Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN phương pháp dạy học tình huống và một số phương pháp dạy hiệu quả trong giờ nói môn tiếng anh cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.17 KB, 29 trang )

1. Lời giới thiệu
Trong những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được coi là chìa
khóa để nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học
bao gồm cả đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học. Giảng dạy ngoại
ngữ cũng vậy đòi hỏi người giảng dạy mơn học này phải ln có phương pháp
đổi mới, để mang lại hiệu quả trong công tác dạy học
Qua những năm áp dụng phương pháp đổi mới trong giảng dạy mơn Tiếng
Anh THPT với chương trình sách giáo khoa mới, đã có nhiều thầy, cơ giáo có
những kinh nghiệm, sáng kiến phục vụ tích cực cho công tác giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh. Hơn nữa mỗi kỳ nghỉ hè, Sở GD & ĐT đã kết hợp với các trường
Đại học sư phạm trong nước, hoặc các trung tâm tiếng anh có uy tín để bồi
dưỡng nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên Tiếng Anh ở các câp học.
Tuy nhiên, tơi nhận thấy vẫn cịn có những vấn đề tiếp tục nảy sinh trong
thực tế giảng dạy ở trường chúng tôi mà bản thân chúng tôi, những giáo viên
giáng dạy môn học này, luôn trăn trở, suy nghĩ tìm hướng giải quyết. Một trong
những vấn đề đó là: làm thế nào để dạy hiệu quả tiết SPEAKING nhằm nâng
cao khả năng giao tiếp cho học sinh, cũng như nâng cao chất lượng dạy học bộ
môn Tiếng Anh ở trường chúng tôi với những phương tiện dạy học hiện có. Với
lí do trên tơi chọn “Phương pháp dạy học tình huống và một số phương pháp
dạy hiệu quả trong giờ nói mơn Tiếng Anh cấp THPT” làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm của mình.
2. Tên sáng kiến:
Phương pháp dạy học tình huống và một số phương pháp dạy hiệu quả
trong giờ nói mơn Tiếng Anh cấp THPT
3. Tác giả:
Họ và tên: Cao Thị Kim Thành

Nữ

Ngày/ tháng/năm sinh: 05/6/1987
Trình độ chun mơn: CNSP Tiếng Anh


Chức vụ, đơn vị cơng tác: Giáo viên tiếng Anh trường THPT Bình Xuyên
Điện thoại: 0985 118 638
1


Email:
4. Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Cao Thị Kim Thành
Giáo viên trường THPT Bình Xuyên
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học
tiếng Anh ở trường THPT.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến:
+ Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 2 năm 2018 đến hết tháng 11 năm 2019
+ Thời gian hồn thành: Ngày 31 tháng 12 năm 2019
7. Mơ tả bản chất của sáng kiến:

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

4
4
2


2. Mục đích của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1. Lịch sử vấn đề
2. Cơ sở lý luận

3. Cơ sở thực tiễn
3. 1. Thực trạng vấn đề

4
5
5
6
6
7
7
8

3. 2. Cách giải quyết thực trạng của vấn đề

8

3. 2. 1. Đánh giá tổng quát về phương pháp dạy học tình huống

8

3. 2. 2. Những minh họa cụ thể của việc áp dụng dạy học tình huống trong 10
các giờ học nói trong chương trình tiếng anh lớp 10, 11, 12 (dạy theo chương
trình thí điểm).

9

3. 2. 3. Một số các phương pháp khác trong giờ dạy nói và một vài bài minh 14
họa cụ thể
3. 2. 4. Vai trò của giáo viên trong các hoạt động nói


20

4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN
21
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………........... 24
1. Kết luận………………………………………………………………........

24

2. Kiến nghị………………………………………………………………......

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..... 26
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT…………………………………..... 27

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, song song với sự phát triển không ngừng của ngành
khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ du lịch… việc học và ngoại
ngữ đã trở thành nhu cầu bức xúc của cả cộng đồng. Với cơ chế mở cửa, quan

3


điểm “hội nhập” ngoại ngữ đã trở thành phương tiện tối ưu để chúng ta tiếp cận
với thế giới văn minh
Xuất phát từ mục tiêu đó, việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường
THPT đã có sự chuyển biến rõ rệt. Giáo viên đã luân tự trau dồi đổi mới phương
pháp dạy học sao cho có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hàng năm vào mỗi kỳ nghỉ

hè, Sở GD & ĐT đã kết hợp với các trường Đại học sư phạm trong nước, các
trung tâm tiếng anh có uy tín tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ
chun mơn và khơng ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn.
Tuy nhiên từ khi chương trình mới được thực hiện đã có sự chuyển biến
nhưng vẫn chưa cao, trên thực tế kỹ năng nói vẫn cịn hạn chế ở trường THPT
Bình Xun nói riêng cũng như ở các trường trong huyện của tỉnh Vĩnh Phúc
nói chung. Đa số học sinh cịn lúng túng, chưa thật sự có thể vận dụng kỹ năng
nói Tiếng Anh của mình vào thực tiễn, chưa nói được một cách tự nhiên hay tự
tin với những câu nói rất bình thường, đơn giản. Vì Vậy để áp dụng kỹ năng này
vào bài học và trong đời sống hàng ngày rất cần có sự nỗ lực của hai phía giáo
viên và học sinh để chất lượng ngày càng được nâng lên. Đó cũng chính là lí do
tơi chọn đề tài : " Phương pháp dạy học tình huống và một số phương pháp
dạy hiệu quả trong giờ nói mơn Tiếng Anh cấp THPT" để làm báo cáo, cùng
đồng nghiệp nghiên cứu, thảo luận để góp phần nâng cao hứng thú học tập cho
học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo của mơn học.
2. Mục đích của đề tài
Tổng hợp những kĩ thuật và phương pháp dạy nói theo tình huống nhằm và
một số phương pháp khác nhằm nâng cao khả năng giao tiếp của học sinh.
Nói tóm lại, SKKN hướng đến mục đích cuối cùng là cải tiến phương pháp
dạy học, tạo thêm hứng thú cho học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp
nhận tri thức và hình thành kỹ năng, phát triển nhân cách, phát triển năng lực
giao tiếp và bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực chung khác.
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
4


3. 1. Đối tượng nghiên cứu: Dạy học sinh trường THPT Bình Xun theo
chương trình sách giáo khoa thí điểm
3. 2. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu các phương pháp tối ưu để giáo

viên có thể áp dụng khi tổ chức hoạt động dạy kĩ năng nói trên lớp hiệu quả.
4. Phạm vi nghiên cứu và thời gian nghiên cứu:
4.1. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề sau: Những biện
pháp đã áp dụng vào việc dạy tình huống và một số các phương pháp khác
trong các giờ dạy nói mơn Tiếng Anh THPT ở các khối lớp 10, 11, 12
4.2. Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu áp dụng kinh nghiệm từ đầu
năm học 2017-2018 đến cuối tháng 11 năm học 2019 -2020 tại trường THPT
Bình Xuyên

PHẦN NỘI DUNG
1. Lịch sử vấn đề:
Chương trình tiếng Anh thí điểm bậc THPT đã được đưa vào giảng dạy
thực tế ở trường tôi từ năm học 2017 – 2018 cho đến nay cũng như một số
trường trên toàn tỉnh. Nét đổi mới của nội dung chương trình này là tạo cơ hội
5


tối đa cho học sinh luyện tập bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết thơng qua
những chủ đề, tình huống hay dự án gần gũi với đời sống hàng ngày. Hơn nữa
việc dạy học ngoại ngữ thực chất là hoạt động rèn luyện năng lực giao tiếp, dưới
các dạng giao tiếp nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng nói có thể là một trong
những kỹ năng khó đối với người học Tiếng Anh nói chung và học sinh THPT
nói riêng. Các em chưa phân biệt được các loại hình trình bày (presentation),
phỏng vấn (interview), chưa sử dụng thạo ngôn ngữ trong khi thực hiện một
chức năng giao tiếp. Ngồi ra các em thường có thói quen ngăn cản sự trôi chảy
là nghĩ Tiếng Việt rồi dịch ra Tiếng Anh và khi nói dành quá nhiều thời gian để
lắp ráp một câu đúng ngữ pháp. Vì vậy, ở SKKN này, tôi tập trung vào tổng hợp
các phương pháp, kĩ năng và một số kinh nghiệm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong việc dạy kỹ năng nói - một tiêu chí quan trọng trong việc học ngoại ngữ.
2. Cơ sở lý luận

Ngay từ khi bắt đầu học tiếng Anh, các em học sinh đã được tiếp xúc với
bốn kỹ năng cơ bản của ngơn ngữ, đó là: nghe, nói, đọc, và viết. Đây là những
kỹ năng quan trọng của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Trong đó nói là một kỹ năng khó cho người học, nó địi hỏi người dạy phải nắm
được phương pháp giảng dạy hiệu quả và học sinh tự giác tham gia vào tích cực,
chủ động tìm ra kiến thức và sử dụng được kiến thức đó.
Dạy ngoại ngữ nói chung, dạy tiếng Anh nói riêng việc đổi mới phương
pháp dạy học là rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, chúng tơi
những giáo viên dạy Anh văn ở các trường THPT có trách nhiệm trang bị cho
các em học sinh vốn kiến thức cơ bản, vững vàng để các em có thể học tốt mơn
tiếng Anh ở cấp học cao hơn hay có thể giao tiếp những câu thơng thường với
người nước ngồi. Chúng tơi ln cố gắng vươn lên về chuyên môn nghiệp vụ,
học hỏi kinh nghiệm của các bậc thầy, tham khảo chia sẻ kinh nghiệm với các
đồng nghiệp, cũng như tìm tịi sáng tạo những phương pháp giảng dạy có hiệu
quả, hấp dẫn học sinh, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng các giờ dạy. Về
mặt lí luận thì giáo viên phải là người dạy cho các em hiểu đúng, thực hành
đúng những kiến thức trong chương trình học thơng qua các kĩ năng: Đọc, Nói,
6


Nghe, Viết. Từ đó các em chủ động trong giao tiếp và sử dụng ngơn ngữ theo
từng mục đích riêng của mình như: dịch thuật, viết tài liệu, phiên dịch viên, dễ
dàng làm việc ở các công ty liên doanh.
3. Cơ sở thực tiễn
3. 1. Thực trạng vấn đề
Trong nửa năm đầu tiên giảng dạy SGK thí điểm mới bậc THPT, tơi thấy
kỹ năng nói của học sinh trường THPT Bình Xun nói riêng của như các
trường trong huyện của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung cịn nhiều hạn chế. Trong hầu
hết các giờ lên lớp, giờ thực tập, và giờ thao giảng…….một bộ phận không nhỏ
học sinh thụ động học tập do không được làm việc hoặc không chịu làm việc...

Vì giới hạn thời gian tiết học nên giáo viên chỉ làm việc với một số học sinh khá,
giỏi để hồn thành bài dạy, số học sinh cịn lại im lặng, nghe giảng và ghi chép.
Thực chất đó là những bài độc diễn của tơi có sự phụ họa của một số học sinh
khá giỏi. Xét về nhận thức và hành động, tơi thấy mình khơng thể chuyển hóa
được mục tiêu tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh vào việc thiết kế và
thi cơng bài dạy. Chính vì thực trạng đó, sang năm học thứ hai dạy theo chương
trình SGK thí điểm tơi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học bằng tình
huống và một số phương pháp khác trong các giờ dạy nói. Việc sử dụng các
phương pháp này đã kích thích ở mức cao nhất tính tích cực học tập của học
sinh, khơng chỉ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn rèn luyện được kĩ năng
nhận thức, kĩ năng tiếp cận, phát hiện và giải quyết vấn đề ở nhiều góc độ khác
nhau, kĩ năng giao tiếp, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập,kết hợp với hoạt
động tập thể để phát huy tối đa tính sáng tạo…Nó tạo điều kiện cho học sinh chủ
động điều chỉnh nhận thức, kĩ năng, hành vi.
3. 2. Cách giải quyết thực trạng của vấn đề
3. 2. 1. Đánh giá tổng quát về phương pháp dạy học tình huống
3. 2. 1. 1. Phương pháp dạy hoc theo tình huống/phân vai
* Khái niệm phương pháp dạy học tình huống (case studies)

7


“Case studies”- dạy học tình huống là các sự kiện dựa trên thực tế hoặc được
xây dựng từ các sự kiện có khả năng xảy ra. Case studies là 1 câu chuyện có
chứa vấn đề hoặc mâu thuẫn cần giải quyết và thơng thường case studies có
nhiều hơn một giải pháp. Thơng tin chứa trong một case studies có thể đơn giản
hoặc phức tạp.
=> PPDHTH là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo
tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học.
Theo Nguyễn Hữu Lam (2003), “phương pháp tình huống là một kỹ thuật

giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình
bày với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải
quyết vấn đề”
3. 2. 1. 1. 1. Cấu trúc của tiến trình thực hiện phương pháp dạy học tình
huống
1. Nhận biết trường hợp: Làm quen với trường hợp
2. Thu thập thông tin: Thu thập thông tin về trường hợp từ các tài liệu sẵn
có và tự tìm.
3. Nghiên cứu, tìm các phương án giải quyết: Tìm các phương án giải quyết
và thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát, điều tra).
4. Quyết định: Quyết định trong nhóm về phương án giải quyết
5. Bảo vệ: Các nhóm lập luận và bảo vệ quyết định của nhóm
6. So sánh: So sánh các phương án giải quyết của nhóm với các quyết
định trong thực tế.
3. 2. 1. 1. 2. Đặc điểm của 1 tình huống hay
Tiêu chuẩn của một tình huống tốt:
*. Về mặt nội dung, tình huống phải đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Mang tính giáo dục
2. Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích
3. Tạo sự thích thú cho người học.
4. Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,…
3. 2. 1. 1. 3. Về mặt hình thức, tình huống phải:
8


1. Có cách thể hiện sinh động
2. Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh
3. Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu
4. Có trọng tâm, và tương đối hồn chỉnh để khơng cần phải tìm hiểu thêm
quá nhiều.

3. 2. 1. 1. 4. Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học tình huống:
Ưu điểm:
– Người học có thể thu được những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất
– Có thể bao phủ được trên một diện rộng các trường hợp và các bối cảnh
thường gặp
– Tính chủ động, tinh thần tự giác của người học được nâng cao
– Động cơ học tập và tinh thần trách nhiệm của học viên được nâng cao
– Việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề ngày càng được bảo đảm
Nhược điểm:
– Khơng hồn chỉnh: Với cách dạy này thì người giảng viên khó lịng mà
liên kết tất cả các nội dung được học một cách logic vì khơng phải tất cả các
kiến thức đều áp dụng vào thực tế mà đôi lúc chỉ là nền tảng cho những kiến
thức khác mà thôi. Nhất là đối với các môn học thiên về tính kỹ thuật, tốn học.
– Đơi khi q nhấn mạnh đến việc ra quyết định, mà nhiều khi việc quyết
định không thật sự cần thiết.
– Phương pháp này có thể khác biệt nhiều so với các phương pháp cũ nên
người học có thể bỡ ngỡ khi tiếp cận và không phải tất cả các giáo viên và học
sinh đều thích nghi được.
- Tạo thêm cơ hội cho “người quá nhiệt tình” chiếm độc quyền cuộc thảo luận.
3. 2. 2. Những minh họa cụ thể của việc áp dụng dạy học tình huống trong
các giờ học nói trong chương trình tiếng anh lớp 10, 11, 12 (dạy theo chương
trình thí điểm).
Mơ tả chi tiết các hoạt động được triển khai trong một số giờ học nói tiếng
Anh lớp 10, 11, 12:
• Một số tiết dạy nói trong chương trình lớp 10.
9


Các bước thực hiện cụ thể:
1. Warm up: Đây là phần được tôi rất chú ý trong mỗi tiết dạy. Vì vậy tơi ln

cố gắng để làm cho phần này hấp đẫn, sinh động như là một động lực cho phần
trình bày tiếp theo của học sinh với tiêu chí dẫn dắt học sinh vào bài học tự
nhiên nhất, hiệu quả nhất.
- Các hình thức thể hiện: Dùng một đoạn video để chiếu một chủ đề nào
đó, hoặc kể một câu chuyện, hoặc nêu tình trạng, nguyên nhân, giải pháp của
một vấn đề liên quan đến các chủ đề của bài học. Sau đó kiểm tra độ nghe hiểu
của học sinh bằng các câu hỏi trực tiếp về những gì các em vừa nghe.
Ví dụ: Phần warm up ở một số bài trong sách giáo khoa lớp 10.
+ Bài 1: Tôi kể cho học sinh nghe về công việc hàng ngày trong cuộc sống
gia đình tơi, cơng việc nhà nào tơi thích làm và khơng thích làm và nói ngun
nhân và yêu cầu học sinh liệt kê các công việc nhà của tơi và một vài lý do giải
thích cơng việc nhà nào tơi thích làm hay khơng.
+ Bài 3: Tơi chiếu một đoạn video về các chương trình quen thuộc trên tivi
liên quan đến phần trình bày ở phần sau của học sinh và yêu cầu học sinh gọi tên
chúng bằng tiếng anh.
+ Bài 10: Tôi chiếu một đoạn video về một vài địa điểm du lịch sinh thái ở
Việt Nam, yêu cầu học sinh gọi tên những địa điểm đó bằng Tiếng Anh, sau đó
yêu cầu học sinh trả lời thêm câu hỏi du khách được tham gia những hoạt động
gì ở đó
Mơ tả cụ thể cách thức hoạt động ở một số giờ học nói lớp 10:
Bài 1:FAMILY LIFE.
+ Phần chuẩn bị: Trước khi tiết reading hết giờ, Giáo viên giao nhiệm vụ
cho buổi sau:
- Yêu cầu học sinh:
+ Phần activity 1 được giáo viên lồng ghép vào phần warm up.
+ Chuẩn bị cho activity 2 theo cặp từng bàn một; liệt kê các câu hỏi bằng
tiếng anh để có thể hỏi bạn mình về những việc nhà họ thích và khơng thích

10



+ Chuẩn bị cho activity 3 theo cặp cũ ở phần activity 2; tạo ra đoạn hội
thoại giữa 2 người , hỏi và trả lời các câu hỏi về bạn mình thích hay khơng thích
và giải thích tại sao, ghi lại các thơng tin mình hỏi được về bạn để phục vụ cho
phần tiếp theo.
+ Chuẩn bị cho activity 4: yêu cầu học sinh làm việc cá nhân kể lại các
thông tin mà họ hỏi được về người bạn ở phần activity 3 cho cả lớp nghe.
- Phần trình bày:
+ activity 2: giáo viên yêu cầu đại diện của 5 cặp lên chiếu danh sách các
câu hỏi mà họ đã chuẩn bị trước, mỗi đại diện được trình bày khơng quá 1 phút.
+ activity 3: mỗi cặp được gọi lên trình bày khơng q 3 phút.
+ activity 4: Mỗi học sinh được gọi thực hiện phần trình bày trước lớp
khơng quá 2 phút.
- Các học sinh nghe, quan sát, đánh giá phần trình bày của các bạn trên lớp.
- Giáo viên : tổng hợp, nhận xét và cho điểm một số học sinh xuất sắc.
- Củng cố: Yêu cầu học sinh ghi nhớ từ vựng và các cấu trúc học được để
hỏi các thông tin về một cá nhân hoặc gia đình nào đó.
Bài 4: FOR A BETTER COMMUNITY
+ Phần chuẩn bị: Trước khi tiết reading hết giờ, Giáo viên giao nhiệm vụ
cho buổi sau:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị để thực hiện đoạn hội thoại mẫu ở phần task 2
theo cặp cùng bàn cho phần warm up ở buổi sau.
- Vẫn cùng cặp đó các học sinh chuẩn bị 4 đoạn hội thoại tương tự như
hướng dẫn ở task 2. (thời gian trình bày là 2 phút cho mỗi đoạn)
- Phần trình bày cá nhân: Chuẩn bị trình bày về một công việc quan trọng/
cấp bách nhất cần được làm trong khu vực của em và giải thích tại sao
(thời gian trình bày của mỗi học sinh là 2 phút)
+ Trong giờ nói: Các cặp và các cá nhân trình bày phần chuẩn bị của mình
theo yêu cầu của giáo viên.
+ Các học sinh khác nghe và nhận xét

+ Giáo viên: tổng kết và cho điểm.
11


+ Củng cố: yêu cầu học sinh ghi nhớ cách hỏi và trả lời về một số hoạt
động vì sự phát triển của cộng đồng, hoặc kể về một hoạt động phát triển cộng
đồng nào đó bằng tiếng Anh.
Mơ tả cụ thể cách thức hoạt động ở một giờ học nói lớp 11:
Bài 1: RELATIONSHIPS
+ Phần chuẩn bị: Trước khi tiết reading hết giờ, Giáo viên giao nhiệm vụ
cho buổi sau:
- Chia lớp thành các nhóm hai người và yêu cầu các nhóm tạo ra các đoạn
hội thoại để nói về những vấn đề mà bạn đang gặp phải và cần sự giúp đỡ
+ Tiêu chí cho điểm:
- Nội dung: Nêu được vấn đề đang gặp và cần lời khuyên
- Vể hình thức: Cả hai người cùng tham gia, phải có mở đầu cuộc hội thoại
và kết thúc hội thoại một cách tự nhiên nhất.
- Thời gian trình bày của mỗi cặp là 3-5 phút
+ Trình bày: trong tiết nói, các cặp được mời lên trước lớp để trình bày
đoạn hội thoại của mình, hoặc trình chiếu đoạn hội thoại do các cặp đã chuẩn bị
trước cho giáo viên và cả lớp xem.
+ Nhận xét: giáo viên yêu cầu các cặp khác nhận xét và cho điểm các phần
trình bày của.
+ Giáo viên nhận xét, tổng kết, bổ sung thông tin
+ Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những điểm cần ghi nhớ sau bài
học và bổ sung nếu chưa đủ
Mô tả cụ thể cách thức hoạt động ở một giờ học nói lớp 12:
Bài 6: ENDANGERED SPECIES
- Phần chuẩn bị:
+ Activity 1: Giáo viên lồng ghép vào phần warm up: Chiếu một đoạn

video về các con vật được nói đến trong phần sau liên quan đến tình trạng hiện
nay của chúng

12


và những hành động để bảo vệ chúng nhằm thu hút học sinh vào chủ đề bài
học và đồng thời kiểm tra kiến thức chung về sự chuẩn bị của tất cả học sinh cho
bài học này.
+ Activity 2: Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị theo cặp tìm hiểu thêm
thơng tin, sử dụng thêm thơng tin để nói về cách bảo vệ các lồi có nguy cơ bị
tuyệt chủng
+ Activity 3: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 người để chuẩn bị một
bài báo cáo về một trong 4 loài vật được đề cập ở phần activity 2.( Ở phần này
các em có thể làm như một bài tập lớn bằng cách thu thập thông tin về lồi vật
mà mình lựa chọn và trình bày về nó một cách chi tiết và sinh động như dùng
hình ảnh hoặc video về chúng để tăng hiệu quả của thơng tin cần trình bày.)
- Mục đích cần đạt được: Ở bài này, học sinh cần có một lượng từ vựng
nhất định về các lồi vật có nguy cơ tuyệt chủng và luyện tập các kỹ năng trình
bày về một chủ đề nào đó cho thuyết phục.
- Phần trình bày:
+ Activity 2: Ở phần này , mỗi cặp được gọi có 3 phút để thực hiện đọan
hội thoại của mình.
+ Activity 3: Ở phần này mỗi học sinh co 4 phút để trình bày bài báo cáo
của nhóm mình và 1-2 phút để trả lời các câu hỏi của các bạn khác.
- Các học sinh khác: nghe và đặt câu hỏi cho các bạn trình bày về các nội
dung liên quan, đồng thời ghi chép lại những kiến thức hay , quan trọng mà các
bạn khác đã làm được.
- Giáo viên tổng kết các kết quả, nhận xét và cho điểm phần trình bày tốt
nhất.

- Củng cố: Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nhớ từ vựng liên quan đến bài
học và các cách diễn đạt về một loại động vật nào đó,khả năng phản ứng nhạy
bén với các câu hỏi không được chuẩn bị trước.
3. 2. 3. Một số các phương pháp khác trong giờ dạy nói và một vài minh họa
cụ thể
3. 2. 3. 1. Các trò chơi giao tiếp
13


Những trò chơi mà được thiết kế để thúc đẩy sự giao tiếp giữa học sinh nhờ
vào một phiếu bài tập chứa các thông tin trống để một học sinh phải nói chuyện
với bạn của mình để giải một câu đó, vẽ một bức tranh (miêu tả hoặc vẽ), sắp
xếp thơng tin theo thứ tự hợp lí (miêu tả và sắp xếp), hoặc tìm điểm giống nhau
và khác nhau giữa các bức tranh.....
Ví dụ: Tiếng Anh 10, Unit 5: Being Part of Asian, Skills: Speaking,
Activity 3: Work in pairs...
Chúng ta có thể thiết kế lại bài tập này, tạo ra Bảng A chứa một số thông tin
mà Bảng B không có và ngược lại.

14


Để hồn thành được bảng, học sinh có thể hỏi để trao đổi thơng tin. Giáo
viên trong tình huống này nên kiểm soát và đưa ra yêu cầu chặt chẽ để tránh việc
học sinh trao đổi bằng Tiếng Việt.
Học sinh có thể bắt đầu đoạn hội thoại với mẫu
Student A: Can you tell me what population Laos is?
Student B: It’s six million, four hundred, seven thousand, two hundre, and
eleven people. And what is the area of Laos?
Student A: It’s two hundred and thirty six thousand, eight hundred square

kilometres.
15


‘Just a minute’ là một cuộc thi hài hước nơi mà mỗi người tham gia phải
nói trong 60 giây về một chủ đề mà họ được cho bởi giáo viên mà không bị ngấp
ngứ hay lặp lại thông tin. Nếu một ‘thí sinh’ khác nghe thấy bất cứ khi nào học
sinh đang dự thi nói bị gián đoạn thì thí sinh đó sẽ được một điểm và tiếp tục nói
về chủ đề đó. Người nói đến giây cuối cùng sẽ có được 2 điểm.
Ví dụ: Tiếng Anh 10 thí điểm, Unit 8 New ways to learn, Skills:
Speaking
Chia lớp ra làm 3-4 nhóm lớn ví dụ tên nhóm là A, B C, D, học sinh các
nhóm thảo luận về tác hại và lợi ích của các thiết bị điện tử trong vịng 2 phút.
Sau đó lần lượt từng nhóm sử dụng 1 phút để nói về chủ đề tác hại/bất lợi của
các thiết bị điện tử đối với việc học tập. Nếu một nhóm A phát hiện nhóm B đang
trình bày nói ngấp ngứ quá 2 giấy hoặc bị lặp lại thơng tin, nhóm A này sẽ có được 1
điểm và thay nhóm B nói về cùng chủ đề. Cứ tương tự như vậy cho đến khi 60 giây
kết thúc. Nhóm nào có thể nói liên tục khơng gián đoạn và lặp lại có thể nhận được 2
điểm. Kết thúc đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
3. 2. 3. 2. Thảo luận (Discussion)
Một trong những lí do khiến hoạt động thảo luận thất bại khi thực hiện là do
học sinh do dự đưa ra ý kiến cá nhân của mình trước cả lớp, đặc biệt nếu các em
khơng thể nghĩ ra điều gì để nói, khơng cảm thấy tự tin hoặc khơng chắc chắn
thơng tin mình nói ra đúng ngữ pháp....Nhiều học sinh cảm thấy hoạt động thảo
luận không thú vị.
Buzz group sẽ là một hoạt động mà giáo viên có thể tránh được những khó
khăn trên. Giáo viên nên cho phép học sinh có cơ hội thảo thauanj nhanh trong
nhóm nhỏ trước khi các em được yêu cầu nói trước lớp. Bởi vì các em đã có cơ
hội để suy nghĩ về những ý tưởng cho chủ đề và ngơn ngữ chúng có thể dùng để
diễn đạt trước khi được yêu cầu nói trước lớp nên mức độ căng thẳng rõ ràng sẽ

được gaimr bớt phần nào.
Buzz groups có thể được sử dụng trong rất nhiều hoạt động thảo luận. Ví dụ,
giáo viên có thể u cầu học sinh dự đoạn nội dung trong bài đọc hoặc có thể
nói về phản ứng/suy nghĩ của chúng sau khi đọc đoạn văn đó. Giáo viên chúng
16


ta cũng có thể yêu cầu chúng thảo luận về nội dung sẽ được bao hàm trong một bài
nghe hoặc tạo hội thoại ngắn về thể loại nhạc phù cho từng sự kiện. Ví dụ, loại nhạc
nào phù hợp cho đám cưới – the right types of music for wedding or party)
Một trong những cách rất hay giúp khuyến khích sự thảo luận là đưa ra các
hoạt động bắt buộc học sinh phải đưa ra quyết định, thường là kết quả của việc
cân nhắc giữa hai hay nhiều lựa chọn cụ thể.
Ví dụ, tưởng tượng mình bắt gặp bạn mình đang gian lận trong giờ kiểm tra
cuối kì. Giáo viên yêu cầu học sinh đặt mình vào tình huống và quyết định giữa
các lựa chọn sau.
(You during an exam catch your friend copying from hidden notes. What
will you do?)
1. You should ignore it.
2. You should give your friend a sign to show that you have seen (so that
your friend will stop)
3. You should call the family and tell them your friend was cheating.
4. You should inform the examining board so that you friend will not be
able to take that exam again.
3. 2. 3. 3. Bài nói có chuẩn bị ở nhà.
Một hoạt động phổ biến và có hiệu quả là cho phép học sinh chuẩn bị các bài
nói ở nhà, khi đến lớp học sinh có thể trình bày về chủ đề mà giáo viên đã giao
cho trước đó. Những bài nói này khơng được thiết kế cho các hội thoại mang
tính tự phát bởi vì chúng có sự chuẩn bị trước. Chúng sẽ giống với hình thức
viết hơn. Tuy nhiên nếu có thể, hcojs inh nên được yêu cầu nói dựa vào các ý

ghi chú thay vì chỉ đọc nguyên cả bài văn đã chuẩn bị.
Bài nói có chuẩn bị, nếu được tổ chức một cách hợp lí có thể gây hứng thú
lớn cho cả người nói và người nghe.
Đây là một ví dụ bài nói đã được chuẩn bị trước của các em học sinh khi
được giao nhiệm vụ.
Ví dụ: Tiếng Anh 12 thí điểm, Unit 5: Cultural Identity , Getting
started (page 58)
17


Một hoạt động để củng cố bài học giáo viên yêu cầu học sinh nói về
bản sắc văn hóa của Việt nam, sau khi đã được học và đọc về bản sắc văn
hóa Nhật Bản. Học sinh được phân thành 4 nhóm, có sự chuẩn bị trước
H: Hi everyone, why you don't come back home after school?
M: Hello, who are u?
H: I'm a oversea student. I'm Han, I'm from Korea. I've just moved to our
school for a week
M: Oh, nice to meet u
H: What are u doing?
M: err... We're preparing for our presentation about Vietnam's festivals
tomorrow
H: That's sound great. I love Vietnam. May you tell me about Vietnam's
festivals?
M: Ofcourse. Let's start with us
Trang: I'm excited to tell u about Vietnam's festivals. Vietnam has two types
of festivals such as traditional festivals and modern festivals. Traditional
festivals contain Tet Holiday, Mid-autumn, Hung King Festival, Vu Lan
festivals, etc. Modern festivals include Christmas, Halloween, and so on. We
will describe some typical festivals below.
1. Tet Holiday

Tet is the most important festival in Vietnam, when every family gather
together. To prepare for Tet Holiday, Vietnamese people have started to do
housework, do shopping, cook ‘banh chung’ and plant a blossom pots which is
the symbol of wealth and peace. At night of thirty, 12 pm regarded as the
moment of transformation from old year into new year when everyone has
watched firework together. In the morning of the first day, Vietnamese people
have visited relatives and handed in lucky money for the elder and children then
they have went to pagoda to pray for a peaceful new year.
2.

Noel

18


Vietnam has not only traditional festivals, but also modern festivals
imported from the West. One of them is Christmas. At night of December twentyfourth annually, Christians have visited to church to pray for a peaceful new
year. The church has decorated with a snow pine contain light strings, tinsels
and yellow bells. The festival also has attracted many children’s attention
because they have hook their socks up window frame in order to look forward to
being given a gift by Santa Claus.
3.

Halloween

Except Christmas, Vietnam also has a quite attractive festival, called
“Halloween” . This festival is held on October 31th annually. Although
proceeding from the West, Vietnamese made some change and regarded it as a
carnival. Its symbol is the witch and pumpkin carved a face. Unlike the West,
instead of taking part in some activities like Trick or Treat, Vietnamese people

have worn costumes look like characters they interested in the parade in the
street.
4.

Gio To Hung Vuong

“Whoever goes back and forth
Remember the anniversary of March Tenth”
Hung King festival is derived from the legend of Lac Long Quan and Au
Co. To show gratitude to the Hung King, Vietnamese people have held it on
March 10th annually. They have made ‘banh troi’, ‘banh chay’ and ‘che mat’ in
order to burn incense and worship their ancestor. On this day, thousands of
Vietnamese people have flocked into Hung King Temple (Phu Tho) to express
their profound gratitude. Hung King festival is a traditional festival in Vietnam
so as to educate the tradition “When drinking water, think of its source”.
3. 2. 3. 4. Sử dụng bảng câu hỏi (Questionaire)
Bảng câu hỏi được chuẩn bị trước cũng rất hữu dụng khi dạy nói bởi bằng
cách này, chúng ta chắc chắn rằng cả người hỏi và người trả lời đều có điều gì
đó để trao đổi với nhau. Tùy thuộc vào mẫu hỏi được thiết kế chặt chẽ như thế
nào bảng câu hỏi sẽ khuyến khích sự tự nhiên của một số cấu trúc ngôn ngữ.
19


Học sinh có thể thiết kế bảng câu hỏi cho bất kì chủ đề nào mà các em muốn
thảo luận hoặc có thể do giáo viên chỉ định đối với từng đơn vị bài học. Khi đó,
giáo viên có thể giữ vai trị như một nguồn tài ngun thơng tin, giúp đỡ các em
trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi để các em có thể đạt tới mục đích giao tiếp
nhất định. Kết quả đạt được từ bảng câu hỏi sau này có thể là phương tiện hình
thành cơ sở cho các bài viết, các phần thảo luận hoặc chuẩn bị các bài nói ở nhà.
3. 2. 3. 5. Hoạt động bắt trước mơ phỏng và đóng vai (Simulation and roleplay)

Rất nhiều học sinh cảm thấy thích thú và đạt được lợi ích rất lớn từ việc bắt
trước, mơ phỏng lại và đóng vai các tình huống diễn ra trong đời thực nhưu là
các tình huống trong cuộc họp, trên máy bay hay một cuộc phỏng vấn. Hoạt
động đóng vai này có thể được sử dụng để thúc đấy khả năng diễn đạt trôi chảy
hoặc để luyện cho học sinh xử lí những tình huống cụ thể.
Để một hoạt động đóng vai có hiệu quả, theo Ken Jones, nó cần thiết phải
có các yêu tố sau:
1. Học sinh phải nghĩ mình chính là một nhân vật thật/một người tham gia
vào tình huống chứ họ khơng cịn là học sinh trong hoạt động đóng vai đó nữa.
2. Cần có một mơi trường được mơ phỏng lại. Ví dụ, giáo viên có thể yêu
cầu cả lớp xem như họ là khán giả trong một chương trình truyền hình thực tế.
Họ sẽ cùng theo dõi một số học sinh khác đóng vai thảo luận về một vấn đề
được chỉ định trước.
3. Học sinh cần phải hiểu được hoạt động đó được xây dựng và kết cấu như
thế nào và các em cũng cần được biết những thông tin cần thiết để tiến hành
hoạt động đóng vai có hiệu quả.
Từ tác giả K Jones (1982; 4-7)
Trong hoạt động đóng vai, chúng ta phải phân vai rõ từng người tham gia là
ai/nhân vật nào và họ suy nghĩ, cảm nhận như thế nào. Ví dụ, trong trường hợp
giáo viên giao cho một học sinh đóng vai là một người lái xe máy và họ nghĩ
rằng những quy định quá chặt chẽ về việc đỗ xe là khơng cần thiết.
3. 2. 4. Vai trị của giáo viên trong các hoạt động nói.
20


Đôi khi học sinh sẽ không thể nghĩ ra được điều mà các em có thể nói tiếp
hoặc khó có thể nói trơi chảy như chúng ta mong muốn do khơng đủ từ vựng để
diễn đạt. Giáo viên, trong tình huống đó, có thể giúp các em bằng cách đưa ra
các gợi ý cụ thể, khéo léo để tránh làm gián đoạn cuộc thảo luận hoặc làm các
em cảm thấy không thực sự thoải mái do lỗi sai họ mắc phải.

Giáo viên cũng có thể làm mẫu trước khi yêu cầu học sinh hoạt động. Giáo
viên cũng có thể đóng vai như một người tham gia chính trong hoạt động thảo
luận, điều này sẽ giúp giáo viên dễ dàng đưa ra các gợi ý, giới thiệu thông tin
mới để giúp hoạt động diễn ra suôn sẻ, đảm bảo được sự tham gia tích cực hơn
của học sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giáo viên cần tránh nói chiếm
quá nhiều thời gian hoặc dẫn sự chú ý của học sinh quá nhiều về mình.
Sau khi các hoạt động kết thúc, giáo viên là người đưa ra nhận xét, phản
hồi tích cực, mang tính xây dựng để học sinh có thể biết được các em đã thực
hiện tốt đến mức nào, nội dung các em triển khai đã ổn chưa, ngơn ngữ các em
sử dụng cịn vấn đề lưu ý. Tất cả những phản hồi kịp thời, khéo léo của giáo
viên sẽ rất có giá trị cho các em sau này.
4. Kết quả đạt được sau khi áp dụng SKKN
Dựa vào đặc thù môn học là một môn học ngôn ngữ thiên về giao tiếp và
hiệu quả giao tiếp phản ánh năng lực ngơn ngữ của người học.Vì vậy, việc sử
dụng phương pháp dạy học bằng tình huống kết hợp với một số phương pháp
dạy nói khác đã mang lại hiệu quả trong các giờ dạy nói, giúp giờ học trở nên
hứng thú đối với cả người dạy và người học
Cụ thể là trong hai năm qua, tôi đã triển khai phương pháp này rất thành
công ở các lớp mà học sinh có năng lực ngơn ngữ tốt và thực sự chú trọng đến
bộ mơn ngoại ngữ. Các nhóm học sinh sau khi nhận nhiệm vụ đã rất tích cực tìm
hiểu và xây dựng được các đoạn hội thoại rất hay và đặc biệt phương pháp này
còn thúc đẩy được khả năng áp dụng cơng nghệ thơng tin vào trình bày các vấn
đề rất linh hoạt và hiệu quả. Biểu hiện rõ nhất của kết quả này là các học sinh rất
háo hức với giờ học nói, tình trạng ngồi ì một chỗ trong các giờ nói đã chấm dứt,
vốn từ vựng được mở rộng giúp học sinh tự tin hơn rất nhiều khi luyện nói trong
21


các giờ học ngoại ngữ. Tuy nhiên phương pháp này lại chưa phát huy hết hiệu
quả ở các lớp có năng lực yếu hơn do học sinh có vốn từ vựng ít cộng thêm ý

thức và động cơ học ngoại ngữ chưa cao .Vì vậy tơi vẫn chưa thể áp dụng
phương pháp này vào toàn bộ các lớp học và các bài học trong sách giáo khoa
như mong muốn. Hy vọng trong tương lai tơi có thể áp dụng phương pháp này
rộng rãi hơn và góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh trong các
nhà trường phổ thơng.
* Một vài bức ảnh học sinh trong giờ nói

Nhóm 3: Nói về các ngày lễ ở Việt Nam

22


Nhóm 2: Nói về ẩm thực Việt Nam

Nhóm 1: Nói về trang phục truyền thống của Việt Nam

23


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Trên đây là một số kinh nghiệm về phương pháp dạy nói hiệu quả mà tơi
đã tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng vào thời gian qua. Tôi nhận thấy học sinh
rất là háo hức tham gia vào các hoạt dộng nói, khả năng nói Tiếng Anh của các
em tốt hơn, các em tự tin hơn.
Tuy nhiên trên đây chỉ là một số kinh nhiệm nhỏ trong q trình dạy kĩ
năng nói rất mong lãnh đạo các cấp và đồng nghiệp đóng góp chân thành để tơi
hồn thiện tốt hơn trong việc dạy kĩ năng nói cho học sinh.
2. KIẾN NGHỊ:
2.1. Đối với học sinh:

- Tránh rụt rè, nhút nhát phải tự tin vào chính mình.
- Khai thác triệt để thơng tin từ Internet
- Luyện nói thường xuyên
- Tùy từng hoạt động mà giáo viên yêu cầu (học sinh cần chuẩn bị bài chu
đáo trước khi đến lớp, trong khi học phải thật chú ý lắng nghe bài giảng, tích cực
phát biểu đưa ra những ý tưởng, tình huống hay)
2.2. Đối với giáo viên:
24


- Chuẩn bị bài dạy một cách công phu, tỉ mỉ, lời hướng dẫn rõ ràng, hệ
thống câu hỏi đơn giản, các dạng bài tập phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
- Cần kiểm tra và đánh giá kết quả bài nói của học sinh một cách khoa
học, chính xác.
- Tạo khơng khí cởi mở, chân thành trong giờ học giúp học sinh say mê,
u thích mơn học.
2.3. Đối với Ban giám hiệu nhà trường
- Có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa Tiếng Anh, và thành
lập câu lạc bộ Tiếng Anh theo từng lớp.
Trên đây đã trình bày và chia sẻ những việc tơi đã và đang làm trong việc
“Phương pháp dạy học tình huống và một số phương pháp dạy hiệu quả
trong giờ nói mơn Tiếng Anh cấp THPT”
Kính mong sự đóng góp của Ban giám Hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và
đồng nghiệp để SKKN thực sự phát huy được hiệu quả, tôi xin chân thành cám
ơn!

25



×