PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS MƯỜNG NHÀ
ĐẠI SỐ 8
Tiết 41:
MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
GV: Trịnh Văn Quyết
Với bài toán cổ Việt Nam: Vừa Gà vừa Chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu Gà, bao nhiêu Chó?
Ở chương trình lớp 6 chúng ta đã giải được bằng phương pháp giả thiết tạm. Ở chương
này sẽ cho ta một phương pháp giải mới để giải bài toán trên cũng như dễ dàng giải được
nhiều bài toán được coi là khó nếu giải bằng phương pháp khác.
Chúng ta cùng nhau xét “Chương III: Phương trình bậc nhất một ẩn”.
Trong chương này chúng ta sẽ được tìm hiểu:
+ Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
+ Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 (a ≠ 0)
+ Phương trình tích
+ Phương trình chứa ẩn ở mẫu
+ Giải bài toán bằng cách lập phương trình
1. Phương trình một ẩn
1. Phương trình một ẩn
Bài toán:
Tìm x, biết: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Ta nói hệ thức 2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là một
phương trình ẩn số x. Phương trình gồm
2 vế.
? Hãy chỉ rõ từng vế của phương trình?
VT là: 2x + 5
VP là: 3(x – 1) + 2
? Vế trái và vế phải của phương trình là các
biểu thức có đặc điểm gì về biến?
Là hai biểu thức của cùng biến x
* Khái niệm:
- Phương trình một ẩn có dạng: A(x) = B(x)
Vế trái: A(x), vế phải: B(x) là hai biểu thức
của cùng một biến x.
* Ví dụ 1:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là phương trình
với ẩn x
2t + 1 = t là phương trình với ẩn t
?1. Lấy ví dụ về:
a) Phương trình với ẩn y;
b) Phương trình với ẩn u.
? Phương trình: 3x + y = 5x – 3 có phải là
phương trình một ẩn không?
1. Phương trình một ẩn
1. Phương trình một ẩn
Bài tập. Cho phương trình:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2
Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương
trình.
Có nhận xét gì về giá trị hai vế của phương
trình khi x = 6.
HS hoạt động nhóm bàn:
Kết quả:
VT = ………….
VP = …………..
Nhận xét: Thay x = 6 vào hai vế của
phương trình thì hai vế của phương trình có
giá trị bằng nhau.
2.6 + 5 = 12 + 5 = 17
3(6 – 1) + 2 = 3.5 + 2 = 15 + 2 = 17
Ta nói rằng số 6 thỏa mãn (hay nghiệm
đúng) phương trình đã cho và gọi 6 (hay x
= 6) là một nghiệm của phương trình đó.
* Khái niệm:
- Phương trình một ẩn có dạng: A(x) = B(x)
* Ví dụ 1:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là phương trình
với ẩn x
2t + 1 = t là phương trình với ẩn t
* Nghiệm của phương trình:
Ví dụ: Phương trình 2x + 5 = 3(x – 1) + 2
có một nghiệm là x = 6
1. Phương trình một ẩn
1. Phương trình một ẩn
* Khái niệm:
- Phương trình một ẩn có dạng: A(x) = B(x)
* Ví dụ 1:
2x + 5 = 3(x – 1) + 2 là phương trình
với ẩn x
2t + 1 = t là phương trình với ẩn t
* Nghiệm của phương trình:
?3. Cho phương trình:
2(x + 2) – 7 = 3 – x
a) x = -2 có thỏa mãn phương trình không?
b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình
không?
Giải:
a) Tại: x = -2 thì VT = -7; VP = 5
Vậy x = -2 không thỏa mãn phương trình.
b) Tại x = 2 thì VT = 1; VP = 1
Vậy x = 2 là một nghiệm của phương trình.
* Chú ý:
- Hệ thức x = m (với m là một số nào
đó) cũng là một phương trình.
- Một phương trình có thể có một
nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm, …
cũng có thể không có nghiệm hoặc có
vô số nghiệm. Phương trình không có
nghiệm nào gọi là phương trình vô
nghiệm.
? Tìm nghiệm của phương trình x = m ?