Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh lớp 10 trường THPT bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.29 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN

=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:
MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ NHẰM NÂNG CAO
THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO NAM HỌC SINH LỚP 10
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN

Tác giả sáng kiến: Kiều Việt Anh
Mã sáng kiến: 31.60.01

Vĩnh Phúc, năm 2020


1. Lời giới thiệu
2. Tên sáng kiến
3. Tác giả sáng kiến
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
6. Ngày áp dụng sáng kiến
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG II: CƠ SÕ THỰC TIỄN
CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG
CHƯƠNG V: NHỮNG GIẢI PHÁP


CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc có thể thu được do áp dụng sáng kiến
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
2
2
2
2
2
2
3
4
5
6
7
14
18
18
18
18
19
20



1. Lời giới thiệu:
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm
đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ, luôn chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ những chủ nhân
tương lai của đất nước vì thế cơng tác Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường các
cấp là một nhân tố quan trọng trong chiến lược giáo dục phát triển toàn diện con người.
Hiện nay, các Trường Trung học phổ thơng (THPT) đều có xu hướng phát triển về
quy mơ và đa dạng hố loại hình đào tạo. Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng học sinh
như hiện nay, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có GDTC đang đứng trước
những thử thách to lớn.
Chính vì vậy, cơng tác GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường các cấp là một
mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT góp phần thực hiện mục tiêu: Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước. Quán triệt được vấn đề này
trong nhiều năm qua Bộ GD&ĐT đã chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy
nhằm phát triển thể lực nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp, xây dựng
quy hoạch phát triển và đổi mới công tác GDTC và thể thao trường học.
Điền kinh nói chung và mơn chạy cự ly 100m nói riêng là một trong những mơn
thể thao cơ bản, có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể
thao ở nước ta. Trong chương trình TDTT cho học sinh THPT, nó là một mơn học trọng
điểm. Thơng qua học tập và tập luyện các mơn điền kinh nói chung và mơn chạy 100m
nói riêng sẽ thúc đẩy q trình trao đổi chất trong cơ thể, cải thiện và nâng cao chức năng
của các cơ quan nội tạng, phát triển toàn diện các tố chất thể lực và năng lực hoạt động cơ
bản cho học sinh nâng cao sức khỏe. Thêm vào đó tính ganh đua của nó khá mạnh, sự
thắng thua trong thi đấu đôi khi chỉ hơn kém nhau hơn 1% giây. Vì vậy nó rất thuận lợi
cho việc bồi dưỡng phẩm chất, ý chí, đạo đức, tác phong và tinh thần đoàn kết hợp tác
của học sinh. Có thể nói mơn chạy cự ly 100m là một môn học trọng điểm không thể
thiếu trong mọi chương trình. Các mơn thể thao khác khơng thể tách rời nó, mơn chạy cự
ly 100m là nền tảng của các môn thể thao khác.
Song thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly 100m ở trường THPT Bình Xun nói
riêng cũng như các trường THPT nói chung hiện nay vẩn chưa mang lại hiệu quả tối ưu,

1


nhiều học sinh vẫn nhận thấy tác dụng của môn học này. Song các em vẫn cho rằng môn
học chạy 100m khơng học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản, thiếu cố gắng,
tích cực trong tập luyện. Vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy nguyên nhân nào
gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích tốt nhất trong môn
học này?
Tôi nhận thấy việc học nội dung 100m có nhiều ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao
thành tích tất cả các mơn thể thao, rèn luyện thể lực, đạt đến thể thao đỉnh cao và nâng
cao chất lượng dạy và học ở trường THPT.
Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm
nâng cao thành tích chạy 100m ở trường THPT Bình Xun chưa được quan tâm nhiều.
Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số bài tập phát triển sức
mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh lớp 10 trường
THPT Bình Xuyên” để làm đề tài nghiên cứu của mình, với mong muốn sẻ góp phần
nâng cao thành tích chạy 100m cho các em học sinh.
2. Tên sáng kiến:
“Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho
nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xuyên”
3. Tác giả:
Họ và tên: Kiều Việt Anh.
Sinh ngày: 29/04/1981.
Trình độ chun mơn: Cử nhận TDTT.
Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên THPT Bình Xuyên.
Điện thoại: 0989.783.448.
Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Kiều Việt Anh.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Thể dục.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày nào sớm

hơn): Trong năm học 2019 – 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Điền kinh là một nội dung có lịch sử phát triển lâu đời so với nhiều mơn thể thao
khác. Cịn chạy là một hoạt động tự nhiên của con người. Từ những hoạt động với mục
đích di chuyển tìm kiếm thức ăn, tự vệ và phòng chống thiên tai, vượt chướng ngại vật,
hoạt động ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của xã hội loài người dần
dần trở thành một phương tiện giáo dục thể chất, một mơn thể thao có vị trí xứng đáng
thu hút mọi người tham gia tập luyện.
Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với hoạt
động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi. Là biện pháp quan trọng để phát
triển các tố chất thể lực. Học tập mơn chạy 100m cịn là để nâng cao sức khỏe, góp phần
rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết hợp tác, tạo
nên sức mạnh tập thể.
Nhìn chung năng lực tốc độ của con người mang tính chất chuyên biệt khá rõ rệt,
việc chuyển hoá của sức nhanh chỉ diễn ra trong tác động tác tương tự vệ tính chất hoạt
động, có thể chuyển hoá ở giai đoạn đầu của người mới tập, cịn ở những nơi có trình độ
tập luyện cao hầu như việc chuyển hố sức nhanh khơng diễn ra. Vì vậy, mà việc phát
triển sức nhanh phải rất cụ thể với từng năng lực tốc độ.
Để phát triển sức nhanh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát
huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ. Phương pháp sử dụng ngắn chủ yếu vẫn là
phương pháp lặp lại, tăng và biến đổi cự li. Cần lựa chọn sao cho tốc độ không giảm đi
vào giai đoạn cuối của bài tập.
Ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên cạnh
đó cịn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến mơn chạy nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng. Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các
tố chất kể trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích.

Thể dục thể thao, điền kinh nói chung và chạy 100m nói riêng sẽ xây dựng cho
học sinh sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành
nhân cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và
làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho xương
tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ lâu, xương
3


phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh đặc biệt là ở lứa tuổi đang phát triển như
học sinh THPT.
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Chạy cự ly ngắn 100m: là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng
cụ để tiến hành. Chạy 100m đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì tới
đích. Là q trình phối hợp nhuần nhuyễn của bốn giai đoạn kỹ thuật: xuất phát, chạy
lao, chạy giữa quảng, về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy đủ các yếu tố nhanh nhẹn,
khỏe mạnh, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, các em muốn khẳng định mình trước tập
thể. Tuy nhiên đa số các em cịn coi nhẹ, ngại tập luyện. Ngồi ra ở lứa tuổi này các em
cần có một lượng vận động hợp lý hơn. Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được
yêu cầu về thể lực ngày càng tăng. Do ý thức yếu kém của các em trong tập luyện ở
trường cũng như ở nhà. Hơn nữa trình độ thể lực và ngoại hình giữa các học sinh là
khơng đồng đều; một số em có trình độ thể lực rất tốt bên cạnh đó có một số em có thể
lực yếu hơn. Vì vậy việc đưa vào những bài tập với lượng vận động phù hợp với hai đối
tượng học sinh này là vấn đề cần quan tâm.
2 Về phía nhà trường.
2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường đã tạo điều kiện phân thời khóa biểu các tiết học thể dục vào các tiết
(1,2,3,4) của buổi sáng: khí hậu mát mẻ rất thích hợp cho việc tập luyện của các em.
- Được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường và tổ chun
mơn.
2.2. Khó khăn:

- Sân bãi tập luyện chưa đảm bảo mặt sân khơng bằng phẳng rất khó khăn cho việc
tham gia tập luyện.
- Một số dụng cụ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ mơn chất lượng cịn chưa
cao.
2.3. Về phía giáo viên.
2.3.1. Thuận lợi:
- Ln nhiệt tình trong giảng dạy, có tính thần cầu tiến.
4


- Luôn nghiên cứu kĩ các kiến thức, kĩ năng và các phương pháp phát triển kỹ
thuật.
- Được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.
2.3.2. Khó khăn:
Trong một tiết học có nhiều nội dung nên việc sử dụng phương pháp mới vào trong
giảng dạy cịn hạn chế. Thời gian dành cho nội dung khơng nhiều do vậy việc phân nhóm
tập luyện và hướng dẫn cụ thể cho từng em là rất khó.
2.4. Về phía học sinh.
2.4.1. Thuận lợi:
Đa số các em có nhận thức đúng yêu cầu của bộ môn, tham gia tập luyện nghiêm
túc, tương đối tích cực.
2.4.2. Khó khăn:
- Phần lớn học sinh có kĩ năng học tập và rèn luyện kỹ thuật cịn hạn chế, các em
thường khơng chịu khó tập luyện.
- Cịn tồn tại một số học sinh chưa có ý thức trong học tập. Chưa để ý tới việc tập
luyện các nội dung mà giáo viên giao về nhà.
CHƯƠNG III: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng nghiên cứu.
Gồm 60 nam học sinh khối 10 trường THPT Bình Xuyên được chia làm 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng (mỗi nhóm 30 em).

2. Phương pháp nghiên cứu.
2.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu.
2.2. Phương pháp quan sát sư phạm.
2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
2.4. Phương pháp phỏng vấn.
2.5. Phương pháp toán học thống kê.
3. Địa điểm nghiên cứu.
Tôi tiến hành nghiên cứu tại:
- Sân vận động - Trường THPT Bình Xuyên.
5


- Trang thiết bị dụng cụ nghiên cứu: Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, có vạch kẻ, bàn
đạp, cịi... Đảm bảo quá trình tập luyện.
4. Thời gian nghiên cứu.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020.
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đầu thanh niên là thời đạt được sự trưởng thành
về mặt thể lực, nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người
lớn, có nghĩa ở lứa tuổi này cơ thể các em đang phát triển mạnh, khả năng hoạt động của
các cơ quan và các bộ phận cơ thể được nâng cao cụ thể là:
1. Hệ vận động:
- Hệ xương: ở lứa tuổi này cơ thể các em phát triển một các đột ngột về chiều dài,
chiều dày, hàm lượng các chất hữu cơ trong xương giảm do hàm lượng magic, photpho,
canxi trong xương tăng. Quá trình cốt hố xương ở các bộ phận chưa hồn tất. Chỉ xuất
hiện sự cốt hoá ở một số bộ phận như mặt (cốt xương sống). Các tổ chức sụn được thay
thế bằng mô xương nên cùng với sự phát triển chiều dài của xương cột sống không giảm
trái lại tăng lên có xu hướng cong vẹo. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy cần tránh cho
học sinh tập luyện với dụng cụ có trọng lượng quá nặng và các hoạt động gây chấn động
quá mạnh.

- Hệ cơ: Ở lứa tuổi này cơ của các em phát triển với tốc độ nhanh để đi đến hồn
thiện, nhưng phát triển khơng đều và chậm hơn so với hệ xương. Cơ to phát triển nhanh
hơn cơ nhỏ, cơ chi phát triển nhanh hơn cơ dưới, khối lượng cơ tăng lên rất nhanh, đàn
tích cơ tăng khơng đều, chủ yếu là nhỏ và dài. Do vậy khi cơ hoạt động chóng dẫn đến
mệt mỏi. Vì vậy khi tập luyện giáo viên giảng dạy cần chú ý phát triển cơ bắp cho các em.
2. Hệ thần kinh:
Ở lứa tuổi này hệ thống thần kinh trung ương đã khá hồn thiện, hoạt động phân
tích trên võ não về tri giác có định hướng sâu sắc hơn. Khả năng nhận hiểu cấu trúc động
tác và tái hiện chính xác hoạt động vận động được nâng cao. Ở lứa tuổi này học sinh
không chỉ học các phần động tác vận động đơn lẻ như trước mà chủ yếu là từng bước
hoàn thiện ghép những phần đã học trước thành các liên hợp động tác tương đối hoàn
chỉnh, ở điều kiện khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng học sinh. Vì vậy khi giảng
6


dạy cần phải thay đổi nhiều hình thức tập luyện, vận dụng các hình thức trị chơi thi đấu
để hồn thành tốt những bài tập đề ra.
3. Hệ hô hấp:
Ở lứa tuổi này, phổi các em phát triển mạnh nhưng chưa đều, khung ngực còn nhỏ,
hẹp nên các em thở nhanh và lâu khơng có sự ổn định của dung tích sống, khơng khí, đó
chính là ngun nhân làm cho tần số hô hấp của các em tăng cao khi hoạt động và gây
nên hiện tượng thiếu ôxi, dẫn đến mệt mỏi.
4. Hệ tuần hoàn:
Ở lứa tuổi này, hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển để kịp thời phát triển tồn thân,
tim lớn hơn, khả năng co bóp của cơ tim phát triển mạnh, do đó nâng cao khá rõ lưu
lượng máu/phút. Mạch lúc bình thường chậm hơn (tiết kiệm hơn), nhưng khi vận động
căng thì tần số nhanh hơn. Phản ứng của tim đối với các lượng vận động thể lực đã khá
chính xác, tim trở nên hoạt động dẻo dai hơn.
Từ những đặc điểm tâm sinh lý mà ta lựa chọn một số các bài tập trên căn bản khối
lượng cường độ, vận động sao cho phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông,

đặc biệt khi áp dụng các bài tập căn cứ vào tình hình tiếp thu kỹ thuật và đặc điểm thể lực
phù hợp với tâm sinh lý học sinh để cho quá trình giảng đạy dạt kết quả cao, giúp cho các
em học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Đồng thời nâng cao kết quả học tập, lôi cuốn các em hăng say tập luyện và thi đấu ở
trường phổ thông.
CHƯƠNG V: NHỮNG GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này các nhiệm vụ sau được đặt ra:
1.1. Nhiệm vụ 1:
Xác định các chỉ số biểu thị ban đầu về các tố chất vận động (sức nhanh, sức
mạnh, sức mạnh tốc độ…) và thành tích chạy 100m của nam học sinh lớp 10 trường
THPT Bình Xuyên.
1.2. Nhiệm vụ 2:
Ứng dụng một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích chạy 100m
cho nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xuyên.
7


2. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, các phương pháp sau được đặt ra.
2.1. Phương pháp đọc tài liệu tham khảo:
Trong quá trình giải quyết đề tài này, tôi đã sử dụng những tài liệu chuyên mơn có
liên quan đến đề tài để nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như tham khảo một số chỉ số về thể
chất như sau:
- Sách giáo khoa lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
- Sách giáo khoa sinh lý học thể dục thể thao.
- Học và tiếp thu chuyên đề thay sách.
- Dự các tiết dạy mẫu giáo viên giỏi.
- Giáo trình giảng dạy điền kinh.
- Một số luật điền kinh.

2.2. Phương pháp dùng bài thử:
Để xác định sự biểu hiện về các tổ chức sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ của
nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xun. Tơi dùng các bài thử sau:
2.2.1. Đo thành tích chạy tốc độ 30m trước và sau thực nhiệm (biểu hiện sức
mạnh):
- Tư thế chuẩn bị: Đối tượng ở tư thế xuất phát cao.
- Cách thực hiện: Đối tượng chạy với tốc độ tối đa.
- Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm chạm đích (đơn vị thành
tích tính bằng giây).
2.2.2. Chạy nâng cao đùi tại chỗ (biểu hiện sức mạnh tốc độ của hai chân):
- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn
thẳng.
- Thực hiện: Chạy nâng đùi cao ngang hông song song với mặt đất giữa cảng chân
với đùi tạo thành một góc 90 0, tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trước, tay thả lỏng tự
nhiên.
- Cách đo: Tính số lần thực hiện động tác trong vòng 30 giây.
2.2.3. Bật xa tại chỗ bằng hai chân (biểu hiện sức mạnh của hai chân):
8


- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng chụm vào nhau hoặc là hai chân đứng rộng bằng
vai, tay để tự nhiên.
- Thực hiện:
+ Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao áp sát mang tai, thân người vươn thẳng, ngực căng
về phía trước.
+ Nhịp 2: Hai tay đánh mạnh ra sau chùng gối, trọng tâm dồn vào 1/2 bàn chân
phía trước.
+ Nhịp 3: Bật mạnh ra trước, hai tay đáng lăng lên cao, tiếp cát bằng hai chân.
- Cách đo: Thành tích đo từ điểm đặt chân dậm đến thời điểm rơi gần nhất trên cát
(đơn vị tính bằng m)

2.2.4. Đo thành tích chạy 100m của nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình
Xuyên.
- Tư thế chuẩn bị: Đối tượng chạy xuất phát thấp.
- Thực hiện: Chạy với tốc độ tối đa.
- Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến khi chạm đích (đơn vị tính bằng
giây)
2.3. Những bài tập bổ trợ phát triển kỹ thuật.
2.3.1. Chạy bước nhỏ tại chỗ:
* Mục đích: Nâng cao khả năng thả lỏng của cổ chân, giảm lực trống trước khi
chạy.
* Biện pháp thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Lấy chân phải làm trụ, kiễng gót chân trái hai tay thả lỏng tự
nhiên, mắt nhìn thẳng.
- Yêu cầu thực hiện: Cẳng chân thả lỏng, chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên
gần với điểm dại của trọng tâm cơ thể, chăng lăng sau biên độ hẹp khơng hất gót ra sau,
nâng tổng trọng tâm cơ thể lên cao, chân thẳng gót khơng chạm đất, thân trên thả lỏng tự
nhiên mắt nhìn thẳng về trước, luôn chuyển trọng tâm cơ thể sang hai chân liên tục, q
trình thực hiện trong tâm ít dao động.
* Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 15’’ đến 20’’, thời gian nghỉ
giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút.
9


2.3.2 Chạy nâng cao đùi tại chỗ:
* Mục đích:
- Bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy thực hiện chính xác phát triển sức mạnh
của các cơ chân, cơ lưng, cơ đùi. Tăng cường độ dài và tần số bước chạy bổ trợ tích cực
cho động tác đạp sau khi chạy.
* Biện pháp thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng nghiêm nhìn thẳng, thân người thả lỏng tự nhiên.

- Yêu cầu thực hiện: (Các giai đoạn kỹ thuật)
+ Chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể.
+ Đạp sau chân thẳng, nâng trọng tâm cơ thể lên cao góc độ đạp sau lớn.
+ Lăng sau khơng hất gót, chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước thân trên thẳng tự
nhiên, cẳng chân thả lỏng.
Yêu cầu: Thực hiện với tần số nhanh tối đa.
* Định lượng: Thực hiện từ 3 – 4 lần/buổi mỗi lần từ 15’’ đến 20’’ thời gian nghỉ
giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút.
2.3.3 Chạy đạp sau di chuyển 20m:
* Mục đích:
- Nâng cao năng lực vận động phối hợp giữa chân đạp và chân lăng, phát triển sức
mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân và cơ bàn chân. Tăng cường và phát huy lực đạp sau, tăng tốc
độ khi chạy.
* Biện pháp thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế xuất phát cao.
- Yêu cầu thực hiện: (các giai đoạn kỹ thuật)
+ Lăng trước: Đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng góc độ giữa đùi và
cẳng chân bằng 900
+ Chống trước: Tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trên, nhanh chóng miết về sau.
+ Đạp sau: Nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hơng đến cổ chân nhất trí với hướng
chạy, góc độ đạp sau khoảng 450.

10


+ Lăng sau: Khi kết thúc động tác đạp sau chân đạp duỗi thẳng rồi nhanh chống
gập khớp gối đưa ra trước không hất gối theo hướng ra trước, thân trên ngả về trước từ
750 – 800, mắt nhìn về trước.
Yêu cầu khi thực hiện: Tay đánh tự nhiên chân nọ tay kia và tăng độ dài bước
chạy.

* Định lượng: Thực hiện bài tập từ 4 – 5 lần x 20m. Thời gian nghỉ giữa các lần
thực hiện từ 1 – 2 phút.
2.3.4 Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay:
* Mục đích: Tăng cường phát triển tần số, bổ trợ cho kỹ thuật giảm lực cản của
khơng khí
* u cầu thực hiện: Tay đánh từ sau ra trước lên cao theo trục dọc của trọng tâm
cơ thể, trọng tâm cơ thể nhập nho theo nhịp đánh tay, tốc độ đánh tay nhanh dần
đều và đạt tới tấn số tối đa.
* Định lượng: Thực hiện từ 4 – 5 lần/buổi, mỗi lần từ 10 – 15 giây. Thời gian nghỉ
giữa các lần là 1 phút.
2.3.5 Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m:
* Mục đích: Tăng cường và phát triển tần số.
* Yêu cầu thực hiện: Thực hiện với tần số tối đa, bước chạy ngắn, đùi nâng cao, tay
đánh tự nhiên.
* Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần x 20m/buổi. Thời gian nghỉ giữa các lần từ 1
– 2 phút.
2.4 Hệ thống các bài tập phát triển sức manh tốc độ:
Bảng 1: Hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ:
TT

1

2

Tên bài tập
Chạy tốc độ 30m,

Phương pháp chỉ dẫn
Định lượng
Đối tượng chạy với tốc độ tối Thực hiện từ 4-5 lần/


xuất phát cao

đa, sử dụng 100 % sức, khi chạy buổi. Thời gian nghỉ từ
trọng tâm cơ thể không giao các lần là 1- 1,5 phút.

Chạy tốc độ 40m,

động nhiều sang hai bên.
Chạy với tốc độ tối đa, khi chạy Thực hiện từ 4-5 lần/

xuất phát cao

thân người hơi ngả ra sau buổi. Thời gian nghỉ từ
11


Chạy tốc độ 50m,
3

xuất phát cao
Chạy tốc độ 60m,

4

xuất phát cao

khoảng 850
các lần là 1- 2 phút.
Đối tượng chạy với tốc độ tối Thực hiện từ 3-4 lần/

đa, sử dụng 100 % sức

buổi. Thời gian nghỉ từ

các lần là 1 – 2 phút
Đối tượng chạy với tốc độ tối Thực hiện từ 3 – 4 lần/
đa, sử dụng 100 % sức

buổi. Thời gian nghỉ từ

các lần là 1 – 2 phút.
Bảng 2: Tiến trình tập luyện các bài tập bổ trợ:
TT

Tên bài tập

1

Đi bước nhỏ tại chỗ
Chạy nâng cao đùi tại

2
3
4
5
6
7
8
9


chỗ
Chạy nâng cao đùi di
chuyển 20m
Chạy đạp sau di chuyển
20m
Tại chỗ thực hiện động
tác đánh tay
Chạy tốc độ 30m, xuất
phát cao
Chạy tốc độ 40m, xuất
phát cao
Chạy tốc độ 50m, xuất
phát cao
Chạy tốc độ 60m, xuất

Số
1

2

Buổi
4
x

x

5

x


6

x x

x

5

x

x

x

6

x x

5

x

4
5

Tuần
4

3


x

7
x

x

x

x x
x

x
x

x

x

x

x x

x
x

x

6


x

x

x

5

x
x

x x

x
x

x

x

4
x
x
x x
phát cao
Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ, chúng tôi tiến hành thực nghiệm

trên 60 nam học sinh lớp 10 và số học sinh đó được chia thành 2 nhóm như sau:
+ Nhóm đối chứng (A) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và tập luyện theo
phương pháp mà giáo viên ở trường THPT Bình Xun sử dụng.

+ Nhóm thực nghiệm (B) gồm 30 nam học sinh tiến hành giảng dạy và tập luyện
áp dụng các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn.
12


Q trình thực nghiệm được chúng tơi tiến hành trên đối tượng học sinh có cùng
độ tuổi, cùng giới tính, cùng địa dư và cùng thời gian tập luyện như nhau. Mỗi tuần hai
buổi, mỗi buổi từ 10 phút đến 15 phút, đầu buổi hoặc cuối buổi tuỳ thuộc vào nội dung cơ
bản của buổi học. Thời gian tập luyện tiến hành trong vòng 7 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng
là 14 buổi.
Khi xây dựng được tiến trình giảng dạy các bài tập bổ trợ chúng tôi đã biên soạn
thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự li 100m cho nam học sinh lớp 10
trường THPT Bình Xuyên.
Thang điểm được trình bày ở bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự ly 100m của nam học
sinh khối 10 trường THPT Bình Xun.
Điểm
thành tích
10.0
9.0
8.0
7.0
6.0
5.0
4.0
3.0
2.0

Thành tích chạy 100m
12’’00

12’’01 – 12’’20
12’’21 – 12’’40
12’’41 – 12’’60
12’’61 – 12’’80
12’’81 – 13’’00
13’’01 – 13’’20
13’’21 – 13’’40
 13’’41

A
10.0
9.5
9.0
8.5
8.0
7.5
7.0
6.5
6.0

Điểm kỹ thuật
B
C
8.0
7.5
7.0
6.5
6.5
5.5
5.0

4.5
4.0

6.0
5.5
5.0
4.5
4.0
3.5
3.0
2.5
2.0

D
4.0
3.5
3.0
2.5
2.0
1.5
1.0
0.5
0.0

CHƯƠNG VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Ứng dụng các bài tập bổ trợ vào thực tế môn chạy 100m cho nam học sinh lớp 10
trường THPT Bình Xuyên và rút ra kết luận.
Như đã phân tích kết quả nghiên cứu ở nhiệm vụ 1 và qua khảo sát tình hình thực
tế ở trường THPT Bình Xuyên. Việc giáo dục thể chất cho học sinh cũng được nhà trường
quan tâm, nhưng đến nay việc đưa các phương pháp giảng dạy mới đa dạng phong phú về

các hình thức tập luyện cịn ít được sử dụng. Sự phát triển thể lực của các em hiện nay
chủ yếu dựa vào các bài tập thể dục thể thao đơn điệu và điều kiện sống tự nhiên và đơi
khi áp dụng đó đến phần cuối của bài tập mới được tập luyện một số bài tập đơn giản,
quen thuộc như: Trò chơi chạy thoi tiếp sức, nhảy lò co tiếp sức… và việc tập luyện kể
13


trên chỉ diễn ra mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi 10 – 15 phút. Cho nên sự tác động của lượng
vận động lên cơ thể là rất ít, bởi vậy các tố chất thể lực nói chung của các em cịn rất ít
phát triển và phát triển khơng đồng đều ở các năm học, đặc biệt là các tố chất về sức
nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ.
Để đạt được mục đích đó bước đầu trong nghiên cứu khoa học tôi đã vận dụng một
số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật của môn chạy 100m để các em tập luyện. Trong q trình đó
chúng tơi tiến hành thực nghiệm trên 60 học sinh nam của 2 lớp 10A1 và 10A4, 60 học
sinh này được chia thành 2 nhóm: Nhóm đối chứng A thuộc lớp 10A1 và nhóm thực
nghiệm B thuộc lớp 10A4 mỗi nhóm gồm 30 em. Trong khi tập luyện các bài tập bổ trợ
yêu cầu người tập phải thực hiện đầy đủ lượng vận động của bài tập.
Tương tự như thế tôi tiến hành kiểm tra thành tích và điểm kỹ thuật của hai
nhóm đối chứng và thực nghiệm, kết quả kiểm tra được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 4: Thành tích trước và sau thực nghiệm của chạy 100m nam, học sinh khối 10,
trường THPT Bình Xuyên (n=30).
Thời điểm

Trước thực nghiệm
Nh. thực
Nh. đối chứng
nghiệm
12”54
12”56


Sau thực nghiệm
Nh. thực
Nh. đối chứng
nghiệm
12”39
12”10

Biểu đồ: Biểu diễn thành tích chạy 100m của học sinh trước và sau thực nghiệm của
nam học sinh khối 10, trường THPT Bình Xuyên.

14


X (m )

14
13

12”54

12”56

12”39

12”10

12
11
10
9

8
7
6
5
4
3
2
1
0

Trước thực nghiệm

Nhóm đối chứng
X (m )

Sau thực nghiệm

Thời điểm

Nhóm thực nghiệm

Số trung bình cộng.

Nhìn vào bảng 4 và biểu đồ ta thấy:
* Trước thực nghiệm: Thành tích chạy trung bình của nhóm đối chứng A là
12”54, nhóm thực nghiệm B là 12”56. Nhìn về thành tích thì nhóm đối chứng có phần tốt
hơn.

15



* Sau thực ngiệm: Thành tích trung bình của nhóm đối chứng A là 12”39, nhóm
thực nghiệm B là 12’10. Khi chúng ta đem so sánh thành tích của hai nhóm sẻ thấy rõ
nhóm thực nghiệm B tăng lên rất nhiều so với nhóm đối chứng A.
Bảng 5: Kết quả kiểm tra điểm kỹ thuật chạy 100m, trước thực nghiệm của nam học
sinh lớp 10 trường THPT Bình Xuyên (n=30).

Kết quả
Học sinh đạt điểm giỏi: 9 – 10
Học sinh đạt điểm khá: 7 – 8
Học sinh đạt điểm TB: 5 – 6
Học sinh đạt kém

Nhóm đối chứng (A)
Số HS
%
3
10
10
33,3
12
40
5
16,7

Nhóm thực nghiệm (B)
Số HS
%
2
6,7

9
30
13
43,3
6
20

Bảng 6: Kết quả kiểm tra điểm kỹ thuật chạy 100m, sau thực nghiệm của nam
học sinh khối 10 trường THPT Bình Xuyên (n=30).

Kết quả
Học sinh đạt điểm giỏi: 9 – 10
Học sinh đạt điểm khá: 7 – 8
Học sinh đạt điểm TB: 5 – 6
Học sinh đạt kém
Tóm lại:

Nhóm đối chứng (A)
Số HS
%
4
13,3
12
40
12
40
2
6,7

Nhóm thực nghiệm (B)

Số HS
%
6
20
15
50
9
30
0
0

* Trước thực nghiệm: Thành tích và kỹ thuật mơn chạy 100m, xuất phát thấp của
hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đối đồng đều, thậm chí nhóm đối
chứng cịn có phần tốt hơn so với thành tích nhóm thực nghiệm.
Nhìn vào bảng 5 ta thấy:
- Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng A là 3 học sinh, chiếm tỉ lệ 10%.
Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm B là 2 học sinh chiếm tỉ lệ 6,7%.
- Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng A là 10 học sinh, chiếm tỉ lệ
33,3%. Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm B là 9 học sinh chiếm tỉ lệ
30%.

16


- Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng A là 12 học sinh, chiếm tỉ lệ
40%. Cịn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm B là 13 học sinh chiếm
tỉ lệ 43,3%.
- Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng A là 5 học sinh, chiếm tỉ lệ 16,7%.
Còn số học sinh đạt điểm kém của nhóm thực nghiệm B là 6 học sinh chiếm tỉ lệ 20%.
Nhìn vào bảng 5 và phân tích kết quả ta thấy thành tích của nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm tương đối đồng đều nhau và số học sinh đạt điểm yếu còn đang chiếm
một tỉ lệ nhất định.
* Sau thực nghiệm: Sau 7 tuần chúng tôi áp dụng các bài tập bổ trợ cho kỹ thuật
giai đoạn giữa quãng của môn chạy 100m vào cho nhóm thực nghiệm B tạp luyện. Chúng
tơi tiến hành kiểm tra thành tích và điểm kỹ thuật của mơn chạy 100m, xuất phát thấp của
cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Nhìn vào bảng 6 ta thấy sau thực nghiệm khơng những nhóm thực nghiệm B tăng
rõ lên về thành tích mà điểm kỹ thuật của nhóm thực nghiệm B cũng tốt hơn nhóm đối
chứng rất nhiều. Cụ thể là:
- Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng A là 4 học sinh, chiếm tỉ lệ 13,3%.
Cịn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm B là 6 học sinh chiếm tỉ lệ 20%.
- Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng A là 12 học sinh, chiếm tỉ lệ 40%.
Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm B là 15 học sinh chiếm tỉ lệ 50%.
- Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng A là 12 học sinh, chiếm tỉ lệ
40%. Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm B là 9 học sinh chiếm tỉ
lệ 30%.
- Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng A là 2 học sinh, chiếm tỉ lệ 6,7%.
Riêng nhóm thực nghiệm B khơng cịn học sinh nào bị điểm kém.
Như vậy sự tăng lên rõ rệt về thành tích và điẻm kỹ thuật của mơn chạy 100m của
nhóm thực nghiệm B đã cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng các bài tập bổ trợ trong môn
chạy 100m cho nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xuyên đã đưa ra kết quả có tính

17


khoa học. Đây là những bài tập có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi vào giảng
dạy của trương trình giáo dục thể chất ở trường THPT Bình Xuyên.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận khoa học và thực tiễn giáo dục ở trên, các số liệu thu

được qua phân tích xử lý, đánh giá trong q trình nghiên cứu đề tài này tơi đi đến những
kết luận sau đây:
1. Qua một thời gian nghiên cứu đề tài tôi đã lựa chọn được một hệ thống bài tập
phát triển sức mạnh tốc độ và xây dựng được một tiến trình giảng dạy trong chạy 100m,
có tính khoa học và mang ý nghĩa thực tiễn cao.
2. Hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã đem lại hiệu quả cao khi áp dụng
vào giảng dạy cho nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xuyên. Cụ thể là sau khi áp
dụng các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ vào giảng dạy cho nhóm thực nghiệm B.
Chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá thành tích tồn bộ kỹ thuật chạy 100m, xuất phát
thấp của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
Thành tích của nhóm thực nghiệm B sau khi tập luyện đã tăng lên rất nhiều so với
nhóm đối chứng.
Bởi vậy, hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ mà chúng tơi lựa chọn đã góp
phần làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất, giúp cho quá trình giảng dạy của
giáo viên và quá trình học tập của học sinh đạt kết quả cao.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi hạn chế, rất mong được sự góp
ý, bổ sung của thầy cơ giáo, để đề tài này được hồn thiện hơn.
8. Những thơng tin cần bảo mật: Khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sân bãi, dụng cụ tập luyện…
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu kể cả áp dụng thử nếu có:

18


Thông qua đề tài nghiên cứu: “Một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm
nâng cao thành tích chạy 100m cho nam học sinh lớp 10 trường THPT Bình Xun”.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý của tác giả:
Học sinh ngày càng được nâng cao kỹ thuật, học sinh ngày càng được phát triển
về các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sự khéo léo.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý của tổ chức cá nhân.
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT

Tên tổ chức/

1

cá nhân
Kiều Việt Anh

Địa chỉ

Phạm vi/ Lĩnh vực

Trường THPT Bình Xuyên

áp dụng sáng kiến
Thể dục 10

Bình Xuyên, ngày 20/01/2020

………, ngày….tháng….năm….

Bình Xuyên, ngày 31/12/2019


Thủ trưởng đơn vị

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Tác giả sáng kiến

Chính quyền địa phương

SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Hùng Mạnh

Kiều Việt Anh

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Điền kinh.
- Luật Điền kinh NXB TDTT.
- Sách giáo khoa lý luận và phương pháp giáo dục thể chất.
- Sách giáo khoa sinh lý học thể dục thể thao.
- Sách giáo viên: 10, 11, 12…


20



×