Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thái lan trong cuộc chiến tranh xâm lược việt nam của mĩ (giai đoạn 1965 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.61 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SỬ
----------

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG

Thái Lan trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam của Mĩ (giai đoạn 1965 - 1973)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975) của đế quốc Mĩ trải
qua năm đời tổng thống với bốn chiến lược (1), tiêu tốn tới 676 tỉ đô la, “Chúng huy
động lúc cao nhất là 55 vạn quân viễn chinh, lôi kéo 5 nước ở châu Á - Thái Bình
Dương tham chiến với số quân lúc cao nhất là hơn 7 vạn người vào cuộc chiến,
trực tiếp chiến đấu và làm nòng cốt cho hơn một triệu qn của chính quyền Sài
Gịn. Chúng đã dội xuống hai miền đất nước ta hơn 7,8 triệu tấn bom đạn, một
khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà chúng đã sử dụng trong bất cứ
cuộc chiến tranh nào trước đó” [19; 272], gây tổn thất nặng nề về người và của
cho dân tộc Việt Nam.
Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1973, Mĩ đã thực hiện chính
sách “chia sẻ trách nhiệm”, buộc các nước đồng minh phải tham gia chiến tranh,
hòng tăng cường sức mạnh cho Mĩ, gây khó khăn cơ lập và đi đến tiêu diệt cách
mạng Việt Nam.
Trong các nước đồng minh của Mĩ thì sự tham chiến của quân đội Hoàng
gia Thái Lan với hơn 11.000 quân đã có tác động nhất định đến cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam của Mĩ. Hiện nay vẫn có những ý kiến khác nhau về việc Thái


Lan tham gia chiến tranh ở Việt Nam. Theo các ý kiến phía Mĩ và một số quan
chức Việt Nam Cộng hịa cịn sót lại thì cho rằng đó là hành động tiến bộ nhằm
“chống lại sự xâm lược của cộng sản Bắc Việt” [13:16]. Cịn với các sử gia, các
chính trị gia Macxit thì coi đây là hành động can thiệp phi nghĩa nhằm giúp Mĩ
“đánh lừa dư luận trong và ngoài nước” để chống lại sự thống nhất đất nước Việt
Nam, chống lại lực lượng dân chủ tiến bộ.
Xuất phát từ mong muốn tìm hiểu một số nội dung quan trọng của lịch sử
cuộc kháng chiến chống Mĩ, chúng tôi chọn đề tài: Thái Lan trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (giai đoạn 1965 - 1973) để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Trong tác phẩm “Quân Đồng minh của Mĩ trên chiến trường miền Nam
Việt Nam (1964 - 1973)” của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thì đã trình bày
được sự chuẩn bị và quyết định chuyển quân sang miền Nam của Thái Lan:
“Hưởng ứng lời kêu gọi của Mĩ, ngày 3 tháng 1 năm 1967, chính phủ Thái Lan
cơng khai tuyên bố kế hoạch sẽ triển khai một tiểu đoàn, hoặc một trung đoàn bộ
binh quân Thái sang chiến trường miền Nam” [11;142]. Tác phẩm cũng nêu một
số hoạt động của quân đội Thái Lan trên chiến trường miền Nam Việt Nam, những
tác động của việc Thái Lan đem quân sang Việt Nam tham chiến...
Cơng trình “Lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975” của
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, "Chiến tranh
Việt Nam và bước đường suy sụp của chủ nghĩa đế quốc Mĩ” của Quyết Thắng Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Nguyễn Ngọc Dung có bài đăng trong “Tạp chí
nghiên cứu Đơng Nam Á”, số 3/132 “Bước đầu đánh giá vai trò của Thái Lan
trong chiến tranh Việt Nam 1954 - 1973”. Các cơng trình trên đây đã đề cập đến
sự tham gia của quân đội Hoàng gia Thái Lan trong cuộc chiến tranh của Mĩ ở
Việt Nam.
Các tác phẩm và cơng trình trên là những nguồn tài liệu quan trọng giúp tơi
hồn thành đề tài nghiên cứu này.
3. Mục đích nghiên cứu

Khi nghiên cứu về “Thái Lan trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam
1965 - 1973”, chúng tôi muốn làm rõ mối quan hệ đồng minh của Mĩ và Thái kể từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các hoạt động chống cách mạng Việt Nam của
Thái Lan và sự thất bại của nó. Mặt khác, làm rõ những hệ quả của việc Thái Lan
khi đưa quân sang tham chiến tại Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi vào nghiên cứu tất cả những
chính sách, thái độ và hành động của chính quyền Thái Lan đối với cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm
1973.


Nhiệm vụ của đề tài: Làm rõ những hoạt động của quân đội Thái Lan tại
chiến trường miền Nam Việt Nam.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu là các nguồn tư liệu
thành văn như sách, báo, tạp chí được lưu trữ ở Thư viện trường Đại học Sư phạm
Đà Nẵng, thư viện Tổng hợp Đà Nẵng, thư viện Quân khu V, thư viện trường Đại
học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh, thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, và các tài liệu ở Cục lưu trữ
thông tin II, bao gồm cả các tài liệu của Việt Nam Cộng hòa.
Phương pháp nghiên cứu: Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng
phương pháp nghiên cứu khoa học Lịch sử như phân tích, tổng hợp tư liệu thành
văn; phương pháp logic lịch sử; so sánh các sự kiện lịch sử… Tất cả các phương
pháp đó được sử dụng trên cơ sở lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
để đánh giá sự kiện.
6. Đóng góp của đề tài
Nội dung nghiên cứu là một vấn đề không dễ đối với một sinh viên, nhất là
trong điều kiện tư liệu lịch sử ít và khó tiếp cận. Mong muốn của chúng tôi là làm
rõ một vấn đề của lịch sử cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Đây chắc chắn sẽ trở thành một tài liệu quan trọng để phục vụ việc tìm
hiểu, giảng dạy Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở các trường học, cũng
như phục vụ những bạn đọc mong muốn tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mĩ
của dân tộc ta.
7. Bố cục của đề tài
Đề tài này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm có 2
chương:
Chương 1. Tổng quan về Vương quốc Thái Lan
Chương 2. Thái Lan và cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam của Mĩ
(giai đoạn 1965 - 1973)


NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Vương quốc Thái Lan
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Vương quốc Thái Lan nằm ở phía nam lục địa Châu Á, tại trung tâm của
vùng Đông Nam Á. Với diện tích là 513.185 km², Vương quốc này trải dài từ vĩ
tuyến 5° đến vĩ tuyến 21° Bắc. Thái Lan có chung biên với Campuchia và Lào ở
phía Đơng và Đơng Bắc, với Mianma ở phía Tây và Tây Bắc, phía Đơng Nam là
vịnh Thái Lan, phía Nam tiếp giáp với Malayxia.
Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng của gió mùa hàng năm vào những tháng mùa
hè khơ nóng, cái nắng khủng khiếp của miền nhiệt đới kéo dài, khơng khí ẩm ướt
từ vùng biển phía Nam đến nơi đây. Khí
hậu khơ nóng kéo dài cho đến lúc mưa
xuống, lúc đó cả vùng đất này chuyển sang
mùa nước. Khi mùa hè qua đi, mọi chuyện
lại xảy ra theo chiều ngược lại. Những đợt
gió lạnh và khơ từ vùng Trung Á thổi
xuống phía Nam mở đầu cho một mùa khơ

mát mẻ, chu kì này cứ thế lặp đi lặp lại
nhiều năm. Khí hậu Thái Lan cịn chịu ảnh
hưởng của cái nóng và độ ẩm cao, trời
nắng nóng gần như quanh năm, làm cho
những cơn mưa nặng hạt kéo dài từ tháng
năm cho đến tháng mười.
H 1. Lược đồ đất nước Thái Lan
Khí hậu chịu sự khắc nhiệt và bất thường như vậy nhưng từ lâu Thái Lan đã
nổi danh là một xứ sở nhiệt đới thần tiên, đầy những điều bí ẩn và kỳ lạ, trong đó
nổi bật như: Hệ thống các con sông ở Thái Lan nhiều đã tạo thành mạng lưới kênh


đào chằng chịt. Những kênh đào và sơng ngịi này vẫn giữ vai trò quan trọng trong
việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người Thái Lan. Vùng đồi núi ở phía Bắc,
những con sơng Ping, Wang, Yom, Nan và Pa Sakchayr quanh co giữa các rặng
núi, cuối cùng hợp lại với nhau tạo thành con sông Chao Phraya.
Với những đặc điểm về tự nhiên và khí hậu như trên đã cho phép Thái Lan
phát triển một nền kinh tế đa dạng, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp.
1.1.2. Vài nét về kinh tế - xã hội
Kinh tế Thái Lan cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình kinh tế khác
nhau. Đặc biệt nó càng có nhiều thuận lợi sau khi chính phủ Thái Lan quyết định
khuyến khích đầu tư nước ngồi vào năm 1957. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của
các công ty mới và sự phát triển trong nhiều khu vực kinh tế. Những mặt hàng
xuất khẩu nòng cốt của Thái Lan như gạo, bắp, bông vải, thiếc, cao su, gỗ cứng.
Trong những năm gần đây có thêm các hải sản đóng hộp, vải quần áo, dày dép, đồ
trang sức… Đất nước đang dần dần chuyển trọng tâm từ nhập khẩu sang xuất
khẩu. Tuy nhiên, thách thức với nền kinh tế Thái Lan vẫn cịn rất lớn, cụ thể như
phải duy trì sự tăng trưởng kinh tế song song với việc bảo hộ khu vực nơng nghiệp
cịn yếu kém; sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt...

Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước Thái Lan thể hiện chủ yếu qua sự phát
triển của cơng nghiệp và dịch vụ. Ngồi đầu tư nước ngoài và thu nhập từ xuất
khẩu, sự bộc phát của nền kinh tế Thái Lan còn nhờ vào sự gia tăng nhanh chóng
của ngành du lịch. Ngồi những dịch vụ có liên quan trực tiếp đến du lịch như
khách sạn, nhà hàng và tổ chức các tua du lịch thì sự phát triển của ngành công
nghiệp cũng làm sống lại các ngành nghề thủ công mĩ nghệ. Như vậy, cùng với
bước tiến của xã hội loài người, nền kinh tế của Thái Lan đã có sự hiện đại hóa và
phát triển mọi mặt. Tuy nhiên, do Thái Lan đang trong quá trình chuyển đổi từ
một nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế hiện đại, nhiều ngành nghề từ một
thời được trọng vọng thì nay đang bị mất dần đi như các nghề nhuộm, nghề sơn vẽ
tàu thuyền và xe cộ…


Như vậy, cho đến những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai Thái
Lan đã xây dựng được một nền kinh tế tương đối phát triển về mọi mặt và bao
gồm nhiều ngành nghề khác nhau. Đây là kết quả của sự cố gắng vươn lên của đất
nước, con người Thái Lan trong cả quá trình lịch sử. Họ vừa có ý thức vươn lên,
vừa biết sử dụng những tri thức của mình để nắm bắt thời cơ, tranh thủ điều kiện
thuận lợi từ bên ngoài, phát huy thế mạnh bên trong vào sự nghiệp phát triển kinh
tế đất nước.
Xã hội Thái Lan là sự kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại. Mặc dù
có sự hiện diện của nền văn hóa thế giới ở các thành phố và một số vùng nông
thôn, nhưng cuộc sống xã hội và thậm chí cả cuộc sống nghề nghiệp vẫn cịn được
định hình bằng sự tuân thủ những giá trị và những quy tắc ứng xử có gốc rễ sâu xa
trong truyền thống Thái Lan. “Người Thái tin rằng người ta sinh ra ở đời đã có
một địa vị xã hội được quy định bởi Karma - nó là kết quả của sự kết hợp những
suy nghĩ và hành động của họ từ kiếp trước. Tuy vậy , nhờ những hành vi Tham
boon - làm điều thiện - họ sẽ nâng cao địa vị xã hội của mình.” [20; 83].
Những nguyên tắc ứng xử vẫn được giữ nguyên như cũ. Người ta tin tưởng
vào “cung cách Thái”. Trong quan hệ

giao tiếp, tiếp xúc với những người có
địa vị cao hơn hay thấp hơn, thì phải
biết cách nói năng cho thích đáng, sử
dụng nhiều điệu bộ thích hợp và những
hành động phù hợp trong những tình
huống xã hội nhất định.
Tuy nhiên, cơng cuộc hiện đại
hóa đất nước đang làm cho xã hội Thái
Lan thay đổi nhanh chóng, những tầng
lớp xã hội mới trỗi dậy, cịn những
tầng lớp cũ thì bị suy giảm.
H 2. Cách chào của người Thái Lan


1.2. Vài nét về Lịch sử - Văn hóa
1.2.1. Vài nét về Lịch sử
Lịch sử của người Thái phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng.
Thế kỉ XVIII, xã hội Thái phải xây dựng lại sau khi vương quốc Ayudhya kéo dài
bốn thế kỉ bị phá hủy hầu như toàn bộ bởi các đạo quân người Miến Điện. Thế kỉ
XIX và đầu thế kỉ XX, các áp lực của phương Tây đã buộc Thái Lan phải tiến
hành những điều chỉnh lớn về chính phủ, nền kinh tế và tổ chức xã hội truyền
thống của mình. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan phải điều chỉnh theo
áp lực của quân đội Nhật, và đất nước phải gánh chịu sự phân cắt sâu sắc về kinh
tế. Sau này, Thái Lan trở thành một quốc gia tuyến đầu trong cuộc chiến tranh
lạnh, và số phận của nó gắn với những lợi ích của Hoa Kì.
Vào thế kỉ XIII, một số vương quốc nhỏ hình thành dọc khu vực, ngày nay
được gọi là vùng đồng bằng Miến Điện, vùng bắc Thái và Lào. Những tiểu vương
quốc này đã thành lập quốc gia của các cộng đồng người Tày. Người Tày là tổ tiên
chính, khơng những của người Thái mà cịn là của người Lào, người Shan của
Miến Điện. Thiết chế chủ yếu cho những nhà dựng nước người Tày là Angkor.

Vào thế kỉ XIII, nước nổi tiếng nhất trong số các nước buổi đầu của người Tày, là
Vương quốc Sukhothai. Người Thái hiện nay xem Sukhothai là cái nôi của nước
Thái.
Từ năm 1351 - 1767 là thời kì tồn tại của vương quốc Ayudhya. Người
thành lập Ayudhya là U Thong, một thương gia người Hoa giàu có và có uy tín
nhờ các mối quan hệ bn bán với triều đình Trung Hoa. Ayudhya phát triển thịnh
vượng, một phần là do vị trí chiến lược của nó nằm trên sơng Chaophraya rộng lớn
chỉ cách biển 70 km. Điều này giúp nó trở thành một trong những cảng thương
mại lớn của Đông Nam Á. Đồng thời, nó cịn trấn giữ một đồng bằng
Chaopharaya phì nhiêu rộng lớn, cung cấp lúa gạo để ni sống số dân đang gia
tăng và để xuất khẩu.
Vua Trailok trị vì từ năm 1448 - 1488, đã thảo chi tiết vị trí và nghĩa vụ của các
đối tượng trong một xã hội có tơn ti trật tự nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tới năm 1568


khi vua Miến Điện là Bayinnaung đã bao vây Ayudhya thì thành phố này bị thất
thủ năm 1569 và bị phá hủy. Nhưng khi Narasuan lên thừa kế ngai vàng đã tìm
cách xây dựng lại Vương quốc. Đến khoảng đầu thế kỉ XVII, Ayudhya lại là một
cường quốc lớn. Và cũng vào thế kỉ XVII thì Ayudhya được xem là một trung tâm
bn bán giàu có và nổi tiếng. “Việc mở cửa buôn bán của Ayudhya - cũng là mở
cửa đón nhận thơng tin và tư tưởng mới do các thương bn mang tới - có thể là
một trong các sức mạnh của nó.” [31; 234]. Tuy nhiên, từ năm 1688 đã xảy ra
việc tranh giành quyền lực trong giai cấp thống trị, cùng với việc bao vây ồ ạt
khác của người Miến Điện vào năm 1766 đã khiến Ayudhya trở nên yếu ớt. Cho
đến tháng 4/1767, thành phố bị thất thủ và kẻ thù bắt đầu triệt hạ sức mạnh của
nhà nước Thái, giai cấp thống trị của Ayudhya bị tiêu diệt. Cũng chính trong thời
kì khủng hoảng này đã xuất hiện hai nhà chỉ huy quân sự Thái xuất sắc là Taksin
và viên tướng chỉ huy của ông là Chaophraya Chakri. Năm 1770, Taksin xây dựng
lại một đế quốc, bao gồm cả Chiêng Mai ở phía Bắc. Tuy nhiên, những năm sau
đó Takisin đã trở nên chuyên quyền. Năm 1782 với cuộc đảo chính trong nước,

Taksin đã bị phế truất và xử tử. Những người lãnh đạo cuộc đảo chính đã mời
Chaophraya lên ngơi.
Từ năm 1782 - 1809 là sự trị vì của Rama I. Ơng là người có tài qn sự,
quản lí và trí tuệ. Sau khi lên ngôi Rama I đã xây dựng kinh đô mới Bangkok. Vào
năm 1782, nó đã sớm trở thành một cảng quốc tế quan trọng. “Như vậy triều đình
Bangkok đã bước vào thế kỉ XIX với một trí tuệ sắc sảo và một nền văn hóa phong
phú.” [31; 236]. Sau này những người kế tục Rama I là Rama II, III, IV đã tiến
hành cải tổ Bangkok theo hướng phương Tây.
Tuy nhiên, việc “Hiện đại hóa” Vương quốc chỉ thật sự bắt đầu vào thời kì
ChulalongKorn, con trai của Rama V. “Năm 1783, lúc 21 tuổi ông tuyên bố một số
cải cách luật pháp và tài chính làm giới bảo thủ hoảng hốt và gây ra cuộc đảo
chính năm 1784… Ơng lại tiếp tục thực hiện một chiến lược được tuyên bố vào
năm 1783 nhằm xóa bỏ dần chế độ nơ lệ.” [31; 238]. Từ đó chế độ nơ lệ biến mất
trong những thập niên kế tiếp. Sau đó, ơng dần dần không dùng lao dịch, mà thay


bằng thuế thân. Bên cạnh đó, ơng thực hiện cải tổ lớn về chính phủ giữa năm
1880. “Các ban hoạt động theo từng chức năng bắt đầu xuất hiện. Nội các chính
phủ được thành lập trong thời gian từ 1888 - 1892.” [31; 238]. Sau đó ơng tiếp tục
cơng cuộc hiện đại hóa đất nước của mình cho đến khi ông mất vào năm 1910.
Từ năm 1910 - 1932, Thái Lan bước vào giai đoạn suy tàn của chế độ quân
chủ. Ngay dưới triều vua Rama VI - Vajiravudh thì đã nổi lên sự bất mãn với công
cuộc hiện đại hóa mập mờ và sự lệ thuộc kinh tế của Thái Lan đã gia tăng trong
các tầng lớp nhân dân. Cho nên từ giai đoạn 1932 - 1948 với việc suy tàn của chế
độ quân chủ thì đã dẫn đến sự hình thành của chính quyền qn sự. Từ năm 1932
thì qn đội đã nắm chính quyền. Các chính quyền liên tiếp do quân đội thống trị
đã tiếp tục công cuộc hiện đại hóa, phát triển kinh tế và mở rộng giáo dục cùng các
dịch vụ khác.
Từ năm 1933 với sự xuất hiện của Phibun Songkhram - năm 1934 trở thành
Bộ trưởng quốc phòng. Phibun đã thi hành một loạt các chính sách đối nội, đối

ngoại nhằm thay đổi kinh tế, xã hội. Với những chính sách này của Phibun đã có
ảnh hưởng lâu dài đối với đất nước Thái Lan. Cũng từ đây các mối quan hệ của
Thái Lan với các nước châu Á và phương Tây bắt đầu. Đặc biệt trong đó là mối
quan hệ đồng minh quân sự với Nhật Bản (1/1942), quan hệ đồng minh với Mĩ
dưới thời thủ tướng Thanom Kittikahchorn. Lịch sử Thái Lan bước vào những
biến cố mới.
1.2.2. Vài nét về văn hóa
Mặc dù ở Thái Lan có sự hiện diện của nền văn hóa thế giới ở các thành
phố và một số vùng nông thôn, nhưng cuộc sống xã hội và thậm chí cả cuộc sống
nghề nghiệp vẫn được định hình bằng sự tuân thủ những giá trị và những quy tắc
ứng xử có gốc rễ sâu xa trong truyền thống của Thái Lan.
Những lối sống của người Thái vẫn được duy trì, đó là người Thái tin tưởng
vào “cung cách Thái” - điều này có nghĩa là dù có chuyện gì xảy ra đi nữa, thì vẫn
phải duy trì được sự hài hòa, là cái cần thiết để đảm bảo cho một cuộc sống tốt
đẹp. Những nguyên tắc lí tưởng như tính khiêm tốn, lịch thiệp, tơn trọng và phục


tùng là những nguyên tắc được nhấn mạnh trong mọi giai đoạn dưỡng dục của
người Thái và là nguyên tắc quan trọng trong tất cả các ứng xử xã hội của họ. Như
vậy, văn hóa ứng xử của người Thái Lan rất được chú ý, người Thái Lan rất quan
tâm đến các mối quan hệ trong xã hội. Khi tiếp xúc với những người có địa vị cao
hơn hay thấp hơn thì phải biết cách nói năng cho chính đáng, sử dụng những cử
chỉ điệu bộ thích hợp và những hành động phù hợp với những tình huống xã hội
nhất định. Trong mối quan hệ xã hội thì quan hệ gia đình rất được coi trọng.
Những mối quan hệ trong gia đình dựa vào việc con cái phải tơn trọng và vâng lời
ông bà, cha mẹ và phải khiêm cung trước họ.
Ở Thái Lan, tơn giáo đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống của người
Thái. Trong đó đạo Phật được xem là một trong ba “trụ cột” chính của đất nước
này.


H 3. Kiến trúc Phật giáo ở Thái Lan
Các nhà sư tham gia vào mọi hoạt động sinh hoạt của cuộc sống con người
Thái Lan, kể cả những việc tụng kinh cầu phúc cho các tòa nhà đang được xây
dựng. Người Thái thường đi đến các đền chùa bất cứ lúc nào họ muốn hay trong
trường hợp cấp bách cần phải được cầu đức Phật. Ngoài đạo Phật ở Thái Lan cịn
tồn tại nhiều tơn giáo khác như Thiên chúa giáo, đạo Hồi… Bên cạnh đó các tín
ngưỡng riêng vẫn được duy trì tại những bộ tộc miền núi.


Thái Lan cịn có một nền nghệ thuật phong phú và đa dạng. Trước hết là về
văn học, những câu chuyện dân gian được người Thái sáng tác và lưu truyền sâu
rộng trong nhân dân, “Nhất là về những chiến công siêu phàm, những chàng phiêu
lưu lãng mạn, những cô gái xinh đẹp khơng nơi nương tựa.” [20; 134]. Ngồi ra
cịn có nhiều bài thơ tiếng Phạn và tiếng Pali.
Cùng với sự phát triển của Phật giáo thì kiến trúc Phật giáo cũng được phát
triển. Đó là những khối nhà và những ngọn tháp có kiến trúc độc đáo. Nghệ thuật
và nghề thủ công mĩ nghệ cũng được hưởng lợi từ khát khao của dân chúng muốn
tạo ra kiến trúc tơn giáo thật đẹp đẽ. Và có lẽ lơi cuốn nhất trong tất cả các loại
hình nghệ thuật đền chùa là những bức họa tôn giáo và lịch sử. Những bức tranh
như thế cho người ta biết được nhiều điều về đất nước Thái Lan của những thế kỉ
đã qua.
Ở Thái Lan bên cạnh việc phát triển nghệ thuật kiến trúc, thì loại hình nghệ
thuật sân khấu cũng được phát triển. Trong đó kịch múa là một mơn nghệ thuật
biểu diễn lôi cuốn nhất vào đầu triều đại vua Chakri. Nó đặc biệt vì do Hồng gia
tổ chức và chi phí rất tốn kém.
Ngồi ra, ở Thái Lan cũng phát triển các loại hình như dệt vải, thêu thùa,
điêu khắc, hội họa… làm cho văn hóa Thái Lan thêm phong phú.
Nét đặc sắc trong văn hóa của Thái Lan là các lễ hội văn hóa dân gian vẫn
được lưu giữ.


H 4. Lễ hội Songkran

H 5. Lễ hội Krathong


Các lễ hội này là thời gian mà người dân Thái Lan được nghỉ ngơi, vui chơi
vui vẻ.
Văn hóa ẩm thực Thái Lan cũng rất hấp dẫn. Bên cạnh những cách thức nấu
ăn địa phương, ẩm thực Thái còn là sự kết hợp những ảnh hưởng của Trung Quốc
và Ấn Độ.

H 6. Lẩu Thái
Phong cách ăn uống truyền thống của người Thái Lan vẫn được lưu giữ. Đó
là người Thái ăn cơm theo kiểu ngồi thành một vòng tròn, xung quanh có một bàn
nhỏ.
Như vậy, ta có thể thấy văn hóa Thái Lan rất phong phú. Bên cạnh việc tiếp
nhận những giá trị hiện đại, thì Thái Lan vẫn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền
thống. Đặc biệt là những giá trị của những quy tắc ứng xử có từ lâu đời. Hơn nữa
đối với đất nước Thái Lan thì đạo Phật là một trong ba “trụ cột” chính của họ. Nên
các lĩnh vực văn hóa từ đời sống xã hội, nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật sân khấu
hay là những lễ hội Thái Lan đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo. “Về mặt
văn hóa, dân Thái khá đồng nhất, khơng có vết rạn nứt nghiêm trọng nào về địa lí,
dân tộc, ngơn ngữ hay tơn giáo đe dọa đến sự cố kết quốc gia.” [31; 228].


1.3. Chính sách đối ngoại của Vương quốc Thái Lan sau Chiến tranh thế
giới thứ hai
Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ hai có nhiều bất ổn về tình hình chính
trị với sự thay thế của những nhà cầm quyền khác nhau. Vì vậy chính sách đối
ngoại của Thái Lan qua từng thời kì cũng có sự khác nhau.

Trong những năm 1946 - 1947 Thái Lan có những chính sách đối ngoại tiến
bộ như chính phủ của Priđi Panơmiêng đã thi hành chính sách ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc ở Đông Dương và Đông Nam Á. Khi thực dân Pháp quay trở
lại xâm lược Đông Dương, các nhà lãnh đạo của phong trào cách mạng Lào, bao
gồm cả Hồng thân Xuphanuvơng, cũng như các nhà lãnh đạo phong trào giải
phóng dân tộc ở Campuchia, đều được chính quyền Thái Lan tiếp đón, giúp đỡ.
Mùa thu năm 1947 liên minh các dân tộc Đông Nam Á đã được thành lập tại
Bangkok, mà một trong những thành viên sáng lập là Priđi Panơmiêng. Đường lối
chính trị mà chính phủ Priđi Panơmiêng thực hiện nói lên khuynh hướng dân chủ
của nó. Tuy nhiên, chính phủ này khơng có được chỗ dựa rộng rãi trong nhân dân,
đặc biệt là sự tấn công của những phần tử đối lập với nền dân chủ. Vì vậy, tháng 8
năm 1946 chính phủ của ơng phải từ chức, Priđi Panơmiêng chuyển chính quyền
lại cho đơ đốc Thamrơng Navasavát. Dưới thời chính phủ Thamrơng Navasavát,
đạo luật chống cộng sản ban hành năm 1933 đã được xóa bỏ, Thái Lan thiết lập
quan hệ với Liên Xô, và gia nhập Liên Hiệp Quốc vào ngày 12/12/1946. Nhưng
trong điều kiện các thế lực cực hữu nổi lên và được tập hợp lại với sự ủng hộ trực
tiếp của Mĩ, chính phủ “q độ” của Thamrơng Navasavát cũng khơng tồn tại
được lâu. Và từ năm 1947 - 1957, Thái Lan lại bước vào giai đoạn độc tài quân sự
của tướng Phibun Songkram. Ngày 8/4/1948, một chính phủ mới đã được thành
lập đứng đầu là Phibun Songkram đánh dấu một lần nữa, nền độc tài quân sự lại
được thiết lập ở Thái Lan dưới sự cầm quyền của viên tướng 50 tuổi này. Trong
khoảng thời gian gần 10 năm cầm quyền (4/1948 - 9/1957) Phibun Songkram đã
thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại có tính chất qn phiệt, độc tài. Chính
quyền Phibun Songkram thi hành đường lối đối ngoại là ngả hẳn về phía Mĩ, tức là


nguyên tắc dựa vào “người bạn mạnh” trong ngoại giao. Nhóm đảo chính của
Phibun Songkram là sự đại diện cho quyền lợi của khoảng 400 gia đình “thượng
lưu” ở Thái Lan khi đó, đã tìm thấy chố dựa mới của mình ở bên ngồi là Mĩ.
“Năm 1950, là năm đánh dấu việc chính quyền độc tài của Phibun Songkram theo

Mĩ trong quan hệ quốc tế” [23; 211].
Tháng 6/1950 chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, chính quyền Phibun
Songkram là một trong những chính phủ đầu tiên đáp lại lời hơ hào của Mĩ trong
việc quốc tế hóa cuộc chiến tranh Triều Tiên, gửi 4.000 binh lính Thái Lan sang
chiến trường Triều Tiên. Đối với Lào, nếu trước đây chính phủ Priđi Panơmiêng
rất có thiện cảm với phong trào giải phóng dân tộc ở đây, thì từ khi Pathet Lào
giành được quyền chủ động ở Trung và Hạ Lào năm 1953, Phibun Songkram đã
đưa ra đề nghị thành lập “Khối phòng thủ Phật giáo chống cộng” với nhà cầm
quyền ở Viên Chăn và Phnơm Pênh. Sau đó nhà cầm quyền Bangkok đã tỏ ý sẵn
sàng đưa quân sang Lào (1954), và bao vây kinh tế Lào. Nhưng kết quả của phong
trào giải phóng dân tộc ở Lào, và hội nghị Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 đã
ngăn cản nhiều ý đồ của Bangkok và Mĩ.
Năm 1951 Thái Lan đã thi hành chính sách cấm vận đối với các nước xã
hội chủ nghĩa. Đặc biệt ngày 8/9/1954, Thái Lan đã kí hiệp ước Manila tham gia
khối quân sự Đông Nam Á (SEATO). Trụ sở của khối SEATO được đặt tại
Bangkok và sĩ quan cao cấp Thái Lan làm Tổng thư kí.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ
hai có sự thay đổi theo hướng quay lưng lại với những tiến bộ xã hội. Điều này thể
hiện rõ trong các hành động của chính phủ Thái Lan, từ chỗ ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới, trực tiếp là nhân dân Đông Dương, quan
hệ tốt với Liên Xô, Trung Quốc. Sau cuộc đảo chính tháng 11/1947, Thái Lan
nghiêng hẳn về phía Mĩ, ủng hộ Mĩ trong việc thực hiện “chiến lược toàn cầu”...,
để đổi lại các khoản viên trợ lớn về kinh tế, qn sự. Điều này lí giải vì sao Thái
Lan trở thành một nước chư hầu, thành đồng minh của Mĩ trong cuộc chiến tranh
xâm lược miền Nam Việt Nam.


Chương 2: Thái Lan và cuộc chiến tranh xâm lược miền
Nam Việt Nam của Mĩ (1965 - 1973)
2.1. Cơ sở để xây dựng mối quan hệ đồng minh Mĩ - Thái Lan sau Chiến tranh

thế giới thứ hai
2.1.1. Thái Lan được trao trả độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Từ cuối thế kỉ XIX, Thái Lan trở thành “nước đệm” của hệ thống thuộc địa
Anh và Pháp, nhờ sự phát triển tương đối hơn so với các quốc gia Đơng Nam Á
khác và nhờ chính sách ngoại giao khôn khéo, những cải cách kịp thời nên Thái
Lan vẫn giữ được nền độc lập về chính trị, khơng trở thành thuộc địa của các
cường quốc tư bản phương Tây. Song trên thực tế thực dân Anh là kẻ đã có rất
nhiều quyền lợi ở Thái Lan trong thời kì bấy giờ.
Cuộc Chiến tranh thế giới nổ ra vào tháng 9/1939, trục phát xít đã nhanh
chóng thu được nhiều thắng lợi ở chiến trường châu Âu và châu Á - Thái Bình
Dương. Năm 1940, phát xít Nhật vào Đơng Dương. Trước sức mạnh của quân đội
Nhật và mong muốn loại bỏ ảnh hưởng của Anh, Pháp, lấy lại những phần đất đã
bị mất, Chính phủ Thái Lan đưa ra chính sách “nghiêng hẳn về phía Nhật”
[11;129]. Ngày 11/12/1941, Chính phủ Thái Lan kí với Nhật hiệp ước liên minh bí
mật tại Tokyo, theo đó Nhật Bản giúp Thái Lan lấy lại những lãnh thổ đã bị mất
vào tay bọn thực dân Anh, Pháp, đổi lại Thái Lan phải giúp đỡ Nhật Bản trong
cuộc chiến chống lại Đồng minh.
Như vậy kể từ đây đến khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Thái
Lan là lực lượng thuộc trục phát xít để chống lại quân Đồng minh.
Tháng 12/1942 Nhật đưa quân vào đất Thái, quân đội Thái Lan “chỉ chống
cự một cách yếu ớt và mang tính tượng trưng” [11;130]. Cũng trong thời gian này
Thái Lan tuyên chiến với Anh, Mĩ. Tháng 10/1942, Thái Lan tuyên chiến với
Pháp. Thông qua các cuộc chiến này, Thái Lan lấy lại được những quyền lợi đã bị
mất vào tay Anh và Pháp trước đây, lấy lại được vùng đất phía hữu ngạn sơng Mê


Công và miền Tây Campuchia từ tay Pháp, lấy lại 4 bang của Mã Lai từ tay thực
dân Anh là Kedah, Kelantan, Trengganu và Perlis.
Có thể nói, bằng đường lối ngoại giao “hợp thời” của mình, Chính phủ Thái
Lan đã thu lại được rất nhiều quyền lợi của quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên sau đó

khơng lâu, số phận đất nước Thái Lan lại chịu sự phán xét của các cường quốc tư
bản phương Tây. Tháng 8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, Thái Lan mất
đi chỗ dựa và bị Anh, Pháp coi là thuộc trục phát xít.
Sau hội nghị Ianta, theo điều khoản Hội nghị thì Anh được quyền giải giáp
qn Nhật ở phía Nam, trong đó có vùng Đơng Nam châu Á, thêm vào đó các
cường quốc Liên Xô, Mĩ phân chia phạm vi ảnh hưởng, những vùng cịn lại giữ
ngun vị trí. Như vậy, Anh và Pháp có quyền quay lại Thái Lan sau chiến tranh,
họ đòi những vùng đất mà Thái Lan đã chiếm từ tay họ trong chiến tranh. Tuy
nhiên, Mĩ lại không chấp nhận điều này, quan điểm của Mĩ lại hoàn toàn khác, Mĩ
cho rằng “Thái Lan không phải là nước đứng trong trục phát xít, khơng phải là lực
lượng chống lại Đồng minh mà chỉ là một nước bị Nhật chiếm đóng ” [11; 130].
Sở dĩ Mĩ có thể đưa ra những quan điểm khác Anh như vậy, theo chúng tôi thì có
một số lí do sau đây:
Thứ nhất, sau chiến tranh thế giới thứ II, Mĩ là một cường quốc tư bản
mạnh nhất thế giới, các quốc gia khác là con nợ, phụ thuộc vào Mĩ nên rõ ràng
tiếng nói của Mĩ có trọng lượng hơn rất nhiều so với các nước này trên trường
quốc tế, Mĩ có thể can thiệp vào các vấn đề quốc tế một cách dễ dàng.
Thứ hai, Mĩ khơng muốn để cho Anh có quyền lợi ở khu vực Đơng Nam Á
và có tầm ảnh hưởng lớn ở khu vực này. Vì vậy Mĩ dựa trên thế lực kinh tế, quân
sự của mình đã gạt ảnh hưởng của Anh ra khỏi Thái Lan.
Thứ ba, trong chính sách đối ngoại của mình Mĩ muốn thực hiện “chiến
lược tồn cầu”, mở rộng ảnh hưởng của mình khắp thế giới, tiêu diệt phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế, tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. Để ngăn chặn ảnh
hưởng của cộng sản ở Đông Nam Á, Mĩ đã coi Thái Lan là một trong những chỗ
dựa, một đồng minh của mình ở khu vực này.


Vì vậy, Mĩ đã can thiệp vào Thái Lan từ rất sớm, điều này đã giúp cho nền
độc lập của Thái Lan được giữ vững trước âm mưu quay lại của Anh, kể từ đây
quan hệ Mĩ - Thái Lan cũng bắt đầu có bước chuyển tốt đẹp.

2.1.2. Thái Lan từng bước phụ thuộc vào Mĩ
Nền độc lập của Thái Lan có được sau chiến tranh là nhờ một phần công
lao to lớn của nước Mĩ, nhờ sự can thiệp của Mĩ, chính điều này đã mở ra quan hệ
tốt đẹp Mĩ - Thái Lan, và cũng là tiền đề, điều kiện cho Mĩ thâm nhập ngày càng
sâu vào Thái Lan, đầu tư vào Thái Lan ngày càng nhiều.
Về mặt chính trị, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Thái Lan liên
tục thay đổi. Trong thời gian 1945 - 1947, Chính quyền Thái Lan do Priđi
Panơmiêng và sau đó là Thamrơng Navasavát đứng đầu đã có nhiều chính cách
tiến bộ, dân chủ như xóa bỏ Đạo luật chống cộng sản (ban hành năm 1933), đặt
quan hệ ngoại giao với Liên Xô và gia nhập Liên Hợp quốc (tháng 12/1946).
Trước tình hình đó, để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội, Mĩ đã giúp đỡ
nhóm quân sự do Phibun Songkram lãnh đạo thực hiện cuộc đảo chính đêm
8/11/1947 lật đổ chính phủ Thamrơng Navasavát. Kể từ đây, nền chính trị Thái
Lan do phái quân sự nắm giữ. Trước phong trào dân chủ đang phát triển mạnh mẽ,
tình hình chính trị bất ổn và tiềm lực đất nước yếu kém, Phibun đã “chọn con
đường dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự của các cường quốc tư bản, trước nhất
là Mĩ, để vượt qua những khó khăn trước mắt và cho sự phát triển lâu dài của đất
nước” [11; 133].
Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên 60 của thế
kỉ XX, quan hệ chính trị Mĩ - Thái Lan ngày càng thắt chặt và hai bên đã kí kết rất
nhiều Hiệp định tương trợ. Cùng với đó, ngày 6/3/1962 trong cuộc họp cấp Bộ
trưởng ngoại giao Mĩ - Thái Lan để bàn về tình hình khu vực Đơng Nam Á và nền
an ninh của Thái Lan, ngoại trưởng Mĩ Đin Raxcơ và Bộ trưởng ngoại giao Thái
Lan Thanat Khoman ra tuyên bố chung, trong đó khẳng định: “Mĩ coi việc bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan là vấn đề sống còn đối với
quyền lợi quốc gia và với nền hịa bình thế giới” [11; 137].


Như vậy, với tư cách là một cường quốc hùng mạnh, Mĩ đã thâm nhập sâu
vào nền chính trị Thái Lan, thực chất của việc thâm nhập này là lôi kéo, buộc Thái

Lan phụ thuộc Mĩ, trở thành đồng minh của Mĩ.
Về quân sự, ngày 17/10/1950, Hiệp ước tương trợ quân sự Mĩ - Thái được
kí kết, đến cuối năm 1951, cơ quan đại diện an ninh và hợp tác Mĩ - Thái được
thành lập nhằm thúc đẩy chương trình “Viện trợ kinh tế, kĩ thuật và quân sự” giữa
hai nước. Và năm 1954, chính phủ Thái Lan kí Hiệp ước Manila, trở thành thành
viên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO).
Theo mối quan hệ tương trợ này, nguồn viện trợ quân sự của Mĩ cho Thái
Lan từ năm 1951 đến năm 1958 tăng lên nhanh chóng, cụ thể: năm 1951 Mĩ viện
trợ cho quân đội Thái Lan 4,5 triệu đô la, đến năm 1953 là 22,7 triệu đô la và sang
năm 1958 là 26,1 triệu đô la. Riêng trong thời kì 1954 - 1956 có tới 130 triệu đơ la
Mĩ viện trợ cho Thái Lan để phát triển quân sự [11; 135].
Hiệp định tương trợ song phương Mĩ - Thái Lan được kí kết năm 1962 đã
tăng nguồn viện trợ của Mĩ cho Thái Lan một cách nhanh chóng, “theo số liệu
thống kê, trong giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1971, viện trợ quân sự của Mĩ cho
Thái Lan lên tới 756,6 triệu đô la Mĩ, tăng hơn gấp hai lần so với giai đoạn từ
năm 1951 đến năm 1960” [11; 137].
Về kinh tế, thông qua các Hiệp ước tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau như Hiệp
ước kinh tế - kĩ thuật tháng 9/1950… thì viện trợ kinh tế của Mĩ cho Thái Lan
cũng không ngừng tăng lên. Nếu “trong thời gian 1950 - 1956, tổng số tiền viện
trợ của Mĩ là 104,6 triệu USD thì đến năm 1957 - 1965 là 294 triệu USD. Đáng
chú ý là sau 1965, khi Thái Lan tham gia chiến tranh xâm lược Việt Nam thì số
viện trợ càng tăng nhanh: 1966: 56 triệu USD, 1967: 77 triệu USD, 1968: 100
triệu USD” [11;34].
Như vậy, bằng cách viện trợ kinh tế, quân sự Mĩ dần dần đưa Thái Lan vào
kế hoạch quân sự do mình đặt ra. Mặc dù nền kinh tế và quân đội Thái Lan có
bước phát triển mạnh so với trước, nhưng đổi lại Thái Lan từng bước phụ thuộc
vào Mĩ. Mở đầu cho sự phụ thuộc đó là Thái Lan để cho Mĩ can thiệp vào nội bộ


của mình, giúp Phibun thực hiện cuộc đảo chính, điều này có thể nói quyền tự tơn

dân tộc và quyền dân tộc tự quyết của Thái Lan bị xâm hại nghiêm trọng.
Tiếp theo là bằng các khoản viện trợ của mình, Mĩ buộc Thái Lan xây dựng
lực lượng quân sự theo cơ cấu của Mĩ, buộc Thái Lan phải đi theo đường lối
“chống cộng” và lôi kéo Thái Lan tham gia Khối phịng thủ Đơng Nam Á. Khơng
những thế, Thái Lan còn phải nhượng đất để cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự,
xây dựng sân bay, bến cảng và đóng qn trên lãnh thổ đất nước mình.
Rõ ràng việc để cho nước ngoài xây dựng căn cứ và đóng quân trên lãnh
thổ quốc gia là một điều tối kị không thể chấp nhận được, cho dù mối quan hệ
song phương có tốt đến bao nhiêu. Thế nhưng chính phủ Thái Lan buộc phải để
điều đó xảy ra mặc cho phong trào phản đối của nhân dân nổ ra mạnh mẽ.
Cao hơn hết là Thái Lan buộc phải “chia sẻ trách nhiệm” với Mĩ trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1965, Thái Lan với tư cách là đồng minh
của Mĩ đã đem quân sang xâm lược miền Nam Việt Nam. Tháng 3/1967, một bộ
phận sư đoàn “Mãng xà vương” gồm 2300 lính được điều sang miền Nam Việt
Nam. Cuối 1968, số binh lính Thái Lan ở chiến trường Việt Nam lên đến 5000
người. Tháng 7/1968, quân đoàn “Báo đen” cũng được đưa sang tham chiến tại
Việt Nam. Cũng vì việc làm này gây cho Thái Lan một tình hình chính trị bất ổn
nghiêm trọng, đó là sự thay đổi nội các liên tục, phong trào phản đối của nhân dân
bùng lên mạnh mẽ. Trong những năm 60, đã có những tổ chức chủ trương tiến
hành đấu tranh vũ trang chống nền độc tài quân sự: Tổ chức “Mặt trận yêu nước
Thái Lan” chủ trương tiến hành đấu tranh vũ trang từ năm 1965 đến năm 1968,
quân du kích đã nổi dậy ở nhiều nơi, đặc biệt là họ tấn công vào sân bay Uđontani
(tháng 8/1968)... Phối hợp đấu tranh là các tầng lớp trong xã hội. Từ những năm
70, sinh viên Thái Lan đã liên tiếp tổ chức đấu tranh chính trị, lơi kéo các tầng lớp
khác trong xã hội tham gia. Riêng năm 1972 có 55 cuộc đấu tranh, năm 1973 có
128 cuộc bãi cơng với sự tham gia của 30 nghìn cơng nhân, viên chức… [11;34]
2.1.3. Thái Lan tham gia khối quân sự SEATO do Mĩ đứng đầu


Sau mối quan hệ Mĩ - Thái Lan ngày một thắt chặt, và bằng các viện trợ

quân sự, Mĩ đã đưa Thái Lan vào trong kế hoạch phịng thủ Đơng Nam Á của
mình. Tại Hội nghị Manila (Philippin) gồm 8 nước Mỹ, Anh, Pháp, Ốxtrâylia, Niu
Dilân, Pakixtan, Thái Lan, Philíppin vào ngày 8/9/1954 đã kí hết Hiệp ước Manila.
Nội dung căn bản của bản hiệp ước này là việc thành lập “Tổ chức Hiệp ước
phịng thủ Đơng Nam Á” (The Southeast Asia Treaty Organization - SEATO) do
Mĩ đứng đầu, đặt trụ sở chính ở thủ đơ Bangkok (Thái Lan). Khối SEATO được
coi là chỗ dựa chủ yếu để giữ cho quân cờ Đôminô Nam Việt Nam không bị sụp
đổ. Những người sáng lập Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đơng Nam Á cố
tìm cách che đậy mục đích và hành động xâm lược của các nước đế quốc bằng
những lời lẽ có vẻ rất thiện chí như “phịng thủ tập thể”, “bảo vệ hịa bình và an
ninh”. Với lớp hỏa mù “phịng thủ” đó, bất kì một phong trào đấu tranh nào của
nhân dân các nước cũng có thể bị coi là “hoạt động phá hoại được điều khiển từ
bên ngoài” [11; 20] và là cái cớ cho các nước đế quốc can thiệp. Nhưng thực chất
đây là khối quân sự - chính trị nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc và
các lực lượng tiến bộ ở khu vực Đông Nam Á. Theo điều khoản của hiệp ước, các
thành viên của khối SEATO có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau trong trường hợp
một nước bị tấn cơng hay có “nguy cơ bị tấn cơng”. Khơng những thế, bản hiệp
ước còn cho phép các nước này tiến hành các hoạt động quân sự ngoài khu vực
của các nước thành viên. Các nước tham gia hiệp ước còn ký một văn kiện bổ
sung cho phép thực hiện các điều khoản của Hiệp ước ở miền Nam Việt Nam,
Lào, Campuchia, điều này đã vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội nghị
Giơnevơ năm 1954.
Tổ chức này mang tên “Tổ chức Hiệp ước phịng thủ Đơng Nam Á”, nhưng
nó chỉ có hai quốc gia Đơng Nam Á tham gia là Thái Lan và Philippin. Việc Thái
Lan tham gia tổ chức này một phần dựa trên mối quan hệ Mĩ - Thái Lan ngày càng
chặt chẽ, Thái Lan bị ràng buộc, bị phụ thuộc vào Mĩ; một phần Thái Lan mong
muốn tiêu diệt được Đảng cộng sản trên lãnh thổ nước mình, mong muốn lập được
cơng lớn trong sự nghiệp chống cộng sản.



Mặc dù khơng có qn đội riêng nhưng hàng năm SEATO tổ chức nhiều
cuộc tập trận, tích cực ủng hộ và can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến tranh của Mỹ ở
Đông Dương. Do những mâu thuẫn trong nội bộ các nước thành viên, năm 1976
khối SEATO tự tuyên bố giải tán.
Có thể thấy rõ bản chất của Mĩ khi thành lập tổ chức SEATO là để dùng
lãnh thổ của các nước đồng minh xây dựng căn cứ quân sự bao vây các địa bàn
chiến lược, làm bàn đạp tấn công các nước xã hội chủ nghĩa và huy động lực
lượng của các nước đồng minh tham gia các cuộc chiến tranh do Mĩ phát động. Có
thể thấy khối SEATO là một hiểm họa đối với các nước Châu Á, “Châu Á bị áp
đặt khối SEATO, một khối khiến họ lo ngại rằng họ có thể bị lơi kéo vào chiến
tranh nhiều hơn là đem lại cho họ cảm giác an ninh.” [11;23].
2.1.4. Sự phát triển về kinh tế, quân sự của Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ
hai
Những khoản viện trợ của Mĩ cho Thái Lan trong những thập niên sau
Chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho Thái Lan phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ. Tuy
nhiên, cũng nhờ đó và nhờ vào các chính sách kinh tế hợp lí mà nền kinh tế, quân
sự Thái Lan sau chiến tranh phát triển một cách nhanh chóng.
Trên lĩnh vực kinh tế, sau Chiến tranh thế giới thứ hai Thái Lan là “một
nước nông nghiệp lạc hậu với tỉ trọng cơng nghiệp chỉ chiếm hơn 4%, thu nhập
bình qn đầu người chỉ đạt khoảng 80 đô la Mĩ/năm” [28; 350]. Năm 1947,
chính phủ Thái Lan đã điều đình để Mĩ mua dự trữ vàng của Thái Lan ở ngân hàng
dự trữ Niu-c để chính phủ có thêm chi phí. Năm 1949, Thái Lan tham gia vào
quĩ tiền tệ quốc tế và ngân hàng phát triển châu Á. Nhiều cơ quan kinh tế mới
được thành lập: Hội đồng kinh tế quốc gia (1950), Ủy ban hợp tác khoa học kĩ
thuật (1951), Cục thống kê trung ương (1953), Cục thu nhập quốc dân (1954),…
Về công nghiệp, đầu năm 1952, Hội đồng kinh tế quốc gia Thái Lan đã đề
ra chương trình phát triển nền công nghiệp dân tộc, với tổng dự chi khoảng 2 tỉ
bạt, và cuối năm đó, Quốc hội Thái Lan đã thông qua kế hoạch 5 năm phát triển
công nghiệp (1953 - 1957) với số vốn khoảng 840 triệu bạt [26; 208]. Nhờ vậy,



đến cuối thập niên 50, đầu thập niên 60 nền kinh tế Thái Lan đã có bước đột phá
quan trọng, “các ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc
dân, đời sống nhân dân được nâng cao, tỉ lệ lạm phát chỉ ở mức 2%/ năm” [29;
350].
Năm 1963, Thái Lan có 20.600 xí nghiệp, con số này tiếp tục tăng đến năm
1968 là 164.000 xí nghiệp. Nhà nước đã thực hiện các kế hoạch năm năm phát
triển kinh tế toàn diện và thu được nhiều thành tựu rực rỡ. Trong kế hoạch năm
năm lần thứ nhất (1961 - 1966), Thái Lan không chỉ phát triển công nghiệp nhẹ mà
đã bắt đầu xây dựng công nghiệp nặng. Năm 1964, nhà máy hóa dầu đầu tiên được
xây dựng, năm 1965 nhà máy luyện thiếc lớn cũng được thiết lập.
Trong kế hoạch kinh tế năm năm lần thứ hai (1967 - 1971), Thái Lan đạt
mức tăng trưởng hàng năm ổn định và lên tới 9,2%, đến năm 1970 Thái Lan trở
thành nước đứng thứ hai thế giới về sản xuất thiếc [26; 223].
Trong nông nghiệp, “nhà nước đã hỗ trợ vốn cho nông dân bằng cách vay
tiền của các ngân hàng rồi cho nông dân vay lại với lãi suất thấp. Tới cuối năm
1966, nhà nước đã vay của các ngân hàng 688 triệu bạt để cho nông dân vay lại,
bình qn cứ mỗi hộ nơng dân được vay khoảng 150 bạt/năm” [26; 233]. Với số
vốn như trên, người nơng dân Thái Lan đã có thể đầu tư vào để phát triển nơng
nghiệp. Đồng thời việc cơ khí hóa nơng nghiệp cũng được đẩy mạnh, nhà nước
cịn khuyến khích nhân dân chuyển dần từ nền nông nghiệp độc canh sang nền
nơng nghiệp đa canh theo lối hàng hóa. Chính phủ Thái Lan chủ động lập những
đội phát triển cơ động, “mỗi đội khoảng 120 người bao gồm nhân viên quân sự,
dân sự, đại diện của các bộ trong chính phủ” [26; 223] để giúp đỡ nông dân sản
xuất, phát triển giáo dục, y tế và xây dựng các cơ sở vật chất.
Nhờ các chính sách phát triển nơng nghiệp này, đến năm 1963, “tồn Thái
Lan có 1.468 máy cày, 7% dùng máy móc động cơ điện, 37% số hộ nơng dân dùng
phân hóa học. Diện tích tưới tiêu đã tăng từ 980 vạn rai (1961) lên 1.170 vạn rai (²)
(1966)” [26; 223]. Các sản phẩm nông nghiệp trở nên đa dạng, từ chỗ chỉ có gạo
và cao su đã được bổ sung thêm nhiều sản phẩm khác như ngô, sắn, kê,…



Có thể nói, từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XX, nền
kinh tế Thái Lan có bước phát triển mạnh mẽ. Nếu như trước thời kì bắt đầu chiến
lược phát triển mới (chiến lược phát triển cơng nghiệp năm 1953), nơng nghiệp
cịn chiếm 60% tổng sản phẩm quốc dân, thì 10 năm sau, tỉ lệ đó chỉ cịn là 30%.
Trong khi đó, tỉ lệ của cơng nghiệp và dịch vụ trong tồn sản phẩm quốc dân từ
12% và 28% tăng lên, tương ứng là 15% và 31% [26; 224].
Những thành tựu về kinh tế của Thái Lan sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
rất to lớn, nó đã được thế giới cơng nhận khi đánh giá: “Ảnh hưởng của những cố
gắng phát triển của chính phủ (Thái Lan) trong những năm 60 đầu 70 là rất to
lớn. Kế hoạch phát triển kinh tế sáu năm đã tăng nguồn thu nhập quốc dân hàng
năm tới 7,6% so với 5% trong thập niên 50. Tổng sản phẩm quốc dân từ 55 t ỉ bạt
vào năm 1961 lên tới 97 tỉ bạt vào 1966. Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 15% mỗi
năm. Đồng bạt trở thành một trong những đồng tiền ổn định nhất thế giới ” [22;
50].
Như vậy, nền kinh tế Thái Lan từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ
XX ln ln thu được nhiều thành tựu to lớn. Chính những thành tựu này đã đưa
Thái Lan trở thành một quốc gia lớn mạnh trong khu vực Đông Nam Á. Tuy
nhiên, bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đó lại nhờ một phần rất lớn vào
các nhà tư bản nước ngồi, trong đó Mĩ đóng vai trị quan trọng. Vì vậy, nền kinh
tế Thái Lan bấy giờ cũng có nhiều bất cập như sự phân hóa giàu nghèo, công
nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu trong nước... Đồng thời, mối quan hệ của Thái Lan
với các nước tư bản ngày càng thắt chặt, giới cầm quyền tìm mọi cách ủng hộ các
nước tư bản chống lại chủ nghĩa xã hội, chống lại phong trào cộng sản và phong
trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới.
Về quân sự, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Thái Lan bị phân tán
và có cơ cấu thiếu chặt chẽ, việc phân chia quyền lực không đồng đều đã dẫn tới
các cuộc tranh giành giữa hải quân và lục quân vào năm 1949 và 1951. Tuy nhiên,
nhờ vào các khoản viện trợ của Mĩ và các chính sách phát triển quân đội Thái Lan



mà trong thập niên 50 trở về sau quân đội Thái Lan được cơ cấu lại và trang bị đầy
đủ hơn.
Năm 1951, quân đội Thái Lan đã có đầy đủ các binh chủng, quân chủng và
được trang bị các loại vũ khí tương đối hiện đại của Mĩ với 42.000 quân cơ cấu
theo số lượng cụ thể là lục quân 28.000 người, hải quân 8.000 người và không
quân 6.000 người. Số lượng quân đội tăng nhanh trong thập niên 50. Đến năm
1958 quân đội Thái Lan gồm 86.000 người, trong đó lục quân là 50.000 người, hải
quân 21.000 người và không quân là 15.000 người [11; 135].
Cùng với quân số của lực lượng quân đội là các căn cứ quân sự được xây
dựng và trang bị ngày càng đầy đủ. Năm 1956, “khơng qn Thái Lan có tới 344
máy bay quân sự các loại, hải quân có 27 hải đội với hàng trăm tàu chiến. Bên
cạnh đó nhiều sân bay, quân cảng cũng được xây dựng như: sân bay Takli, căn cứ
không quân Don Muang, quân cảng Ban Pak Nam, Songkhla…” [11; 135].
Trong những năm 60 của thế kỉ XX, quân số của lực lượng vũ trang Thái
Lan đã tăng lên nhiều và thường xuyên duy trì ở mức cao, từ 230.000 đến 250.000
qn, trong đó có 150.000 qn chính qui, 13.000 quân đặc nhiệm, trên 65.000
quân cảnh. Ngoài ra cịn có khoảng 40.000 qn thuộc lực lượng bán vũ trang và
trên 20.000 quân dự bị [11; 138].
Với trang bị như trên, “đến đầu những năm 50 của thế kỉ XX, quân đội Thái
Lan trở thành một quân đội mạnh trong khu vực”. Mặc dù vậy, sự phát triển quân
đội Thái Lan sau chiến tranh tỉ lệ với số tiền viện trợ của Mĩ cho quân đội Thái
Lan. Điều này cho thấy Thái Lan phụ thuộc chặt chẽ vào Mĩ về mặt qn sự. Vì
vậy chính quyền Thái Lan phải chấp nhận để cho Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên
lãnh thổ nước mình, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam thì quân đội Thái Lan đã
trở thành quân chư hầu của Mĩ.
2.1.5. Tư tưởng “chống cộng” và tham vọng của Thái Lan
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Thái Lan đứng đầu là Priđi
Panơmiêng đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ nhằm ủng hộ phong trào dân chủ

trong nước và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước


×