Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về tình yêu thương con người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
----------

LÊ THỊ HẢI LÝ

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương
con người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh
THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Hội nhập và hợp tác đang là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các quốc gia
trên thế giới và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi dịng chảy đó. Để đưa đất nước
tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững chắc trên con đường phát triển, Đảng và Nhà
nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Hai mươi sáu năm qua,
với sự nỗ lực phấn đấu hết mình của tồn Đảng, tồn dân và tồn qn ta, cơng
cuộc đổi mới đã thu được những thành to lớn và có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trên nhiều lĩnh vực trong đó tiêu biểu nhất là lĩnh vực kinh tế. Đất nước ta đã ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng khá nhanh và ổn định, sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh và thu được
nhiều thành tựu to lớn và rất đáng tự hào.
Những thành tựu đó là kết quả tổng hợp của nhiều nguồn lực khác nhau
trong đó nguồn lực con người đóng vai trị hết sức quan trọng. Phát triển nguồn


nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Giáo dục đóng vai trò
quyết định trong việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nguồn nhân lực, trong Nghị
quyết của Hội nghị lần thứ Hai của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã
nêu rõ: định hướng phát triển giáo dục của nước ta đó là “nhằm xây dựng những
con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ
gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức
cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức và khoa học
cơng nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khỏe, là
những người kế thừa và xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như
lời căn dặn của Bác Hồ”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam (24/12/1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban
chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.)


Với những định hướng nêu trên, việc đào tạo nguồn nhân lực được đặt lên
hàng đầu. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải đào tạo từ nhiều
khâu, nhiều yếu tố trong đó, việc giáo dục đạo đức cho các thế hệ sau là một yêu
cầu đăc biệt quan trọng và cấp thiết. Bởi vì Hồ Chí Minh trong một lần nói chuyện
với học sinh, sinh viên, đã khẳng định người: “Có tài mà khơng có đức là người vơ
dụng, có đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó”. Người coi trọng cả đức và tài
nhưng đức là “gốc”, tài phải lấy đức làm nền tảng, nếu khơng có đức thì dù tài giỏi
mấy cũng khơng thể trở thành người có ích cho xã hội. Hồ Chí Minh đã dành cả
cuộc đời mình để nêu một tấm gương sáng nhất cho nhân dân học tập và noi theo.
Trong những cống hiến của Người đối với sự phát triển của nhân loại và của
dân tộc ta, cống hiến về đạo đức là một trong những cống hiến nổi bật. Hồ Chí
Minh khơng chỉ nói nhiều về đạo đức, bổ sung thêm những chuẩn mực đạo đức
cho phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước, mà Người còn gương mẫu thực hiện
trước nhất, nhiều nhất những chuẩn mực đạo đức do Người nêu lên và đây chính là

điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt coi trọng việc kế thừa, phát triển và
làm theo. Những chuẩn mực đạo đức do Hồ Chí Minh chỉ dạy và đặc biệt là tấm
gương đạo đức của Người, hiện nay được coi như một phương pháp, phương pháp
nêu gương, trong giáo dục đạo đức ở các trường phổ thông, trong xây dựng và đào
tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta.
Trong hệ thống các quan điểm tồn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về đạo đức thì tư tưởng về tình yêu thương con người chiếm giữ một vị trí vơ
cùng quan trọng. Tình u thương con người của Bác khơng chung chung, trừu
tượng mà rất thiết thực, cụ thể, Người khẳng định: “tơi chỉ có một ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được
hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”
[22, 4, 161 – 162]. Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là lo


cho dân, cho nước, đó là tư tưởng xuyên suốt, là đạo đức cách mạng của Bác Hồ.
Vì vậy nghiên cứu và học tập những tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, trong đó
có tư tưởng về tình u thương con người là một việc làm rất cần thiết trong bất cứ
hoàn cảnh nào.
Trong điều kiện ngày nay, khi chúng ta thực hiện kinh tế “mở” thì mặt trái
của cơ chế kinh tế thị trường và của internet đã có nhiều tác động tiêu cực đối với
việc xây dựng đời sống đạo đức, tư tưởng của xã hội, con người sống vội vã hơn,
lo làm giàu nhiều hơn,…nhưng dường như sự quan tâm giữa con người với con
người lại ít hơn, đời sống đạo đức xã hội có xu hướng suy giảm. Đây là điều mà cả
xã hội chúng ta đều rất lo lắng.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường
của một bộ phận học sinh, trong đó có học sinh THPT ở trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng đang bị xuống cấp, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chưa được chú
trọng dẫn đến tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, quan hệ
thầy trị, bạn bè bị đảo lộn…Điều này khơng những gây hoang mang cho dư luận

xã hội mà cịn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức của giới trẻ ngày
nay. Đấy cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của việc tuyên truyền học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Với những lý do khách quan và chủ quan nêu trên, tôi quyết định chọn:
“Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người vào việc giáo dục
đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay” làm đề tài
khóa luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Yêu thương con người là tư tưởng xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống các
quan điểm về đạo đức của Hồ Chí Minh. Đây cũng là tư tưởng xuyên suốt trong
quá trình hoạt động cách mạng của Người, là yếu tố cần thiết để hoàn thiện đạo
đức, nhân cách của con người, đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.


Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, việc nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức, đặc biệt là tư tưởng về tình yêu thương con người đã có
nhiều tác phẩm, nhiều bài viết được cơng bố.
Đề cập đến tình yêu thương con người của Bác có tác phẩm “Trái tim quả
đất” của Sơn Tùng. Tác giả đã khắc họa được một cách chân thực hình tượng bậc
danh nhân văn hóa kiệt xuất với một tâm hồn tỏa khắp quả đất của thế kỷ XX.
Trong cuốn “Trí tuệ và bản lĩnh văn hóa Hồ Chí Minh” của Nxb Công an
nhân dân đã khắc họa được mục tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là vì hạnh phúc, tự
do của nhân dân. Tác giả cũng đã phân tích xen kẽ những hoạt động và cống hiến
khác nhau của Người về tổ chức phong trào thi đua yêu nước, chăm lo đời sống
dân sinh và quyền con người…
Các cơng trình nghiên cứu thể hiện tính đa dạng đã phản ánh một cách khái
quát tư tưởng đạo đức nhân văn của Hồ Chí Minh. Song cũng đặt ra một u cầu là
phải nhìn nhận một cách có hệ thống hơn, phải đi sâu tìm hiểu, phân tích cụ thể
hơn để thấy rõ được tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng về tình
u thương con người.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục đích: Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu và trình bày một
cách tương đối có hệ thống về tình cảm yêu thương con người và vận dụng tư
tưởng của Người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn Thành
phố Đà Nẵng hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ sau:
- Chỉ rõ nguồn gốc và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về yêu thương con
người.
- Khái quát được thực trạng về công tác giáo dục tình yêu thương con người
cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.


- Đề xuất được một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nói
chung, chất lượng giáo dục tình u thương con người nói riêng cho học sinh
THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng hiện nay.
4. Cơ sở lý luận.
Đề tài dựa trên cơ sở những quan điểm lý luận cơ bản của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
5. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người.
- Nghiên cứu thực tế cơng tác giáo dục tình u thương con người cho học
sinh của một số trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện bởi phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp kết hợp cái logic với cái lịch sử, phương pháp phân tích, tổng
hợp, phương pháp điều tra xã hội học và các phương pháp có liên quan.
6. Đóng góp của đề tài.
- Đề tài góp phần làm rõ hơn tư tưởng về tình yêu thương con người của Hồ
Chí Minh.

- Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên và
những người quan tâm đến vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2
chương:
Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình u thương con người.


Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về tình yêu thương con
người vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố
Đà Nẵng hiện nay.

Chương 1


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TÌNH U THƯƠNG CON NGƯỜI
1.1 Những nhân tố cơ bản góp phần hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về tình
u thương con người.
1.1.1 Truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, quê hương và gia đình
của Hồ Chí Minh.
1.1.1.1 Truyền thống đồn kết, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Dân tộc nào trong quá trình sống cũng hình thành nên những truyền thống
riêng của mình. Truyền thống dân tộc là một trong những thành tố cơ bản góp phần
hình thành nên nền văn hóa mang bản sắc riêng, độc đáo của mỗi dân tộc.
Ở nước ta, do hoàn cảnh đặc biệt phải chống giặc ngoại xâm và thiên tai
khắc nghiệt trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc. Chính
trong q trình đó, các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam sớm hình thành tư tưởng
nhân nghĩa và phát triển thành truyền thống nhân văn mang sắc thái riêng của một
nền văn hóa độc đáo và lâu đời, đa dạng mà thống nhất như văn hóa Việt Nam.
Truyền thống văn hóa “thương người như thể thương thân” là biểu thị của

một tình thương bao la khơng phân biệt giàu nghèo, giai cấp, dân tộc hay tơn giáo.
Tình thương ấy phản ánh mối quan hệ tự nhiên và bình đẳng giữa người với người,
tức là tình thương đồng loại bao la và sâu sắc. Nó khác với quan niệm về chữ
“Nhân” của Khổng Tử chỉ nói “cái gì mình khơng muốn thì đừng làm với người”.
Với truyền thống nhân nghĩa Việt Nam, thì khơng phải là vấn đề muốn hay khơng
muốn mà là coi mình như mọi người, mình nhập thân vào mọi người, cảm thơng
sâu sắc trên tinh thần “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”.
Truyền thống văn hóa “thương người như thể thương thân” ngày càng được
củng cố và phát triển, tạo thành một đặc điểm nổi bật trong tư tưởng văn hóa của
dân tộc ta và được truyền từ đời này qua đời khác trong suốt chiều dài lịch sử của
dân tộc.


Ngay từ thời đại các vua Hùng dựng nước, Tổ tiên ta đã sáng tạo ra các
truyền thuyết về cội nguồn thiêng liêng của dân tộc mình. Người Việt là “con
Rồng”, “cháu Tiên”, cùng sinh ra từ “bọc trứng” của mẹ Âu Cơ, nên gọi nhau thân
thiết là “đồng bào”. Từ lễ “hiếu thảo” của Lang Liêu dâng lên vua cha bánh chưng
và bánh dày, tượng trưng cho trời tròn và đất vuông, lâu dần đã trở thành tục lệ
muôn đời của nhân dân ta trong dịp lễ tết. Hàng năm, cứ đến ngày giổ Tổ mùng
mười tháng ba – ngày nay đã trở thành ngày lễ Quốc Tổ, con cháu bốn phương lại
trở về đất Tổ, dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng, rước bánh dầy, bánh chưng,
rước hạt lúa thần, để “nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”. Đó là cội nguồn
ni dưỡng tình u xứ sở và khát vọng nhân ái, tự cường của người Việt Nam ta.
Tiếp theo các vua Hùng, An Dương Vương dựng nước Âu Lạc, xây thành
Cổ Loa từ thế kỷ III trước Công nguyên, đã dựng cột đá thề trên đền Thượng ở đền
Hùng. Câu chuyện xây dựng Loa Thành, với nỏ thần, mũi tên đồng, cùng mối tình
Mỵ Châu - Trọng Thủy - “trái tim nhầm chổ để trên đầu” - là bài học lịch sử về
dựng nước và giữ nước. Đến đầu Công nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa
với lời thề: một xin rửa sạch quốc thù, hai xin khôi phục nghiệp xưa họ Hùng. Đây
là cuộc khởi nghĩa giải phóng dân tộc vào loại sớm nhất của lịch sử loài người. Thế

rồi hàng ngàn năm Bắc thuộc, với sự cai trị và đồng hóa tàn bạo, cũng khơng xóa
được sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc Việt. Nước mất nhưng làng xã
vẫn cịn, vẫn giữ được các phong tục truyền thống cộng đồng của cha ông ta từ
ngàn xưa. Đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đã chấm dứt ách đô hộ hơn ngàn
năm của phương Bắc, tạo điều kiện xây dựng một quốc gia độc lập hồn tồn. Ngơ
Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô nước Việt, tỏ ý nối tiếp truyền thống các vua
Hùng, vua Thục.
Các triều đại nhà nước từ: Ngơ, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn,… tuy
có lúc thịnh lúc suy, thời gian dài ngắn khác nhau, nhưng đều có cơng xây dựng
một quốc gia độc lập tự chủ của nền văn minh Đại Việt với những mốc son lịch sử


chói lọi. Lý Cơng Uẩn sáng lập triều đại nhà Lý, với tư tưởng thân dân và thương
dân đã mở đầu xây dựng nền văn minh Đại Việt và văn hóa Thăng Long. Bài thơ
“Nam quốc sơn hà nam đế cư” của Lý Thường Kiệt đã vang lên trên phòng tuyến
sông Cầu chống quân Tống, được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước
ta. Đến cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ XIII, đế quốc
Mông Cổ đã kéo thế giới vào cuộc chiến tranh khủng khiếp suốt từ bờ đơng Thái
Bình Dương tới biển Hắc Hải, nhưng đã phải ba lần thất bại trước quân dân nhà
Trần. Trước thế giặc mạnh, cả ba lần nhà Trần phải rút khỏi Kinh đô, khắp nơi làm
vườn khơng nhà trống; lúc có việc thì tồn dân là lính, khi khơng việc thì trở về
nhà làm ruộng. Chính sự đồn kết, nhân ái, kiên quyết chống kẻ thù xâm lược trên
tinh thần “vua tơi đồng lịng”, qn - dân cùng gắng sức của quân dân nhà Trần là
nguyên nhân giúp nhân dân ta làm nên những chiến công lẫy lừng, ba lần đánh tan
giặc Nguyên - Mông.
Vậy là trong dòng chảy lịch sử liên tục bốn ngàn năm của dân tộc ta, trang
sử nào cũng thầm đượm tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa và khát vọng độc lập tự chủ
bền vững, vốn là những truyền thống quý báu đã được dân tộc ta dầy công xây
dựng bằng chính lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc mình.
Tiếp thu truyền thống đồn kết, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam, đồng

thời nâng cao truyền thống đoàn kết nhân nghĩa ấy, Hồ Chí Minh đã tạo ra một
triết lý văn hóa phù hợp với thời đại lấy dân tộc làm cốt lõi, lấy nhân nghĩa làm
rường cột, lấy đoàn kết và tinh thần đồng loại làm phương châm hành động, hình
thành nên tư tưởng của mình.
1.1.1.2 Quê hương và gia đình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 (năm Canh Dần) tại
quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ (từ 1 đến 10 tuổi) Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh
Cung, sau đó đổi tên là Nguyễn Tất Thành.


Quê hương của Người là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn - Nghệ
An. Người dân ở đây luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, thường xuyên phải
chèo chống với thiên tai khắc nghiệt, quanh năm ruộng đất khô cằn, mới nắng đã
hạn, mới mưa đã lũ, mất mùa thường xuyên, cuộc sống vất vả, lam lũ đã in đậm
trong tiềm thức của người dân Nam Đàn nói riêng, xứ Nghệ nói chung. Những khó
khăn vất vả ấy đọng lại trong câu ca dao:
“Làng sen đóng khố thay quần
Ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm”.
Mặc dù điều kiện tự nhiên hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệ rất
giàu truyền thống văn hoá và đánh giặc, giữ nước. Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch
sử - văn hố gắn với tên tuổi chiến cơng của các bậc anh hùng dân tộc như Vương
Thúc Mẫu, Nguyễn Sinh Quyến…đã nêu cao được chí khí chống ngoại xâm từ bao
đời nay.
Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với một nền
văn hoá dân gian đa dạng và phong phú. Biết bao làn điệu dân ca nơi đây đã đi vào
lòng người, đậm đà bản sắc dân tộc như: hát ví dặm, đị đưa, hát phường vải... Trải
qua biết bao biến động, thăng trầm của lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc của
miền quê Kim Liên vẫn không ngừng toả sáng, tự hào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước. Thân

phụ của Người là ông Nguyễn Sinh Sắc, lúc sinh thời Cụ thường nói “Quan trường
thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (nghĩa là: Quan trường là nô lệ trong những
người nô lệ, lại càng nơ lệ hơn). Vốn có lịng u nước, khẳng khái, cụ thường tỏ
thái độ chống đối bọn quan trường và thực dân Pháp xâm lược. Vì vậy, sau một
thời gian làm quan rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam Bộ làm thầy
thuốc giúp dân nghèo, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời (1929). Đối
với các con, cụ Nguyễn Sinh Huy quan tâm tới việc giáo dục lòng trung thực,


thẳng thắn, ý thức lao động, lòng yêu nước và những truyền thống tốt đẹp của ông
cha.
Thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hồng Thị Loan (1868 - 1901),
một người phụ nữ hiền hậu, đảm đang, yêu chồng thương con hết mực, chịu khó
lao động, bà làm ruộng và dệt vải để nuôi dạy con cái. Bằng lao động, bằng cả tấm
lòng yêu chồng, thương con, bà Hồng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và
chính bà đã vun đắp nên cuộc đời sự nghiệp đẹp đẽ cho cả gia đình. Những tính
cách đó của cụ đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhân cách của Hồ Chủ tịch lúc ấu
thơ.
1.1.2 Tinh hoa văn hóa nhân loại.
1.1.2.1 Tư tưởng và văn hóa phương Đơng.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được trang bị và hấp
thụ nền văn hóa Quốc học và Hán học khá vững vàng, chắc chắn. Khi nói đến tư
tưởng và văn hóa phương Đơng, trước hết phải nói đến Trung Quốc. Dân tộc
Trung Hoa có truyền thống văn hóa lâu đời và trở thành một bộ phận tiêu biểu của
nền văn minh thế giới. Đời sống chính trị Trung Quốc và một số nước Đơng Á
chịu ảnh hưởng lớn bởi các dịng tư tưởng chính trị: Nho gia, Đạo gia, Pháp gia.
Tuy cịn mang tính sơ khai nhưng các trường phái tư tưởng chính trị Trung Quốc
cổ đại đã đặt nền móng cho sự phát triển các luồng tư tưởng sau này.
Từ đầu đời Hán đến cuối đời Thanh, Khổng giáo có ảnh hưởng tới các mặt
chính trị, kinh tế, văn hóa để lại dấu ấn sâu sắc về phương pháp tư duy, quy phạm

hành vi đạo đức quốc dân…Học thuyết Nho giáo của Khổng Tử có một ảnh hưởng
sâu rộng trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc và một số nước Châu Á. Học
thuyết của Khổng Tử chứa đựng những giá trị to lớn, nhất là trên lĩnh vực giáo dục,
đạo đức, văn hóa, phát huy yếu tố con người, tư tưởng chính trị lấy dân làm gốc.
Khổng Tử nêu ra tư tưởng cai trị là một nghề chuyên nghiệp, trong đó “nhân” vừa
là nguyên tắc cơ bản của hành động quản lý, vừa là đạo đức và hành vi của các chủ


thể quản lý. Cũng như Platon, Khổng Tử đã có quan niệm cao đẹp về chính trị, ơng
đã phát hiện ra sức mạnh của lòng nhân ái và đạo đức. Điều đáng ca ngợi là Khổng
Tử đã chủ trương không tách rời chính trị và đạo đức. Ơng đã nâng phạm trù Nhân
lên thành Đạo - tức là nguyên tắc sống chung cho xã hội.
Kế thừa xuất sắc học thuyết của Khổng Tử, Mạnh Tử chủ trương thiết lập
nền chính trị dựa trên nguyên tắc phục tùng đạo đức, được lòng dân và trọng hiền
tài nhằm xây dựng một xã hội theo “vương đạo nhân chính”, tức là chế độ phong
kiến mà ơng đã lý tưởng hóa. Những chủ trương đề cao hiền tài và nhìn thấy sức
mạnh của dân của Mạnh Tử là yếu tố rất tiến bộ không thể phủ nhận. Học thuyết
“vương chính” của ơng lấy sự thi hành nhân chính làm nền tảng của vương đạo
hàm chứa nhiều yếu tố nhân văn sâu sắc, nhất là tư tưởng chính trị được lịng dân,
tính cách mạng, nhân đạo, nhân văn của học thuyết này đã thực sự tiến bộ vượt bậc
của tư tưởng phương Đông so với phương Tây cổ đại.
Nhìn chung, trong lịch sử dân tộc Trung Hoa, các dòng tư tưởng tuy mang
những khuynh hướng trái ngược nhau nhưng chúng không tách biệt và loại trừ
nhau mà trái lại luôn bổ sung, hấp thụ để làm giàu lẫn nhau. Các tư tưởng, học
thuyết của Trung Quốc nói chung, Nho giáo nói riêng đã đề cập đến đạo đức, con
người, việc dùng người trong chính trị…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn
lọc một cách xuất sắc những thành tựu của Trung Quốc nói chung, Nho giáo nói
riêng và hình thành nên những phẩm chất, tư tưởng của mình, phục vụ cho cách
mạng Việt Nam.
Tiếp theo tư tưởng Nho giáo là tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là

hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý
Phật giáo được Hồ Chí Minh kế thừa gồm:
Thứ nhất là, tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người
như thể thương thân.


Trên bình diện tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi, gặp
gỡ với giáo lý Phật giáo. Cốt tủy của Phật giáo là Từ bi hỷ xả, Vô ngã vị tha, Cứu
khổ cứu nạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Tơn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm
xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”. [32, 4, 39]
Mang khát vọng giải phóng nhân quần ra khỏi cảnh khổ đau, Thái tử Tất Đạt
Đa đã rời bỏ cảnh sống vương giả, xuất gia tìm đạo: “Ta khơng muốn sống trong
cung vàng điện ngọc, Ta không muốn sống trong cảnh vương giả trị vì thiên hạ,
hưởng cuộc đời sung sướng cao sang trên mồ hôi nước mắt của lê dân. Ta không
muốn sống trong xã hội bất công mà Ta đã chứng kiến. Ta quyết định ra đi, dù phải
xông pha trên gió bụi lao lung, Ta cố tìm ra mối đạo giải thốt cho nhân loại mn
lồi”. [33, 33]. Cùng với hạnh nguyện trên đây của Thái tử Tất Đạt Đa, người
thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, đã
sớm nhận ra cảnh:
“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do”.
Điều đó đã thơi thúc Nguyễn Tất Thành bất chấp mọi gian khổ hiểm nguy,
bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước, cứu dân. “Tơi muốn đi ra
nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào
tôi sẽ về gúp đồng bào ta [39, 11].
Cách đây trên 2500 năm, khát vọng công bằng xã hội đã được Đức Thế Tôn
nêu lên như một quy luật xã hội, cơ đọng lại trong lời dạy nổi tiếng, mang tính
vượt thời gian: “Khơng có đẳng cấp trong dịng máu cùng đỏ, khơng có đẳng cấp
trong dịng máu cùng mặn. Mỗi người khi mới sanh khơng phải có sẵn dấu tin – ca
(tilca) trên trán, không đeo sẵn dây chuyền trên cổ”. [6, 92-93]. Phật dạy các đệ tử:

“Này các Tỳ kheo! Xưa và nay ta chỉ nói lên sự khổ và diệt khổ”.(Trung Bộ Kinh).
Phật giáo chủ trương: “Dĩ chúng tâm kỷ tâm”. Đối với Phật giáo, con người là
cao hơn tất cả: “Nhân thị tối thắng”. Các vị bồ tát xem nỗi đau khổ của chúng sinh


là nỗi đau khổ của mình, bao giờ nỗi đau khổ của chúng sinh chưa dứt thì thề chưa
thành Phật, ngài Địa Tạng Bồ tát thề nguyện:
“Chúng sanh độ tận phương chứng bồ đề,
Địa ngục vị không thệ bất thành Phật”.
(Chúng sinh độ hết mới chứng đạo Bồ đề,
Địa ngục nếu cịn thề khơng thành Phật)
Nhận rõ những giá trị cao đẹp của Phật giáo, có sự gần gũi, gặp nhau với
những tư tưởng của Phật giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng nhìn Phật giáo
trên những nét lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhìn Phật giáo với một thái độ trân
trọng: “Nền tảng và truyền thống của triết học Ấn Độ là lý tưởng hịa bình, bác ái.
Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng của Phật giáo, nghệ thuật khoa học Ấn Độ đã
lan khắp thế giới” [31, 201]. Năm 1958, khi sang thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói: “Chúng tơi rất sung sướng được thăm quê hương Đức Phật, quê hương
của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới [31, 208]. Nhà thơ Huy
Cận viết: “Khi bình sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln có một tấm lịng kính
mộ sâu sắc và cảm động đối với Đức Phật Thích Ca – người sáng lập ra Đạo Phật,
cũng như đối với các vị sáng lập những tôn giáo lớn. Người đã cảm nhận ở các vị
giáo chủ này trước hết là lòng thương cảm sâu sắc đối với bộ phận của những
chúng sinh và ý muốn thiết tha làm sao giảm nhẹ hoặc xóa bỏ những nỗi đau khổ
của con người trên trái đất”. [5]
Thứ hai, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện…
Thứ ba, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân
biệt đẳng cấp.
Thứ tư, đề cao lao động, chống lười biếng.
Cuối cùng Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu

tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã hình thành nên Thiền phái
Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống khơng xa rời, lẫn tránh mà gắn bó với đời


sống của nhân dân, đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân
dân, chống kẻ thù dân tộc.
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật giáo Việt Nam đã đi sâu
vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động. Gia đình Bác Hồ là gia đình
nhà Nho nghèo, gần gũi với nhân dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu
ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn
và tìm thấy ở đó những điều kiện thích hợp với điều kiện nước ta. Các tiêu chí của
chủ nghĩa Tam dân là độc lập – dân tộc, dân quyền – tự do, dân sinh – hạnh phúc
đã được Hồ Chí Minh rút gọn lại thành “độc lập – tự do – hạnh phúc”. Là người
Mác xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yểu tố tích cực
của tư tưởng và văn hóa phương Đơng để hình thành nên những tư tưởng của
mình, trong đó có tư tưởng về tình u thương con người và phục vụ cho sự nghiệp
cách mạng ở nước ta.
1.1.1.3 Tư tưởng và văn hóa phương Tây.
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống
chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ
và cách mạng của các nước phương Tây.
Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc làm thuê và
thường đến thăm khu ở của người da đen. Trong các bài viết sau này, Người
thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của con người
được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ. Người đã tiếp thu giá trị
của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trong
bản tuyên ngơn này. Sau này, Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc
lập, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc. Nội dung nhân
quyền được Người nâng lên một tầm cao mới trong Tuyên ngôn độc lập nước Việt

Nam năm 1945.


Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp, quyết định sống và hoạt động ở Thủ
đơ nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời
mình.
Là Thủ đơ nước Pháp, Pari cũng đồng thời là trung tâm văn hóa – nghệ thuật
của châu Âu. Các trào lưu triết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới
phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại đây. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các
dịng văn hóa thế giới, Người đã có điều kiện thuận lợi để nhanh chống chiếm lĩnh
vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của
nước Pháp.
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được
tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vonte, Rút xô,
Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789 như tinh thần
pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút xô,…tư tưởng dân chủ của
các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người. Ngồi ra, Người cịn
hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thành được phong cách dân chủ của mình
từ trong cuộc sống thực tiễn. Rõ ràng là, ở Pháp, Người đã có thể hoạt động và đấu
tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuận lợi hơn trên đất nước mình, dưới
chế độ thuộc địa.
Nhờ được rèn luyện trong phong trào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt
trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí tuệ tiến bộ Pháp như M.Ca-sanh, P.V.Cutuya-ri-ê, G.Mơng-mút-xơ…mà Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành. Con
người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ
của thời đại, Đơng và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của trí
thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát
triển.
Kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh của đức Chúa trời, Hồ Chí Minh đã cống
hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động



ra khỏi ách áp bức, bóc lột đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả.
Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người,
thương dân, thương các chiến sỹ ngồi mặt trận - đó là những tư tưởng thấm đậm
những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn
dạy.
Người lên án gay gắt những kẻ giả danh Chúa để thực hiện những hành vi ác
quỷ. Người coi những hành động đó là sự đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái
cao cả của Chúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho
xã hội. Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở
về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung
thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào”.
Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây, những
kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia vào guồng
máy của chủ nghĩa thực dân, thâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa
thực dân, làm xuất hiện nguy cơ bá quyền văn hóa…
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có
chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách phù hợp vào những điều kiện cụ thể
của đất nước, của dân tộc vì mục đích cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà
cịn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.
1.1.2 Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đối
với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác – Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết đầy sức sống, đã chinh phục trái
tim, khối óc của hàng triệu con người từ giữa thế kỷ XIX đến nay. Chủ nghĩa Mác
– Lênin là lý tưởng mang tính nhân văn cao cả, nhưng quan trọng hơn nó đã vạch
ra con đường để đi đến xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất cơng trên trái đất để xây


dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn theo những quy luật phát triển khách quan của

xã hội.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, bổ
sung thêm vào kho tàng kiến thức của mình, hình thành nên những tư tưởng quý
báu, trong đó có tư tưởng về tình u thương con người. Tiếp thu những học thuyết
của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã khơng tiếp thu một cách máy móc
những quan điểm cụ thể mà là tiếp nhận những luận điểm chung bao quát nhất, quy
tụ thành thế giới quan và nhân sinh quan, biểu hiện ở chủ nghĩa nhân văn và
phương pháp cách mạng của học thuyết. Từ đó có thể nói, chủ nghĩa nhân văn mác
xít và phương pháp làm việc biện chứng của Mác mới là biểu hiện tận cùng, cơ bản
nhất, thể hiện bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết Mác. Có thể khẳng
định, đó là hai lĩnh vực Hồ Chí Minh quan tâm bậc nhất và Người đã tiếp nhận một
cách trung thành, triệt để và trọn vẹn. Hai lĩnh vực quan trọng ấy không hiện diện
thành các câu chữ trong các sách kinh điển, nhưng nó lại tỏa sáng trên từng hành vi
cách mạng, từng lời nói và việc làm, từng nhân cách cụ thể của các vĩ nhân mà
Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh…được xem là những đại diện tiêu biểu nhất
của tư tưởng nhân văn mới trong thời đại cách mạng vô sản.
Từ cái cốt lõi của học thuyết Mác là chủ nghĩa nhân văn mácxít, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa…Từ khi có
Đảng lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa
đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác –
Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống
với nhau khơng có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”
[29, 12, 554]. Trong thực tế, Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động cách mạng như
chính Người nói, thể hiện nhất qn tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Đồng
thời, Người cũng ln có ý thức truyền cảm đến cán bộ, đảng viên và nhân dân ta
một cách sống có tình có nghĩa mang tính sâu sắc ấy.


Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra được nguồn gốc của niềm đau, nỗi khổ của
người nô lệ, mất nước và của người cùng khổ. Mác đã nghiên cứu lịch sử phát triển

của loài người và phát hiện ra rằng, thơng qua nhiều hình thái phát triển kinh tế xã hội của lịch sử nhân loại, con người bị phân hóa mà nguyên nhân của sự phân
hóa ấy là do chính sản phẩm do lao động con người tạo ra thành lao động bị làm
cho trở thành xa lạ, bị tha hóa, có thể gọi đó là điều bí ẩn. Mác viết: “Chỉ đến giai
đoạn phát triển cuối cùng, cao nhất của sở hữu tư nhân thì điều bí ẩn ấy mới lại bộc
lộ ra: một mặt sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, mặt khác, nó là
phương tiện làm cho lao động bị tha hóa,là sự thực hiện sự tha hóa ấy [18, 42,
142]
Khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất các luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường cứu nước, đồng thời thấy rõ sự nghiệp
cách mạng Việt Nam gắn với thời đại cách mạng vô sản. Tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh được tiếp thêm nguồn lực mới, hình thành chủ nghĩa nhân văn mang nội
dung cách mạng vô sản.
Tiếp thu tích cực và vận dụng sáng tạo tư tưởng yêu nước truyền thống cũng
như tiếp thu và vận dụng sáng tạo đồng thời phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào
hồn cảnh cụ thể của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đặt nền móng cho việc chống chủ
nghĩa giáo điều và ý thức độc lập tự chủ về phương pháp cách mạng. Trung thành
với lí tưởng yêu nước truyền thống, Hồ Chí Minh khơng đồng tình với phương
pháp cách mạng của các bậc tiền bối. Người đã tìm ra con đường riêng của mình,
chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc, song Người vẫn tiếp cận với nền
văn hóa, văn minh và đặc biệt là chủ nghĩa nhân văn ra đời trong thời đại phát triển
chủ nghĩa tư bản. Vì thế, Người đã tiếp thu được những giá trị nhân văn của văn
hóa tư sản, đặc biệt là ý thức dân chủ, vấn đề dân quyền và dân sinh.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, thời kì phát triển chủ nghĩa tư bản và văn hóa
tư sản là thời kì đặt nền móng cho sự ra đời những tư tưởng mới với ý nghĩa góp


phần giải phóng con người, đưa con người lên vị thế làm chủ. Chính vì thế, nó là
một cội nguồn quan trọng trong việc hình thành những tư tưởng của Hồ Chí Minh,
trong đó có tư tưởng về tình u thương con người. Hồ Chí Minh đã nâng cấp tình
u thương con người lên một tầm cao mới, yêu thương con người trên lập trường

giai câp vô sản.
1.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là
độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong
đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung
tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào
dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và
phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng),
đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong tồn bộ sự
nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước.
Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người
của Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là
thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá
nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ
người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào
cả nước. Rộng nữa là cả lồi người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa
bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về
chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hồn cảnh, Người
ln quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính
đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao


cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân khơng
được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ khơng thể phát huy được.
Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân khơng phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi
người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và
của gia đình mình". Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, khơng hình thức, khơng
cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và
nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những
cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với
cộng đồng dân tộc và với các cộng đồng người khác trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng tồn tại như một phạm trù bản
thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách
cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp
bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam
đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nơ
lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lơgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất
phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ
nghĩa quốc tế chân chính. Theo lơgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con
người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng".
Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản
của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân).
Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất
yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và tồn thể
nhân loại khỏi mọi sự nơ dịch, áp bức. Tồn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một
khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược
giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và


thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về
thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí
Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư
tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây
dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân
chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền
đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần
phải thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến
đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới
mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu khơng "dựa vào
lực lượng của tồn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh khơng bao giờ quan
niệm hình thái xã hội đó như một mơ hình hồn chỉnh, một cơng thức bất biến.
Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa
khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo
Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho
nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có cơng ăn việc làm,
được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao
đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là
làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải
nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở


nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khn máy móc. Sự sáng tạo đó gần
gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ
nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một
lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một
phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay". Vì vậy, khơng chỉ trong lý
luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa
xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con
người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con

người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải
phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
Tấm lịng Hồ Chí Minh ln hướng về con người. Người yêu thương con
người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao
động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, "lịng thương
u nhân dân, thương u nhân loại" là "khơng bao giờ thay đổi". Người có một
niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lịng tin mãnh liệt và vơ tận
của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình
thành rất sớm. Bắt nguồn từ gia đình, quê hương, dân tộc giàu truyền thống yêu
nước thương dân cùng với sự giáo dục thấm đượm tính nhân văn sâu sắc và từ
những năm tháng Người bơn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm
hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và
nước ngoài. Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông
Dương ẩn giấu một cái gì đang sơi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách
ghê gớm khi thời cơ đến".[19, 1]. Chưa có trang
Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong
những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn
bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà
Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh)


về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời khơng có
gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng có gì mạnh bằng lực lượng đồn kết
tồn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích
cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan
điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế
sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Ngay
cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước
một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về
nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan

điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm
của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính
ra lịch sử".
Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo
cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỷ, cùng với việc
thể nghiệm của chính bản thân qua hoạt động cách mạng thực tiễn, Hồ Chí Minh
đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất.
Quan niệm về tình yêu thương, coi con người là một thực thể thống nhất
của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện
chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con
người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con
người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ
Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân
dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước,
Hồ Chí Minh ln tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ
chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người
thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là


×