Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.55 KB, 24 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN
====================

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến: PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO,

CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
Tác giả sáng kiến: Nguyễn Mạnh Tường

Mã sáng kiến: 19.51.01


0


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Những thập niên gần đây, vấn đề dạy học văn trong nhà trường phổ thông
ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà môn văn trong
nhà trường trở thành trung tâm chú ý trong xã hội ngày nay. Việc xây dựng chương
trình văn học đã được sự đóng góp của nhiều nhà văn có uy tín. Các ý kiến đều thể
hiện lòng mong muốn nâng cao chất lượng của việc học văn trong nhà trường phổ
thồng. Cần ý thức được thuộc tính hai mặt của mơn văn trong nhà trường, đó là một
mơn khoa học vừa có tính nghệ thuật ngơn từ, vừa mang tính chất mơn học. Chính
vì vậy, để dạy văn hay, người giáo viên phải có nghệ thuật dạy riêng.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương hiện nay đang


được đặt ra cấp bách. Làm thế nào để có một giờ văn hay, bổ ích, hiệu quả, lí thú và
đặc biệt là giờ văn đó phải tác động một cách sâu sắc vào tư duy của học sinh?.
Muốn vậy chúng ta phải có phương pháp mới trong dạy học và học tác phẩm văn
chương. Qua một số năm giảng dạy ở trường phổ thơng, tơi xin mạnh dạn trình bày
một số ý kiến của mình về phương pháp dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo chủ
động của học sinh.
Hiện nay, trong các phương pháp, việc dạy học văn phát triển tư duy sáng
tạo, chủ động của học sinh đã được khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Phương
pháp dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh ngày càng được
khẳng định ưu thế. Khoa học nghiên cứu phương pháp dạy học văn đã được hình
thành trên cơ sở ứng dụng thành tựu của các khoa học liên ngành: Tâm lí học, tâm
lí sáng tạo, văn học nghệ thuật, lịch sử văn học, tâm lí hoạt động học tập của học
sinh… Vấn đề liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật nói chúng từng thu hút sự
quan tâm không chỉ giới sáng tác mà còn là vấn đề hấp dẫn đối với các nhà khoa
học sư phạm - có lẽ trước hết bởi nó có mối quan hệ đặc biệt sâu sắc với hoạt động
của học sinh trong nhà trường.

1


Trước hết, có thể nói: Liên tưởng, tưởng tượng có một vai trò quan trọng
trong tiếp nhận văn học. Thiếu năng lực tưởng tượng thì làm sao hiểu được những
tín hiệu nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Liên tưởng và tưởng tượng như một
điều kiện tiên quyết đối với q trình tiếp nhận của bạn độc nói chung và học sinh
trong giờ học tác phẩm văn chương nói riêng. Bạn đọc và học sinh trong giờ học
văn có vai trò “đồng sáng tạo” với tác giả của tác phẩm văn học. Trong thực tế, khi
tiếp nhận tác phẩm, người đọc thường thông qua khả năng sáng tạo để bổ sung
những yếu tố chủ quan vào bức trang của nhà văn những hình tượng, những bóng
dáng, khung cảnh đời sống hay những tính cách nhân vật… Trên cơ sở vốn kinh
nghiệm ấn tượng và kiến thức của bản thân.

Để cảm thụ, phân tích tác phẩm, người đọc cần phát huy năng lực tưởng
tượng, sáng tạo. Cảm thụ văn học cũng là hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều
năng lực chủ quan của con người.
Mặt khác, đối với quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức
và tư duy, “ngồi ngơn ngữ diễn đạt ra cịn có kinh nghiệm, sự hình dung, sự liên
tưởng, trí nhớ hồn thiện, kí ức định hình, trí tưởng tượng phong phú và tư tưởng xác
định sắc bén. Đó là ngơn ngữ thầm kín, là cận ngơn ngữ và siêu ngơn ngữ để góp
phần khơng nhỏ vào q trình lĩnh hội thế giới thực tại và văn học nghệ thuật”
(Nguyễn Thanh Hùng). Đó chính là cuộc giao tiếp trong im lặng, sự giao cảm và
đồng điệu tinh tế giữa nhà văn và bạn đọc thông qua những liên tưởng tưởng tượng.
Quan điểm coi học sinh là một thành viên chính thức trực tiếp tham gia xây
dựng nội dung kiến thức trong q trình phân tích tác phẩm văn học cũng là một
tiền đề cho việc dạy học văn phát huy tính năng động sáng tạo của chủ thể học sinh.
Như vậy, vấn đề dạy học văn phát triển tư duy sáng tạo chủ động là một vấn đề vô
cùng quan trọng cần được chú ý hơn trong dạy học văn của trường phổ thông.
2. Tên sáng kiến:
"Phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương"

3. Tác giả sáng kiến:

2


- Họ và tên: Nguyễn Mạnh Tường
- Địa chỉ tác giả sáng kiến:Trường THPT Bình Sơn
- Số điện thoại: 0985 892 106

E_mail:




4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Mạnh Tường
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn Ngữ văn ở nhà
trường THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 25/3/2015
7. Mơ tả bản chất của sáng kiến:
Có rất nhiều biện pháp phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh
trong dạy học tác phẩm văn chương, sau đây tơi xin trình bày một số biện pháp
chính sau:
I. Tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng lời dẫn, lời kể sáng tạo
Có nhiều cách tạo hứng thú cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng giờ
dạy học. Với đặc thù của bộ môn - việc thể hiện lời dẫn, lời kể sáng tạo của giáo
viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương có ý nghĩa không nhỏ. Lời dẫn, lời kể
sáng tạo ở đây có ý nghĩa xác lập hồn cảnh riêng, chú ý riêng, tách biệt hoàn cảnh
của giờ học với hoàn cảnh thực tại đang diễn ra một cách khách quan. Về một
phương diện nào đó, có thể gọi đó là xác định hồn cảnh có tính chất chủ quan
nhằm tạo những điều kiện cần và đủ cho hoạt động học tập của học sinh. Việc thể
hiện lời kể, lời dẫn sáng tạo của giáo viên chính là q trình định hướng sư phạm
và dẫn dắt hoạt động tích cực của học sinh vào một thế giới có đối tượng.
Lời dẫn của giáo viên khi bài học bắt đầu có ý nghĩa tạo ra một tâm thế đặc
trưng cho học sinh định hướng nhận thức. Đó chính là việc thiết lập một dòng liên
tưởng cảm xúc hay một dự cảm khái quát cho những hình dung, tưởng tượng nghệ
thuật của học sinh. Nó kết thúc hoặc ngắt mạch sự chú ý của học sinh vào các đối
tượng hoặc mối quan tâm khác và đưa học sinh hưng phấn với bầu khơng khí của
thực tại, dấy lên cảm xúc mới mẻ, hào hứng trước những vấn đề đã được đặt ra
trong tác phẩm.
Yêu cầu đối với lời dẫn của giáo viên: Phải dựa trên kết quả nghiên cứu khoa
học cơ bản, kết hợp với kỹ năng sư phạm vững vàng, thông qua ngôn ngữ và cử chỉ

3



diễn đạt, mở ra khơng khí mới lạ, kích thích hưng phấn và gây được sự chú ý của
học sinh.
Lời dẫn của giáo viên càng hấp dẫn, mới mẻ và sáng tạo càng có khả năng
nhanh chóng hứng thú của học sinh. Ngược lại, lời dẫn rời rạc hoặc qua loa dễ dẫn
đến tình trạng khi giờ học đã bắt đầu những học sinh có vẻ chưa tập trung hoặc
hồn toàn ở ngoài thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
Lời dẫn hay đôi khi phụ thuộc vào những yếu tố chủ quan và khách quan.
Yếu tố chủ quan là những hiểu biết về chuyên môn, chất giọng và khả năng diễn
đạt kiến thức, kỹ năng sư phạm. Có thể kết hợp chất giọng truyền cảm với những
cử chỉ của mắt, tay, đầu, cách ngắt giọng… Giáo viên có thể tạo nên những ngữ
cảnh sư phạm. Yếu tố khách quan là vấn đề lựa chọn dụng lượng kiến thức và
phương pháp diễn đạt phù hợp.
Về nội dung, lời dẫn cần ngắn gọn, súc tích nhưng phải nêu lên được vấn
đề một cách ấn tượng. Nghĩa là định hướng phải xác định rõ ràng đối tượng cho
bài học. Lời dẫn quá ngắn sẽ không đủ ý, lời dẫn quá dài sẽ gây phân tán chú ý
của học sinh khó xác định trọng tâm và phương hướng nhận thức.
Về hình thức, tuỳ theo từng yêu cầu bài dạy học tác phẩm văn chương có thể
thực hiện linh hoạt các bài dẫn:
- Lời dẫn trực tiếp là lời dẫn có tính chất định tính, định danh vấn đề. Có thể
nêu trực tiếp về tác giả, tác phẩm, thể loại …
- Lời dẫn gián tiếp là loại lời dẫn có tính chất phản đề hoặc nêu vấn đề tăng
cường sự chú ý của học sinh và tác phẩm.
Lời dẫn xuất phát từ chính hiểu biết của giáo viên về bài học hoặc những
tham khảo có liên quan tới bài học. Phải xây dựng được mối liên hệ lôgic chặt chẽ
giữa lời dẫn với vấn đề bản chất của bài học, đồng thời đảm bảo tính định hướng
cho quá trình tiếp nhận.
Lời dẫn, lời kể sáng tạo được thể hiện trong khi đáng giá tác phẩm sẽ giúp
học sinh hình thành năng lực khái quát và các vấn đề giá trị văn học.

II. Phát triển trí tưởng tượng tích cực của học sinh trong dạy học tác
phẩm văn chương

4


Liên tưởng, tưởng tượng tích cực của học sinh được phát huy trong từng bước
chiếm lĩnh tác phẩm. Nếu như trong thao tác tiếp cận, liên tưởng và tưởng tượng
giúp học sinh xác định những ấn tượng trực cảm, chủ quan … thì ở những thao tác
tiếp theo trong phân tích, liên tưởng và tưởng tượng đã giúp học sinh chuyển sang sự
tiếp nhận lí tính, dần dần có khả năng minh giải cụ thể và sâu sắc những yếu tố cảm
tính và khái quát trong thao tác tiếp cận. Sau phân tích, trong thao tác cắt nghĩa, liên
tưởng và tưởng tượng nghệ thuật sẽ giúp học sinh đi vào chiều sâu và bề rộng của
nhận thức, tạo cơ sở khách quan trong thao tác đánh giá toàn bộ giá trị tác phẩm.
* Do tính đặc thù của mơn học, đọc là một hoạt động không thể thiếu. Đọc
văn bao giờ cũng gắn với tiếp nhận, đọc văn mang đậm dấu ấn cá nhân của người
đọc. Đọc văn không chỉ là việc phát âm thơng thường mà là q trình thức tỉnh cảm
xúc, quá trình tri giác và thấm nhuần tín hiệu để chuyển mã ngơn ngữ nghệ thuật.
Đồng thời với việc huy động vốn sống, kinh nghiệm của cá nhân người đọc để lựa
chọn nét nghĩa thích hợp cho văn bản. Vốn sống, vốn kinh nghiệm không phải tự
nhiên xuất hiện trùng khớp với nghĩa văn bản được huy động, sàng lọc thông qua
con đường liên tưởng, tưởng tượng.
Trong nhà trường phổ thông, việc đọc của học sinh gắn liền với yêu cầu chặt
chẽ của các bước khai thác giá trị nghệ thuật và nội dung tác phẩm nhằm tạo nên sự
nhất qn về hình tượng gồm: Tính cách nhân vật, cảm xúc và giọng điệu của nhà
văn. Điều đó tạo nên nhận thức trọn vẹn, hồn chính về bức tranh nghệ thuật, tạo
nên sự thống nhất sáng tỏ về tư tưởng thẩm mĩ. Để khơi gợi liên tưởng, tưởng
tượng tích cực của học sinh, có thể u cầu học sinh đọc theo các mức độ:
- Đọc lướt, tạo ấn tượng chung về những vấn đề xã hội thẩm mĩ của cuộc
sống trong tác phẩm, cho học sinh hình dung về bức tranh tổng thể và khách thể

của cuộc sống, thái độ và phong cách của nhà văn.
- Đọc tập trung vào tín hiệu thẩm mĩ để tạo nên sức biểu hiện nổi bật của bức
tranh nghệ thuật.
- Đọc hồi tưởng những chi tiết điển hình đặc sắc và dự đoán khuynh hướng phát
triển của tác phẩm tạo nên sự nhất quán của hình tượng nghệ thuật.

5


- Đọc nhấn mạnh âm hưởng chủ đạo và giọng điệu của nhà văn, tạo nên
sự thống nhất về tư tưởng thẩm mĩ và phong cách nghệ thuật của tác giả.
- Đọc diễn cảm, hoặc nhập vai, đọc theo vai, tơ đậm giá trị nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật của rtác phẩm.
Các mức độ đọc trên có thể được thể hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn
đọc chuẩn bị (đọc trước khi đến lớp) và đọc ở lớp. Yêu cầu trước hết của việc
đọc chuẩn bị là chuẩn bị được tâm thế, tập trung chú ý để hiểu ngôn ngữ văn
bản, từng bước làm rõ lớp nghĩa công cụ của từng ngôn từ. Cần chú giải những
từ khó, điển tích, điển cố, những từ cổ hoặc từ ít phổ biến.
Trên cơ sở kết quả đọc ở quá trình chuẩn bị bài của học sinh, giáo viên có
thể tiến hành hướng dẫn học sinh đọc với sự tái hiện những kiến thức mà học sinh
đã tiếp xúc khi đọc chuẩn bị. Đọc sáng tạo là quá trình người đọc bằng hình dung
liên tưởng của mình từng bước thâm nhập bài văn, từ lựa chọn lớp nghĩa thích hợp
đến định hình ấn tượng về đường nét, bố cục bức tranh nghệ thuật. Đồng thời xác
định cảm xúc và giọng điệu của nhà văn để hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.
Muốn xác định phong cách nghệ thuật của nhà văn, có thể dựa trên dấu hiệu
hình thức và ngun tắc tổ chức hình tượng của tác phẩm, có thể căn cứ vào thể loại,
phong cách tác giả … để tìm ra đặc điểm tiết tấu âm thanh, nhịp điệu của ngôn ngữ.
Tiết tấu, giai điệu ngừng nghỉ trong đọc văn xuôi khác tiết tấu tiết tấu, giai điệu
ngừng nghỉ khi đọc thơ. Trong thơ thì tiết tấu thơ tự do cũng khác tiết tấu thơ luật.
Để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả của việc đọc, học sinh nhất thiết

phải đọc tác phẩm trước giờ học. Đến lớp học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên,
khi đó các chú giải cần thiết đã được học sinh tìm hiểu và bắt đầu tiếp cận với lớp
nghĩa văn cảnh.
Trong giờ học, đọc không chỉ xuất hiện với ý nghĩa khởi đầu mà thao tác
đọc còn tham gia suốt q trình phân tích, so sánh, khái qt và luyện tập. Vì thế
những liên tưởng và tưởng tượng trong giai đoạn đọc chuẩn bị vừa có ý nghĩa
khởi động vừa xác định tâm thế cho những rung động thẩm mĩ ban đầu. Liên
tưởng và tưởng tượng trong giai đoạn đọc để phân tích có vai trị kiểm chứng,

6


minh hoạ. Liên tưởng và tưởng tượng trong đọc để so sánh, khái qt có ý nghĩa
tái hiện tồn vẹn bức tranh nghệ thuật của tác phẩm.
* Cùng với quá trình đọc của học sinh, cịn có những hình thức gợi mở khác,
đó là hình thức gợi mở bằng lời chuyển tiếp:
- Về hình thức, lời chuyển tiếp của giáo viên có giá trị gắn kết nội dung
bài học, nối liền các liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật của học sinh.
- Về nội dung, lời chuyển tiếp của giáo viên chính thức khép lại hoặc tiếp tục
nối mạch cảm xúc, chấm dứt hoặc nối mạch tư duy của học sinh hướng vào bài
học.
- Về tính chất, đó là sự khẳng định hay phủ định , hoặc nêu lên vấn đề tranh
luận cho sự kết thúc hay dự báo mở ra tình huống tiếp nhận mới.
- Về ý nghĩa, thơng qua lời chuyển tiếp của giáo viên, học sinh sẽ theo dõi
được quá trình hình thành kiến thức một cách tập trung và cơ bản.
* Thao tác cắt nghĩa trong tiếp nhận văn học là làm sáng tỏ những vấn đề đã tiếp
cận và phân tích. Cắt nghĩa thường gắn liền với bình luận. Trong dạy học, giáo viên
thường thể hiện thao tác này dưới dạng thức lời bình giảng. Sự chủ động, tích cực của học
sinh thể hiện trong việc lựa chọn, lĩnh hội kiến thức song lời bình giảng của giáo viên có ý
nghĩa quan trọng trực tiếp trong từng tình huống tiếp nhận văn chương.

Lời bình giảng của giáo viên vừa đảm bảo yêu cầu định hướng tiếp nhận vừa
định hình kiến thức thơng qua khả năng kết nối các khuynh hướng liên tưởng tích
cực và có thể gạt bỏ các liên tưởng tản mạn, liên tưởng không bản chất. Đồng thời
tập trung và mở rộng tưởng tượng sáng tạo giúp học sinh khai thác đúng và sâu sắc
những phương diện bản chất của tác phẩm văn học. Lời bình giảng của giáo viên
vừa là yếu tố khoa học vừa là yếu tố nghệ thuật của bài dạy tác phẩm văn học.
Đồng thời cũng có thể xem đó là một yếu tố đảm bảo tính nhất qn và tính đặc thù
của quy trình tiếp nhận văn học trong nhà trường.
* Đánh giá là thao tác khái quát văn học. Tuỳ từng trường hợp, có thể đánh
giá bằng cách định danh hoặc nêu vấn đề tranh luận, so sánh mở rộng vấn đề,
hướng tới nhu cầu tự nhận thức của chủ thể tiếp nhận. Giáo viên hướng dẫn học

7


sinh tham gia thao tác này cịn nhằm hình thành kỹ năng phân biệt, kỹ năng định
hình và khắc sâu kiến thức.
III. Xây dựng câu hỏi liên tưởng, sáng tạo cho học sinh trong dạy học tác
phẩm văn chương
Trong dạy học tác phẩm văn chương, việc xây dựng các câu hỏi liên tưởng,
sáng tạo là một việc vô cùng quan trọng. Câu hỏi nhằm phát huy liên tưởng và tưởng
tượng của học sinh là một bộ phận trong hệ thống các câu hỏi sang tạo của quá trình
dạy học tác phẩm văn chương. Đó là những câu hỏi dựa trên đặc trưng của tư duy
văn học, hướng vào mục đích khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lơgic khoa
học của kiến thức trên cơ sở phù hợp với khả năng tự phát triển của học sinh.
Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong quá trình tiếp nhận văn học có ý
nghĩa mở ra tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt học sinh vào
các yêu cầu của việc nhận thức. Các câu hỏi không chỉ thể hiện tường bước khai
thác giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm mà còn thể hiện lơ gic kiến thức,
tiến trình lĩnh hội một đơn vị kiến thức và khả năng sáng tạo trong tiếp nhận thẩm

mĩ. Nếu câu hỏi chỉ là những yêu cầu phát hiện đơn giản hay nhắc lại một vài yếu
tố vụn vặt của tác phẩm, thì việc tiếp nhận của học sinh dễ rời rạc, buồn tẻ, nông
cạn. Nếu câu hỏi khơng có hệ thống và khơng tn thủ những nguyên tắc cấu tạo
hình tượng và đặc trưng tư duy văn học của học sinh thì việc tiếp nhận sẽ kém hiệu
quả, thậm chí xa rời tác phẩm hoặc lệch lạc, đồng thời không xác lập được mối giao
cảm giữa nhà văn và bạn đọc.
Câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng nhằm mục đích gợi mở, vận dụng trí nhớ,
lựa chọn và huy động tối đa kinh nghiệm cá nhân, hướng học sinh vào hiện thực
tâm lí của tác phẩm bằng những yêu cầu trả lời kiến thức, xác lập mối quan hệ giữa
tác phẩm với nội dung bài đọc. Yêu cầu tối đa với loại câu hỏi này là đặt học sinh
trước nhu cầu tái hiện hình tượng tác phẩm làm căn cứ cho những kiến giải nghệ
thuật. Những liên tưởng và tưởng tượng thể hiện qua việc trả lời các câu hỏi này sẽ
là những sợi dây kết nối những chân trời kiến thức, mà ở dạng đầy đủ nhất sẽ là
hình tượng tác phẩm được tiếp nhận trọn vẹn cả ở tính sinh động nghệ thuật và tư
tưởng thẩm mĩ.

8


Việc đặt câu hỏi liên tưởng, tưởng tượng trong giờ dạy học văn khơng chỉ có
ý nghĩa khắc phục những nhược điểm của kiểu dạy truyền thụ kiến thức một chiều
mà bản thân nó địi hỏi những u cầu chặt chẽ của tính khoa học cũng như tư duy
tiếp nhận nghệ thuật.
Câu hỏi trong bài học tác phẩm văn chương sẽ bao gồm các dạng:
- Câu hỏi phát hiện
- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng.
- Câu hỏi phân tích
- Câu hỏi so sánh
- Câu hỏi khái quát và tranh luận
- Câu hỏi vận dụng kiến thức …

Tuy nhiên, trong đó câu hỏi liên tưởng, sáng tạo có thể xuyên suốt trong tất
cả các hình thức và yêu cầu hỏi bằng cách:
- Liên tưởng hiện thực xác định của tác phẩm trong quan hệ với hiện thực
của đời sống xã hội.
- Liên tưởng mối quan hệ giữa nhân vật và hồn cảnh, giữa khơng gian và
thời gian nghệ thuật, giữ các nhân vật với nhau và với hoàn cảnh điển hình.
- Liên tưởng mối quan hệ giữa các chi tiết nghệ thuật, giữa các tình huống
nghệ thuật, giữa các điểm sáng mĩ thuật cùng chiều, ngược chiều.
- Tưởng tượng về các khả năng phát triển của hình tượng nghệ thuật trung tâm.
- Liên tưởng hình ảnh, hình tượng, biểu tượng của tác phẩm này với tác phẩm khác.
- Liên tưởng giọng điệu tác giả với thái độ tư tưởng, quan điểm nghệ thuật
của tác giả.
- Tưởng tượng tâm trạng của tác giả khi lựa chọn một chi tiết hay một số
hình ảnh tiêu biểu của tác phẩm.
- Liên tưởng, tưởng tượng về điểm nhìn nghệ thuật của tác giả với hiệu quả
nghệ thuật của tác phẩm.
Muốn phát huy ưu điểm của các câu hỏi liên tưởng, sáng tạo, cần kết hợp
thực hiện một chuỗi các cơng việc liên hồn từ đọc đến dẫn dắt vấn đề, gợi mở, yêu
cầu học sinh phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát … theo mạch tư duy lôgic cùng

9


với việc tổ chức khai thác kết quả các câu trả lời của học sinh để xây dựng nội dung
bài học.
Để việc tiếp nhận của học sinh diễn ra theo một quá trình liên tục, các câu
hỏi liên tưởng và tưởng tượng cịn có mối quan hệ, liên đới với các câu hỏi trong
sách giáo khoa đã được học sinh chuẩn bị ở nhà. Thực hiện điều đó, giáo viên vừa
tạo ra được động lực tiếp nối dòng suy nghĩ, liên tưởng của học sinh vừa kiểm tra,
đánh giá được kết quả tự học của các em.

Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi trong mỗi giờ dạy học vừa phải đáp ứng yêu
cầu chung, vừa phải đảm bảo sự phân hoá đối tượng.
Việc xây dựng các câu hỏi liên tưởng, sáng tạo khơng thể tách biệt sự quan tâm
thích đáng đến các phương diện tiếp nhận khác trong quá trình dạy học tác phẩm văn
chương, mà trái lại, nó là một bộ phận cấu thành và xuyên thấm trong hệ thống các
thao tác tiếp nhận như phân tích, so sánh, khái quát giá trị tác phẩm.
Vì thế, các câu hỏi liên tưởng và tưởng tượng là một giải pháp liên kết
phương hướng triển khai quá trình hình thành kiến thức, góp phần làm phong phú
các hướng tiếp nhận tích cực ở học sinh.
Trên đây là một số biện pháp nhằm phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của
học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương.
Thiết kế giáo án thể nghiệm:
Giảng văn:
TRÀNG GIANG

- Huy Cận Đối tượng: Lớp 11
Thời gian: 01 tiết
A. Mục đích, yêu cầu :
1. Về kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp cảnh bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng
của nhà thơ.

10


- Đôi nét về phong cách thơ Huy Cận: Sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và
hiện đại, tính chất suy tưởng, triết lí.
2. Về kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc - hiểu thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm trữ tình.

3. Về thái độ:
Giáo dục lịng u q hương, đất nước.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án.
- Bảng biểu minh hoạ
2. Chuẩn bị của HS:
Đọc bài, soạn bài trước khi lờn lớp.
C. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:
1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ

D. Nội dung và phương pháp dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả

 Hs làm việc với Sgk
Nêu những nét chính về cuộc

*Cuộc đời :

đời Huy Cận?

Huy Cận (1919-2005)
-Tên thật Cù Huy Cận, sinh trưởng trong một gia

đình nhà Nho nghèo tại Ân Phú, Hương Sơn, nay
là Đức Ân, Vũ Quang, Hà Tĩnh.
+Năm 1939 đỗ tú tài toàn phần ở Huế (THPT)
+1943 đỗ kĩ sư canh nông tại Hà Nội

11


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
+1942, tham gia Hội văn hoá cứu quốc, được
tham dự quốc dân đại hội Tân Trào, được bầu vào
uỷ ban dân tộc giải phóng tồn quốc.
+Sau cách mạng tháng Tám 1945, ơng từng giữ
nhiều chức vụ trong Chính phủ và hội liên hiệp
văn học nghệ thuật Việt Nam.
+1996, được nhận giải thưởng Hỗ Chí Minh về
văn học nghệ thuật.

 Nêu những sáng tác chính

*Sự nghiệp:

của nhà thơ?

Lửa thiêng (1940)
Trời mỗi ngày lại sáng (1958)

Đất nở hoa (1960)
Bài thơ cuộc đời (1963)
Hai bàn tay em (1967)
Những năm sáu mươi (1968)
Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973)
Ta về với biển (1997)

Nêu đặc điểm thơ Huy
Cận?

- Thơ Huy Cận thể hiện lòng khao khát với
cuộc sống, thể hiện sự hoà điệu giữa hồn
người và tạo vật, giữa cá thể và nhân quần.
Vì thế thơ ơng hàm súc, giàu chất suy
tưởng và triết lí.
2. Tác phẩm

 Nêu hoàn cảnh sáng tác
của bài thơ?

- Bài thơ viết năm 1939, in trong tập “Lửa
thiêng”, xuất bản năm 1940.

12


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT


HS
- Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng
nước mênh mang của sông Hồng (lúc này
nhà thơ đang học tại trường canh nơng Hà
Nội); Một thống nhớ nhà, nhớ q cộng
với thân phận người dân mất nước tạo đã
tạo cảm hứng để Huy Cận viết bài thơ này!
Đây là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận trước
cách mạng.
- Bố cục:

 Xác định bố cục bài thơ?

+ Đoạn một (Khổ thơ 1, 2 và 3): Cảnh
thiên nhiên trên sông, bên sông, nỗi buồn cơ đơn
hồ chung cùng nỗi sầu nhân thế, thấu được tình
người, tình đời.
+ Đoạn hai (Khổ thơ 4): Lịng yêu nước
thầm kín của nhà thơ.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Tiêu đề và câu thơ đề từ
-Từ Hán Việt

 Nêu cách hiểu của em về

-Sông dài: chỉ mới gợi định lượng. Tràng giang:

tiêu đề bài thơ?

gợi chiều dài, chiều rộng (cụ thể) [Tràng:dài; hai

nguyên âm /a/ liên tiếp gợi chiều rộng, sự xa xơi!
âm Hán Việt trang trọng như cịn gợi đến một con
sông của thuở hồng hoang lịch sử nào đó!

 Suy nghĩ của em về câu

+Lời đề từ: là điểm tựa cho cảm hứng, cho ý

thơ đề từ của bài thơ?

tưởng để tác giả triển khai tác phẩm (không đơn
thuần là một trang sức nghệ thuật).

13


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
+Trời rộng (bâng khng) nhớ sơng dài! hay...
Nhân vật trữ tình đang trong tâm trạng bâng
khuâng thương nhớ?!
+Điểm tựa nghệ thuật độc đáo:
Kết hợp giữa nỗi nhớ của con người và nỗi nhớ
của tạo vật. Con người nặng lòng thương nhớ mà
tạo vật cũng tràn ngập nỗi nhớ đến bâng khuâng!
Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã hồ cảm được
với nỗi sầu của sông núi!

2. Khổ thơ một, hai và ba

 Hs đọc ba khổ thơ đầu

Cảnh trên sông:

Cảnh thiên nhiên được miêu

+Sóng gợn

tả như thế nào?

+Thuyền xi mái
+Nước song song
+Thuyền về
+Nước sầu trăm ngả
+Củi một cành khơ
+Bèo dạt nối hàng
+Khơng đị, khơngcầu.

Những chi tiết, hình ảnh

Cảnh bên sơng:

miêu tả cảnh bên sơng?

+Cồn nhỏ
+Khơng gian ba chiều: “Nắng xuống, trời lên sâu
chót vót”
+Bờ xanh tiếp bãi vàng.

 Cảnh gợi những cái hữu hạn nhỏ bé:
+Thuyền, sóng gợn, cành củi khơ, những hàng

14


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
bèo trôi nổi trên sông! Vừa gợi nỗi buồn hiện tại
vừa gợi nỗi sầu nhân thế, lại vừa gợi nỗi sầu của
kiếp người!
+Thuyền về / nước lại. tiểu đối gợi sự chia lìa, tan
tác...Sóng gợn (nhỏ) gợi nỗi buồn bâng khuâng,
da diết (điệp điệp: láy âm gợi nỗi buồn liên tiếp,
trùng điệp; lại vừa như đóng lại bởi phụ âm tắc / p
/ vơ thanh, nỗi buồn như ủ kín trong lịng khơng
nói được thành lời!
+Cành củi khô, hàng bèo dật dờ trôi nổi... đi về
đâu giữa sông nước mênh mang?! gợi liên tưởng
đến những kiếp người, những cuộc đời buồn!
+Nỗi buồn riêng của thế hệ những người cầm bút
lúc bấy giờ, nỗi buồn của Thơ mới hoà nhập với
nỗi sầu nhân thế để tạo ra âm hưởng buồn da diết
“Mang mang thiên cổ sầu”, nỗi buồn của những
con người gắn bó với đất nước nhưng cô đơn, bất
lực.
 Cảnh mênh mông vô hạn, rộng đến khơng


 Hs tìm những chi tiết

cùng:

chứng minh

Sơng dài, trời rộng, mây cao, núi bạc, bờ xanh,
bãi vàng, gió, làng xa...
Cồn đã nhỏ lại lơ thơ, gợi thưa thớt hoang vắng.
Trên dịng sơng mênh mơng có tới hai lần phủ
định:
“Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang

15


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
Không cầu gợi chút niềm thân mật”
Tất cả đều lặng lẽ, trống vắng, cô tịch:
“Sông dài trời rộng bến cô liêu”
+Không gian ba chiều: chiều rộng của cảnh vật
mặt đất, chiều cao của bầu trời, chiều sâu của
sông nước. Đối diện với cảnh vật ấy là con người
nhỏ bé, cơ đơn!


Theo em vì sao cảnh sông

+Cảnh bên sông, trên sông cũng là cảnh của tâm

nước, cũng còn gọi là cảnh

trạng, cảm xúc của tâm trạng. Tâm trạng của thi sĩ

của tâm trạng?

và cũng là tâm trạng của một lớp người thủa ấy:
gắn bó với quê hương đất nước nhưng bất lực! Họ
thường tìm đến cảnh mênh mông hoang vắng,
cảnh chiều tà, cảnh chia li, những sự vật nhỏ nhoi,
gợi nhngx kiếp người nhỏ bé bơ vơ...Tràng giang
tiêu biểu cho phong cách thơ ấy!
3.Khổ thơ bốn

 Hs làm việc với Sgk

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Hình ảnh cánh chim trong

Trên cái nền mênh mơng của khơng gian, mây nổi

bóng chiều gợi cho em suy

thành cồn, thành lớp “đùn núi bạc”!


nghĩ gì?

Cánh chim nhỏ nhoi đến tội nghiệp, nghiêng cánh
(sức nặng của bóng chiều như đang đè nặng lên
cánh chim nhỏ bé ấy).
Cánh chim của thơ mới lãng mạn: gợi sự nhỏ bé
mà cô lẻ, lặng lẽ (đối lập trong không gian rộng
lớn).

 Hs thảo luận nhóm:

+Dợn dợn: có cái gì gợn lên, dấy lên trong lòng.

16


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
Em hiểu hai câu thơ cuối như

Tâm trạng thương nhớ quê hương bắt nguồn từ

thế nào?

sóng nước tràng giang! Thiên nhiên là nơi gửi
gắm nỗi buồn, gửi gắm nỗi lòng thương nhớ quê
hương!

(yêu thiên nhiên cũng là tình cảm u nước)
+Thơi Hiệu cần khói sóng để nhớ quê hương !
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu”
(Quê hương khuất bóng hồng hơn
Trên sơng khói sóng cho buồn lịng ai) Tản Đà
dịch:
(Hồng hơn về đó q đâu tá
Khói sóng trên sông não dạ người)
Khương Hữu Dụng dịch sát với ngun tác.
Huy Cận khơng cần đến khói sóng, mà nỗi nhớ
nhà, nhớ q như ùa đến, trào dâng trong lịng,
hồ vào tình u sơng núi!
Đó là tâm trạng của con người biết gộp nỗi buồn,
nỗi sầu nhân thế, thiếu vắng quê hương vào mình.
Đú cũng là tâm trạng chung của người dân mất
nước lúc bấy giờ.

Đọc bài thơ em có nhận xét

Âm điệu:

gì về âm điệu ?

Được tạo bởi sự hồ hợp của nhịp điệu, thanh
điệu.
+Nhịp thơ tồn bài có xu hướng trải dài theo nhịp

17



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
4/3:
“Sóng gợn tràng giang / buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái / nước song song”
Có những câu tác giả cố ý để hơi lạc điệu thành
nhịp 2/2/3:
“Thuyền về / nước lại / sầu trăm ngả
Củi một / cành khơ / lạc mấy dịng”

Nhận xét của em về thanh

Thanh điệu:

điệu của bài thơ?

Nhà thơ tuân thủ quy định của luật bằng, trắc và
có những nét riêng:
+Sử dụng từ láy nguyên: điệp điệp, song song, lớp
lớp, dợn dợn.
+Tổ chức ngơn từ tạo hình ảnh, kết hợp nhịp điệu
gợi âm hưởng trôi chảy, xuôi chiều, mênh mang,
xao xuyến của hồn thi nhân và tạo vật.
Thuyền về - nước lại
Nắng xuống – trời lên
Sông dài – trời rộng

Bờ xanh – bãi vàng

Nhận xét của em về thể

Thể thơ:

thơ?

Tràng giang là bài Thơ mới lãng mạn, nhưng
mang đậm dấu ấn Đường thi.
+Số tiếng trong một câu, số câu trong một khổ
thơ.

18


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
(Có thể coi đây là một bài tứ tuyệt liên hoàn, mỗi
khổ thơ là một bài).
+Huy Cận mượn nguyên tắc tương xứng của phép
đối Đường thi, tạo vẻ cân xứng trang trọng mở ra
các chiều của khơng gian:
“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sơng dài trời rộng bến cơ liêu”
+Sử dụng từ ngữ, hình ảnh mang ý vị cổ thi:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (mượn từ “đùn”

trong thơ Đỗ Phủ “Lưng trời sóng dựng lịng sơng
thẳm / Mặt đất mây đùn cửa ải xa”)
Cánh chim trong thơ cổ xuất hiện trong thơ cổ khá
nhiều, “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” (Chiều
hôm nhớ nhà- bà Huyện Thanh Quan)
ý vị cổ thi: hình ảnh nhà thơ một mình đứng trước
vũ trụ để cảm nhận được cái vĩnh viễn, vô cùng
vô tận của không gian, thời gian với kiếp người!

Chủ đề:

 Nêu chủ đề của bài thơ?

Mượn bức tranh thiên nhiên sông dài, trời rộng
Huy Cận thể hiện nỗi buỗn cô đơn của kiếp
người, đồng thời thể hiện tấm lòng thương nhớ
quê hương.

 Hs nhắc lại nét chính về nội

III. Củng cố

dung và nghệ thuật của bài

-Bài thơ ghi lại hình ảnh tạo vật thiên nhiên, vừa

thơ?

mênh mông, vô biên; vừa hiu quạnh hoang vắng!


19


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
-Cái tôi cô đơn, bơ vơ trước thiên nhiên trời rộng,
sông dài, không biêt trơi dạt vào đâu giữa dịng
sơng vơ định của cuộc đời!
-Cảm xúc chủ đạo của bài thơ: tình cảm thiết tha
yêu thiên nhiên, đất nước quê hương!
-Bài thơ mang đậm phong cách Đường thi cổ
kính.

Hs làm việc theo nhóm

 Luyện tập
+Không gian vô tận, mênh mông của cảnh thiên
nhiên: Sông dài, trời rộng, bờ canh tiếp bãi vàng,
nắng xuống trời lên sâu chót vót.
+Khơng gian quạnh hiu, hoang vắng đi liền với
cảnh vật: bèo dạt, củi trôi, chim nghiêng cánh,
mây nổi (đùn) thành cồn, thành núi.
*Thời gian:
Buổi chiều muộn “Chim nghiêng cánh nhỏ bõng
chiều sa” “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”
“Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà”
*Mối quan hệ giữa không gian và thời gian: mối

quan hệ diễn ra đồng thời, phụ hoạ cho nhau.
Buổi chiều (thời gian), không gian chiều phô hết
vẻ hoang sơ, hiu quạnh; Cả hai gợi nỗi buồn cơ
đơn cho nhân vật trữ tình.
Cả không gian, thời gian được miêu tả theo sự vận
động, hồ điệu gợi cảnh vật mênh mơng xa vắng,

20


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HS
gợi nỗi buồn cơ đơn của lịng người.

E. Củng cố dặn dị.
- Củng cố lại kiến thức.
- Dặn dò: Nhắc học sinh học bài cũ và soạn bài mới.
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Khơng
9. Các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng kiến: Là các điều kiện cơ bản, cần
thiết để diễn ra hoạt đọng dạy học.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đó tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
Tưởng tượng đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: Dạy học tích
cực. Coi người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình nhận thức. Tích
cực tham gia q trình chiếm lĩnh và hình thành kiến thức, người học có khả
năng tự kiểm sốt hoạt động học tập, được tơn trọng và khích lệ nhu cầu tự giải

phóng tiềm năng sáng tạo của bản thân để phát triển toàn diện.
Tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương chỉ xuất
hiện trước những tình huống “có vấn đề”, trước những u cầu cụ thể của nhiệm vụ
đối với chủ thể nhận thức.
Việc dạy học phát triển tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh trong dạy học
tác phẩm văn chương luôn phát huy năng lực liên tưởng và tưởng tượng nghệ thuật
của học sinh. Đồng thời đó là những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả dạy
học tác phẩm văn chương.

11. Danh sách tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc
áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số
TT

Tên tổ chức/cá nhân

Địa chỉ

Phạm vi/Lĩnh vực

21


áp dụng sáng kiến
1

11A

THPT Bình Sơn


Giảng dạy Ngữ văn

2

11E

THPT Bình Sơn

Giảng dạy Ngữ văn

…..............., ngày.......tháng........năm......
Thủ trưởng đơn vị/
(Ký tên, đóng dấu)

Sông Lô, ngày 01 tháng 02 năm 2021
Tác giả sáng kiến

Nguyễn Mạnh Tường

22



×