Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường trường hợp tỉnh bình định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.27 KB, 8 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, việc làm cho người lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia nói chung và đối với cuộc sống của mỗi
cá nhân, gia đình nói riêng. Giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động
trẻ đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia ở nhiều nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang ở trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” với tỷ lệ thanh
niên cao nhất trong lịch sử phát triển nhân khẩu học của đất nước khi nhóm dân số trẻ từ
10 - 29 tuổi chiếm khoảng 33% dân số cả nước. Đây là một lợi thế rất lớn để thực hiện
mục tiêu “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề
giải quyết việc làm cho thanh niên đặc biệt là thanh niên có trình độ cao ở Việt Nam vẫn
cịn nhiều bất cập, tình trạng dư cung vẫn cịn khá phổ biến trên thị trường lao động. Số
lượng sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trong cả nước
khơng tìm được việc làm ngày càng nhiều. Cụ thể:
- Theo báo cáo tổng hợp của Viện Khoa học Lao động và Xã hội hợp tác với 3
trường đại học ở Hà Nội: Năm 2013, cứ 10 người thì có 3 người đã từng bị thất nghiệp
trong vịng 1 năm kể từ khi ra trường. Sau 1 năm tốt nghiệp hơn 90% đối tượng khảo sát
có việc làm trong đó 33% chấp nhận làm việc trái ngành, nghề và trình độ; 9% đối tượng
vẫn khơng thể tìm được việc làm.
- Mới đây nhất, theo số liệu Điều tra Lao động Việc làm Quý 4/2015 của Tổng
cục Thống kê, cả nước có 155,5 nghìn người có trình độ từ Đại học trở lên, 115 nghìn
Cao đẳng chuyên nghiệp và 6,1 nghìn Cao đẳng nghề bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp
của các nhóm này lần lượt là 3,3% ; 8,16% và 3,44% cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp
chung cả nước là 2,31%.
Ngoài ra, vấn đề nan giải này cũng bắt gặp tại một số tỉnh thành trong cả nước
trong đó có Bình Định. Theo số liệu của cục Thống kê Bình Định, tồn tỉnh có 37,3%
người có trình độ Cao đẳng trở lên bị thất nghiệp trong tổng số người thất nghiệp.


Qua những số liệu thống kê trên ta thấy được tình trạng sinh viên sau khi ra trường
khơng có việc làm của cả nước nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng ngày càng phổ


biến. Do vậy việc tìm ra những nguyên nhân, những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến khả
năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp cũng như tìm ra những giải pháp hiệu quả và
mang tính khả thi để giải quyết tình hình này là vấn đề rất cần thiết, đặc biệt là đối với
một tỉnh đang có tiềm năng phát triển kinh tế to lớn như Bình Định.
Xuất phát từ thực tế trên và với tư cách cá nhân là một người làm trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo, tác giả mong muốn tìm hiểu tình hình việc làm của sinh viên tại tỉnh
mình sau khi ra trường sẽ như thế nào. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường
- Trường hợp tỉnh Bình Định” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc
làm của sinh viên tốt nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định thơng qua phân tích thực trạng,
sử dụng thống kê mô tả và ước lượng mơ hình hồi quy logistic với biến phụ thuộc là biến
Y-tình trạng việc làm của SVTN là biến nhị phân nhận giá trị bằng 1 nếu SVTN có việc
làm và bằng 0 nếu sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm. Từ số liệu điều tra, luận văn đề
xuất một số kiến nghị đối với sinh viên và Nhà trường để nâng cao năng lực tìm kiếm
việc làm cho sinh viên tốt nghiệp nhằm mục đích giảm thất nghiệp ở sinh viên.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng có việc
làm của sinh viên sau khi ra trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt nội dung
Trong luận văn này tác giả sử dụng định nghĩa về thời gian để xác định sự thất
nghiệp của SVTN trong nghiên cứu của Erandika L. K. Dissanayake như sau: Sinh viên
sau khi ra trường 6 tháng chưa có làm một cơng việc nào thì được gọi là thất nghiệp; nếu
có làm mà đã chuyển hoặc nghỉ việc thì vẫn xem là có việc làm.
Trong luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu định lượng các nhân tố chủ
quan ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của SVTN.



- Khách thể nghiên cứu: SVTN hệ chính quy ĐH, CĐ năm 2015 là nhóm đang
trong giai đoạn tìm việc làm.
- Không gian nghiên cứu: SVTN của các trường Đại học Quy Nhơn, Cao đẳng
Nghề Quy Nhơn và Cao đẳng Bình Định trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Thời gian nghiên cứu: Khảo sát được tiến hành từ tháng 01/2016 đến 02/2016
4. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê,
phương pháp toán Kinh tế (phương pháp Kinh tế lượng). Ngồi ra tác giả cịn sử dụng
thêm phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp nghiên cứu định lượng, nghiên
cứu tại bàn, khảo sát thực địa để xây dựng phiếu điều tra, phân tích, xây dựng mơ hình.
Trên cơ sở đó ước lượng, kiểm định đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có
việc làm của SVTN.

5. Giá trị đóng góp của luận văn
Thơng qua việc xác định, phân tích các nhân tố tác động đến khả năng có việc làm
của SVTN, tác giả đề xuất các kiến nghị, góp phần nâng cao khả năng tìm việc, giảm tỷ
lệ thất nghiệp của SVTN tại các trường trên địa bàn tỉnh Bình Định.
6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có bố cục
gồm 4 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương này, tác giả trình bày một số các khái niệm liên quan về nguồn lao động,
lực lượng lao động, việc làm, người có việc làm, thiếu việc làm, thất nghiệp, đặc điểm và
phân loại việc làm, thất nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành tổng quan các nghiên
cứu trong nước, ngồi nước có liên quan đến nghiên cứu về khả năng có việc làm của
SVTN và người lao động, đồng thời tìm ra một số nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng
có việc làm của SVTN.

Chương 2: Thực trạng thị trường lao động tỉnh Bình Định
Chương này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng thị trường lao động tỉnh Bình
Định thơng qua ba nội dung: Tình hình lực lượng lao động tỉnh Bình Định; thực trạng



thất nghiệp tỉnh Bình Định và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lao động tỉnh Bình Định.

Chương 3: Phương pháp điều tra khảo sát
Trong Chương 3, tác giả tiến hành xây dựng phương pháp điều tra khảo sát cho
nghiên cứu bao gồm xây dựng quy trình xây dựng phiếu điều tra khảo sát, nội dung phiếu
điều tra. Sau đó tác giả tiến hành xác định cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu. Trên cơ sở
đó tiến hành tổ chức thu thập dữ liệu, xử lý, mã hóa, nhập và làm sạch dữ liệu. Sau khi
làm sạch dữ liệu tác giả tiến hành phân tích thống kê mơ tả một số nội dung chính sau: (i)
đặc điểm của SVTN (tuổi, giới tính, trường, ngành học, kết quả xếp loại tốt nghiệp và địa
chỉ liên hệ hiện tại của SVTN; (ii) đặc điểm của bố mẹ sinh viên (trình độ học vấn và
nghề nghiệp); (iii) tình trạng việc làm của SVTN (thực trạng việc làm và chưa có việc
làm, lý do chưa có việc làm, lý do thất nghiệp); (iv) đặc điểm việc làm của SVTN (đơn vị
làm việc, ngành kinh tế, thời gian và hình thức làm việc của SVTN, mức lương khởi điểm
của SVTN, đánh giá sự phù hợp của ngành nghề đào tạo với công việc hiện tại, sự có ích
của kiến thức và kỹ năng được nhà trường trang bị…); (v) hành vi tìm kiếm việc làm
(kênh thơng tin tìm việc, thời điểm bắt đầu tìm việc, và so sánh giữa mức lương kỳ vọng
đến khả năng có việc làm, cơng việc làm thêm lúc cịn học Đại học, Cao đẳng và đánh giá
mức độ cần thiết của kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng tin học, ngoại ngữ và kỹ
năng mềm.
Chương 4: Ước lượng mô hình thực nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường
Trong chương này, tác giả tiến hành ước lượng mơ hình logistic. Tác giả đã phân
tích tương quan mối quan hệ giữa các nhân tố được thiết lập ở mục tổng quan các nghiên
cứu trước với biến phụ thuộc Y- tình trạng việc làm của SVTN. Trên cơ sở phân tích mối
tương quan đó và phân tích thống kê mô tả ở chương 3, tác giả đã đề xuất mơ hình hồi
quy logistic áp dụng cho số liệu thu thập tại tỉnh Bình Định với 7 biến độc lập tương ứng
để lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi
ra trường. Từ đó đề xuất một số khuyến nghị đối với sinh viên và Nhà trường nhằm nâng

cao năng lực tìm kiếm việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp cho SVTN.


MỘT SỐ KẾT QUẢ TỪ NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên sau khi ra trường – Trường hợp tỉnh
Bình Định”, tác giả thu được một số kết quả sau:
 Từ phân tích thị trường lao động Bình Định:
- Qua các phân tích về thực trạng cầu thị trường lao động ở Bình Định ta thấy được
tình hình kinh tế của tỉnh trong 5 năm trở lại đây tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng hầu
như không đổi; vấn đề giải quyết việc làm chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong tỉnh; tỷ trọng lao
động trong các khu vực kinh tế không thay đổi nhiều; các doanh nghiệp hiện đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh tăng nhanh nhưng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp này bắt
đầu bão hòa điều này cho thấy nhu cầu thị trường lao động Bình Định khơng ảnh hưởng
nhiều đến khả năng có việc làm của SVTN.
 Từ điều tra khảo sát SVTN từ các trường ĐH, CĐ ở Bình Định:
-

Sau 6 tháng ra trường, có 74,7% sinh viên có việc làm và 25,3% sinh viên

chưa có việc làm, trong đó tỷ lệ nam giới có việc làm cao hơn nữ giới. Nhóm sinh viên
tốt nghiệp loại xuất sắc/giỏi có việc làm cao nhất chiếm 89,3%, tiếp đến là nhóm tốt
nghiệp loại khá 77,8% và nhóm tốt nghiệp loại trung bình có tỷ lệ chưa có việc làm cao
nhất 42%. Nhìn chung tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm như phân tích là chấp nhận
được.
-

Trong số 91 SVTN chưa có việc làm có 74 người đã đi xin việc nhưng chưa

được, 3 người chưa có nhu cầu và 14 người đang học tiếp. Lý do SVTN đã đi xin việc

nhưng chưa được tuyển dụng chủ yếu là do: (i) thiếu/không có kinh nghiệm làm việc; (ii)
chưa tìm được việc làm ưng ý; (iii) thiếu kỹ năng mềm; (iv) thiếu kiến thức kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ; (v) thiếu thông tin tuyển dụng, kỹ năng tin học, ngoại ngữ...
-

Một bộ phận lớn các sinh viên sau khi tốt nghiệp ĐH, CĐ đều trở về sinh

sống và làm việc tại quê nhà (65,8%). Trong số 123 SVTN di cư sang tỉnh khác làm việc có
đến 77 sinh viên là người Bình Định. Điều này phản ánh khả năng giải quyết nhu cầu về việc
làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp ở Bình Định vẫn cịn hạn chế.


-

SVTN Đại học Quy Nhơn có việc làm nhiều nhất, tiếp đến là SVTN trường

Cao đẳng Nghề Quy Nhơn và thấp nhất là SVTN Cao đẳng Bình Định.
-

Lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật cao đang chuyển biến theo hướng

tích cực. Tuy nhiên số lượng sinh viên làm việc trái ngành nghề đào tạo vẫn còn rất phổ
biến 24,5%, trong đó nam giới chiếm tỷ lệ cao.
-

Mức thu nhập phổ biến của các sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm từ 3

triệu đồng trở lên.
-


Sinh viên bắt đầu tìm kiếm việc làm trước khi tốt nghiệp có khả năng có việc

làm cao hơn so với những sinh viên tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
-

Mặc dù tỷ lệ có việc làm tương đối cao nhưng số lượng SVTN làm việc trái

ngành nghề đào tạo vẫn còn rất phổ biến 24,5%. Điều này cho thấy chương trình, nội
dung đào tạo của các trường ĐH, CĐ ở Bình Định chưa phù hợp với nhu cầu của thị
trường lao động.
-

Nếu mức lương nhà tuyển dụng trả khi đi xin việc cao hơn mức lương sinh

viên tốt nghiệp kỳ vọng thì khả năng sinh viên có việc làm cao.
-

Vai trị của thông tin TTLĐ dần mất hiệu quả do các mối quan hệ xã hội.

-

Nghề nghiệp bố mẹ SVTN có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng có việc làm

của họ. Nếu bố mẹ là Cán bộ, Công chức, Viên chức Nhà nước hoặc Kinh doanh thì khả
năng có việc làm của sinh viên cao hơn so với SVTN có bố mẹ là Công nhân, Nông dân
Nội trợ hoặc nghề nghiệp khác.
 Từ phân tích, ước lượng mơ hình thực nghiệm
-

Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của SVTN: Giới tính, học


vấn, kết quả tốt nghiệp, kênh thơng tin tìm việc, thời điểm tìm việc, sự chênh lệch giữa
mức lương kỳ vọng với mức lương nhà tuyển dụng trả khi xin việc, nghề nghiệp của bố,
nghề nghiệp của mẹ SVTN. Các nhân tố này đều có ý nghĩa thống kê.
-

Mơ hình tác giả lựa chọn là phù hợp và mức dự báo chính xác của tồn bộ mơ

hình là 82,5%.
-

Nếu giả sử xác suất ban đầu là 10% thì:
+ Khả năng nam giới có việc làm cao hơn nữ giới là 6,5 điểm phần trăm.


+ SVTN Đại học có khả năng có việc làm cao hơn 6,7 điểm phần trăm so với SVTN
Cao đẳng;
+ Xác suất để SVTN loại giỏi có việc làm cao hơn SVTN loại khá hoặc trung
bình là 30,6 điểm phần trăm.
+ SVTN nào tìm việc sau khi tốt nghiệp có khả năng có việc làm thấp hơn 7,2
điểm phần trăm so với SVTN tìm việc làm trước khi tốt nghiệp;
+ Nhờ mối quan hệ xã hội mà xác suất SVTN có việc làm cao hơn 9 điểm phần
trăm so với SVTN tìm việc qua kênh thơng tin khác.
+ Nếu bố mẹ là cán bộ công chức viên chức nhà nước hoặc kinh doanh thì khả
năng có việc làm của sinh viên cao hơn so với việc bố mẹ là công nhân, nông dân nội trợ
và nghề nghiệp khác.

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Trên cơ sở mơ tả thống kê, phân tích, đánh giá tác giả đề xuất một số khuyến nghị
để nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm của SVTN.

 Đối với sinh viên, tác giả đề xuất 5 giải pháp để giúp sinh viên nâng cao kết
quả học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết để xin
việc. Đó là:
i. Sinh viên cần tập trung hơn nữa trong việc học, cố gắng trau dồi tích lũy kiến
thức, chun mơn cũng như các kỹ năng cần thiết được trường đào tạo.
ii. Các bạn sinh viên nên tự học thêm ở nhà, tự tìm hiểu thêm các nội dung kiến
thức giúp ích cho ngành học của mình.
iii.Sinh viên cần xác định rõ sở thích, cơng việc mình muốn làm để chọn ngành
học cho phù hợp.
iv. Sinh viên nên tham gia vào các câu lạc bộ kỹ năng, thuyết trình của Trường,
Khoa tổ chức, các cuộc thi hoặc tham gia vào các hoạt động đoàn hội.
v. Sinh viên nên chủ động tìm hiểu đầy đủ những thông tin cần thiết về thị trường
lao động, nhà tuyển dụng.
 Đối với nhà trường, tác giả đưa ra 5 đề xuất sau:


i. Nhà trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục;
ii. Nhà trường, Khoa cần quan tâm chú trọng phát triển hơn nữa các câu lạc bộ kỹ
năng, thuyết trình để nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên;
iii. Nhà trường nên gắn kết với các nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp, các trung
tâm giới thiệu việc làm trong tỉnh;
iv. Nhà trường nên tăng thời gian thực tập cho sinh viên năm cuối;
v. Nhà trường nên xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về tình trạng việc làm của
SVTN sau khi ra trường phân theo ngành, theo nghề để trên cơ sở đó đánh giá được chất
lượng đào tạo của trường từ đó có hướng thay đổi, cắt giảm chương trình đào tạo, tuyển
sinh cho phù hợp.
Hạn chế của nghiên cứu:
Vì luận văn sử dụng số liệu khảo sát nên có thể tính đại diện cho mẫu sẽ không
cao. Hầu hết các phiếu trả lời tác giả thu được từ người quen biết nên có thể tính ngẫu
nhiên của mẫu sẽ khơng cao.

Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến khả năng có việc làm của sinh viên có thể bị
hạn chế do thời gian sinh viên ra trường 6 tháng vẫn cịn ngắn nên có nhiều nhân tố sẽ
khơng tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp.



×