Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

nhung quy dinh khi VC cai nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.13 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Thứ Bẩy, 01/03/2008 - 9:19 AM
6 quy định khi vợ chồng cãi nhau


<b>(Dân trí) - Vợ chồng ăn ở với nhau dù có yêu nhau </b>
<b>nhiều đến mấy cũng không tránh được những mâu </b>
<b>thuẫn, cãi vã. Để hạn chế những hậu quả đáng tiếc </b>
<b>do mâu thuẫn gây nên nhiều cặp vợ chồng đã đưa ra</b>
<b>những quy định cho nhau khi cãi vã. Đó là:</b>


<b>1. Động khẩu, bất động thủ</b>


Không người phụ nữ nào muốn lấy một người chồng vũ
phu, cũng không một ông chồng nào muốn lấy một bà
vợ “sư tử”. Ai cũng hiểu “lời nói gió bay” cịn nếu cãi nhau mà “thượng cẳng chân, hạ
cẳng tay” thì tính chất sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.


Có nhiều người dù mâu thuẫn đã ngi ngoai nhưng vì “dấu vết” của những lần cãi vã
vẫn cịn nên rất để khó tha thứ cho nhau.


<b>2. Không cãi nhau trước mặt người khác</b>


Không phải vô cớ mà ơng cha ta vẫn khun con cháu mình rằng: “Chuyện trong nhà
đóng cửa bảo nhau”. Dù là đàn ông hay phụ nữ, ai cũng muốn giữ thể diện trước mặt
người khác. Không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, cũng không ai muốn để
người khác nhìn thấy hình ảnh khó coi của mình khi cãi nhau.


Với trẻ nhỏ, chúng ta lại càng không nên cãi nhau trước mặt chúng. Tâm lý trẻ nhỏ rất
dễ bị xao động và tổn thương, nếu nghiêm trọng có khi sẽ trở thành một vết hằn suốt
thời kỳ thơ ấu của bé. Khi cha mẹ cãi nhau, chúng sẽ có cảm giác cha mẹ khơng thương
u chúng nữa, càng khơng biết nên đứng về phía nào. Ảnh hưởng đến tâm lý và học tập
là điều không thể tránh khỏi. Hơn nữa trẻ nhỏ vẫn chưa có khả năng tự phân biệt đúng


sai, đôi khi chúng sẽ học cách giải quyết này khi gặp mâu thuẫn với bạn bè và những
người xung quanh.


Vì thế tránh cãi nhau trước mặt người khác vừa là giữ thể diện cho mình và cũng là giữ
thể hiện cho người bạn đời.


<b>3. Không “giận cá chém thớt”</b>


Rất nhiều người khi gặp những điều bực dọc ở cơ quan, công sở thì mang về trút lên
những thành viên trong gia đình. Cũng như thế, có những cặp vợ chồng cãi nhau thì trút
giận lên đầu con cái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

theo năm tháng nếu như chuyện này tái diễn nhiều lần.
<b>4. Không ở riêng</b>


Rất nhiều cặp vợ chồng cứ hễ cãi nhau là dọa “về nhà ngoại”, ly thân, ở riêng hay bỏ
nhà đi nhằm buộc đối phương phải nhún nhường. Thực tế, đây là một việc làm không
mấy khôn ngoan.


Người vợ hay chồng trong trường hợp đó sẽ có thể thỏa hiệp để tránh sự việc đi xa hơn.
Tuy nhiên khi mâu thuẫn chưa giải quyết dứt điểm, tích tụ lâu ngày sẽ bùng lên thành
chuyện lớn rất khó có thể hàn gắn lại được. Có trở về cũng gượng gạo và khó được như
ban đầu.


<b>5. Khơng bới móc chuyện đã qua</b>


Khi cãi nhau chuyện gì cần giải quyết thì giải quyết cho rõ ràng dứt điểm, khơng nên
bới móc lại chuyện cũ, những lỗi lầm trước kia của nhau. Người này kể qua, người kia
nói lại chẳng những làm cho sự việc thêm phức tạp rối ren hơn mà cịn làm cho đối
phương có cảm giác mình là người nhỏ nhen, không biết tha thứ. Mâu thuẫn chất chồng


mâu thuẫn giải quyết đến khi nào cho xong?


<b>6. Không quăng ném đồ vật</b>


Rất nhiều cặp vợ chồng hễ cãi nhau là quăng ném đồ vật, bát đĩa liểng xiểng, quần áo tứ
tung… Thực chất đây là một cách làm dại dột. Vì nếu khơng gây ra thương tích, tính
chất cuộc cãi vã cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Chưa kể việc sau mỗi lần cãi vã phải
bỏ ra một khoản chi phí khơng nhỏ để mua sắm, bù đắp lại những cho tổn thất đó. Nếu
dành khoản tiền đó để mua hoa, mua tặng phẩm làm lành có phải có ích hơn nhiều?


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×