá 1°C . Nhiệt độ trong vịnh Hạ Long thuận lợi cho phát triển của san hơ từ
(20°C- 30°C).
2.1.2.3 Hàm lượng oxy hịa tan ( DO)
Oxy hòa tan được sử dụng làm dưỡng khí cho động vật thủy sinh và các hoạt
động sinh hóa khác xảy ra trong ao hồ của vi sinh vật, thực vật nên rất dễ dẫn đến
sự thiếu hụt. Giới hạn cho phép của oxy hoà tan trong nước theo QCVN



10:2008/BTNMT là và > 5 mg/l đối với nước dùng cho nuôi trồng thuỷ sản và bảo
tồn thủy sinh.
Bảng 2.3: Hàm lượng DO của nước biển Vịnh Hạ Long qua các năm.
(Đơn vị mg/l)
Năm

Tầng
nước

Mùa
Khơ

Mưa

4,56-5,54

5,58-7,41

4,3-5,55

5,45-6,96

4,51-5,53

5,53-6,99

4,33-5,5


5,35-6,78

2010 M

4,55-5,56

5,55-7,65

Đ

4,28-5,52

5,25-7,21

2007 M
Đ
2008 M
Đ

(Nguồn: Ban quản lí Vịnh Hạ Long)
Theo kết quả khảo sát năm 2007, hàm lượng DO trong nước khu vực vịnh
Hạ Long mùa khô thấp hơn mùa mưa, mùa khô tại tầng mặt dao động trong khoảng
4,56 - 5,54 mg/l, tầng đáy dao động trong khoảng 4,30-5,55 mg/l. Mùa mưa, tại
tầng mặt DO dao động trong khoảng 5,85-7,41 mg/l, tầng đáy từ 5,45-6,96 mg/l,
trung bình cả năm tại tầng mặt DO đạt 5,84mg/, tầng đáy 5,57 mg/l.
Các kết quả khảo sát vào mùa khô (tháng 12/2008) cho thấy nước biển tầng
mặt các có biểu hiện thiếu hụt oxy hồ tan và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của sinh vật.
Trong khi đó đến năm 2010 thì hàm lượng DO vẫn chưa được cải thiện rõ
rệt,sự thiếu hụt oxi trong mùa khơ càng trầm trọng. Hàm lượng oxy hịa tan trong

mùa khơ trung bình ở tầng mặt là 4,55-5,56mg/l và tầng đáy là 4,28-5,52mg/l.
Các mùa mưa hàm lượng oxy hòa tan đều không vượt quá GHCP, tuy nhiên
trong mùa khô có hiện tượng thiếu hụt oxy cục bộ, đặc biệt là ở tầng đáy. Do mùa
mưa được bổ xung nguồn ôxi từ nước mưa và dòng chảy từ các sông ngịi đổ vào
nên hàm lượng oxi cao hơn mùa khơ.


×