Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.62 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bảo hiểm y tế đã được tổ chức triển khai tại Việt Nam từ năm 1992 theo Nghị định
299/HĐBT (nay là Chính phủ) Về Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành ngày 15/08/1992. Từ
thời điểm 2002, theo Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 24/01/2002, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực tiếp tổ chức và quản lý bảo
hiểm y tế. Trải qua hơn 20 năm triển khai và phát triển, BHYT đã phát huy được vai trị
vì mục đích góp phần nâng cao điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công
bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
Để triển khai có hiệu quả Đề án “Thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân
giai đoạn 2012 - 2015 và 2020” , các cơ quan quản lý nhà nước đã thực hiện kết hợp
nhiều biện pháp đồng bộ như xây dựng và hồn thiện chính sách BHYT; cam kết chính
trị mạnh mẽ và sự tham gia của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu
cầu khám bệnh, chữa bênh bảo hiểm y tế… và đặc biệt là nâng cao năng lực quản lý nhà
nước và hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách
BHYT vẫn có khơng ít hạn chế, gây ảnh hưởng đến kết quả thực hiện Đề án và khả năng
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đối tượng tham gia BHYT được tăng lên về phạm vi
nhưng lượng người tham gia chưa nhiều, mức độ bao phủ BHYT trong dân số chưa cao,
đối tượng tham gia BHYT chủ yếu theo dạng bắt buộc. Mối quan hệ giữa quyền lợi và mức
đóng BHYT khi mở rộng phạm vi bao phủ và quyền lợi chưa được giải quyết tốt, nhất là với
các nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ và nhóm tham gia BHYT tự nhuyện, ảnh hưởng
đến sự an toàn của quỹ BHYT… Nguyên nhân quan trong gây ra khó khăn, tồn tại trên xuất
phát từ phía bản thân người dân. Sự thiếu hợp tác, thiếu sự tham gia là do nhận thức của công
chúng về BHYT vẫn còn chưa cao. Việc nghiên cứu nhận thức của cơng chúng về BHYT sẽ
góp phần phát hiện những hạn chế trong nhận thức của họ, từ đó có những tác động phù hợp.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu nhận thức của cơng chúng về BHYT cịn giúp xác định những
điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống tổ chức BHYT hiện nay, để có thể đưa ra những ý kiến
và đề xuất một số giải pháp điều chỉnh.
Tóm lại, có thể thấy nghiên cứu về nhận thức của cơng chúng về BHYT là một vấn
đề cấp thiết và cần nhận được sự quan tâm không chỉ của những nhà nghiên cứu, nhà



hoạch định chính sách mà cịn của tồn xã hội. Trước tình hình đó, tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế ở Việt Nam” để nghiện cứu luận văn
thạc sỹ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đưa ra các giải pháp để cơng chúng có nhận
thức tốt hơn về BHYT ở Việt Nam.
Luận văn sẽ nghiên cứu nhận thức của người dân trên địa bàn nội thành Hà
Nội và dữ liệu thu thập được dựa trên các thông tin sơ cấp thu thập được trong năm
2016.
Do nghiên cứu về nhận thức của công chúng về BHYT là vấn đề nghiên cứu phức
tạp cùng với việc thời gian nghiên cứu và dung lượng của đề tài bậc cao học có sự hạn
chế, luận văn do tác giả thực hiện có một số giới hạn sau:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Bảo hiểm y tế xã hội.
- Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn nội thành Hà Nội.
- Kích thước mẫu điều tra khá hẹp. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, nội dung của luận văn bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của công chúng đối với bảo hiểm y tế và mơ
hình nghiên cứu đề xuất.
Chương 2: Phân tích nhận thức của cơng chúng với bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng đối với bảo hiểm y tế ở
Việt Nam.
Nội dung cụ thể của các chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức của công chúng đối với bảo hiểm y tế và mơ
hình nghiên cứu đề xuất.
Ở Việt Nam, theo Luật Bảo hiểm y tế, “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được
áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ
chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này”
(Luật BHYT, 2008).
Chính sách BHYT của Việt Nam được thực hiện từ năm 1992. Cho đến nay, BHYT
đã cho thấy được tính đúng đắn của một chính sách xã hội của Nhà nước. Đây là chính



sách góp phần đảm bảo cơng bằng trong việc KCB, thích hợp với sự đổi mới, phát triển
của đất nước.
BHYT được phân thành 2 loại hình: BHYT xã hội và BHYT tư nhân
Bảo hiểm y tế xã hội, mang tính chất xã hội, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận
và được Nhà nước tổ chức thực hiện theo Luật định về BHYT.
Bảo hiểm y tế tư nhân mang tính chất kinh doanh, họat động vì mục tiêu lợi nhuận,
thực hiện theo luật kinh doanh bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm
triển khai, thực hiện loại hình BHYT này.
Chính sách chăm sóc y tế tồn dân khơng nằm ngồi mục tiêu của chính sách xã hội
nói chung, hướng tới các mục tiêu cơng bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội và phát triển con
người. Với chính sách này, mỗi cá nhân trong xã hội- không phân biệt giàu nghèo, tuổi
tác, giới tính, địa vị kinh tế- xã hội… đều có cơ hội ngang nhau trong việc chăm sóc sức
khỏe.
Nhận thức của người tiêu dùng là nhận biết, khả năng tư duy của người đó, nó có
thể được hiểu là một là quá trình tìm hiểu về các sản phẩm/dịch vụ của mỗi người. Trong
quá trình này, con người sẽ suy nghĩ, phân tích, đánh giá sự việc tùy theo nhu cầu, mong
muốn, động cơ và kinh nghiệm cá nhân.
Đối với Marketing, nhận thức được phân loại theo một cách khác để có thể ứng
dụng trong việc đưa ra các quyết định marketing. Đây là cách phân loại theo mức độ
và cách thức ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng, bao gồm: Biết về sản phẩm, biết giá,
biết mua và biết sử dụng (Martin Evans, Ahmad Jamal, Gordon Foxall, 2009).
Nhận thức của cơng chúng có ảnh hưởng khá lớn đến hành vi tham gia BHYT của
họ. Mọi người có nhận thức càng đầy đủ về chính sách BHYT thì họ càng dễ dàng trong
việc sẵn sàng tham gia.
Nhận thức về hàng hóa và đặc biệt là về BHYT của công chúng tác động không
nhỏ của những nhân tố như: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ và ý
thức tự bảo vệ sức khỏe.
Các nhân tố bên ngoài tác động đến nhận thức người tiêu dùng là:

- Chính sách của Nhà nước về Bảo hiểm y tế


- Công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế
- Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế
- Chi phí y tế và phí bảo hiểm y tế
Mơ hình nghiên cứu đề xuất:
Các nhân tố bên trong
Tuổi tác
Giới tính
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Thu nhập
Ý thức tự bảo vệ

Các nhân tố bên ngồi
Chính sách BHYT

Nhận thức của cơng
chúng:
- Về thơng tin BHYT trên
các phương tiện tuyên
truyền
- Về chính sách BHYT
Nhà nước
- Về lợi ích của BHYT
- Về chất lượng dịch vụ
BHYT

Hành vi sử dụng

BHYT trong KCB
của công chúng:
- Sở hữu thẻ BHYT
- Tần suất sử dụng thẻ
BHYT khi tham gia
KCB
- Khả năng tham gia
BHYT trong tương lai

Tuyên truyền BHYT
Chất lượng dịch vụ BHYT
Mức phí đóng BHYT

Hình 1.1 : Mơ hình nghiên cứu đề xuất

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Chương 2: Phân tích nhận thức của cơng chúng với bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện
nay.
Năm 2013, Chính phủ phê duyệt “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế
toàn dân giai đoạn 2012 – 2015 và 2020” của Bộ Y tế. Mục tiêu của lộ trình này là tăng
tỷ lệ dân số tham gia BHYT, giảm tỷ lệ chi trả từ tiền túi của người dân.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong những năm qua, số người tham
gia BHYT đang tăng nhanh chóng. Các đối tượng tham gia được mở rộng lên đến 25 đối


tượng, bao trùm hầu hết các tầng lớp nhân dân.
Trong những năm gần đây, số người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng nhanh
khơng chỉ số lượng mà cịn cả tần suất.
Tổng thu BHYT tăng nhanh qua các năm, từ 29,266 tỷ đồng năm 2011 đã lên đến
59,726 tỷ đồng năm 2015.

Những kết quả được phân tích trên đây có thể coi là tiền đề quan trọng để Việt Nam
thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân.
Về kết quả nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu có kích thước là 236 người được phân tổ theo giới tính, độ tuổi,
nghề nghiệp, trình độ, thu nhập và ý thức tự bảo vệ sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu nhận thức của công chúng tại từng phần được trình bày theo:
a. Thực trạng nhận thức của công chúng.
b. Sự tác động của các nhân tố đến nhận thức của công chúng.
Kết quả nghiên cứu được trình bày theo các nội dung sau:
- Nhận thức của công chúng về thông tin Bảo hiểm y tế trên các phương tiện tuyên
truyền
- Nhận thức của công chúng về chính sách Bảo hiểm y tế của Nhà nước
- Nhận thức của cơng chúng về lợi ích của bảo hiểm y tế
- Nhận thức của công chúng về chất lượng dịch vụ Bảo hiểm y tế
- Từ nhận thức đến việc sử dụng Bảo hiểm y tế của công chúng
Đánh giá chung về nhận thức của công chúng về Bảo hiểm y tế ở Việt Nam hiện
nay
- Hoạt động tuyên truyền về BHYT vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động phổ biến luật
BHYT chưa phát huy được hiệu quả. Q trình truyền thơng về BHYT cịn hời hợt, hình
thức chưa thực sự đa dạng.
- Nhận thức của công chúng về chính sách BHYT của Nhà nước cịn chưa tốt.
- Nhận thức của người dân về lợi ích của BHYT là khá tốt.
- Nhận thức của công chúng về chất lượng dịch vụ BHYT đã chỉ ra một số vấn đề
còn tồn tại trong chất lượng dịch vụ BHYT.


- Nhận thức của công chúng về BHYT đã được thể hiện qua việc sử dụng BHYT
của họ. Việc sử dụng BHYT của cơng chúng vẫn cịn nhiều vấn đề phải xem xét.
Những vấn đề cần khắc phục qua kết quả nghiên cứu nhận thức của công chúng
về BHYT ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhân

Qua những đánh giá trên, có thể tổng hợp lại những hạn chế cịn tồn tại trong nhận
thức của công chúng về BHYT tại Việt Nam hiện nay là:
- Cơng chúng chưa có sự am hiểu về chính sách BHYT của Nhà nước dẫn đến hành
vi sử dụng không hợp lý.
- Từ nhận thức đến sử dụng có thể thấy tần suất sử dụng BHYT của cơng chúng
chưa cao. Nhiều người dân có thẻ BHYT nhưng vẫn lựa chọn KCB dịch vụ để cảm thấy
được chăm sóc sức khỏe đảm bảo hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.
Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên bao gồm:
- Các đặc điểm của bản thân mỗi cá nhân cũng có những tác động đến nhận thức
của họ về BHYT, trong đó, chủ yếu là vấn đề về thu nhập, ý thức tự bảo vệ sức khỏe và
nghề nghiệp.
- Công tác tuyên truyền BHYT chung chung, thiếu đa dạng. Nội dung tun truyền
cịn khó hiểu, chưa rõ ràng. Các kênh tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả khiến
người dân khó tiếp cận thơng tin về BHYT. Hoạt động tuyên truyền chưa xác định và tác
động vào các đối tượng cần thiết. Hoạt động của cán bộ tun truyền cịn hời hợt, thiếu
tích cực.
- Chính sách BHYT chưa thật sự rõ ràng, chưa có sự hỗ trợ cụ thể đến những đối
tượng đặc biệt như người nghèo, người có trình độ nhận thức thấp.
- Chất lượng dịch vụ BHYT còn kém trên nhiều mặt như thủ tục KCB BHYT còn
rườm rà, phiền phức; thái độ của y bác sỹ đối với người bệnh sử dụng BHYT khi KCB
cịn thiếu nhiệt tình, khơng thoải mái; tốn nhiều thời gian khám chữa bệnh do bệnh nhân
phải chờ đợi lâu; chất lượng điều trị và chất lượng thuốc vẫn cần được cải thiện không
ngừng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng đối với bảo hiểm y tế ở
Việt Nam.


Sự cần thiết và định hướng nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế
ở Việt Nam
Thực hiện nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm y tế là nhằm:

- Giúp người dân ý thức hơn về việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, từ đó làm tiền đề
cho việc nâng cao sức khỏe tồn dân.
- Giúp cơng chúng nhận thức đầy đủ, đúng đắn chủ trương, chính sách chăm sóc sức
khỏe tồn dân của Đảng và Nhà nước, từ đó có thêm sự tin tưởng và nghiêm túc chấp
hành.
- Giúp công chúng tiếp cận thông tin và sử dụng dịch vụ BHYT dễ dàng hơn, đặc biệt
là các hộ nghèo, người có hồn cảnh khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tăng độ bao phủ của phạm vi BHYT, góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu
BHYT tế toàn dân.
Phương hướng nâng cao nhận thức của người dân đối với BHYT ở Việt Nam là:
- Đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách của
Nhà nước, của Bộ Y tế và các bên liên quan.
- Đảm bảo phù hợp với các nguồn lực hiện có.
- Đề cao vai trị phối hợp đồng bộ yếu tố con người thực hiện các giải pháp.
- Đảm bảo các giải pháp hướng đến công chúng.
Một số giải pháp nâng cao nhận thức của công chúng đối với bảo hiểm y tế ở
Việt Nam
Tăng cường công tác tuyên truyền về bảo hiểm y tế
- Nâng cao chất lượng nội dung tuyên truyền
- Hoàn thiện hoạt động các kênh tuyên truyền
- Nâng cao năng lực cán bộ tuyên truyền bảo hiểm y tế
Hồn thiện chính sách bảo hiểm y tế
- Hoàn thiện luật Bảo hiểm y tế
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo hiểm y tế chi trả tại các cơ sở y tế ngoài nhà
nước
- Xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo, người có điều kiện khó khăn tham gia


bảo hiểm y tế
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế

- Nâng cao chất lượng điều trị và chất lượng, số lượng thuốc
+ Hồn thiện các quy trình khám chữa bệnh và phác đồ điều trị
+ Hoàn thiện hoạt động cấp, phát thuốc bảo hiểm y tế
- Sửa đổi, đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế
- Rút ngắn thời gian khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế
+Hiện đại hóa trang thiết bị, mở rộng cơ sở khám chữa bệnh, tuyển thêm đội ngũ
cán bộ y tế.
+Tiếp tục xây dựng hệ thống bệnh viện vệ tinh
+Tăng cường năng lực khám chữa bệnh cho y tế cấp cơ sở
+ Tuyên truyền cho công chúng thực hiện khám chữa bệnh từ cơ sở y tế địa phương
đến cơ sở y tế cấp Trung ương.
- Giải pháp điều chỉnh thái độ của cán bộ y tế đối với người dân khám chữa bệnh
sử dụng thẻ BHYT
+ Thực hiện công tác tư tưởng với cán bộ, y, bác sỹ
+ Tăng cường thanh tra, xử phạt các hành vi quan liêu, nhũng nhiễu người dân của
cán bộ, y, bác sỹ.
Nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe của công chúng
Thứ nhất, cần phát động các chương trình, các phong trào bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe cho tồn dân.
Thứ hai, cần tăng cường công tác tuyên truyền về sức khỏe trong toàn dân.
Kiến nghị
Kiến nghị với Nhà nước
Kiến nghị với Bộ Y tế
Kiến nghị với BHXH Việt Nam
Kiến nghị với các cơ sở y tế
Đề tài: “Nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế ở Việt Nam” đã có
những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn cụ thể như sau:


Về mặt lý luận: Luận văn đã góp phần xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận để

nghiên cứu nhận thức của công chúng về bảo hiểm y tế.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng nhận thức của cơng chúng về
BHYT theo nhiều khía cạnh và đánh giá sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận
thức của họ. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra hệ thống 4 giải pháp nâng
cao nhận thức của công chúng về BHYT cùng một số kiến nghị đến Nhà nước và các cơ
quan chức năng.
Tuy đã đạt được một số kết quả nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, song do
nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, vấn đề nhận thức của công
chúng về BHYT là vấn đề nghiên cứu khá mới và phức tạp nên luận văn không thể tránh
khỏi một số hạn chế.



×