Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

SKKN xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.09 KB, 52 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG PT DTNT CẤP 2, 3 VĨNH PHÚC
=====***=====

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH
GIỎI PHẦN CẤU TRÚC TẾ BÀO – SINH HỌC 10
Tác giả sáng kiến: VŨ THỊ LOAN
Mã sáng kiến: 04.56…………

Phúc Yên, tháng 02 năm 2021


MỤC LỤC
NỘI DUNG
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1.

Lời giới thiệu

2.

Tên sáng kiến

3.


Tên tác giả sáng kiến

4.

Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

6.

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

7.

Mô tả bản chất của sáng kiến

Phần I. Mở Đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
III. Nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Phạm vi nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chương I. Cơ sở lí thuyết của đề tài
I. Sơ lược lịch sử nghiên cứu tế bào
II. Cấu trúc chung của tế bào
III. Cấu trúc tế bào nhân sơ
IV. Cấu trúc tế bào nhân thực

Chương II. Hệ thống câu hỏi và bài tập
I. Câu hỏi và bài tập luyện tập
II. Hướng dẫn trả lời
Chương III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Phần III. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
8.

Những thông tin cần được bảo mật

9.

Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã
tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các
nội dung sau
11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp

dụng sáng kiến lần đầu (nếu có).
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO



BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Kiến thức về cấu trúc tế bào nhân sơ và cấu trúc tế bào nhân thực thuộc chương
AI – Cấu trúc tế bào của phần Hai – Sinh học tế bào (sinh học 10). Đây là một trong

những nội dung kiến thức quan trọng, cốt lõi, là kiến thức nền tảng để học sinh có cái
nhìn khoa học trong việc chiếm lĩnh kiến thức ở các phần tiếp theo của sinh học 10, 11
và 12, đặc biệt đối với việc học và ôn thi cho học sinh giỏi. Trong đề thi học sinh giỏi
của những năm gần đây luôn có một lượng kiến thức hỏi về phần cấu trúc tế bào với
các câu hỏi mang tính vận dụng cao. Đòi hỏi học sinh phải nắm chắc bản chất kiến
thức mới có thể vận dụng linh hoạt để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên trong chương trình
học trên lớp cũng như việc ơn thi học sinh giỏi thì thời lượng dành cho nội dung này
cũng còn hạn chế trong khi lượng kiến thức là rất lớn, nên chưa đáp ứng được yêu cầu
kiến thức để học sinh có thể tự tin dành điểm tối đa cho phần kiến thức này.
Để tháo gỡ một phần khó khăn trong q trình dạy và học, giúp cho người giáo
viên dễ dàng hơn trong việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ nhất, đồng thời cũng
giúp cho các em học sinh có một nguồn tài liệu quý để có thể tự học, tự ôn luyện tại
nhà một cách tự tin và hiệu quả, tơi đã quyết định lựa chọn đề tài của mình.
2. Tên sáng kiến:
Từ những thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học
sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – sinh học 10”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: VŨ THỊ LOAN
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Lập Đinh – Ngọc Thanh – Phúc Yên – Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0966181497 E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ

đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ
quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh
phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này)

.................................................................................................................................
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: (Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề

mà sáng kiến giải quyết)

1


- Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy cho học sinh học đại trà và bồi
dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào nhân sơ và cấu trúc tế bào nhân thực.
- Sáng kiến là nguồn tài liệu quý giúp học sinh có thể tự học và ôn tập tại nhà,

giúp học sinh yêu thích môn học hơn.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (ghi ngày nào sớm hơn)
- Thời gian nghiên cứu sáng kiến từ tháng 7/2019 đến tháng 2/2021
- Thời gian thử nghiệm sáng kiến bắt đầu từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:

Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm được chia làm ba phần:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung nghiên cứu
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Nội dung của sáng kiến là kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cùng hệ thống câu
hỏi và bài tập vận dụng về cấu tạo tế bào mang tính thực tế cao.

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài

Cấu trúc tế bào nhân sơ và cấu trúc tế bào nhân thực thuộc chương II – Cấu trúc
tế bào của phần Hai – Sinh học tế bào (sinh học 10). Đây là một trong những nội dung
kiến thức quan trọng, cốt lõi, là kiến thức nền tảng để học sinh có cái nhìn khoa học,
logic trong việc chiếm lĩnh kiến thức ở các phần tiếp theo của sinh học 10, 11 và 12,
đặc biệt đối với việc học và ôn thi cho học sinh giỏi. Trong đề thi học sinh giỏi của
những năm gần đây ln có một lượng kiến thức hỏi về phần cấu trúc tế bào với các
câu hỏi mang tính vận dụng cao. Địi hỏi học sinh phải nắm chắc bản chất kiến thức
mới có thể vận dụng linh hoạt để trả lời câu hỏi. Tuy nhiên trong chương trình học trên
lớp cũng như việc ơn thi học sinh giỏi thì thời lượng dành cho nội dung này cũng còn
hạn chế trong khi lượng kiến thức là rất lớn, nên còn lúng túng trong việc nắm bắt
mạch kiến thức một cách khoa học và logic, chưa đáp ứng được yêu cầu kiến thức để
học sinh có thể tự tin dành điểm tối đa cho phần kiến thức này.
Để giúp các em học sinh tháo gỡ được những khó khăn này phụ thuộc rất lớn
vào kĩ năng truyền đạt kiến thức của người giảng dạy. Muốn vậy đòi hỏi người giáo
viên phải có một tài liệu chính xác, khoa học, đầy đủ để việc truyền đạt kiến thức cho
học sinh được hiệu quả nhất. Bằng kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua kết hợp với
hướng ra đề thi học sinh giỏi trong những năm gần đây, tôi viết đề tài “Xây dựng
chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần cấu trúc tế bào – sinh học 10” Qua đề tài
nhằm cung cấp cho người giáo viên có một nguồn tài liệu đầy đủ, chính xác, khoa học
từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức về cấu trúc tế bào, đồng thời cũng là nguồn tài
liệu quý giúp các em học sinh có thể tự học và tự ơn luyện ở nhà một cách tự tin và
hiệu quả nhất.
AI. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
- Cung cấp cho giáo viên một nguồn tài liệu đầy đủ, khoa học, chính xác cùng

các câu hỏi, bài tập từ cơ bản đến nâng cao các kiến thức về cấu trúc tế bào.
- Giúp học sinh có thể tự học nắm vững và nâng cao kiến thức, kĩ năng giải các

bài tập, câu hỏi về cấu trúc tế bào.
- Rèn luyện tư duy logic và kỹ năng phân tích đánh giá vấn đề của học sinh.


3


BI. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống lí thuyết đầy đủ, khoa học, chính xác từ cơ bản đến nâng

cao các kiến thức về cấu trúc tế bào nhân sơ và nhân thực
- Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố vận dụng kiến thức.

IV. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung kiến thức phần cấu trúc tế bào nhân sơ, cấu trúc tế bào

nhân thực và cấu trúc đề thi học sinh giỏi cùng các dạng câu hỏi liên quan đến phần
cấu trúc tế bào.
V. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Đọc tài liệu lí thuyết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài.
- Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học và

hướng ra đề thi học sinh giỏi liên quan đến kiến thức cấu trúc tế bào nhân thực và nhân sơ.

* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Thực nghiệm kiểm tra trên đối tượng học sinh để xác định tính khả thi và hiệu

quả của sáng kiến.

4



PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TẾ BÀO

- Năm 1665: Rôbớc Húc là người đầu tiên mơ tả tế bào khi ơng sử dụng kính hiển vi
để quan sát lát mỏng của cây bấc.
- Vài năm sau, nhà tự nhiên học người Hà Lan Antonie Van Lơvenhuc đã quan sát các

tế bào sống đầu tiên.
- Năm 1838, Matias Slâyđen khi nghiên cứu các mô thực vật đã đưa ra Học thuyết về

tế bào: tất cả các cơ thể thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
- Năm 1839, Têôđo Sơvan cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật được xây dựng từ

tế bào.
II. CẤU TRÚC CHUNG CỦA TẾ BÀO
Tế bào rất đa dạng, dựa vào cấu trúc người ta chia chúng thành hai nhóm: Tế bào nhân
sơ (Prokaryote) và tế bào nhân thực (Eukaryote).
Tất cả các tế bào đều có ba thành phần cấu trúc cơ bản:
- Màng sinh chất bao quanh tế bào: Có nhiều chức năng, như màng chắn, vận

chuyển, thẩm thấu, thụ cảm…
- Tế bào chất: là chất keo lỏng hoặc keo đặc (bán lỏng) có thành phần là nước, các

hợp chất vô cơ và hữu cơ…
- Nhân hoặc vùng nhân: Chứa vật chất di truyền
III. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN SƠ – PROKARYOTE (Tế bào vi khuẩn)
3.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
- Kích thước nhỏ: từ 1- 5µm, bằng 1/10 tế bào nhân thực, dẫn đến tỉ lệ S/V lớn


tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh, sinh sản nhanh chóng.



giúp

- Tế bào chất khơng có hệ thống nội màng.
- Bào quan khơng có màng bao bọc

3.2. Cấu trúc tế bào nhân sơ

Hình 1. Cấu trúc tế bào nhân sơ
5


1. Vỏ nhầy

2. Thành
tế bào

6


3. Lông

4. Roi
5. Màng
sinh chất

6. Tế bào

chất

7


7. Vùng
nhân

IV. CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC
4.1. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
- Tế bào động vật, thực vật, nấm là tế bào nhân thực
- Nhân có màng bao bọc và chứa vật chất di truyền là các NST.
- Có nhiều bào quan có màng bao bọc, mỗi bào quan đều có cấu trúc phù hợp với chức

năng chun hố của mình.
- Tế bào chất được chia thành nhiều ơ nhỏ nhờ hệ thống màng.
- Kích thước tế bào lớn hơn tế bào nhân sơ (gấp 10 lần)

8


Hình 2: Cấu tạo tế bào thực vật

Hình 3. Cấu tạo tế bào động vật
4.2. Cấu trúc tế bào nhân thực
4.2.1.Nhân tế bào
- Đa số tế bào có 1 nhân (cá biệt tế bào hồng cầu ở lớp thú không có nhân, tế bào gan,

tế bào tuyến nước bọt ở động vật có vú có từ 2 hoặc 3 nhân, Tế bào đa nhân: tế bào
nhân tủy xương (megacaryocyte), tế bào ở cơ vân, tế bào bạch cầu đa nhân...)

- Trong tế bào động vật, nhân thường được định vị ở vùng trung tâm cịn tế bào thực

vật có khơng bào phát triển thì nhân có thể phân bố ở vùng ngoại biên.
- Nhân tế bào phần lớn có hình bầu dục hay hình cầu với đường kính khoảng 5µm.
9


- Phía ngồi nhân được bao bọc bởi màng kép (hai màng), mỗi màng có cấu trúc

giống màng sinh chất, bên trong chứa khối sinh chất gọi là dịch nhân, trong đó có một
vài nhân con (giàu chất ARN) và các sợi chất nhiễm sắc

Hình 4. Cấu trúc nhân tế bào
*Màng nhân
- Gồm màng ngoài và màng trong, mỗi màng dày 6 – 9nm. Màng ngoài thường nối với
lưới nội chất hạt.
- Trên bề mặt có rất nhiều lỗ nhân có đường kính từ 50 – 80nm. Lỗ nhân được gắn liền

với nhiều phân tử protein cho phép các phân tử nhất định đi vào hay đi ra khỏi nhân.
*Chất nhiễm sắc
- Cấu trúc hoá học: Gồm một phân tử ADN cuộn quanh các phân tử protein histon.
- Cấu trúc không gian: Các sợi chất nhiễm sắc xoắn nhiều bậc tạo thành NST.
- Số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào nhân thực mang tính đặc trưng cho lồi.

VD: tế bào soma ở người có 46 NST, ruồi giấm có 8 NST, đậu Hà Lan có 14 NST, cà
chua có 24 NST…
*Nhân con (hạch nhân)
- Đặc điểm: Là một hay vài thể hình cầu bắt màu đậm hơn so với phần cịn lại của chất

nhiễm sắc.

- Cấu tạo hố học: Gồm chủ yếu là protein (80% - 85%) và rARN.
* Chức năng của nhân

Là nơi lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền; là trung tâm điều hành, định
hướng và giám sát mọi hoạt động trao đổi chất trong quá trình sinh trưởng, phát triển
của tế bào.

10


4.2.2. Ribơxơm
* Hình thái:
- Là bào quan nhỏ khơng có màng bao

bọc, kích thước từ 15 – 25nm, gồm một
hạt lớn (60S) và một hạt bé (40S).
- Mỗi tế bào có từ hàng vạn đến hàng

triệu riboxom.
* Cấu trúc:
- Thành phần hố học chủ yếu là rARN

và protein.

Hình 5: Cấu tạo riboxom

- Khơng có màng bao bọc.
* Chức năng: Riboxom là nơi tổng hợp

protein cho tế bào.

4.2.3. Lưới nội chất
* Hình thái:
Là một hệ thống màng bên trong tế bào
nhân thực, tạo thành hệ thống các xoang
dẹp và ống thông với nhau, ngăn cách với
phần còn lại của tế bào chất.

Hình 6: Cấu tạo lưới nội chất
Cấu trúc và chức năng: Phân loại: 2 loại:
Đặc
điểm
Cấu

- Bề mặt

trúc

- Nối vớ
lưới nội

Chức

- Tổng h

11

năng

- Hình thàn



chuyển pro

4.2.4. Peroxixom
a. Hình thái: Nhỏ, dạng túi, được hình thành từ lưới nội chất trơn
b. Cấu trúc:
- Được bao bọc bởi một lớp màng.
- Bên trong: chứa các enzym đặc hiệu, tham gia vào q trình chuyển hố lipit

hoặc khử độc cho tế bào (phân huỷ H2O2).
c. Chức năng: Khử độc, phân huỷ axit béo thành các phần tử nhỏ hơn đưa đến ty thể

tham gia q trình hơ hấp (tham gia vào hô hấp sáng ở thực vật).
4.2.5. Bộ máy gơngi
*Hình thái: Gồm hệ thống túi màng dẹp xếp chồng lên nhau (nhưng tách biệt) theo
hình vịng cung.
*Cấu trúc: Mỗi túi dẹt là một xoang được bao bọc bởi một lớp màng sinh chất.
*Chức năng:
- Gắn nhóm cacbohydrat vào protein được tổng hợp ở lưới nội chất hạt.
- Tổng hợp một số hoocmơn, từ nó cũng tạo ra các túi có màng bao bọc (như túi

tiết, lizơxơm).
- Thu gom, bao gói, biến đổi và phân phối các sản phẩm đã được tổng hợp đến nơi

cần sử dụng trong tế bào.
- Tổng hợp các phân tử polysaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật

Hình 7: Quá trình vận chuyển các chất bằng bộ máy gôngi
12



4.2.6. Lizơxơm
- Hình thái: Là một loại bào quan dạng túi có kích thước trung bình từ 0,25 – 0,6µm.
- Cấu tạo:
+ Được hình thành từ bộ máy Gongi theo cách giống như túi tiết nhưng không bài xuất

ra bên ngồi.
+ Có một lớp màng bao bọc, chứa nhiều enzym thuỷ phân.
- Chức năng:
+ Kết hợp với không bào làm nhiệm vụ tiêu hoá nội bào.
+ Tham gia vào quá trình phân huỷ các tế bào già, các tế bào bị tổn thương cũng như

các tế bào đã hết thời hạn sử dụng: Các enzym phân cắt nhanh chóng các đại phân tử
như protein, axit nucleic, cacbohydrat, lipit.
4.2.7. Ti thể
* Hình thái
- Là bào quan ở tế bào nhân thực, thường có dạng hình cầu hoặc thể sợi ngắn.
- Số lượng ti thể ở các loại tế bào khác nhau thì khác nhau, có tế bào có thể có tới hàng

nghìn ti thể.

Hình 8: Cấu trúc ti thể
* Cấu trúc
- Bên ngoài: Bao bọc bởi màng kép (hai màng bao bọc).
+ Màng ngoài: trơn nhẵn.
+ Màng trong: ăn sâu vào khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo ra các mào.

Trên mào có nhiều loại enzym hơ hấp.
- Bên trong: Chứa nhiều protein và lipit, ngồi ra cịn chứa axit nucleic (ADN vòng,


ARN), riboxom (giống với riboxom của vi khuẩn) và nhiều enzym.
Chú ý: Hình dạng, số lượng, kích thước, vị trí sắp xếp của ti thể biến thiên tuỳ thuộc
các điều kiện môi trường và trạng thái sinh lí của tế bào.
13


* Chức năng – Nhà máy năng lượng tí hon của tế bào.

Là nơi tổng hợp ATP, cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Ngoài ra, ti thể
cịn tạo ra nhiều sản phẩm trung gian có vai trị quan trọng trong q trình chuyển
hố vật chất.
4.2.8. Lục lạp
* Cấu trúc
- Hình bầu dục, kích thước 4- 10 m
- Lục lạp là một trong ba dạng lạp thể (vơ sắc lạp, sắc lạp, lục lạp) chỉ có trong các tế

bào có chức năng quang hợp ở thực vật.
- Bên ngoài được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn.
- Bên trong là khối cơ chất không màu - gọi là chất nền (stroma) và các hạt nhỏ (grana).
+ Mỗi hạt grana gồm nhiều túi dẹt tilacoit xếp chồng lên nhau. Các hạt grana nối với

nhau bằng lamen.
+ Trên màng tilacoit có hệ sắc tố: chất diệp lục và sắc tố vàng.
+ Trong màng tilacoit có các hệ enzym sắp xếp một cách trật tự →Tạo thành vô số các

đơn vị cơ sở dạng hạt hình cầu, kích thước từ 10 – 20nm gọi là đơn vị quang hợp.
+ Chất nền stroma: Chứa ADN, plasmit, hạt dự trữ, riboxom nên có khả năng nhân đơi

độc lập, tự tổng hợp lượng protein cần thiết cho mình.


Hình 9: Cấu trúc lục lạp
* Chức năng
- Lục lạp là nơi thực hiện chức năng quang hợp của tế bào thực vật: Chuyển hoá

năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ.

14


4.2.9. Khơng bào
* Hình thái:
- Hình khối, dễ nhận thấy trong tế bào thực vật. Khi tế bào thực vật cịn non thì có

nhiều khơng bào nhỏ. Ở tế bào thực vật trưởng thành các khơng bào nhỏ có thể sát
nhập tạo ra không bào lớn.
- Được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy Gongi.

Hình 10: Sự phát triển của không bào thực vật
* Cấu trúc:
+ Bên ngoài: Bao bọc bởi một lớp màng.
+ Bên trong: là dịch không bào chứa các chất hữu cơ và các ion khoáng tạo nên áp suất

thẩm thấu của tế bào.
* Chức năng:
+ Tự vệ: Chứa các chất phế thải, thậm chí rất độc ở một số thực vật (Với lồi ăn thực

vật).
+ Dự trữ chất dinh dưỡng, muối khống: ở một số lồi thực vật.
+ Thu hút cơn trùng thụ phấn: Một số tế bào cánh hoa thực vật khơng bào chứa các sắc


tố.
+ Tiêu hố: ở động vật ngun sinh.
+ Điều hồ áp suất thẩm thấu, q trình hút nước của tế bào.

Một số tế bào động vật có khơng bào bé (khơng bào co bóp, khơng bào tiêu hóa ở động
vật nguyên sinh)
4.2.10. Khung xương tế bào
a. Cấu trúc:
Gồm các sợi và ống protein (vi ống, vi sợi, sợi trung gian) đan chéo nhau nâng đỡ tế
bào.
+ Vi ống: Ống rỗng hình trụ dài, đường kính 25nm, cấu tạo từ protein tubulin.

15


+ Vi sợi: Đường kính 7nm, gồm 2 sợi nhỏ protein actin xoắn vào nhau.
+ Sợi trung gian: Đường kính 10nm, nằm giữa vi ống và vi sợi, gồm nhiều sợi nhỏ

được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị protein dạng sợi xoắn với nhau.
b. Chức năng:
- Giá đỡ cơ học cho tế bào→Duy trì hình dạng.
- Nơi neo giữ các bào quan: ti thể, riboxom, nhân vào các vị trí cố định.
- Tham gia vào chức năng vận động của tế bào (trùng amip, trùng roi xanh, bạch cầu).

Chú ý:
Các vi ống có chức năng tạo nên thoi vơ sắc.
Các vi ống và vi sợi cũng là thành phần cấu tạo nên roi của tế bào.
Các sợi trung gian là thành phần bền nhất của khung xương tế bào, gồm một hệ thống
các sợi protein bền.
4.2.11. Trung thể

- Chỉ có ở tế bào động vật

* Cấu trúc
+ Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với
nhau theo trục dọc.
+ Mỗi trung tử là một ống hình trụ, rỗng,
dài, đường kính khoảng 0,13µm, gồm 9
bộ ba vi ống xếp thành vịng.
* Chức năng
Tạo ra các vi ống hình thành nên thoi vơ
sắc trong q trình phân chia tế bào động vật.
4.2.12. Màng sinh chất

Hình 12: Cấu trúc của màng sinh chất theo mơ hình khảm – động
16


* Cấu trúc khảm của màng tế bào.
- Màng sinh chất được cấu tạo từ lớp kép phôtpholipit và các phân tử prôtêin xuyên

màng hoặc trên màng (MSC là màng khảm động).
+ Các phân tử photpholipit tạo thành lớp kép xếp theo kiểu đầu ưu nước quay ra ngoài
và đầu kị nước quay vào trong.
+ Các Protein phân bố đa dạng và linh hoạt trong lớp kép photpholipit để thực hiện các

chức năng sinh học như: protein kênh vận chuyển, protein thụ thể...
+ Bên ngoài MSC gluxit liên kết với prôtêin Glicoprotein - là “dấu chuẩn” giúp các tế

bào nhận biết nhau, là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thơng tin.
- Ở động vật MSC cịn có các phân tử côlestêrôn (một dạng Lipit) làm tăng độ ổn định


của màng sinh chất.
* Cấu trúc động:
- Các phân tử phootpholipit và các phân tử protein của MSC có thể chuyển động lắc

ngang hoặc xoay trịn tại chỗ tạo tính mềm dẻo, linh động của MSC.
- Tính động của MSC phụ thuộc vào cấu trúc của MSC và phụ thuộc vào điều kiện

mơi trường.
* Thí nghiệm chứng minh cấu trúc Khảm - Động của MSC:

Lai tế bào hồng cầu chuột với tế bào hồng cầu của người. Trên MSC mỗi loại tế
bào này đề có những Protein đặc trưng cho từng loại. Tế bào lai tạo ra nhận thấy các
phân tử protein của người và chuột xen kẽ nhau trong MSC. => Chứng tỏ các protein
trên màng MSC có khả năng chuyển động.
Chức năng:
+ Phân biệt tế bào với môi trường bên ngồi.
+ Kiểm sốt các chất ra vào một cách có chọn lọc: Vận chuyển các chất, tiếp nhận và

truyền thơng tin từ bên ngồi vào trong tế bào.
+ Nơi định vị của nhiều loại enzym.
+ Ghép nối các tế bào trong một mô: do các protein màng.
+ Giúp các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được

các tế bào lạ: Do có các “dấu chuẩn” là glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào.
4.2.13. Cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
a. Thành tế bào: Có ở tế bào thực vật và tế bào nấm

- Tế bào thực vật:


17


+ Thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulozo bao bọc ngồi cùng, có tác dụng bảo

vệ tế bào, đồng thời xác định hình dạng, kích thước của tế bào.
+ Trên thành có các cầu sinh chất đảm bảo cho các tế bào có thể liên lạc với nhau dễ

dàng.
- Tế bào nấm: Phần lớn có thành bằng kitin vững chắc.

b. Chất nền ngoại bào: Có ở tế bào động
vật - Cấu trúc:
+ Vị trí: Bên ngồi màng sinh chất của tế bào người cũng như tế bào động vật.
+ Được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glycoprotein, lipoprotein kết hợp với các chất

vô cơ và hữu cơ khác nhau.
- Vai trò:
+ Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định.
+ Giúp tế bào thu nhận thông tin. VD: Glycoprotein - "dấu chuẩn"giữ chức năng nhận

biết nhau và các tế bào "lạ"(tế bào của các cơ thể khác).

18


CHƯƠNG II. HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
I. CÂU HỎI BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Câu 1.

Hai tế bào vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một lớp màng đơn bao
quanh, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi hai lớp màng phân tách nhau bởi một
khoảng không gian hẹp chứa peptidoglican. Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+
và vi khuẩn nào là vi khuẩn G-? Vi khuẩn nào có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn?
Câu 2.
Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản. Kích thước nhỏ và cấu
trúc đơn giản có ý nghĩa gì?
Câu 3.
Hãy cho biết vai trò của thành tế bào vi khuẩn. Trong trường hợp nào, vi khuẩn
vị mất thành nhưng không bị chết?
Câu 4:
Hãy cho biết thành phần hóa học của vỏ nhầy ở vi khuẩn và chức năng của vỏ nhầy.

Câu 5:
Tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ những loại phân tử hữu cơ nào? Hãy nêu vị trí
phân bố của các loại phân tử hữu cơ đó.
Câu 6.
Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào khơng có
nhân? Các tế bào khơng có nhân có khả năng sinh trưởng hay khơng? Vì sao?
Câu 7.
Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy giải thích ngắn gọn.
a. Trong tế bào thực vật, ribơxơm chỉ phân bố ở: mạng lưới nội chất hạt, ti thể, lục lạp
và bào tương.
b. Pectin và xenlulôzơ là các polisaccarit do bộ máy Gongi tổng hợp.
c. Dùng KI để phân biệt mẫu mô thực vật và động vật. Nếu mẫu có màu tím đỏ là mơ

thực vật, mẫu có màu xanh tím là mơ động vật.
Câu 8.
a) Điều gì sẽ xảy ra nếu ta cho tế bào thực vật, tế bào hồng cầu của người vào nước


cất? Giải thích.

19


b) Cho các tế bào ở người: Đại thực bào, tế bào tuyến sinh dục, tế bào β - đảo tụy (tế
bào nội tiết tuyến tụy). Ở mỗi tế bào đều có một loại cấu trúc nội bào rất phát triển.
Cho biết tên gọi và chức năng của loại cấu trúc nội bào ở mỗi tế bào đó.
Câu 9.
Các tế bào nhận biết nhau bằng các “dấu chuẩn ” có trên màng sinh chất. Theo
em dấu chuẩn là hợp chất hóa học nào? Chất này được tổng hợp và chuyển đến màng
sinh chất như thế nào?
Câu 10.
Mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy năng
lượng của tế bào?
Câu 11.
Theo mô hình khảm-động màng sinh chất được cấu tạo bởi những thành phần hóa
học nào? Nêu chức năng của từng thành phần hóa học cấu tạo nên màng sinh chất?

Câu 12.
Hãy trình bày điểm khác biệt giữa vi khuẩn gram dương với vi khuẩn gram âm.
Nêu ý nghĩa thực tiễn của sự khác biệt này.
Câu 13.
Nêu cấu trúc, chức năng của mạng lưới nội chất. Giải thích tại sao ở người, các
tế bào gan có mạng lưới nội chất phát triển.
Câu 14.
So sánh lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
Câu 15.
a. Ở cơ thể người, loại tế bào nào khơng có nhân, loại tế bào nào có nhiều nhân? Trình


bày q trình hình thành tế bào khơng có nhân, tế bào nhiều nhân từ tế bào một nhân?
b. Cho tế bào vi khuẩn, tế bào thực vật, tế bào hồng cầu vào dung dịch đẳng trương có

lizozim. Có hiện tượng gì xảy ra với mỗi loại tế bào trong dung dịch trên. Giải thích?
Câu 16:
Cho biết tế bào tuyến nước bọt chế tiết ra enzim amilaza là một loại
glicoprôtêin. Hãy mơ tả con đường hình thành và chế tiết amilaza vào khoang miệng.
Câu 17.
Một nhà nghiên cứu thấy 1 hiện tượng thú vị là 1 protein được tổng hợp tại
màng lưới nội chất hạt rồi được dùng để hình thành nên màng sinh chất của tế bào.

20


Phân tử protein ở màng có khác đơi chút so với phân tử protein vừa tổng hợp ở lưới
nội chất. Phân tử protein này đã được biến đổi trong bào quan nào? Hãy trình bày ngắn
gọn cấu trúc, chức năng của bào quan này?
Câu 18.
Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prơtêin được giải
phóng bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường ni cấy. Nhà khoa học thấy
rằng loại prơtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt
hormon vào tế bào. Trước khi cho hormon vào, đánh dấu protein trong tế bào bởi một
loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ
đó, nhà khoa học quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc
hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau
khi thêm hormôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại
dọc theo màng sinh chất và xuất hiện bên ngồi mơi trường.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế.
Câu 19.
Biết rằng các enzim trong lizosome thường hoạt động tốt nhất khi pH trong

lizoxom bằng 5.
a. Điều gì sẽ xảy ra với những con amip nếu người ta thêm vào môi trường một chất

làm bất hoạt các bơm prơtơn trên màng lizosome? Giải thích.
b. Điều gì cũng sẽ xảy ra nếu người ta cho thêm vào mơi trường một chất hố học để

các bào quan bên trong tế bào của amip không chuyển động được nữa?
Câu 20.
Vì sao lizoxom bình thường khơng bị phá hủy bởi các enzim chứa trong nó?
Nêu các bệnh liên quan đến chức năng của bào quan lizoxom.
Câu 21.
Phân biệt lizôxôm cấp 1 và lizơxơm cấp 2 theo các tiêu chí sau: Nguồn gốc, vị
trí phân bố, trạng thái hoạt động của enzim và độ pH.
Câu 22.
Trong hoạt động sống của tế bào, những thành phần như chất thải, các bào quan
hư hỏng... đã được tế bào xử lý như thế nào?
Câu 23.
Các câu sau đúng hay sai? Giải thích?

21


×