Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN một số phương pháp dạy từ vựng tiếng anh cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.72 KB, 16 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Thứ nhất, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, việc nắm vững, sử dụng thông thạo
tiếng anh ngày càng trở nên cần thiết. Do đó, việc dạy và học Tiếng anh cũng đã có
nhiều đổi mới cả về nội dung cũng như hình thức. Người dạy đã vận dụng các thủ
thuật và hoạt động trên lớp học để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và
tạo điều kiện tối ưu cho học sinh rèn luyện, phát triển nâng cao khả năng, kỹ năng
sử dụng ngơn ngữ vào mục đích giao tiếp. Nói như vậy, khơng phải để xem nhẹ
việc học cấu trúc mà để khẳng định một điều: Từ vựng là một trong những yếu tố
quan trọng nhất khi học bất kể một ngôn ngữ nào.
Từ vựng là công cụ cơ bản trong giao tiếp và tiếp thu kiến thức. Vốn từ vựng
càng phong phú bao nhiêu thì việc giao tiếp và tiếp thu kiến thức càng dễ dàng bấy
nhiêu.
Vì vậy, mỗi giáo viên nên tập trung vào việc giúp học sinh của mình có một vốn
từ vựng đáng kể. Biết càng nhiều từ vựng, bạn càng có thể diễn đạt rõ ràng.
Tuy nhiên, việc giúp học sinh nhớ từ vựng khơng dễ. Mỗi giáo viên lại có cách dạy
khác nhau, tùy theo từng đối tượng học sinh, từng nội dung bài học để gây sự quan
tâm, hứng thú với học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong
học tập.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài"Một số phương pháp dạy từ
vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu học".
2) Điểm mới trong kết quả nghiên cứu.
Từ vững là một trong những kĩ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy
và học ngoại ngữ tuy nhiên thực tế giảng dạy các kỹ năng chưa thực sự đạt được
hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó
là giáo viên chưa có phương pháp dạy trau dồi vốn từ vựng cho học sinh đúng.
Bởi vậy, đề tài “Một số phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh cho học sinh tiểu
học Tiếng Anh lớp 5” đã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích cực phù hợp với


từng bài, từng chủ đề môn tiếng Anh lớp 5: Đó chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với


khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề cập đến mục đích và gợi ý một số
giải phápgiúp người dạy thiết kế được các hoạt động phù hợp với từng đối tượng
học sinh, khơng chỉ kích thích được hứng thú của học sinh mà còn giải quyết được
các vấn đề về ngôn ngữ thông qua phương pháp nhận diện qua tranh và ghi nhớ
các từ được đưa ra một cách hiệu quả hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của
quá trình dạy kỹ năng này
Đây là một hình thức giúp các em trau dồi vốn từ vững, vốn kiến thức được rộng
lớn và rất nhanh nhẹn trong sử dụng máy tính. Nó giúp q trình bồi dưỡng và
tham gia bồi dưỡng được diễn ra sinh động và tự chủ. Trong khi thực hiện các hoạt
động bồi dưỡng giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng mới đồng thời rèn
luyện phương pháp tự học, tự tìm tịi, nghiên cứu.
Đề tài đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy học
"Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các
phương pháp trong giảng dạy dạy từ vựng của môn tiếng Anh từng bước nâng cao
chất lượng giảng dạy từ vựng môn tiếng Anh lớp 5 nói riêng và chất lượng giảng
dạy mơn tiếng Anh ở trường phổ thơng nói chung, đáp ứng u cầu nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện
3) Phạm vi áp dụng đề tài, giải pháp
Đề tài này có thể áp dụng vào việc giảng dạy từ vựng cho học sinh lớp 5 trường
tiểu học Hoa Thủy trong các tiết dạy. Việc thực hiện phương pháp bồi dưỡng này
nhằm góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡng có hiệu quả
cao hơn.
Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, một số sách nâng cao tiếng Anh
dành cho học sinh tiểu học.


Tơi đã tìm tịi nghiên cứu các tài liệu, kết hợp dự giờ, thực nghiệm, kiểm tra
đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, rút ra được phương pháp dạy tốt nhất
cho các em.



B/ PHẦN NỘI DUNG
I/.Thực trạng đề tài
Trong việc dạy học ngoại ngữ ở nước ta hiện nay nói chung và dạy Tiếng
Anh cho học sinh tiểu học nói riêng , thời lượng lẫn khối lượng kiến thức dành cho
học ngoại ngữ chiếm khá nhiều, nhưng kết quả học tập của học sinh vẫn chưa cao.
Sự hạn chế trong phương pháp dạy học từ vựng là một trong những yếu tố then
chốt khiến người học rất khó đạt được những kết quả cao. Có nhiều cấp độ khác
nhau trong việc nhớ, sử dụng từ vựng, trong đó khả năng ghi nhớ từ chỉ là một
trong những phần cơ bản nhất. Vấn đề quan trọng của đề tài là đưa ra một số
phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học từ vựng tiếng Anh cho học sinh
tiểu học.
1. Thuận lợi.
a) Các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng tích cực tới đề tài:
Bản thân là giáo viên tiếng Anh đứng lớp 5 và tham gia giảng dạy qua
nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu giảng dạy tôi dành nhiều thời gian và tâm
huyết để có hiệu quả của giờ lên lớp.
Bản thân tơi chịu khó tìm tịi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu, sách từ vựng
về các chủ đề , chủ điểm…Sau đó, tơi ghi chép và tích lũy thường xuyên.
Bản thân thường xuyên trao đổi với đổng nghiệp trong và ngoài ngoài nhà
trường để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình bồi
dưỡng.
b)Yếu tố khách quan ảnh hưởng tích cực đến vấn đề liên quan đến đề tài:
Ban giám hiệu có sự động viên sâu sắc đúng mức đến công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
Một số phụ huynh quan tâm, động viên con em mình. Họ đã đầu tư cho con em
mình máy tính xách tay, có nối mạng để cho các em co thể luyện tập ở nhà hoặc ở
những nơi khác nhà trường.



Tơi dạy ở trường có truyền thống hiếu học, học sinh ở đây học giỏi siêng năng và
ham học.
Những năm gần đây các kì thi HSG tiếng Anh chủ yếu được tổ chức qua mạng
Internet, cứ mỗi tuần mở ra một vòng thi giúp học sinh dể dàng vào thi và thực sự
gây hứng thú cuốn hút được các em.
Đặc biệt là có phần thi thử giúp các em kiểm tra được năng lực tiến bộ hàng tuần
của bản thân qua vịng thi các cấp.
2. Hạn chế:
Trường tơi dạy là một trường ở vùng nông thôn, tài liệu sách tham khảo ở thư
viện còn hạn chế, các phòng chức năng ở khu trung tâm chưa có với lại trường
đơng nên học sinh tham gia bồi dưỡng theo tỉ lệ là nhiều . Vì thế, chưa có đủ tư
liệu, máy tính để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái,
dễ dàng. Gia đình các em chủ yếu là nơng dân, cịn nghèo nên cha, mẹ chỉ lo kinh
tế khơng có thời gian quan tâm và đơn đốc việc học của các em nên nguồn học sinh
giỏi khá hạn chế.
Hầu hết gia đình các em đều chưa co máy vi tính nối mang Internet.
Phụ huynh cũng như học sinh cịn “coi nhẹ” mơn Tiếng Anh. Họ chỉ nghĩ ở tiểu
học quan trọng nhất vẫn là mơn Tốn và Tiếng Việt nên gặp khơng ít khó khăn khi
gọi các em đi bồi dưỡng.
3. Nguyên nhân, các yếu tố tác động đến đề tài
Kết quả học tập từ vựng tiếng Anh của học sinh tiểu học nói chung và trường tiểu
học Hoa Thủy nói riêng cịn nhiều hạn chế. Điều đó có cả nguyên nhân chủ quan
lẫn nguyên nhân khách quan như sau:
Nguyên nhân chủ quan, nhiều học sinh vẫn còn tâm lý học tập thụ động, chưa tự
ý thức được sự cần thiết phải nắm vững một ngoại ngữ, nhiều học sinh chưa đánh
giá đúng tầm quan trọng của tiếng Anh nói riêng, ngoại ngữ nói chung, chưa dành


đủ thời lượng cần thiết cho việc học từ vựng ở nhà. từ đó xem nhẹ việc học từ
vựng Tiếng Anh.

Nguyên nhân khách quan, Trường tiểu học Hoa Thủy là một trường miền núi,điều
kiện nhiều gia đình cịn khó khăn, ngồi việc học ở trường các em cịn phụ giúp gia
đình nhiều cơng việc khác nên thời gian dành cho việc học cịn ít. Nhiều em ba mẹ
đi làm ăn xa phải sống với ông bà nên thiếu sự kèm cặp của ba mẹ.
II/. Giải pháp, biện pháp ứng dụng bảng tương tác vào việc soạn giảng tiết
dạy kỹ năng đọc của bộ môn Tiếng Anh lớp 5
1) Các giải pháp ứng dụng bảng tương tác trong soạn giảng tiết dạy kỹ năng
đọc bộ môn tiếng Anh lớp 5
1.1 Giải pháp 1: Các bước dạy từ vựng
Việc dạy và học từ vựng Tiếng Anh ở các độ tuổi diễn ra hồn tồn khác
nhau. Vì thế việc sử dụng một số phương pháp dạy từ vựng cho các đối tượng khác
nhau khó có thể đạt được kết quả như mong đợi. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học,
việc dạy từ vựng địi hỏi khơng chỉ có các kỹ thuật chuẩn mà còn phải rất sinh
động, phong phú, hấp dẫn. Do đó, người giáo viên phải hiểu biết và linh hoạt.
Hiện nay vẫn cịn tồn tại một số hình thức dạy từ vựng theo hướng thụ động:
Ghi từ lên bảng( cả bằng Tiếng Anh lẫn Tiếng Việt) và cho học sinh đọc đi đọc lại ,
đưa ra câu nói bằng Tiếng Anh và yêu cầu học sinh dịch sang Tiếng Việt và ngược
lại, yêu cầu chép chính tả phần Tiếng Anh và Tiếng Việt, bắt học sinh học thuộc
lòng các từ … Chắc chắn cách học này sẽ khơng có tác dụng nhiều, hoặc nếu học
sinh có nhớ được thì chỉ nhớ được trong thời gian ngắn chứ không thể trở thành từ
vựng để có thể sử dụng tự nhiên và lâu dài.
Vậy dạy từ vựng cho HS nhỏ tuổi như thế nào là chuẩn xác về mặt giáo dục và
phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi? Đề tài này tôi xin đề cập đến một số phương pháp
cơ bản trong việc dạy từ vựng cho HS tiểu học.
Thông thường khi dạy từ vựng trong một bài tập có thể ở các dạng: dạy từ
vựng để thực hiện các hoạt động tiếp theo như nghe một đoạn hội thoại, đọc một


đoạn văn hay viết một tấm thiệp…Đối với những bài tập mà chưa được giới thiệu
từ vựng trước đó, GV có thể tiến hành các bước sau:

Bước 1:Identification (Nhận diện):
Học sinh có 2-3 phút để xem tranh (trong sách, tài liệu của mình). Mục đích là
cho từng cá nhân học sinh thời gian nhận diện trong tranh có gì. Học sinh sẽ tự tìm
sự liên kết, tự tư duy hay đơn giản hơn là nhận diện những dữ liệu đang có. GV có
thể can thiệp vào quy trình này bằng cách đặt những câu hỏi bằng Tiếng Anh hay
Tiếng Việt tùy vào trình độ học sinh, để giúp HS khai thác dữ liệu có sẵn trong tài
liệu.
Example:
Trong Unit 9(Tiếng Anh 5): What did you see at the zoo ? Lesson 1: Part 1-2
Trước khi vào dạy từ vựng GV cho HS nhận diện 4 bức tranh trong SGK và đặt các
câu hỏi sau:
+ How many people are there in the picture?
+ Who are they?
+What are they doing?
HS trả lời được các câu hỏi từ GV, nghĩa là HS đã phần nào khai thác được nội
dung của bài học.
Bước 2:Teach vocabulary (Dạy từ):Đây là giai đoạn GV dạy kiến thức mới cho
HS. Khi dạy từ mới GV cần tuân thủ theo 4 bước sau:
+ Identify: GV giơ Flashcard lên cho HS thấy, cần đảm bảo là Flashcard đủ to để
HS có thể quan sát thấy được.
+Listen:HS nghe GV đọc to vài lần tên con vật, đồ vật … xuất hiện trong
tranh.Nếu các từ trừu tượng như vui ,buồn… thì có thể dung tranh(nếu có) hoặc cử
chỉ, điệu bộ của GV.
+ Point: HS tìm trong sách của mình và chỉ vào vật, đồ vật mà GV đã đọc.
+Repeat: HS đọc theo GV tên vật, đồ vật vài lần.
Lặp lại chu trình như vậy với các từ khác.
Example:


Trong Unit 9(Tiếng Anh 5): What did you see at the zoo? Lesson 1: Part 1-2

Sau khi cho HS nhận diện và trả lời các câu hỏi để khai thác bài xong.
+ GV cho Hs quan sát tấm Flashcard -Pythons.
+HS nghe GV đọc mẫu từ Pythons.
+HS tìm trong SGK và chỉ vào từ Monkeys.
+HS đọc từ Pythons theo GV 2-3 lần.
Quy trình dạy từ một cách đầy đủ khơng phải chỉ dạy HS nhận biết từ mà phải đảm
bảo những tiêu chí sau:
- Đọc đúng các âm.
- Hiểu nghĩa từ trong văn cảnh.
-Nắm được khả năng kết hợp của từ.
-Sử dụng được trong những tình huống khác nhau.
Bước 3:Recycle(Tái tạo từ): Việc tái tạo từ - giúp học sinh nhớ những từ đã được
học từ trước và dùng lại sau này là rất quan trọng. Tôi thường lồng ghép các từ đã
học trong các bài mới sau này. Thêm vào đó, khi nói chuyện với học sinh, tơi cũng
lưu ý hay dùng những từ mới này, cho học sinh giải các trị chơi đốn ơ chữ có
những từ này.
Hoặc ở bước này GV tự nghĩ ra một câu chuyện đơn giản bằng Tiếng Việt hoặc
bằng Tiếng Anh tùy thuộc vào vốn từ vựng của các em, hoặc tùy thuộc vào khối
lớp, để ôn luyện và tạo hứng thú cho HS. Câu chuyện nên ngắn gọn, bao hàm được
toàn bộ các từ trong tranh.Đây là lúc GV đưa từ vào các tình huống.
Example:
“Chủ nhật tuần trước cơ cùng gia đình đi thăm sở thú. Mỗi thành viên trong gia
đình có những sở thích khác nhau. Khi bước vào cổng vườn bách thú, những chú
trăn (giơ flashcard- pythons đọc lại vài lần) làm chúng tôi vô cùng sợ hãi. Tiếp
đến là những bác cá sấu ( giơ flashcard – crocodile đọc lại vài lần) to kềnh càng,
chậm rãi, làm cho cu Bo nhà cơ rất thích thú. Mãi vịng quanh chúng tơi nhìn thấy
những cơ cơng (giơ flashcard- peacocks đọc lại vài lần) xịe cái đi rất đẹp. Đến
cuối cùng là chú đười ươi (giơ flashcard- gorilla đọc lại vài lần) đang ăn chuối.



1.2: Giải pháp 2: Các kỹ thuật dạy từ vựng
Để thành công trong các bước dạy từ vựng trên (Teach vocabulary)thì chúng
ta áp dụng một trong các kỹ thuật dạy từ vựng sau:
a.Visual (nhìn): cho học sinh nhìn tranh ảnh, vẽ phác hoạ cho các em nhìn, giúp
giáo viên ngữ nghĩa hoá từ một cách nhanh chống.
Example:+Trong Unit 15:What would you like to be in the future?Lesson 1(Tiếng
Anh 5)
GV: sử dụng các hình ảnh sau để dạy từ:
- a pilot:

GV:hỏi “Who’s this?”

- a writer:

HS: trả lời

b. Mine (điệu bộ): Thể hiện qua nét mặt, điệu bộ.
Example:+Trong Unit 2:I get up early?How about you ? Lesson 1(Tiếng Anh )
GV: làm động tác “do morning exercises”
GV: hỏi “What am I doing?”
HS: nhìn vào động tác của GV và trả lời.
c. Example: GV viết các từ chủ điểm lên bảng HS viết từ có liên quan đến chủ
điểm đó và GV cung cấp thêm.
Example:+Trong Unit 6: How many lessons do you have today?Lesson 1(Tiếng
Anh 5)
- Maths, English, Art, Vietnamese, Science, IT, Music………..are lessons.


Art


IT

Music

Lessons

English

Science
PE
science
Vietnamese
d. Synonyon /Antonyon (từ đồng nghĩa /từ trái nghĩa):GV dùng những từ đã
học rồi để giảng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
Example: +beautiful
GV: hỏi “What’s another word for nice?”
+young
GV: hỏi: “What’s the opposite of old?”
e. Realia (vật thật): Dùng những dụng cụ trực quan thực tế có được.
Example :+Trong Unit 17: What would you like to eat/ drink?Lesson 1(Tiếng Anh
5)
GV: sử dụng vật thật để dạy từ (giáo viên cầm ột gói bánh ) và hỏi: “What’s this?”

HS: trả lời “biscuits”
g. Situation / explanation:


Example: singer
GV: I like singing.Who am I becoming in the future?”.Tell me the word in
Vietnamese.

HS: trả lời.
h. Translation (dịch): Giáo viên dùng những từ tương đương trong tiếng Việt để
giảng nghĩa từ trong tiếng Anh. Giáo viên chỉ sử dụng thủ thuật này khi khơng cịn
cách nào khác, thủ thuật này thường được dùng để dạy từ trừu tượng, hoặc để giải
quyết một số lượng từ nhiều nhưng thời gian không cho phép, Giáo viên gợi ý học
sinh tự dịch từ đó.
+Trong Unit 9: what did you see at the zoo?Lesson 2(Tiếng Anh 5)
Example: road loudly
GV:hỏi “How do you say “gầm ầm ỉ” in English?”
HS: trả lời.
i.True or False statements:GVđưa ra một vài tình huống và yêu cầu HS chọn câu
trả lời đúng bằng cách trả lời True hoặc False.
Để học sinh tiếp thu bài tốt đòi hỏi khi dạy từ mới, giáo viên cần phải lựa
chọn các phương pháp cho phù hợp, chúng ta cần chọn cách nào ngắn nhất, nhanh
nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, là sau khi học xong từ vựng thì các em đọc được,
viết được và biết cách đưa vào các tình huống thực tế.
1.3 Giải pháp 3 : Một số trò chơi để kiểm tra và củng cố từ mới:
Chúng ta biết rằng chỉ giới thiệu từ mới thôi không đủ, mà chúng ta còn phải
thực hiện các bước kiểm tra và củng cố. Các thủ thuật kiểm tra và củng cố sẽ
khuyến khích học sinh học tập tích cực và hiệu quả hơn. Trong hoạt động này,
chúng ta có thể sử dụng để kiểm tra từ mới. Ngồi các trị chơi quen thuộc
như:Rub out and remember, slap the board, What and where, matching, bingo….
Thì tơi xin giới thiệu một vài trị chơi mới:
+ Taboo (trị chơi có thể hiểu như trị "Đuổi hình bắt chữ"): Trị chơi "Taboo" được
tổ chức rất đơn giản. HS được ngồi theo nhóm với một chồng thẻ từ mới úp xuống.
Một HS lật thẻ lên và cố giải thích, ví dụ… để khiến những bạn khác nhớ ra từ


mới. HS đoán được từ mới ấy sẽ nhận được thẻ đó và bắt đầu một lượt chơi khác.
Cuối buổi học, người chiến thắng là người nhận được nhiều thẻ từ mới nhất.Điều

khiến trò chơi này trở nên rắc rối một cách thú vị hơn là chính học sinh nhận được
thẻ từ mới sẽ phải đặt câu với chính những từ ấy. Thế nên, giành chiến thắng đôi
khi lại là rắc rối "nho nhỏ" cho các bạn.Trong suốt trò chơi, học sinh ln tập trung
vào các từ vựng và có cơ hội được nhớ lại các từ đã học.
+Hot seat (Ghế nóng): Trị chơi được tơi sử dụng nhiều để giúp học sinh ơn từ và
khuấy động khơng khí (warm - up). Lớp học được chia làm hai đội. Mỗi đội cử
một bạn lên bảng, ngồi lên một chiếc ghế quay lưng với cả lớp. Các bạn còn lại
trong đội cố gắng diễn tả từ vựng bằng cách diễn giải, ví dụ… để thi xem ai đốn
ra nhanh hơn. Việc mỗi đội cố gắng diễn tả từ vựng khiến không khí trở nên thực
sự sơi động. Bạn sẽ hiểu vì sao trị chơi này được gọi là "ghế nóng".
3.Kết quả nghiên cứu
3.1.Kết quả định tính
Sau khi thực hiện nghiên cứu cách soạn bài dạy từ vựng tiếng anh lớp 5
bằng việc sử dựng các bước và các kĩ thuật dạy từ vựng, tơi đã thu được nhiều kết
quả tích cực. Qua một số tiết giảng dạy từ vựng tôi nhận thấy học sinh thích thú
học tập hơn nhiều so với học theo phương pháp truyền thống, các em thường
xuyên giơ tay phát biểu, mạnh dạn, tự tin, tư duy hơn trong mỗi tiết học, chất
lượng học tập của các em nâng cao rõ rệt.
Các giờ dạy từ vựng ở các lớp khối 5 khơng cịn là những giờ dạy buồn chán
và tẻ nhạt. Hầu hết học sinh đều rất hứng thú, hợp tác trong giờ học.
Khi kiểm tra từ vựng qua các câu hỏi về chủ điểm , đến các bài viết về bản
thân , gia đình đã phong phú hơn, tôi thấy rằng học sinh ghi nhớ nội dung bài đọc
khá đầy đủ và chi tiết. Các em còn có thể trả lời các câu hỏi của giáo viên có nội
dung so sánh đối chiếu hoặc liên hệ thực tiễn về những nội dung đã học.
Học sinh làm bài tập về từ vựng tương đối tốt trong các bài kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ.


3.2 Kết quả đạt được
Sau khi vận dụng phương pháp dạy từ vựng theo hướng tích cực trên vào q

trình giảng dạy. Kết quả cho thấy HS tích cực học tập, có hiệu quả hơn. Hoạt động
của các em mang tính tự giác, giờ học mang tính thoải mái hơn. Đa số HS nắm
được cách học và khi làm bài tập đọc hiểu, viết hay nói các em khơng cịn lo lắng
nữa và luôn đạt kết quả tiến bộ hơn trong các bài kiểm tra.
Kết quả cụ thể của lớp 5 như sau:
Tổng số
HS

Điểm 9-10
SL
TL

Điểm 7-8
SL
TL

Điểm 5-6
SL
TL

Điểm dưới 5
SL
TL

KS
đầu

127

15


11,8% 56

44.1%

46

36,2%

10

7,9 %

127

21

16,5%

52,8%

36

28,3%

3

2,4 %

năm

Cuối
Kì I

67

C- PHẦN KẾT LUẬN
3.1.Ý nghĩa của đề tài
Để phát huy tính tích cực hoạt động cuả học sinh. Ngoài việc tiến hành các
phương pháp dạy học truyền thống vốn có, mỗi giáo viên cần phải biết lựa chọn,
sáng tạo những phương pháp mới để bài dạy thêm sinh động gây hứng thú cho học
sinh, giúp học sinh nhớ lâu và hiểu sâu bài học .
Sử dụng kĩ năng giới thiệu từ vựng chính là tìm cách tiếp cận với sự lĩnh hội
kiến thức của học sinh một cách gần nhất, dễ dàng nhất, giúp học sinh thu nhận
kiến thức nhanh hơn, hứng thú với bài học hơn.
3.2.Những kiến nghị, đề xuất
Tiếng Anh là một bộ mơn cần có sự tích lũy kiến thức lâu dài, thường xuyên
và liên tục. Trong khi đó, tiếng Anh là một bộ mơn tương đối khó đối với HS vùng


nơng thơn, miền núi…Vì thế để nâng cao chất lượng bộ mơn, tơi xin có một vài
kiến nghị, đề xuất sau:
- Thống nhất bộ hồ sơ giáo án cho mỗi đơn vị bài học, thống nhất phương pháp
dạy học chung cho bộ mơn tiếng Anh ở Tiểu học.
- Ngồi những đợt tập huấn chung của nhà xuất bản sách thì Phòng GD nên tổ
chức một số chuyên đề theo đặc thù của bộ môn, tạo điều kiện cho GV học hỏi,
giao lưu kinh nghiệm từ đó nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm và suy nghĩ của bản thân tôi về việc dạy từ
vựng Tiếng Anh ở lớp 5 trường Tiểu học Hoa Thủy năm học 2019-2020 góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn tiếng Anh, song khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong hội đồng khoa học, q thầy cơ và các bạn động nghiệp đóng

góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.


* Xếp Loại : ......................................................................................................

PHÒNG GD_ĐT LỆ THỦY
Trường TH Hoa Thủy
-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG
TIẾNG ANH TIỂU HỌC

Đơn Vị : Trường TH Hoa Thủy
Họ và Tên : Ngô Thị Lệ Thanh
Chức Vụ : Giáo viên tiếng Anh
Năm Học : 2019- 2020


...........................................................................................................................

PHÒNG GD - ĐT LỆ THỦY
-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY TỪ VỰNG
TIẾNG ANH TIỂU HỌC


Năm học : 2019- 2020



×