Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2000 2013 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.53 KB, 8 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam
chịu đồng thời ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ những biến động của nền kinh tế tồn cầu.
Do đó, nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam cần nâng cao tiềm năng
tăng trưởng để đối phó với những cú sốc từ nền kinh tế thế giới.
Một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế đó là vấn đề về
hiệu quả đầu tư. Đầu tư phát triển có ý nghĩa và đóng góp vai trị quan trọng trong tăng
trưởng kinh tế của một quốc gia. Việc chiếm vai trị quan trọng khơng những thể hiện ở
khía cạnh lượng vốn đầu tư phát triển nhiều hay ít mà cịn thể hiện ở hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư phát triển và cơ cấu phân bổ hợp lý nguồn vốn đầu tư phát triển cho từng
ngành, từng thành phần kinh tế trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Do đó, để
đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững thì một trong những vấn đề cần phải được chú
trọng là vấn đề về hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt trong hoàn cảnh
kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu.
Đề tài “Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng
trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013” sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu
tư phát triển với tăng trưởng kinh tế thông qua nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
phát triển và cơ cấu vốn đầu tư phát triển với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó đưa ra
những đề xuất định hướng cơ cấu đầu tư phù hợp cho nền kinh tế và giải pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế được rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm và chọn làm đề tài nghiên cứu. Các cơng trình nghiên cứu đề
cập đến vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế dưới những khía cạnh, góc độ khác nhau của
vốn đầu tư, với phạm vi không gian và thời gian khác nhau.
Luận văn với đề tài “Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát


triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013” sẽ đề cập một cách đầy
đủ và chi tiết cả về lý luận, hệ thống chỉ tiêu, đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế và


vốn đầu tư phát triển và nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng
trưởng kinh tế Việt Nam gắn với cập nhật các số liệu mới nhất.
3. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế dựa
trên nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển và cơ cấu vốn đầu tư phát
triển với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. So sánh sự thay đổi về ảnh hưởng của vốn
đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế trước, trong và sau giai đoạn khủng
hoảng kinh tế.

-

Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng
trưởng kinh tế.

-

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa vốn đầu tư
phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp sau:
-


Phương pháp tổng hợp thống kê: phương pháp phân tổ thống kê, bảng và đồ thị thống


-

Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp phân tích dãy số thời gian và phương
pháp hồi quy tương quan.

6. Đóng góp của luận văn
- Cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, thực trạng
vốn đầu tư phát triển của Việt Nam và hiệu quả đầu tư giai đoạn 2000-2013.
- Phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn 2000-2013, so sánh sự thay đổi về ảnh hưởng của vốn đầu tư phát triển đối với tăng
trưởng kinh tế qua các năm 2007, 2009 và 2012.


- Luận văn là tài liệu tham khảo cho nhà quản lý, hoạch định chính sách và những
người nghiên cứu trong công tác quản lý, xây dựng chiến lược và chính sách đầu tư phát
triển và phát triển kinh tế.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được chia làm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế
Chương 2: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích mối quan hệ giữa vốn
đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VÀ
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Khái niệm chung về vốn đầu tƣ phát triển và tăng trƣởng kinh tế
Trong phần này, luận văn sẽ đề cập những lý luận chung về vốn đầu tư phát triển, tăng
trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế qua các

nội dung cụ thể sau:
a. Khái niệm chung về vốn đầu tư phát triển
o Khái niệm về đầu tư
o Khái niệm về đầu tư phát triển
o Khái niệm về vốn đầu tư phát triển
b. Khái niệm chung về tăng trưởng kinh tế
o Khái niệm tăng trưởng kinh tế
o Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
c. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế
o Tác động của vốn đầu tư phát triển tới tăng trưởng kinh tế
o Tác động của tăng trưởng kinh tế tới vốn đầu tư phát triển
1.2 Hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tƣ phát triển với
tăng trƣởng kinh tế
Trong phần hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát


triển với tăng trưởng kinh tế, luận văn đề cập đến 3 nhóm hệ thống chỉ tiêu:
-

Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế

-

Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh vốn đầu tư phát triển

-

Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng
trưởng kinh tế


CHƢƠNG 2. VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH
MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2013
2.1 Thực trạng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Trong phần này, luận văn đã phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam giai đoạn 2000-2013 thông qua các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), tốc
độ tăng GDP, thu nhập quốc gia bình quân đầu người, GDP bình quân đầu người.
Đánh giá chung: Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối khá, thu nhập bình quân
đầu người tăng, giúp Việt Nam ra khỏi nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập thấp,
bước vào nhóm nước và vùng lãnh thổ có thu nhập trung bình. Tuy nhiên nền kinh tế Việt
Nam cịn đối mặt với nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp
và cách xa các quốc gia khác trong khu vực. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nền kinh tế
còn chậm hồi phục, hồi phục không bền vững. Điều này được thể hiện trong năm 2010,
tốc độ tăng trưởng đã tăng so với năm 2008 và 2009. Tuy vậy, trong hai năm tiếp theo
2011 và 2012, tốc độ tăng GDP giảm mạnh, đạt mức thấp hơn so với năm 2008 và 2009.
2.2 Thực trạng vốn đầu tƣ phát triển của Việt Nam giai đoạn 2000-2013
Trong phần này, luận văn đã phân tích thực trạng vốn đầu tư phát triển của Việt
Nam giai đoạn 2000-2013 thơng qua phân tích biến động quy mơ và tốc độ tăng vốn đầu
tư phát triển, phân tích cơ cấu vốn đầu tư phát triển phân theo ngành và thành phần kinh
tế.
Đánh giá chung: trong giai đoạn 2000-2013, vốn đầu tư phát triển của Việt Nam đã
tăng lên đáng kể, tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng vốn đầu tư khơng ổn
định và có xu hướng giảm. Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cao
nhất, tuy nhiên công nghiệp và xây dựng lại là khu vực có tốc độ tăng vốn đầu tư phát


triển cao nhất. Trong tổng vốn đầu tư phát triển, mặc dù vốn đầu tư của thành phần kinh
tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên thành phần kinh tế ngồi nhà nước và
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang vươn lên với tốc độ tăng vốn đầu tư
cao và nâng cao tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển.

2.3 Mối quan hệ giữa vốn đầu tƣ phát triển với tăng trƣởng kinh tế
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ phát triển
Luận văn phân tích mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế
thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là hệ số ICOR và năng suất
các nhân tố tổng hợp (TFP).
Đánh giá chung: mô hình phát triển kinh tế thiên về chiều rộng và thực tế còn bất
cập trong sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam. Đóng góp của yếu tố tăng
trưởng theo chiều sâu trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam như năng suất lao động, năng
suất sử dụng vốn, hiệu quả quản lý trong sản xuất chưa lớn đồng thời không ổn định.
2.3.2 Cơ cấu vốn đầu tƣ phát triển với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong phần này, luận văn nghiên cứu cơ cấu vốn đầu tư phát triển với sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế thông qua cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế.
Đánh giá chung: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển phân theo ngành kinh tế đang
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp, xây dựng và
khu vực dịch vụ. Tuy nhiên, xét trong nội bộ từng khu vực kinh tế chưa có sự phân bổ vốn
đầu tư thực sự hợp lý và nhiều ngành chưa đạt được hiệu quả trong đầu tư. Tỷ trọng vốn
đầu tư phát triển của thành phần kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, cùng
với đó là tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và
thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Thành phần kinh tế ngồi nhà nước đóng
góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng GDP của nền kinh tế. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngồi chưa có đóng góp tương xứng với tiềm lực và vai trò của thành phần kinh tế
này trong tổng GDP của quốc gia.
2.3.3 Mô hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tƣ phát triển với tăng
trƣởng kinh tế


Trong phần này, luận văn xây dựng mơ hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa
vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế dựa vào 3 bộ số liệu chéo về vốn đầu tư phát
triển và GDP của các tỉnh tương ứng với 3 năm 2007, 2009 và 2012. Trong đó, biến phụ

thuộc là GDP theo giá thực tế của các tỉnh, biến độc lập gồm vốn đầu tư phát triển theo
giá thực tế, số lao động và 2 biến độc lập đại diện cho yếu tố quản trị nhà nước là 2 chỉ số
thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số chi phí khơng chính thức (đại
diện cho biến kiểm soát tham nhũng) và chỉ số thể chế pháp lý.
Kết luận rút ra từ kết quả mơ hình hồi quy:
-

Vốn đầu tư phát triển ảnh hưởng thuận chiều đến GDP và ảnh hưởng của tăng
vốn đầu tư phát triển đến GDP năm 2012 lớn hơn đáng kể so với 2 năm 2007 và
2009.

-

Vốn đầu tư từ thành phần kinh tế ngồi nhà nước ngày càng phát huy vai trị ảnh
hưởng tới GDP. Có sự thay đổi trong vai trị đóng góp của vốn đầu tư từ thành
phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với
GDP trong 3 năm 2007, 2009 và 2012.

-

Kiểm sốt tham nhũng tốt hơn ảnh hưởng tích cực đến tăng GDP.

2.4 Đánh giá chung và kiến nghị
2.4.1 Đánh giá chung
Trong phần này, luận văn đưa ra những đánh giá từ phân tích mối quan hệ giữa
vốn đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế như sau:
Thứ nhất, hiệu quả đầu tư không cao phản ánh ở hệ số ICOR tăng qua các năm và tỷ lệ
đầu tư trên GDP duy trì ở mức cao qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng giảm.
Thứ hai, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là thành phần kinh tế hoạt
động kém hiệu quả nhất xét về khía cạnh hiệu quả sử dụng vốn. Thành phần kinh tế ngồi

nhà nước có hiệu quả đầu tư cao nhất thể hiện ở hệ số ICOR thấp nhất.
Thứ ba, mơ hình tăng trưởng kinh tế thiên về tăng trưởng theo chiều rộng, sự đóng góp
của các yếu tố góp phần tăng trưởng theo chiều sâu chưa lớn và không ổn định.
Thứ tư, trong nội bộ từng khu vực kinh tế chưa có sự phân bổ vốn đầu tư phát


triển thực sự hợp lý và nhiều ngành chưa đạt được hiệu quả trong đầu tư thể hiện ở tỷ
trọng đóng góp vào GDP chưa tương xứng với tỷ trọng vốn đầu tư của ngành chiếm
trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Thứ năm, tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, cùng với đó là xu
hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư phát triển của thành phần kinh tế ngoài nhà nước và thành
phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ sáu, ảnh hưởng của vốn đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau
khủng hoảng kinh tế lớn hơn so thời gian trước và trong khủng hoảng kinh tế, đồng thời
có sự thay đổi trong đóng góp của vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau đối với
GDP qua 3 năm 2007, 2009 và 2012.
Thứ bảy, kiểm sốt tham nhũng đóng vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
Kiểm sốt tham nhũng tốt hơn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh có ảnh hưởng tích
cực đến tăng trưởng kinh tế.
2.4.2 Kiến nghị
Trên cơ sở phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư phát triển và mối
quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 20002013, luận văn đưa ra một số kiến nghị như sau:
Thứ nhất, trong ngắn hạn, khu vực kinh tế nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư
vào một số lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Trong dài hạn thì cần phát huy vai trị của
khu vực kinh tế ngồi quốc doanh thơng qua tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về
mặt thủ tục hành chính, vay vốn, các ưu đãi và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác.
Thứ hai, chú trọng đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến và chế tạo này đặc biệt
là 6 ngành bao gồm: điện tử; máy nơng nghiệp; chế biến nơng, thủy sản; đóng tàu; mơi
trường và tiết kiệm năng lượng; sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô

Thứ ba, gia tăng đầu tư vào các ngành mang tính hỗ trợ nền kinh tế như ngành
khoa học, cơng nghệ và hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
Thứ tư, cần tăng cường kiểm soát tham nhũng và cải cách hệ thống pháp lý một


cách minh bạch.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với tăng trưởng kinh
tế Việt Nam giai đoạn 2000-2013 luận văn đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng
tăng trưởng kinh tế, vốn đầu tư phát triển, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển và cơ
cấu vốn đầu tư phát triển với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn
2000-2013. Qua đó luận văn đã đưa ra đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư phát triển.



×